Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Một số câu hỏi và trả lời thường gặp dành cho Sinh viên Khoa In và Truyền thông:

1. Các địa chỉ để liên hệ với Khoa In và Truyền thông:


• Văn phòng Khoa In và Truyền thông: Phòng A1-904, Tầng 9, Tòa nhà Trung
tâm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, số 1 Võ Văn Ngân, Thủ
Đức, TP.HCM. ĐT: (08) 38969339
• Phòng Giáo viên Khoa In và Truyền thông: Phòng A1-903, Tầng 9, Tòa nhà
Trung tâm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, số 1 Võ Văn Ngân,
Thủ Đức, TP.HCM.
• Xưởng In: Khu E, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, số 1 Võ Văn
Ngân, Thủ Đức, TP.HCM.
• Trang Web Khoa In và Truyền thông: http://fgam.hcmute.edu.vn
• Facebook Khoa In và Truyền thông: https://www.facebook.com.printcomvn
2. Tầm nhìn, sứ mạng của Khoa In và Truyền thông:
• Xem mục Giới thiệu trên trang Web Khoa In và Truyền thông:
http://fgam.hcmute.edu.vn
3. Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết, danh mục các môn
học tương đương:
• Xem mục Đào tạo trên trang Web Khoa In và Truyền thông:
http://fgam.hcmute.edu.vn
4. Làm sao để tham gia công tác đoàn, hội, câu lạc bộ của Khoa In và Truyền
thông?
• Liên hệ với Bí thư Đoàn Khoa để được hướng dẫn chi tiết. Bí thư Đoàn Khoa
In và Truyền thông hiện tại (nhiệm kỳ VIII, 2014-2017) là bạn Huỳnh Anh
Tài, SV khoá 2013KTI, ĐT: 0963390861
5. Có cần thiết phải kích hoạt mail sinh viên không?
• Có. Mỗi SV vào học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ được
cấp 1 tài khoản E-Mail. Việc kích hoạt mail SV rất có ích cho bạn, bởi các
thông tin từ trường sẽ được thông báo cho bạn qua địa chỉ mail này.
• Trường hợp bạn nợ học phí xin liên hệ với Phòng Công tác HSSV để được
hướng dẫn kích hoạt tài khoản E-mail.
6. Các phòng ban SV thường liên hệ nằm ở đâu?
• Phòng Đào tạo: Đăgn ký môn học, rút môn học, xin điểm I. Lầu 2, phòng
A1-201– tòa nhà trung tâm. ĐT: 08.38961.333, 08.3722.223 – 8120. E-mail:
pdt@hcmute.edu.vn
• Phòng Công tác học sinh sinh viên: Giải quyết chế độ chính sách, điểm rèn
luyện, các loại giấy tờ: giấy chứng nhận HSSV, giấy vay vốn,... (lầu 2, phòng
A1-204 – tòa nhà trung tâm). ĐT: 08.3722.2764; 08.3722.1223 – 8170. E-
mail: pcthssv@hcmute.edu.vn
• Phòng kế hoạch tài chính: Thu học phí và hướng dẫn thu học phí, tính toán
học phí và xác nhận sinh viên đóng học phí, phát tiền học bổng, tiền trợ cấp xã
hội và tiền khen thưởng. Lầu 1 và 7 tòa nhà trung tâm), ĐT: 08.38962166,
08.3722.1223 – 8130. E-mail: phong.khtc@hcmute.edu.vn
• Thư viện: Đáp ứng các yêu cầu của sinh viên về tài liệu, giáo trình; mượn và
trả sách, báo, tạp chí; truy cập các tài liệu trên mạng của thư viện. Khu A. ĐT
08.3896.9920, 08.3722.1223 – 8220. E-mail: thuvien@hcmute.edu.vn
• Trạm Y tế: Khám sức khỏe và chữa bệnh ban đầu cho SV, giải quyết các
yêu cầu về bảo hiểm cho SV,… Khu B. ĐT: 08.3722.1223 – 8520. E-mail:
yte@hcmute.edu.vn
• Trung tâm thông tin: Cấp địa chỉ E-mail mang tên miền của trường cho SV,
hướng dẫn SV kích hoạt và sử dụng địa chỉ email do trường cấp,… Lầu 11 –
Tòa nhà Trung tâm. ĐT: 08.3722.1223 – 8510. E-mail: ttttmt@hcmute.edu.vn
• Đoàn trường và hội SV trường: Giải quyết các yêu cầu về công tác đoàn,
công tác hội; tổ chức các hoạt động đoàn hội và phong trào sinh viên,… Khu
A, cạnh Thư viện. ĐT: 08.3896.3043, 08.3722.1223 – 8530/8540.
• Ban quản lý Ký túc xá: Giải quyết các nhu cầu về nội trú cho SV, hướng dẫn
và quản lý SV nội trú theo quy chế nội trú của Bộ GD&ĐT. Văn phòng tại Ký
túc xá D, ĐT: 08.3722.1223 – 8210.
• Trung tâm dịch vụ sinh viên: Tư vấn tâm lý học đường cho SV, giới thiệu
chỗ trọ, công việc làm bán thời gian cho SV,... Khu A. E-mail:
ttdvsv@hcmute.edu.vn. Điện thoại: (08) 37221223.
7. Ngành Công nghệ in gồm mấy chuyên ngành?
• SV học ngành Công nghệ in đến hết năm thứ 3 sẽ được Khoa xem xét sắp xếp
học chuyên ngành chuyên sâu theo nguyện vọng. Hiện tại, hướng đào tạo
ngành Công nghệ in đến năm 3 sẽ chia thành 3 chuyên ngành: trước in, in và
sau in.
8. Thời gian nào để sinh viên năm cuối đăng ký đồ án tốt nghiệp?
• Đầu học kỳ II năm 4 sẽ tiến hành cho sinh viên đăng ký Đồ án tốt nghiệ
9. Điều kiện để được làm đồ án tốt nghiệp?
• SV có học lực từ khá trở lên.
10. Khi nào sinh viên sẽ đi thực tập ở công ty? Ai là người liên hệ để sinh viên
thực tập tại công ty?
• SV sẽ thực tập tại các công ty khi học đến các môn học mà theo kế hoạch sẽ
phải thực tập tại các công ty, như một số môn Thực tập chuyên ngành, Thực
tập tốt nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình học các môn học, nếu giáo viên thấy
cần thiết có thể lênh kế hoạch để SV kiến tập tại các công ty.
• Giáo viên phụ trách môn học sẽ liên hệ và lo mọi thủ tục để SV thực tập tại
các công ty.
11. Sỉ số bao nhiêu để chia được chuyên ngành?
• Tối thiếu 20 SV.
12. Học chuyên ngành Trước in (Chế bản) thì phải học những môn nào? Ra
trường làm gì?
• Nếu là chương trình cũ SV học chuyên ngành Chế bản sẽ phải học các môn
sau: Xử lý ảnh, Đồ họa, Kỹ thuật dàn trang, RIP và các thiết bị ghi, Thực tập
công nghệ Trước in, Thực tập chuyên ngành Trước in 1, Thực tập chuyên
ngành Trước in 2, Thực tập tốt nghiệp Trước in.
• Nếu là chương trình mới (chương trình 150TC) SV học chuyên ngành Chế bản
sẽ phải học các môn sau: Quản trị màu, Kiểm tra và xử lý dữ liệu, Kỹ thuật
bình trang điện tử, Thực tập theo chuyên ngành trước in 1, Thực tập theo
chuyên ngành trước in 2, Thực tập theo chuyên ngành trước in 3, Thực tập tốt
nghiệp trước in.
• SV học chuyên ngành Chế bản ra trường có thể làm việc liên quan đến Chế
bản tại các Công ty In, Công ty Quảng cáo, Tòa soạn báo, Nhà xuất bản, Công
ty Bao bì, Nhãn hàng, Công ty kinh doanh vật tư, thiết bị ngành in…
13. Học chuyên ngành In thì phải học những môn học nào? Ra trường làm gì?
• Nếu là chương trình cũ SV học chuyên ngành In sẽ phải học các môn sau:
Công nghệ In Offset, Công nghệ In lõm, Công nghệ in Flexo, Các Công nghệ
in đặc biệt, Thực tập công nghệ In, Thực tập chuyên ngành In 1, Thực tập
chuyên ngành In 2, Thực tập tốt nghiệp In.
• Nếu là chương trình mới (chương trình 150TC) SV học chuyên ngành In sẽ
phải học các môn sau: Công nghệ In Offset, Công nghệ In bào bì, Công nghệ
in Kỹ thuật số, Thực tập theo chuyên ngành in 1, Thực tập theo chuyên ngành
in 2, Thực tập theo chuyên ngành in 3, Thực tập tốt nghiệp in.
• SV học chuyên ngành In ra trường có thể làm việc liên quan đến Kỹ thuật In
tại các Công ty In, Công ty Bao bì, Nhãn hàng, Công ty kinh doanh vật tư,
thiết bị ngành in…
14. Học chuyên ngành Sau in (Công nghệ bao bì) thì phải học những môn học
nào? Ra trường làm gì?
• Nếu là chương trình cũ SV học chuyên ngành Sau in sẽ phải học các môn sau:
Kỹ thuật đóng sách, Công nghệ gia công bề mặt ấn phẩm, Kỹ thuật thành
phẩm cho nhãn hàng và bao bì, Thực tập công nghệ sau in, Thực tập chuyên
ngành Sau in 1, Thực tập chuyên ngành Sau in 2, Thực tập tốt nghiệp Sau in.
• Nếu là chương trình mới (chương trình 150TC) SV học chuyên ngành Sau in
(Công nghệ bao bì) sẽ phải học các môn sau: Công nghệ gia tăng giá trị tờ in,
Công nghệ thành phẩm sách và văn hóa phẩm, Thiết kế cấu trúc và thành
phẩm bao bì, Thực tập theo chuyên ngành sau in 1, Thực tập theo chuyên
ngành sau in 2, Thực tập theo chuyên ngành sau in 3, Thực tập tốt nghiệp sau
in.
• SV học chuyên ngành Sau in ra trường có thể làm việc liên quan đến Công
nghệ gia công sau in, Công nghệ bao bì tại các Công ty In, Công ty Bao bì,
Nhãn hàng, Công ty kinh doanh vật tư, thiết bị ngành in…
15. Làm thế nào để đăng kí môn học?
• Đối với sinh viên mới nhập học thì học theo thời khóa biểu do phòng đào tạo
xếp.
• Đối với sinh viên năm 2 đăng kí môn học qua mạng theo lịch do phòng đào tạo
sắp xếp tại trang http://dkmh.hcmute.edu.vn
• Khi có lịch đang kí môn học thì phòng đào tạo sẽ thông báo chậm nhất 1 tuần
trước khi bắt đầu đăng kí.
• Thời gian đăng kí qua mạng là 2 tuần, trong thời gian đăng kí môn học SV có
quyền chỉnh sửa việc đăng kí của mình: thêm, bớt, chuyển nhóm môn học.
• Những SV không đăng kí môn học trong thời hạn qui định hoặc đăng kí nhưng
không đóng học phí theo qui định xem như tự ý bỏ học học kì đó và sẽ bị kỉ
luật theo qui định.
16. Cách đăng kí môn học hợp lí?
• Nên xem kỹ chương trình đào tạo của mình.
• Không cần đăng kí theo lịch cứng mà chỉ cần đang kí môn mình cảm thấy học
tốt, không đăng kí cùng lúc quá nhiều môn, quá sức.
• Nhờ tư vấn của người học trước.
17. Đăng ký môn học như thế nào?
• SV không nợ học phí các học kỳ trước đó (SV không bị khóa tên).
• Vào trang online.hcmute.edu.vn. Mỗi SV có một Thời khóa biểu dự kiến (SV
có thể đăng ký thêm môn học; chuyển nhóm; đổi nhóm; hủy môn học đối với
các môn LT) -> lưu Thời khóa biểu để đi học và khiếu nại sau này.
18. SV không đăng nhập được vào trang ĐKMH thì phải làm sao?
• SV liên hệ Trung tâm thông tin (Tầng 11 toà nhà trung tâm) để được reset lại
password. Khi đi mang theo thẻ SV để đối chiếu.
19. Bị mất Thời khóa biểu, chưa đăng ký môn học, giải quyết như thế nào?
• SV bị mất TKB do lỗi phần mềm -> Liên hệ Phòng Đào tạo để được hướng
dẫn đăng ký lại.
• Không có TKB -> Khoa sẽ xem xét và giải quyết.
20. Muốn mở lớp học lại phải làm sao?
• Làm đơn xin mở lớp, kèm danh sách SV (tối thiểu 20 sv) -> trình Giảng viên
giảng dạy, Khoa duyệt -> nộp Phòng Đào tạo để được mở lớp.
21. Làm thế nào để rút môn học không phải đóng học phí?
• Trong thời gian đăng ký môn học và thời gian điều chỉnh đăng ký môn học,
SV tự lên mạng rút MH. Trường hợp, các môn học đã khóa sĩ số không cho rút
-> Khoa sẽ xem xét và giải quyết.
22. Rút môn học để không bị điểm kém có được không?
• Làm đơn xin rút môn học có đóng học phí -> nộp Phòng Đào tạo (thời gian:
xem Thông báo tại Phòng ĐT)
• SV nhận lại đơn đã được phê duyệt tại Phòng Đào tạo.
23. Đăng kí học lại?
• Sinh viên có quyền đăng kí học lại theo qui định nếu: Có điểm trung bình môn
cuối cùng dưới 5,00 (rớt môn). Đăng kí học lại để cải thiện điểm cho các học
phần bất kì và điểm này sẽ lấy điểm cao nhất.
24. Đăng ký học lại các môn?
• Đăng ký học với các lớp Khóa sau (cùng mã môn học; cùng số tín chỉ).
• Đăng ký học với các lớp học lại.
25. Môn tương đương?
• Để xem các môn tương đương trong chương trình học đăng nhập vào trang
http://dkmh.hcmute.edu.vn
26. Làm sao để đăng ký học các môn học tương đương?
• SV làm đơn theo mẫu của trường (có thể tải từ trang Web Khoa In và Truyền
thông – Mục Sinh viên) -> Điền các thông tin theo mẫu -> Xin xác nhận của
Khoa quản môn học -> Nộp phòng Đào tạo để được đăng ký.
27. Hình thức thi và kiểm tra môn học?

• Chia làm 2 loại hình kiểm tra:


• Kiểm tra quá trình (giữa kì) do giảng viên qui định, có thể gồm nhiều cột,
thường chiếm 30-50% điểm học phần.
• Kiểm tra cuối kì: sếp theo lịch của trường, chiếm 50-70% điểm học phần
• Sau cùng, điểm kết thúc học phần là tổng điểm của điểm quá trình và điểm
cuối kì. Kết quả điểm trung bình môn từ 5.0 trở lên là “qua” môn.
28. Làm sao để xem thời khóa biểu, xem lịch thi, xem điểm thi, các học phần tích
lũy được cũng như học phí của mình?
• SV đăng nhập vào trang online.hcmute.edu.vn như sau:
• Username: MSSV
• Password: MSSV (khuyến khích SV thay đổi password)
• SV vào chọn các mục mình muốn xem để xem nội dung.
29. Xem lịch thi cuối học kỳ ở đâu?
• Sinh viên đăng nhập vào trang online.hcmute.edu.vn để xem lịch thi cá nhân.
30. Các môn kết thúc sớm có tổ chức thi sớm không?
• Đối với các môn kết thúc sớm, nếu có nguyện vọng thi sớm thì lớp và Giảng
viên trao đổi về thời gian thi, sau đó báo cho văn phòng khoa để được xếp lịch
thi (nếu không thi sớm Khoa sẽ báo phòng Đào tạo xếp lịch thi vào cuối học
kỳ).
31. Làm sao để xem điểm thi?
• SV đăng nhập vào trang online.hcmute.edu.vn và xem ở các mục tương ứng.
32. Làm sao để xin phúc khảo điểm thi?
• Đối với điểm thi cuối kỳ, nếu sinh viên có nguyện vọng phúc khảo: SV nhận
đơn phúc khảo tại Khoa quản môn học, điền đầy đủ thông tin (Họ tên, Mã số
SV, Lớp, Tên môn học, Mã môn học, Thời gian dự thi, Số báo danh, phòng thi
& điểm thi), thời gian phúc khảo là 03 ngày sau khi công bố điểm thi.
• Kết quả phúc khảo sẽ công bố trên Website Khoa quản môn học.
33. Miễn thi và chuyển các học phần ngoại ngữ?
• Chỉ tính từ SV khóa 2012 trở đi (chương trình 150 tín chỉ) trang 46 – Sổ tay
sinh viên 2014.
34. Khi nào em thuộc diện bị thôi học?
• Xem Điều 16. Bị buộc thôi học (trang 23 – sổ tay sinh viên mới, trang 21 – sổ
tay sinh viên cũ).
35. Trường hợp bị buộc thôi học?
• Có điểm trung bình chung đạt dưới 3,00 đối với sinh viên năm 1; dưới 3,50
đối với sinh viên năm 2; dưới 4 đối với sinh viên năm 3 và dưới 4,5 đối với
sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa.
• Hoặc qui phạm đạo đưc tới mức phải buộc thôi học theo qui chế.
36. Sinh viên sau khi bị buộc thôi học sẽ như thế nào?
• Buộc thôi học vì lí do học lực có thể xin chuyển sang chương trình đào tạo Đại
học không chính qui hay sang trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp,
thủ tục bao gồm:
• Làm đơn gửi phòng Đào tạo.
• Sau khi được phòng Đào tạo phê duyệt, SV nộp đơn tại phòng Công tác HSSV
để làm thủ tục xếp lớp.
• SV đăng kí học chương trình đào tạo mới và làm thủ tục xin bảo lưu điểm tại
phòng Đào tạo
37. Làm thế nào để xin tạm dừng học tập
• SV được phép tạm dừng học tập (có thời hạn) khi có lý do chính đáng.
• Thời gian tạm dừng tính vào thời gian đào tạo (trừ trường hợp tạm dừng để thi
hành nghĩa vụ quân sự, hoặc có lý do chính đáng theo quy định của quy chế).
• Thời gian tạm dừng: đối đa bằng thời gian kéo dài của khóa học. Mỗi lần tạm
dừng từ 1 đến 2 học kỳ. Hai lần tạm dừng không được liền kề nhau.
• HSSV làm đơn theo mẫu (nhận mẫu đơn phòng CTHSSV hoặc download trên
website của trường).
• Sau khi đơn đã được phụ huynh ký, chính quyền địa phương xác nhận, làm thủ
tục thanh toán công nợ tại phòng Kế hoạch tài chính, trả hết sách tại Thư
viện), có ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa.
• Nộp đơn tại phòng công tác HSSV.
• Nhận quyết định tạm dừng tại phòng CTHSSV (sau 2 tuần).
38. Sau thời gian tạm dừng muốn tiếp tục học phải làm như thế nào?
• Điều kiện để xin học lại: Khi hết thời hạn tạm dừng, để được tiếp tục học SV
phải làm thủ tục xin học lại.
• Nộp các loại giấy tờ tại phòng CTHSSV:
• Đơn xin học lại (theo mẫu) có xác nhận của chính quyền địa phương.
• Quyết định tạm dừng.
• Nhận quyết định tiếp tục học tại Phòng CTHSSV (sau 2 tuần).
• Lưu ý: Sinh viên phải làm đơn và nhận quyết định trước thời gian đăng ký
môn học của học kỳ đó. Quá thời hạn tạm dừng 1 học kỳ, SV sẽ bị xóa tên ra
khỏi danh sách.
39. Tại sao đóng học phí đợt 2 lại bị kỷ luật?
• Đóng đợt 1 ít nhất là 2 triệu đồng sẽ không bị kỷ luật (Nếu mức học phí phải
đóng <2 triệu thì phải đóng đủ trong đợt 1)
• Đợt 1 không đóng, muốn đóng đợt 2 không bị kỷ luật thì SV phải làm đơn xin
gia hạn -> nộp tại phòng Kế hoạch tài chính.
• SV không rơi vào hai trường hợp trên sẽ bị kỷ luật.
40. Đóng học phí trễ bị phòng CTHSSV khóa tên thì phải làm sao?
• SV làm đơn xin tạm dừng học tập 1 học kỳ.
41. SV học vượt, tiền học phí tính như thế nào?
• Nếu SV học lần đầu, tiền học phí của môn đó đã được tính trong học phí cứng
SV đóng vào đầu mỗi Học kỳ. Vì vậy, nếu học vượt, SV sẽ không phải đóng
thêm tiền môn đó.
42. Tiền học lại đối với SV?
• Mức học phí thay đổi theo mỗi năm. Trong năm học 2014-2015, mức học phí
học lại là 225.000 đồng/1 tín chỉ.
43. SV làm hồ sơ miễn giảm học phí như thế nào?
• Hồ sơ miễn giảm học phí bao gồm:
• Đơn xin miễn, giảm học phí (mẫu của trường).
• Bản sao giấy khai sinh.
• Các giấy chứng nhận có liên quan.
• SV nộp bản sao có công chứng giấy tờ nói trên (thời gian công chứng chưa
quá 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ) - kèm bản chính để đối chiếu và nộp tại
Văn phòng Khoa.
• Thời gian nộp hồ sơ:
• HKI: từ đầu HKI đến hết tháng 10 hàng năm.
• HKII: từ đầu HKII đến hết tháng 4 hàng năm.
44. Điều kiện để xét học bổng khuyến khích, khen thưởng năm học?
• SV đăng ký môn học và dự thi học kỳ >=15 tín chỉ.
• Có kết quả học tập và rèn luyện từ loại khá trở lên.
• Không bị kỷ luật học phí, sinh hoạt đầu khóa.
• Số lượng SV nhận học bỗng khuyến khích tùy vào qui mô của Khoa. Học
bổng khuyến khích học tập sẽ được xét theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới
dựa vào kết quả học tập và điểm rèn luyện.
45. Xét học bổng ngoài trường, từ các đơn vị khác như thế nào?
• SV tìm hiểu thông tin về các học bổng ngoài trường thông qua Website
Trường, Website Khoa.
• Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu và nộp tại Văn phòng Khoa.
46. Muốn xin xác nhận của Khoa để xin học bổng của địa phương, của cơ quan
Ba Mẹ thì làm như thế nào?
• Sinh viên làm đơn theo mẫu của địa phương hoặc cơ quan của Ba, Mẹ.
• Gởi Văn phòng Khoa để được trình ký xác nhận SV.
47. Em muốn làm lại thẻ SV thì phải làm sao?
• SV liên hệ Thư viện (khu A).
• Nộp hình 3x4cm (nếu chưa có hình).
Nộp 50.000đ tiền lệ phí.
• SV nhận thẻ sau 01 tuần.
48. Làm sao để được mượn giáo trình tại Thư viện?
• Sinh viên liên hệ Thư viện (khu A) để được mượn giáo trình và tài liệu tham
khảo (đem theo thẻ sinh viên).
• Đối với giáo trình: được mượn 14 cuốn/ 01 Học kỳ.
• Đối với tài liệu tham khảo: 4 cuốn/ 02 tuần.
• Nếu SV trả sách trễ:
• Đóng tiền phạt 500đ/ 01 cuốn/ 01 ngày (lần đầu).
• Đóng tiền phạt 1.000đ/ 01 cuốn/ ngày (các lần sau).
49. Tiêu chí xét điểm rèn luyện tại trường?
• Tham khảo sổ tay sinh viên 2014 - Phần Phụ lục - Trang 104 (Sổ tay sinh viên
2014).
50. Cách tính điểm rèn luyện?
• Điều 10 trang 100 (Sổ tay sinh viên 2014).
51. Thang điểm cho các hoạt động Công tác xã hội?
• Trang 81- Sổ tay sinh viên 2014.
• Áp dụng từ khóa 2012 trờ đi (Chương trình 150 tín chỉ).
52. Phân loại điểm rèn luyện?
• Từ 90 – 100 điểm: Xuất sắc.
• Từ 80 – 89 điểm: Tốt.
• Từ 70 – 79 điểm: Khá.
• Từ 60 - 69 điểm: Trung bình khá.
• Từ 50 – 59 điểm: Trung bình.
• Từ 30 – 49 điểm: Yếu.
• Dưới 30 điểm: Kém.
• Điều 6 trang 98, Điều 7 trang 98-99 (Sổ tay sinh viên 2014).
53. Tính điểm trung bình chung học kỳ (xét học bổng) như thế nào?
• Đối với khóa 2011 trờ về trước:

Thang điểm 4
Xếp hạng Thang điểm 10
Điểm chữ Điểm số
Giỏi Từ 8,50 đến 10 A Từ 3,40 đến 4,00
Khá Từ 7,00 đến 8,49 B Từ 2,80 đến 3,39
Trung bình Từ 5,50 đến 6,99 C Từ 2,20 đến 2,79
Trung bình
Từ 4,00 đến 5,49 D Từ 1,60 đến 2,19
yếu
Kém Dưới 4,00 F Dưới 1,60

• Đối với khóa 2012 trở đi:


Thang điểm 4
Xếp hạng Thang điểm 10
Điểm chữ Điểm số
Giỏi Từ 8,50 đến 10 A Từ 3,40 đến 4,00
Khá Từ 7,00 đến 8,40 B Từ 2,80 đến 3,30
Trung bình Từ 5,50 đến 6,90 C Từ 2,20 đến 2,70
Trung bình
Từ 4,00 đến 5,40 D Từ 1,60 đến 2,10
yếu
Kém Dưới 4,00 F Dưới 1,60

54. Điều kiện xét tốt nghiệp?


• Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt
nghiệp:
• Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
• Tích lũy đủ số học phần qui định cho chương trình đào tạo từ đầu khóa học.
• Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 5,00 trở lên.
• Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc
ngành đào tạo chính do trưởng khoa đề xuất và đã được Hiệu trưởng ký ban
hành.
• Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào
tạo không chuyên về quân sự và thể dục- thể thao.
55. Xếp loại tốt nghiệp toàn khóa?
• Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy
(ĐTBCTL) của toàn khóa học như sau (theo thang điểm 10):
Xếp loại ĐTBCTL
Xuất sắc Từ 9,00 đến 10
Giỏi Từ 8,00 đến cận 9,00
Khá Từ 6,50 đến cận 8,00
Trung bình Từ 5,00 đến cận 6,50
• Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất
sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào các trường hợp sau:
o Có khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng
số tín chỉ qui định cho toàn chương trình.
o Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

You might also like