Chương 2 - Các Triết Lý Đạo Đức

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

CHƯƠNG 2:

CÁC TRIẾT LÝ ĐẠO ĐỨC

Triết lý đạo đức


• Triết lý: những quan niệm sâu sắc về các sinh hoạt của XH loài
người; đề cập đến hệ thống những giá trị phổ quát mà con người
ta dựa theo đó để sống

• Triết lý đạo đức: những nguyên tắc hay những giá trị cụ thể
được con người sử dụng để lập luận, xác định đúng – sai

• Triết lý đạo đức bị chi phối bởi hoàn cảnh, truyền thống, quá trình
trưởng thành và phát triển của từng cá nhân; được đúc rút từ
kinh nghiệm sống muôn màu, muôn vẻ  Không có một triết lý
chung (duy nhất) cho mọi người, mọi XH

• Không nên viện đến niềm tin tôn giáo, quy ước XH hay pháp luật
để đánh giá một hành động nào đó là đúng hay sai về đạo đức

1
Triết lý đạo đức và hành vi
• Triết lý đạo đức là cơ sở cho việc đưa ra quyết định; giúp lý giải,
bảo vệ cho các quyết định và hành động

• Triết lý đạo đức hướng dẫn cách thức xử lý các xung đột nhằm
tối ưu hóa các lợi ích giữa các cá nhân trong các nhóm

• Trong mỗi hoàn cảnh ra quyết định con người phải lựa chọn triết
lý đạo đức (nhưng không dễ)

• Triết lý đạo đức khác nhau khi xử lý một tình huống  xung đột,
mâu thuẫn

• Triết lý đạo đức thống trị trong mỗi hoàn cảnh có thể có vai trò
quan trọng, chi phối các cá nhân

Triết lý đạo đức và kinh doanh


• Triết lý đạo đức hỗ trợ nhà quản trị trong hoạch định chiến lược
và chính sách, triển khai các hoạt động KD, xử lý những vấn đề
đạo đức nẩy sinh…

• Khó áp dụng một triết lý đạo đức cá nhân vào môi trường hoạt
động phức tạp của DN bởi mỗi người không nghĩ về một triết lý
đạo đức cụ thể khi đối diện với một tình huống

• Phân biệt giữa triết lý đạo đức và đạo đức KD:

– Triết lý đạo đức là những nguyên tắc và giá trị của cá nhân

– Đạo đức KD đề cập đến việc DN xác định sự đúng – sai về


đạo đức của những hành động liên quan đến hoạt động KD,
các mục tiêu KD…

2
Các triết lý đạo đức
• Thuyết mục đích:

– Chủ nghĩa vị kỷ (tư lợi)

– Chủ nghĩa vị lợi (công lợi)

• Thuyết đạo đức hành vi

• Thuyết đạo đức tương đối

• Thuyết đạo đức công lý

• Thuyết đạo đức nhân cách (nhân phẩm)

Thuyết mục đích


• Hành động được cho là xác đáng, được chấp nhận nếu nó tạo ra
một kết quả đáng mong muốn (niềm vui, kiến thức, phát triển
nghề nghiệp, của cải, danh tiếng…)

• Giá trị đạo đức của hành vi được xem xét dựa vào kết quả (hậu
quả) của nó  cá nhân ra quyết định/hành động dựa vào xem xét
các kết quả (hậu quả) của nó

• Còn được gọi là “Chủ nghĩa trọng quả”

• Hai triết lý quan trọng của thuyết mục đích:

– Chủ nghĩa vị kỷ

– Chủ nghĩa vị lợi

3
Thuyết mục đích - Chủ nghĩa vị kỷ
• Hành động được cho là đúng đắn, được chấp nhận khi nó cực đại
lợi ích (ròng) cho bản thân

• “Có lợi” là vấn đề trung tâm; lợi ích được xác định khác nhau tùy
theo mỗi người

• Mức độ vị kỷ có thể được mở rộng từ bản thân  gia đình 


dòng tộc  láng giềng, làng, xã, đồng hương…

• DN vị kỷ chỉ quan tâm đến lợi ích riêng

• Triết lý này rất phổ biến bởi lập luận đơn giản, phù hơp với nhận
thức của mọi đối tượng

Thuyết mục đích - Chủ nghĩa vị kỷ (…)


• Những vấn đề khi quyết định:

 Chỉ quan tâm đến lợi ích riêng (tư lợi)  Có thể gây thiệt hại
cho người khác

 Thường chú trọng những lợi ích ngắn hạn  Có thể bỏ qua
những hậu quả (tiêu cực) trong dài hạn

 Có thể sẵn sàng lợi dụng mọi cơ hội, hành động bằng mọi giá
để đạt được mục đích riêng; xem nhẹ cách thức đạt được kết
quả (mục đích)  nguy cơ vi phạm đạo đức

• Người vị kỷ có đem lại lợi ích cho xã hội hay không?

4
Thuyết mục đích – Chủ nghĩa vị kỷ (…)
• Chủ nghĩa vị kỷ có thể được thể hiện theo cách ít tầm thường
hơn: Chủ nghĩa vị kỷ trong sáng

• Chủ nghĩa vị kỷ trong sáng chú ý đến lợi ích dài hạn hơn và
phúc lợi của nhiều người hơn trong các quyết định mặc dù lợi ích
bản thân vẫn là tối thượng

• Chủ nghĩa vị kỷ trong sáng xuất hiện thường xuyên trong hành
vi của nhà quản trị và DN

• Việc xem xét lợi ích của những người khác đôi khi là tiền đề cho
việc thực hiện các mục tiêu riêng; do muốn đạt được và duy trì
sự ủng hộ của các bên hữu quan để tiếp tục ổn định và phát triển

Thuyết mục đích – Chủ nghĩa vị lợi


• Hành động được cho là xác đáng, được chấp nhận nếu nó mang
lại nhiều lợi ích (ròng) nhất cho nhiều người nhất

• Các quyết định dựa trên sự so sánh giữa tất cả các kết quả tích
cực và tất cả các thiệt hại của một hành động đối với tất cả các
bên hữu quan bị ảnh hưởng bởi quyết định

• Dễ được chấp nhận hơn bởi phù hợp với nhận thức của con
người và hoàn thiện hơn CN vị kỷ

• Được chấp nhận khá rộng rãi trong kinh tế và KD; làm cơ sở xây
dựng các phương pháp quản lý và kiểm soát

• Được gọi là “Chủ nghĩa công lợi” khi hướng đến phục vụ XH

5
Thuyết mục đích – Chủ nghĩa vị lợi (…)
• Những vấn đề khi quyết định:

– Thường chú trọng lợi ích ngắn hạn

– Do khó đo lường các kết quả và thiệt hại  có thể lờ đi những


hậu quả tiêu cực, những lợi ích tinh thần…

– Các kết quả và thiệt hại được các đối tượng nhận thức không
như nhau và tùy thuộc vào hoàn cảnh  khó thuyết phục

– Có khả năng tính sót hoặc không nhận ra một số bên nào đó
hoặc thế hệ tương lai cũng như các loài động vật

– Xem nhẹ cách thức, những quy tắc đạo đức chung điều khiển
hành vi để đạt được kết quả (mục đích)  nguy cơ vi phạm
đạo đức

Thuyết đạo đức hành vi


• Hành động được cho là xác đáng, hợp đạo đức khi nó tương
thích với các quy tắc đạo đức chung

• Quyền và nghĩa vụ của con người là vấn đề trung tâm  xem


xét, xác định, đối chiếu với các quy tắc điều khiển hành vi

• Quyền của mỗi cá nhân sẽ giới hạn các quyết định và quyền của
người khác  tránh được các mâu thuẫn trong XH  hài hòa

• Mọi người phải được tôn trọng như nhau  Có một số điều con
người không nên làm ngay cả khi lợi ích đạt được là lớn nhất

• Nghĩa vụ đạo đức không gắn với kết quả của hành động  “CN
phi trọng quả”, “Đạo đức tôn trọng con người”

6
Thuyết mục đích & Thuyết đạo đức hành vi
• Thuyết mục đích nhấn mạnh kết quả trong khi thuyết đạo đức
hành vi nhấn mạnh nguyên nhân, cách thức hành động để đạt
được kết quả

• Nếu một công nhân bị tai nạn do những điều kiện tại nơi làm việc

– Thuyết đạo đức hành vi: phải thay đổi các quy trình SX, các
điều kiện bất kể chi phí, ngay cả khi điều này có thể dẫn đến
phá sản  công nhân phải mất việc

– Thuyết mục đích: phân tích tất cả các chi phí và lợi ích của sự
thay đổi  quyết định

• Thuyết đạo đức hành vi giữ vai trò quan trọng hơn trong quyết
định của con người so với thuyết mục đích

Thuyết đạo đức tương đối


• Hành vi đạo đức được xác định một cách chủ quan dựa theo kinh
nghiệm của các cá nhân hoặc các nhóm

• Quan sát tương tác giữa các cá nhân trong một nhóm XH nhất
định  xác định căn cứ đem lại sự thống nhất giữa họ trong một
hoàn cảnh cụ thể  xác định hành vi đúng đắn hay hợp đạo đức

• Quy tắc của nhóm này có thể trở thành quy tắc của những người
khác hoặc nhóm khác

• Hoặc lấy kinh nghiệm những người xung quanh làm căn cứ để
xác định các chuẩn mực đạo đức

7
Thuyết đạo đức tương đối (…)
• Một số vấn đề khi quyết định:

– Sự đa dạng và sự thay đổi của các nhóm và hoàn cảnh  khó


xác định chuẩn mực một cách khách quan  tính “tương đối”

– Chú trong sự tương đồng hơn sự khác biệt giữa các nhóm 
áp dụng không phù hợp

– Tư duy đám đông  phớt lờ những quy tắc chung của XH

– Ít độc lập khi ra quyết định đạo đức; sao chép, bắt chước
hành vi đạo đức

– Càng chú trọng quan điểm này, càng ít nhạy cảm với các vấn
đề có chứa yếu tố đạo đức

Thuyết đạo đức công lý


• Đánh giá tính đạo đức của hành động dựa trên sự công bằng

• Liên quan đến cảm nhận của con người về những nghĩa vụ phải
thực hiện và kết quả thực hiện những nghĩa vụ đó  rất gần với
Thuyết đạo đức hành vi

• Do có các quan điểm khác nhau khi đánh giá về sự công bằng
nên thuyết này phát triển theo ba hướng:

– Công lý trong phân phối (phân chia)

– Công lý trong trật tự (thủ tục, cách thức thực hiện)

– Công lý trong quan hệ (tương tác)

8
Thuyết đạo đức công lý (…)
• Công lý trong phân phối:

– Đánh giá tính công bằng dựa vào các kết quả của mối quan
hệ công việc; sự tương thích giữa kết quả công việc và phần
thưởng (thù lao) được hưởng

– Ví dụ: “Thù lao, khen thưởng tương ứng với đóng góp”; người
quản lý buộc nhân viên làm việc nhiều hơn nhưng thù lao
không tăng tương ứng là sự không công bằng

Thuyết đạo đức công lý (…)


• Công lý trong trật tự:

– Đánh giá tính công bằng dựa vào xem xét các quá trình và
các hoạt động để tạo ra một kết quả  ảnh hưởng đến thái độ
và sự gắn kết của nhân viên đối với nhóm, với tổ chức…

– Thường liên quan đến quá trình ra quyết định, kiểm tra, đánh
giá, việc tiếp cận các cơ hội và nguồn lực…

– Ví dụ: DN đưa ra hướng dẫn, trang bị phương tiện làm việc


phù hợp cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ được giao là
sự công bằng

9
Thuyết đạo đức công lý (…)
• Công lý trong quan hệ:

– Đánh giá tính công bằng dựa vào các mối quan hệ, cách thức
con người đối xử với nhau (đặc biệt trong mối quan hệ bên
trong DN, giữa cấp trên và cấp dưới)

– Ví dụ: Sự không đối ứng trong quan hệ, người ta giúp mình
nhưng mình không giúp lại khi họ cần là sự không công bằng

Thuyết đạo đức nhân cách


• Đánh giá tính đạo đức của hành động không chỉ dựa vào các đòi
hỏi đạo đức thông thường mà còn xem xét những gì mà một
người trưởng thành có nhân cách (đức tính) tốt cho là phù hợp
trong một tình huống nhất định

• Người có nhân cách cư xử, hành động theo những cách thức
hợp đạo đức mà không cần lý lẽ hay giải thích gì cho hành động
của mình

• Ví dụ: Người có bản tính trung thực luôn có khuynh hướng nói
thật bởi họ cho rằng điều đó là đúng đắn và họ thấy thoải mái khi
giao tiếp

10
Thuyết đạo đức nhân cách (…)
• Những quy tắc đạo đức XH chỉ là những yêu cầu tối thiểu để hình
thành nhân cách

• Thuyết này thường đề cập những điều tốt đẹp và những đức tính
cơ bản được hình thành qua tu dưỡng, rèn luyện

Những cản trở đối với lập luận đạo đức


• Tư tưởng lấy cái “Tôi” làm trung tâm

• Các niềm tin tôn giáo

• Các quy ước XH

• Truyền thông XH

• Các phép tắc, luật lệ

11
Bản tính lấy cái “Tôi” làm trung tâm
• Tự hợp lý hóa, tin tưởng vào sự chính trực của bản thân; xem
bản thân đang sở hữu “chân lý”

• Bỏ qua những bằng chứng, sự kiện, những sự thật không ủng


hộ, mâu thuẩn với tư duy và lợi ích của bản thân

• Đánh giá sự việc từ một góc nhìn đơn giản, hạn hẹp, tư lợi; bỏ
qua những góc nhìn xung đột với góc nhìn của bản thân; bỏ qua
tính phức hợp của các sự kiện, vấn đề

• Làm ngơ trước sự không nhất quán rành rành của bản thân trong
suy nghĩ và hành động

• Không cảm thông với người khác

Triết lý đạo đức và tôn giáo


• Triết lý đạo đức là nền tảng mà con người có thể chấp nhận bất
chấp quan điểm, niềm tin tôn giáo của họ

• Niềm tin tôn giáo có thể tác động đến sự hình thành triết lý đạo
đức của cá nhân nhưng khi được hình thành, triết lý đạo đức cá
nhân độc lập với các niềm tin tôn giáo

• Các niềm tin tôn giáo không thể vượt trên các nguyên tắc, giá trị
đạo đức cơ bản

• Các niềm tin tôn giáo là các chủ đề còn đang tranh cãi

• Các quy tắc, yêu cầu, cấm kỵ, nghi lễ tôn giáo chỉ có giá trị với
các thành viên trong nhóm

12
Triết lý đạo đức và các quy ước xã hội
• Những lối sống truyền thống, các tập quán XH của các nhóm
mang màu sắc VH

• Khó phê phán các chuẩn mực và cấm kỵ XH  dễ chấp nhận

Một số cấm kỵ về mặt XH:

– Cấm khoe ra một phần cơ thể nào đó

– Phủ nhận nữ giới bình đẳng với nam giới

– Chê bai những cuộc hôn nhân đồng giới

– …

• Các tập quán XH đôi khi có hàm ý đạo đức

Triết lý đạo đức và pháp luật


• Các luật có thể được hình thành từ những quy ước và cấm kỵ XH
cũng như hệ tư tưởng chính trị

• Hệ tư tưởng chính trị đem lại sự biện minh hoặc sự phê phán đối
với một hành động nào đó

• Các luật lệ của một XH là những chỉ dẫn cho sự lựa chọn giữa
đúng và sai, tuy nhiên

 Những gì manh tính nghĩa vụ đạo đức cũng có thể là phạm


pháp

 Những gì vô đạo đức có thể là hợp pháp

 Những điều phạm pháp có thể chẳng liên quan gì đến đạo
đức

13
Triết lý đạo đức và truyền thông xã hội
• Truyền thông cung cấp thông tin thời sự cho công chúng; “canh
gác” XH; khiến con người ta minh bạch hơn, chính trực hơn

• Truyền thông dẫn dắt con người về suy nghĩ và hành động

• Các bàn luận công khai và truyền thông đại chúng không phải lúc
nào cũng trung lập, khách quan; Ví dụ:

 Đưa tin không chính xác hoặc chưa được xác thực; gây hiểu
lầm

 Đưa tin không đầy đủ; tin một chiều

 Thổi phồng, tô vẽ các nhân vật, sự kiện

 Bất nhất

Áp dụng triết lý đạo đức vào công việc


• Cá nhân cân nhắc, dịch chuyển giữa các triết lý đạo đức khi họ
trải nghiệm và diễn giải những vấn đề đạo đức

• Cá nhân sử dụng những triết lý đạo đức khác nhau tùy thuộc vào
việc họ đưa ra quyết định liên quan đến bản thân hay liên quan
công việc:

– Những mục tiêu và áp lực trong công việc khác với những
mục tiêu và áp lực của đời sống cá nhân; nghĩa vụ của cá
nhân trong đời sống thường ngày khác với nghĩa vụ đối với tổ
chức

– Văn hóa tổ chức chi phối việc sử dụng các triết lý đạo đức cá
nhân khi ra quyết định

14
Áp dụng triết lý đạo đức vào công việc (…)
• Không dễ phân biệt đúng và sai trong những tình huống KD khi
nhu cầu và mối quan tâm của các bên có xung đột

• Ví dụ: Khi quyết định về việc đưa hối lộ cho một đối tác tiềm năng
để có được hợp đồng lớn, nhân viên bán hàng cần phải hiểu các
triết lý đạo đức cá nhân cũng như những giá trị cốt lõi của DN và
những luật có liên quan.

– Tuân thủ chính sách của DN hoặc những đòi hỏi của luật
pháp là động lực quan trọng  ít có khả năng hối lộ

– Mục tiêu là sự thành công về công việc  chấp nhận hối lộ

– “Vì mọi người đều làm thế”  hối lộ là cần thiết

Sự trưởng thành về ý thức đạo đức


• Cá nhân trải qua các giai đoạn phát triển đạo đức do sự tiến triển
về kiến thức và quá trình xã hội hóa của bản thân

• Trải nghiệm trong việc xử lý những vấn đề đạo đức  sự trưởng


thành đạo đức của cá nhân

• Sự trưởng thành đạo đức của cá nhân có thể bị chi phối bởi VH
doanh nghiệp, đặc biệt là sự huấn luyện đạo đức

• Mô hình sáu giai đoạn của sự phát triển ý thức đạo đức của
Lawrence Kohlberg cho phép xem xét vấn đề đạo đức trong KD

15
Sự trưởng thành về ý thức đạo đức
Giai đoạn 1: Trừng phạt và tuân lệnh

• Xác định sự đúng – sai dựa theo các mệnh lệnh, quy tắc do
người có quyền lực áp đặt, không phụ thuộc bất kỳ triết lý đạo
đức hay giá trị ưu tiên của cá nhân

• Biểu hiện này xuất hiện trong các tổ chức được vận hành nặng
về mệnh lệnh hành chính, quản lý tập quyền, độc đoán, gia
trưởng

• Ví dụ: DN cấm nhân viên mua hàng nhận quà tặng từ người bán
hàng  Nhân viên từ chối nhận quà (Tuy nhiên, người này có thể
chấp nhận quà tặng nếu tin rằng DN không thể phát hiện)

Sự trưởng thành về ý thức đạo đức (…)


Giai đoạn 2: Mục tiêu công cụ và trao đổi cá nhân

• Xác định sự đúng – sai dựa vào mức độ đáp ứng mong muốn
của bản thân, không chỉ dựa vào các quy tắc hay mệnh lệnh của
người có quyền lực

• Có nhận thức độc lập, có suy nghĩ, biết phán xét, có sự tự tin,
biết quan tâm và bảo vệ quan điểm của mình

• Thường quan tâm đến những lợi ích vật chất dành cho một đối
tượng cụ thể (bản thân họ hay một người nào đó)

• Quyết định đạo đức dựa vào sự hợp lý, công bằng đối với cá
nhân, quan hệ trao đổi dựa trên sự thỏa thuận “có qua có lại”

16
Sự trưởng thành về ý thức đạo đức (…)
Giai đoạn 2: Mục tiêu công cụ và trao đổi cá nhân (…)

• Ví dụ: DN cấm nhân viên mua hàng nhận quà tặng từ người bán
hàng. Tuy nhiên, nhân viên mua hàng của DN vẫn nhận quà tặng
của người bán vì cho rằng quy định của DN cấm nhận quà vì
muốn ngăn chận hành vi nhận hối lộ mà thôi. Trong trường hợp
này, quà tặng của người bán là một sự đáp trả cho sự nhiệt tình
của nhân viên. Sự thờ ơ của người bán đối với sự nhiệt tình của
nhân viên mới là điều đáng trách.

Sự trưởng thành về ý thức đạo đức (…)


Giai đoạn 3: Những mong đợi tương hỗ, các mối quan hệ và sự
phù hợp (sự tuân thủ)

• Xác định sự đúng – sai dựa vào quan điểm của bản thân về sự
công bằng đối với những người có liên quan, nhấn mạnh những
lợi ích của người khác hơn là của bản thân mình

• Vẫn dựa vào sự phục tùng các quy tắc, mệnh lệnh của cấp trên

• Ví dụ: Đại diện thương mại của DN tuân thủ yêu cầu của lãnh
đạo, tặng quà cho đối tác mặc dù việc này trái với quan điểm của
anh ta bởi vì nếu không tặng quà thì DN có thể bị mất hợp đồng

17
Sự trưởng thành về ý thức đạo đức (…)
Giai đoạn 4: Hệ thống xã hội và thực thi trách nhiệm

• Xác định sự đúng – sai dựa vào việc xem xét trách nhiệm của
bản thân với XH

• Nhận thức về đối tượng phục vụ và lợi ích cũng chung hơn,
không còn là những lợi ích hay những con người cụ thể

• Trách nhiệm, tôn trọng thầm quyền và duy trì trật tự XH là những
điểm trung tâm

• Ví dụ: Đại diện thương mại của không chấp nhận tặng quà cho
đối tác theo yêu cầu của DN vì đó là sự cạnh tranh không lành
mạnh, trái pháp luật mặc dù việc này khiến DN có thể bị mất hợp
đồng

Sự trưởng thành về ý thức đạo đức (…)


Giai đoạn 5: Những quyền ưu tiên, cam kết XH và lợi ích

• Nhận thức về trách nhiệm hay sự gắn kết của bản thân với
những người khác; quan tâm các quyền và các giá trị cơ bản,
những cam kết với XH; cảm thấy bản thân như là một bên trong
một hợp đồng XH

• Nhận thấy trong một vài trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các
quy tắc luật pháp và đạo đức đối với một vấn đề  Dựa vào
những tính toán, phân tích về lợi ích – chi phí đối với XH khi ra
quyết định

• Ví dụ: Nhân viên đề xuất DN không tăng giá bán SP khi tình hình
tài chính của người tiêu dùng đang khó khăn

18
Sự trưởng thành về ý thức đạo đức (…)
Giai đoạn 6: Những nguyên tắc đạo đức phổ biến

• Tin rằng điều đúng - sai được xác định qua những nguyên tắc
đạo đức căn bản, phổ biến

• Cho rằng có một số quyền của con người là căn bản và không
thể thay đổi dù ở bất kỳ nơi nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào (VD:
sự công bằng)

• Quan tâm hơn đến các vấn đề đạo đức XH và không dựa vào
những hướng dẫn về đạo đức của DN

• Ví dụ: Nhân viên KD đề nghị DN dừng bán một SP không an


toàn, gây hại hoặc gây ra cái chết vì quyền được sống an toàn
của NTD là không thể thay đổi.

Sự trưởng thành về ý thức đạo đức (…)


• Sáu giai đoạn có thể được thu gọn thành ba mức độ trưởng
thành về đạo đức:

– Mức độ thứ nhất: con người quan tâm đến những lợi ích
trước mắt của bản thân, sự trừng phạt hay khen thưởng

– Mức độ thứ hai: con người cho rằng điều đúng là đáp ứng
những mong đợi về hành vi tốt của XH nói chung hay của một
số nhóm tham khảo quan trọng khác

– Mức độ thứ ba: con người hành động vượt ra ngoài các
chuẩn mực, luật pháp hay quyền lực của các nhóm hay các
cá nhân

19

You might also like