Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

BTL 1: CHỦ THỂ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1. Tóm tắt Quyết định số 11/2017/QĐDS-ST ngày 18-7-2017 TAND thị xã Điện
Bàn tỉnh Quảng Nam về “V/v Tuyên bố một người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi”.
- Bà H yêu cầu Toà án tuyên bố ông P hạn chế năng lực hành vi dân sự để giải
quyết vụ án ly hôn của ông bà, sau khi có căn cứ xác định của cơ quan Y tế.
TAND thị xã Điện Bản, Quản Nam tuyên bố ông P bị hạn chế hành vi dân sự và
chỉ định bà T là người giám hộ cho ông P theo quy định của pháp luật.
2. Tóm tắt bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11-9-2012 của TAND thành phố Hồ
Chí Minh về “V/v Tranh chấp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.
- Nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Hùng khởi kiện yêu cầu cơ quan đại diện Bộ Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh bồi thường thiệt hại do đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động và đơn kháng cáo của cơ quan đại diện Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Trong phiên xét sử sơ thẩm xác
định tư cách bị đơn là cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường chưa phù hợp
với điều 92 Bộ luật dân sự năm 2005. Trong phiên tòa phúc thẩm, ông vẫn xác
định cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường là bị đơn nhận thấy cần hủy
án sơ thẩm do Tòa án cấp sơ thẩm xác định không đúng người tố tụng với tư cách
bị đơn trong vụ án.
3. Tóm tắt bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17-3-2016 của TAND tỉnh An
Giang về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”.
- Nguyên đơn là Công ty A đã bán cho Công ty B một đơn hàng trị giá 77.000.752đ.
Nhưng sau khi nhận hàng thì Công ty B lại nợ đến mãi khi Công ty B giải thể vẫn
chưa thanh toán khoản nợ đó. Tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án đã xử buộc ông P là
giám đốc và bà H là thành viên của công ty B là người thừa kế quyền và nghĩa vụ
tố tụng của công ty B phải thanh toán khoản nợ đó cho công ty A sau đó ông P và
bà H đã có đơn kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án đã quyết định hủy bản
án sơ thẩm vì xác định chưa đúng người có nghĩa vụ thanh toán tiền nợ cho công
ty A theo quy định của khoản 3, Điều 93 BLDS 2005.

BTL2: GIAO DỊCH DÂN SỰ

1. Tóm tắt Bản án số: 32/2018/DS-ST ngày 20/12/2018 về “V/v tranh chấp
HĐCN Quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
- Nguyên đơn là ông J Ph T và bà A Th Ph (L Th H) khởi kiện yêu cầu bị đơn là bà
L K Đ giao trả nhà cấp 4 200m2 và đất vườn có diện tích 1.051,8m2 đã được vợ
chồng nguyên đơn khi còn ở nước ngoài gửi tiền về mua đất, xây nhà và nhờ bị
đơn đứng tên, tổng số tiền bà Đ đã nhận là 13.950 USD (329.220.000 đồng). Sau
đó nguyên đơn thay đổi yêu cầu chỉ cần bị đơn trả lại cho nguyên đơn giá trị nhà
và đất là 550.000.000 đồng, bà Đ đồng ý trả cho nguyên đơn 350.000.000 đồng để
tiếp tục quyền sử dụng đất và sở hữu căn nhà cấp 4 có tổng diện tích 1.251,8m2 .
Sau khi xem xét tòa án nhận định dựa theo Luật đất đai 2003 và Luật nhà ở 2005
ông T và bà H không đủ điều kiện được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và
đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì là người Việt Nam ở nước ngoài nhập quốc
tịch Mỹ. Từ đó tòa án đưa ra quyết định vô hiệu các giấy tờ giao dịch giữa nguyên
đơn và bị đơn, yêu cầu bị đơn hoàn trả cho nguyên đơn 350.000.000 đồng.
2. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số: 329/2013/DS-GĐT ngày 25/07/2013 về
vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất”
của tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn là chị Đặng Thị Kim Ánh khởi kiện bị đơn là bà Phạm Thị Hương về
việc bà Hương đã tự ý bán căn nhà và diện tích đất 167,3m2 với giá 580.000.000đ
cho ông Hùng và bà Trinh trong khi ông Hội (chồng bà Hương) đang bị tai biến
mà không hỏi ý kiến các con trừ anh Bình. Chị Ánh yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng
mua bán giữa ông Hội bà Hương với vợ chồng ông Hùng. Tòa sơ thẩm chấp nhận
yêu cầu trên còn tòa phúc thẩm thì bác bỏ. Tòa giám đốc thẩm nhận định tại thời
điểm bà Hương và ông Hội ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho
vợ chồng ông Hùng thì ông Hội chưa chết và cũng chưa bị tuyên mất năng lực
hành vi dân sự nên chị Ánh không có quyền khởi kiện yêu cầu hủy giao dịch dân
sự do ông Hội xác lập. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bỏ bản án dân sự sơ
thẩm và phúc thẩm giao hồ sơ xét xử lại.
3. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số: 521/2010/DS-GĐT ngày 19/08/2010 về
vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” của tòa Dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
- Nguyên đơn là ông Đô và bà Thu khởi kiện bị đơn là bà Phố và anh Vinh (con bà
Phố). Bà Phố mua của vợ chồng bà Thu căn nhà có giá 330 lượng vàng và đã trả
230 lượng vàng, hợp đồng này hợp pháp và đã có hiệu lực. Anh Vinh đã thỏa
thuận hoán nhượng cho bà Thu sở hữu ½ diện tích nhà, đất tại thửa 2352 phường
An Lợi Đông, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và bà Phố không phải trả 100 lượng
vàng còn lại mà không cho bà Thu biết tình trạng nhà, đất trong thỏa thuận hoán
đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù. Ở đây anh Vinh đã có sự gian dối
nên giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” bị vô hiệu theo Điều 132 BLDS 2015.
Quyết định của tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều có những thiếu sót nên Tòa giám
đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm giao hồ sơ xét xử lại.
4. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số: 210/2013/DS-GĐT ngày 21/05/2013 về
“V/v tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của tòa Dân
sự Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn là bà Nhất khởi kiện bị đơn là ông Dưỡng yêu cầu hủy hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và ông Tài vì trong khi bà đi Đài Loan
ông Dưỡng đã giả mạo chữ ký của bà để bán lô đất do bà đứng tên và là tài sản
chung của bà và ông Dưỡng trước khi ly hôn cho ông Tài. Tòa sơ thẩm chấp nhận
yêu cầu trên, còn tòa phúc thẩm thì bác bỏ. Tòa giám đốc thẩm nhận định bà Nhất
không phải là một bên tham gia giao dịch với ông Tài nên bà không có quyền khởi
kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu do bị lừa dối mà chỉ
ông Tài có quyền đó. Năm 2007 khi ly hôn bà Nhất biết ông Dưỡng giả mạo chữ
ký của mình mà đến năm 2010 bà mới khởi kiện, theo luật thì đã hết thời hiệu khởi
kiện. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bỏ bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm
giao hồ sơ xét xử lại.
5. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số: 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13/08/2013
về vụ án “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao”.
- Nguyên đơn là Công ty Orange khởi kiện bị đơn là Công ty Phú Mỹ yêu cầu chấm
dứt Hợp đồng dịch vụ và buộc bị đơn thanh toán số tiền 141.969 USD cùng lãi
suất chậm thanh toán. Công ty Phú Mỹ đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu
này vì Công ty Orange giao bản vẽ thiết kế không đúng yêu cầu gây thiệt hại. Bản
án sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu của Công ty Orange. Tòa giám
đốc thẩm xét thấy, nếu xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì buộc bị đơn thanh
toán cho nguyên đơn phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc Công ty
Orange đã thực hiện, còn nếu hợp đồng hợp pháp thì buộc bị đơn thanh toán cho
nguyên đơn như trên cùng với lãi suất chậm thanh toán. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm
còn nhiều thiếu sót và vấn đề chưa làm rõ nên Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy
bỏ bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm giao hồ sơ xét xử lại.
6. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số: 75/2012/DS-GĐT ngày 23/02/2012 về
vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của tòa
Dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn là ông Sanh khởi kiện bị đơn là anh Dư yêu cầu Tòa án công nhận
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng100m2 đất thổ cư trị giá 160.000.000đ mà
anh Dư, chị Chúc đã bán cho ông Sanh là hợp pháp. Nay anh Dư không chấp nhận
hợp đồng đã chuyển nhượng đề nghị ông Sanh tháo dỡ nhà xưởng để trả lại đất
cho vợ chồng anh, vợ chồng anh trả lại cho ông 350.000.000đ. Tòa sơ thẩm chấp
nhận yêu cầu của ông Sanh, còn tòa phúc thẩm thì tuyên bố hợp đồng chuyển
nhượng vô hiệu. Theo nhận định của tòa giám đốc thẩm, hợp đồng vô hiệu là do
lỗi của vợ chồng anh Dư không chịu hợp tác để hoàn thiện các thủ tục về hình
thức của hợp đồng nên anh chị sẽ phải chịu bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông
Sanh chứ không phải do lỗi cả hai bên để buộc ông Sanh phải chịu 50% thiệt hại
như quyết định của tòa phúc thẩm, điều này gây thiệt hại đến quyền lợi của ông
Sanh. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bỏ bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm
giao hồ sơ xét xử lại.
BTL3: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN.
1. Tóm tắt Quyết định số 06/2017/QĐPT ngày 11-7-2017 của TAND tỉnh Khánh
Hòa. Về vấn đề giải quyết kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án.
- Nguyên đơn: Ông Phan Hai
- Bị đơn: Ông Phan Quốc Thái
- Quyết định kháng nghị số 01/QĐKN/VKS-DS của VKSND huyện Diện Khánh –
Khánh Hòa kháng nghị quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số
17/2017/QĐST-DS với lý do nguyên đơn có quyền khởi kiện vụ án vì ông là
người có quyền và nghĩa vụ về tài sản do bà Xàm để lại, Tòa án cho rằng ông
không cung cấp được Giấy ủy quyền của ông Phan Trọng Nguyên là không thỏa
đáng. Tại đơn kháng cáo ngày 15/5/2017 ông kháng cáo vì kháng nghị Quyết định
đình chỉ nêu trên là không thỏa đáng. Tòa án quyết địnhkhông chấp nhận kháng
nghị 01/QĐKN/VKS-DS của VKSND huyện Diện Khánh – Khánh Hòa, không
chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, sửa quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số
17/2017/QĐST-DS đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thụ lý số 19/2017/TLST-
DSvề việc “Đòi lại tài sản” của các bên.
2. Bản án số 39/2018/DS-ST ngày 28/08/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long về việc “Đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
- Nguyên đơn: 1/ Ông Võ Văn B, sinh năm 1954
2/ Bà Bùi Thị H, sinh năm 1954
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thúy T, sinh năm 1979
- Theo nguyên đơn, gia đình của ông sửa nhà nên dọn hết đồ đạc ra sân đến khi dọn
vào thì phát hiện giấy chứng nhận QSDĐ bị mất. Ông xin cấp lại giấy chứng nhận
QSDĐ thì được UBND huyện Long Hồ đồng ý cấp lại. Nhưng khi có giấy chứng
nhận QSDĐ thì ông không được nhận do có người tranh chấp khác đó là Bà T(bà
đã lấy giấy chứng nhận QSDĐ của ông B). Nay ông làm đơn này buộc bị đơn phải
trả lại giấy chứng nhận QSDĐchoông. Nhưng bà T chỉ đồng ý trả lại khi gia đình
ông B đưa cho bà T số tiền 120 triệu đồng. Ông B nhất quyết đòi lại giấy chứng
nhận QSDĐ của mình vì vốn dĩ ông không nợ bà T. Tòa chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn buộc bị đơn trả lại giấy chứng nhận QSDĐ cho nguyên đơn.
3. Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của TAND tỉnh Bến Tre. Về việc
khiếu kiện “Quyết định truy thu thuế”.
- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Việt Cường.
- Bị đơn: Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre và Cục trưởng Cục thuế
tỉnh Bến Tre.
Và một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
- Cho rằng việc Nguyên đơn có mua bán bằng tiền kĩ thuật số trên mạng là kinh
doanh hàng hóa nên Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre đã ban hành
quyết định truy thu thuế đối với ông Cường. Thế nhưng, do khung pháp lí về tiền
kỹ thuật số (tiền ảo) cũng như hành vi mua bán tiền ảo qua mạng Internet đang
được hoàn thiện, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào xác định tiền kỹ
thuật số, tiền ảo là hàng hóa và mua bán tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là kinh doanh
hàng hóa được pháp luật cho phép và phải chịu thuế. Việc phải chịu thuế theo quy
định là không đúng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cường. Vì
vậy, TAND tỉnh Bến Tre đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Cường và tuyên
xử hủy Quyết định số 714/QĐ-CTT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục
thuế thành phố Bến Tre.
4. Quyết định số 05/2018/DS-GĐTngày 10/4/2018 của Hội đồng Thẩm phánTòa
án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H.
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Kim L.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 12 người.
- Theo nguyên đơn thì cụ T chết không để lại di chúc, bị đơn là con riêng đã làm
hợp đồng thuê và xin mua hóa giá mộtcăn nhà. Nhưng sau khi mua hóa giá xong
thì bị đơn đã chiếm đoạt căn nhà và tự ý cho một Công ty thuê. Nên bà đã đề nghị
Tòa án công nhận các thừa kế và buộc bị đơn phải phân chia tài sản chung cho các
thừa kế của cụ T. Theo bị đơn thì cụ T đã ủy quyền cho bà giải quyết những việc
có liên quan đến căn nhà. Sau nhiều lần khiếu nại của bà H và ông T1 nên bà đã
không được mua hóa giá căn nhà theo tiêu chuẩn của cụ T mà phải mua theo tiêu
chuẩn của bà (tiêu chuẩn con liệt sỹ). Nên bà đã không chấp nhận khởi kiện vì căn
nhà là tài sản riêng của vợ chồng bà. Sau nhiều lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
có sai xót. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã Quyết định chấp nhận Quyết
định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND tối cao, hủy Bản án dân
sự phúc thẩm số 125/2015/DS-PT và Bản án dân sự sơ thẩm số 186/2014/DS-ST
của TAND TP.HCM và giao hồ sơ vụ án cho TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm lại
theo đúng quy định của pháp luật.
5. Quyết định số 111/2013/DS – GĐT ngày 9/9/2013 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao. Về vụ án “đòi nhà”.
- Nguyên đơn: cụ Dư Thị Hảo, sinh năm 1910 mất năm 2007
- Bị đơn: chị Nhữ Thị Vân, sinh năm 1973
Và một số người khác có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Năm 1954, cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán, giao nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng
con trai là ông Chính nhưng không có tài liệu xác nhận ủy quyền. Năm 1968, vợ
chồng ông Chính đi công tác nên cho ông Hải thuê, khi cho thuê có lập giấy tờ
nhưng bị mất. Phía bị đơn lại khai rằng đã thuê nhà từ năm 1954. Sau khi ông Hải
mất thì cháu gái ông là bị đơn vẫn sử dụng cho đến năm 2001, chị bán nhà số cho
vợ chồng chị Lan và anh Sơn. Năm 2004, cụ Hảo khởi kiện yêu cầu chị Vân trả lại
căn nhà cho thuê, đến năm 2007 cụ Hảo mất đã để lại di chúc giao quyền bất động
sản số 2 Hàng Bút cho bà Châutoàn quyền sở hữu (di chúc có xác nhận của
UBND). Được ủy quyền, bà Châu tiếp tục yêu cầu chị Vân trả lại nhà (tầng 1) có
diện tích 32,05m2 và đồng ý thanh toán tiền sửa chữa nhà là 25.000.000 đồng cho
vợ chồng chị Lan và anh Sơn. Sau phiên xét xử phúc thẩm, chị Lan và anh Sơn có
đơn đề nghị giám đốc thẩm, Tòa án quyết định hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và
sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại.

BTL 4: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU.

1. Tóm tắt quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/05/2006 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản”.
- Ông Triệu Tiến Tài có trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầuvà
con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi chăn thả ở bãi đất trống và bị anh Hà Văn Thơ
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Quyết định của Tòa án công nhận quyền sở
hữu trâu cho ông Tài, ông Thơ chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, giao hồ sơ
vụ án cho Tòa án nhân dântỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm lại.
2. Tóm tắt quyết định số 94/2013/GĐ-ST ngày 25/07/2013 của Hội đồng thẩm
phán TAND tối cao về vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản”.
- Nguyên đơn là bà Nhân, ông Lai khởi kiện ông Vĩnh, bà Ngọc yêu cầu trả lại nhà
đất số 02 Nguyễn Thái Học. Căn nhà đó cụ Ba, cụ Tình (cha mẹ nguyên đơn) mua
từ cụ Cậy, sau khi 2 cụ mất, các con ly tán, căn nhà được ông Đạo (đại diện khối
trưởng Khu vực 6) cùng 7 Tổ trưởng dân phố ký tên bán căn nhà của cụ Ba cho bà
Thu, sau đó bà Thu bán nhà đất cho vợ chồng ông Vĩnh, bà Ngọc. Tòa giám đốc
thẩm nhận định nhà đất là của cụ Ba, vợ chồng cụ Ba chết thì các con của cụ được
thừa kế tài sản này, tuy nhiên nhà ông Vĩnh đã phá đi xây mới lại nên chỉ còn đất
tranh chấp thuộc quyền sở hữu của các con cụ ba. Khi ông Vĩnh mua nhà đất từ bà
Thu thì nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, ông Vĩnh sau khi mua
cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, nên
ông Vĩnh là người mua bán tài sản tranh chấp ngay tình. Tòa sơ thẩm và phúc
thẩm đều có thiếu sót nên Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án sơ thẩm và
phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.

3. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 617/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011 của
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp ranh đất”.
- Nguyên đơn là ông Trụ khởi kiện yêu cầu bị đơn là ông Hòa tháo dỡ các công
trình phụ và trả lại 15,2m2 đất lấn chiếm của gia đình ông. Cha mẹ ông Nguyên
chết để lại cho ông 320m 2 thuộc thửa đất số 53 liền kề với thửa đất số 76 của ông
Hòa. Năm 1995 ông Hòa được cấp phép để xây dựng nhà 2 tầng (theo thiết kế),
khi sửachữa ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông và chôn dưới đất
mộ tống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều
nhận định ông Hòa đã làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất
thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Nguyên nên buộc ông Hòa phải tháo dỡ.
Tòa giám đốc thẩm cũng đồng ý với nhận định trên, tuy nhiên dưới lòng đất sát
tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia đình ông Hòa chôn, nhưng Tòa phúc
thẩm và sơ thẩm không buộc ông Hòa phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo
quyền lợi cho nguyên đơn. Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án dân sự sơ
thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.
4. Tóm tắt Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 7/9/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp đất”.
- Nguyên đơn là ông Trê, bà Thi khởi kiện yêu cầu bị đơn là ông Hậu trả lại 185m 2
đất lấn chiếm và bồi thường số cây kiểng đã bị ông Hậu chặt phá cho gia đình ông.
Tòa giám đốc thẩm nhận định khi ông Hậu nhận chuyển nhượng lại từ anh Kiệt thì
diện tích đất đó không nêu vị trí cũng như tứ cận, mốc giới cụ thể, không có xác
nhận của các chủ đất liền kề. Còn ông Trê đã quảnlý, sử dụng đất tranh chấp từ
trước khi có việc sang nhượng giữa ông Hậu với anh Kiệt, thửa đất này có mốc
giới rõ ràng. Qua xác minh, đối chiếu thì ranh giới đất đã cấp giấy chứng nhận cho
bà Thi, với đất ông Hậu đang sử dụng là “ranh thẳng”, xác định ông Hậu đã lấnđất
của ông Trê. Tòa giám đốc thẩm nhận thấy ngoài 132,8m 2 đất lấn chiếm còn trống
phải trả cho ông Trê, cùng với 52,2m 2 đất lấn chiếm ông Hậu đã xây nhà còn có
10,71m2 2 máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê
mà Tòa sơ thẩm và phúc thẩm chưa xem xét. Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy
bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.

BTL 5: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ.

1. Quyết định số 30/2013/DS-GĐT ngày 24/4/2013 của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC.
- Nguyên đơn: Các con cụ Thái Tri
- Bị đơn: Các con cụ Thái Thuần Hy
- Cụ Hy và cụ Tri là con của cố Thái Anh và cố Liêng, năm 1967 hai cố cho cụ Tri
quyền sở hữu căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám, vào những năm 70 hai cố chết, tuy
không có di chúc nhưng mặc nhiên cụ Hy được quyền quản lý căn nhà 122
Nguyễn Hùng Sơn, đến năm 1994 các con cụ Tri kiện đòi các con cụ Hy phải chia
căn nhà số 122 mà ông bà mình để lại. Tại các bản án sơ thẩm Tòa án tuyên bố
chia di sản là căn nhà số 122 cho các thừa kế, sau đợt kháng cáo của các bên bản
án phúc thẩm mở ra bác yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn. VTVKSNDTC
kháng nghị bản án và đề nghị HĐTP TANDTC chấp nhận kháng nghị. Tại phiên
GĐT, HĐTP TANDTC bác Quyết định kháng nghị của VT VKSNDTC và chấp
nhận bản án phúc thẩm.
2. Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
- Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của
thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng
Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất
cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến
phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo
cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà
nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các
con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích
131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích
đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có
căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm
cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng.
3. Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu
yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản.
- Nguyên đơn: ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông
Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1.
- Bị đơn: cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (07 người).
- Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T là vợ chồng và có 08 người con. Cụ K, cụ T tạo
lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp, nhà tắm và các công trình khác, cây cối
trên diện tích đất 612m2, thửa số 120, tờ bản đồ số 11, tại thôn T, xã P, huyện Th,
thành phố Hà Nội. Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973 cụ K kết hôn với cụ Nguyễn
Thị L và có 04 người con gồm: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Thị T2 và Cấn Anh
C. Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy chứng nhận QSDĐ đứng tên hộ cụ K.
Cuối năm 2002 cụ K chết, khối tài sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý, sử
dụng. Do Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Nay các đồng nguyên đơn là các
con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ là cụ T và chia di sản
thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp luật.
4. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/04/2013 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về “V/v tranh chấp di sản thừa
kế”.
- Nguyên đơn là ông Vũ, bà Oanh, bà Dung khởi kiện bị đơn là ông Vân yêu cầu
được chia thừa kế nhà, đất tại số 708 Ngô Gia Tự. Cụ Phúc và cụ Thịnh có 6
người con là các ông bà: Vũ, Oanh, Vân, Dung, Thu, Vi, cụ Phúc chết không để
lại di chúc, cụ Thịnh có để lại di chúc cho ông Vân con trai trưởng ½ căn nhà và
một phần đất cụ được hưởng của cụ Phúc, bản di chúc này là hợp pháp. Tòa giám
đốc thẩm nhận định, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa các cấp chưa thẩm định
và đo đạc hiện trạng đất tranh chấp mà chỉ căn cứ giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất là 142,3m2 đứng tên cụ Phúc để định giá và phân chia tài sản là không chính
xác. Xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi
có công trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán
nhà), nhưng không xác định rõ công chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông
Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đổi trừ. Vì vậy Tòa giám đốc thẩm Quyết
định hủy tất cả các bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử sơ thẩm
lại.
BTL 6: QUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC

1. Tóm tắt bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Yên về “V/v: tranh chấp di sản thừa kế”:
- Nguyên đơn là ông Hiếu khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế. Căn nhà đất có
diện tích 255m2 (đo thực tế 275m2) là tài sản chung của ông Này và bà Trọng (vợ
ông Này). Năm 2007 ông Này lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ nhà đất cho
ông Hiếu là con trai riêng của ông Này, được cha, em gái, em trai ông Này điểm
chỉ và ký tên làm chứng, Giấy thừa kế do ông Này viết không được chính quyền
địa phương công chứng, chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh
mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép và có nhiều người
làmchứng nên được xem là di chúc hợp pháp. Tuy nhiên nhà đất tại 27 Lê Lợilà tài
sản chung của ông Này, bà Trọng nên thừa kế của ông Hiếu chỉ có giá trị một
phần. Tòa sơ thẩm tuyên xử, bà Trọng được nhận toàn bộ tài sản, nhà, đất và có
trách nhiệm thanh toán cho ông Hiếu 78.795.000đ là phần thừa kế được nhận theo
di chúc của ông Này. Ông Hiếu kháng cáo, Tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo
và giữ nguyên tuyên xử của Tòa sơ thẩm.

2. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp về thừa kế”:
- Nguyên đơn là ông Quang khởi kiện yêu cầu hủy di chúc của cụ Hựu và yêu cầu
chia thừa kế đối với di sản của cụ Hựu. Cụ Hựu kết hôn với cụ Hằng có 2 người
con chung là ông Hồng (chồng bà Ngâm), bà Lựu, sau khi cụ Hằng chết cụ Hựu
chung sống với cụ Sách là có 01 người con là ông Quang, sau khi cụ Hựu chết di
sản để lại gồm có thửa đất 56, thửa đất 54, thửa đất 57, trên thửa 57 có 01 ngôi nhà
cấp 4 năm gian, nguồn gốc nhà đất này là của tổ tiên cụ Hằng để lại cho vợ
chồngcụ, hiện tại do bà Ngâm quản lý, sử dụng và được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Tòa sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của ông Quang, ông
kháng cáo và bị tòa phúc thẩm bác đơn. Tòa giám đốc thẩm nhận định, cụ Hựu là
người không biết chữ, theo khoản 3 Điều 652 BLDS 2005: “Di chúc của người bị
hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng
lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”, trong trường hợp này di
chúc của cụ Hựu có 02 người làm chứng là ông Vũ (đại diện họ Đỗ), cụ Quý (mẹ
ông Vũ), có xác nhận của ông Thưởng (trưởng thôn) và xác nhận của UBND xã.
Tuy nhiên ông Thưởng không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, UBND xã xác nhận
là do bà Lựu mang di chúc đến xác nhận và họ chỉ xác nhận chữ ký của ông
Thưởng chứ không xác nhận nội dung di chúc. Vì còn nhiều khúc mắc nên Tòa
giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét
xử lại.

3. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế”:
- Nguyên đơn là cụ Quý khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng cụ. Tòa
giám đốc thẩm nhận định cụ Hương, cụ Quý có 12 người con chung, vợ chồng cụ
tạo lập được nhà đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền đã được cấp giấy chứng nhận,
năm 2009 cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho 5 người con. Bản di chúc có công
chứng của Phòng công chứng, thời điểm lập di chúc cụ Hương có giấy chứng nhận
sức khỏe xác nhận cụ minh mẫn, nên theo quy định di chúc của cụ là hợp pháp.
Tuy nhiên, di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của cụ
Hương và cụ Quý. Việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất cho 5 người con
khi không có sự đồng ý của cụ Quý là không đúng. Vì vậy Tòa sơ thẩm xét xử di
chúc của cụ Hương có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương (1/2
nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con, sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất
thừa kế theo pháp luật; còn ½ diện tích đất còn lại được chia cho cụ Quý; phần giá
trị căn nhà theo kết quả định giá được chia cho cụ Quý ½ và thêm 2/3 suất thừa kế,
phần còn lại chia đều cho 5 người con được hưởng thừa kế theo di chúc là có căn
cứ. Nhưng tại thời điểm xét xử ông Lộc (con của vợ chồng cụ Hương) là người
đang quản lý, sử dụng nhà đất và ở đây từ nhỏ đến nay, Tòa chưa giải quyết
chuyện này. Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án
xét xử lại.

4. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT ngày 27/09/2018 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án dân sự tranh chấp yêu cầu
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu:
- Nguyên đơn là ông Y khởi kiện yêu cầu tuyên bố công chứng Di chúc của cụ D và
công chứng Văn bản công bố di chúc của cụ D và cụ T1 vô hiệu. Ông Y khai thửa
đất số 38, Tờ bản đồ số 13 là do ông nhận chuyển nhượng của cụ C (tức T, T1).
Cụ D và cụ C chung sống với nhau không đăng ký kết hôn, cụ D mua thửa đất của
ông Đ, sau đó đổi cho HTX N lấy thửa đất số 38. Cụ C và cụ D đều lập di chúc để
lại phần tài sản của mình tại thửa đất trên cho ông C (con cụ D vàCụ N) có công
chứng. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu của ông Y. Tòa cấp cao
nhậnđịnh, thửa đất là tài sản chung của cụ D và cụ C nhưng giấy tờ liên quan đến
việc chuyển nhượng với ông Y chỉ thể hiện mỗi cụ C. Cụ C (mất 07-9-2010) và cụ
D (mất 21-01-2011) đều chết sau khi có Quyết định thu hồi đất của UBND thành
phố Vĩnh Yên (21-7-2010). Ngoài ra di sản của cụ C, cụ D để lại là quyền sử dụng
đất tại thửa đất số 38 đã bị thu hồi theo Quyết định của UBND thành phố nhưng
giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm
theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản
trên cho ông D1. Tòa cấp cao Quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm và phúc
thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.

5. Tóm tắt bản án số 14/2017/DSST ngày 28/09/2017 củaTòa án nhân dân huyện
C tỉnh Phú Thọ về “V/v tranh chấpthừa kế theo di chúc”:
- Nguyên đơn là bà H khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận di chúc của ông X là
hợp pháp. Ông X và bà H là vợ chồng có 04 con chung là anh H, anh H1, anh H2,
anh H3. Ông bà có khối tài sản chung là quyền sử dụng diệntích 967,4m 2 đất tại
thửa số 76, tờ bản đồ số 18. Năm 2015 ông bà lập di chúc chung của vợ chồng do
ông X viết với nội dung: nếu ông X chết trước bà thì di chúc này sẽ giao lại cho bà
quản lý tài sản chung, khi bà chết sẽ giao lại cho anh H1 (vì chỉ có anh trông nom
bố mẹ lúc đau ốm, các con khác vô trách nhiệm). Viết xong di chúc ông X đi viện
điều trị rồi qua đời nên di chúc không được chứng thực. Anh H, anh H2 cho rằng
di chúc không phải do ông X viết, đòi chia tàisản. Tòa án nhận định, ông X, bà H
làm di chúc chung của vợ chồng thể hiện việc định đoạt tài sản chung phù hợp với
Điều 663 BLDS 2005. Hơn nữa khi ông X viết di chúc còn khỏe mạnh, minh mẫn,
không bị ép buộc, nội dung bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội và theo Kết quả giám địnhchữ viết, chữ ký trong di chúc và
trong các giấy tờ khác của ông X là cùng một người ký, viết ra. Tòa án Quyết định
công nhận di chúc chung của ông X và bà H, không chấp nhận yêu cầu chia tài sản
của anh H, anh H2.

6. Tóm tắt bản án số 211/2009/DSST ngày 16/09/2009 của Tòa án nhân dân
huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai về “V/v tranh chấp di sản thừa kế”:
- Nguyên đơn là anh Được khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của mẹ anh
cho 07 anh chị em, anh được sở hữu sử dụng nhà đất và chia bằng tiền cho 6 anh
chị em giá trị tương đương với phần di sản được hưởng. Cha mẹ anh có 07 người
con chung, năm 1991 mẹ anh tạo dựng được 1 căn nhà trên diện tích 86m 2 thuộc
thửa số 27, tờ bản đồ số 25. Năm 2004 mẹ anh lập di chúc để lại nhà đất cho 7 anh
chị em, hiện tại anh quản lý nhà đất, năm 2005 sau khi mẹ mất anh chị em họp lại
chia di sản nhưng anh Tân, chị Hương không đồng ý, chị yêu cầu để lại căn nhà và
đất như hiện tại thuộc quyền sở hữu chung của 7 anh chị em. Tòa án nhận định, di
chúc lập năm 2004 của bà Lùng để lại nhà đất cho 7 người con đồng thừa hưởng
để thờ cúng cha mẹ, anh Được là người đang quản lý di sản, hiện tại có 5/7 anh chị
em của anh Được đồng ý chia di sản và giao lại cho anh Được quản lý di sản. Tòa
án Quyết định giao cho anh Được được quyền quản lý, sử dụng nhà đất tại thửa số
27, anh có trách nhiệm thanh toán giá trị di sảnthừa kế cho anh Tân, chị Hương
mỗi người 37.424.000đ (261.967.000đ : 7 người).

BTL 7: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1. Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội “V/v: Tranh chấp chia thừa kế”
- Cụ Thát có 2 vợ, vợ cả là cụ Tần, vợ hai là cụ Thứ. Cụ Thát và cụ Tần có 4 người
con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết và bà Triển. Cụ Thát và cụ Thứ có 1
người con chung là bà Tiến. Bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần nhưng trong
lý lịch của 2 cụ không ghi nhận con nuôi là bà Tý, con cháu bà khước từ nhận di
sản và Tòa án cũng không công nhận bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần vì
không có cơ sở. Trước khi chết, cụ Thát và cụ Thứ đều không để lại di chúc còn
cụ Tần thì để lại lời dặn dò về việc cho bà Tiến một phần nhà đất được bà Bằng
chấp bút ghi lại nhưng ông Thăng không công nhận. Nay các bà Bằng, bà Khiết,
bà Triển, bà Tiến yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật. chấp nhận đơn yêu
cầu chia thừa kế của các nguyên đơn. Tòa án xử chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa
kế của nguyên đơn.
2. Quyết định số 182 /2012/DS-GĐT về “Tranh chấp tài sản gắn liền quyền sử
dụng đất”.
- Cha, mẹ của bà Nga là cụ Cầu, cụ Dung mất không có di chúc và do không có
điều kiện canh tác nên nhờ ông Tùng trông coi giúp bà khối tài sản. Tài sản do cụ
Cầu và cụ Dung để lại là 3.12m2. Nay bà Nga cần sử dụng đất này để xây dựng từ
đường để thờ cúng nên yêu cầu ông Tùng trả đất. Theo xác nhận của các nhân
chứng thì ông Tùng đã ở với hai cụ từ 2 tuổi và ông Tùng cũng là người mai táng
cho hai cụ khi mất. Năm 1962 bà Nga đi công tác xa nhà và ông Tùng là người
trực tiếp nuôi dưỡng hai cụ đến khi mất. Ông Tùng được xem là con nuôi hai cụ và
ông cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình đối với nhà nước nêm ông
chỉ đồng ý trả cho bà Nga 700m2 và không chi trả gì thêm. Quyết định của Tòa án
nhân tối cao là hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 97/2008/DS-PT.
3. Tóm tắt Bản án số 69/2018/DSPT Ngày 09/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội “V/v: Yêu cầu công nhận quyền thừa kế và tranh chấp di sản
thừa kế”.
- Bà T5 không có con ruột, đến năm 2009 bà mất để lại một phần di sản là nhà đất
nhưng không lập di chúc. Nên nguyên đơn là anh C1 chồng chị C3 (con nuôi
không hợp pháp của cụ T5, mất vào năm 2007 mất trước cụ 2 năm không để lại di
chúc) mới tiến hành thưa kiện. Yêu cầu cho con của anh và chị C3 được thừa
hưởng di sản trên. Bị đơn là ông V, người có quyền lợi liên quan làbà T2 em ruột
cụ T5. Cả hai điều đưa ra khẳng định nhà đất của bà T5 là do bố mẹ họ để lại, việc
bà T5 chiếm hữu và sử dụng là trái pháp luật . Tại bản án số 69/2018/DSPT ngày
09/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà nội. Tòa án đã giải quyết phần tài
sản trên theo hướng “thừa kế thế vị” cho con của chị C3.

BTL Tháng lần 1


1. Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/04/2018 của Tòa án nhân dân
quận 9 thành phố Hồ Chí Minh về “V/v yêu cầu tuyên bố một người là đã chết”:
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là bà T yêu cầu Tòa án tuyên bố ông C là đã
chết. Tòa án nhận thấy bà T và ông C là vợ chồng có 01 con chung là anh T , cuối
năm 1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức mặc dù gia đình bà T đã tổ
chức tìm kiếm. Ngày 26/10/2017, Tòa án nhân dân quận 9 ban hành Thông báo
tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trên báo Công lý và
nhắn tin trên trên Đài tiếng nói Việt Nam nhưng vẫn không có tin tức gì của ông
C. Dựa theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 ông C đã đủ điều kiện để tuyên
bố là đã chết. Tòa án chấp nhận yêu cầu của bà T. Vụ việc thuộc trường hợp
không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C, nên ngày chết
của ông được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng, tức
ngày 01/01/1986.
2. Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa về “V/v yêu cầu tuyên bố một người là đã chết”:
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là anh Đ yêu cầu Tòa án tuyên bố chị K
(chị gái anh Đ) là đã chết. Tòa án nhận định chị K đã bỏ nhà đi khỏi địa phương
từ năm 1992 đến nay không có tin tức, gia đình anh Đ đã nhiều lần tìm kiếm và
thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có kết quả. Tòa án
đã thông báo tìm kiếm chị K trên cổng Thông tin điện tử Tòa án nhân dân Tối
cao; Báo nhân dân và Đài tiếng nói Việt Nam 03 kỳ liên tiếp mà vẫn không có tin
tức của chị. Đủ cơ sở để khẳng định chị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và
không có tin tức xác thực chị K còn sống. Nên Tòa án chấp nhận yêu cầu của anh
Đ và lấy ngày làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài
sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị K làm ngày chết của chị, tức ngày
19/11/2018.

BTL Tháng lần 2

1. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 382/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của
Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về “V/v tranh chấp đòi tài sản”.
- Nguyên đơn là bà Nga khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Truyền, bà Hằng phải
giao trả nhà đất, bà Kiều phải giao trả hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất của cha mẹ bà. Ông Bình, bà Như nhận bà Nga làm
con nuôi sau đó ông bà có cho vợ chồng ông Truyền ở chung, tài sản của vợ
chồng ông Bình tạo lập được là 1 căn nhà đất. Tòa giám đốc thẩm nhận định năm
2005 bà Như lập di chúc nhờ ông On viết, ông Kiếm (Tổ trưởng) và ông Hiếu
(Cảnh sát khu vực) ký tên làm chứng trong di chúc. Ông On, ông Kiếm, ông Hiếu
đều xác nhận khi bà Như lập di chúc, trạng thái tinh thần vui vẻ, minh mẫn. Kết
luận của bác sĩ Hiền về tình trạng sức khỏe, tinh thần của bà Như được ghi trong
Giấy chứng nhận khám sức khỏe ngày 26/12/2004, trước 5 ngày bà Như lập di
chúc không mâu thuẫn với lời khai xác nhận của ông On, ông Kiếm, ông Hiếu.
Như vậy có cơ sở xác nhận di chúc của bà Như là di chúc hợp pháp, thể hiện
đúng ý chí của bà. Ông Bình chết không để lại di chúc nên bà Như, bà Nga thuộc
hàng thừa kế thứ nhất. Phần di sản của bà Như do vợ chồng ông Truyền được
hưởng theo di chúc. Ngoài ra Tòa án cũng không công nhận “Đơn từ con” của vợ
chồng ông Bình vì nó chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, không có
chứng cứ chứng minh bà Nga có hành vi bạc đãi cha mẹ, vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ nuôi để xác nhận bà Nga không được hưởng thừa kế
tài sản. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu của bà Nga là không
đúng. Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ
sơ xét xử lại.

2. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/20/2009 của
Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về “V/v tranh chấp về thừa kế tài sản”.
- Nguyên đơn là bà Nguyệt khởi kiện yêu cầu được thừa kế toàn bộ di sản của cha
mẹ theo di chúc lập ngày 15/9/2000. Cha mẹ bà là cụ Kiệt và cụ Biết, có 2 người
con là bà và bà Thuyết, di sản để lại gồm nhà và vườn cây ăn trái. Nhận định của
Tòa giám đốc thẩm, cụ Kiệt chết không để lại di chúc, cụ Biết đã lập: “Tờ truất
quyền hưởng di sản” năm 1997 (truất quyền hưởng thừa kế của vợ chồng, con
nuôi bà Nguyệt đối với tài sản chung và riêng của cụ Kiệt, cụ Biết, di tặng tài sản
chung và riêng cho 3 cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm, ông Hoàng, tờ truất
quyền do cụ Biết ký tên và lăn tay); “Tờ di chúc” năm 2000 (cho vợ chồng bà
Nguyệt toàn bộ tài sản do cụ Biết thảo, bà Nguyệt đánh máy, cụ Biết ký tên trước
mặt ông Sinh và ông Sinh xác nhận); “Tờ di chúc” năm 2001 (bà Thuyết được
toàn quyền thừa hưởng phần tài sản là nhà và đất vườn cây ăn trái). Tòa án cấp
phúc thẩm không công nhận “Tờ truất quyền” năm 1997, “Tờ di sản” năm 2000
bởi không phù hợp với quy định của pháp luật cả về hình thức, nội dung văn bản
là có căn cứ. “Tờ di chúc” năm 2001 do cụ Biết đọc, ông Thắng viết hộ, cụ Biết
điểm chỉ, ông Dầm chứng kiến, viết xong ông Thắng, ông Dầm ký tên làm
chứng. Các ông xác nhận khi lập di chúc cụ Biết là người minh mẫn, bên cạnh đó
bà Mỹ cũng xác nhận khi bà gặp cụ để thỏa thuận về việc thuê vườn cây và khi
cụ điểm chỉ vào hợp đồng thì cụ là người minh mẫn. Hội đồng giám đốc thẩm xét
thấy giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại theo
hướng nếu không có chứng cứ mới phải công nhận di chúc năm 2001 của cụ Biết
có hiệu lực đối với tài sản của cụ trong khối tài sản chung với cụ Kiệt và phần tài
sản cụ Biết được thừa kế di sản của cụ Kiệt; phần di sản của cụ Kiệt chia thừa kế
theo pháp luật cho 2 con. Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án dân sự phúc
thẩm.

BTL Học kỳ.

1. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

- Nguyên đơn là công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel khởi kiện công ty cổ
phần kim khí Hưng Yên yêu cầu bồi thường tổng 8.834.598.225 đồng là tiền gốc,
tiền chênh lệch do phải mua thép, tiền phạt do vi phạm hợp đồng và tiền lãi do
chậm thanh toán. Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, Tòa phúc
thẩm thì đình chỉ giải quyết vụ án. Tòa giám đốc thẩm nhận định, ngày 16/1/2007
hai Công ty ký kết hợp đồng, Công ty Hưng Yên do ông Mạnh làm đại diện ký
mà từ ngày 20/11/2006 Bà Lan-Tổng giám đốc công ty Hưng Yên đã làm giấy ủy
quyền cho ông Mạnh được thay mặt công ty thực hiện các giao dịch kinh tế
(trong thời gian này bà Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật của công ty).
Bản cam kết tự chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại tất cả các hợp đồng mà
ông Mạnh ký thay, Công ty Vinausteel không tham gia ký, không đồng ý nên
không thuộc trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự. Tòa Quyết định hủy Quyết
định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và
Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.

2. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/04/2013 của
Hội đồng thẩm phánTòa án nhân dân tối cao về “V/v tranh chấp hợp đồng tín
dụng”:

- Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại Nghệ An khởi kiện
yêu cầu Công ty xây dựng số II (nay là Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex)
thanh toán tổng nợ gốcvà nợ lãi 1.382.040.000 và xử lý tài sản đã thế chấp, bảo
lãnh để thu hồi nợ cho Ngân hàng, của Xí nghiệp xây dựng 4 trực thuộc Công ty
Vinaconex. Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu trên, sau khi kháng cáo, Tòa sơ thẩm
không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tòa giám đốc thẩm
nhận định, Công ty II xuất trình công văn quy định về việc vay vốn tín dụng của
các đơn vị trực thuộc và công văn gửi Ngân hàng TMCP Công thương Nghệ An
trong đó có nội dung “đề nghị Ngân hàng không cho các Xí nghiệp thuộc Công ty
vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty kể từ ngày 06/04/2001...” và
“các văn bản của Công ty liên quan tới vay vốn của Ngân hàng Công thương
Nghệ An ban hành trước ngày 06/4/2001 đều bị bãi bỏ”. Nhưng ngày 14/05/2001
Ngân hàng vẫn ký hợp đồng tín dụng cho Xí nghiệp 4 vay tiền, tuy nhiên Công ty
II cũng không cung cấp được tài liệu để chứng minh Ngân hàng đã nhận được
Công văn đó. Hơn nữa sau khi Xí nghiệp 4 vay tiền Ngân hàng, Công ty II biết
và không phản đối nên Công ty II phải chịu trách nhiệm về khoản nợ này, Tòa sơ
thẩmvà phúc thẩm buộc Công ty II phải trả tiền là có căn cứ. Tòa giám đốc thẩm
Quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ xét xử lại.

3. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của
Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về “V/v tranh chấp thừa kế tài sản”:

- Nguyên đơn là bà Xê khởi kiện yêu cầu được thừa kế theo di chúc của ông Lưu.
Ông Lưu, bà Thẩm kết hôn năm 1964, có đăng ký kết hôn tại UBND xã, có 1 con
chung là chị Hương. Năm 1994 ông nhận chuyển nhượng căn nhà số 150/6A, Lý
Thường Kiệt. Năm 1996 ông đăng ký kết hôn với bà Xê và chung sống đến năm
2003 thì ông chết. Sau đó vợ chồng chị Hương vào ở tại căn nhà trên cùng bà Xê.
Tòa nhận định, quan hệ hôn nhân của ông Lưu, bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp
pháp và vẫn đang còn tồn tại theo pháp luật, còn quan hệ hôn nhân của ông Lưu,
bà Xê là phạm luật. Căn nhà được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà
Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông đã chuyển vào Nam công tác, mẹ con bà Thẩm
vẫn ở Bắc, căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông, bà Thẩm không
có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để tạo lập căn nhà nên ông Lưu có
quyền định đoạt với căn nhà trên. Như vậy “Di chúc” năm 2002 của ông Lưu để
lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ, hợp pháp. Tuy nhiên bà Thẩm đang là
vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, bà được thừa
kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc; đồng thời bà
Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ nhỏ đến lớn cũng cần xem xét
công sức nuôi con chung của bà. Tòa giám đốc thẩm Quyết định, hủy bản án dân
sự sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử sơ thẩm lại.

4. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 08/2013/DS-GĐT ngày 24/01/2013 của tòa
Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về “V/v đòi tài sản bị chiếm giữ”:
- Nguyên đơn là bà Ơn khởi kiện yêu cầu bà Chắc dọn đi nơi khác, trả lại nhà, đất
và một số vật dụng khác. Tòa giám đốc thẩm nhận địnhnhà đất đang tranh chấp
do cụ Huệ tạo lập, đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cửa, cụ Huệ chết
năm 1999, trước khi chết cụ đã lập di chúc cho con là ông Hà thừa kế, ngày
15/05/2008 ông Hà chết không để lại di chúc thì bà Ơn là vợ và các con ông Hà
được thừa kế nhà đất này đã chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất
ở sang cho bà Ơn; 04/3/2011 bà Ơn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nên bà Ơn có quyền đòi bà
Chắc trả lại nhà đất. Tuy nhiên, trong thời gian dài gia đình bà Ơn không ở nhà
đất này, nên cũng cần tính công sức quản lý, bảo quản nhà đất cho gia đình bà
Chắc. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Ơn. Do
còn nhiều thiếu sót nên Tòa giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm,
giao hồ sơ vụ án xét xử sơ thẩm lại.

5. Tóm tắt bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/09/2009 của Tòa án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh:

- Nguyên đơn là bà Khót, ông Tâm khởi kiện yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ
Khánh theo quy định của pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc do không có khả năng lao động. Tòa án xét thấy cụ Khánh (chết
năm 2000) và cụ Lầm (chết năm 1938) có 2 con là bà Khót và ông Tâm, cụ
Khánh và cụ Ngọt (chết năm 1973) có 01 con chung là ông Nhật. Di sản của cụ
Khánh là căn nhà số 83 Lương Định Của, năm 1992 cụ Khánh lập di chúc cho
ông Nhật là người duy nhất được quyền thừa kế căn nhà. Tại thời điểm mở thừa
kế bà Khót 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi là thương binh hạng 2/4. Tuy nhiên từ trước
đến nay ông Tâm, bà Khót có đời sống kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào cụ
Khánh. Bà Khót có gia đình, tài sản riêng và được hưởng chính sách của nhà
nước theo diện người có công có cách mạng. Ông Tâm là thương binh, cũng
được hưởng chính sách đãi ngộ. Vì vậy Tòa Quyết định không chấp nhận yêu cầu
của bà Khót, ông Tâm về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc.

6. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 619/2011/DS-GĐT ngay 18/08/2011 của
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Chia thừa kế theo di chúc”:
- Nguyên đơn là anh Toản khởi kiện yêu cầu anh Tuấn, chị Thu trả lại cho anh căn
nhà tại số 120 đường Cầu Giấy. Ông Minh, bà Lan có 5 người con chung là các
anh chị: Thu, Toản, Tuấn, Thúy, Hương. Trong số các di sản thừa kế của ông
Minh có căn nhà đất 15m2 tại số 120 đường Cầu Giấy. Trước khi chết ông Minh
đã làm “Giấy di chúc”, sau đó năm 1998 bà Lan lập “Di chúc thừa kế nhà ở”
trong đó chị Thu, chị Thúy và chị Hương mỗi người được 18 cây vàng; anh Tuấn
được 50 cây vàng; anh Toản được hưởng căn nhà 15m 2. Di chúc này có chữ ký
đề tên bà Lan và được chứng thực. Sau đó năm 2005 bà Lan làm “Đơn xin hủy di
chúc” có nội dung, bà và các con bà đồng ý hủy di chúc mà trước kia bà đã viết
cho anh Toản. Ủy ban nhân dân phường có lưu bản phô tô giấy hủy di chúc
nhưng không xác nhận vì đơn này không phải do bà Lan viết mà do cháu ngoại
bà (con chị Thu) viết và bà cùng các con ký ở nhà. Tòa giám đốc thẩm nhận định,
cần làm rõ bà Lan có biết chữ hay không, nếu biết tại sao lại để cháu viết hộ, nội
dung đơn này có đúng ý chí của bà Lan hay không? Vì còn nhiều thiếu sót, Tòa
Quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ xét xử lại.\
7. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011 của
Tòa dân sựTòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất”:
- Nguyên đơn là anh Đang khởi kiện yêu cầu ông Sáu, bà Hơn trả cho anh 1.500m 2
đất thuộc một phần thửa 543. Diện tích đất tranh chấp thực tế là 1.332,4m 2 thuộc
một phần trong tổng số đất 3.308,2m2 tại thửa 543, nguồn gốc đất là của cụ
Trượng, cụ Tào (bố mẹ ông Sáu, ông bà nội của anh Đang). Tòa nhận định thực
tế là năm 1997 cụ Trượng có lập “Tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngôn”, cho
anh Đang 3000m2 đất, hàng năm đóng lúa cho 2 cụ ăn, có chữ ký của cụ Trượng,
điểm chỉ của cụ Tào và xác nhận của UBND. Năm 1999 cụ Trượng lại lập di
chúc, nhờ con gái viết giùm, trong đó anh Đang được 2000m 2, ông Sáu được
2.542m2 đất ruộng và 4.310m2đất vườn để phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, có
chữ ký của cụ Trượng, cụ Tào gạch chữ x. Các con của cụ Trượng thừa nhận cụ
có lập di chúc này, nhưng anh Đang không thừa nhận, nên cần phải giám định di
chúc. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn trong
khi còn nhiều điểm chưa rõ. Nên Tòa giám đốc thẩm Quyết định, hủy bản án sơ
thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.

8. Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/4/2012 của Tòa
dân sựTòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản”:
- Nguyên đơn là ông Nhiên khởi kiện yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật di
sản của bố, mẹ để lại cho 05 chị em. Di sản của cụ Gảng, cụ Môn là 169,3m 2 đất,
người thừa kế của 2 cụ gồm: ông Nhiên, ông Mạnh, bà Lương, bà My, vợ con
ông Đức. Tòa xét thấy, di chúc năm 1998 thể hiện tên người để lại di chúc là cụ
Giảng và cụ Môn, nhưng chỉ có chữ ký của cụ Môn, không có chữ ký của cụ
Giảng, theo lời khai là lúc đó cụ không còn tỉnh táo nên không điểm chỉ, ký tên
được, từ đó Tòa án 2 cấp xác định cụ Giảng không để lại di chúc là đúng. Năm
2000 cụ Môn cùng các con họp thống nhất phân chia tài sản, nội dung di chúc
năm 1998 và biên bản họp gia đình năm 2000 đều thống nhất chia cho ông Đức 1
phần đất, diện tích còn lại dùng để làm nhà thờ và giao ông Mạnh quản lý. Tòa sơ
thẩm và phúc thẩm không căn cứ tính hợp pháp của biên bản họp gia đình mà xác
định di chúc năm 1998 có hiệu lực với phần tài sản của cụ Môn, đồng thời chia
thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Giảng là gây thiệt hại đến quyền lợi
của đương sự. Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm và
giao hồ sơ vụ án xét xử lại.
9. Quyết định giám đốc thẩm số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế”:
- Nguyên đơn là bà Chim, bà Bay khởi kiện yêu cầu được chia thừa kế với 2 diện
tích cha mẹ để lại. Cụ Nhà, cụ Việt có 5 người con là bà Bay, bà Lên, bà Chim,
bà Sáu, ông Cu; tranh chấp thừa kế gồm có quyền sử dụng đất tại thửa số 204, tờ
bản đồ số 3 (bà Sáu đứng tên) và thửa số 10, tờ bản đồ số 15 (cụ Nhà đứng tên).
Tòa xét thấy, đối với thửa số 10, bà Lên và bà Sáu xuất trình Tờ di chúc lập năm
2000 của cụ Nhà cho hai bà được trọn quyền sử dụng phần đất này, có trách
nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được cầm cố hoặc chuyển nhượng và
phải nuôi dưỡng ông Cu khi bị ốm đau, tuổi già. Như vậy, đây thuộc loại di chúc
có điều kiện, khi xem xét công nhận di chúc, phải xem xét những điều kiện nêu
trong di chúc có được đảm bảo thực hiện hay không. Còn đất tại thửa số 204 Tòa
án 2 cấp cũng chưa xác định là di sản thừa kế của cụ Nhà hay tài sản riêng của bà
Sáu. Tòa giám đốc thẩm Quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm và giao hồ
sơ vụ án xét xử lại.

You might also like