Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1.

CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,


NHÂN PHẨM, DANH DỰ

1. Điều 123. Tội giết người


Giết người là hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của người khác.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là tính mạng của người khác.


Khách thể - Đối tượng tác động: con người đang sống với ý nghĩa là 1 thực thể
tự nhiên.

Tội phạm có cấu thành vật chất. Hành vi giết người chưa làm nạn
nhân chết vẫn cấu thành tội phạm và được coi là giết người chưa đạt.
Mặt khách - Hành vi.
quan
- Hậu quả.
- Mối quan hệ nhân quả.

Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp:


- Cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chết người có thể hoặc
tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả
Mặt chủ chết người xảy ra hay chưa thì vẫn định tội ở giai đoạn chưa đạt.
quan
- Cố ý gián tiếp: trạng thái tâm lý để mặc cho hậu quả xảy ra, người
phạm tội không hướng đến đạt một hậu quả xác định nên phụ thuộc
vào hành vi xảy ra trên thực tế
Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
Chủ thể
trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên).
2. Điều 124. Tội giết con mới đẻ, tội vứt bỏ con mới đẻ.
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả
đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là tính mạng của trẻ mới đẻ.
Khách thể - Đối tượng tác động: trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày tuổi, nạn nhân
do chủ thể của tội phạm mới sinh ra.

Tội phạm có cấu thành vật chất: Hành vi; Hậu quả; Mối quan hệ nhân
quả.
- Tội giết con mới đẻ: hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định tội
Mặt khách
phạm hoàn thành. Nếu nạn nhân không chết thì hành vi giết con mới
quan
đẻ ở giai đoạn chưa đạt.
- Tội vứt con mới đẻ: hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định tội
phạm đã cấu thành. Nếu nạn nhân không chết thì không cấu thành TP.

Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp:


Mặt chủ Động cơ phạm tội là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc
quan trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.
→ Tội phạm không vì động cơ này thì không cấu thành.

Chủ thể đặc biệt – người mẹ sinh đứa trẻ là nạn nhân của hành vi
Chủ thể
phạm tội.
3. Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích
của người đó

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là tính mạng của người khác -.


Khách thể - Đối tượng tác động: con người đang sống với ý nghĩa là 1 thực thể
tự nhiên.

Tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu
bắt buộc: Hành vi; Hậu quả; Mối quan hệ nhân quả.
- Phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh: người phạm
tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình.
Mặt khách
- Do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân: có thể là một
quan
hành vi cụ thể hoặc một chuỗi hành vi lặp đi lặp lại trong thời gian
dài.
- Đối với người phạm tội hoặc người thân của họ.
- Nạn nhân tử vong.

Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp:


- Cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả chết người có thể hoặc
Mặt chủ tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả
quan chết người xảy ra hay chưa thì vẫn định tội ở giai đoạn chưa đạt.
- Cố ý gián tiếp: trạng thái tâm lý để mặc cho hậu quả xảy ra, người
phạm tội không hướng đến đạt một hậu quả xác định.
Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
Chủ thể
trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên).
4. Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc
do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng là giết người trong trường hợp vì bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của
người khác, mà chống trả rõ ràng vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại dẫn đến hậu quả chết người.
Giết người không vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là hành vi giết
người trong trường hợp bắt giữ người, thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách
nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực nhưng đã sử dụng vũ lực vượt quá mức cần thiết
dẫn đến hậu quả chết người.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là tính mạng của người khác.


- Đối tượng tác động:
+ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: người đang có hành vi
Khách thể xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích chính đáng
của công dân.
+ Vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người
phạm tội.

Tội phạm có cấu thành vật chất: Hành vi; Hậu quả; Mối quan hệ nhân
Mặt khách
quả.
quan

Mặt chủ Lỗi cố ý


quan

Chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
Chủ thể
trách nhiệm hình sự.

5. Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người trong
khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp
luật cho phép.
Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là tính mạng của người khác.


Khách thể - Đối tượng tác động: người có hành vi vi phạm pháp luật, trường hợp
bị trúng dạn vì lỗi vô ý của người thi hành công vụ.

Tội phạm có cấu thành vật chất:


- Hành vi: hành vi trong khi thi hành công vụ đã dùng vũ lực ngoài
những trường hợp pháp luật cho phép (Luật Quản lý, sử dụng vũ khí,
Mặt khách
vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ).
quan
- Hậu quả: nạn nhân tử vong, dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm,
nạn nhân chưa chết thì không cấu thành tội phạm.
- Mối quan hệ nhân quả.

Lỗi cố ý hoặc vô ý, thường là cố ý nhưng trường hợp bắn lạc đạn là


Mặt chủ vô ý.
quan
Động cơ vì thi hành công vụ là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

Chủ thể Chủ thể người thi hành công vụ.

6. Điều 128. Tội vô ý làm chết người.


Tội vô ý làm chết người là hành vi do vi phạm các quy tắc chung về bảo đảm an
toàn cho tính mạng sức khỏe của người khác mà gây ra chết người.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là tính mạng của người khác.


Khách thể
- Đối tượng tác động:

Tội phạm có cấu thành vật chất: Hành vi; Hậu quả; Mối quan hệ nhân
quả.
Mặt khách Sử dụng điện: công văn 81/2002.
quan Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội vô ý làm chết người.
Nếu hành vi khách quan chưa gây hậu quả chết người thì không cấu
thành tội này.
Mặt chủ Lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do tẩu thả.
quan

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

7. Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi tác
động trái pháp luật đến thân thể của người khác, gây thiệt hại về sức khỏe cho họ dưới
dạng thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe trong các trường hợp luật định.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là thân thể, sức khỏe của người khác.
Khách thể
- Đối tượng tác động:

Tội phạm có cấu thành vật chất: Hành vi; Hậu quả; Mối quan hệ nhân
Mặt khách
quả.
quan
Nghị quyết 01/2006.

Lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hành vi của mình có thể gây thương
Mặt chủ
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mong muốn cho
quan
hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn hậu quả nhưng để lại
nhưng để mặc hậu quả phát sinh.

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

8. Điều 130. Tội bức tử


Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình làm người đó tự sát

Dấu hiệu
- Quan hệ xã hội bị xâm phạm tính mạng của người khác.
Khách thể - Đối tượng tác động: người có mối quan hệ lệ thuộc vào người phạm
tội.

Tội phạm có cấu thành vật chất:


- Hành vi: đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm
nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát
Mặt khách - Hành vi nêu trên cấu thành tội phạm khi có sự tự sát của nạn nhân,
quan bất kể sự tự sát có gây ra hậu quả hay không. Nạn nhân tử vong không
là dấu hiệu định tội.
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi là nguyên nhân đưa đến sự tự sát của
nạn nhân.

Lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý:


Mặt chủ - Cố ý gián tiếp chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm nạn
quan nhân tự sát, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc sự việc tự
sát xảy ra.

Chủ thể là đặc biệt. Giữa người phạm tội và nạnn nhân có mối quan
Chủ thể
hệ lệ thuộc do quan hệ giữa gi đình, nuôi dưỡng, tín ngưỡng,…

9. Điều 131. Tội xúi giục người khác tự sát.


Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của
họ.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm đến tính mạng của người khác.
Khách thể
- Đối tượng tác động:

Mặt khách - Hành vi khách quan của tội xúi giục người khác tự sát là hành vi cố
quan ý kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của
họ.
- Hành vi khách quan của tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra
những điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác tự sát như cung
cấp thuốc độc để nạn nhân tự đầu độc hoặc chỉ dẫn cách thức tự sát.
Cần phân biệt hành vi khách quan của tội giết người với hành vi
khách quan của tội giúp người khác tự sát. Nếu hành vi khách quan
của tội giết người là nguyên nhân đưa đến hậu quả nạn nhân bị tử
vong thì hành vi khách quan của tội giúp người khác tự sát chỉ đóng
vai trò là điều kiện để nạn nhân sử dụng các điều kiện đó mà tự sát.
- Tội phạm chỉ cấu thành nếu nạn nhân đã tự sát bất kể việc tự sát có
thành hay không. Hậu quả nạn nhân chết không phải là dấu hiệu bắt
buộc của tội phạm này.

Mặt chủ Lỗi cố ý.


quan

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

10. Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các
trường hợp luật định.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm đến sức khỏe của người khác.
Khách thể
- Đối tượng tác động:

Đây là tội phạm có cấu thành vật chất.


Mặt khách
quan

Lỗi cố ý. Ngươi phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hành vi của mình có thể gây thương
Mặt chủ
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mong muốn cho
quan
hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng để
mặc hậu quả phát sinh.

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
11. Điều 141. Tội hiếp dâm.
Tội hiếp dâm được hiểu là hành vi dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là danh dự, nhân phẩm của người khác.
Khách thể - Đối tượng tác động: người từ đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt
nam nữ.

Tội phạm có cấu thành hình thức: Người nào dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
Mặt khách
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
quan
dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Nghị quyết 06/HĐTP.

Mặt chủ Lỗi cố ý.


quan

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

12. Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi


Hiếp dâm người dưới 16 tuổi được hiểu là một trong các hành vi:
- Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
- Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

Dấu hiệu
- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là danh dự, nhân phẩm của người khác.
Khách thể
- Đối tượng tác động: từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, dưới 13 tuổi.

Tội phạm có cấu thành hình thức: Người nào dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
Mặt khách
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
quan
dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Nghị quyết 06/HĐTP.

Mặt chủ Lỗi cố ý.


quan

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

13. Điều 143. Tội cưỡng dâm


Hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình
trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Đối tượng tác động: từ đủ 16 tuổi trở lên, là người lệ thuộc hoặc
Khách thể đang trong tình trạng quẫn bách. Nạn nhân phải là người lệ thuộc hoặc
đang trong tình trạng lệ thuộc người phạm tội hoặc là người đang
trong tình trạng quẫn bách.

Tội phạm có cấu thành hình thức: dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ
thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn
Mặt khách
cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục
quan
khác.
Nghị quyết 06/HĐTP.

Lỗi cố ý. Người phạm tội ý thức được hoàn cảnh lệ thuộc hoặc quẫn
Mặt chủ
bách của nạn nhân và đã sửu dụng hoàn cảnh đó để ép buộc nạn nhân
quan
phải miễn cưỡng giao cấu.
Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

14. Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong
tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu
hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là danh dự, nhân phẩm của người khác.
Khách thể
- Đối tượng tác động: từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Tội phạm có cấu thành hình thức: dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ
thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn
Mặt khách
cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục
quan
khác.
Nghị quyết 06/HĐTP.

Lỗi cố ý. Người phạm tội ý thức được hoàn cảnh lệ thuộc hoặc quẫn
Mặt chủ
bách của nạn nhân và đã sửu dụng hoàn cảnh đó để ép buộc nạn nhân
quan
phải miễn cưỡng giao cấu.

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

15. Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Hành vi của người đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp
quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này.

Dấu hiệu

Khách thể - Quan hệ xã hội bị xâm phạm là sự phát triển bình thường về thể
chất, tâm sinh lý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
- Đối tượng tác động: từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Tội phạm có cấu thành hình thức: hành vi giao cấu hoặc thực hiện
Mặt khách hành vi quan hệ tình dục khác.
quan Thực hiện trên cơ sở thuận tình của nạn nhân.
Nghị quyết 06/HĐTP.

Lỗi cố ý. Người phạm tội ý thức được mình có hành vi giao cấu hoặc
Mặt chủ
thực hiện quan hệ tình dục khác với người mà biết rõ nạn nhân từ đủ
quan
13 đến dưới 16 tuổi.

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ 18 tuổi.

16. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Hành vi của người đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16
tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ
tình dục khác.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là sự phát triển lành mạnh của người
Khách thể dưới 16 tuổi.
- Đối tượng tác động: người dưới 16 tuổi.

Mặt khách Tội phạm có cấu thành hình thức.


quan Hành vi coi khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/HĐTP.

Mặt chủ Lỗi cố ý.


quan

Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ 18 tuổi.


Chủ thể Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16
tuổi không phạm tội này.
17. Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Hành vi của Người đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi
trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình
thức.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm là sự phát triển lành mạnh của người
Khách thể dưới 16 tuổi.
- Đối tượng tác động: người dưới 16 tuổi.

Mặt khách Tội phạm có cấu thành hình thức.


quan Hành vi coi khoản 4,5,6 Điều Nghị quyết 06/HĐTP.

Mặt chủ Lỗi cố ý.


quan

Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ 18 tuổi.


Chủ thể Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16
tuổi không phạm tội này.

18. Điều 150. Tội mua bán người


Hành vi của người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác
thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác;
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi giao nhận tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận
cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Dấu hiệu
- Quan hệ xã hội bị xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người.
Khách thể
- Đối tượng tác động: người từ đủ16 tuổi trở lên.

Mặt khách Tội phạm có cấu thành hình thức.


quan Hành vi coi khoản 3,4,5,6,7 Điều Nghị quyết 02/2019.

Mặt chủ Lỗi cố ý.


quan

Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
Chủ thể
sự.

19. Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi[70]


Hành vi của người thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 12 năm:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi giao
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người.
Khách thể
- Đối tượng tác động: người dưới 16 tuổi.

Mặt khách Tội phạm có cấu thành hình thức.


quan Hành vi coi khoản 3,4,5,6,7 Điều Nghị quyết 02/2019.

Mặt chủ Lỗi cố ý.


quan

Chủ thể Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự.
CHƯƠNG 3. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

1. Điều 168. Tội cướp tài sản


Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm
cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt
tài sản.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.


Khách thể
- Đối tượng tác động: tài sản và thân thể con người.

Tội phạm có cấu thành cắt xén.


- Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất, tác động vào người
khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này.
- Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc cử
chỉ dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc khiến người bị hại bị tê liệt ý
Mặt khách
chí.
quan
- Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được: là hành vi dùng mọi thủ đoạn khác nhau để đưa
đến tình trạng như cho uống, thuốc ngủ, thuốc độc.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các loại
hành vi trên, bất kể là chiếm đoạt được tài sản hay chưa.

Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản.
quan

Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
Chủ thể
sự.

2. Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.

Dấu hiệu
- Quan hệ xã hội bị xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
Khách thể
- Đối tượng tác động: tài sản và thân thể con người.

Tội phạm có cấu thành cắt xén.


- Bắt cóc con tin.
Mặt khách - Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản: đe dọa xâm phạm tính
quan mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,…
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các loại
hành vi trên, bất kể là chiếm đoạt được tài sản hay chưa.

Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản.
quan

Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
Chủ thể
sự.

3. Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản


Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác
nhằm chiếm đoạt tài sản.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.


Khách thể
- Đối tượng tác động: tài sản và thân thể con người.

Tội phạm có cấu thành cắt xén.


De dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người
Mặt khách
khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
quan
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các loại
hành vi trên, bất kể là chiếm đoạt được tài sản hay chưa.

Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản.
quan

Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
Chủ thể
sự.
4. Điều 171. Tội cướp giật tài sản
Hành vi cướp giật tài sản của người khác một cách công khai và nhanh chóng.

Dấu hiệu

- Quan hệ xã hội bị xâm phạm quan hệ sở hữu.


Khách thể
- Đối tượng tác động: tài sản.

Tội phạm có cấu thành vật chất.


- Dấu hiệu công khai: người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt của
mình có tính chất công khai và không có ý định che đậy hành vi đó;
người quản lý tài sản có khả năng nhận biết được hành vi này ngay
khi nó đang xảy ra.
Mặt khách - Dấu hiệu nhanh chóng người phạm tội lợi dụng sự sơ hở của người
quan quản lý tài sản, nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt
tài sản và nhanh chóng tẩu thoát.
Cướp giật tài sản chứ không nhằm mục đích tác động lên thân thể của
người đang quản lý tài sản.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài sản ra khỏi sự
quản lý của nạn nhân.

Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp, họ mong muốn chiếm được tài sản của người khác.
quan Không quy định động cơ và mục đích.

Chủ thể là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
Chủ thể
sự.

You might also like