Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


-------  -------

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN


& MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC TƯỚI TRÊN ĐỒNG
RUỘNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH NINH BÌNH

Tên học viên : ...


Mã học viên : ...
Lớp : ...
Chuyên ngành đào
tạo : ...
Giảng viên hướng dẫn : ...
HÀ NỘI - 2023

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................i
PHẦN I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................3
2.1. Thực trạng công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh
Ninh Bình........................................................................................................................3
2.1.1. Kết quả đạt được...................................................................................................3
2.1.2. Hạn chế................................................................................................................11
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các hộ
nông dân ở tỉnh Ninh Bình............................................................................................13
2.2.1. Thời tiết (thiếu mưa, nắng nóng).........................................................................13
2.2.2. Xâm nhập mặn....................................................................................................15
2.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng
của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình..........................................................................17
2.3.1. Áp dụng biện pháp kỹ thuật chống nắng, nóng cho cây trồng............................17
2.3.2. Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn........................................................................17
2.3.3. Đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước
.......................................................................................................................................18
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................19
3.1. Kết luận..................................................................................................................19

2
3.2. Kiến nghị................................................................................................................20
3.2.1. Đối với Chính phủ...............................................................................................20
3.2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường.............................................................................20
3.2.3. Đối với UBND tỉnh Ninh Bình...........................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................21

3
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Quản lý bền vững nước tưới trong sản xuất nông nghiệp giúp tiết kiệm nguồn
nước mà còn ăng năng suất cây trồng. Sản xuất nông nghiệp còn cần nhiều giải pháp
quản lý hiệu quả nguồn nước, đất và dinh dưỡng với nhiều góc độ khác nhau, nhiều
đối tượng cây trồng khác nhau, nhiều vùng đất khác nhau và với nhiều tập quán canh
tác khác nhau. Có như vậy mới có thể nhân rộng phương pháp canh tác tiên tiến, nâng
cao ý thức cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế
vừa quản lý bền vững nguồn nước (Đình Thung, 2023).
Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là một phần không thể thiếu
trong nỗ lực nâng cao năng suất và chất lượng nông nghiệp. Sử dụng hệ thống tưới tiết
kiệm nước mang lại những hiệu quả và lợi ích cho bà con, đóng góp đáng kể vào việc
nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường (Trung Thành, 2023).
Điều tiết nước đúng cách không những giúp lúa sinh trưởng tốt, hạn chế đổ ngã
và tiết kiệm công lao động mà còn là giải pháp hàng đầu trong sản xuất ứng phó với
biến đổi khí hậu. Mặc dù là nhân tố không thể thiếu trong đời sống của cây trông
nhưng không phải lúc nào cũng cần một lượng lớn nước tưới trên ruộng, bởi vì nếu
ngập nước quá lâu thì sẽ kém phát triển, đất trồng thì sinh ra nhiều độc chất có hại. Do
vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mực nước trên ruộng cũng cần được điều chỉnh cho
phù hợp theo nhu cầu của cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất (Đỗ Thanh
Tuyền, 2017).
Mùa hè 2023, Ninh Bình trải qua những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiều
diện tích rau màu, lúa mới cấy đối mặt với nguy cơ héo úa, giảm năng suất, thậm chí
chết. Để giảm thiểu thiệt hại, ngành Nông nghiệp và các địa phương cùng các hộ nông
dân thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp chống nóng cho cây trồng (UBND tỉnh Ninh
Bìnhb, 2023). Xuất phát từ thực tế trên, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công
tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình”.

1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của
các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình, từ đó đề ra một số nhằm tăng cường công tác quản
lý nước tưới trên đồng ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các hộ
nông dân ở tỉnh Ninh Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nước tưới trên đồng
ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nước tưới trên
đồng ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu thực trạng và giải pháp công tác quản lý
nước tưới trên đồng ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng khảo sát chủ yếu là người dân ở tỉnh Ninh Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và
giải pháp về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường ở tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2020-2023.
Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu tại tỉnh Ninh Bình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập từ các báo cáo, tạp chí khoa học, các
đề tài đã công bố có liên quan đến công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các
hộ nông dân. Thu thập từ internet, website của Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Ninh bình. Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp những
thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học.

2
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hoá các số
liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng sự tham gia của người dân trong
quản lý môi trường ở tỉnh Ninh Bình bằng phân tổ thống kê.

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Thực trạng công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các hộ nông dân
ở tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Kết quả đạt được
2.1.1.1. Thực hiện các công trình, dự án thủy lợi
a. Thi công dự án cụm công trình thủy lợi 600 tỷ đồng
Dự án Cụm công trình thủy lợi Nam sông Vân có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng
vừa được nhà thầu triển khai thi công. Dự án khi hoàn thành sẽ cấp nước tưới, tiêu cho
gần 3.000ha đất nông nghiệp, góp phần mang lại diện mạo, cảnh quan mới cho thành
phố Ninh Bình. Liên danh Công ty TNHH Xây dựng thủy lợi Mạnh Hùng - Công ty
TNHH Đầu tư sản xuất và thương mại Xuân Thịnh - Tổng Công ty 319 trúng Gói thầu
09 Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cụm công trình thủy lợi Nam
sông Vân trị giá 419 tỷ đồng. Gói thầu 09 Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc
Dự án Cụm công trình thủy lợi Nam sông Vân có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng. Trong
đó, vốn ngân sách do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý là
450 tỷ đồng bố trí cho xây lắp, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác; vốn do
tỉnh Ninh Bình quản lý là 150 tỷ đồng bố trí cho công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng. Dự án có 3 hạng mục chính: Trạm bơm Cánh Diều; trạm bơm Nam thành phố;
nâng cấp, gia cố bờ sông Vân đoạn từ cầu Vân Giang đến cầu Lim với chiều dài 1km.
Thời gian thực hiện 30 tháng. Dự án được đầu tư nhằm phục vụ tưới tiêu cho khoảng
975ha đất khu vực Đông Nam thành phố Ninh Bình, Khu công nghiệp Khánh Phú và
khu vực dân cư lân cận; cấp nước tưới thay thế nguồn nước từ Nhà máy nhiệt điện
Ninh Bình cho khoảng 1.970ha đất canh tác thuộc tiểu khu Cánh Diều; tăng cường khả
năng cấp nước bổ sung từ sông Đáy cho sông Vạc (qua sông Vân)... (Anh Tú, 2023b).

3
b. Quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi
Năm 2013, trên địa bàn huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) có 19 trạm bơm lớn
và hàng chục trạm bơm nhỏ, phục vụ tưới tiêu cho hơn 8.000 ha đất sản xuất nông
nghiệp của huyện. Nhiều năm qua, Yên Khánh đã làm tốt công tác quản lý, sử dụng
hiệu quả các công trình thủy lợi, góp phần tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển. Để đảm bảo nguồn nước tưới, Yên Khánh đã chỉ đạo các địa
phương tích cực, chủ động trong việc làm thủy lợi nội đồng. Đồng thời tập trung cải
tạo, nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi, xây dựng các tuyến kênh mương nội
đồng, thuận lợi trong việc dẫn nước cho những cánh đồng ở xa. Từ đầu năm đến nay,
huyện đã huy động các nguồn lực để thi công các hạng mục công trình như nâng cấp
đê Đáy, kè Đầu Trâu, xử lý đột xuất kè Ngòi Quyền... Trong 2 năm 2011-2012, toàn
huyện đã nạo vét trên 24 km kênh mương, trục tiêu chính; đào đắp 246.406 m 3 thủy lợi
nội đồng; xây dựng kiên cố hóa gần 10km kênh tưới. Tại các trọng điểm xung yếu đều
được huyện xây dựng phương án bảo vệ chi tiết, cụ thể; chú trọng đến phương án hộ
đê toàn tuyến nhằm chủ động ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Ngoài chỉ đạo mỗi
xã, thị trấn thành lập lực lượng xung kích từ 100-150 người, Yên Khánh còn hiệp đồng
với lực lượng quân đội sẵn sàng chi viện cho mỗi trọng điểm từ 50- 70 người, phấn
đấu hạn chế tối đa những thiệt hại do bão lũ gây ra.
Theo Đỗ Văn Chín, Trưởng Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi huyện cho
biết: Yên Khánh là huyện có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, song ruộng
đồng lại có độ dốc không đồng đều giữa các xã, thị trấn trong huyện. Những năm gần
đây, hệ thống kênh mương đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ.
Do đó, để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp cũng như đảm bảo công tác phòng, chống
lụt bão, huyện xác định phải khai thác và sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi. Với
vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm, Chi nhánh Khai thác công trình
thủy lợi huyện đã chủ động phối hợp với chính quyền các xã đầu tư, nâng cấp các công
trình thủy lợi. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân nạo vét kênh mương, đắp
cao bờ vùng, bờ thửa nhằm tiết kiệm nguồn nước.
Trên cơ sở kế hoạch phòng, chống lụt bão hàng năm của huyện, Chi nhánh chủ
động triển khai sửa chữa các máy bơm, cống tiêu, vớt bèo, rác thải ở các sông, ngòi.

4
Khi có mưa úng xảy ra, Chi nhánh chủ động tiêu nước đệm trong hệ thống, sau đó mở
các cống để tiêu nước, hạn chế thấp nhất úng lụt, bảo vệ hoa màu. Hiện nay, Chi nhánh
Khai thác công trình thủy lợi huyện có 106 cán bộ, công nhân viên. Để phát huy năng
lực, trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên, Chi nhánh thường xuyên kiện toàn các tổ
thủy nông; cử cán bộ thủy nông trực tiếp xuống các xã, thôn thống nhất lịch gieo cấy,
thời gian xả nước nhằm giúp hộ nông dân chủ động đón nước gieo cấy và chăm sóc
cây trồng đúng thời vụ. Hàng năm Chi nhánh tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật
quản lý, vận hành công trình thủy lợi nội đồng cho cán bộ thủy nông cơ sở nhằm nâng
cao nhận thức, sử dụng nước một cách tiết kiệm vào mùa khô, nhanh chóng tiêu thoát
nước vào mùa mưa, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Làm tốt công
tác quản lý, khai thác sử dụng các công trình thủy lợi nên nhiều năm qua, Yên Khánh
luôn chủ động được nguồn nước tưới, tiêu cũng như bảo đảm phòng, chống lụt bão
(Mai Lan, 2023).
c. Nâng cấp, cải tạo đê điều, thủy lợi trước những nguy cơ về thiên tai
Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đầu tư kinh phí trên
2.456 tỷ đồng, lồng ghép từ các nguồn vốn để hỗ trợ củng cố, nâng cấp, cải tạo hệ
thống tưới tiêu, đê điều, thủy lợi, hạ tầng giao thông đa mục tiêu gắn với đảm bảo an
toàn phòng chống thiên tai với phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh - quốc phòng gắn với phát triển du lịch.
 Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ đê điều
Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ đê điều nếu chỉ có sự vào cuộc của các
ngành chức năng là chưa đủ mà rất cần tới ý thức chấp hành Luật Đê điều từ chính
những người dân. Do vậy, thời gian qua, để quản lý và bảo vệ an toàn đê điều, UBND
tỉnh Ninh Bình đã có các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành theo chức năng của mình
phối hợp để kiểm tra các vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống lụt, bão trên
địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở
NN&PTNT và các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất
cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các xe chở quá khổ, quá tải trọng lưu thông qua
các tuyến đê trên địa bàn tỉnh. Sở Giao thông Vận tải cũng đã chỉ đạo Thanh tra giao
thông tập trung toàn bộ lực lượng tuần tra, kiểm tra toàn bộ các tuyến đê trên địa bàn

5
tỉnh, trọng điểm là các tuyến đê: Tả Hoàng Long, hữu Hoàng Long, hồ Yên Thắng,
Hữu Đáy..., phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng phương tiện lưu thông
trên các tuyến đê. Riêng tuyến đê Hữu Đáy, đoạn qua Khu công nghiệp Khánh Phú, Sở
Giao thông Vận tải chỉ đạo Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động bố trí chốt kiểm tra tải
trọng xe, hoạt động 24 giờ trong ngày vào những đợt kiểm tra cao điểm.
Về phía Sở NN&PTNT tỉnh cũng đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa
phương cần có những biện pháp cứng rắn hơn để xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm
còn tồn đọng, không để vi phạm mới phát sinh hoặc tái vi phạm trên địa bàn, chủ động
làm việc với các hộ gia đình, doanh nghiệp vi phạm tự giác giải tỏa. Đối với các
trường hợp cố tình chây ỳ, cần tổ chức cưỡng chế giải tỏa vi phạm theo quy định của
pháp luật. Đối với các vi phạm vượt thẩm quyền của UBND các huyện đề nghị báo
cáo UBND tỉnh để yêu cầu các tổ chức, cá nhân có vi phạm tạm dừng hoạt động hoặc
thu hồi giấy phép kinh doanh. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, ban quản lý các khu,
cụm công nghiệp kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng và sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp về các vi phạm liên quan đến sử dụng đất, thực hiện quyết định cấp
phép xây dựng, chứng nhận đầu tư, tác động môi trường... theo thẩm quyền (Thăng
Long, 2022).
 Đầu tư 2.000 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo đê điều
Được biết, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đầu tư kinh
phí trên 2.456 tỷ đồng, lồng ghép từ các nguồn vốn để hỗ trợ củng cố, nâng cấp, cải
tạo hệ thống đê điều, thủy lợi, hạ tầng giao thông đa mục tiêu gắn với đảm bảo an toàn
phòng chống thiên tai với phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh-quốc phòng gắn với phát triển du lịch. Cụ thể, hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống
công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Kim Sơn, nuôi
trồng thủy sản vùng trũng Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô; quan tâm đầu tư công trình
tưới cho cây trồng cạn các vùng Nho Quan, Tam Điệp. Đầu tư công trình thủy lợi âu
Kim Đài giữ nước ngọt, ngăn mặn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân ở 6
huyện, thành phố khu vực phía Nam tỉnh Ninh Bình đang được xây dựng. Ngoài ra,
các công trình phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, nhất là các tuyến đê biển
Bình Minh III, Bình Minh IV, tuyến đê sông Hoàng Long, đê hữu sông Đáy, đê sông

6
nội đồng (sông Vạc, sông Bến Đang, sông Mới), hệ thống kè, cống trọng yếu và cơ sở
hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ Nho Quan, Gia Viễn được đầu tư nâng cấp, sửa chữa
kịp thời đã và đang phát huy hiệu quả trong phát triển KT-XH ở địa phương (Thăng
Long, 2022).
d. Công trình ngăn mặn, giữ ngọt trên 543 tỷ đồng
Âu Kim Đài là công trình phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động
nước biển dâng cho 6 huyện, thành phố khu vực Nam Ninh Bình (Ninh Bình). Dự án
có tổng mức đầu tư trên 543 tỷ đồng đã hoàn thành và được đưa vào khai thác, vận
hành từ tháng 4/2022. Mục tiêu dự án: Ngăn không cho nước mặn xâm nhập sâu vào
hệ thống sông trong tỉnh; tích nước và điều tiết nước ở vùng phía Nam tỉnh Ninh Bình;
ngăn ngừa lũ ngược từ sông Đáy vào sông Vạc; tạo thuận lợi cho giao thông đường
thủy. Tổng mức đầu tư 543,455 tỷ đồng, tương đương 22,644 triệu EUR. Dự án có các
hạng mục chính như: Xây dựng âu thuyền rộng 14m và dài 145m; xây dựng cống Kim
Đài ngăn mặn, chiều dài 20m, gồm 6 cửa van chính, mỗi cửa rộng 8m; khu quản lý
vận hành; công trình điện; hệ thống đo lường mực nước, tín hiệu, điều khiển; hệ thống
biển báo giao thông đường thủy; hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực.
Theo Nguyễn Mạnh Thuỳ, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình NN&PTNT tỉnh Ninh Bình cho biết: Dự án đã hoàn thành và kết thúc giải
ngân. Công tác bố trí vốn kịp thời, đảm bảo tiến độ dự án. Lũy kế giải ngân 523,165 tỷ
đồng, gồm: Vốn AFD 450,251 tỷ đồng (trong đó, vốn ODA từ AFD 444,988 tỷ đồng;
vốn AFD viện trợ không hoàn lại 5,263 tỷ đồng); vốn đối ứng 72,914 tỷ đồng (trong
đó, vốn Ngân sách Trung ương 26,286 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh 46,628 tỷ đồng).
Kể từ đầu năm 2021, Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi đã bắt đầu
tiếp nhận để vận hành công trình âu Kim Đài và thành lập Tổ quản lý vận hành âu Kim
Đài. Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi đã thực hiện nghiêm túc quy trình
vận hành âu và cống ngăn mặn Kim Đài, thuộc hệ thống công trình thủy lợi âu Kim
Đài. Công trình đã thực sự phát huy hiệu quả theo nhiệm vụ thiết kế, đặc biệt trong
việc ngăn mặn, giữ ngọt trên hệ thống sông Vạc. Hệ thống công trình âu Kim Đài sau
khi đưa vào khai thác sử dụng, đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất
nông nghiệp, tưới tiêu và nhiệm vụ phòng, chống thiên tai (Anh Tú, 2023a).

7
2.1.1.2. Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao
a. Hệ thống tưới tiết kiệm
Năm 2023, tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa
theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
khai thác tiềm năng, lợi thế để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Trong 9
tháng đầu năm 2023, toàn huyện có 106 ha sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng
hữu cơ; đã lắp đặt 23.000m 2 nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm để trồng các
cây trồng có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; duy trì 75 ha mô hình
canh tác 4 vụ/năm để sản xuất các cây trồng hàng hóa, liên kết sản xuất có giá trị kinh
tế cao. Áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh trên diện tích đã chuyển đổi. Do đó 9
tháng đầu năm 2023 đã chuyển đổi thêm được 3,7 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả
sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm kết hợp với nuôi thủy sản, nâng tổng diện tích
chuyển đổi là 916,1 ha; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 1.696,36 ha (tăng
2,04 ha so với cùng kỳ năm 2022), sản lượng ước đạt 5.555,46 tấn.
Bên cạnh đó, để thực hiện Đề án số 04/ĐA-UBND, ngày 14/3/2022 về phát
triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an
toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2022- 2025
có hiệu quả, huyện Yên Mô đã tập trung hỗ trợ 40% kinh phí xây dựng một số mô
hình nhà màng, nhà lưới trồng dưa và rau sạch, chủ yếu ở các xã Yên Phong, Yên Từ,
Mai Sơn; hỗ trợ 50% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ 50% chi phí mua
máy ép tách phân. Đến nay, đã có 6 hộ sản xuất được nhận hỗ trợ lắp đặt nhà màng
cùng hệ thống tưới tiết kiệm có tổng diện tích 10 nghìn m2, với mức hỗ trợ 300 triệu
đồng/1.000m2 nhà màng. Các hộ sản xuất đều xây dựng thành công mô hình ứng dụng
nhà màng trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như: dưa vân lưới, dưa lê Hàn
Quốc,... Hiện trên địa bàn huyện có 11 hộ gia đình làm nhà màng, hệ thống tưới tiết
kiệm, với trên 26 nghìn m 2 để trồng các loại cây có giá trị cao. Giá trị cây trồng đạt
được từ 4-4,5 tỷ đồng/ha/năm, cao hơn sản xuất truyền thống từ 20- 25 lần (Phạm Bích
Hoa, 2023).
 Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động

8
Với diện tích đất trên 30ha được Công Ty Cổ Phần Chế Biến Nông Sản Việt
Xanh huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) đã được công ty quy hoạch đưa vào sử dụng
trồng toàn bộ dưa bào tử. Do địa thế đất thuộc vùng trũng hay bị tình trạng ngập
thường xuyên, vì vậy công ty đã quy hoạch hệ thống thoát nước, xây dựng hệ thống
mương rảnh bao quanh khu trồng dưa bào tử. Đưa các máy công suất lớn hoạt động
bơm nước ra ngoài liên tục để đảm bảo dưa không bị ngập úng. Sử dụng công nghệ
tưới nhỏ giọt tự động cho toàn bộ diện tích 30ha, giảm thiểu việc công nhân chăm sóc
nhờ áp dụng được hệ thống châm phân tự động đưa chất dinh dưỡng đến từng vị trí
cây trồng. Đảm bảo cho dưa leo phát triển đều, tăng về sản lượng và kinh tế. Hệ thống
nguồn nước tưới cấp cho cây dưa sử dụng toàn bộ nước giếng khoan cung cấp vào bể
chứa nước khoảng hơn 1000m3 nước (Phạm Thị Huế, 2023).
 Béc tưới phun mưa
Tại Ninh Bình (khu vực đồng bằng sông hồng - Miền Bắc) nhiều mô hình sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở ra một hướng đi mới trong phát triển
kinh tế. Đặc biệt thông qua việc xây dựng nhà lưới, nhà màng có sử dụng hệ thống béc
phun mưa tự động để sản xuất rau xanh, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Khánh
Hồng, huyện Yên Khánh. Được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao và góp phần quan
trọng nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông sản. Ninh Bình áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất. Tỉnh chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
nhằm tạo đột phá trong sản xuất. Tưới phun mưa là một trong những mô hình tưới tiết
kiệm chi phí hiện nay (Huy Nguyễn, 2018).
b. Nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Trong giai đoạn năm (2020 - 2023), ngành nông nghiệp Ninh Bình đã có những
định hướng, giải pháp phát triển hiệu quả và đổi mới một cách toàn diện. Trong đó,
chú trọng sản xuất theo hướng chất lượng, quy trình tiêu chuẩn, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất. Theo thống kê, hàng năm ngành Nông nghiệp Ninh Bình
đã thực hiện bình quân 100 đề tài, chương trình, dự án, trên 400 mô hình trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Đáng chú ý là việc phối hợp phục hồi và
xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho một số sản phẩm đặc sản như: Khoai sọ Yên

9
Quang, Dứa Đồng Giao, Dê núi Ninh Bình, Cơm cháy, mắm tép Gia Viễn, Ngao kim
Sơn,...
Nổi bật nhất trong lĩnh vực trồng trọt với diện tích sản xuất áp dụng công nghệ
tưới tiết kiệm nước đạt trên 34%. Đã hình thành 17 vùng rau củ quả an toàn; 6 vùng
cây ăn quả như dứa, chuối, ổi, na và cây có múi... cho thu nhập trung bình 250-300
triệu đồng/ha/năm. Từ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đã góp phần để các địa
phương thực hiện thành công mục tiêu chương trình “mỗi xã 1 sản phẩm”, đến hết
năm 2022 Ninh Bình có 101 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, dự kiến năm 2023 có thêm 49
sản phẩm (UBND tỉnh Ninh Bình, 2023a).
c. Xây dựng chuỗi cơ giới hóa trong sản xuất
 Tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập
Huyện Yên Khánh hiện có gần 8 nghìn ha đất trồng lúa. Để thúc đẩy cơ giới
hoá trong sản xuất lúa, huyện đã xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ,
công nghệ cao nhằm từng bước phát triển đồng bộ từ khâu đầu tư cơ sở hạ tầng, giao
thông nội đồng, kênh mương, tưới tiêu từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Theo Nguyễn Mạnh Toàn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Khánh
cho biết, để thúc đẩy cơ giới hoá trong sản xuất lúa, những năm qua, HĐND tỉnh ban
hành Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 quy định chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. HĐND
huyện ban hành nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10/11/2022 phê duyệt đề án xây
dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu huyện Yên Khánh giai đoạn
2021- 2025.
Từ những nghị quyết này, người nông dân huyện Yên Khánh đã được hỗ trợ
trên 200 máy các loại như máy cấy lớn, máy cấy dắt tay, máy gieo hạt, máy sấy, máy
cuốn rơm, máy gặt, máy bơm vô ống… Nhờ có các chính sách hỗ trợ máy móc trong
sản xuất lúa, hiện nay huyện đã chuyển đổi từ gieo sạ sang cấy được trên 50% diện
tích và đã hạn chế thuốc trừ cỏ, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô
nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất/ha canh tác từ 10-15%.
 Hỗ trợ cơ giới hóa

10
Theo Sở NN&PTNT, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông
dân đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng như hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua sắm máy móc,
thiết bị (mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/máy, thiết bị, công nghệ) và hỗ
trợ tối đa không quá 600 triệu đồng/đối tượng. Nhờ hàng loạt các chính sách hỗ trợ cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh đã góp phần
tăng mạnh số lượng máy móc trên đồng ruộng, nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm
đất đạt trên 98%; khâu chăm sóc, tưới hơn 95%; phun thuốc bảo vệ thực vật gần 80%;
khâu thu hoạch trên 93%;... Chuỗi liên kết trong sản xuất lúa gạo đã được thực hiện
thành công ở một số địa phương trong tỉnh, nhờ đó phát huy tối đa lợi thế, tiết kiệm
chi phí, nâng cao thu nhập cho nông dân, đặc biệt năng cao chất lượng sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh.
Giai đoạn 2022-2025, tỉnh phấn đấu có 5.000ha được hỗ trợ trong sử dụng
giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, theo
chuỗi giá trị đồng bộ và cơ giới hóa; trong đó, hết năm 2023, sẽ có khoảng 15-20%
diện tích lúa sử dụng phân bón hữu cơ và áp dụng hệ thống cơ giới hóa đồng bộ; phấn
đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 200 triệu đồng/ha canh tác
(Hải Yến, 2023).
d. Thay đổi nhận thức, thói quen trong trồng trọt
Những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn thay đổi thói
quen, nhận thức, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt. Từ đó, góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,
mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Các mô hình rau sản xuất theo quy trình Vietgap,
sử dụng nhà màng, nhà lưới, nhà kính được mở rộng. Riêng lĩnh vực trồng trọt diện
tích sản xuất áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đạt trên 34%. Việc chủ động thay
đổi thói quen, tư duy nhận thức trong trồng trọt cho thấy nông dân ngày càng đổi mới,
sáng tạo và linh hoạt, bắt nhịp nhanh với công nghệ 4.0. Đây chính là yếu tố quan
trọng để xây dựng nên nền nông nghiệp sạch, bền vững, đáp ứng xu thế hiện nay (Đinh
Huyền, 2023).
2.1.2. Hạn chế
“Dự án trạm bơm gần 12 tỷ đang thi công bị sụt lún, nứt gãy”.

11
 Trời mưa lũ trạm bơm bị sụt lún là “chuyện bình thường”
Ngày 18/3/2022, HĐND huyện Nho Quan ra nghị quyết 04/NQ-HĐND về việc
phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng trạm bơm tưới Kim Đôi và hệ thống
kênh tưới cấp 1, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan với mục tiêu cung cấp nước tưới cho
210ha đất canh tác, hoàn thiện hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần
nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Dự án được đầu tư với quy
mô xây dựng mới trạm bơm Kim Đôi 02 máy bơm; nạo vét kết hợp kè gia cố kênh dẫn
nước từ sông Na vào bể hút trạm bơm. Ngoài ra, nâng cấp hệ thống kênh tưới từ trạm
bơm đến các khu vục canh tác trên cơ sở các tuyến kênh hiện trạng, tổng chiều dài
khoảng 2.687,5m. Bố trí các cửa điều tiết đồng bộ và các công trình phụ trợ khác trên
tuyến. Dự án có tổng mức đầu tư 13 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách huyện và ngân sách
tỉnh hỗ trợ với thời gian thực hiện năm 2022 - 2024.
Tiếp đó, ngày 27/10/2022, Nguyễn Cao Các, Phó Chủ tịch UBND huyện Nho
Quan ký Quyết định 2352/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói
thầu số 1: Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình: Xây dựng trạm bơm tưới
Kim Đôi và hệ thống kênh tưới cấp 1, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan. Tại gói thầu này,
Công ty TNHH Tân Lập Ninh Bình có địa chỉ tại phường Đông Thành, thành phố
Ninh Bình trúng thầu với giá 11.616.901.000 đồng với thời gian thi công 24 tháng.
Tuy nhiên, mới khởi công xây dựng chưa lâu, dự án này lại phải tạm dừng xây
dựng. Tại hiện trường xảy ra việc sụt lún, nứt gãy bờ kênh dẫn vào bể hút trạm bơm.
Sự việc này cũng đã được UBND xã Gia Lâm lập biên bản và yêu cầu đơn vị thi công
tạm thời dừng thi công để mời cơ quan có chuyên môn cấp trên kiểm tra xem xét, đánh
giá mức độ bị thiệt hại. Theo Hoàng Khắc Tiệp, Chủ tịch UBND huyện Nho Quan cho
biết: Dự án trạm bơm Kim Đôi xã Gia Lâm đang trong quá trình xây dựng, mấy hôm
trời mưa lũ bị sụt lún cũng là chuyện bình thường, người thi công sẽ cải tạo lại. Còn
vấn đề thông tin phản ánh về chất lượng, kết cấu công trình không đảm bảo, phải cho
đơn vị chuyên môn vào kiểm tra mới rõ, nhìn mắt thường thì không biết được.
Về phía lãnh đạo Ban quản lý dự án ĐTXD Nho Quan, theo Trần Văn Hinh,
Phó Giám đốc cho biết: Khi sự việc trạm bơm Kim Đôi bị lún, nứt, ban dự án đã nắm
được thông tin và có lập biên bản hiện trạng cùng với chính quyền địa phương, đơn vị

12
thi công. Nguyên nhân do mưa lớn, nền bị ngấm nước, phần đất đắp, khu vực mái kè
của bể hút bị ảnh hưởng lún nứt phạm vi từ 3m - 5m. Do việc mưa lớn, dự án lại đang
trong quá trình thi công bị lún nứt là chuyện bình thường. Do sự cố mưa lớn cũng có
rất nhiều công trình bị ảnh hưởng và công trình này cũng không tránh khỏi, nó nằm
ngoài sự tính toán đơn vị. Hiện nay do nước vẫn còn dâng cao, không thể thi công
hạng mục chỗ trạm bơm bị sụt lún, còn những hạng mục khác không bị ảnh hưởng vẫn
thi công bình thường. Chỗ bể hút trạm bơm được thiết kế kè bằng đá kết hợp bê tông
được ưu tiên trước và bắt đầu thi công từ đầu tháng 8, kế hoạch xong vào cuối năm
nay đưa vào sản xuất.
 Trách nhiệm cao nhất thuộc về chủ đầu tư khi công trình xảy ra sự cố
Liên quan đến dự án xây dựng trạm bơm tưới Kim Đôi và hệ thống kênh tưới
cấp 1, xã Gia Lâm đang thi công bị lún nứt, theo Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn
phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Theo quy định Luật
Xây dựng, chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất lượng công
trình. Vì vậy, các công trình thi công mà để xảy ra sự cố, trách nhiệm cao nhất thuộc
về chủ đầu tư công trình đó. Sở Xây dựng, UBND quận, huyện là cơ quan quản lý Nhà
nước, có chức năng kiểm tra, hướng dẫn và yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực
hiện đúng và đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình theo các nghị định
của Chính phủ.
Còn dự án bị lún nứt sau trận mưa lớn, theo Hoàng Tùng cho rằng: Cần phải
xem lượng mưa cỡ nào, không ai thiết kế công trình lại không tính toán những rủi ro
về mưa nắng. Phải có 02-03 trận bão liên tiếp mới gọi là lớn, còn chỉ có 01 trận mưa
mà hư hỏng vậy thì nên kiểm tra lại chất lượng công trình hoặc phía thi công. Đối với
những công trình như này thường phải có thanh tra điều tra hồ sơ của công trình, hồ sơ
nghiệm thu.
Trước thông tin người dân nghi ngờ phản ánh việc thi công ẩu, không đúng
thiết kế, vật liệu kém chất lượng, theo Hoàng Tùng cho biết: Căn cứ theo Nghị định
số: 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công
xây dựng... và Tiểu mục 10.9, Mục 10, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4055:2012 khi
kiểm tra chất lượng thi công công trình xây dựng thì phải căn cứ vào tài liệu hướng

13
dẫn. Những tài liệu đó bao gồm: Bản vẽ kết cấu, kèm theo kích thước sai lệch cho
phép và yêu cầu mức độ chính xác đo đạc yêu cầu chất lượng vật liệu; Những tài liệu
ghi rõ nội dung, thời gian và phương pháp kiểm tra;... Vì vậy, cần các cơ quan chức
năng cần phải vào cuộc tiến hành bước kiểm tra chất lượng thi công công trình (Thế
Nguyễn, 2023).
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của
các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Thời tiết (thiếu mưa, nắng nóng)
2.2.1.1. Thiếu mưa, nông dân vùng đồi núi gặp khó
Đầu tháng 3 năm 2023, sau gần một tháng, thời tiết không có mưa, khiến nông
dân ở những vùng đồi núi, canh tác nhờ nước trời gặp rất nhiều khó khăn, có diện tích
chưa thể xuống giống, còn những cây rau màu đã gieo trồng trước đó thì kém phát
triển, đứng trước nguy cơ chết khô. Khác với không khí sản xuất nhộn nhịp của những
năm trước, năm 2023, hầu hết các cánh đồng ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan đều
đang khá vắng vẻ, đồng đất trắng trơ, thiếu vắng màu xanh của hoa màu. Vụ Đông
Xuân năm 2023, xã Cúc Phương có kế hoạch gieo trồng 192 ha rau màu các loại. Tuy
nhiên, thời điểm này, hộ nông dân mới xuống giống được 128 ha (đạt 67%). Trong đó
chủ yếu là ngô, cỏ voi, mía, còn lại là lúa, lạc, rau đậu, khoai sọ.
Theo Đinh Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Cúc Phương cho biết: Trong 400 ha
đất nông nghiệp của xã, chỉ có vài chục ha là có nước tưới, còn lại phụ thuộc hoàn toàn
vào nước trời, do vậy sản xuất hết sức khó khăn. Địa phương cũng chỉ có cách khuyến
cáo hộ nông dân lựa chọn các giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt để đưa vào cơ
cấu gieo trồng. Còn hiện tại, vẫn phải đợi mưa xuống thì mới có thể khắc phục được.
Giống như Cúc Phương, ở các xã vùng cao khác của huyện Nho Quan như:
Xích Thổ, Gia Lâm, Thạch Bình, Sơn Lai,... nhiều nông dân cũng đang đứng ngồi
không yên vì rau màu gieo trồng xuống không có mưa, không có nước tưới, còi cọc,
chậm phát triển. Trong khi đó, chuột hại, sâu bệnh vẫn ngày ngày đe dọa, làm hao hụt
mật độ cây. Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra tại thành phố Tam Điệp. Mặc dù
cây trồng chính ở địa phương này là dứa, một loại cây chịu hạn rất tốt nhưng thời tiết
thất thường cũng khiến mọi tính toán về thời vụ của hộ nông dân nông dân bị đảo lộn.

14
Theo ngành chuyên môn, những năm gần đây, thời tiết có những biến đổi thất
thường. Hiếm có năm nào mà sau Tiết lập Xuân thời tiết nắng hanh như năm 2023.
Thiếu mưa không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp ở những vùng đồi núi,
canh tác nhờ nước trời mà còn tác động chung đến hầu hết các diện tích cây trồng vụ
Đông Xuân trên toàn tỉnh, kể cả cây lúa. Sở NN&PTNT đã bám sát đồng ruộng, cũng
như diễn biến của thời tiết để đưa ra các biện pháp xử lý, chăm bón tưới tiêu kịp thời,
phù hợp, đảm bảo năng suất, chất lượng các loại cây trồng (Nguyễn Lựu, 2023).
2.2.1.2. Cung cấp nước cho cây trồng trong những ngày nắng nóng
Theo Trịnh Quốc Quân, Giám đốc HTX Nam Thành, xã Yên Thành chia sẻ:
Làm mạ, đặc biệt là mạ khay ở vụ Mùa đặc biệt khó, chỉ cần 1-2 tiếng lơ là không kịp
tưới là mạ sẽ bị táp đầu lá, thậm chí chết ngay lập tức. Bởi vậy, để ứng phó với nắng
nóng, HTX đã đầu tư hệ thống tưới tự động, thời điểm từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều
bơm tưới liên tục để giảm nhiệt độ, làm mát và cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây mạ.
Thời tiết nắng nóng diễn ra đúng vào thời điểm gieo cấy lúa mùa nên nông dân
đã chủ động thay đổi giờ làm việc, chỉ tập trung gieo cấy vào sáng sớm và chiều mát
nhằm hạn chế ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến sinh trưởng của cây lúa sau cấy.
Các địa phương cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV khai thác
công trình thủy lợi tỉnh xây dựng lịch bơm nước, cấp nước cụ thể, điều tiết và đảm bảo
nguồn nước tưới dưỡng lúa. Không chỉ ảnh hưởng đến cây mạ, nông dân tại nhiều
vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh như: Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình), Khánh Mậu
(huyện Yên Khánh), Yên Lộc (huyện Kim Sơn)... cũng đã rất lo lắng khi thời tiết nắng
nóng, nhiệt độ ngoài trời duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây
rau.
Theo Ninh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Ninh Phúc chia sẻ: nắng nóng kéo
dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất, do đó, các hộ dân đều phải dậy sớm để ra đồng tưới
đủ nước cho rau và đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để giảm bớt sự ảnh hưởng.
Mùa hè năm 2023, thời điểm này là chính vụ dứa ở thành phố Tam Điệp. Đây là
loại cây trồng chịu hạn rất tốt, tuy nhiên ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, gặp nắng gắt
thì quả rất dễ bị cháy, thối hỏng. Để ứng phó, người trồng dứa đã sáng tạo dùng dây để
buộc lá bao bọc, che chắn cho quả dứa, tránh được thiệt hại.

15
Theo Trần Văn Quy, đội Trại Vòng, xã Quang Sơn chia sẻ: Để bảo vệ cho 1 ha
dứa sắp thu hoạch, 3-4 tháng trước hộ đã mua 2 triệu tiền dây, thuê gần 10 triệu tiền
nhân công để buộc toàn bộ quả. Chi phí lớn nhưng trong mùa nắng nóng yên tâm
không bị hỏng quả (UBND tỉnh Ninh Bình, 2023b).
2.2.2. Xâm nhập mặn
Hiện nay, nguồn nước bị xâm nhập mặn đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng
nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung ở tỉnh Ninh Bình, gây thách thức tới
tình hình cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân. Các biện pháp khắc phục
mới chỉ giải quyết tình huống tạm thời, chưa có những giải pháp mang tính dài hơi.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, những năm qua, tỉnh Ninh Binh đã tích cực đầu tư và thực hiện chủ trương xã
hội hóa xây dựng các công trình cung cấp nước sạch tập trung ở khu vực nông thôn.
Nhiều công trình cấp nước tập trung bị xuống cấp, hiệu quả hoạt động thấp hoặc địa
phương chưa có nước sạch được các doanh nghiệp tiếp nhận và đầu tư. Sau tiếp nhận,
đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực, cố gắng mở rộng mạng lưới, cải tạo,
nâng cấp đường ống, hệ thống máy móc thiết bị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
người dân. Phối hợp với chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh, hạn chế các bệnh liên quan
gây ra. Nhờ đó, đã nâng tổng số công trình cung cấp nước sạch tập trung trên toàn tỉnh
lên trên 100 công trình và trên 62% hộ gia đình khu vực nông thôn được sử dụng nước
sạch đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT từ các công trình cấp nước tập trung.
Dù thực hiện khá hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, nhưng theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử
dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh sau khi xã hội hóa
vẫn còn thấp. Hiện nay, các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang
phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước đầu vào, đặc biệt là tình trạng xâm nhập
mặn.
Nguồn nước đầu vào cung cấp cho các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn
tỉnh được lấy từ hệ thống sông và một số hồ chứa lớn như: sông Bôi, sông Hoàng
Long, sông Đáy, sông Mới, hồ Yên Thái, hồ Đồng Chương… Do biến đổi khí hậu,

16
tình trạng xâm nhập mặn tại các sông diễn ra ngày càng phổ biến, nhất là khu vực lấy
nước cuối nguồn như: Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Trung, Khánh Lợi, Khánh
Hải,...
Đơn cử như tại Trạm cấp nước sạch xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh, Ninh
Bình), nơi lấy nước đầu vào để xử lý, cấp nước sạch cho 1.140 hộ dân trong xã, những
năm gần đây, bên cạnh tình trạng ô nhiễm nguồn nước do con người gây ra, nước đầu
vào tại Trạm đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn, nhất là trong những tháng
mùa khô. Nghiêm trọng hơn, vấn đề nước nhiễm mặn hiện vẫn chưa có biện pháp xử
lý.
Đại diện Trạm cấp nước sạch xã Khánh Thành cho biết, các trạm cấp nước chỉ
có thể tăng cường nhân lực kiểm tra, đo độ mặn nước sông và khi độ mặn ở ngưỡng
cho phép (dưới 1‰) sẽ tiến hành bơm, cung cấp nước cho nhân dân. Trên thực tế đã
có những ngày độ mặn đo được lên đến 1,15‰, những tháng cao điểm Trạm không thể
bơm nước trong 3-4 ngày liền. Điều đó ảnh hướng rất lớn đến sinh hoạt của nhân dân.
Trước thực trạng đó, các đơn vị đang quản lý, khai thác các công trình cấp nước
sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Binh đã và đang phối hợp với các địa
phương, các ngành chức năng liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa,
các hoạt động bảo vệ nước đầu nguồn và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến việc cấp
nước. Đồng thời, khuyến khích nhân dân các khu vực có nguồn nước hay bị nhiễm
mặn có phương án xây bể chứa tích nước dự phòng, chung tay cùng các công ty, đơn
vị cấp nước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Mặc dù vậy, đó cũng chỉ là biện pháp
giải quyết tình huống tạm thời, về lâu dài cần có những giải pháp mang tính dài hơi.
Trong đó, cần quan tâm triển khai các giải pháp hạn chế tình trạng xâm nhập mặn như:
triển khai nạo vét các cửa sông; tiếp tục xây dựng công trình thủy lợi âu, có chức năng
giữ ngọt, ngăn mặn; cải tạo, nâng cấp các đê biển Bình Minh (huyện Kim Sơn), trồng
cây chắn sóng hình thành khu rừng phòng hộ ven biển… (Cục Quản lý tài nguyên
nước, 2021).

17
2.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nước tưới trên đồng
ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình
2.3.1. Áp dụng biện pháp kỹ thuật chống nắng, nóng cho cây trồng
Về chọn giống: Sử dụng giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung
cấp giống có uy tín, chọn các loại giống chịu nhiệt tốt, nên chọn trồng các loại lá nhỏ,
có bộ tán lá gọn để giảm sự thoát hơi nước, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu
hoạch.
Bón phân đúng cách: Sử dụng phân chuồng trộn vào đất trước khi gieo hạt để
tránh thương tổn. Hộ nông dân có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, sử dụng hệ
thống châm phân trong nhà màng, nhà lưới… tiết kiệm nước tưới, tiết kiệm được phân
bón, công bón phân và đạt được hiệu quả bón phân cho cây rau màu.
Cách tưới nước: Hộ nông dân sử dụng nhiều biện pháp tưới như tưới phun, tưới
tràn, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Nên lắp đặt hệ thống tưới phun mưa,
tưới nhỏ giọt rất phù hợp với cây rau ăn lá, cây rau màu vừa giảm thiểu công lao động,
thời gian tưới rau, tiết kiệm nước tưới và đạt hiệu quả cao trong thời thiết nắng nóng.
Che phủ đất: Trong những ngày nắng nóng, mặt đất rất dễ bị bay hơi nước gây
khô hạn. Mặc dù hộ nông dân cung cấp nước thường xuyên nhưng cường độ nắng gay
gắt trong ngày cũng sẽ làm cho nước bay hơi hết, cây thiếu nước và khó phát triển. Hộ
nông dân sử dụng màng nilon đen, rơm rạ, cỏ khô hoặc bao xi măng,…phủ xung
quanh gốc cây để giữ ẩm, hạn chế việc thoát hơi nước khi trời nóng.
Tạo bóng cho cây rau màu: Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài,
hộ nông dân sử dụng màng che, lưới che nắng hoặc trồng rau trong nhà màng, nhà lưới
để giảm lượng ánh nắng trực tiếp và giữ ẩm cho đất. Khuyến khích đầu tư áp dụng các
mô hình công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như nhà lưới, hệ thống tưới, tiêu tự
động, chế biến, bảo quản thực phẩm rau màu... nhằm hạn chế ảnh hưởng, tác động của
thời tiết nắng nóng đến sản xuất, giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.3.2. Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
Tỉnh cần xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
tổng thể cho giai đoạn từ năm 2023-2025, các giải pháp ứng phó với các kịch bản khác
nhau về khí tượng, thủy văn, nguồn nước do ảnh hưởng của El Nino, bao gồm trường

18
hợp El Nino có mức độ ảnh hưởng mạnh, kéo dài như đã xuất hiện trong các năm
2014-2016. Địa phương cần thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin dự báo khí
tượng, thủy văn; thông tin dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước
trên các lưu vực sông do các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT cung cấp trước vụ sản
xuất/tháng/tuần và đột xuất để phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước cho các đối tượng
sử dụng nước.
2.3.2.1. Tận dụng tối đa nguồn nước từ hệ thống sông, suối
Các đơn vị định kỳ kiểm kê, theo dõi số lượng, chất lượng nguồn nước, tưới
tiêu trong công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, có kế hoạch
phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu
hụt trên nguyên tắc ưu tiên cung cấp các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây
trồng hàng năm và lâu năm...); các hồ chứa nước điều tiết nhiều năm phải phân bổ theo
đúng chu kỳ điều tiết, tránh phân bổ tập trung gây nguy cơ thiếu nước cho thời gian
sau của chu kỳ. Địa phương tăng cường việc nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh
mương, đắp đập tạm ngăn mặn, trữ nước ngọt trong hệ thống kênh mương, đào ao trữ
nước, khoan giếng, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa
nguồn nước từ hệ thống sông, suối, dung tích chết hồ chứa và nguồn nước hồi quy
trong nội đồng.
2.3.2.2. Bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng nguồn nước
Địa phương bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng nguồn
nước, các diện tích có nguy cơ không đủ nước cung cấp cho cả vụ cần phải điều chỉnh
lịch xuống giống để tránh thời điểm hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt trùng thời gian
sinh trưởng nhạy cảm của cây trồng. Tăng cường chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng từ
lúa sang cây trồng cần ít nước tưới hơn và phù hợp với nhu cầu của thị trường; bố trí
vùng sản xuất có cây trồng cùng khả năng chịu hạn, mặn và nhu cầu dùng nước để
thuận tiện cho việc phân phối, điều tiết nước. Tăng cường tổ chức thực hiện giải pháp
tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, ưu tiên đáp ứng nước tưới vào
các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây có giá trị
kinh tế cao.

19
2.3.3. Đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
nước
Xác định khai thác, sử dụng nguồn nước phải gắn liền với bảo vệ, ngăn ngừa ô
nhiễm nguồn nước, ngăn ngừa các nguy cơ khác từ khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, chính quyền các địa phương đã phối hợp với ngành chức năng tổ chức kiểm tra,
rà soát, vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia
đình đầu tư hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống biogas trước khi xả ra
môi trường; tuyên truyền, vận động Nhân dân tuân thủ các quy định trong vùng bảo hộ
vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định, tích cực thực hiện các biện pháp bảo
vệ nguồn như giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, phân loại
và xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, tiết kiệm nguồn nước sạch... Đồng thời, các địa
phương đã tiến hành rà soát, thống kê danh sách, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có
giếng khai thác nước dưới đất không sử dụng để xử lý, trám lấp theo quy định nhằm
bảo đảm thực hiện kịp thời, ngăn chặn nước, chất bẩn từ trên mặt đất xâm nhập vào
các tầng chứa nước và sự lưu thông giữa các tầng, lớp chứa nước khác nhau qua giếng;
tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước dưới đất...

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận


Nghiên cứu “Tìm hiểu công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các
hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình” nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển địa
phương trong điều kiện hiện nay là vấn đề cần thiết; rút ra được một số kết luận sau:
Thực trạng công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các hộ nông dân ở
tỉnh Ninh Bình: Thực hiện các công trình, dự án thủy lợi (Thi công dự án cụm công
trình thủy lợi 600 tỷ đồng; Quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi; Nâng
cấp, cải tạo đê điều, thủy lợi trước những nguy cơ về thiên tai; Công trình ngăn mặn,
giữ ngọt trên 543 tỷ đồng); Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao (Hệ thống tưới
tiết kiệm; Nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao; Xây dựng chuỗi cơ giới hóa

20
trong sản xuất; Thay đổi nhận thức, thói quen trong trồng trọt). Tuy nhiên vẫn còn hạn
chế như: Dự án trạm bơm gần 12 tỷ đang thi công bị sụt lún, nứt gãy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nước tưới trên đồng ruộng của các
hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình: Thời tiết (thiếu mưa, nắng nóng) (Thiếu mưa, nông dân
vùng đồi núi gặp khó; Cung cấp nước cho cây trồng trong những ngày nắng nóng);
Xâm nhập mặn. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nước tưới trên
đồng ruộng của các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình: Áp dụng biện pháp kỹ thuật chống
nắng, nóng cho cây trồng (Về chọn giống; Bón phân đúng cách; Cách tưới nước; Che
phủ đất;...); Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn (Tận dụng tối đa nguồn nước từ hệ thống
sông, suối; Bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng nguồn nước);
Đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Chính phủ
Hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách, cơ chế ngành nước theo hướng quản trị
thông minh; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành nước và điều chỉnh nhu
cầu sử dụng nước theo hướng bền vững. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về
tài nguyên nước, các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước.
3.2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi, tuân thủ pháp luật về tài
nguyên nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào
nguồn nước trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
trên các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến pháp luật về tài nguyên nước đến
người dân và tổ chức các lớp tập huấn về pháp luật tài nguyên nước cho cán bộ quản
lý chuyên trách về tài nguyên nước ở cấp huyện, cấp xã.
3.2.3. Đối với UBND tỉnh Ninh Bình
Hiện nay, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương thực
hiện nhiệm vụ tổng hợp, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt
và điều tra xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập
dâng trên địa bàn tỉnh, thực hiện việc cắm mốc bảo vệ hành lang nguồn nước theo
hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ

21
biến giáo dục pháp luật, kịp thời ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn các địa
phương, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước, sử dụng nước tiết
kiệm, hiệu quả; đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành chức năng với
các địa phương trong quản lý tài nguyên nước, trong thanh tra, kiểm tra nhằm phát
hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Tú (2023a). Ninh Bình: Cận cảnh công trình ngăn mặn, giữ ngọt trên 543 tỷ
đồng. Báo điện tử Xây dựng. Hà Nội.
2. Anh Tú (2023b). Ninh Bình: Toàn cảnh thi công dự án cụm công trình thủy lợi 600
tỷ đồng. Báo điện tử Xây dựng. Hà Nội.
3. Cục Quản lý tài nguyên nước (2021). Ninh Bình: Tập trung bảo vệ nguồn nước
trước nguy cơ xâm nhập mặn. Trang thông tin điện tử Cục Quản lý tài nguyên
nước. Hà Nội.
4. Đinh Huyền (2023). Nông dân Ninh Bình thay đổi nhận thức, thói quen trong trồng
trọt. Trang thông tin điện tử của Đài PT&TH Ninh Bình. Ninh Bình.
5. Đình Thung (2023). Quản lý bền vững nguồn nước tưới, lợi ích nhân đôi. Báo
Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.
6. Đỗ Thanh Tuyền (2017). Quản lý nước đúng cách góp phần tăng năng suất. Báo
Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.
7. Hải Yến (2023). Ninh Bình: Xây dựng chuỗi cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Báo
Tin tức - TTXVN. Ninh Bình.
8. Huy Nguyễn (2018). Béc tưới phun mưa tại Ninh Bình - Tư vấn, cung cấp, lắp đặt.
https://hethongtuoinhogiot.vn/bec-tuoi-phun-mua-tai-ninh-binh-tu-van-cung-cap-
lap-dat/.
9. Mai Lan (2023). Yên Khánh quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi.
Báo Ninh Bình điện tử. Ninh Bình.
10. Nguyễn Lựu (2023). Thiếu mưa, nông dân vùng đồi núi gặp khó. Báo Ninh Bình
điện tử. Ninh Bình.

22
11. Phạm Bích Hoa (2023). Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển
kinh tế nông nghiệp. Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình. Ninh
Bình.
12. Phạm Thị Huế (2023). Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động tại Ninh Bình. Công ty
TNHH Nông nghiệp và Thương mại Nhiệt đới. Hà Nội.
13. Thăng Long (2022). Tỉnh Ninh Bình quan tâm nâng cấp, cải tạo đê điều, thủy lợi
trước những nguy cơ về thiên tai. Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương. Hà
Nội.
14. Thế Nguyễn (2023). Dự án trạm bơm tại Nho Quan, Ninh Bình đang thi công bị
lún, nứt: Trời mưa lũ bị sụt lún là chuyện bình thường. Tạp chí điện tử Luật sư Việt
Nam. Hà Nội.
15. Trung Thành (2023). Hiệu quả của hệ thống tưới tiết kiệm nước và lợi ích mang
lại. Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh Bình Định. Bình Định.
16. UBND tỉnh Ninh Bình (2023a). Ninh Bình nhân rộng mô hình nông nghiệp công
nghệ cao. Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Ninh Bình.
17. UBND tỉnh Ninh Bình (2023b). Tập trung chống nóng cho cây trồng. Cổng thông
tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Ninh Bình.

23

You might also like