Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Kinh tế chính trị

 Năng suất lao động


Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra traong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian để hao
phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Ví dụ: giả sử GDP thực tế của một nền kinh tế là 10.000 tỉ USD và tổng số giờ lao động
trong nước là 300 tỉ giờ. Năng suất lao động sẽ là 10.000 tỉ USD chia cho 300 tỉ giờ,
tương đương khoảng 33 USD mỗi giờ lao động.Nếu GDP thực tế của nền kinh tế đó tăng
lên 20.000 tỉ USD vào năm tới và số giờ lao động tăng thành 350 tỉ giờ, tăng trưởng năng
suất lao động của nền kinh tế sẽ xấp xỉ 72%.
Ảnh hưởng của năng suất lao động đến lượng giá trị hàng hóa :năng suất lao động xã
hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm,
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã hội càng
giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng
giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ
thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động xã hội. Như
vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta phải tăng năng suất lao lộng
xã hội.
Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội
nhưng chỉ có năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa vì
trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà theo giá trị xã
hội.
Năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao
động, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự
nhiên.
Liên hệ Việt Nam: năng suất lao động của lao động Việt Nam đứng vị trí thấp nhất
trong các nước so sánh ở ba ngành quan trọng nhất là: “vận tải kho bãi, truyền thông”,
“công nghiệp chế, chế tạo”, “xây dựng” . Trong đó, năng suất lao động tại Việt Nam
được đánh giá cao hơn một số nước chỉ trong phạm vi 3 nhóm ngành “Khai mỏ và khai
khoáng”, “Dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân”, “Tài chính, bất động sản và dịch vụ văn
phòng”.

Đáng chú ý là những nước đi sau như Lào, Myanma, Campuchia đang ngày càng thu hẹp
khoảng cách với Việt Nam nhờ tăng năng suất lao động. Sự chênh lệch này có xu hướng
tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian tới. Điều này đưa tới thách thức cho nền kinh tế
Việt Nam khi phải nhanh chóng bắt kịp mức năng suất lao động của các nước
Một số giải pháp:Thứ nhất, nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất bởi năng suất lao
động tỷ lệ thuận trực tiếp với vốn của xã hội trên lao động. Nói cách khác, đầu tư xã hội
trên một lao động bao nhiêu thì năng suất lao động cũng tương thích bấy nhiêu.

Thứ hai, cần xác định mô hình sản xuất phù hợp, phải chuyển sang cơ chế thị trường.
Nhưng trong nông nghiệp, hộ sản xuất cá thể vẫn còn đa số, điều đó không cho phép
năng suất kinh tế cao, phải chuyển sang mô hình tập thể, hợp tác xã.

Thứ ba, phải đồng bộ 3 khâu sản xuất, đó là thiết kế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xây
dựng thương hiệu.

Thứ tư, thị trường tín dụng phải đủ mạnh, phù hợp với các loại hình doanh nghiệp để
phục vụ nhu cầu tăng vốn.

Thứ năm, quan tâm đến thị trường sản phẩm cả trong lẫn ngoài nước, từ đó kích cầu tiêu
dùng trong nước.

Thứ sáu, nâng cao trình độ người lao động.

Thứ bảy, đầu tư nghiên cứu khoa học một cách xứng đáng.

Thứ tám, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, công khai, minh bạch, nghe dân, vì dân.
Một thống kê cho thấy, không cần tăng đầu tư nhưng nếu chính quyền minh bạch sẽ giúp
doanh nghiệp quyết định đầu tư nhanh hơn, hiệu quả hơn và GDP có thể tăng thêm 0,5 -
1,5 %.

You might also like