Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT NGÂN HÀNG

DANH SÁCH NHÓM 6

STT HỌ TÊN MSSV


1 Phạm Thị Trâm 2053801011286
2 Đinh Thị Diễm Trang 2053801011292
3 Lương Thanh Quý Trang 2053801011294
4 Bùi Võ Tuyết Trinh 2053801011300
5 Ngô Thị Kim Tuyến (nhóm trưởng) 2053801011309
6 Đỗ Thị Vân 2053801011319
7 Lê Bảo Yến 2053801011342
BUỔI 3
Nhận định
1. Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Trả lời:
Nhận định sai.
Khoản 1 Điều 4 LCTCTD 2010 quy định TCTD bao gồm ngân hàng (ngân hàng thương
mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã), TCTD phi ngân hàng, TCTC vi mô và
quỹ tín dụng nhân dân.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 và khoản 3 Điều 4 Nghị
định 68/2013/NĐ-CP thì ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, không phải mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Hoạt động nhận tiền gửi cá nhân
Phi ngân hàng ko chịu sự điều chỉnh của luật bảo hiểm tiền gửi
2. Mọi TCTD có hoạt động nhận tiền gửi đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Trả lời:
Nhận định sai.
Các TCTD có hoạt động nhận tiền gửi bao gồm ngân hàng thương mại, công ty tài chính,
công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã, TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô.
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 và Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định về
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, gồm:
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác
xã, quỹ tín dụng nhân dân, và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân bao
gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc
theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
- Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Bên cạnh đó, đối với tổ chức tín dụng phi Ngân hàng đương nhiên không chịu sự điều chỉnh
của LBHTG vì đối tượng khách hàng của tổ chức này không được phép nhận tiền gửi của cá
nhân theo điểm 1 khoản 1 Điều 108, khoản 1 Điều 112 LCTCTD 2010 nên tổ chức tín dụng
phi ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Còn các tổ chức tín dụng có nhận tiền
gửi của cá nhân bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửii, trừ Ngân hàng chính sách theo
Điều 6 LBHTG 2012

1
Như vậy, không phải mọi TCTD có hoạt động nhận tiền gửi đều phải tham gia bảo hiểm
tiền gửi, mà chỉ có TCTD có hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân mới phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi, trừ Ngân hàng chính sách
3. Tổ chức có thể sở hữu 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Trả lời:
Nhận định đúng.
Theo quy định tại Điều 55 LCTCTD 2010 quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông
trong TCTD thì một cổ đông là tổ chức không được nắm giữ nhiều hơn 15% vốn điều lệ của
TCTD trừ các trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên LCTCTD 2010 cũng có quy định về công ty
con của TCTD tại khoản 30 Điều 4 LCTCTD, cụ thể:
“Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở
hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;”
Theo quy định này thì một tổ chức có thể nắm giữ từ 50% vốn điều lệ của TCTD nếu tổ
chức đó là công ty con của TCTD.
4. Tổ chức tín dụng không được sở hữu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát
hành.
Trả lời
Nhận định sai
Giấy tờ có giá được phát hành gồm kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. (Điều
1 Thông tư 12/2021/TT-NHNN)
Theo Điều 2 Thông tư 12/2021/TT-NHNN thì Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng bao gồm:
ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài
chính (sau đây gọi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là đối tượng được
phát hành giấy tờ có giá và đối tượng mua giấy tờ có giá là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ
chức, cá nhân nước ngoài.
Theo khoản 5, 6 Điều 3 Thông tư 12/2021/TT-NHNN thì Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu phù hợp với quy định pháp luật và chỉ được mua kỳ
phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng.
Như vậy, tổ chức tín dụng được sở hữu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát hành
thông qua hình thức mua, bán giấy tờ có giá nhưng phải phù hợp với các quy định vừa nêu
trên.
Giấy tờ có giá của luật ngận hàng không bao gồm cổ phiếu ( cổ phiếu là chứng nhận vốn
chứ ko chứng nhận nợ) khác với BLDS là bao gồm cả cổ phiếu thêo k8 đ 6 luật nhvn
5. Khi TCTD tổ chức bầu, bổ nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT,
thành viên Ban Kiểm soát phải được NHNN chấp thuận danh sách dự kiến.
2
Trả lời:
Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật CTCTD 2010 thì khi TCTD tổ chức bầu, bổ nhiệm
các chức danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát phải được
NHNN chấp thuận danh sách dự kiến bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm. Tuy nhiên, quy
định này chỉ áp dụng đối với TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH. Như vậy, đối với
TCTD được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã khi tổ chức bầu, bổ nhiệm các
chức danh trên thì không cần sự chấp thuận danh sách dự kiến của NHNN.

3
Tình huống
Tình huống 1:
Theo anh (chị), các hành vi sau đây của Ngân hàng thương mại Đại Tây Dương là
đúng hay sai? Tại sao?
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng cấp phép thành lập và hoạt
động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân hàng có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Trong năm
2013, Ngân hàng Đại Tây Dương có một số hoạt động sau:
a. Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy động lên đến 20 tỷ
đồng.
Hành vi này là đúng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 LCTCTD 2010 về hoạt động của
ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy
động vốn trong nước và nước ngoài. Về thời hạn phát hành chứng chỉ tiền gửi, theo khoản 2
Điều 10 TT01/2021/TT-NHNN thì thời hạn phát hành chứng chỉ tiền gửi do TCTD, NHNN
quy định, do đó việc phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng của ngân hàng thương
mại Đại Tây Dương là hợp lý.
b. Ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để cho công ty Đại An
thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong thời hạn 10 năm.
Hành vi ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để cho công ty Đại An
thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong thời hạn 10 năm của ngân
hàng Đại Tây Dương là hành vi sai.
Căn cứ vào Điều 98 LCTCTD 2010 quy định về hoạt động ngân hàng của ngân hàng
thương mại và và Điều 107 LCTCTD 2010 quy định về các hoạt động kinh doanh khác của
ngân hàng thương mại không bao gồm hoạt động cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, điểm b
khoản 2 Điều 103 LCTCTD 2010 quy định ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua
lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Vậy, ngân hàng
thương mại khi muốn thực hiện hoạt động cho thuê tài chính thì không thể tự mình nhân
danh chính mình để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính mà phải thành lập công ty con,
công ty liên kết.
Như vậy, hoạt động Ngân hàng thương mại Đại Tây Dương nhân danh chính mình ký hợp
đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An là không có cơ sở.
c. Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm để
thành lập công ty An Tín nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ.
Hành vi này của ngân hàng thương mại Đại Tây Dương là sai. Công ty An Tín dự định được
thành lập để kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ, lĩnh vực này được quy định tại
điểm b khoản 4 Điều 103 LCTCTD 2010. Đối với các lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều
103 thì Ngân hàng thương mại chỉ được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp đang hoạt
động chứ không được thành lập doanh nghiệp mới. Mặc khác, theo quy định tại khoản 1
4
Điều 103 LCTCTD 2010, thì ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng nguồn vốn là vốn
điều lệ và quy dự trữ để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, còn trong tình
huống, nguồn vốn này là từ vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm, điều này là
trái với quy định của pháp luật.
Do đó, ngân hàng thương mại Đại Tây Dương không được phép thực hiện hành vi này.
d. Thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi giới bất
động sản.
- Hoạt động thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi giới bất
động sản của ngân hàng Đại Tây Dương là hoạt động sai.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật KDBĐS 2014 hành vi kinh doanh bất động sản gồm 2
loại là kinh doanh hàng hóa bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản. Như vậy, kinh
doanh môi giới bất động sản được hiểu là kinh doanh bất động sản.
- Căn cứ vào Điều 132 LCTCTD 2010. Theo đó, về nguyên tắc các tổ chức tín dụng không
được phép kinh doanh bất động sản trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản
1,2,3 Điều này.
- Xét thấy, hoạt động thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi
giới bất động sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương là hoạt động kinh
doanh bất động sản. Tuy nhiên, hoạt động này không thuộc bất cứ trường hợp ngoại lệ nào
quy định tại khoản 1,2,3 Điều 132 LCTCTD 2010. Chính vì thế, hoạt động trên của ngân
hàng Đại Tây Dương không phù hợp với quy định của pháp luật.
Câu hỏi tư vấn:
Một doanh nghiệp A (không phải là tổ chức tín dụng) có nguồn vốn nhàn rỗi nên muốn thực
hiện hoạt động cho vay. Để tách bạch trong các hoạt động kinh doanh của mình, A thành lập
Công ty TNHH MTV B để Công ty B chuyên thực hiện hoạt động cho vay. Người vay là
các cá nhân có nhu cầu, tùy tình hình từng khách hàng có thể yêu cầu có hoặc không có tài
sản bảo đảm. Số lượng giao dịch cho vay phụ thuộc vào nguồn tiền mà Công ty A cung ứng
dưới hình thức góp vốn điều lệ hoặc vốn vay.
Tư vấn tính pháp lý hoạt động của Công ty B.
* A thành lập Công ty TNHH MTV B:
+ Theo khoản 3 Điều 6 LCTCTD 2010 quy định TCTD phi ngân hàng trong nước được
thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH, mà công ty B được thành lập với mục
đích thực hiện hoạt động cho vay như vậy công ty B sẽ tồn tại dưới hình thức là công ty tài
chính.
+ Khoản 3 Điều 6 LCTCTD 2010 quy định tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức
dưới hình thức công ty TNHH và theo khoản 1 Điều 120 LCTCTD 2010 thì tổ chức tài
chính vi mô chỉ được cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay. Trong

5
trường hợp công ty B thành lập theo dạng tổ chức tài chính vi mô thì bị hạn chế về đồng tiền
cho vay, không được cho vay ngoại tệ mà chỉ được cho vay bằng đồng Việt Nam.
=> Như vậy công ty B được thành lập theo hai loại tổ chức tín dụng sau: công ty tài chính
hoặc tổ chức tài chính vi mô. Công ty B nên thành lập loại tổ chức tín tín dụng là công ty tài
chính vì đối tượng cho vay của công ty tài chính có phạm vi rộng hơn tổ chức tài chính vi
mô. Trong khi, tổ chức tài chính vi mô thì đối tượng khách hàng phải là các cá nhân, hộ gia
đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ theo khoản 5 Điều 4 LCTCTD 2010, khi
công ty B cho vay buộc phải đánh giá thu nhập của cá nhân, hộ gia đình có thật sự thấp hay
không hay quy mô của doanh nghiệp đó có siêu nhỏ hay không.
* Số lượng giao dịch cho vay phụ thuộc vào nguồn tiền mà Công ty A cung ứng dưới
hình thức góp vốn điều lệ hoặc vốn vay:
- Đối với việc góp vốn:
+ Nếu công ty B là công ty TNHH 1 thành viên: Theo khoản 1 Điều 74 LDN 2020 thì người
góp vốn vào công ty TNHH MTV là chủ sở hữu và theo Điều 8 Luật CTCTD thì nghiêm
cấm cá nhân, tổ chức không phải tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng mà cấp tín
dụng, cụ thể cho vay là hoạt động của ngân hàng theo khoản 12 Điều 4 LCTCTD 2010. Vậy
công ty A (không phải tổ chức tín dụng) không được góp vốn vào công ty B để thành lập
công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu là công ty A.
+ Nếu công ty B là công ty TNHH 2 thành viên: Điều 70 LCTCTD 2010 quy định tỷ lệ sở
hữu tối đa của một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ,
điểm a khoản 28 Điều 4 LCTCTD 2010 quy định công ty mẹ với công ty con là người có
liên quan. Trong trường hợp trên công ty A và công ty B có quan hệ là người liên quan do
đó tổng số cổ phần mà công ty A và B được phép sở hữu không quá 50% vốn điều lệ. Như
vậy nếu dựa vào vốn góp của công ty A để thực hiện các giao dịch cho vay thì chỉ có giới
hạn 50% vốn điều lệ, không được vượt quá 50%
- Đối với việc công ty A cung ứng vốn cho công ty B thông qua vốn vay: khoản 2 Điều 8
LCTCTD 2010 nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức không phải tổ chức tín dụng thực hiện
hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng theo khoản 1 Điều 6 LNHNNVN 2010 là việc
kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín
dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán của tài khoản và tại khoản 16 Điều 4 LDN 2020 quy
định kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ
đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hơn nữa Điều 4 Thông tư 09 năm 2015 của Bộ Tài chính thì: “Các doanh nghiệp không
phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy
định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay
lẫn nhau”. Như vậy công ty A không phải tổ chức tín dụng nhưng vẫn được thực hiện hoạt
6
động cho TCTD vay tuy nhiên mục đích cho vay không phải là kinh doanh tìm kiếm lợi
nhuận do đó trong trường hợp A cung ứng vốn cho B để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ là
không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp này thay vì bị động dựa vào nguồn vốn từ công ty A thì công ty B có thể
chủ động tạo nguồn vốn để cung ứng dịch vụ cho vay đối với khách hàng bằng cách huy
động vốn thông qua nhận tiền gửi (nếu là công ty tài chính thì chỉ được nhận tiền gửi của tổ
chức), phát hành GTCG, vay vốn TCTD khác hoặc vay vốn NHNN (nếu là tổ chức tài chính
vi mô thì không được vay vốn từ NHNN)
* Về hoạt động cho vay: Người vay là các cá nhân: khoản 3 Điều 2 Thông tư 39: khách
hàng vay vốn tại TCTD là cá nhân, pháp nhân, như vậy công ty B không chỉ thực hiện hoạt
động cho vay đối với cá nhân mà phải thực hiện hoạt động này cho cả pháp nhân.
Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động cho vay, công ty B phải xem xét, quyết định cho vay khi
khách hàng đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN: về năng lực
chủ thể, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, có phương án sử dụng vốn khả
thi, có khả năng tài chính để trả nợ. Ngoài ra, công ty B không được cho vay đối với các nhu
cầu vốn quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Vậy việc công ty B cho các cá
nhân vay theo nhu cầu mà không đánh giá các điều kiện quy định như trên là hành vi vi
phạm pháp luật.
Về việc bảo đảm vay tùy vào từng khách hàng mà công ty B yêu cầu có hoặc không có tài
sản đảm bảo: Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định việc áp dụng
các biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ
chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận, như vậy hoạt động cho vay tùy tình khách hàng có
thể yêu cầu hoặc không có tài sản đảm bảo của công ty B là phù hợp. Hơn nữa khoản 2 Điều
15 TT 39/2016/TT-NHNN quy định TCTD quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc cho
vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do đó để đảm bảo an toàn hoạt động cho vay
của công ty B thì công ty B nên yêu cầu có tài sản bảo đảm trước khi cho vay.

You might also like