Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TOÁN TÍNH LƯỢNG CHẤT DƯ

Ví dụ 1. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng
muối tạo thành sau phản ứng.

Ví dụ 2. Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì
sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).
a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
Lưu ý: Các lượng chất được tính theo lượng của sản phẩm

Ví dụ 3: Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H 2SO4, sau phản ứng thu
được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư
a) Viết phương trình phản ứng hóa học
b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.
c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng
Ví dụ 4. Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
Ví dụ 5. Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính:
a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Ví dụ 6. Cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,25 mol HCl thì
thu được muối AlCl3 và 1,68 lít khí hiđro (đktc).
a) Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b) Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao
nhiêu?
Ví dụ 7. Trộn 1,12 lít H2 và 2,24 lít khí O2(đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng
khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?
Ví dụ 8. Cho 23,2 gam Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch HCl
3,65%
a) Tính khối lượng chất dư.
b) Tính khối lượng muối sau phản ứng.
c) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4 gam H2SO4.
a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?
b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?
c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?
Câu 2. Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19g HCl
a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam
b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?
Câu 3. Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng
khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?
Câu 4. Đốt chát 6,2 g photpho trong bình chưa 6,72 lít khí O2 (đktc)
a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu?
b) Tính khối lượng sản phẩm thu được?
Câu 5. Đốt 4,6 g Na trong bình chứa 4,48 lít O2 (đktc)
a) Sau phản ứng chất nào dư, dư bao nhiêu gam?
b) Tính khối lượng chất tạo thành?
Câu 6. Cho 5,6 Fe vào bình dung dịch chưa 14,7g H2SO4
a) Tính thể tích H2 tối ta thu được (đktc)
b) Tính khối lượng FeSO4 tạo thành
Câu 7. Cho 10g CaCO3 vào dung dịch chứa 3,65 g HCl
a) Sau phản ứng chất nào dư và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích CO2 thu được ở đktc?
c) Muốn phản ứng xảy ra vừa đủ, cân phải thêm chất nào và thêm vào bao nhiêu
gam?
Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng sau:
NaOH + FeCl3 → NaCl + Fe(OH)3
Biết có 6 gam NaOH đã được cho vào dung dịch chứa 32,5 gam FeCl 3, khuấy
đều
a) Chất nào còn dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam?
b) Tính khối lượng kết tủa thu được
Câu 9. Hoà tan 20,4g Al2O3 vào dung dịch chứa 17,64 g H2SO4. Tính khối
lượng Al2(SO4)3

Câu 10. Nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 theo sơ đồ sau:
Nhôm + axit sunfuric → nhôm sunfat + khí hidro
Cho 8,1 g Al vào dung dịch H2SO4 thì thể khí Hidro thu được là 6,72 lít khí
hidro
a) Tính khối lượng muối thu được
b) Al dư hay hết, nếu dư thì dư bao nhiêu gam?
(
Câu 1. Dẫn 3,36 lít khí H2 (dktc) qua ống sứ chưa 1,6 gam CuO nung nóng.
Chờ cho phản ứng kết thúc
a) CuO có bị khử hết không?
b) tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng
Câu 2. Hòa 10,2 gam Al2O3 vào dung dịch chứa 8,82 gam H2SO4. Sau phản
ứng:
a) Chất nào dư, dư bao nhiêu g
b) Tính khối lượng Al2(SO4)3 thu được
Câu 3. Một dung dịch chứa 7,665 gam HCl. Cho 16 gam CuO vào đó và khuấy
đều
a) Sau phản ứng chất nào dư, dư bao nhiêu g
b) Tính khối lượng CuCl2 thu được
Câu 4. Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch chứa 5,475 gam HCl.
a) Sau phản ứng, chất nào dư, dư bao nhiêu g
b) Tính thể tích khí CO2thu được ở đktc
c) Muốn phản ứng xảy ra vừa đủ, cần phải thêm chất nào, thêm bao nhiêu g
Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng sau:
NaOH + FeCl3 → NaCl + Fe(OH)3
Biết có 6 gam NaOH đã được cho vào dung dịch chứa 32,5 g FeCl3, khuấy đều
a) Chất nào dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam
b) Tính khối lượng kết tủa thu được?
Câu 6. Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 24,5 gam H2SO4. Tính
thể tích khí H2 thu được ở đktc biết sắt tác dụng với dung dịch axit H2SO4.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Chất dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam
Câu 7. Cho 0,075 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4, sản
phẩm của phản ứng là Al2(SO4)3 và H2O.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính khối lượng Al2(SO4)3 thu được
Câu 8. Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit
sunfuric có nồng độ 20%.
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết
thúc.
Câu 9. Cho 10,2 gam Al2O3 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch
H2SO4loãng 20%.
a. Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
b. Tính hối lượng muối sau phản ứng.
c. Tính C% các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

You might also like