Phần 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Phần 3: Trình bày sự ảnh hưởng của nhiệt độ và tính toán xác định các thông số của

thiết bị trao đổi nhiệt cần sử dụng để đáp ứng yêu cầu
Trong quá trình thiết kế thiết bị phản ứng, bên cạnh việc xem xét các yếu tố về loại thiết
bị cũng như kích thước để đảm bảo phản ứng diễn ra thuận lợi, cần phải chú ý đến biến
số như nhiệt độ của thiết bị trao đổi nhiệt vì nó cũng ảnh hưởng đến quá trình xảy ra
phản ứng. Từ đó cho phép ta xác định được tiến triển nhiệt độ tối ưu và ước tính gần
đúng cho một thiết kế thực tế.
Các phản ứng hóa học thường kèm theo hiệu ứng nhiệt và ta cần phải biết những tác
động này sẽ làm thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng như thế nào. Sau khi có được
các thông tin về nhiệt độ, có thể xem xét các đề xuất về thiết bị phản ứng và trao đổi
nhiệt phù hợp và tối ưu nhất.
Dựa theo phản ứng đã chọn: CH 3 O CH 3 → CH 4 + H 2 +CO
Ta có các giá trị nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của các chất tại 298K tương ứng là:
∆ f H oCH OCH =−184.02 kJ /mol
3 3

∆ f H oCH =−74.87 kJ /mol


4

∆ f H oH =0 kJ /mol
2

o
∆ f H CO =−110.53 kJ /mol
o o o o o
⇒ ∆r H =∆ f H CH +∆ f H H + ∆f H CO −∆f H CH OCH =−74.87+0+ (−110.53 )− (−184.02 )=−1.38 kJ /mol
4 2 3 3

o
Vì ∆ r H <0 nên đây là phản ứng phát nhiệt .

Đối với phản ứng không thuận nghịch phát nhiệt: độ chuyển hóa tăng  nhiệt độ tăng.
 Khi độ chuyển hóa còn thấp: sự tăng vận tốc phản ứng do tăng nhiệt độ lớn hơn
sự giảm vận tốc phản ứng do giảm nồng độ tác chất.
 Thông thường độ chuyển hóa độ chuyển hóa sẽ lớn hơn cho quá trình đẳng
nhiệt.
 Tuy nhiên phản ứng phụ và các yếu tố khác cũng sẽ giới hạn nhiệt độ cho phép.
Trong trường hợp này, quá trình hoạt động hữu hiệu phụ thuộc vào quá trình
truyền nhiệt ra môi trường ngoài để tránh sự quá nhiệt cục bộ.
Lưu ý khi lựa chọn khoảng nhiệt độ tối ưu cho phản ứng không thuận nghịch phát nhiệt:
 Độ chuyển hóa tối đa không phụ thuộc nhiệt độ
 Tốc độ phản ứng tăng theo nhiệt độ
 Năng suất tối đa đạt được tại nhiệt độ cao nhất có thể.
 Nhiệt độ bị giới hạn do vật liệu chế tạo và phản ứng phụ nếu có.
Dự đoán ảnh hưởng khi tăng nhiệt độ đối với phản ứng đã chọn:
Ta có bảng giá trị nồng độ mol của CH3OCH3 theo thời gian tại nhiệt độ 500oC như sau
[CH3OCH3], M 6.27 x 10-2 3.04 x 10-2 1.47 x 10-2 7.15 x 10-3
t, phút 0 30.2 60.3 90.5

Thực hiện tương tự với cách làm như ở bước 1 ta tìm được giá trị hằng số tốc độ phản
ứng tương ứng tại nhiệt độ 500oC là: k500 = 0.024 (ph-1)
So sánh với giá trị hằng số tốc độ phản ứng tại 504 oC: k504 = 4.1 x 10-4 s-1 = 0.0267 ph-1, ta
dễ dàng nhận thấy rằng có sự tăng lên về giá trị k. Từ đó dẫn đến tốc độ phản ứng cũng
tăng dần theo nhiệt độ và độ chuyển hóa sẽ tăng theo. Với các phản ứng đơn lẻ, ta quan
tâm đến mức độ chuyển hóa và độ ổn định của thiết bị phản ứng. Và do đây là phản ứng
không thuận nghịch phát nhiệt, thông thường độ chuyển hóa sẽ lớn hơn cho quá trình
đẳng nhiệt nên ta ưu tiên thiết kế thiết bị phản ứng vận hành đẳng nhiệt để thu được
độ chuyển hóa cũng như năng suất tối đa.
Lựa chọn thiết bị thực hiện phản ứng phân hủy hơi Dimethyl ether thuộc loại bình ống
(PFR). Ta có sơ đồ đơn giản của thiết bị phản ứng dạng ống như hình vẽ:

Từ hình vẽ có thể nhận thấy sự phụ thuộc của nồng độ tác chất vào chiều dài của thiết bị
phản ứng là một đường cong liên tục và giảm dần từ đầu vào đến đầu ra của thiết bị. Vì
phản ứng mà ta đang khảo sát là phản ứng phát nhiệt, sau một khoảng thời gian thì
nhiệt độ phản ứng sẽ tăng nhanh nhưng nồng độ tác chất lại giảm. Ban đầu, điều này sẽ
không làm giảm vận tốc phản ứng quá nhiều vì sự tăng vận tốc phản ứng do tăng nhiệt
độ lớn hơn sự giảm vận tốc phản ứng do giảm nồng độ tác chất. Tuy nhiên sự tăng vận
tốc trong quá trình phản ứng tỏa nhiệt bị hạn chế do giới hạn của độ chuyển hóa. Giới
hạn của độ chuyển hóa của phản ứng không thuận nghịch là 100% và khi đạt được thì
nồng độ tác chất và vận tốc phản ứng sẽ bằng không ở bất kỳ nhiệt độ nào. Do vậy, tại
những điểm gần đầu vào thiết bị phản ứng, ở đó độ chuyển hóa của tác chất còn bé 
để tăng vận tốc phản ứng, ta sẽ tiến hành ở nhiệt độ cao. Với đặc tính của bình ống là
không có sự biến thiên hướng kính theo tốc độ phản ứng (nồng độ) nên ta có thể duy trì
nồng độ tác chất cao nhất tại từng thời điểm giúp hạn chế sự giảm nồng độ - nguyên
nhân làm giảm tốc độ phản ứng khi độ chuyển hóa tăng. Ngoài ra, PFR thường tạo ra độ
chuyển hóa trên mỗi thể tích của thiết bị phản ứng cao nhất so với bất kỳ loại thiết bị
dòng chảy nào.
Việc kiểm soát nhiệt độ của các phản ứng phát nhiệt rõ ràng là rất quan trọng đối với
hiệu quả của phản ứng phát nhiệt. Phương pháp thông thường để kiếm soát nhiệt độ
gồm đo nhiệt độ tại một điểm cố định trong vùng phản ứng và điều chỉnh tốc độ dòng
chảy của môi trường làm mát trong trao đổi nhiệt gián tiếp với vùng phản ứng. Bởi vì
các thiết bị PFR thường có những giới hạn cho nhiệt độ cao do sự xuất hiện của các
phản ứng không mong muốn nên việc sử dụng thêm hệ thống làm mát giúp phản ứng
trở nên ổn định và đảm bảo tính an toàn.
Không khí là một dạng phổ biến của chất làm mát. Sử dụng không khí để làm mát có thể
dùng không khí đối lưu (làm mát thụ động) hoặc phương pháp tuần hoàn cưỡng bức
bằng sử dụng quạt. Hydro cũng được sử dụng làm chất làm mát dạng khí hiệu suất cao.
Trong công nghiệp có thể cân nhắc giữa 2 chất làm mát phổ biến là không khí và nước vì
giá thành rẻ, không đôc hại và có nguồn cung lớn.
Cân bằng vật chất cho một phân tố thể tích đối với thiết bị phản ứng dạng ống:
d X A −r A
=
dV FA0

Vì phản ứng phân hủy hơi DME là phản ứng bậc 1


 ta có phương trình vận tốc: (-rA) = k  CA
1−X A To 1− X A T o
Với C A=C A 0 × ; A = 2 nên C A=C A 0 ×
1+ ε A X A T 1+ 2 X A T

Thay vào phương trình vận tốc:


k C A 0 (1−X A ) T o
(−r A )= 1+2 X A
×
T

Phương trình cân bằng nhiệt lượng biểu diễn sự biến đổi nhiệt độ theo thể tích:
dT KS ( T n−T ) + ( −r A ) [∆ H r (T ) ]
=
dV F Ao (C pA + X A ∆ C p)

Với C Ao=1 mol/l ; F Ao=C Ao v o=(1 mol/l)(300 l/ ph)=300 mol / ph


dS d ( πDL ) 4
= = ( với Llà chiều dàicủa thiết bị phảnứng )
( )
dV πD
2 D
d
4L
−E
Định luật Arrhenius: k =k o e RT
T

Nhiệt phản ứng: ∆ H r ,T =∆ H r ,T +∫ ∆ C p dT


o
To

k: hệ số truyền nhiệt tổng quát (W/m2.K)

∆ C p: nhiệt dung riêng của phản ứng theo nhiệt độ (J/mol.K)

C p :nhiệt dung riêng của dimethyl ether theo nhiệt độ (J/mol.K)


A

Tn: nhiệt độ môi trường ngoài bình ống (K)

D: đường kính ống (m)

Tại thời điểm ban đầu, nồng độ tác chất lớn và nhiệt độ tăng dần nên kéo theo tốc độ
phản ứng lớn. Vì phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ cao (504 oC) và là phản ứng tỏa
nhiệt nên lượng nhiệt tỏa ra môi trường rất lớn, tại một số thời điểm sẽ xuất hiện phản
ứng phụ làm nhiệt độ tăng đột ngột rất nguy hiểm, do vậy cần có dòng làm mát đi bên
ngoài ống để hạ nhiệt độ giúp thiết bị hoạt động được ở chế độ đẳng nhiệt như ban đầu.
Sau một khoảng thời gian phản ứng, tác chất giảm dần và nhiệt độ vẫn tăng chậm, lúc này
tốc độ phản ứng cũng giảm dần đến khi đạt được giới hạn của độ chuyển hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Bá Minh, Kỹ thuật phản ứng, NXB Đại học Quốc Gia, TPHCM, 2019.
2. Sean Cabaniss, David Park, Maxim Slivinsky, and Julianne Wagoner, Reactors,
David Chen, Fengqi You, 2014.
3. Andrew Rosen, Reactor Design, 2014.

You might also like