Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NHÀ HỒ - THUỘC MINH

1. Nhà Hồ:
- Tồn tại 7 năm, 2 vua, quốc hiệu Đại Ngu.
+ Hồ Quý Ly
+ Hồ Hân Thương
- Nhà Hồ chưa có nhiều thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với nhà Minh
đang trong giai đoạn cường thịnh về vũ lực. (Khi ta yếu đi, nhà Minh lại mạnh
lên, đang muốn khẳng định vị thế chính danh của mình)
- Năm thứ 2 nhà Minh lên, nhà Hồ sang cho triều cống, chính thức thành lập
quan hệ phiên quốc - tông chủ, đáp ứng nhu cầu cần tính chính danh của nhà
Minh.
➢ Nhà Minh vui lòng đẹp dạ, khởi đầu êm đẹp.
2. Tình hình phương Bắc: nhà Minh (1368 - 1644)
- Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1368 - 1398) trị vì khá giởi nhưng cuối
đời có chính sách giết công thần, thu hết quyền lực vào tay.
➢ Tạo ra tiền lệ chính trị tập trung quyền lực lớn vào tay vua.
- Minh Huệ Đế (Kiến Văn Đế 1398 -1402) tỏ ra không đồng ý với chính sách hà
khắc của Chu Nguyên Chương. Ông vua yêu văn, quản lý đất nước bằng đạo
đức, giáo lý của Nho giáo. Thu lại quyền lực vương gia.
➢ Mâu thuẫn với MInh Thái Tổ Chu Đệ, cử quân đánh lại ông cháu Kiến
Văn Đế, đánh thắng Kiến Văn Đế.
- Minh Thanh Tổ Chu Đệ (1403 - 1424?) khá huy hoàng của Trung Quốc. Rời
đô từ Nam Kinh lên Yên Kinh (Bắc Kinh). Mối lo an ninh ở phương Bắc và 5
chiến dịch đánh Mông Cổ.
- Minh Nhân Tông (1424 - 1425)
- Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ (1425 - 1535)
3. Nguyên nhân nhà Minh tấn công nhà Hồ:
❖ Các vấn đề trực tiếp trong quan hệ 2 triều đình:
- Vấn đề “thoán đoạt”, “tiếm nghịch”
- Việc phủ Tư Minh (Quảng Tây), vấn đề biên giới hai quốc gia, vấn đề
muôn thủa. Đến thời này, những chi Quảng Tây tố triều đình Đại Việt
chiếm đất.
- Việc Chiêm Thành: Chiêm Thành - Đại Việt đánh nhau, Chiêm Thành
cầu cứu nhà Minh.
- 1404: Trần Thiêm Bình sang tố cáo với nhà Minh nhà Trần vẫn còn,
nhà Minh đem 5000 quân sang hộ tống Trần Thiêm Bình về nước hỏi
tội, nhà hồ đem quân chặn đánh, giết sạch, gây phẫn nộ cho nhà Minh.
➢ 1406: Minh Thành Tổ cho 5000 quân đưa Trần Thiêm Bình về nước
❖ Nguyên nhân đổ vỡ mối quan hệ
- Minh Thái Tổ: có chính sách các phiên quốc không gây họa đến Trung
Quốc, không thảo phạt. Đáng lẽ ra vụ Chiêm Thành sẽ không để ý.

1
- Minh Thành Tổ Chu Đệ: lên ngôi do cướp ngôi nên rất quan tâm đến
vấn đề chính danh, muốn khẳng định vị trí như một hoàng đế vĩ đại.
Việc Trần Thiêm Bình đã gây đả kích lớn đến Minh Thành Tổ Chu Đệ.
+ Minh Thành Tổ xuất thân binh nghiệp, đóng quân lâu ngày ở
phương Bắc, tiếp xúc đánh nhau nhiều với Mông Cổ, thích viễn
chinh, coi chinh phục quân sự là phương tiện để đạt được mục
đích trở thành vị vua vĩ đại.
+ Các triều đại trước, nhân sinh quan của vua có tính chất hướng
nội, ngồi im để được tỏa đức ngưỡng mộ. Nhưng Minh Thành
Tổ Chu Đệ có tính hướng ngoại, luôn chủ động ảnh hưởng ra
mọi phía thông qua quân sự, ngoại giao, thương mại…
+ Quyền lực lớn so với quan lại bên dưới, không bị hạn chế bởi
bất kỳ điều gì (kể cả Tổ huấn), khi đưa ra quyết định là thực
hiện.
+ Tương đối nâng cao địa vị và thân cận giới quan võ do giúp vua
trong chính biến giành quyền lực và sát cánh trong các cuộc
chinh phạt.
- Nguyên nhân nội trị khác: Trịnh Vĩnh Tường
➢ Quyết định đánh sang Việt Nam và chiến thắng dễ dàng.
➢ Sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc.
- Đổi Việt Nam thành Giao Chỉ, thi hành chính sách đồng hóa (cúng tế,
ăn mặc, học hành, cấm xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu)
- Thu sách vở về Trung Quốc, hoặc đốt sách.
- Vơ vét đòi hỏi vật quý.
➢ Nổi loạn nhiều, trong đó phải kể đến Hậu Trần, Lam Sơn

2
HẬU TRẦN
Lực lượng chưa mạnh, mâu thuẫn nội bộ (tướng Đặng Dung, thanh niên bất mãn thời cuộc)
chưa thể tạo thành lực lượng lật đổ nhà Minh.

LAM SƠN
1. Lam Sơn:
- 5 năm đầu lực lượng yếu, quanh quanh vùng nhỏ, mạnh hơn thì chiến tranh du
kích, đánh Nam, mạnh hơn đánh ra Bắc. Trong suốt thời gian kháng chiến, tận
dụng khe hở trong chính sách của nhà Minh (giả vờ quy thuận khi yếu, chiến
thuật du kích)
- Thế cục đánh - đàm.
- Ngoại giao vận dụng cả lý trí, học thức, tâm lý, tình cảm (phân tích thiệt hơn,
phân tích lẽ phải, lẽ nhân đức, tín nghĩa; quan tâm, mở đường lui, giữ thể diện;
linh hoạt đáp ứng điều kiện của địch)
2. Nhà Minh:
- Mắc sai lầm về cai trị, điều quân tướng, thay đổi vua.
- Chính sách bế tắc, thiếu nhất quán do các phe phái chủ hòa chủ chiến không
nhất trí được với nhau.\
- Vấn đề liên lạc.
3. Nguyên nhân kết thúc chiến tranh:
- Từ phía nghĩa quân:
+ Chiến thắng quân sự.
+ Nhu cầu kết thúc chiến tranh và sách lược đối ngoại đáp ứng được yêu
cầu của nhà Minh (lập dòng họ Trần)
- Từ phía nhà Minh:
+ Sự khác biệt về tính cách và thiên hướng chính sách đối nội - ngoại của
Minh Nhân Tông và Minh Tuyên Tông so với Minh Thành Tổ.
+ Lập trường về vấn đề An Nam: không tán thành chính sách của Minh
Thành Tổ, muốn hòa bình, rút quân.
+ Gánh nặng tài chính cho triều đình và nhân dân, cũng như gánh nặng
quân sự do các chương trình trong nước và viễn chinh tốn kém của
Minh Thành Tổ (dời đô, Trịnh Hòa, viễn chinh Mông Cổ)
- Vấn đề nội trị khác.

You might also like