Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 65

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO DỰ ÁN
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT NHU CẦU THAM GIA CÂU LẠC BỘ
CỦA SINH VIÊN UEH

TÊN GIẢNG VIÊN : TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc


MÃ HỌC PHẦN : 23C1STA50800518
THÀNH VIÊN NHÓM : K49 – K M0002

Làm ẩu, sai cơ bản, lập luận lỏng lẻo thiếu thuyết phục. Định dạng word hỗn loạn quá

TP. Hồ Chí Minh – ngày 20 tháng 12 năm 2023.


LỜI MỞ ĐẦU
Các bạn trẻ hiện nay, ngay từ những năm học cấp ba, đã dần tiếp cận với mô hình
câu lạc bộ - một sân chơi bổ ích ở nhiều lĩnh vực mang đến không chỉ kiến thức chuyên
môn mà còn là những hoạt động ngoại khóa vui nhộn, giúp cho các bạn có thể phát triển
bản thân một cách toàn diện. Chuyển giao đến bậc đại học, bước đôi chân ráo vào một
môi trường mới, hoặc sẽ bỡ ngỡ, lo lắng, rụt rè; hoặc sẽ thích thú, hoạt náo, vui mừng,…
nhưng dù là thế nào đi nữa, phần lớn các bạn sẽ đắn đo và tự vấn rằng liệu mình có nên
tham gia câu lạc bộ để học hỏi nhiều điều mới, có thêm niềm vui mới không? Hay chỉ
nên chú tâm duy nhất vào việc học để không bị xao nhãng. Và khi tham gia vào rồi thì
mình sẽ được phát triển như thế nào? Hay ảnh hưởng đến bản thân ra sao? Mặt khác,
cũng có những bạn cho rằng việc tham gia câu lạc bộ sẽ lãng phí thời gian mà thay vào
đó nên lo học hoặc đi làm thêm để có nhiều kinh nghiệm hơn. Vậy đâu mới là sự lựa
chọn đúng đắn của mỗi người? Chính từ những mối bận tâm ấy, mà nhóm chúng tôi đã
cùng tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện một dự án đầy gần gũi với các bạn sinh viên
với đề tài là: “Khảo sát nhu cầu tham gia câu lạc của sinh viên UEH”.

Bằng những kiến thức bổ ích và hấp dẫn đã được học, được giảng dạy trong môn
“Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh”, chúng tôi đã hình thành ý tưởng cho
đề tài dự án và tiến hành khảo sát thông qua Google Forms với sự tham gia của 180 sinh
viên đang học tập tại UEH. Đó là cơ sở dữ liệu để chúng tôi thực hiện việc thống kê,
phân tích, lập biểu đồ so sánh. Và cuối cùng là rút ra kết luận, nhận xét về nhu cầu tham
gia câu lạc bộ của các bạn sinh viên hiện nay. Quá trình thực hiện dự án này đã để lại cho
chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm, kỹ năng, cơ hội được tiếp cận với thực tế cuộc
sống, đặc biệt là giúp chúng tôi từng bước hiểu rõ hơn về định hướng nghề nghiệp tương
lai và con đường kinh doanh sau này.

2
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn


thành

1 STT TỪ VIẾT TẮT Lên kế hoạch, nội dung


CHÚ đềTHÍCH 100%
tài, chỉnh sửa nội dung.
1 CLB Câu Lạc Bộ
2 2 Nhập dữ liệu,
Đạivẽhọc
đồKinh
thị, lập 100%
UEH tế TP.Hồ Chí Minh
bảng tần số, ghi nội dung.

3 Nhập dữ liệu, vẽ đồ thị, lập 100%


bảng tần số, ghi nội dung.

4 Lên kế hoạch, nội dung đề 100%


tài, chỉnh sửa nội dung.

5 Nhập dữ liệu, vẽ đồ thị, lập 100%


bảng tần số, ghi nội dung.

6 Phân tích dữ liệu, tổng hợp, 100%


chỉnh sửa nội dung.

7 Khảo sát, vẽ đồ thị, lập 100%


bảng tần số.

3
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN
Sẽ chẳng thể nào với chúng tôi – nhóm sinh viên năm nhất còn bỡ ngỡ với môn
học mới có thể hoàn thiện dự án một cách suôn sẻ. Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực, cố
gắng để tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu không ngừng nghỉ của 7 thành viên trong nhóm;
chúng tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Giảng viên hướng dẫn môn “Thống kê ứng dụng
trong Kinh tế và Kinh doanh” vì đã dành ra nhiều thời gian và tâm huyết để giảng dạy
cho chúng tôi, không chỉ trong quá trình học tập tại trường mà đặc biệt, cô luôn hỗ trợ
nhiều nhất có thể từ khâu hình thành ý tưởng đến khi thực hiện khảo sát cho dự án này.
Nhờ những bài giảng, lời dặn dò ân tình nhất của cô mà chúng tôi nhận thấy rằng Thống
kê ứng dụng chẳng hề là một môn học khô khan với những con số mãi in hằn trên trang
sách, mà nó được áp dụng rất nhiều vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua quá trình thực
hiện dự án này, chúng tôi đã được học hỏi rất nhiều điều cũng như được phần nào va
chạm vào thực tế. Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Ngọc, chúc cô thật
nhiều sức khỏe và luôn giữ lửa trong nghề “lái đò” cập đến bến bờ tri thức này.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, các chị, các bạn đã dành thời gian
quý báu để tham gia thực hiện khảo sát. Sự tham gia của các anh/chị/bạn đã góp phần
giúp nhóm chúng tôi hoàn thành dự án này.
Trân trọng.

5
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................3
MỤC LỤC..........................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................6
I. BẢNG BIỂU........................................................................................................6
II. BIỂU ĐỒ..............................................................................................................7
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI......................................................................................9
I. Lí do chọn đề tài:.....................................................................................................9
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:.............................................................................9
III. Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................9
PHẦN B: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................10
I. Lý thuyết về nhu cầu tham gia câu lạc bộ..............................................................10
1. Khái niệm câu lạc bộ.........................................................................................10
II. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................10
2.1 Nhu cầu tham gia câu lạc bộ............................................................................10
2.2 Lợi ích khi tham gia câu lạc bộ........................................................................11
2.3 Một số bất lợi, khó khăn gặp phải khi tham gia câu lạc bộ.............................12
2.4 Những điều cần biết khi tham gia vào câu lạc bộ............................................12
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................12
PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.................................................................................13
A. Thông tin chung..................................................................................................13
B. Khảo sát dành cho các bạn chưa từng tham gia CLB trực thuộc UEH:.............15
C. Khảo sát dành cho các bạn đã từng hoặc đang tham gia câu lạc bộ trực thuộc UEH:
thông tin về câu lạc bộ...............................................................................................18
PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................47
I. Kết luận..............................................................................................................47
II. Đề xuất................................................................................................................48
PHỤ LỤC.........................................................................................................................50
I. PHẦN CÂU HỎI KHẢO SÁT..........................................................................50

6
A. Thông tin chung..............................................................................................50
B. Khảo sát dành cho các bạn chưa từng tham gia câu lạc bộ trực thuộc UEH: Lý do
không tham gia câu lạc bộ.....................................................................................50
C. Khảo sát dành cho các bạn đã từng hoặc đang tham gia câu lạc bộ trực thuộc
UEH: thông tin về câu lạc bộ.................................................................................50
II. PHẦN THÔNG TIN NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT....................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................61

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
I. BẢNG BIỂU.
• Bảng 1: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
• Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đã và đang tham gia CLB trực
thuộc UEH.
• Bảng 3: Bảng tần số thể hiện lý do không tham gia CLB của sinh viên tham gia
khảo sát.
• Bảng 4: Bảng tần số thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh
viên không tham gia câu lạc bộ thường làm.
• Bảng 5: Bảng tần số thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.
• Bảng 6: Bảng tần số thể hiện số vòng xét tuyển sinh viên đã trải qua để trở thành
cộng tác viên hay thành viên của CLB.
• Bảng 7: Bảng tần số thể hiện mức độ khó khăn của các vấn đề mà sinh viên UEH
gặp phải trong quá trình ứng tuyển.
• Bảng 8: Bảng tần số thể hiện số lượng CLB mà sinh viên đang tham gia.
• Bảng 9: Bảng tần số thể hiện lĩnh vực của các CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.
• Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mục đích tham gia CLB của sinh viên UEH.
• Bảng 11: Bảng tần số thể hiện những hình thức giúp người tham gia khảo sát biết
đến CLB.
• Bảng 12: Bảng tần số thể hiện tiêu chí ưu tiên của sinh viên khi chọn CLB.
• Bảng 13: Bảng tần số thể hiện những kỹ năng được phát huy khi sinh viên tham gia
CLB.
• Bảng 14: Bảng tần số thể hiện số buổi họp mặt phải tham gia trong vòng 1 tháng khi
sinh viên tham gia CLB.
• Bảng 15: Bảng tần số thể hiện số lần tham gia hoạt động do câu lạc bộ tổ chức trong
6 tháng qua.
• Bảng 16: Bảng tần số thể hiện số buổi training (đào tạo) mà sinh viên tham gia
trước khi nhận một dự án/ chương trình.
• Bảng 17: Bảng tần số thể hiện đánh giá mức độ áp lực khi sinh viên vừa tham gia
câu lạc bộ vừa học tập.
• Bảng 18: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động của
CLB.
• Bảng 19: Bảng tần số thể hiện số sinh viên đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho
một sự kiện nào đó do câu lạc bộ tổ chức.
• Bảng 20: Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về chương
trình/ sự kiện do CLB tổ chức qua các yếu tố.

8
• Bảng 21: Bảng tần số thể hiện mức độ trở ngại mà sinh viên gặp phải khi tham gia
CLB.
• Bảng 22: Bảng tần số thể hiện số sinh viên có dự định tham gia thêm một CLB khác
trực thuộc UEH.
• Bảng 23: Biểu đồ thể hiện hướng giải quyết áp lực của sinh viên khi tham gia CLB/
đội/ nhóm.

II. BIỂU ĐỒ.


• Hình 1: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
• Hình 2: Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ sinh viên đã và đang tham gia các CLB trực thuộc
UEH.
• Hình 3: Biểu đồ thể hiện lý do không tham gia CLB của sinh viên tham gia khảo
sát.
• Hình 4: Biểu đồ thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh viên
không tham gia câu lạc bộ thường làm.
• Hình 5: Biểu đồ thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.
• Hình 6: Biểu đồ thể hiện số vòng xét tuyển sinh viên đã trải qua để trở thành cộng
tác viên hay thành viên của CLB.
• Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ khó khăn của các vấn đề mà sinh viên UEH gặp
phải trong quá trình ứng tuyển.
• Hình 8: Biểu đồ thể hiện số lượng CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.
• Hình 9: Biểu đồ thể hiện lĩnh vực của các CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.
• Hình 10: Biểu đồ thể hiện mục đích tham gia CLB của sinh viên UEH.
• Hình 11: Biểu đồ thể hiện những hình thức giúp người tham gia khảo sát biết đến
CLB.
• Hình 12: Biểu đồ thể hiện tiêu chí ưu tiên của sinh viên khi chọn CLB.
• Hình 13: Biểu đồ thể hiện những kỹ năng được phát huy khi sinh viên tham gia
CLB.
• Hình 14: Biểu đồ thể hiện số buổi họp mặt phải tham gia trong vòng 1 tháng khi
sinh viên tham gia CLB.
• Hình 15: Biểu đồ thể hiện số lần tham gia hoạt động do câu lạc bộ tổ chức trong 6
tháng qua.
• Hình 16: Biểu đồ thể hiện số buổi training (đào tạo) mà sinh viên tham gia trước khi
nhận một dự án/ chương trình.
• Hình 17: Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ áp lực khi sinh viên vừa tham gia câu
lạc bộ vừa học tập.
• Hình 18: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động của CLB.
• Hình 19: Biểu đồ thể hiện số sinh viên đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho một
sự kiện nào đó do câu lạc bộ tổ chức.

9
• Hình 20: Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về chương trình/
sự kiện do CLB tổ chức qua các yếu tố.
• Hình 21: Biểu đồ thể hiện mức độ trở ngại mà sinh viên gặp phải khi tham gia CLB.
• Hình 22: Biểu đồ thể hiện số sinh viên có dự định tham gia thêm một CLB khác
trực thuộc UEH.
• Hình 23: Biểu đồ thể hiện hướng giải quyết áp lực của sinh viên khi tham gia CLB/
đội/ nhóm.

10
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I. Lí do chọn đề tài:
Trong bối cảnh đất nước đang không ngừng phát triển và hội nhập như hiện nay,
để đạt được nhiều thành tựu, con người phải biết cách làm thế nào để tạo ra cơ hội cho
chính mình và nắm bắt chúng để phát triển bản thân. Và khi kết thúc khoảng thời gian
cấp ba, chúng ta bắt đầu bước sang một môi trường hoàn toàn mới - đại học. Cánh cổng
đại học mở ra mang theo vô vàn thứ mới mẻ khiến các bạn sinh viên sẽ phải cần thời gian
để làm quen và thích nghi với sự thay đổi đó. Để quãng thời gian này không trôi qua một
cách hoài phí thì ta phải tìm kiếm cho mình câu trả lời để quyết định đầu tư thời gian của
bản thân. Một trong những lựa chọn của các bạn sinh viên là tham gia vào câu lạc bộ.

Tham gia câu lạc bộ không chỉ giúp các bạn sinh viên nâng cao kỹ năng của bản
thân, áp dụng những vấn đề trong học thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống mà còn mang
đến niềm vui, kinh nghiệm sống và làm cho những năm tháng đại học trở nên đáng quý .
Nếu tận dụng được các cơ hội mà câu lạc bộ mang lại, sinh viên có thể tạo dựng nền tảng
phát triển, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, có “sân chơi" thỏa sức sáng tạo và thể hiện
cá tính, tài năng của bản thân.

Tuy nhiên, trong một môi trường học tập mới, việc có nên tham gia vào câu lạc bộ
khi học đại học hay không còn là một thắc mắc mà các bạn sinh viên thường gặp phải. Vì
vậy, nhóm chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài "Khảo sát nhu cầu tham gia câu lạc bộ
của sinh viên UEH" nhằm giúp các bạn tìm ra câu trả lời phù hợp với bản thân. Cũng
thông qua đó hiểu được những nguyện vọng, suy nghĩ của sinh viên về câu lạc bộ, giúp
đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tăng tính hiệu quả khi tham gia câu
lạc bộ.

II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


• Phạm vi nghiên cứu: Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
• Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - những
người đã/ đang tham gia và không tham gia câu lạc bộ.
• Kích thước mẫu: 180 sinh viên.

III. Mục tiêu nghiên cứu:


• Khảo sát nhu cầu tham gia câu lạc bộ của sinh viên UEH.
• Tìm hiểu những yếu tố quyết định việc tham gia câu lạc bộ của sinh viên UEH.
• Tìm hiểu mức độ khó khăn của các vấn đề sinh viên gặp phải trong quá trình tham
gia.

11
• Tìm hiểu những lợi ích của việc tham gia câu lạc bộ mang lại cho sinh viên.
• Tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn khi tham gia câu lạc
bộ.
• Từ đó đề ra các biện pháp giúp sinh viên tận dụng tối đa các cơ hội, điều kiện thuận
lợi mà việc tham gia câu lạc bộ mang lại để sinh viên phát triển bản thân.
• Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đặt ra các mục tiêu riêng cho nhóm.
- Nâng cao, phát triển kỹ năng tương tác, làm việc nhóm.
- Trau dồi kiến thức về môn học qua quá trình nghiên cứu.
- Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát, tiếp cận vấn
đề.

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Lý thuyết về nhu cầu tham gia câu lạc bộ.

1. Khái niệm câu lạc bộ.


Theo thông tin Trung tâm văn hóa – Điện ảnh Thừa Thiên Huế đăng tải ngày
13/12/2018 (Thúy, 2018) thì: “Câu lạc bộ (CLB) là một tổ chức xã hội, tập hợp theo
nguyên tắc tự nguyện của những người cùng sở thích thuộc các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật và các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ
ngơi, thể thao khác…”. Câu lạc bộ thường được thành lập theo sự tự nguyện và mong
muốn của một tập thể. Ở đó mọi người tự nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi về lĩnh vực mình
quan tâm và đam mê. Mỗi năm, ban chủ nhiệm sẽ tổ chức tuyển cộng tác viên hoặc thành
viên để duy trì sự tồn tại và nhiệt huyết của câu lạc bộ. Bên cạnh đó, câu lạc bộ thường tổ
chức các chương trình, sự kiện để đào tạo kỹ năng chuyên môn hay các cuộc thi tranh tài,
hoạt động ngoại khóa cho không chỉ thành viên CLB mà còn là các anh, các chị, các bạn
đồng trang lứa.

II. Cơ sở thực tiễn.

2.1 Nhu cầu tham gia câu lạc bộ.


Câu lạc bộ đã không còn là một khái niệm quá xa lạ với các bạn trẻ, đặc biệt là
những sinh viên đại học. Bởi bước chân vào một môi trường mới, nhu cầu muốn thể hiện
năng lực của bản thân, học hỏi những kiến thức bổ ích, chuyên sâu hay được dấn thân
vào những hoạt động đầy thú vị và máu lửa ngày càng có sự tăng cao. Tuy nhiên vấn đề
nhu cầu tham gia câu lạc bộ của các bạn lại gặp phải khá nhiều vấn đề. Đối với các bạn
đã tham gia xét tuyển và được trở thành cộng tác viên/ thành viên, một trong số đó đã tìm
được hướng đi phù hợp, đúng đắn để phát triển bản thân; nhưng số khác lại cảm thấy lựa

12
chọn của mình chưa thật sự phù hợp và đúng đắn khiến mình loay hoay, mất nhiều thời
gian. Còn lại những bạn không tham gia đăng ký xét tuyển vào câu lạc bộ sẽ vì nhiều lí
do khác nhau.
Quả là thật khó để biết rằng liệu mình có nên tham gia vào câu lạc bộ hay không?
Vậy nên trước mọi quyết định của bản thân, hãy suy nghĩ thật kỹ xem nó có thật sự phù
hợp với thời gian, khả năng, định hướng, mong muốn của mình hay không. Mong rằng
các bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

2.2 Lợi ích khi tham gia câu lạc bộ.


Môi trường câu lạc bộ tại UEH được biết đến là một sân chơi năng động, linh hoạt,
sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng phù hợp với cá tính, đam mê và mong
muốn riêng của từng bạn. Việc lựa chọn tham gia câu lạc bộ sẽ:
- Bổ trợ, bồi dưỡng nhiều hơn ở kiến thức chuyên môn đối với các câu lạc bộ học
thuật. Bởi nếu chỉ học thông qua sách vở và bài giảng của giảng viên thì phần nào sẽ hạn
chế khả năng ứng dụng lý thuyết vào trong thực tế của các bạn, tạo nên nhiều thắc mắc và
mơ hồ. Việc tham gia, tổ chức các chương trình, sự kiện của câu lạc bộ sẽ mang đến cơ
hội được lắng nghe kiến thức, kinh nghiệm từ các vị diễn giả đã có thâm niên trong nghề,
được tham quan các doanh nghiệp, cơ sở làm việc ngoài thực tiễn.
- Được phát triển hơn về kỹ năng mềm. Bởi câu lạc bộ là môi trường luôn năng
động, nhiệt huyết và máu lửa đòi hỏi các bạn nếu còn e ngại, rụt rè phải cố gắng tách
khỏi vỏ bọc an toàn, để bước chân ra thế giới, đón nhận những khó khăn và thử thách.
Chính những lần cố gắng ấy sẽ tạo nên kinh nghiệm đáng quý, bổ trợ rất nhiều không chỉ
về học thuật mà còn có kỹ năng thuyết trình trước đám đông, tổ chức sự kiện, quản lí
nhân lực, quản lí thời gian, quản lí cảm xúc,…
- Có thể chiêm nghiệm bản thân, xem mình cần phát huy những điểm mạnh nào sẵn
có và cần khắc phục những điểm yếu nào để tiến bộ hơn. Thông qua đó các bạn được học
hỏi thêm nhiều điều mới từ các buổi đào tạo, từ kinh nghiệm của các thầy cô, các anh/ chị
tiền bối hoặc kể cả những chương trình, sự kiện, hoạt động do câu lạc bộ tổ chức.
- Mở rộng các mối quan hệ của bạn thân. Việc tạo dựng mối quan hệ luôn là một
yếu tố rất cần thiết cho các bạn dù là ở bậc đại học hay hành trình ra đời sau này của bạn.
Tham gia vào câu lạc bộ, các bạn sẽ được làm quen, học hỏi các anh/ chị lớn, các bạn
đồng trang lứa, vì có thể mọi người đến từ nhiều khoa/ viện khác nhau và điều đó giúp
ích rất nhiều trong việc học hỏi và hỗ trợ công việc lẫn nhau.

13
2.3 Một số bất lợi, khó khăn gặp phải khi tham gia câu lạc bộ.
- Lựa chọn câu lạc bộ không đúng khả năng, không phù hợp với định hướng của
bản thân.
- Không cân bằng được thời gian của cá nhân trong quá trình đồng hành cùng câu
lạc bộ.
- Câu lạc bộ không đủ trình độ chuyên môn để mình học hỏi, tiếp thu.
- Và còn rất nhiều lý do khác.

2.4 Những điều cần biết khi tham gia vào câu lạc bộ.
Lựa chọn có nên tham gia vào câu lạc bộ hay không luôn đòi hỏi sự sáng suốt
trong việc đưa ra quyết định của các bạn. Vì vậy, phải thật cẩn trọng trước mọi suy nghĩ,
lời nói, hành động. Và để góp phần giúp các bạn có định hướng rõ ràng hơn trước khi ra
quyết định, chúng tôi xin phép đưa ra một số điều cần chú ý sau:
- Tìm hiểu thật kỹ lưỡng câu lạc bộ mà mình mong muốn tham gia. Nên ưu tiên lựa
chọn theo định hướng phát triển; khả năng, năng lực vốn có và sở thích, đam mê, mong
muốn tham gia của mỗi người.
- Cần nhận thấy rằng, việc tham gia câu lạc bộ sẽ chiếm một phần trong quỹ thời
gian của mình. Vì vậy, cần xem xét, điều chỉnh lại thời gian biểu, rằng liệu mình có khả
năng đồng hành cùng câu lạc bộ hay không, và sắp xếp công việc cho thỏa đáng.
- Khi tham gia vào rồi, hãy cố gắng hợp tác với các thành viên nhiều nhất có thể để
làm quen, học hỏi. Luôn tích cực tham gia các buổi training (đào tạo), các chương
trình/sự kiện/ hoạt động được tổ chức và có trách nhiệm với công việc được giao, tránh
để ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm/câu lạc bộ.
- Nếu cảm thấy không còn phù hợp sau một thời gian đồng hành thì phải thẳng thắn
nói chuyện với các anh/chị chủ nhiệm, trưởng/phó ban để giải quyết rõ ràng và vẫn giữ
được mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai bên.

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


- Sử dụng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel.
- Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát sinh viên UEH về nhu cầu tham gia câu lạc bộ trực
thuộc UEH thông qua truyền thông trên nền tảng mạng xã hội, cụ thể sử dụng Google
biểu mẫu.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên gồm 180 sinh viên đang học tập tại UEH tham gia khảo sát.

14
- Sử dụng dữ liệu định tính, định lượng để thực hiện các phương pháp thống kê.
- Phân tích các dữ liệu thu được để lập bảng, vẽ biểu đô, rút ra kết luận, nhận xét.
Từ đó phân tích kết quả thu được và hoàn thành báo cáo dự án dựa trên kết quả đã được
phân tích.

PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


A. Thông tin chung

Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy ?


Bảng 1: Bảng tần số thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.
Tần suất phần trăm
Năm Tần số (Sinh viên) Tần suất
(%)
1 131 0,73 73
2 25 0,14 14
3 20 0,11 11
4 4 0,02 2
Tổng 180 1,00 100

100
90
80 73
70
60
50
40
30
20 14
11
10
0 24
1 2 3

Tần suất phần trăm

Hình 1: Biểu đồ thể hiện năm học của sinh viên tham gia khảo sát.

15
Nhận xét: Từ bảng tần suất và biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng: số lượng sinh viên
năm 1 tham gia khảo sát là 131 bạn (chiếm tỷ lệ 73%), tiếp đó là sinh viên năm 2 có 25
bạn (chiếm 14%), 20 bạn sinh viên năm 3 đã tham gia khảo sát (chiếm tỷ lệ 11%). Và
thấp nhất là sinh viên năm 4 với 4 bạn (chiếm 2%). Tóm lại, số lượng sinh viên năm nhất
tham gia khảo sát là cao nhất: gấp hơn 5 lần số lượng sinh viên năm 2, lần lượt gấp hơn 6
lần và gấp gần 33 lần số lượng sinh viên năm 3, năm 4 tham gia khảo sát.

Câu 2: Bạn có từng hoặc đang tham gia CLB trực thuộc UEH không ?

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên đã và đang tham gia CLB trực
thuộc UEH.

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm(%)


Có 100 55,6
Không 80 44,4
Tổng 180 100

44,4%

56,6%

Có Không

Hình 2: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên đã và đang


tham gia CLB trực thuộc UEH.
Nhận xét: Khảo sát cho thấy số lượng sinh viên không tham gia CLB (chiếm
44,4%) gần bằng với số lượng sinh viên có tham gia CLB trực thuộc UEH (chiếm
56,6%). Từ đó, ta thấy vẫn còn khá nhiều sinh viên không tham gia bất kì câu lạc bộ nào
thuộc UEH nên chúng tôi đã khảo sát lí do họ không tham gia các CLB trực thuộc UEH.

16
B. Khảo sát dành cho các bạn chưa từng tham gia CLB trực
thuộc UEH:
Câu 3. Tại sao bạn không tham gia CLB ?
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện lý do không tham gia CLB của
sinh viên tham gia khảo sát.

Tần suất phần Phần trăm


Lựa chọn Tần số
trăm (%) trương hợp (%)
Không quan tâm/ không 34 15,3 42,5
hứng thú
Thiếu thời gian 37 16,7 46,3
Thiếu thông tin về các CLB 21 9,5 26,3
Cảm thấy không tự tin/ e 36 16,2 45
ngại tham gia
Không có bạn bè tham gia 16 7,2 20
cùng
Ngại chi phí phát sinh khi 20 9,0 25
tham gia
Ưu tiên việc học hàng đầu 37 16,7 46,3
Không vượt qua vòng xét 14 6,3 17,5
tuyển
Khác 7 3,1 9
Tổng 222 100,0 277,9

Không quan tâm/ không hứng thú 7

Thiếu thời gian 37

Thiếu thông tin về các clb 21

Cảm thấy không tự tin/e ngại tham gia 36

Không có bạn bè tham gia cùng 16

Ngại chi phí phát sinh khi tham gia 20

Ưu tiên việc học hàng đầu 37

Không vượt qua vòng xét tuyển 14

Khác 7

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Tần số

17
Hình 3: Biểu đồ thể hiện lý do không tham gia CLB của
sinh viên tham gia khảo sát.
Nhận xét: Mặc dù có rất nhiều CLB thuộc UEH nhưng vẫn còn khá nhiều sinh
viên không tham gia bất kì CLB nào và dựa vào khảo sát ta thấy đa số mọi người đều
đang ưu tiên cho việc học và không có thời gian để tham gia, hai nguyên nhân này đều
chiếm đến 46,3%. Ngoài ra, vẫn còn nhiều sinh viên cảm thấy không tự tin và e ngại khi
tham gia (chiếm đến 45%), đây là một con số đáng buồn khi vẫn còn rất nhiều sinh viên
UEH cảm thấy tự ti. Và có một yếu tố cũng chiếm phần trăm lớn là họ cảm thấy không
hứng thú và không quan tâm đến bất kì CLB nào (chiếm đến 42,5%). Ngoài ra, việc thiếu
thông tin về CLB, ngại chi phí phát sinh,…. cũng là lí do khiến sinh viên không tham gia
các CLB của UEH.
Câu 4: Bạn thường dành thời gian (ngoài việc học trên trường) cho việc gì ?
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh
viên không tham gia CLB thường làm.
Tần suất phần Phần trăm trường
Hoạt động Tần số
trăm hợp
Nghỉ ngơi 55 33,8 68,8
Đi chơi giải trí 40 24,5 50,0
Đi làm thêm 25 15,3 31,3
Tham gia các hoạt động 23 14,1 28,7
trên trường (không liên
quan đến CLB)
Khác (chơi thể thao, làm 20 12,3 25,1
bài tập, ...)
Tổng 163 100 203,9

18
80
68.8
70

60
50
50

40
31.3
28.7
30 25.1
20

10

0
Nghỉ ngơi Đi chơi giải trí Đi làm thêm Tham gia các Khác (chơi thể
hoạt động trên thao, ôn bài, ...)
trường (không
liên quan đến
CLB)

Hình 4: Biểu đồ thể hiện các hoạt động (ngoài việc học trên trường) mà sinh viên
không tham gia CLB thường làm.
Nhận xét: Có thể thấy, song song với việc tham gia các CLB, có đa dạng các hoạt động
mà sinh viên có thể làm, phần lớn họ dành thời gian để nghỉ ngơi (chiếm 68.8%) và đi
chơi giải trí (chiếm 50%), tiếp đó là đi làm thêm (chiếm 31.3%), tham gia các hoạt động
trên trường (không liên quan đến CLB) (chiếm 28.7%) và các hoạt động khác (chiếm
25.1%).

Câu 5: Trong tương lai, bạn có ý định tham gia clb hay không ?

Bảng 5: Bảng tần số thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm(%)
Có 48 60
Không 32 40
Tổng 80 100

19
40%
60%

Có Không

Hình 5: Biểu đồ thể hiện dự định tham gia CLB của sinh viên trong tương lai.
Nhận xét: Trong tương lai, số lượng sinh viên có ý định tham gia CLB chiếm
phần trăm cao hơn (chiếm 60%), ta có thể thấy số lượng sinh viên có ý định tham gia và
không có ý định tham gia không quá chênh lệch nhau. Vì vậy, các CLB cần có các
phương án phù hợp để có thể thu hút nhiều sinh viên tham gia CLB trực thuộc UEH.

C. Khảo sát dành cho các bạn đã từng hoặc đang tham gia câu lạc
bộ trực thuộc UEH: thông tin về câu lạc bộ.

Câu 6: Bạn đã trải qua bao nhiêu vòng xét tuyển để trở thành Cộng Tác Viên hay
Thành Viên của CLB ?
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện số vòng xét tuyển sinh viên đã trải qua để trở thành
cộng tác viên hay thành viên của CLB.
Số vòng Tần số (người) Tần suất phần trăm(%)
0 2 2
1 8 8
2 46 46
3 40 40
4 4 4
Tổng 100 100

Bảng phân tích trung bình số vòng xét tuyển sinh viên đã trải qua để trở thành cộng
tác viên hay thành viên của CLB (đơn vị: vòng)
Thống kê

20
Trung bình (Mean) 2,36
Trung vị (Median) 2
Mode 2
Phương sai (Variance) 0,5904
Độ lệch chuẩn (Deviation) 0,7684
Giá trị nhỏ nhất (Min) 0
Giá trị lớn nhất (Max) 4
Tứ phân vị thứ 1 (Quartile 1) 2
Tứ phân vị thứ 3 (Quartile 3) 3
Khoảng biến thiên (Range) 4
Độ trải giữa (Interquartile range) 1

50
46
45
40
40
Tần số (người)

35

30

25

20

15

10 8

5 4
2
0
0 1 2 3 4

Số vòng

Hình 6: Biểu đồ thể hiện số vòng xét tuyển sinh viên đã trải qua để trở thành cộng
tác viên hay thành viên của CLB.
Nhận xét: Qua biểu đồ nhận thấy số sinh viên tham gia 2 vòng xét tuyển chiếm tỷ
lệ cao nhất là 46%; tiếp đó là 3 vòng với tỉ lệ 40%; tỷ lệ sinh viên trải qua 1 vòng xét
tuyển là 8% và 4 vòng là 4%; có 2 trên tổng số 100 người không phải trải qua vòng
phỏng vấn nào (chiếm 2%). Số vòng xét tuyển phụ thuộc nhiều vào quy mô và cách thức
hoạt động của CLB. Ở đây, có thể thấy 2-3 vòng xét tuyển là số vòng chiếm tỉ lệ cao và
rất phổ biến, vừa đủ để đánh giá sinh viên có phù hợp với CLB hay không mà không
khiến sinh viên bị áp lực, nản chí.

Câu 7: Trong quá trình ứng tuyển, những vấn đề bạn gặp phải:

21
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện mức độ khó khăn của các vấn đề mà sinh viên UEH gặp
phải trong quá trình ứng tuyển.

Rất không Không khó


Bình thường Khó khăn Rất khó khăn
khó khăn khăn
Tần Tần Tần Tần
Tần Tần Tần Tần Tần Tần
suất suất suất suất
số số suất % số số số
% % % %
Hoàn thành
CV theo mẫu 8 8% 33 33% 46 46% 11 11% 2 2%
CLB
Trả lời các
câu hỏi trong
phần phỏng 7 7% 28 28% 41 41% 22 22% 2 2%
vấn trực tiếp/
online
Thái độ của
các anh/chị
nhân sự trong
15 15% 45 45% 32 32% 7 7% 1 1%
CLB tham
gia quá trình
xét tuyển
Thể hiện
năng lực,
10 10% 32 32% 38 38% 15 15% 5 5%
trình độ bản
thân

22
Thể hiện năng lực, trình độ bản thân 10 32 38 15 5

Thái độ của các anh/chị nhân sự trong clb tham 15 45 32 7 1


gia quá trình xét tuyển

Trả lời các câu hỏi trong phần phỏng vấn trực 7 28 41 22 2
tiếp/online

Hoàn thành CV theo mẫu CLB 8 33 46 11 2

0%

%
0%
10

20

30

40

50

60

70

80

90
10
Rất không khó khăn không khó khăn Bình thường
Khó khăn Rất khó khăn
Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ khó khăn của các sinh viên UEH gặp phải trong
quá trình ứng tuyển.

Nhận xét: Thông qua các số liệu trên, ta quan sát được hầu hết các vấn đề được
sinh viên đánh giá các vấn đề gặp phải trong quá trình ứng tuyển ở mức ít khó khăn và
bình thường. Mức độ khó khăn của vấn đề thể hiện năng lực, trình độ bản thân được sinh
viên đánh giá là bình thường cao (chiếm 38%), đối tượng khảo sát cảm thấy không khó
khăn (chiếm 32%). Với vấn đề thái độ của các anh/chị nhân sự trong CLB tham gia quá
trình xét tuyển, phần lớn sinh viên không gặp khó khăn với 45, 15% sinh viên cảm thấy
rất không khó khăn và chỉ có 1 người cảm thấy rất khó khăn (1%). Vấn đề trả lời các câu
hỏi trong phần phỏng vấn trực tiếp/ online được các đối tượng quan tâm tương đối nhiều,
cụ thể có 22% đối tượng cảm thấy khó khăn, nhiều hơn mức độ khó khăn của các vấn đề
khác. Đối với vấn đề hoàn thành CV theo mẫu CLB, có tới 46% đối tượng cảm thấy bình
thường, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các mức độ, cho thấy sinh viên khi tham gia CLB có
cơ hội được làm quen với việc viết CV, sinh viên được trau dồi thêm kinh nghiệm hoàn
thành CV doanh nghiệp mà mình sẽ ứng tuyển khi đi làm trong tương lai.

Để nghiên cứu mức độ khó khăn của các mục tiêu khảo sát: “Các vấn đề mà sinh
viên thường gặp phải trong quá trình ứng tuyển vào CLB”, nhóm chúng em đã đưa ra
thanh đánh giá mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với mức từ “không khó khăn” đến “rất khó
khăn”. Nếu mức độ đánh giá trung bình tổng thể trên 4, thì sinh viên được xem là gặp rất
nhiều khó khăn với các vấn đề thường gặp phải khi ứng tuyển vào CLB.
Gọi μ : mức độ khó khăn của vấn đề mà sinh viên thường gặp phải trong quá trình ứng
tuyển vào CLB

23
Đặt giả thuyết:

H0: μ ≤ 4

Ha : μ > 4

Chọn mức ý nghĩa α = 0,05 để kiểm định. Sử dụng bảng tính excel từ các số liệu
thu thập được, ta tính được:

Trung Độ lệch
Bậc tự Giá trị p
Mẫu n bình mẫu chuẩn mẫu Giá trị t
do (phía phải)
x s
Hoàn thành
CV theo mẫu 100 2,66 0,855405 -15,6650 99 p>0,2
CLB
Trả lời các
câu hỏi trong
phần phỏng 100 2,84 0,918057 -12,6354 99 p>0,2
vấn trực
tiếp/online
Thái độ của
các anh/chị
nhân sự trong
100 2,34 0,855405 -19,4060 99 p>0,2
clb tham gia
quá trình xét
tuyển
Thể hiện
năng lực,
100 2,73 1,003579 -12,6547 99 p>0,2
trình độ bản
thân

Qua bảng phân tích, ta thấy các yếu tố nêu ra đều có giá trị p > α.
 Vậy ta không thể bác bỏ H0.
Kết quả các mục đều chưa đạt thang điểm 4 trên 5.
 Vậy là không có vấn đề nào đặc biệt gây nhiều khó khăn cho sinh viên trong quá trình
ứng tuyển vào CLB.
Bên cạnh đó, từ bảng phân tích trên, có thể thấy được rằng, vấn đề “ Trả lời các
câu hỏi trong phần phỏng vấn trực tiếp/ online” được đánh giá trung bình cao nhất (2,66)

24
và vấn đề “Thái độ của các anh/chị nhân sự trong clb tham gia quá trình xét tuyển” được
đánh giá trung bình thấp nhất (2,34).
 Phần lớn các sinh viên cảm thấy trả lời các câu hỏi trong phần phỏng vấn trực tiếp/
online là vấn đề gặp phải nhiều khó khăn nhất, đây là một vấn đề chung và khá phổ biến,
qua đó khi tham gia ứng tuyển vào CLB, sinh viên có thể học hỏi các kĩ năng trả lời
phỏng vấn, rút được những kinh nghiệm giao tiếp bổ ích phục vụ cho tương lai đi làm sau
này của mình.
8. Bạn đang tham gia bao nhiêu câu lạc bộ tại thời điểm hiện tại ?

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện số lượng CLB mà sinh viên đang tham gia.

Số CLB sinh viên


Tần số (người) Tần suất phần trăm(%)
đang tham gia
0 2 2
1 72 72
2 22 22
Trên 2 4 4
Tổng 100 100

80
72
70

60
Tần số (sinh viên)

50

40

30
22
20

10
2 4
0
0 1 2 Trên 2

Số CLB

Hình 8: Biểu đồ thể hiện số lượng câu lạc bộ mà sinh viên đang tham gia.

Nhận xét: Biểu đồ cho thấy, trong tổng số 100 người làm khảo sát, người đang
tham gia 1 CLB chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 72%, xếp sau là 2 CLB với tỷ lệ 22%. Có 2
người trước đây đã từng tham gia CLB nhưng đang không tham gia CLB nào ở thời
điểm làm khảo sát và chỉ có 4% người tham gia trên 2 CLB. Có thể thấy số lượng sinh

25
viên chọn tham gia 1 CLB chiếm áp đảo so với phần còn lại. Việc chọn tham gia 1 CLB
có thể giúp sinh viên tập trung vào CLB cũng như cân bằng được với chuyện học tập và
các hoạt động khác trong cuộc sống.

Câu 9: CLB bạn đã/ đang tham gia thuộc lĩnh vực nào?

Bảng 9: Bảng tần số thể hiện lĩnh vực của các CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.

Ước lượng khoảng về tỷ lệ


Phần trăm phần trăm
Lĩnh vực Tần số
trường hợp
(khoảng tin cậy 95%)

Học thuật 51 51 Từ 41,20% đến 60,80%

Năng khiếu 17 17 Từ 9,63% đến 24,36%

Phong trào – Tình 45 45 Từ 35,25% đến 54,75%


nguyện

Thể thao 13 13 Từ 6,41% đến 19,59%

Khác 1 1 Từ -0,95% đến 2,95%

Tổng 127 127

26
60
51
50
45
Tần số (sinh viên)

40

30

20 17
13
10
1
0
Học thuật Năng khiếu Phong trào – Thể thao Khác
Tình nguyện
Lĩnh vực

Hình 9: Biểu đồ thể hiện lĩnh vực của các CLB mà sinh viên đã/ đang tham gia.

Nhận xét: Qua khảo sát ta thấy, xu hướng sinh viên tham gia các CLB về học
thuật và phong trào - tình nguyện chiếm đa số, với tỷ lệ lần lượt là 51% và 45%. Tiếp
đến, CLB năng khiếu (chiếm 17%) và thể thao (chiếm 13%) là hai sự lựa chọn tương dối
ngang bằng nhau. Ngoài ra, chỉ có 1 lựa chọn khác chiếm tỉ lệ rất thấp 1% trên tổng thể.
Bằng việc ước lượng khoảng tỷ lệ với độ tin cậy 95%, có tới khoảng 41,20% đến
60,80% sinh viên lựa chọn tham gia CLB thuộc lĩnh vực học thuật, đây là một con số
đáng mừng khi ngoài việc học tập trên trường lớp, sinh viên khi tham gia CLB cũng ưu
tiên chọn CLB thuộc lĩnh vực học thuật để được trau dồi, học hỏi thêm nhiều kiến thức
về chuyên ngành.

27
Câu 10: Bạn tham gia câu lạc bộ vì điều gì ?

Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mục đích tham gia CLB của sinh viên UEH.

Ước lượng khoảng về tỷ lệ


Phần trăm phần trăm
Mục đích Tần số
trường hợp
(khoảng tin cậy 95%)

Điểm rèn luyện 61 61 Từ 51,44% đến 70,56%

Trau dồi và học hỏi 87 87 Từ 80,40% đến 93,59%


điều mới

Quan tâm và đam 56 56 Từ 46,27% đến 65,73%


Phù hợp với định 50 50 Từ 40,20% đến 59,8%


hướng của bản thân

Mở rộng quan hệ 69 69 Từ 59,93% đến 78,06%


bạn bè, mối quen
biết

Dễ tiếp cận với thầy 12 12 Từ 5,63% đến 18,37%


Bạn bè rủ 8 8 Từ 2,68% đến 13,32%

Tổng 343 343

28
Bạn bè rủ 8

Dễ tiếp cận với thầy cô 12

Mở rộng quan hệ bạn bè, mối quen biết 69

Phù hợp với định hướng của bản thân 50

Quan tâm và đam mê 56

Trau dồi và học hỏi điều mới 87

Điểm rèn luyện 61

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Hình 10: Biểu đồ thể hiện mục đích tham gia CLB của sinh viên UEH.
Nhận xét: Đa số các sinh viên chọn tham gia CLB với mục đích trau dồi, học hỏi
điều mới, có tới 87 trên 100 sinh viên, chiếm 87%. Tiếp đó, mục đích mở rộng quan hệ
cũng chiếm tỷ lệ lớn với 69% các sinh viên chọn. Có đến 61% các sinh viên chọn tham
gia CLB vì điểm rèn luyện. Điều này cho thấy điểm rèn luyện cũng là một yếu tố được
đông đảo sinh viên quan tâm ngoài điểm học tập. Ngoài ra, cũng có khá đông sinh viên
tham gia vì bản thân quan tâm và có đam mê với 56%, tham gia vì phù hợp với định
hướng của bản thân với 50%. Mặc khác, các mục đích như dễ tiếp cận với thầy cô và bạn
bè rủ lại không được sinh viên quan tâm lắm với tỷ lệ thấp lần lượt là 12% và 8%.
Qua việc sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ tin
cậy 95% có tới 80,40% đến 93,59% sinh viên tham gia CLB vì mục đích học hỏi, trau
dồi điều mới. Cùng với lĩnh vực học thuật được phần lớn sinh viên lựa chọn, có thể nhận
thấy xu hướng tham gia CLB của sinh viên UEH rất lành mạnh, ưu tiên việc học hỏi lên
hàng đầu, nên được tiếp tục phát huy.

29
Câu 11: Bạn biết đến câu lạc bộ đã/ đang tham gia qua hình thức nào?
Bảng 11: Bảng tần số thể hiện những hình thức giúp người tham gia khảo sát biết
đến CLB.

Hình thức Tần số Phần trăm Ước lượng khoảng về


trường hợp tỷ lệ phần trăm
(khoảng tin cậy 95%)

Những bài viết do 86 86 Từ 79,2% đến 92,8%


CLB đăng tải trên nền
tảng mạng xã hội

Giới thiệu từ thầy cô, 26 26 Từ 17,4% đến 34,6%


bạn bè, những người
xung quanh

Tự nghiên cứu, tìm 40 40 Từ 30,4% đến 49,6%


hiểu

Quảng cáo tờ rơi, kêu 14 14 Từ 7,2% đến 20,8%


gọi của chính CLB đó

Khác 1 1 Từ -1,0% đến 3,0%

Tổng 127 127

100
90 86
80
70
60
50
40
40
30 26
20 14
10 1
0
Những bài viết do Giới thiệu từ thầy Tự nghiên cứu, Quảng cáo tờ rơi, Khác
CLB đăng tải trên cô, bạn bè, những tìm hiểu kêu gọi của chính
nền tảng mạng xã người xung quanh CLB đó
hội

30
Hình 11: Biểu đồ thể hiện những hình thức giúp người tham gia khảo
sát biết đến CLB.
Nhận xét: Trong các hình thức trên, ta thấy hình thức tham khảo qua những bài
viết mà CLB đăng trên mạng xã hội là cao nhất, chiếm tỷ lệ áp đảo so với các hình thức
còn lại ( 86%), tiếp đến là tự nghiên cứu, tìm hiểu ( 40%), giới thiệu từ thầy cô, bạn bè,
những người xung quanh chiếm 26%, việc sinh viên tham khảo các CLB thông qua
quảng cáo tờ rơi, kêu gọi của CLB khá ít, chỉ có 14%. Điều này có thể được giải thích do
giờ đây, với thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, những cách như tờ rơi,
kêu gọi đã có phần lạc hậu.
Khi sử dụng tỷ lệ phần trăm có thể thấy rằng với kết quả khảo sát cho phép tuyên
bố với độ tin cậy 95% thì giữa 79,2% đến 92,8% sinh viên tham khảo CLB qua các bài
viết CLB đăng tải trên mạng xã hội, điều này chứng tỏ rằng sự ảnh hưởng và phủ sóng
của mạng xã hội đến sinh viên là vô cùng mạnh mẽ.

Câu 12: Tiêu chí bạn ưu tiên khi chọn CLB của bạn là gì?

Bảng 12: Bảng tần số thể hiện tiêu chí ưu tiên của sinh viên khi chọn CLB.

Tần suất phần


Tiêu chí Tần số (người)
trăm(%)
CLB có sức ảnh hưởng 11 11
lớn
Có nhiều hoạt động sôi 16 16
nổi
Được thành lập lâu năm 1 1
Phù hợp với định hướng 47 47
của bản thân
Phù hợp với khả năng của 23 23
bản thân
Có bạn bè, người quen 2 2
biết trong CLB
Tổng 100 100

31
2%
11%
CLB có sức ảnh hưởng lớn
Có nhiều hoạt động sôi nổi
23%
16% Được thành lập lâu năm
Phù hợp với định hướng của bản
thân
1% Phù hợp với khả năng của bản
thân
Có bạn bè, người quen biết trong
47% CLB

Hình 12: Biểu đồ thể hiện tiêu chí ưu tiên của sinh viên khi chọn CLB.
Nhận xét: Đa số các bạn sinh viên sẽ lựa chọn CLB phù hợp với định hướng của
ban thân với chiếm 47%. Có đến 23% sinh viên chọn CLB phù hợp với khả năng của
bản thân. Trong khi đó có 16% các bạn tham gia CLB vì CLB có nhiều hoạt động sôi
nổi, cuốn hút. Phần còn lại chiếm tỉ lệ khá thấp với 11% sinh viên chọn vì CLB có sức
ảnh hưởng lớn và 1 người chọn khác. Điều này cho thấy sinh viên chú trọng đến sự phù
hợp của bản thân đối với CLB hơn là chỉ chọn vì những đặc điểm riêng của CLB đó.

Câu 13: Việc tham gia CLB giúp bạn phát huy những kỹ năng nào?
Bảng 13: Bảng tần số thể hiện những kỹ năng được phát huy khi sinh viên tham gia
CLB.
Ước lượng khoảng về tỷ
Tần suất phần
Kỹ năng Tần số lệ phần trăm (Khoảng
trăm(%)
tin cậy 95%)
Quản lý thời gian 66 22,84 Từ 56,71 đến 75,28
Giao tiếp, ứng xử 80 27,68 Từ 72,16 đến 87,84
Làm việc nhóm 66 22,84 Từ 56,71 đến 75,28
Lãnh đạo 37 12,80 Từ 27,54 đến 46,46
Thuyết trình trước
38 13,15 Từ 28,49 đến 47,51
đám đông
Khác 2 0,69 Từ -0,007 đến 0,05
Tổng 289 100

32
Khác 2

Thuyết trình trước


38
đám đông

Lãnh đạo 37

Làm việc nhóm 66

Giao tiếp, ứng xử 80

Quản lý thời gian 66

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tần số

Hình 13: Biểu đồ thể hiện những kỹ năng được phát huy khi
sinh viên tham gia CLB.
Nhận xét: Đứng đầu với 80/ 100 sinh viên tham gia CLB để giúp phát huy kĩ năng
giao tiếp, ứng xử , chiếm 27,68%. Xếp thứ hai là sinh viên lựa chọn tham gia CLB để
giúp quản lý thời gian và làm việc nhóm chiếm 22,84%. Tham gia CLB giúp phát huy kĩ
năng năng giao tiếp, ứng xử, quản lý thời gian và làm việc nhóm chiếm đa số trong lựa
chọn của sinh viên bởi đó là những kĩ năng mềm quan trọng, nhu cầu cần thiết mà nhiều
sinh viên còn thiếu mà CLB có thể phát huy tốt nhất. Trong khi đó lựa chọn tham gia
CLB để phát huy thuyết trình trước đám đông, lãnh đạo, khác chỉ chiếm lần lượt là
13,15%, 12,80%, 0,69%.
Với độ tin cậy 95%, có thể nói rằng sinh viên tham gia CLB để phát huy kĩ năng
giao tiếp, ứng xử, trong khoảng từ 72.16% đến 87,84%. Có lẽ hầu hết sinh viên đều có
nhu cầu cải thiện kĩ năng giao tiếp ứng xử nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Vậy
nên việc sinh viên tham gia câu lạc bộ để cải thiện kỹ năng này chiếm tỉ lệ lớn.

33
Câu 14: Khi tham gia CLB bạn phải tham gia bao nhiêu buổi họp mặt trong
vòng một tháng?
Bảng 14: Bảng tần số thể hiện số buổi họp mặt phải tham gia trong vòng 1 tháng khi
sinh viên tham gia CLB.
Tần suất phần trăm tích
Số buổi họp mặt Tần số tích lũy ( người)
lũy (%)
<=1 9 9
<=3 61 61
<=5 92 92
<=7 98 96
<=9 99 99
<=11 100 100

120

100

80
Tần số tích lũy

60

40

20

0
1 3 5 7 9 11

Số buổi họp mặt(buổi)

Hình 14: Biểu đồ thể hiện số buổi họp mặt phải tham gia trong vòng 1 tháng khi
sinh viên tham gia CLB.
Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng phân tích trên, ta có thể thấy tần suất sinh viên
tham gia các buổi họp mặt trong 1 tháng của CLB dao động ở phạm vi từ 2 đến 3 buổi.
Phần lớn sinh viên tham gia các buổi họp mặt từ 2 đến 3 buổi chiếm 52%. Các giá trị
ngoại lệ chiếm 2%, số buổi họp cao nhất khảo sát được là 10, ít nhất là 0, chiếm 2%
(2/100 người).

34
Câu 15: Bạn đã tham gia bao nhiêu hoạt động/ chương trình do câu lạc bộ mình tổ
chức trong 6 tháng qua?

Bảng 15: Bảng tần số thể hiện số lần tham gia hoạt động do câu lạc bộ tổ chức trong
6 tháng qua.

Số lần tham gia Tần số( người) Tần suất Tần suất phần trăm (%)
0-1 19 0.19 19
2-3 61 0.61 61
4-5 17 0.17 17
>=6 3 0.03 3
Tổng 100 1 100

Bảng phân tích dữ liệu


Trung bình (Mean) 2.64
Trung vị (Median) 3
Mode 3
Phương sai (Variance) 1.929697
Độ lệch chuẩn (Deviation) 1.389135
Giá trị nhỏ nhất (Min) 0
Giá trị lớn nhất (Max) 6
Tứ phân vị thứ 1 (Quartile 1) 2
Tứ phân vị thứ 3 (Quartile 3) 3
Khoảng biến thiên ( Range) 6
Độ trải giữa (Interquartile range) 1
Độ lệch (Skewness) 0.303718

35
70

60

50

40

30 61

20

10 19 17

3
0
0-1 2-3 4-5 >=6

Hình 15: Biểu đồ thể hiện số lần tham gia hoạt động do câu lạc bộ tổ chức trong 6
tháng qua.
Nhận xét: Trong số những người khảo sát, có 61% số sinh viên tham gia các hoạt
động do câu lạc bộ từ 2-3 lần, nhiều nhất là 3 lần chiếm 3%. Số lần tham gia các hoạt
động trung bình là 2.64. Một số sinh viên có giá trị số lần tham gia hoạt động bất thường
như 5,6, chiếm 12%. Có thể thấy trong 6 tháng qua, sinh viên tham gia khá ít hoạt động
của câu lạc bộ của mình. Điều này có lẽ là do trong mẫu này, số lượng sinh viên năm 1
chiếm tỉ lệ khá cao, còn chưa thích ứng được với môi trường mới nên chưa năng nổ trong
việc tham gia hoạt động của câu lạc bộ.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu có phải càng tham gia nhiều CLB thì sẽ càng tham gia
nhiều hoạt động/ chương trình do CLB tổ chức không ? Bằng cách tìm hệ số tương quan
giữa câu 8 và câu 15 nhóm sẽ trả lời câu hỏi này.

Bảng phân tích dữ liệu:

36
Số câu lạc bộ tham Số lần tham gia hoạt
gia động/chương trình

Trung bình (Mean) 1,24 2,64

Trung vị (Median) 1 3

Mode 1 3

Phương sai (Variance) 0,265051 1,929697

Độ lệch chuẩn
0,514831 1,389135
(deviation)

Giá trị nhỏ nhất (Min) 0 0

Giá trị lớn nhất (max) 3 6

Tứ phân vị thứ 1
1 2
(Quartile 1)

Tứ phân vị thứ 3
1 3
(Quartile 3)

Khoảng biến thiên


3 6
(Range)

Độ trải giữa
0 1
(Interqurtile range)

6
Số lần tham gia hoạt động/chương trình

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Số clb tham gia

37
Hiệp phương sai: : sxy¿
∑ ( x i−x )( y i− y ) = 55,63998 =0.56202
n−1 99
s xy 0,56202
Hệ số tương quan: rxy¿ = =0,78586
s x s y (0,514831)(1,389135)

Nhận xét: Hệ số tương quan rxy=0,78586>0 cho thấy mối liên hệ tuyến tính thuận
giữa hai biến. Giá trị này gần tiến tới 1, cho thấy mối liên hệ tuyến tính thuận mạnh giữa
số clb tham gia và số lần tham gia các hoạt động do clb tổ chức. Điều đó có nghĩa là nếu
sinh viên càng tham gia nhiều CLB thì họ sẽ có xu hướng càng tham gia nhiều hoạt động/
chương trình do CLB tổ chức.
Câu 16: Bạn được training (đào tạo) bao nhiêu lần trước khi nhận một dự án/
chương trình?

Bảng 16: Bảng tần số thể hiện số buổi training (đào tạo) mà sinh viên tham gia
trước khi nhận một dự án/ chương trình.

Số lần Tần số Tần suất phần trăm


0-1 17 17
2-3 50 50
4-5 28 28
6-7 2 Bảng phân tích dữ liệu 2
8-9 3 bình (Mean)
Trung 3 2,93
Tổng 100 vị (Median)
Trung 100 3
Mode 3
Hình 16:
Phương sai (Variance) 2,894
Biểu đồ thể
hiện Độ lệch chuẩn (Deviation) 1,701 số buổi
training
(đào Giá trị nhỏ nhất (Min) 0 tạo) mà
sinh viên
Giá trị lớn nhất (Max) 9
tham gia
Tứ phân vị thứ 1 (Quartile 1) 2 trước
khi nhận
một Tứ phân vị thứ 3 (Quartile 3) 4 dự án/
chương
Khoảng biến thiên ( Range) 9 trình.
Độ trải giữa (Interquartile range) 2
Nhận
xét: Độ lệch (Skewness) 1,041 Phần

38
lớn sinh viên sẽ được đào tạo trước khi nhận một dự án/ chương trình là 2-3 lần chiếm
50%. Số lần trung bình sinh viên được training trước khi nhận một dự án/ chương trình là
2,93, độ lệch 1,041 cho thấy phân phối tần suất nghiêng về bên phải, chứng tỏ đa số các
câu lạc bộ khá chú tâm trong việc đào tạo để các sinh viên có thể nắm vững kiến thức
cũng như cách giải quyết một số sơ sót khi nhận dự án/ chương trình.

Câu 17: Bạn hãy tự đánh giá mức độ vừa tham gia câu lạc bộ vừa học của mình:
Bảng 17: Bảng tần số thể hiện đánh giá mức độ áp lực khi sinh viên vừa tham gia
câu lạc bộ vừa học tập.

Mức độ Tần số Tần suất phần trăm


Không áp lực 6 6
Bình thường 76 76
Áp lực 16 16
Rất áp lực 2 2
Tổng 100 100

Không áp lực Bình thường Áp lực Rất áp lực

6%
2%
16%

76%

Hình 17: Biểu đồ thể hiện đánh giá mức độ áp lực khi sinh viên vừa tham gia câu lạc
bộ vừa học tập.

39
Nhận xét: Mức độ áp lực của sinh viên khi tham gia Câu Lạc Bộ chủ yếu ở mức
bình thường, chiếm 76%. Tiếp theo là mức độ áp lực (chiếm 16%). Mức độ không áp lực
và rất áp lực chiếm lần lượt là 6% và 2%. Do đó, ta nhận thấy rằng các hoạt động của câu
lạc bộ phù hợp với sở thích và khả năng của sinh viên và không gây ra quá nhiều áp lực
cho họ.

Câu 18: Bạn đánh giá như thế nào về các hoạt động của câu lạc bộ:

Chú thích
TC1 Sự tương tác/ hỗ trợ giữa mọi người
TC2 Tiến độ hoàn thành dự án
TC3 Sự chuyên nghiệp trong chuyên môn
TC4 Sự năng nổ nhiệt tình trong công việc
TC5 Cách sắp xếp thời gian
TC6 Ý nghĩa của kết quả đạt được
1 rất tệ
2 tệ
3 bình thường
4 tốt
5 rất tốt

1 2 3 4 5
Tần Tần Tần Tần Tần
Tần Tần Tần Tần Tần
suất suất suất suất suất
số số số số số
% % % % %
TC1 2 2% 0 0% 21 21% 58 58% 19 19%
TC2 1 1% 0 0% 28 28% 58 58% 13 13%
TC3 1 1% 0 0% 23 23% 50 50% 26 26%
TC4 0 0% 2 2% 20 20% 51 51% 27 27%
TC5 1 1% 4 4% 35 35% 50 50% 10 10%
TC6 0 0% 0 0% 20 20% 49 49% 31 31%
Bảng 18: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động của
CLB.

40
100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6

1 2 3 4 5

Hình 18: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động của CLB.
Nhận xét: Thông qua các số liệu trên, phần lớn sinh viên đánh giá mức độ hài
lòng về các hoạt động của câu lạc bộ là tốt. Cụ thể như sau:
Đa phần các tiêu chí có mức độ hài lòng “Tốt” chiếm tỉ lệ cao nhất, phân bổ
trong khoảng từ trên dưới 50% đến 60%. Mức độ “Rất tốt” và “Bình thường” chiếm tỉ
lệ thấp hơn, khoảng từ 10% đến 35%.
Đánh giá “Tệ” và “Rất tệ” chiếm tỉ lệ rất thấp, dao động từ 0-4%, đặc biệt là
tiêu chí “Ý nghĩa của kết quả đạt được”, không có sinh viên nào đánh giá không tốt.

Câu 19: Bạn đã bao giờ đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho một sự kiện nào đó
do câu lạc bộ tổ chức chưa ?
Bảng 19: Bảng tần số thể hiện số sinh viên đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho
một sự kiện nào đó do câu lạc bộ tổ chức.

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm


Rồi 25 25
Chưa 75 75
Tổng 100 100

41
25%

75%

Rồi Chưa

Hình 19: Biểu đồ thể hiện số sinh viên đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho một sự
kiện nào đó do câu lạc bộ tổ chức.
Nhận xét: Trong 100 sinh viên tham gia khảo sát, số sinh viên đã từng làm leader
(nhóm trưởng) cho một sự kiện nào đó do câu lạc bộ tổ chức chiếm 25% và có 75% sinh
viên chưa từng làm leader, điều này cho thấy rằng có nhiều sinh viên chưa có cơ hội hoặc
chưa có mong muốn trở thành leader.

Câu 20: Hãy đánh giá chương trình/sự kiện do CLB bạn tổ chức qua các yếu tố:
Bảng 20. Bảng tần số thể hiện đánh giá chương trình/sự kiện do
câu lạc bộ tổ chức

Yếu tố Mức độ Tần số Tần suất phần trăm


Sự ủng hộ, tham gia của mọi người Rất tệ 0 0
Tệ 1 1
Bình thường 26 26
Tốt 55 55
Rất tốt 18 18
Tổng 100 100
Truyền thông trên nền tảng MXH Rất tệ 1 1
Tệ 3 3
Bình thường 25 25
Tốt 48 48

42
Rất tốt 23 23
Tổng 100 100
Set up sân khấu, âm thanh, ánh sáng Rất tệ 0 0
Tệ 1 1
Bình thường 28 28
Tốt 58 58
Rất tốt 13 13
Tổng 100 100
Kịch bản, MC Rất tệ 0 0
Tệ 2 2
Bình thường 27 27
Tốt 55 55
Rất tốt 16 16
Tổng 100 100

Kịch bản, MC

Set up sân khấu, âm thanh, ánh sáng

Truyền thông trên nền tảng MXH

Sự ủng hộ, tham gia của mọi người

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Rất tệ Tệ Bình thường Tốt Rất tốt

43
Hình 20: Biểu đồ thể hiện đánh giá chương trình/sự kiện do câu lạc bộ tổ chức

Nhận xét: Nhìn chung, sinh viên đánh giá chương trình/sự kiện do câu lạc bộ tổ
chức ở mức tốt. Yếu tố “Set up sân khấu, âm thanh, ánh sáng” được đánh giá ở mức tốt
chiếm tỉ lệ cao nhất với 58%, yếu tố “Truyền thông trên nền tảng MXH” được đánh giá ở
mức tốt chiếm vị trí thấp nhất với 48%. Trong khi đó, ở mức rất tốt thì yếu tố “Truyền
thông trên nền tảng MXH” chiếm nhiều nhất với 23% và yếu tố “Set up sân khấu, âm
thanh, ánh sáng” chiếm thấp nhất với 18%. Điều này chứng tỏ, các câu lạc bộ làm rất tốt
trong việc truyền thông các sự kiện. Việc trang trí, sắp xếp sân khấu, âm thanh, ánh sáng
cũng được các câu lạc bộ chuẩn bị khá tốt.

Bên cạnh đó, các yếu tố về “Sự ủng hộ, tham gia của mọi người” và “Kịch bản,
MC” cũng được đánh giá ở mức tốt với 55%. Ở mức rất tốt các yếu tố này lần lượt chiếm
18% và 16%. Điều này cho thấy rằng ngoài yếu tố “Truyền thông trên nền tảng MXH” và
“Set up sân khấu, âm thanh, ánh sáng”, thì chương trình/ sự kiện do các câu lạc bộ tổ
chức cũng nhận được sự hưởng ứng khá tốt của các bạn sinh viên, phần kịch bản và MC
cũng đang được các câu lạc bộ thực hiện khá tốt trong các chương trình hay sự kiện do
câu lạc bộ tổ chức.

Ở mức tệ, yếu tố “Truyền thông trên nền tảng MXH” chiếm vị trí cao nhất với 3%
và thấp nhất là các yếu tố “Sự ủng hộ, tham gia của mọi người” và “Set up sân khấu, âm
thanh, ánh sáng” cùng chiếm 1%. Ngoài ra, ở mức rất tệ yếu tố “Truyền thông trên nền
tảng MXH” lại chiếm số lượng nhiều nhất với 1%. Qua đó, ta thấy được mặc dù việc
truyền thông của các câu lạc bộ được đánh giá rất tốt cao nhưng đôi khi vẫn chưa được
sinh viên đánh giá cao.

Câu 21: Bạn có gặp trở ngại gì khi tham gia câu lạc bộ ?
Bảng 21: Bảng tần số thể hiện mức độ trở ngại mà sinh viên gặp phải khi tham gia
CLB.

Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ


Tần
Trở ngại Mức độ phần lệ phần trăm (Khoảng tin
số
trăm cậy 95%)
Ảnh hưởng đến thời Rất ít 5 5 từ 0,73 đến 9,27
gian học tập
Ít 19 19 từ 11,31 đến 26,69
Bình
49 49 từ 39,2 đến 58,8
thường
Nhiều 22 22 từ 13,88 đến 30,12
Rất 5 5 từ 0,72 đến 9,27
nhiều

44
Tổng 100 100
Ảnh hưởng đến thời Rất ít 5 5 từ 0,72 đến 9,27
gian nghỉ ngơi, giải trí
Ít 19 19 từ 11,31 đến 26,69
Bình
44 44 từ 34,27 đến 53,73
thường
Nhiều 25 25 từ 16,51 đến 33,49
Rất
7 7 từ 2 đến 12
nhiều
Tổng 100 100
Ảnh hưởng đến công Rất ít 3 3 từ -0,34 đến 6,34
việc cá nhân
Ít 23 23 từ 14,75 đến 31,25
Bình
49 49 từ 39,2 đến 58,8
thường
Nhiều 19 19 từ 11,31 đến 26,69
Rất
6 6 từ 1,35 đến 10,65
nhiều
Tổng 100 100
Thiếu tự tin, rụt rè, khó Rất ít 14 14 từ 7,2 đến 20,8
hòa nhập với bạn bè,
anh chị Ít 24 24 từ 15,63 đến 32,37
Bình
37 37 từ 27,54 đến 46,46
thường
Nhiều 21 21 từ 13,02 đến 28,98
Rất
4 4 từ 0,16 đến 7,84
nhiều
Tổng 100 100
Tốn chi phí (cho các Rất ít 15 15 từ 8 đến 22
hoạt động, sự kiện,
phương tiện đi lại) Ít 20 20 từ 12,16 đến 27,84
Bình 40 40 từ 30,4 đến 49,6
thường

45
Nhiều 20 20 từ 12,16 đến 27,84
Rất
5 5 từ 0,72 đến 9,27
nhiều
Tổng 100 100

100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Ảnh hưởng đến Ảnh hưởng đến Ảnh hưởng đến Thiếu tự tin, rụt rè, Tốn chi phí (cho các
thời gian học tập thời gian nghỉ ngơi, công việc cá nhân khó hòa nhập với hoạt động, sự kiện,
giải trí bạn bè, anh chị phương tiện đi lại)

Rất ít Ít Bình thường Nhiều Rất nhiều

Hình 21: Biểu đồ thể hiện mức độ trở ngại mà sinh viên gặp phải khi tham gia
CLB.
Nhận xét: Nhìn chung, các trở ngại phần lớn được đánh giá ở mức bình thường
cho thấy sinh viên vẫn có nhu cầu tham gia câu lạc bộ, nhưng họ cũng có những lo ngại
nhất định. Với mức độ bình thường, đi đầu là tiêu chí “Ảnh hưởng đến thời gian học tập”
và “Ảnh hưởng đến công việc cá nhân” đều chiếm 49%. Thấp nhất là tiêu chí “Thiếu tự
tin, rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, anh chị” chiếm 37%.
Trong khi đó ở mức độ rất ít, các tiêu chí có sự chênh lệch tương đối. Tiêu chí
“Tốn chi phí (cho các hoạt động, sự kiện, phương tiện đi lại)” đứng ở vị trí cao nhất với
15%, tiếp đến là tiêu chí “Thiếu tự tin, rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, anh chị” chiếm
14%, tiêu chí “Ảnh hưởng đến thời gian học tập” và “Ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi,
giải trí” đều chiếm 5%, thấp nhất là tiêu chí “Ảnh hưởng đến công việc cá nhân” với 3%.

Để tìm hiểu rõ hơn mức độ đánh giá đối với các mục tiêu khảo sát: “Ảnh hưởng
đến thời gian học tập”; “Ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, giải trí”; “Ảnh hưởng đến
công việc cá nhân”; “Thiếu tự tin, rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, anh chị”; “Tốn chi phí
(cho các hoạt động, sự kiện, phương tiện đi lại)” chúng em đã đưa ra thang đo đánh giá
mức độ từ 1 đến 5 , tương ứng với mức từ “Rất ít” đến “Rất nhiều”. Nếu mức độ đánh giá

46
trung bình tổng thể trên 4, thì sinh viên được xem là gặp trở ngại với các yếu tố được nêu
ra khi tham gia Câu Lạc Bộ.
Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau:
H0: μ ≤ 4
Ha : μ > 4
Chọn mức ý nghĩa α = 0,05 để kiểm định. Sử dụng bảng tính excel từ các số liệu
thu thập được, ta tính được:

Trung Độ lệch Giá trị p


Bậc
Mẫu n bình chuẩn Giá trị t (phía
tự do
mẫu x mẫu s phải)
Ảnh hưởng đến thời
100 3,03 0,904031 -10,7297 99 p>0,2
gian học tập
Ảnh hưởng đến thời
gian nghỉ ngơi, giải 100 3,1 0,958745 -9,38727 99 p>0,2
trí
Ảnh hưởng đến công
100 3,02 0,887398 -11,0435 99 p>0,2
việc cá nhân
Thiếu tự tin, rụt rè,
khó hòa nhập với 100 2,77 1,062254 -11,5791 99 p>0,2
bạn bè, anh chị
Tốn chi phí (cho các
hoạt động, sự kiện, 100 2,8 1,082459 -11,0858 99 p>0,2
phương tiện đi lại)
Bảng phân tích các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết các trở ngại của sinh
viên khi tham gia CLB.
Qua bảng phân tích, ta thấy các yếu tố nêu ra đều có giá trị p > α.
 Vậy ta không thể bác bỏ H0.
Kết quả các mục đều chưa đạt thang điểm 4 trên 5.
 Vậy là không có yếu tố nào đặc biệt gây trở ngại lớn cho sinh viên tham gia Câu Lạc
Bộ.
Tuy nhiên, có thể thấy được rằng, yếu tố “Ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, giải
trí” được đánh giá trung bình cao nhất với 3.1 và yếu tố “Thiếu tự tin, rụt rè, khó hòa
nhập với bạn bè, anh chị” được đánh giá trung bình thấp nhất với 2.77.
 Phần lớn các sinh viên đều cảm thấy việc tham gia Câu Lạc Bộ ảnh hưởng đến thời
gian nghỉ ngơi, giải trí. Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng đến thời gian học tập cũng là một
trở ngại ảnh hưởng không kém.
Câu 22: Bạn có dự định tham gia thêm một CLB nào khác trực thuộc UEH không?

47
Bảng 22: Bảng tần số thể hiện số sinh viên có dự định tham gia thêm một CLB khác
trực thuộc UEH.
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm
Có 48 48
Không 52 52
Tổng 100 100

48
Nhận xét: Theo như số liệu thống kê, trong 100 sinh viên tham gia khảo sát, số
sinh viên dự định sẽ tham gia thêm một CLB khác trực thuộc UEH chiếm 48% và có
52% sinh viên không muốn tham gia. Điều này cho thấy rằng phần lớn sinh viên không
có nhu cầu muốn tham gia thêm một CLB khác, số còn lại mong muốn được tham gia
nhiều câu lạc bộ khác nhau để phát triển bản thân và trau dồi kỹ năng. Ta nhận thấy rằng
không có sự chênh lệch nhiều giữa số lượng người muốn tham gia thêm và không muốn
tham gia thêm.

Câu 23: Nếu gặp nhiều áp lực trong khi tham gia CLB/ đội/ nhóm, bạn sẽ?
Bảng 23: Biểu đồ thể hiện hướng giải quyết áp lực của sinh viên khi tham gia CLB/
đội/ nhóm.

Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm


Chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người 76 31.4
Cố gắng chịu đựng 18 7.44
Tự tìm nguồn thư giãn 44 18.18
Học cách từ chối với công việc quá nhiều 38 15.7
Tạo lập kế hoạch làm việc khoa học 57 23.56
Rời CLB/đội/nhóm 9 3.72
Tổng 242 100

49
35
31.4
30

25 23.55

20 18.18
15.7
15

10 7.44

5 3.72

0
Chia sẻ và xin Cố gắng chịu Tự tìm nguồn Học cách từ Tạo lập kế Rời CLB/
lời khuyên từ đựng thư giãn chối với công hoạch làm việc đội/nhóm
mọi người việc quá nhiều khoa học
tần suất phần trăm

Hình 23: Biểu đồ thể hiện hướng giải quyết áp lực của sinh viên khi tham gia CLB/
đội/ nhóm.

Nhận xét: Theo số liệu, ta nhận thấy rằng khi gặp nhiều áp lực trong khi tham gia
CLB/Đội/Nhóm sinh viên sẽ chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người chiếm tỉ lệ khá cao là
31.4%. Tiếp đến là tạo lập kế hoạch làm việc khoa học chiếm 23.55%, tự tìm nguồn thư
giãn và học cách từ chối với công việc quá nhiều lần lượt chiếm 18.18% và 15.7%. Các
biện pháp tiêu cực như cố gắng chịu đựng và rời CLB/đội/nhóm chỉ chiếm tỉ lệ khá thấp
với 7.44% và 3.72%. Điều này cho thấy các bạn trẻ có xu hướng giải quyết áp lực một
cách tích cực, chủ động và lành mạnh. Phần lớn sinh viên sẽ tìm cách giải tỏa áp lực bằng
việc sẻ chia với bạn bè, người thân,...; họ sẽ xây dựng lại thời gian biểu của mình cho phù
hợp và tìm các nguồn thư giãn khác.

PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


I. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng phù hợp, xử lý số liệu bằng các công cụ thống kê để phân tích nhu cầu tham
gia câu lạc bộ của sinh viên UEH.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng sinh viên UEH chọn tham gia câu lạc bộ ở
đại học là nhiều hơn số lượng sinh viên không tham gia câu lạc bộ, nhưng sự chênh lệch
không quá lớn. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu tham gia câu lạc bộ khi lên đại học của
sinh viên UEH là chưa thật sự cao, thay vào đó các bạn sinh viên không tham gia câu lạc

50
bộ thường dành thời gian để nghỉ ngơi ở nhà (68.8%), đi chơi, giải trí bên ngoài (50%) và
đi làm thêm (31.3%).
Khi tham gia câu lạc bộ sinh viên sẽ được học hỏi rất nhiều kỹ năng có ích cho
công việc sau này, chẳng hạn như giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời
gian, kỹ năng lãnh đạo,... Bên cạnh đó mỗi câu lạc bộ sẽ thiên về một lĩnh vực khác nhau,
các bạn sinh viên khi tham gia câu lạc bộ sẽ được đào tạo những kiến thức liên quan tới
lĩnh vực đó, điều đó không chỉ giúp các bạn trẻ trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, phát
triển thế mạnh của mình mà còn giúp khai phá được tiềm năng trong mỗi cá nhân. Khi
trải nghiệm các hoạt động, sự kiện trong câu lạc bộ, phần lớn sinh viên UEH đánh giá
những hoạt động của câu lạc bộ là tốt về sự chuyên nghiệp, năng nổ, nhiệt tình của các
thành viên, sự tương tác, hỗ trợ từ mọi người,...
Có thể thấy, môi trường tại đại học luôn có vô vàn thứ lạ lẫm, mới mẻ buộc các
bạn trẻ phải làm quen, thích nghi và việc tham gia câu lạc bộ trong trường là một trong
những cách để các bạn sinh viên dễ dàng tập làm quen, học hỏi, trang bị thêm kỹ năng,
tích lũy thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân. Những kiến thức được học trong sách
vở sẽ hữu ích hơn nếu chúng được áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một
số hạn chế, khó khăn sinh viên thường gặp phải trong quá trình đồng hành cùng câu lạc
bộ, cụ thể là việc tham gia câu lạc bộ ảnh hưởng đến thời gian học tập được đánh giá là
ảnh hưởng nhiều (chiếm 22%), ảnh hưởng nhiều đến thời gian nghỉ ngơi, giả trí (chiếm
19%), khá nhiều sinh viên vẫn còn thấy thiếu tự tin, rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, anh
chị ( chiếm 21%). Khảo sát cho thấy những khó khăn mà sinh viên gặp phải là không
nhiều nhưng để việc tham gia câu lạc bộ ở đại học đạt hiệu quả tốt nhất nhóm chúng tôi sẽ
đưa ra một số biện pháp ở phần đề xuất.

II. Đề xuất
Để việc tham gia câu lạc bộ ở đại học không trở nên vô nghĩa, lãng phí thời gian
học tập đồng thời tạo dựng môi trường thuận lợi giúp các bạn rèn luyện, phát triển năng
lực, nâng cao tư duy, trang bị kỹ năng mềm tốt hơn, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số
ý kiến sau đây:
Thứ nhất, sinh viên cần phải tự ý thức được mong muốn, định hướng của bản thân,
những lợi ích khi tham gia câu lạc bộ. Sinh viên phải chủ động tìm hiểu thật kỹ câu lạc bộ
mình muốn đăng kí có phù hợp với định hướng phát triển của hay không, có đúng với
năng lực, đam mê hay không thay vì chọn tham gia câu lạc bộ theo số đông. Đồng thời,
để nhận được nhiều giá trị, điều kiện thuận lợi, sinh viên phải tự cam kết hoạt động hiệu
quả, có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, tích cực tham gia, đóng góp vào các
sự kiện, hoạt động của câu lạc bộ,... bởi đó chính là cơ hội để giao lưu, học hỏi những
điều hay, trở nên tự tin hơn.

51
Thứ hai, việc tham gia câu lạc bộ đồng nghĩa với việc quỹ thời gian dành cho học
tập, cho đời sống cá nhân, công việc riêng sẽ bị chia nhỏ ra vì vậy sinh viên phải biết
quản lí quỹ thời gian sao cho hợp lí, cân bằng để không bị rơi vào tình trạng căng thẳng,
mệt mỏi vì quá nhiều công việc, deadline.
Thứ ba, đối với các câu lạc bộ cần phải cung cấp, xây dựng đa dạng các kỹ năng
cho sinh viên trên nhiều lĩnh vực: công tác xã hội, nghệ thuật, giáo dục,... Đặc biệt, các
câu lạc bộ học thuật càng phát triển, đóng góp tích cực cho các hoạt động nghiên cứu, tự
học của sinh viên, là sân chơi để sinh viên có thêm kiến thức, trải nghiệm về ngành học
của mình. Các câu lạc bộ phải sáng tạo, đổi mới phong cách các hoạt động, sự kiện nhằm
thu hút được sự quan tâm, tham gia của các bạn sinh viên.

52
PHỤ LỤC
I. PHẦN CÂU HỎI KHẢO SÁT

A. Thông tin chung.


1. Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm 1 (131 sinh viên – 73%)
 Năm 2 (25 sinh viên – 14%)
 Năm 3 (20 sinh viên – 11%)
 Năm 4 (4 sinh viên – 2%)
2. Bạn có từng hoặc đang tham gia câu lạc bộ trực thuộc UEH không?
 Có (100 sinh viên – 55,6%)
 Không (80 sinh viên – 44,4%)

B. Khảo sát dành cho các bạn chưa từng tham gia câu lạc bộ trực thuộc
UEH: Lý do không tham gia câu lạc bộ.
3. Tại sao bạn không tham gia câu lạc bộ?
 Không quan tâm hoặc không có hứng thú (34 sinh viên – 42,5%)
 Thiếu thời gian (37 sinh viên – 46,3%)
 Thiếu thông tin về các câu lạc bộ (21 sinh viên – 26,3%)
 Cảm thấy không tự tin hoặc e ngại tham gia (36 sinh viên – 45,0%)
 Không có bạn bè tham gia cùng (16 sinh viên – 20,0%)
 Ngại chi phí phát sinh khi tham gia (20 sinh viên – 25,0%)
 Ưu tiên việc học hàng đầu (37 sinh viên – 46,3%)
 Không vượt qua vòng xét tuyển (14 sinh viên – 17,5%)
 Khác (7 sinh viên – 9,0%)
4. Bạn thường dành thời gian (ngoài việc học trên trường) cho việc gì?
 Nghỉ ngơi (55 sinh viên – 68,8%)
 Đi chơi giải trí (40 sinh viên – 50,0%)
 Đi làm thêm (25 sinh viên – 31,3%)
 Tham gia các hoạt động trên trường (không liên quan đến CLB) (23 sinh viên –
28,7%)
 Khác (chơi thể thao, làm bài tập,…) (20 sinh viên – 25,1%)
5. Trong tương lai, bạn có ý định tham gia vào câu lạc bộ hay không?
 Có (48 sinh viên – 60%)
 Không (32 sinh viên – 40%)

C. Khảo sát dành cho các bạn đã từng hoặc đang tham gia câu lạc bộ trực
thuộc UEH: thông tin về câu lạc bộ.

53
6. Bạn đã trải qua bao nhiêu vòng xét tuyển để có thể trở thành công tác viên hay
thành viên của câu lạc bộ?
……………………..
7. Trong quá trình ứng tuyển, những vấn đề bạn gặp phải
Rất không Không khó Bình Khó khăn Rất khó
khó khăn khăn thường khăn
Hoàn thành
8 sinh viên 33 sinh viên 46 sinh viên 11 sinh viên 2 sinh viên
CV theo
– 8% – 33% – 46% – 11% – 2%
mẫu CLB
Trả lời các
câu hỏi
trong phần 7 sinh viên 28 sinh viên 41 sinh viên 22 sinh viên 2 sinh viên
phỏng vấn – 7% – 28% – 41% – 22% – 2%
trực
tiếp/online
Cách giao
tiếp, thái độ
của các
45 sinh viên
anh/chị 15 sinh viên 32 sinh viên 7 sinh viên 1 sinh viên
– 45%
nhân sự của – 15% – 32% – 7% – 1%
CLB tham
gia quá trình
xét tuyển
Cách để thể
hiện một
cách thuyết 10 sinh viên 32 sinh viên 38 sinh viên 15 sinh viên 5 sinh viên
phục năng – 10% – 32% – 38% – 15% – 5%
lực, trình độ
của bản thân

8.Bạn đang tham gia bao nhiêu câu lạc bộ tại thời điểm hiện tại
……………………

9. Câu lạc bộ bạn đã/ đang tham gia thuộc lĩnh vực nào?
 Học thuật (51 sinh viên – 51%)
 Năng khiếu (17 sinh viên – 17%)
 Phong trào – Tình nguyện (45 sinh viên – 45%)
 Thể thao (13 sinh viên – 13%)
 Khác (1 sinh viên – 1%)
10. Bạn tham gia câu lạc bộ vì điều gì?
 Điểm rèn luyện (61 sinh viên – 61%)
 Trau dồi và học hỏi điều mới (87 sinh viên – 87%)
54
 Quan tâm và đam mê (56 sinh viên – 56%)
 Phù hợp với định hướng của bản thân (50 sinh viên – 50%)
 Mở rộng quan hệ bạn bè, mối quen biết (69 sinh viên – 69%)
 Dễ tiếp cận với thầy cô (12 sinh viên – 12%)
 Bạn bè rủ (8 sinh viên – 8%)
 Khác (0 sinh viên – 0%)
11. Bạn biết đến câu lạc bộ đã/ đang tham gia qua hình thức nào?
 Những bài viết do câu lạc bộ đăng tải trên nền tảng mạng xã hội (86 sinh viên –
86%)
 Giới thiệu từ thầy cô, bạn bè, những người xung quanh (26 sinh viên – 26%)
 Tự nghiên cứu, tìm hiểu (40 sinh viên – 40%)
 Quảng cáo tờ rơi, kêu gọi của chính câu lạc bộ đó (14 sinh viên – 14%)
 Khác (1 sinh viên – 1%)
12. Tiêu chí chọn câu lạc bộ của bạn là gì?
 Câu lạc bộ có sức ảnh hưởng lớn (11 sinh viên – 11%)
 Có nhiều hoạt động sôi nổi (16 sinh viên – 16%)
 Được thành lập lâu năm (1 sinh viên – 1%)
 Phù hợp với định hướng của bản thân (47 sinh viên – 47%)
 Phù hợp với khả năng của bản thân (23 sinh viên – 23%)
 Có bạn bè, người quen biết trong câu lạc bộ (2 sinh viên – 2%)
 Khác (0 sinh viên – 0%)
13. Việc tham gia câu lạc bộ giúp bạn phát huy những kỹ năng nào?
 Quản lý thời gian (66 sinh viên – 66%)
 Giao tiếp, ứng xử (80 sinh viên – 80%)
 Làm việc nhóm (66 sinh viên – 66%)
 Lãnh đạo (37 sinh viên – 37%)
 Thuyết trình trước đám đông (38 sinh viên – 38%)
 Khác (2 sinh viên – 2%)
14. Khi tham gia câu lạc bộ bạn phải tham gia bao nhiêu buổi họp mặt trong vòng
1 tháng? (ví dụ: 3)
…………………………………….

15. Bạn đã tham gia bao nhiêu hoạt động/ chương trình do câu lạc bộ mình tổ chức
trong 6 tháng qua? (ví dụ: 3)
…………………………………………
16. Bạn được training (đào tạo) bao nhiêu lần trước khi nhận 1 dự án/ chương
trình? (ví dụ: 4)
…………………………………………
17. Bạn hãy tự đánh giá mức độ vừa tham gia câu lạc bộ vừa học hành của mình?
 Không áp lực (6 sinh viên – 6%)
 Bình thường (76 sinh viên – 76%)
 Áp lực (16 sinh viên – 16%)
 Rất áp lực (2 sinh viên – 2%)

55
18. Bạn đánh giá như thế nào về các hoạt động của câu lạc bộ?

Bình
Rất tệ Tệ Tốt Rất tốt
thường
Sự tương
tác/ hỗ trợ 2 sinh viên 0 sinh viên 21 sinh 58 sinh viên 19 sinh viên
giữa mọi – 2% – 0% viên – 21% – 58% – 19%
người
Tiến độ
1 sinh viên 0 sinh viên 28 sinh 58 sinh viên 13 sinh viên
hoàn thành
– 1% – 0% viên – 28% – 58% – 13%
dự án
Sự chuyên
1 sinh viên 0 sinh viên 23 sinh 50 sinh viên 26 sinh viên
nghiệp trong
– 1% – 0% viên – 23% – 50% – 26%
chuyên môn
Sự năng nổ
nhiệt tình 0 sinh viên 2 sinh viên 20 sinh 51 sinh viên 27 sinh viên
trong công – 0% – 2% viên – 20% – 51% – 27%
việc
Cách sắp
1 sinh viên 4 sinh viên 35 sinh 50 sinh viên 10 sinh viên
xếp thời
– 1% – 4% viên – 35% – 50% – 10%
gian
Ý nghĩa của
0 sinh viên 0 sinh viên 20 sinh 49 sinh viên 31 sinh viên
kết quả đạt
– 0% – 0% viên – 20% – 49% – 31%
được

19. Bạn đã bao giờ đóng vai trò leader (nhóm trưởng) cho một sự kiện nào đó do
câu lạc bộ tổ chức chưa?
 Rồi (25 sinh viên – 25%)
 Chưa (75 sinh viên – 75%)

20. Hãy đánh giá chương trình/ sự kiện do câu lạc bộ bạn tổ chức qua các yếu tố
sau:
Rất tệ Tệ Bình thường Tốt Rất tốt
Sự ủng hộ,
tham gia 0 sinh viên 1 sinh viên – 26 sinh viên – 55 sinh viên 18 sinh viên
của mọi – 0% 1% 26% – 55% – 18%
người
Truyền
thông trên
1 sinh viên 3 sinh viên – 25 sinh viên – 48 sinh viên 23 sinh viên
nền tảng
– 1% 3% 25% – 48% – 23%
mạng xã
hội

56
Set up sân
khấu, âm 0 sinh viên 1 sinh viên – 28 sinh viên – 58 sinh viên 13 sinh viên
thanh, ánh – 0% 1% 28% – 58% – 13%
sáng
Kịch bản, 0 sinh viên 2 sinh viên – 27 sinh viên – 55 sinh viên 16 sinh viên
MC – 0% 2% 27% – 55% – 16%

21. Bạn có gặp trở ngại gì khi tham gia câu lạc bộ?
Bình
Rất ít ít Nhiều Rất nhiều
thường
Ảnh hưởng
5 sinh viên – 19 sinh 49 sinh viên 22 sinh viên 5 sinh viên
đến thời gian
5% viên -19% – 49% – 22% – 5%
học tập
Ảnh hưởng
đến thời gian 5 sinh viên – 19 sinh 44 sinh viên 25 sinh viên 7 sinh viên
nghỉ ngơi, 5% viên – 19% – 44% – 25% – 7%
giải trí
Ảnh hưởng
3 sinh viên – 23 sinh 49 sinh viên 19 sinh viên 6 sinh viên
đến công việc
3% viên – 23% – 49% – 19% – 6%
cá nhân
Thiếu tự tin,
rụt rè, khó
14 sinh viên 24 sinh 37 sinh viên 21 sinh viên 4 sinh viên
hòa nhập với
– 14% viên – 24% – 37% – 21% – 4%
bạn bè, anh
chị
Tốn chi phí
(cho các hoạt
15 sinh viên 20 sinh 40 sinh viên 20 sinh viên 5 sinh viên
động, sự kiện,
– 15% viên – 20% – 40% – 20% – 5%
phương tiện
đi lại)

22. Bạn có dự định tham gia thêm một câu lạc bộ nào khác trực thuộc UEH
không?
 Có (48 sinh viên – 48%)
 Không (52 sinh viên – 52%)
23. Nếu gặp nhiều áp lực trong khi tham gia câu lạc bộ/ đội/ nhóm, bạn sẽ?
 Chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người (76 sinh viên – 76%)
 Cố gắng chịu đựng (18 sinh viên – 18%)
 Tự tìm nguồn thư giãn (44 sinh viên – 44%)
 Học cách từ chối với công việc quá nhiều (38 sinh viên – 38%)
 Tạo lập kế hoạch làm việc khoa học (57 sinh viên – 57%)
 Rời câu lạc bộ/đội/nhóm (9 sinh viên – 9%)
 Khác (0 sinh viên – 0%)

57
58
Lưu ý:
 Biểu thị những câu hỏi được chọn nhiều phương án trả lời (phần trăm tương hợp)
 Biểu thị những câu hỏi chỉ được chọn 1 phương án trả lời

II. PHẦN THÔNG TIN NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT


STT Thời gian điền khảo sát Người điền khảo sát
1 17/11/2023 12:04 thaoduong.31231024407@st.ueh.edu.vn
2 17/11/2023 20:48 duongthuthaoc2thcsks@gmail.com
3 17/11/2023 23:40 baochauqn2005@gmail.com
4 17/11/2023 23:43 thehunga9nct@gmail.com
5 17/11/2023 23:45 nngocquyenvk22713@gmail.com
6 17/11/2023 23:48 tuengo.31231022596@st.ueh.edu.vn
7 17/11/2023 23:48 nganduong.31231024494@st.ueh.edu.vn
8 17/11/2023 23:49 tntuongvy2610@gmail.com
9 17/11/2023 23:50 thaopham.31221026344@st.ueh.edu.vn
10 17/11/2023 23:53 phamanhtrang112@gmail.com
11 17/11/2023 23:55 thanhthao19042005@gmail.com
12 18/11/2023 0:02 truongthaonguyen03022005@gmail.com
13 18/11/2023 0:03 minhduy.31231020827@st.ueh.edu.vn
14 18/11/2023 0:25 conghoang322005@gmail.com
15 18/11/2023 0:32 nbkqna.k19.va.16@gmail.com
16 18/11/2023 0:41 baotrinh.31231024624@st.ueh.edu.vn
17 18/11/2023 0:52 thanhchep05@gmail.com
18 18/11/2023 1:26 baoan130100111@gmail.com
19 18/11/2023 2:42 minhnguyen.31231026992@st.ueh.edu.vn
20 18/11/2023 5:31 anhvo.31231026739@st.ueh.edu.vn
21 18/11/2023 6:03 binhnguyen.31231021928@st.ueh.edu.vn
22 18/11/2023 7:40 quynhvan.31231023227@st.ueh.edu.vn
23 18/11/2023 7:52 nhung0939759528@gmail.com

59
24 18/11/2023 7:52 nguyenthithaovan2909@gmail.com
25 18/11/2023 7:57 alachoakhaaininhmanthan@gmail.com
26 18/11/2023 8:07 haiyenlk2020lk@gmail.com
27 18/11/2023 8:24 anhtran.31231022091@st.ueh.edu.vn
28 18/11/2023 8:35 ngocle020305@gmail.com
29 18/11/2023 8:39 tramtran.31221024797@st.ueh.edu.vn
30 18/11/2023 8:53 thyhtbg@gmail.com
31 18/11/2023 8:55 huuuphuocc030705@gmail.com
32 18/11/2023 9:02 huynhleanhkim@gmail.com
33 18/11/2023 9:10 chucnguyenyennhi9116nth@gmail.com
34 18/11/2023 9:14 nguyetduong.31231027404@st.ueh.edu.vn
35 18/11/2023 9:20 mailuc.31231023221@st.ueh.edu.vn
36 18/11/2023 9:34 thuylinh153167@gmail.com
37 18/11/2023 9:54 khangvu.31211024153@st.ueh.edu.vn
38 18/11/2023 10:00 vyvo.31221026856@st.ueh.edu.vn
39 18/11/2023 10:02 nhinguyen.31231025031@st.ueh.edu.vn
40 18/11/2023 10:03 namnguyen.31231024784@st.ueh.edu.vn
41 18/11/2023 10:08 pthu13082005@gmail.com
42 18/11/2023 10:10 quetran18092005@gmail.com
43 18/11/2023 10:12 trantruong.31211028012@st.ueh.edu.vn
44 18/11/2023 10:30 nhanc2505@gmail.com
45 18/11/2023 10:31 tranguyen.31231025446@st.ueh.edu.vn
46 18/11/2023 10:32 quydoan.31231026150@st.ueh.edu.vn
47 18/11/2023 10:35 nguyentulinha8@gmail.com
48 18/11/2023 10:39 nganluong.31231026145@st.ueh.edu.vn
49 18/11/2023 10:39 lengochan.3122@gmail.com
50 18/11/2023 10:55 vobahoang2005@gmail.com
51 18/11/2023 10:59 bqh1012@gmail.com

60
52 18/11/2023 11:05 thanhnguyen.31221022766@st.ueh.edu.vn
53 18/11/2023 11:23 vyvycute2205@gmail.com
54 18/11/2023 11:29 thuyduongvo212@gmail.com
55 18/11/2023 11:30 lanhdang337@gmail.com
56 18/11/2023 11:48 daobaohantaobaoxin@gmail.com
57 18/11/2023 11:54 hannguyen.31211026148@st.ueh.edu.vn
58 18/11/2023 12:02 uyenthanh2503@gmail.com
59 18/11/2023 12:07 phihuynh.31231022317@st.ueh.edu.vn
60 18/11/2023 12:33 yentrieu.31231023147@st.ueh.edu.vn
61 18/11/2023 12:56 minhnguyen.31231025327@st.ueh.edu.vn
62 18/11/2023 12:57 haohuynh.31231023952@st.ueh.edu.vn
63 18/11/2023 13:22 truongngocthinh0802@gmail.com
64 18/11/2023 13:22 nhaky.ly45@gmail.com
65 18/11/2023 13:36 tvtle1208@gmail.com
66 18/11/2023 14:04 lop6a3.thaonguyen@gmail.com
67 18/11/2023 15:16 maianhbui2922004@gmail.com
68 18/11/2023 15:17 thanhhangcobala@gmail.com
69 18/11/2023 15:27 ngnahnguyen@gmail.com
70 18/11/2023 15:40 ybui.31221022273@st.ueh.edu.vn
71 18/11/2023 15:45 ngocle.31231023662@st.ueh.edu.vn
72 18/11/2023 15:59 lqd.vk22.dothuyhien@gmail.com
73 18/11/2023 16:04 tanphat260805@gmail.com
74 18/11/2023 16:06 thanhdinh7a@gmail.com
75 18/11/2023 16:48 lypham.31231025089@st.ueh.edu.vn
76 18/11/2023 16:56 thanhphat830@gmail.com
77 18/11/2023 17:18 tinh63968@gmail.com
78 18/11/2023 19:47 luubao132@gmail.com
79 18/11/2023 21:00 loannguyen.31231021164@st.ueh.edu.vn

61
80 18/11/2023 21:39 dieunguyen.31231027399@st.ueh.edu.vn
81 18/11/2023 22:17 uyendau.31231026102@st.ueh.edu.vn
82 18/11/2023 23:11 tn22022005.thao@gmail.com
83 18/11/2023 23:47 bluemine9526@gmail.com
84 18/11/2023 23:56 nhungdinh.31221020650@st.ueh.edu.vn
85 19/11/2023 3:42 vynguyen.31221020072@st.ueh.edu.vn
86 19/11/2023 6:47 phuonghoang.31231023653@st.ueh.edu.vn
87 19/11/2023 8:41 mixdarkabell@gmail.com
88 19/11/2023 11:18 nguyentuyetquynh32@gmail.com
89 19/11/2023 11:51 nguyenhaduy.1608@gmail.com
90 19/11/2023 11:54 myhanhek18@gmail.com
91 19/11/2023 12:02 720v0042@student.tdtu.edu.vn
92 19/11/2023 12:07 linhle.31231027801@st.ueh.edu.vn
93 19/11/2023 12:16 lananhbp12@gmail.com
94 19/11/2023 12:22 vannguyen.31231023797@st.ueh.edu.vn
95 19/11/2023 12:30 oanhle.31221025986@st.ueh.edu.vn
96 19/11/2023 12:44 kieuoanh110205@gmail.com
97 19/11/2023 13:24 hanhnguyen.31231024467@st.ueh.edu.vn
98 19/11/2023 13:35 sonkhue20@gmail.com
99 19/11/2023 13:37 dqmaiek18@gmail.com
100 19/11/2023 14:20 doanthanhphuong25dx@gmail.com
101 19/11/2023 14:37 phungminhhuydx2@gmail.com
102 19/11/2023 14:46 nguyenmanhbinh47@gmail.com
103 19/11/2023 14:51 lequanghuy17032005@gmail.com
104 19/11/2023 14:53 lapnguyen.31231024506@st.ueh.edu.vn
105 19/11/2023 14:54 ntkphuongbp@gmail.com
106 19/11/2023 14:55 thienhuynh.31231024273@st.ueh.edu.vn
107 19/11/2023 15:00 dinhtien258@gmail.com

62
108 19/11/2023 15:06 hanhlth23408b@st.uel.edu.vn
109 19/11/2023 15:07 sondo.31191027294@st.ueh.edu.vn
110 19/11/2023 15:13 trangnguyen.31221026615@st.ueh.edu.vn
111 19/11/2023 15:30 iso.noble.b@gmail.com
112 19/11/2023 15:38 vani180905@gmail.com
113 19/11/2023 15:48 estele205@gmail.com
114 19/11/2023 15:52 thaihayeudau2003@gmail.com
115 19/11/2023 15:55 chowchow26122005@gmail.com
116 19/11/2023 15:55 dunguyen1602@gmail.com
117 19/11/2023 16:09 chauthaobd@gmail.com
118 19/11/2023 16:15 quynhnguyen.31231024063@st.ueh.edu.vn
119 19/11/2023 16:17 nhanquyetqn122@gmail.com
120 19/11/2023 16:21 caothaihoangvu@gmail.com
121 19/11/2023 16:21 tuyenduongngocthanh@gmail.com
122 19/11/2023 16:25 tamtuvopy@gmail.com
123 19/11/2023 16:27 thanhhuyenpy22@gmail.com
124 19/11/2023 16:28 bigfanmarvel50@gmail.com
125 19/11/2023 16:30 vohongoanh09@gmail.com
126 19/11/2023 16:35 phantuangiang1222005@gmail.com
127 19/11/2023 16:38 ngantran.11072005nd@gmail.com
128 19/11/2023 16:41 nydct22409@st.uel.edu.vn
129 19/11/2023 16:49 trangtran.31231022755@st.ueh.edu.vn
130 19/11/2023 17:08 daiquocnguyen171@gmail.com
131 19/11/2023 17:36 thaonguyen.31231022344@st.ueh.edu.vn
132 19/11/2023 17:49 trangtranthu290405@gmail.com
133 19/11/2023 18:08 trantrinh.31231024633@st.ueh.edu.vn
134 19/11/2023 20:59 ludat2456@gmail.com
135 19/11/2023 21:46 levanbinhbpc1972@gmail.com

63
136 19/11/2023 22:02 doantong.31231020427@st.ueh.edu.vn
137 19/11/2023 22:10 nguyenvobaovy2410@gmail.com
138 19/11/2023 23:43 thuyhiendqn@gmail.com
139 20/11/2023 0:01 locnguyen.31221022489@st.ueh.edu.vn
140 20/11/2023 1:08 mynguyen.31211026808@st.ueh.edu.vn
141 20/11/2023 7:13 hlmxuan13@gmail.com
142 20/11/2023 16:38 tamnguyen.31231026061@st.ueh.edu.vn
143 20/11/2023 16:51 hoaile.31231025199@st.ueh.edu.vn
144 20/11/2023 16:52 quynh229205@gmail.com
145 20/11/2023 16:55 lamnguyen.31231026366@st.ueh.edu.vn
146 20/11/2023 17:01 hahuynh.31231025981@st.ueh.edu.vn
147 20/11/2023 17:26 truclinhnguyendao@gmail.com
148 20/11/2023 17:34 2357010009@hcmussh.edu.vn
149 20/11/2023 17:50 hrin2211@gmail.com
150 20/11/2023 19:12 khanhluu.31231024127@st.ueh.edu.vn
151 20/11/2023 20:00 daoanhngan2005@gmail.com
152 20/11/2023 20:31 dieplinh0401@gmail.com
153 20/11/2023 21:32 juhhh7568@gmail.com
154 21/11/2023 0:00 dothuyhien31@gmail.com
155 21/11/2023 0:44 philongdota1@gmail.com
156 21/11/2023 9:56 hienp7808@gmail.com
157 21/11/2023 13:38 thaihoang.31231024498@st.ueh.edu.vn
158 21/11/2023 18:22 quyennguyen.31221021764@st.ueh.edu.vn
159 21/11/2023 19:18 baotranlengoc10@gmail.com
160 21/11/2023 20:00 khoanguyen.31231024499@st.ueh.edu.vn
161 21/11/2023 20:10 tuyethoa01052005@gmail.com
162 21/11/2023 20:18 ngoctamdan18@gmail.com
163 21/11/2023 21:04 nhinguyen.31231023764@st.ueh.edu.vn

64
164 21/11/2023 23:34 trangpham.31231025760@st.ueh.edu.vn
165 22/11/2023 0:07 nhunguyen.31231023430@st.ueh.edu.vn
166 22/11/2023 1:51 phucphan.31231020659@st.ueh.edu.vn
167 22/11/2023 7:47 buinam1990n@gmail.com
168 22/11/2023 9:15 aquandsd@gmail.com
169 22/11/2023 15:19 hoxuanyen.9a7.2019@gmail.com
170 22/11/2023 15:52 thuytrangt54@gmail.com
171 22/11/2023 18:07 luuwbngoc2510@gmail.com
172 23/11/2023 1:25 phankienthuclop@gmail.com
173 23/11/2023 8:18 lieusaoluudu@gmail.com
174 23/11/2023 9:10 minhhaquinhon@gmail.com
175 23/11/2023 12:03 mynguyen.31221025827@st.ueh.edu.vn
176 23/11/2023 13:17 anphan.31221023424@st.ueh.edu.vn
177 23/11/2023 15:23 vivianvo2005@gmail.com
178 23/11/2023 16:09 qchaumamlu@gmail.com
179 24/11/2023 22:58 nbtran160205@gmail.com
180 25/11/2023 8:46 truongtranhung05@gmail.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đại học Kinh tế TP.HCM, (2016), Sách Thống kê trong Kinh Tế và Kinh
doanh.
2. Đại học Kinh tế TP.HCM, Slide bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và
Kinh doanh.
3. Đại học Kinh tế TP.HCM, File hướng dẫn thực hiện dự án của cô Chu Nguyễn
Mộng Ngọc.
4. Thanh Thúy, Ngày cập nhật 13/12/2018, tại:
https://ttvhda.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=133&tc=22063

65

You might also like