Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Vũ Quỳnh Hương

Lê Phương Thảo
Nguyễn Thị Mai Trâm
BÀI TẬP NHÓM 1
Khái niệm, đặc điểm, định hướng, kế hoạch sản phẩm và quyết định marketing mix đối với
các hình thức:
 Marketing nội địa
Khái niệm
Marketing nội địa đề cập đến các hoạt động tiếp thị được sử dụng trên quy mô quốc gia.
Đặc điểm
Các chiến lược tiếp thị đã được thực hiện để phục vụ khách hàng của một khu vực nhỏ,
thường là trong giới hạn địa phương của một quốc gia.
Nó chỉ phục vụ và ảnh hưởng đến khách hàng của một quốc gia cụ thể.
Định hướng
Khách nội địa làm trung tâm, tận dụng các nguồn lực để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng nội địa.
Kế hoạch sản phẩm
Phát triển sản phẩm cho khách nội địa, phù hợp với văn hóa, tiêu dùng trong nước.
Địa điểm quyết định Marketing mix
Tại trụ sở chính.

 Marketing xuất khẩu


Khái niệm
Marketing xuất khẩu là một trong các hình thức của Marketing quốc tế. Đó là hoạt động
marketing của các doanh nghiệp của một quốc gia nhất định, ứng dụng vào việc xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ của nước mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các
chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị
trường xuất khẩu bên ngoài.
Đặc điểm
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước
ngoài và người sản xuất trong nước.
Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều
kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các
nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Định hướng
Khách nội địa làm trung tâm.
Kế hoạch sản phẩm
Phát triển sản phẩm dựa vào nhu cầu khách nội địa, bên cạnh đó phải nghiên cứu thêm
những văn hóa, chính trị và nền kinh tế của nước xuất khẩu
Địa điểm quyết định Marketing mix
Tại trụ sở chính.

 Marketing quốc tế
Khái niệm
Marketing quốc tế là quá trình hoạch định và triển khai thiết kế sản phẩm hay dịch vụ, định
giá, phân phối và truyền thông cho sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường nước ngoài nhằm
thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của cá nhân, tổ chức ở những thị trường khác nhau. Mục đích
nhằm xuất khẩu sản phẩm, liên doanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhượng quyền thương
hiệu...
Đặc điểm
Môi trường và thị trường hoạt động mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia của công ty. Các
yếu tố môi trường và các phân đoạn thị trường ngoài nước có xu hướng tăng rất nhanh trong
quá trình mở rộng phạm vi hoạt động của công ty.
Chủ thể giao dịch là các bên có quốc tịch khác nhau, trong đó các giao dịch bán hàng (xuất
khẩu) thường áp dụng theo các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm).
Hành trình phân phối kéo dài.
Cơ hội và thách thức nhiều hơn, Marketing quốc tế mang lại cho các công ty rất nhiều cơ
hội kinh doanh đồng thời cũng đặt trước không ít thách thức. Chính vì vậy, mọi quyết định
chiến lược mà công ty đưa ra đều phải được phân tích toàn diện và cẩn trọng hơn.
Định hướng Nhiều quốc gia
Doanh nghiệp cần mở rộng thị trường nội địa (thị trường quốc tế là thị trường phụ)
Đa dạng hóa thị trường (nhận ra sự khác biệt giữa các khu vực thị trường và xây dựng chiến
lược theo từng khu vực thị trường)
Phát triển thị trường toàn cầu với các sản phẩm tiêu chuẩn hóa
Kế hoạch sản phẩm
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khác biệt văn hoá của từng thị trường quốc gia cũng như
sự tương thích của sản phẩm cũng như quảng cáo đối với khách hàng địa phương. Các
doanh nghiệp cần phải điều chỉnh sản sản phẩm và quảng cáo phù hợp với thị trường mỗi
quốc gia.
Địa điểm quyết định Marketing mix
Tại từng nước.

 Marketing đa quốc gia


Khái niệm
Marketing đa quốc gia là marketing của các doanh nghiệp được xây dựng ở một nước ngoài
và có nhiệm vụ thực hiện marketing ngay tại thị trường nước ngoài đó.
Đặc điểm
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác
nhau.
Các công ty thường thành lập các công ty con độc lập, hoặc các liên doanh ở các thị trường
khác nhau. Thông thường, các công ty con hay liên doanh này sẽ thực hiện cả công đoạn
nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất và marketing sản phẩm tại thị trường địa
phương.
Marketing đa quốc gia thường thích hợp với các công ty trong các ngành mà thị hiếu và sở
thích của người tiêu dùng không giống nhau ở các nước khác nhau, như các sản phẩm thực
phẩm, hóa mỹ phẩm hoặc hàng tiêu dùng.
Định hướng Nhiều khu vực
Thích nghi hóa sản phẩm vào các thị trường địa phương
Các công ty định hướng hoạt động theo cản bản từng quốc gia
Các mục tiêu và kế hoạch marketing của các công ty con được thiết lập riêng biệt
Kế hoạch sản phẩm
Những sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra được tiêu chuẩn hóa theo từng khu vực, thích ứng
với thị hiếu, sở thích tiêu dùng, khẩu vị... chung của mỗi khu vực.
Địa điểm quyết định Marketing mix
Tại từng khu vực
 Marketing toàn cầu
Khái niệm
Marketing toàn cầu là việc vận dụng cùng một chiến lược marketing của các doanh nghiệp
tầm cỡ quốc tế ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu.
Đặc điểm
Đặc điểm của marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược marketing và vận dụng
một cách đồng nhất cho tất cả thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt.
Marketing toàn cầu tập trung các nguồn lực và mục tiêu nhằm tận dụng các cơ hội và nhu
cầu toàn cầu.
Phải sẵn sàng để thích nghi với môi trường hội nhập toàn cầu và không nhất thiết là các sản
phẩm, khuyến mãi, giá cả và phân phối phải được tiêu chuẩn hóa.
Định hướng
Tận dụng các cơ hội sản xuất lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa
và thị trường thế giới, phát triển sản phẩm trên khu vực toàn cầu.
Kế hoạch sản phẩm
Lập kế hoạch, thực hiện các chương trình truyền thông, phân phối giá cả và dịch vụ sau hỗ
trợ bán hàng. Sản phẩm toàn cầu, đa dạng từng địa phương
Địa điểm quyết định Marketing mix
Chủ yếu là các cố vẫn tại các trụ sở liên doanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng từng khu
vực.
BÀI TẬP NHÓM 2
Khái niệm, đặc điểm, giải pháp Marketing mix đối với các hình thức sau:

 Polycentric Orientation (Định hướng đa trung tâm)


Khái niệm
Các doanh nghiệp theo định hướng đa trung tâm tin tưởng rằng mỗi quốc gia là duy nhất và
cần một cách tiếp cận khác nhau để phù hợp với các chuẩn mực văn hóa và xã hội. Cũng
giống như việc cung cấp sản phẩm được điều chỉnh phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia
hoặc khu vực, các chiến lược quảng cáo đa tâm cũng đa dạng không kém, dựa trên âm nhạc,
người phát ngôn, ngôn ngữ và văn hóa quen thuộc với người dân địa phương.
Như vậy chúng ta có thể hiểu, một công ty sử dụng chiến lược tiếp thị và kinh doanh theo
từng quốc gia cụ thể để phát triển và xây dựng thành công sự hiện diện của mình ở mỗi
quốc gia mà công ty mở rộng. Các công ty lớn theo định hướng đa trung tâm thường được
gọi là công ty đa quốc gia.
Lấy McDonald's làm ví dụ thực tế. Ở Ấn Độ, nơi nhiều người không ăn thịt bò. McDonald's
đang nỗ lực “địa phương hóa” thực đơn của mình để nhắm tới thị trường ăn chay tại đây.
McDonald's cung cấp McAloo Tikki burger (một loại bánh rau với các loại gia vị đặc trưng
của Ấn Độ
Đặc điểm
Nhận thức được tầm quan trọng của sự khác biệt vốn có ở thị trường nước ngoài
Các công ty con được thành lập ở thị trường nước ngoài & mỗi công ty độc lập với mục tiêu
và kế hoạch tiếp thị riêng
Kỹ thuật và nhân sự địa phương phù hợp nhất để đối phó với điều kiện thị trường địa
phương
Tiếp thị quốc tế được tổ chức trên cơ sở quốc gia với từng quốc gia riêng biệt chiến lược
tiếp thị cho tất cả
Giải pháp Marketing mix
Giá thành sản phẩm còn khá cao do quy mô sản xuất lớn cùng với những chi phí khác phát
sinh không mong muốn. Vì thế cần điều chỉnh lại quy mô sản xuất phù hợp tại mỗi quốc gia
khác nhau để giảm giá thành sản phẩm, giảm thiểu hết mức có thể các chi phí phát sinh
không đáng có để dễ dàng tiếp cận được khách hàng hơn

 Regiocentric Orientation (Định hướng trung tâm)


Khái niệm
Định hướng trung tâm là cách tiếp cận được một công ty áp dụng, trong đó công ty áp dụng
chiến lược tiếp thị trên một nhóm các quốc gia, đã được nhóm lại trên cơ sở các đặc điểm
thị trường của họ; tức là các đặc điểm thị trường của các quốc gia này ít nhiều sẽ giống
nhau.
Như những điểm tương đồng trên cơ sở các đặc điểm kinh tế, văn hóa và chính trị được xem
xét trong khi nhóm các quốc gia này lại để tạo thành các khu vực. Ở đây, giả định cơ bản là
nhu cầu của khách hàng tiềm năng ở các quốc gia này sẽ tương tự nhau.
Đặc điểm
Coi các khu vực khác nhau là thị trường khác nhau
Các khu vực có đặc điểm tiếp thị giống nhau được coi là thị trường riêng biệt
Ví dụ thực tế, các công ty như Coca Cola đã và đang sử dụng loại phương pháp tiếp cận
định hướng tập trung này. Đối với mục đích tiếp thị, các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan và
Bangladesh đã được nhóm lại với nhau do những điểm tương đồng của họ. Chiến dịch
“Small World Machines” được Coca Cola thực hiện tại Ấn Độ và Pakistan, đã tạo ra một
hiệu ứng mạnh mẽ là kết nối những con người đang sống tại Pakistan và Ấn Độ với nhau
vượt qua rào cản biên giới, tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ hiếm hoi mà họ không có được
trong hơn 60 năm qua vì sự xung đột dân tộc. Nhờ đó Coca Cola đã nhận được những phản
hồi tích cực từ người tiêu dùng tại đây.
Giải pháp Marketing mix

 Geocentric Orientation (Định hướng địa tâm)


Khái niệm
Một công ty có định hướng địa tâm xem toàn bộ thế giới là một thị trường tiềm năng. Theo
đó điều cơ bản của phương pháp này là tất cả con người đều giống nhau. Một công ty địa
tâm phát triển hỗn hợp tiếp thị tiêu chuẩn hóa, đưa ra một hình ảnh thống nhất của công ty
và các sản phẩm của công ty cho thị trường toàn cầu.
Đặc điểm
Toàn bộ thế giới được coi là một thị trường duy nhất
Kết hợp tiếp thị tiêu chuẩn hóa, để tạo ra hình ảnh đồng nhất về sản phẩm và công ty cho thị
trường toàn cầu cách tiếp cận toàn cầu về tiếp thị và hoạt động của nó
Giải pháp Marketing mix
Ví dụ như: Tên sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu toàn
cầu và việc dịch không phù hợp có thể khiến chiến dịch tiếp thị bị trật bánh trước khi nó bắt
đầu. Vào đầu những năm 1970, American Motors đã mắc sai lầm này khi đặt tên cho chiếc
xe hạng trung của mình là Matador. Mặc dù cái tên này nhằm gợi lên hình ảnh của lòng
dũng cảm và sức mạnh, nhưng trong tiếng Tây Ban Nha, “matador” có nghĩa là “kẻ giết
người”. Không cần phải nói, cái tên đã không tạo được niềm tin cho người lái xe.
Vì thế trước khi xâm nhập vào một thị trường thì cần phải tìm hiểu kĩ về văn hóa, xã hội,
chính trị, ngôn ngữ tại quốc gia đó để tránh được những thất bại do khác biệt về văn hóa của
các quốc gia khác nhau

You might also like