Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

CHƯƠNG 2: ĐO ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN


Mục tiêu của chương:
 Hiểu được nguyên lý hoạt động của các cơ cấu chỉ thị.
 Biết các phương pháp đo điện áp và dòng điện, tính toán các mạch đo áp,
đo dòng.
 Hiểu được nguyên lý hoạt động mạch đo điện áp dùng vôn kế và mạch đo
dòng dùng ampe kế.
2.1 Cơ cấu chỉ thị kim
Hiện nay, cơ cấu chỉ thị kết quả dùng kim vẫn còn được sử dụng. Trong phần này,
giới thiệu 3 cơ cấu sử dụng kim thông dụng: cơ cấu từ điện, cơ cấu điện từ và cơ
cấu điện động.
2.1.1 Cơ cấu từ điện (cơ cấu D’ Arsonval hay PMMC – Permanent Magnet
Moving Coil)
Cơ cấu từ điện (cơ cấu PMMC) thường được gọi là cơ cấu D'Arsonval (tên
người phát minh).

Hình 2.1: Cơ cấu chỉ thị từ điện

17
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Cơ cấu như hình 2.1, hình 2.2 bao gồm: Khung quay đặt giữa 2 cực (Pole
Piece) NS của nam châm vĩnh cửu (Permanet Magnet). Lõi sắt non hình trụ
(Core) nằm trong khung quay. Kim chỉ thị được gắn chặt trên trục quay, trọng tâm
của kim chỉ thị nằm trên trục quay. Lò xo kiểm soát có nhiệm vụ kéo kim chỉ thị
về vị trí ban đầu.

Hình 2.2: Cơ cấu từ điện với dòng điện I [6]


Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây như hình 2.2, lực từ được tạo
ra sẽ kết hợp với từ trường của nam châm vĩnh cửu. Kết quả lực làm quay cuộn
dây cùng với kim chỉ thị. Độ lệch kim tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện trong
cuộn dây. Góc quay của kim tuyến tính theo dòng điện nên thang đo có các khoảng
chia đều nhau. Khi phân cực chính xác, kim quay về bên phải, nếu phân cực không
chính xác kim lệch sang trái.
Nếu cuộn dây mang dòng điện i thì lực ở một bên khung dây:
F= Bil N (2.1)
Mômen quay ở 2 bên khung dây:
T= (2r)(Bil N) (2.2)
= Gi
G = 2rBlN = NBA (2.3)
Trong đó: G = hằng số
A = 2rl = diện tích của cuộn dây
18
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

N = số vòng dây của cuộn dây.


B = mật độ từ thông tính bằng Wb/m2.
l = chiều dài của cạnh thẳng đứng của cuộn dây, m.
2r = chiều rộng của cuộn dây, m
i = dòng điện tính bằng ampe.
Giá trị của mômen điều khiển phụ thuộc vào thiết kế cơ học của lò xo xoắn
ốc và hệ thống treo, mômen quay điều khiển tỷ lệ thuận với góc của lệch của cuộn
dây.
Mômen xoắn điều khiển  C (2.4)
Trong đó:  = góc lệch tính bằng radian
C = hằng số lò xo
Đặc tính của cơ cấu từ điện
Cơ cấu từ điện có 3 đặc điểm cần lưu ý:
(i) Dòng điện lệch toàn thang đo (Im): dòng điện cần thiết để làm lệch kim
sang bên phải đến điểm đánh dấu cuối cùng trên thang đo đã hiệu chuẩn. Giá trị
dòng Im thay đổi từ 2  A đến 30mA .
Đối với dòng điện nhỏ hơn, số vòng dây trong cuộn dây phải nhiều hơn để lực từ
được tạo ra bởi cuộn dây đủ mạnh kết hợp với từ trường của nam châm vĩnh cửu
để làm lệch kim. Chất lượng dây tốt được sử dụng để giảm trọng lượng của cuộn
dây nhưng làm tăng điện trở. Dòng điện lớn cần dây lớn hơn nhưng số vòng ít
hơn để điện trở của cuộn dây nhỏ hơn.
(ii) Điện trở trong của cuộn dây (Rm): điện trở DC của cuộn dây chuyển
động. Cơ cấu có Im nhỏ hơn sẽ có Rm cao hơn và ngược lại. Rm nằm trong khoảng
từ 1.2 đến 2k với dòng Im từ 30 mA đến 50 mA.
(iii) Độ nhạy (S) hay độ nhạy dòng:
1
S ohm / volt (2.5)
Im
1 ohm
Ví dụ độ nhạy một cơ cấu 50  A : S  6
 20k  / V .
50  10 volt

19
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Độ lệch toàn thang 50 mA khi trong mạch đo có điện trở 20k được đặt vào điện
áp 1 vôn. Độ nhạy cũng đại diện cho ohms-per-volt của đồng hồ. Độ nhạy của cơ
cấu phụ thuộc vào cường độ của nam châm vĩnh cửu và số vòng dây trong cuộn
dây. Số vòng dây quấn càng lớn, dòng điện cần thiết càng nhỏ để tạo ra độ lệch
toàn thang và do đó, độ nhạy cao hơn. Độ nhạy dòng điện cao có nghĩa là cơ cấu
của đồng hồ chất lượng cao. Độ nhạy xác định phạm vi nhỏ nhất cơ cấu có thể
làm kim dịch chuyển trong đồng hồ ampe kế hoặc vôn kế.
Một số lưu ý khi sử dụng cơ cấu từ điện.
- Thang đo tuyến tính.
- Dòng điện hoạt động nhỏ.
- Độ nhạy cao.
- Công suất tiêu thụ thấp, từ 25 W đến 200  W .
- Độc chính xác cao.
- Có thể mở rộng phạm vi đo.
- Không bị ảnh hưởng bởi từ trường ngoài.
- Chỉ dùng đo DC, không dùng đo AC.
2.1.2 Cơ cấu điện từ
Cơ cấu điện từ còn được gọi cơ cấu miếng sắt di động (moving iron). Cơ
cấu có 2 loại: lực hút (hình 2.3) và lực đẩy (hình 2.4).

Hình 2.3: Cơ cấu điện từ loại hút [1]


20
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 2.4: Cơ cấu điện tử loại đẩy [1]


Cả hai đều có cuộn dây cố định và miếng sắt di động gắn trên trục quay
mang kim chỉ thị. Riêng lực đẩy có mang thêm miếng sắt cố định gắn ở mặt trong
của cuộn dây. Trục quay cũng có lo xo kiểm soát và cơ cấu chỉ thị có đệm bằng
sức cản không khí.
Cuộn dây cố định có dòng điện I (một chiều hoặc xoay chiều) lực từ động
F tạo ra lực hút hoặc lực đẩy cho miếng sắt di động
F  nIAT (2.6)
Trong đó: n - số vòng quay
I- cường độ dòng điện.
Góc quay của kim chỉ thị được chứng minh:
Kq
 I2 (2.7)
Kc
Với: I – dòng diện DC hoặc dòng AC trị hiệu dụng
K q - hệ số tỉ lệ với cấu tạo của cơ cấu, là hằng số

K c - hệ số xoắn của lò xo.

21
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Từ (2.7) nhận thấy thang đo của cơ cấu điện từ không tuyến tính như thang
đo cơ cấu từ điện.
Một số lưu ý đối với cơ cấu điện từ:
- Sử dụng đo DC và AC.
- Thang đo không tuyến tính.
- Mở rộng thang đo bằng cách mắc điện trở shunt song song cơ cấu.
- Do từ trường được tạo ra bởi cuộn dây có trị số nhỏ nên dễ bị ảnh hưởng
bởi từ trường nhiễu.
- Ảnh hưởng của tín hiệu xoay chiều: do có thành phần cuộn cảm L của
cuộn dây cố định cho nên khi tần số tín hiệu tăng, tổng trở Z = jLω = j2πfL của
cuộn dây tăng không thích hợp với tín hiệu đo có khoảng tần số thay đổi lớn
2.1.3 Cơ cấu điện động
Cơ cấu có sự phối hợp giữa cơ cấu từ điện (khung quay mang kim chỉ
thị) và cơ cấu điện từ (cuộn dây cố định tạo từ trường cho khung quay).
Cơ cấu điện động (hình 2.5) gồm có cuộn dây cố định và cuộn dây di động
(khung quay). Thông thường cuộn dây di động không có lõi sắt non tránh được
hiện tượng từ trễ và dòng điện xoáy. Cuộn dây di động nằm trong vùng ảnh hưởng
từ trường tạo ra bởi cuộn dây cố định, nếu cuộn dây cố định quấn trên lõi sắt từ là
cơ cấu sắt điện động.

Hình 2.5: Cơ cấu điện động [1]

22
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 2.6: Sơ đồ minh họa cơ cấu điện động [4]


Khi có dòng điện I1, I 2 (một chiều hoặc xoay chiều) đi vào cuộn dây di
động và cố định sẽ tạo ra mômen quay (hình 2.6):
Tq  K q I1I 2 (dòng DC) (2.8)
T
1
Hoặc: Tq  K q  i1i2dt (dòng AC) (2.9)
T0

Kq
Góc quay:   I1I 2 (2.10)
Kc

Kq  1 T 
Hoặc:     i1i2 dt  (2.11)
Kc  T 0 
Trong đó: K c - hệ số xoắn của lò xo.

Kq
Để thang đo tuyến tính theo I1, I 2 thì là hằng số.
Kc
Một số lưu ý đối với cơ cấu điện động:
- Cơ cấu điện động có ưu điểm và khuyết điểm của cơ cấu từ điện và
điện từ.
- Dùng đo DC và AC.
- Thường dùng làm bộ chỉ thị cho vôn-kế hoặc ampe-kế và watt-kế.
- Chiều quay của cơ cấu điện động (sắt điện động) được xác định trước khi
hoạt động với dòng điện xoay chiều. Như vậy, khi kim chỉ thị của cơ cấu bị lệch
ngược thì phải hoán đổi cực tính của cuộn dây để kim chỉ thị quay thuận.
23
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

2.2 Đo dòng một chiều (DC) và xoay chiều (AC)


2.2.1 Đo dòng DC
Nguyên lý đo: 3 cơ cấu từ điện, điện từ, điện động đều hoạt động với dòng DC
nên được dùng làm bộ chỉ thị cho ampe kế DC.
Mở rộng tầm đo: ampe kế có nhiều tầm đo thích hợp, cơ cấu đo phải được mở
rộng. Tùy vào cơ cấu mà mạch đo được thiết kế cho phù hợp.
2.2.1.1 Mở rộng tầm đo cho cơ cấu từ điện
Mắc thêm điện trở shunt song song với cơ cấu từ điện như hình 2.7.

Hình 2.7: Mạch đo dòng


Trong hình 2.8: Rm - điện trở nội của cơ cấu chỉ thị
Rsh - điện trở shunt
I m  I fs - dòng điện tối đa của cơ cấu chỉ thị.

I sh - dòng điện đi qua điện trở shunt.


I - dòng điện cần đo.
Vì điện trở shunt mắc song song cơ cấu:
Vsh  Rsh I sh  I m Rm
I m Rm
Rsh 
I sh
Dòng qua điện trở shunt: I sh  I  I m
Điện trở shunt Rsh được xác định:
I m Rm
Rsh  (2.12)
I  Im
Sắp xếp lại phương trình (2.12):
24
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

I R
1 m
Im Rsh
Đặt m là tỷ lệ của tổng dòng điện với dòng tối đa qua cơ cấu:
I R
m 1 m
Im Rsh
Điện trở shunt Rsh được tính:
Rm
Rsh  (2.13)
m 1
Ví dụ 2.1: Một cơ cấu từ điện có thông số: I m  1mA, Rm  100 . Tính điện trở
shunt cần thiết để cơ cấu trên đo được dòng từ 0  100mA .
Hướng dẫn: I m  1mA, Rm  100 , I  100mA
I m Rm 1mA  100 100mA
Rsh     1.01
I  I m 100mA  1mA 99mA
Đối với ampe kế có nhiều tầm đo, sử dụng nhiều điện trở shunt (hình 2.8)

Hình 2.8: Mạch đo dòng có nhiều tầm đo


Trong hình 2.8, mỗi tầm đo có một điện trở shunt, mạch có công tắc chuyển tầm
đo. Khi sử dụng, dùng tầm đo lớn nhất, sau đó giảm dần tầm đo xuống cho phù
hợp.
Bốn điện trở shunt Rsh1 , Rsh 2 , Rsh3 , Rsh 4 tương ứng với bốn dòng điện
I1 , I 2 , I 3 , I 4 có các hệ số m1 , m2 , m3 , m4 .

25
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Rm
Rsh1 
m1  1
Rm
Rsh 2 
m2  1
(2.14)
R
Rsh3  m
m3  1
Rm
Rsh 4 
m4  1
Ví dụ 2.2: Thiết kế mạch đo dòng DC 3 tầm đo: 0  10mA,0  50mA,0  100mA ,
sử dụng cơ cấu từ điện có: I fs  2mA, Rm  75 .

Hướng dẫn: I m  2mA, Rm  75, I1  10mA, I 2  50mA, I 3  100mA

Mạch đo được thiết kế như hình 2.9.

Hình 2.9: Mạch đo dòng DC có 3 tầm đo


Ở tầm đo 0  10mA :
I m Rm 2  75
Rsh1    18.75
I1  I m 10  2
Ở tầm đo 0  50mA :
I m Rm 2  75
Rsh 2    3.125
I 2  I m 50  2
Ở tầm đo 0  100mA :
I m Rm 2  75
Rsh1    1.53
I 3  I m 100  2

26
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Mạch shunt Ayrton


Khi thiết kế mạch đo dòng DC có nhiều tầm đo, có thể dùng mạch shunt
Ayrton như hình 2.10.

Hình 2.10: Mạch shunt Ayrton có 3 tầm đo.


Khi khóa ở vị trí 1, điện trở shunt R1 :
I m Rm   I1  I m  R1 (2.15)

Khi khóa ở vị trí 2, điện trở shunt R2 :


I m  R1  R2  Rm    I 2  I m  R2 (2.16)

Khi khóa ở vị trí 3, điện trở shunt R3 :

I m  R1  R3  Rm    I 3  I m  R3 (2.17)

Lưu ý quan trọng khi dùng ampe kế:


1. Không bao giờ kết nối ampe kế với nguồn EMF. Vì điện trở thấp, dòng
điện cao sẽ phá hủy cơ cấu. Luôn luôn được kết nối với một tải.
2. Luôn kết nối đúng cực. Phân cực ngược có thể làm hỏng cơ cấu.
3. Khi sử dụng đồng hồ đo nhiều tầm đo, trước tiên hãy sử dụng tầm đo
dòng điện cao nhất; sau đó giảm dần cho đến khi có tầm đo phù hợp.
2.2.1.2 Mở rộng tầm đo cho cơ cấu điện từ
Thay đổi số vòng dây quấn cho cuộn dây cố định với lực từ động F không đổi:
F  n1I1  n2 I 2  ...

27
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Ví dụ 2.3: F = 200 Ampe vòng cho ba tầm đo; I1  1A, I 2  5 A, I 3  10 A .


Khi đó, n1  200 vòng cho tầm đo I1  1A
n2  40 vòng cho tầm đo I 2  5 A
n3  20 vòng cho tầm đo I 3  10 A
2.2.1.3 Mở rộng tầm đo cho cơ cấu điện động
Trong trường hợp ampe-kế dùng cơ cấu chỉ thị điện động thì mở rộng tầm
đo bằng cách mắc điện trở shunt song song với cuộn dây di động (như cơ cấu từ
điện) trong khi cuộn cố định được mắc nối tiếp với cuộn dây di động. Cách tính
toán điện trở shunt cũng giống như ampe kế cơ cấu từ điện.
2.2.2 Đo dòng AC
Nguyên lý đo
Cơ cấu điện từ và cơ cấu điện động đều hoạt động được với dòng AC nên
có thể dùng cơ cấu này trực tiếp và mở rộng tầm đo dòng như trình bày bên trên.
Riêng cơ cấu từ điện khi dùng phải biến đổi dòng AC thành dòng DC. Ngoài
ra, do tính chính xác của cơ cấu từ điện nên cơ cấu này rất thông dụng trong các
ampe kế (trong máy đo VOM - Volt Ohm Miliammeter).
Đo dòng AC dùng cơ cấu từ điện
Trong hình 2.11, hình 2.12, dòng điện qua diode nối tiếp với cơ cấu từ điện
là dòng điện xoay chiều đã chỉnh lưu thành dòng DC. Trị trung bình của dòng
điện chỉnh lưu:
T
1
I cltb   icl dt  I m (2.18)
T0

Hình 2.11: Đo dòng AC dùng chỉnh lưu bán kỳ

28
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 2.12: Đo dòng AC dùng chỉnh lưu cầu


 T
 I p sin t (0  t  2 )
Khi sử dụng mạch chỉnh lưu bán kỳ (hình 2.11): icl  
 0 T
( T T)
 2
Áp dụng (2.18), dòng chỉnh lưu trung bình:
1
I cltb  I p  0.318 I p  0.318 2 I hd (2.19)

Trong đó: I p - giá trị đỉnh của dòng chỉnh lưu

I hd - giá trị hiệu dụng của dòng chỉnh lưu


Ví dụ 2.4: icl  2sin100 t  mA  thì dòng I cltb  0.318  2mA   0.636mA .

Khi sử dụng mạch chỉnh lưu cầu (hình 2.12): icl  I p sin t  0  t  T  .

Áp dụng (2.18), dòng chỉnh lưu trung bình:


2
I cltb  I p  0.636 I p (2.20)

Mở rộng tầm đo dòng AC dùng cơ cấu từ điện
Dùng điện trở shunt cho diode và cơ cấu từ điện (hình 2.13). Diode mắc nối
tiếp với cơ cấu từ điện, do đó có dòng I cltb qua cơ cấu, còn dòng điện xoay
chiều qua điện trở shunt.

29
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 2.13: Mạch đo dòng AC, mở rộng tầm đo dùng điện trở shunt.
Dòng điện AC dạng sin qua diode thành dòng chỉnh lưu bán kỳ:
1
I cltb  I p  0.318 I p  0.318 2 I hd  I m (2.21)

Giá trị hiệu dụng của dòng xoay chiều qua điện trở shunt Rs:
Im
I S ( RMS )  I  (2.22)
0.318 2
Với I – dòng điện AC ứng với tầm đo.
Điện trở shunt Rs được xác định:
 Im 
VD  Rm  
 0.318 2 
RS  (2.23)
I S ( RMS )

Ví dụ 2.5: Cho mạch đo hình 2.13, VD  0.6V , Rm  50, I m  1mA . Xác định Rs để
mạch đo dòng AC có tầm đo 0  100mA .
Hướng dẫn:
Dòng I S ( RMS ) qua điện trở shunt:

Im 1mA
I S ( RMS )  I   100mA   97.8mA
0.318 2 0.318 2
Giá trị điện trở shunt Rs:
 Im   1mA 
VD  Rm   0.6V  50  
 0.318 2   0.318 2 
RS    7.269
I S ( RMS ) 97.8mA

30
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Ngoài ra, mạch hình 2.13 có thể kết hợp với biến dòng để đo dòng AC có giá trị lớn hơn
(hình 2.14).

Hình 2.14: Mạch mở rộng tầm đo kết hợp biến dòng.


Nguyên lý hoạt động của biến dòng: cân bằng lực từ động phần sơ cấp và thứ cấp của
biến dòng.
i1n1  i2 n2 (2.24)

Ví dụ 2.6: Biến dòng có n1 = 5 vòng, n2 = 50 vòng, i1  10 A(RMS) .

n1 5
i2  i1  10 A  1A( RMS )
n2 50
Clamp meter là ứng dụng đo dòng AC sử dụng biến dòng, mạch chỉnh lưu và cơ cấu từ
điện có mở rộng tầm đo (hình 2.15)

Hình 2.15: Sơ đồ của Clamp meter [7]


31
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

2.2.3 Ảnh hưởng của ampe kế trên mạch đo


Mỗi ampe-kế đều có nội trở riêng và thay đổi theo mỗi tầm đo. Việc mắc
nối tiếp với điện trở tải cần đo dòng điện sẽ ảnh hưởng đến mạch đo. Nếu nội trở
ampe kế rất nhỏ so với điện trở tải thì sai số do ảnh hưởng của ampe-kế trở nên
không đáng kể.
Ví dụ 2.7: Một ampe kế có nội trở 5  đo dòng qua tải RL  1k  .
5V
Khi không có ampe kế, dòng điện qua tải RL  1k  :  5mA
1k 
5V
Khi có ampe kế mắc nối tiếp RL  1k  , dòng qua tải:  4.975mA
1k   5
 4.975 
Do đó sai số ảnh hưởng của ampe kế: 100%   100%  0.5%
 5 
2.3 Đo điện áp AC và DC
2.3.1 Đo điện áp DC
Nguyên lý đo: Điện áp cần đo V chuyển thành dòng điện I đi qua cơ cấu chỉ thị
(hình 2.16). Cơ cấu chỉ thị có I m , Rm và điện trở nối tiếp Rs:
V
I  Im (2.25)
RS  Rm
Tổng trở vào của vôn kế: RV  RS  Rm
Bằng cách nối thêm điện trở Rs để hạn chế dòng điện qua cơ cấu. Các cơ
cấu từ điện, điện từ và điện động đều được dùng làm vôn kế DC. Riêng đối với
cơ cấu điện động cuộn, dây di động và cuộn dây cố định được nối tiếp.

Hình 2.16: Mạch đo điện áp DC

32
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Mở rộng tầm đo dùng cơ cấu từ điện


Mở rộng tầm đo bằng cách nối tiếp điện trở. Đây là mạch đo điện áp một
chiều thường dùng trong máy đo VOM. Tổng trở vào của vôn kế thay đổi theo
tầm đo nghĩa là tổng trở vào càng lớn thì tầm đo điện áp càng cao. Độ nhạy Ω/VDC
của vôn kế dùng để xác định tổng trở vào của mỗi tầm đo.
Ví dụ 2.8: Xác định độ nhạy của cơ cấu và điện trở Rs để cơ cấu từ điện có thông
số: 200  A,100 có tầm đo 0  50V .
Hướng dẫn: I m  I fs  200  A, Rm  100,V  50V

1 1
Độ nhạy của cơ cấu: S    5000 / V
I fs 200 A

Thông qua độ nhạy, xác định Rs:


RS  Rm
S
V
RS  SV  Rm  5000  50  100  249.9k 
Ví dụ 2.9: Cho cơ cấu từ điện có I fs  50 A, Rm  500 . Xác định Rs để cơ cấu

đo được điện áp 0  10V .


Hướng dẫn: I m  I fs  50  A, Rm  500,V  10V

V  I m  RS  Rm 

V  I m Rm 10   50  A  500 
RS    199.5k 
Im 50  A

Hình 2.17: Mạch đo điện áp DC có nhiều tầm đo


33
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Mạch đo điện áp DC có nhiều tầm đo


Trong hình 2.17, mạch đo điện áp dùng công tắc chuyển đổi các tầm đo
khác nhau. Mỗi tầm đo có điện trở Rs khác nhau. Để cho vôn kế có độ chính xác
cao nên chọn sai số của điện trở Rs ≤ 1% độ nhạy Ω/VDC của vôn kế.
Những lưu ý khi sử dụng vôn kế trong đo lường
1. Mắc vôn kế song song với thành phần cần đo điện áp.
2. Khi sử dụng vôn kế nhiều tầm đo, luôn sử dụng tầm đo điện áp cao nhất và sau đó
giảm phạm vi cho đến khi thu được số đọc tốt trên thang đo.
Ví dụ 2.10: Tính các điện trở Rs trong mạch đo điện áp DC hình 2.18.

Hình 2.18: Mạch đo điện áp DC nhiều tầm đo


Hướng dẫn: I fs  50  A, Rm  1k 

1 1
Độ nhạy của cơ cấu: S    20k  / V
I fs 50  A

Giá trị điện trở RS1 ở thang 5V: RS1  SV  Rm   20k  / V  5V   1k   99k 

Giá trị điện trở RS2 ở thang 10V: RS1  SV  Rm   20k  / V 10V   1k   199k 

Giá trị điện trở RS3 ở thang 50V: RS1  SV  Rm   20k  / V  50V   1k   999k 

Ví dụ 2.11: Cho cơ cấu từ điện có: I fs  1mA, Rm  100 . Sử dụng cơ cấu này làm

vôn kế DC có các tầm đo: 0 – 10V, 0 – 50V, 0 – 250V, 0 – 500V như hình 2.19.
Hướng dẫn: Do dòng Im không thay đổi, điện trở Rs càng lớn tương ứng tầm đo có điện
áp càng lớn.
10V
Ở thang đo 10V, switch ở vị trí V4, điện trở tổng: RT   10k  .
1mA
R4  RT  Rm  10k   100  9.9k 
34
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 2.19: Mạch đo áp DC có 4 tầm đo


50V
Ở thang đo 50V, switch ở vị trí V3, điện trở tổng: RT   50k  .
1mA
R3  RT  ( R4  Rm )  10k    9.9k   100   40k 
250V
Ở thang đo 250V, switch ở vị trí V2, điện trở tổng: RT   250k  .
1mA
R2  RT  ( R3  R4  Rm )  10k    40k   9.9k   100   200k 
500V
Ở thang đo 500V, switch ở vị trí V1, điện trở tổng: RT   500k  .
1mA
R1  RT  ( R2  R3  R4  Rm )  10k    200k   40k   9.9k   100   250k 
Ví dụ 2.12: Cho mạch đo như hình 2.20, dùng vôn kế có độ nhạy 1k  / V đo điện
áp trên điện trở 2.5k . Tính giá trị đọc tên vôn kế và % sai số.

Hình 2.20: Mạch đo ví dụ 2.12


Hướng dẫn: S  1k  / V
 2.5k  
Giá trị điện áp thực trên 2.5k :    75V   25V
 2.5k   5k  
35
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Điện trở của vôn kế ở thang 25V:  25V 1k  / V   25k  .

 2.5k  25k  
Giá trị vôn kế đo: 
   75V   23.44V
 2.5 k  25k   5k  
 25  23.44 
% sai số:  100%  6.24%
 25 
2.3.2 Đo điện áp AC
Nguyên lý đo:
- Đối với cơ cấu điện động, điện từ: vôn kế AC dùng cơ cấu này phải mắc
điện trở nối tiếp với cơ cấu vì hai cơ cấu này hoạt động với trị hiệu dụng của dòng
xoay chiều.
- Với cơ cấu từ điện thì phải dùng phương pháp biến đổi chuyển AC thành
DC, dùng diode chỉnh lưu.
Đo áp AC dùng cơ cấu từ điện

Hình 2.21: Mạch đo điện áp AC dùng cơ cấu từ điện, dùng chỉnh lưu bán kỳ
Mạch đo dùng chỉnh lưu bán kỳ như hình 2.21, diode D1, D2 dùng chỉnh
lưu. Ở bán kỳ dương: diode D1 dẫn, chỉnh lưu dòng điện AC, diode D2 tắt. Ở bán
36
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

kỳ âm, diode D1 tắt, diode D2 cho dòng điện đi qua (không qua cơ cấu chỉ thị) để
cho điện áp nghịch của bán kỳ âm điện áp AC không rơi trên diode D1 và cơ cấu
chỉ thị. Tránh được điện áp nghịch quá lớn khi đo điện áp AC có giá trị lớn.
Điện trở Rs được xác định:
VAC  RMS    RS  Rm  I hd  VD RMS  (2.26)

I cltb  I m  0.318 2 I hd (2.27)

Trong đó: I hd - dòng điện hiệu dụng qua cơ cấu và Rs.


VAC  RMS   VD RMS 
RS  Rm  (2.28)
Im
0.318 2
Ví dụ 2.13: Xác định Rs trong hình 2.21 ở tầm đo VAC  10VRMS ?
Biết: VD  0.6VRMS , cơ cấu có thông số: Rm  1k , I m  50 A
Hướng dẫn:
VAC  RMS   VD RMS  10V  0.6V
RS  Rm    84.54k 
Im 50 A
0.318 2 0.318 2
1 1
Độ nhạy  / VAC của vôn kế:   9k  / VAC
I hd 110 A
Như vậy, cùng một cơ cấu từ điện, tổng trở vào của vôn kế AC sẽ nhỏ hơn tổng
trở vào vôn kế DC.
Ví dụ 2.14: Nếu một điện áp AC có giá trị hiệu dụng 10VRMS, đặt vào 2 đầu AB
của mạch đo hình 2.22 thì đọc được 4.5V. Hãy giải thích tại sao?

Hình 2.22: Mạch đo ví dụ 2.14.


37
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hướng dẫn:
Điện áp hiệu dụng ngõ vào: Vrms  10V

Giá trị đỉnh của điện áp AC: V p  Vrms 2  10 2  14.14V

Giá trị chỉnh lưu trung bình (chỉnh lưu bán kỳ):
Vavg  0.318 E p   0.318 14.14   4.5V

Do đó, đồng hồ sẽ đọc 4.5V tức là 45% giá trị DC.


Lưu ý độ nhạy AC của mạch đo AC chỉnh lưu bán kỳ chỉ bằng 45% độ nhạy DC.
Mạch đo dùng chỉnh lưu toàn kỳ như hình 2.23: mạch dùng cầu diode hay
2 diode và 2 điện trở.

Hình 2.23: Mạch đo điện áp AC dùng chỉnh lưu toàn kỳ


Ví dụ 2.15: Cho mạch đo áp AC dùng chỉnh lưu cầu như hình 2.24. Hãy giải thích
tại sao giá trị đọc bằng 90% giá trị hiệu dụng?
Hướng dẫn:
Giá trị đỉnh của điện áp ngõ vào có giá trị hiệu dụng 10Vrms:
V p  Vrms 2  10 2  14.14V

Giá trị trung bình khi dùng chỉnh lưu toàn kỳ:
Vavg  0.636V p   0.636 14.14   9V

Lưu ý độ nhạy AC của mạch đo AC chỉnh lưu toàn kỳ bằng 90% độ nhạy DC

38
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 2.24: Mạch đo áp AC dùng chỉnh lưu cầu.


Mạch đo điện áp AC nhiều tầm đo

Hình 2.25: Mạch đo áp AC có nhiều tầm đo


Mạch đo hình 2.25 có 5 tầm đo, switch lựa chọn điện trở R1, R2 , R3 , R4 , R5
tương ứng với 5 tầm đo.
2.3.3 Ảnh hưởng của vôn kế trên mạch đo điện áp
Khi vôn kế được mắc song song phần tử cần đo điện áp thì có thể xem như
tổng trở vào của vôn kế mắc song song với phần tử đo (hình 2.26).

Hình 2.26: Mắc vôn kế đo điện áp


39
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Trong hình 2.26, vôn kế đo điện áp trên R2 .

V  V 
Khi không có vôn kế: I  , điện áp trên R2 : VR 2  R2 I  R2  
R1  R2  R1  R2 
V
Khi mắc vôn kế: I  , điện áp trên R2 :
R1   R2 RV 

 V 
VR 2   R2 RV  I   R2 RV   
 R1   R2 RV  
Khi R2 rất nhỏ so với RV thì  R2 RV   R2 . Khi đó ảnh hưởng của vôn kế không

đáng kể đối với mạch đo.


Ví dụ 2.16: Cho mạch như hình 2.26: V  10V , R1  R2  10k  . Dùng vôn kế đo
điện áp R2 , biết vôn kế có RV  200k  . Xác định sai số do ảnh hưởng của vôn
kế.
Hướng dẫn:
 10k  
Khi chưa mắc vôn kế: VR 2    10V   5V
 10k   10k  
 10V 
Khi mắc vôn kế: VR 2  10k  200k      4.88V
 10 k   10 k  200 k   
 4.88 
Sai số do ảnh hưởng của vôn kế: 1   100%  2.4%
 5 
Trong hình 2.27, vôn kế đo điện áp nguồn pin.

Hình 2.27: Mắc vôn kế đo điện áp nguồn.

40
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Ví dụ 2.17: Vôn kế đặt ở tầm đo 2.5V có tổng trở vào Z  50k  . Nguồn pin 1.5V
có nội trở 5  , khi pin còn 1.4V nội trở tăng thành 20 . Dùng vôn kế đo trong 2
trường hợp trên.
2.5V
Hướng dẫn: I m   50  A
50k 
1.5V
- Khi pin 1.5V, dòng qua vôn kế:  30  A , vôn kế hiển thị:
5  50k 
 30  A 
 50  A   2.5V   1.5V .
 
1.4V
- Khi pin còn 1.4V, dòng qua vôn kế:  27.98 A , vôn kế hiển thị:
20  50k 
 27.98 A 
 50  A   2.5V   1.39V
 
 1.39 
- Sai số do ảnh hưởng của vôn kế: 1   100%  1%
 1.4 
Do đó nếu nguồn có nội trở càng lớn thì sai số ảnh hưởng của vôn kế khi
đo điện áp càng tăng
2.4 Đo điện áp DC bằng phương pháp biến trở
2.4.1 Nguyên lý đo
Nguyên lý mạch đo điện áp DC bằng biến trở được trình bày như hình 2.28.

Hình 2.28: Mạch đo điện áp bằng biến trở


41
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Trong đó: V1 - nguồn cấp cho mạch


V2 - nguồn chuẩn
R1 - biến trở chỉnh dòng I
R2 - nội trở nguồn chuẩn
G - điện kế (cơ cấu từ điện) dùng xác định sự cân bằng của mạch.
AB - biến trở đo lường có điện trở RAB
S – khóa có 2 vị trí 1 và 2 dùng chuẩn mạch đo và đo đại lượng Vx
Dòng điện I chạy trong mạch đo:
V1
I ;0  K  1: phụ thuộc vị trí con chạy (2.29)
KR1  RAB
- Khi S ở vị trí 1: nguồn V2 được so sánh với VBC (con chạy C định trước cho
nguồn V2). Tại vị trí chuẩn, điện kế G chỉ “0” (dòng qua điện kế bằng 0), dòng I
được xác định.
Nếu G khác “0” do V1 giảm (nguồn pin), dòng I thay đổi, chỉnh R1 sao cho G chỉ
“0”.
- Sau đó S chuyển sang vị trí 2: điện áp Vx cần đo được so sánh với VBC. Điều
' '
chỉnh con chạy C để G chỉ “0” khi đó có: VBC  RBC I  Vx. Dòng I được xác định,
'
Vx được đo bằng điện trở RBC . Vị trí dịch chuyển con chạy C được ghi các trị số
điện áp (thước đo).
2.4.2 Mạch đo thực tế
Mạch thực tế ở hình 2.29. Để dòng I được xác định một cách chính xác và
điều chỉnh được tuyến tính khi nguồn B1 thay đổi, dùng hệ thống điện trở từ R1
đến R15 kết hợp nối tiếp với điện trở R16 có con chạy C trượt trên biến trở và mắc
song song với Ra, Rb, Rc (để có sự điều chỉnh được tuyến tính).
Trị số Vx được xác định trên vạch chia của đĩa xoay. Như vậy để cho điện
kế G chỉ “0” khi đo Vx phải điều chỉnh tầm đo (thay đổi vị trí của khóa F) và điều
chỉnh nhỏ (thay đổi con chạy C).
Chuyển vị trí F để thay đổi tầm đo từ 0.1V đến 1.5V (R1 = R2 = R3 = ... =
R15 = 50Ω). Thay đổi hệ số nhân 0.01; 0.1; 1. Trị số đọc được xác định Vx.
42
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Thiết bị đo điện áp (mili vôn-kế) có ba tầm lớn. Ở mỗi tầm đo có phân ra


15 khoảng nhỏ. Tầm đo từ 0 đến 0.015V, có 15 khoảng, mỗi khoảng cách nhau
0.001V (1mV).

Hình 2.29: Mạch đo cụ thể mV kế


2.5 Vôn kế điện tử đo điện áp DC
2.5.1 Vôn kế điện tử dùng transistor
Vôn kế điện tử (EVM - Electronic Voltmeter) hình 2.30: gồm mạch phân
tầm đo, FET, mạch khuếch đại vi sai, cơ cấu chỉ thị.
Mạch phân tầm đo: mạch phân áp vào mạch đo, chọn điện áp ngõ vào cho
phù hợp mạch khuếch đại. FET được sử dụng để có tổng trở vào lớn và dùng cách
ly tầng đo phía sau.

43
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Các transistor Q1 và Q2 tạo thành một bộ khuếch vi sai điều khiển cơ cấu
đo. Độ lệch kim của cơ cấu tỉ lệ thuận với độ lớn của điện áp đầu vào. Quá tải đầu
vào không làm cháy cơ cấu vì bộ khuếch đại bão hòa, hạn chế dòng điện tối đa
qua cơ cấu. Độ lợi của bộ khuếch đại cho phép thiết bị được sử dụng để đo điện
áp trong phạm vi milivôn. Các thiết bị trong phạm vi đo microvolt yêu cầu hệ số
khuếch đại lớn, bộ khuếch đại cung cấp đủ dòng điện để điều khiển kim của cơ
cấu đo.

Hình 2.30: Mạch đo điện áp DC dùng transistor.


Tổng trở vào của mạch đo: tổng trở vào vôn kế = tổng trở vào của mạch
phân tầm đo.
2.5.2 Mạch đo điện áp DC dùng opamp
Mạch đo lường sử dụng opamp có các đặc tính:
- Hệ số khuếch đại được chọn lựa phù hợp với độ chính xác và độ tuyến
tính cao.
- Ngõ vào vi sai có khả năng tốt để có hệ số CMRR (COMMON-MODE
REJECTION RATIO) lớn nhất.
- Độ ổn định hệ số khuếch đại đối với sự thay đổi nhiệt độ.
- Điện áp offset DC càng nhỏ càng tốt.
Mạch đo điện áp DC dùng opamp hình 2.31: gồm có mạch phân tầm đo,
mạch khuếch đại opamp không đảo có hệ số khuếch đại bằng 1, có tổng trở vào
lớn và cơ cấu chỉ thị.

44
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Trong trường hợp điện áp có giá trị nhỏ, dùng mạch khuếch đại không đảo
có hệ số khuếch đại lớn hơn 1 (hình 2.32):
R 
Vo   1  1Vi (2.30)
 R2 

Hình 2.31: Mạch đo điện áp DC dùng opamp

Hình 2.32: Mạch đo điện áp DC, dùng opamp có khuếch đại tín hiệu nhỏ.
Ví dụ 2.18: Cho điện áp Vi  0.1V vào mạch hình 2.32, R1  90k , R2  10k  .
Cơ cấu chỉ thị: Rm  1k , I m  50 A . Tính Rs để dòng qua cơ cấu lớn nhất?
Hướng dẫn:

45
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

R   90k  
Vo   1  1Vi  1    0.1V  1V
 R2   10k  
Vo   RS  Rm  I m  1V

1V
RS   1k   19k 
50  A
Ví dụ 2.19: Cho mạch đo hình 2.33, Vi  0.1V . Tính R1 để dòng qua cơ cấu đạt
giá trị I m ? Biết cơ cấu đo có: Rm  1k , I m  50 A .

Hình 2.33: Mạch đo chuyển điện áp sang dòng điện


 R  Rm 
Hướng dẫn: Vo   S  1Vi
 R1 
Vo  R  Rm  R1   1  Vi
Dòng qua cơ cấu: I   Vi  S  
RS  Rm  R1  R1  SR  Rm  R1 R1

Vi max  R1I m
V1 0.1V
Khi Vi  0.1V , dòng qua cơ cấu bằng I m  50 A nên R1    2k  .
I m 50 A

46
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

2.6 Vôn kế điện tử đo điện áp AC


Trong vôn kế điện tử, đo điện áp AC: chuyển đổi điện áp AC sang điện áp
DC bằng ba phương pháp:
- Phương pháp trị chỉnh lưu trung bình dùng diode
- Phương pháp trị hiệu dụng thực (true RMS)
- Phương pháp trị đỉnh
Trị số đo của tín hiệu thường được đọc theo trị hiệu dụng (RMS–Root
Means Square). Các vôn kế điện tử đo tín hiệu xoay chiều được định chuẩn theo
trị hiệu dụng của tín hiệu sin.
2.6.1 Phương pháp trị chỉnh lưu trung bình dùng diode
Phương pháp này có hai hình thức: chỉnh lưu sau đó khuếch đại, khuếch đại
sau đó chỉnh lưu.
Hình thức chỉnh lưu trước sau đó khuếch đại: áp dụng khi điện áp AC có trị số
lớn (hình 2.24)

Hình 2.34: Mạch chỉnh lưu trước, khuếch đại sau.


Trong hình 2.34, Vi là trị chỉnh lưu trung bình:
Vi  R1I cltb (2.31)
R1
Im  I cltb (2.32)
R2
Dòng I cltb được tính trong mục 2.2.2.
Hình thức khuếch đại trước sau đó chỉnh lưu (hình 2.25)
Trong mạch hình 2.25, điện áp rơi trên diode không ảnh hưởng đến mạch đo.

47
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 2.35: Mạch khuếch đại chuyển đổi áp thành dòng dùng cầu chỉnh lưu
Dòng chỉnh lưu trung bình được xác định:
Vdo
I cltb  , Vdo - trị chỉnh lưu trung bình của Vđo bằng cầu diode. (2.33)
R2
2.6.2 Phương pháp trị hiệu dụng thực
Trị hiệu dụng của tín hiệu đo:
T
1 2
Vhd  RMS   vi dt (2.34)
T 0

Hình 2.36: Sơ đồ mô tả mạch đo dùng phương pháp trị hiệu dụng thực
Mạch đo theo phương pháp trị hiệu dụng thực được mô tả như hình 2.26
gồm 3 mạch:
- Mạch nhân để có trị số bình phương
- Mạch lấy trị trung bình
- Mạch lấy căn bậc hai.
Hiện nay có những IC (Integrated Circuit) được chế tạo, có nhiệm vụ tạo ra trị
hiệu dụng thực cho tín hiệu đo như AD531, AD637, … .

48
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

2.6.3 Phương pháp trị đỉnh


Mạch đo biến đổi trị số tín hiệu có thành phần xoay chiều thành tín hiệu
DC có trị số bằng trị đỉnh. Đỉnh của tín hiệu được đo bằng mạch nhân đôi điện áp
(hình 2.27) hoặc mạch kẹp (hình 2.28).
Trong mạch hình 2.27, mạch đo dùng phương pháp nhân đôi điện áp:
- Mạch khuếch đại dùng JFET kênh N làm nhiệm vụ mạch đệm giữa mạch
phân tầm đo và mạch nhân đôi điện áp.
- Mạch nhân đôi điện áp bao gồm C1, C2 và D1, D2.
- Biến trở RC dùng để điều chỉnh điện áp DC ở ngõ ra của mạch nhân đôi
điện áp.

Hình 2.37: Mạch đo áp AC dùng mạch nhân đôi điện áp [1]

Hình 2.38: Mạch đo áp AC dùng mạch kẹp.


49
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Trong mạch hình 2.28, mạch đo dùng mạch kẹp đỉnh dương:
Tín hiệu ra V1 của mạch kẹp cho tín hiệu DC thay đổi, có trị số:
V1  2VP  VD , VP - trị đỉnh của tín hiệu.
Tín hiệu V1 đưa vào mạch lọc thông thấp thu được tín hiệu DC không thay
đổi V2, có trị số gần bằng –VP. Điện áp này được đưa vào mạch đo điện áp DC
của vôn kế điện tử.
2.7 Ampe kế điện tử đo dòng AC và DC
2.7.1 Đo dòng DC
Nguyên lý đo dòng DC trong ampe kế điện tử: chuyển dòng điện đo
thành điện áp đo bằng cách cho dòng điện đo qua điện trở Rs như hình 2.29.

Hình 2.39: Mạch đo dòng DC

Hình 2.40: Mạch đo dòng có phân tầm đo

50
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Nếu có nhiều dải đo, sử dụng mạch phân tầm đo dòng điện bằng cách thay
đổi điện trở (hình 2.30). Với các tầm đo I 4  I 3  I 2  I1 , tầm đo càng lớn thì
điện trở Rs càng giảm.
2.7.2 Đo dòng AC
Đo dòng AC: chuyển dòng điện AC thành điện áp AC bằng điện trở Rs
như trong trường hợp đo dòng DC. Sau đó chuyển điện áp đo AC thành điện áp
DC bằng những phương pháp đo điện áp AC.

51
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

BÀI TẬP
1. Tính điện áp ở hai đầu cơ cấu đo từ điện (PMMC) có Rm = 850Ω và Ifs =
100μA khi kim lệch tối đa.
Đáp án: 85mV
2. Tính trị giá điện trở tầm đo cho cơ cấu đo từ điện có Ifs = 200μA, Rm = lkΩ
được sử dụng làm vôn kế DC có Vtđ = 150V.
3. Tính trị giá điện trở shunt để cho ampe-kế có: Itđ = 1mA; Rm = 103Ω trở thành
ampe kế có Itđ (Itầm đo) = 150mA.
4. Tính dòng điện đi qua cơ cấu đo từ điện khi kim có độ lệch bằng 1/2 độ lệch
tối đa (FSD) biết rằng cơ cấu đo có độ nhạy là 20 kΩ/V.
Đáp án: 25 A
5. Cơ cấu đo A có tầm đo từ 0 đến 10V và điện trở tầm đo là 18kΩ, cơ cấu
đo B có tầm đo từ 0 đến 300V và điện trở tầm đo là 298kΩ, cả hai cơ cấu đo
đều có điện trở dây quấn Rm = 2kΩ. Hãy cho biết cơ cấu đo nào có độ nhạy
lớn hơn.
Đáp án: cơ cấu A
6. Một ampe-kế dùng cơ cấu đo từ điện như hình 6, có điện trở cơ cấu đo
Rm = 99Ω và dòng làm lệch tối đa Im = 0.1mA. Điện trở shunt RS = 1Ω. Tính
dòng điện tổng cộng đi qua ampe kế trong các trường hợp:
a. Kim lệch tối đa.
b. 0.5Dm; (FSD = Imax, full scale deviation).
c. 0.25Dm.

Hình 6
Đáp án: 10mA, 5mA, 2.5mA.

52
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

7. Một cơ cấu đo từ điện có I = 100μA, điện trở nội khung quay R = 1kΩ. Tính
điện trở shunt mắc vào cơ cấu đo để trở thành một ampe kế như hinh 6 có:
a. Dm = 100 mA = tầm đo 1. b. Dm = 1A = tầm đo 2
Đáp án: 1.001  , 0.10001 
8. Một cơ cấu đo từ điện có ba điện trở shunt được mắc theo kiểu shunt ayrton sử
dụng làm ampe kế. Ba điện trở có trị số: R1 = 0,05Ω, R2 = 0,45Ω; R3 = 4,5Ω;
Rm = 1kΩ; Imax = 50μA, có mạch đo như hình 8. Tính các trị số tầm đo của
ampe kế

Hình 8
Đáp án: 10mA, 100mA, 1A
9. Một cơ cấu đo từ điện Imax = 100μA, điện trở nội (dây quấn) Rm = 1KΩ được
sử dụng làm vôn-kế DC (hình 9). Tính điện trở tầm đo để vôn-kế có Vtd = 100V.
Tính điện áp V ở hai đầu vôn-kế khi kim có độ lệch 0,75Dm; 0,5Dm; và 0,25Dm
(độ lệch tối đa Dm).

Hình 9
Đáp án: 75V, 50V, 25V.
10. Một cơ cấu đo từ điện có Imax = 50μA; Rm = 1700Ω được sử dụng làm vôn
kế DC có tầm đo 10V, 50V, 100V. Tính các điện trở tầm đo theo hình 10a, hình
10b.

53
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 10
Đáp án: 198.3k  , 998.3k  , 1.9983M  ; 198.3k  , 800k  , 1M  .
11. Một vôn-kế có tầm đo 5V, được mắc vào mạch, đo điện áp hai đầu điện trở
R2 như hình 11.
a. Tính điện áp VR2 khi chưa mắc vônkế.
b. Tính VR2 khi mắc vôn-kế, có độ nhạy 20kΩ/V
c. Tính VR2 khi mắc vôn-kế, có độ nhạy 200kΩ/V

Hình 11
Đáp án: 5V, 3.87V, 4.86V
12. Một cơ cấu đo từ điện có IfS = 100μA và điện trở cơ cấu đo Rm = 1kΩ được
sử dụng làm vôn kế AC có V tầm đo = 100V (RMS). Mạch chỉnh lưu có dạng cầu
sử dụng diode như hình 12, diode có VF(đỉnh) = 0.7V.
a. Tính điện trở nối tiếp RS ?
b. Tính độ lệch của vôn-kế khi điện áp đưa vào vôn-kế là 75V và 50V
(trị hiệu dụng – RMS)
c. Tính độ nhạy của vôn-kế. Tín hiệu đo là tín hiệu xoay chiều dạng sin

54
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Hình 12

Đáp án: 890.7k  , 3 , 9.009k  /V


4
13. Một cơ cấu đo từ điện có: IfS = 50μA; Rm = 1700Ω kết hợp với mạch chỉnh
lưu bán kỳ như hình 13. Diode D1 có trị giá dòng điện thuận IF (đỉnh) tối thiểu là
100μA. Khi điện áp đo bằng 20% Vtầm đo, diod có VF = 0,7V. Vôn kế có Vtầm
đo = 50V.
a. Tính Rs và RSH
b. Tính độ nhạy của vôn kế trong hai trường hợp: có D2 và không có D2.

Hình 13
Đáp án: 139.5k  , 778  , 2.8k  /V, 4k  /V.
14. Vôn kế A có độ nhạy 5kΩ/V được nối giữa X và Y chỉ 15V ở tầm đo 30V.
Vôn kế B được nối giữa X và Y chỉ 16, 13V ở tầm đo 50V. Tính độ nhạy của vôn
kế B.
15. Dòng điện đi qua cơ cấu đo có trị giá đỉnh Ip = 150μA. Tính trị giá IDC
nếu cơ cấu đo dùng mạch chỉnh lưu bán kỳ.
16. Dòng điện đi qua cơ cấu đo từ điện đo được là 0.8mA. Tính trị giá đỉnh
của dòng xoay chiều nếu cơ cấu đo sử dụng mạch chỉnh lưu toàn kỳ.
17. Một cơ cấu đo từ điện có Ifs = 1mA và điện trở dây quấn Rm = 500Ω kết
hợp với mạch chỉnh lưu bán kỳ để trở thành vôn kế AC.

55
Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

a. Tính độ nhạy AC và DC
b. Tính điện trở tầm đo để vôn kế có Vtđ = 30V.
Đáp án: SAC = 450Ω/V; SDC = 1 kΩ/V; Rs = 13,3kΩ.
18. Một cơ cấu đo từ điện có Ifs = 200μA và điện trở dây quấn Rm = 500Ω được
sử dụng làm vôn kế AC bằng cách dùng mạch chỉnh lưu toàn kỳ. Tính điện trở
tầm đo để vôn-kế có Vtđ = 50V.
19. Tính trị giá điện trở R1, R2, R3 ở hình 19.

Hình 19
20. Tính độ nhạy AC và DC và điện trở Rs trong mạch đo hình 20.

Hình 20

56

You might also like