Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Di sản văn hóa được coi là ngôi nhà chung của nhân loại, là cầu nối giữa
hiện tại với quá khứ nhằm lưu giữ và bảo tồn những báu vật của loài người, là
nơi truyền thụ kinh nghiệm cho các thành viên trong cộng đồng và các thế hệ nối
tiếp góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, hưởng thụ văn hoá. Cùng với quá
trình phát triển lịch sử, di sản văn hóa có vai trò ngày càng lớn, vì vậy chức năng
của di sản văn hóa không ngừng được bổ sung, đáp ứng các nhu cầu khác nhau
trong xã hội.

Đất nước Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng
cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả
những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du
lịch nổi tiếng thế giới với 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong đó có 2
di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ
Bàng), 1 di sản hỗn hợp thế giới ( Quần thể danh thắng Tràng An), 5 di sản văn
hóa vật thể (Khu di tích Chăm-Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An, khu di sản Trung
tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Quần thể di tích Cố đô Huế, Di tích
Thành nhà Hồ), 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh, trong
đó có 11 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại( Đờn ca tài tử Nam
Bộ, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế,
Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng, Dân ca Ví
Giặm Nghệ Tĩnh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nghi lễ và trò chơi Kéo
co, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ,
Hát Xoan Phú Thọ) và 1 di sản cần được bảo vệ khẩn cấp ( Ca trù), 7 di sản tư
liệu thế giới (Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc tử Giám, Mộc bản Kinh Phật chùa
Vĩnh Nghiêm, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản trường
học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế ).
Cùng với đó là hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được
2

công nhận di sản. Chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể ước tính có hơn 3.000 di
sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh và nhiều công trình di tích vẫn
đang được thống kê và xếp hạng. Chúng ta có quyền tự hào về bề dày lịch sử
ngàn đời của đất nước với 54 dân tộc anh em đã để lại cho hôm nay một kho
tàng di sản văn hóa đồ sộ, phong phú và độc đáo.

Từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, các di sản văn hóa và thiên nhiên
thế giới ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá,
thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu. Di sản không chỉ mang lại hiệu
quả to lớn trong giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam với thế giới mà còn giáo dục truyền thống yêu quê hương, yêu đất nước.
Thông qua hoạt động du lịch, di sản đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước nói chung, các địa phương sở hữu di sản nói riêng. Không
những thế, di sản văn hóa còn chuyển giao có mục đích thông tin, tri thức khoa
học, lịch sử văn hoá… giúp cho việc hình thành thế giới quan, bổ sung và làm
giàu kiến thức, giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ để con người phát triển toàn
diện. Sự giáo dục của di sản rất tinh tế, nhẹ nhàng bằng cách cung cấp những
thông tin phong phú và sinh động giúp công chúng có nhận thức sâu sắc hơn, toàn
diện hơn về các sự kiện xã hội, văn hoá. Có thể nói di sản văn hóa là trường học
thích hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp.

Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản đặc
trưng của lịch sử và văn hóa Thăng Long- Hà Nội nói riêng và của cả nền văn
hóa Việt Nam nói chung trong suốt 13 thế kỷ. Nơi đây, vua Lý Thái Tổ đã cho
xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm dấu ấn của vương triều Lý
và liên tục được nối tiếp nhiều dấu tích vật chất qua các triều đại như Trần, Lê,
Nguyễn , giai đoạn Pháp thuộc góp phần dựng xây Thăng Long trở thành Kinh
đô hoa lệ. Với chiều dài hơn 1000 năm lịch sử, khu di sản đã chứng kiến nhiều
sự kiện trọng đại của đất nước trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như
bao thăng trầm và biến đổi của dân tộc. Hoàng thành Thăng Long là minh chứng
3

có một không hai về sự phát triển của văn minh dân tộc Việt Nam trong tiến
trình lịch sử. Chính vì vậy ngày 12 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung
tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) là
một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1). Sau đó vào ngày 31 tháng 7 năm
2010, tại Brasilia, thủ đô của nước Brazil, tại kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban Di sản
Thế giới của Unesco đã biểu quyết thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung
tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3
tiêu chí: Chiều dài lịch sử văn hóa, tính liên tục của lịch sử với tư cách là một
trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú...

Trong những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu về Hoàng Thành Thăng
Long đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lịch sử, khảo cổ học, kiến trúc, tôn giáo ...Tuy đã
có không ít những công trình nghiên cứu về khảo cổ học, về di tích, di vật tại
Hoàng Thành Thăng Long, nhưng những công trình chuyên sâu về hoạt động
giáo dục thì chưa có. Đặc biệt, vai trò giáo dục tuyên truyền trong di sản ngày
càng được coi trọng, tác động mạnh mẽ, tích cực đến các hoạt động khác. Thông
qua những hoạt động này, kết quả nghiên cứu khoa học về di sản được đưa đến
cộng đồng, nhất là việc giáo dục cho thế hệ trẻ nhằm giữ gìn và phát huy giá trị
của di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. Nó được coi
là một trong những cơ sở quan trọng nhằm xác lập chiến lược hoạt động phát
triển của di sản đồng thời đa dạng hóa các hình thức hoạt động nhằm phục vụ
nhu cầu chính đáng của công chúng. Hơn nữa, ở các nước có nền văn hóa phát
triển, hầu hết tại các di sản văn hóa vật thể, bảo tàng, di tích đều có trung tâm,
phòng hoặc một bộ phận chuyên trách hoạt động giáo dục. Các cán bộ giáo dục
tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, họ là những người được đào tạo bài bản
có nhiệm vụ giúp công chúng- đặc biệt là thế hệ trẻ trong sự nghiệp giới thiệu di
sản tới cộng đồng.
4

Hiện nay, công tác giáo dục qua những di sản văn hóa ở Việt Nam đã có
nhiều chuyển biến đáng ghi nhận, đó không còn là tuyên truyền – thuyết minh
một chiều những nội dung được chuẩn bị từ trước tới công chúng mà thay bằng
những hoạt động mang tính giáo dục đa dạng và chất lượng nhằm thu hút du
khách đến với mình để học tập cũng như nghiên cứu và đóng góp nhiều hơn cho
xã hội. Tuy nhiên số lượng công chúng đến với di sản văn hóa vẫn còn tương đối
hạn chế, chưa tương xứng với những giá trị mà di sản văn hóa mang lại.

Nhận thức tầm quan trọng và giá trị của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng
Long Hà Nội cũng như sự cần thiết của hoạt động giáo dục trong giai đoạn hiện
nay, đồng thời thông qua kinh nghiệm thực tế, thu thập tài liệu và kết quả khảo
sát, nghiên cứu hoạt động giáo dục của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long
Hà Nội, tôi chọn nội dung: “Hoạt động giáo dục của Khu di sản Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long Hà Nội” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý văn hóa khóa học 2017-2019 tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá
trị của di sản văn hóa nói chung và khu di sản Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long nói riêng

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi
mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước đã xác định
đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm
này đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực
tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của
Đảng. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa tiêu biểu của dân
tộc đang được Đảng đặc biệt quan tâm dưới nhiều hình thức như văn kiện, nghị
quyết, nghị định, tiêu biểu như:
5

- Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa
VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những nhiệm vụ quan
trọng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân
tộc là bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa.

- Luật di sản văn hóa năm 2001.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009.

- Quyết định số 16/2007/QĐBVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2007 của


Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng di tích Quốc gia: Di tích lịch
sử và kiến trúc nghệ thuật khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

- Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày 1 tháng 9 năm 2006 của UBND


thành phố Hà Nội về việc thành lập Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa –
thành cổ Hà Nội.

- Quyết định số 5668/QĐ-UBN ngày 6 tháng 12 năm 2011 của UBND


thành phố Hà Nội về việc đổi tên và xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy của Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa- Thành cổ Hà Nội.

- Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc


Ban hành quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại khu
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

- Quyết định số 1647/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê
duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di
tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500).

- Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ: Quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
ở Việt Nam.

2.2. Các tài liệu nghiên cứu

Hiện nay nghiên cứu về di sản văn hóa là một trong những chủ đề được
giới nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước hết sức quan tâm, đã có nhiều công
6

trình nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa nói chung và những di tích lịch sử
văn hóa của thủ đô Hà Nội nói riêng. Đặc biệt khu di sản trung tâm Hoàng
Thành Thăng Long càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tôn giáo, kiến trúc, lịch sử, văn hóa.

*Sách xuất bản

- Sách “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam” của Ban Quản lý di tích và danh
thắng Hà Nội năm 2000 đã khái quát di tích Thành cổ Hà Nội dưới góc nhìn của
bảo tàng học đồng thời tác giả đã nêu lên phương hướng sử dụng và phát huy giá
trị của di tích Thành cổ Hà Nội trong tương lai. (năm bn?)

- Sách “Hoàng thành Thăng Long” do PGS.TS.Tống Trung Tín chủ biên
năm 2005 là một công trình tổng hợp giới thiệu một số hình ảnh của Thăng Long
qua những phát hiện của khảo cổ học trong thời gian qua.

- Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002-2013 do tác giả
PGS.TS.Tống Trung Tín và TS.Nguyễn Văn Sơn (Chủ biên) đã nghiên cứu giới
thiệu về các loại hình di vật tiêu biểu đã tìm thấy qua các cuộc khai quật khảo cổ
tại Hoàng Thành Thăng Long từ năm 2002 đến năm 2013.

- Sách du lịch bỏ túi “Tìm hiểu khu di sản Hoàng thành Thăng Long” của
nhà xuất bản Thế giới năm 2016.

- Sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội, di sản văn hóa
thế giới” của nhà xuất bản Hà Nội năm 2012 được biên soạn dựa trên hồ sơ đề
cử di sản thế giới.

* Tư liệu qua các Hội thảo khoa học

- Hội thảo khoa học toàn quốc “Đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo
tồn, phát huy giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng
Diệu” diễn ra tại thành phố Hà Nội vào năm 2004 đã báo cáo những kết quả
nghiên cứu bước đầu về khu di tích.
7

- Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng
thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004- 2008)” vào năm 2008.

- Kỉ yếu hội thảo khoa học “1000 năm Vương triều Lý và kinh đô Thăng
Long” trên cơ sở thành tựu nghiên cứu hơn nửa thế kỷ (nhất là trong giai đoạn từ
năm 2000 cho đến năm 2010) đã đặt ra và hướng tập trung vào ba chủ đề lớn là
Lý Thái Tổ và công cuộc thành lập Vương triều Lý; Định đô và Kinh đô Thăng
Long; Sự nghiệp và Vương triều Lý trong tiến trình lịch sử đất nước.

- Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới,
nhìn từ Hoàng thành Thăng Long” vào năm 2015.

* Một số luận văn, khóa luận có nội dung liên quan đến đề tài

- Khóa luận “Công tác giáo dục của bảo tàng tỉnh Ninh Bình thực trạng và
giải pháp”, ngành Bảo tàng học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2013 của
sinh viên Trịnh Thị Như Quỳnh đã hệ thống đầy đủ thông tin và nguồn tài liệu
liên quan đến hoạt động tuyên truyền – giáo dục, đồng thời tập trung phân tích
thực trạng công tác tuyên truyền giáo dục và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền giáo dục.

- Luận văn “Quản lí hiện vật tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà
Nội” ngành quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2017 của Ths
Nguyễn Cao Cường đã nghiên cứu cụ thể thực trạng quản lý hiện vật tại đây.

- Ngoài các tài liệu đã nêu trên, còn một số hồ sơ khoa học đang được lưu trữ
tại Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch.

Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học, sách kỷ yếu,
hội thảo khoa học trên đây đã cho thấy nội dung của các tài liệu này chủ yếu đề cập
đến các phương diện như văn hóa, lịch sử, khảo cổ, tôn giáo, kiến trúc…. nhưng
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về hoạt động giáo dục của
khu di sản Trung tâm Hoàng Thành Thăng một cách toàn diện và đầy đủ dưới góc
độ khoa học quản lý. Vì vậy trong quá trình triển khai và thực hiện luận văn chuyên
8

ngành quản lý văn hóa “Hoạt động giáo dục của Khu di sản Trung tâm Hoàng
Thành Thăng Long Hà Nội”, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa và vận dụng các kết quả
của các tác giả đi trước vào một số nội dung phù hợp trong công trình nghiên cứu
của mình.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục của Khu di sản Trung
tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội đồng thời đề xuất phương hướng và một
số giải pháp khoa học khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của
Khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, Luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tiến hành sưu tầm thu thập các tài liệu, sách báo, tạp chí, bài viết, các
công trình đã xuất bản có nội dung đề cập đến hoạt động giáo dục của trung tâm
để phục vụ cho đề tài luận văn.

- Đánh giá khách quan những ưu điểm, hạn chế cùng các nguyên nhân
của những mặt ưu điểm, hạn chế trong hoạt động giáo dục của Trung tâm từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của Khu di sản
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội hiện nay.

- Gặp gỡ trao đổi với các lãnh đạo bảo tàng, di tích trên địa bàn thành
phố và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đang làm công tác giáo dục tuyên
truyền của Trung tâm.

- Khuyến nghị các giải pháp, phương hướng nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động giáo dục của Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
9

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động giáo dục của Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Hà Nội.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Từ năm 2008 cho đến nay.

- Về không gian: Hoạt động giáo dục trong và ngoài của Khu di sản Trung
tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu của đề tài, trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học
về Khu di sản, luận văn sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành: khoa học quản lý, quản lý
bảo tàng, quản lý di tích, văn hóa học, tin học.

- Phương pháp lịch sử để thuyết minh khái quát về di sản.

- Phương pháp thống kê - phân loại, tổng hợp - phân tích các tài liệu có liên quan.

- Phương pháp khảo sát thực tiễn trong hoạt động giáo dục của Khu di sản
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi và tham khảo ý kiến với các cán bộ đang
làm việc trong bộ phận giáo dục tuyên truyền của Khu di sản Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long Hà Nội qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác giáo
dục và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
10

6. Đóng góp của đề tài

- Là công trình nghiên cứu đầu tiên đầy đủ, hệ thống về thực trạng hoạt
động giáo dục của Khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

- Phân tích để làm rõ thực trạng về các mặt ưu điểm và hạn chế, những nguyên
nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong hoạt động giáo dục của Khu di sản trung
tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động giáo dục của Khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Hà Nội.

- Luận văn làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý di tích, bảo tàng, di
sản văn hóa nói chung và là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ viên chức hiện
đang làm việc tại Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về hoạt động giáo dục của di sản
văn hóa và khái quát về Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền của Khu di
sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giáo dục tuyên truyền của Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
11

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA
DI SẢN VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHU DI SẢN TRUNG TÂM
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG HÀ NỘI

1.1. Cơ sở lí luận về di sản và hoạt động giáo dục của di sản


1.1.1. Những khái niệm cơ bản
- Khái niệm di tích
- Khái niệm di sản văn hóa và quản lý di sản văn hóa.
- Khái niệm tuyên truyền, giáo dục và tuyên truyền, giáo dục thông qua di sản
- Khái niệm khách tham quan và hướng dẫn khách tham quan.
1.1.2. Mục đích và nguyên tắc của hoạt động giáo dục di sản văn hóa.
1.1.2.1 Mục đích
1.1.2.2 Nguyên tắc
1.1.3. Nội dung hoạt động giáo dục của di sản văn hóa và các thiết chế
văn hóa.
1.1.3.1. Xây dựng các văn bản liên quan đến các hoạt động giáo dục
1.1.3.2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
1.1.3.3. Tổ chức các hoạt động giáo dục trong di sản văn hóa
1.1.3.4. Huy động các nguồn lực cho hoạt động giáo dục
1.1.3.5. Đánh giá kết quả thực hiện
1.1.4. Vai trò của hoạt động giáo dục đối với các hoạt động khác của Khu
di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
1.2. Khái quát về Khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Việt Nam
1.2.1. Lịch sử hình thành.
12

1.2.2. Các giá trị đặc trưng, tiêu biểu.


1.2.2.1. Kiến trúc
1.2.2.2. Quân sự
1.2.2.3. Văn hóa- Xã Hội
1.2.2.4. Lịch sử.
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Khu di sản Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long Hà Nội.
1.2.4 Các hoạt động chuyên môn của Khu di sản Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long Hà Nội.
Tiểu kết
13

Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN
CỦA KHU DI SẢN TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
HÀ NỘI
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động giáo dục
2.1.1. Ban Giám đốc
2.1.2. Phòng Hướng dẫn- Thuyết minh
2.1.3 Phòng Hành chính
2.2. Công tác tổ chức hoạt động giáo dục của Khu di sản Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long Hà Nội
2.2.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của Khu di sản
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
2.2.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục của Khu di sản Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long Hà Nội.
2.2.2.1. Hệ thống trưng bày- một trong những công cụ giáo dục quan trọng
của Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
2.2.2.2. Tổ chức hướng dẫn tham quan.
2.2.2.3. Tổ chức các chương trình giáo dục.
2.2.2.4. Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề.
2.2.2.5. Tổ chức xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục.
2.2.2.6. Quản lý công tác nghiên cứu, sưu tầm, khai quật khảo cổ học nhằm
phục vụ cho các hoạt động giáo dục.
2.2.2.7. Các hoạt động giáo dục khác.
2.2.2.8. Công tác thanh kiểm tra và xử lí vi phạm trong công tác quản lý và
tổ chức các hoạt động giáo dục.
2.2.3. Huy động các nguồn lực cho hoạt động giáo dục của Khu di sản
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
14

- Nhân lực
- Tài lực
- Cơ sở vật chất
2.2.4 Đánh giá kết quả việc thực hiện hoạt động giáo dục.
2.2.4.1. Phương pháp đánh giá.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến của khách tham quan thông qua bảng hỏi.
2.2.4.2 Hiệu quả giáo dục
- Kết quả thu được từ phương pháp phỏng vấn và quan sát.
- Kết quả thu được từ phương pháp trưng cầu ý kiến khách tham quan thông
qua bảng hỏi.
2.3. Đánh giá kết quả việc thực hiện hoạt động giáo dục
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân
Tiểu kết
15

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỀN CỦA KHU DI SẢN
TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG HÀ NỘI
3.1. Phương hướng
3.1.1. Phương hướng chung.
3.1.2. Phương hướng riêng.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục của Khu di sản
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
3.2.1. Đổi mới nhận thức và đa dạng hóa các hoạt động giáo dục của di sản.
3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ khác
làm công cụ hỗ trợ cho công tác giáo dục.
3.2.3 Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục.
- Đổi mới trưng bày và áp dụng các phương pháp trưng bày hiện đại
- Đa dạng hóa các hình thức trưng bày, triển lãm
- Tổ chức các cuộc thi
- Nâng cao chất lượng hướng dẫn khách tham quan
- Tăng cường đẩy mạnh giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng khách
tham quan di sản
- Chiếu phim tài liệu cho khách tham quan
- Tăng cường phối hợp di sản với trường học
- Đầu tư những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại cho công
tác giáo dục
- Tuyên truyền phát huy giá trị của khu di sản
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục
3.2.4. In ấn, xuất bản ấn phẩm phục vụ các hoạt động giáo dục.
16

- Bổ sung sổ ghi cảm tưởng.


- Xây dựng phiếu đánh giá hoạt động giáo dục.
- Tờ gấp.
- Xuất bản các thông báo khoa học.
- Tăng cường các công tác hoạt động in ấn phẩm.
3.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực.
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý công tác giáo dục
tại của Khu di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ
3.3.2. Khuyến nghị với Bộ Văn hóa
3.3.3. Khuyến nghị với UBND thành phố Hà Nội
3.3.4. Khuyến nghị với Ban Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng
Long Hà Nội.
Tiểu kết
KẾT LUẬN
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (Dự kiến)

1. Phương Anh (2004), Thành cổ Hà Nội sẽ thành khu bảo tàng lớn nhất của
Thủ đô, Văn hiến Việt Nam, số 5(T37).

2. Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Di tích lịch sử văn hóa Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (2003), Hồ sơ di tích cách mạng Nhà
Con Rồng, Hà Nội.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật Di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật Di sản văn hóa.

5. Đảng Cộng sản Viêt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị BCHTƯ lần thứ 5 (khóa
VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Kaule.M.E (chủ biên) (2006), Sự nghiệp bảo tàng nước Nga, Tài liệu Cục Di
sản dịch và xuất bản, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Huệ (2008), Cơ sở bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Khu di sản trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (2017), sổ ghi cảm tưởng, Hà
Nội.

10. Khóa luận (2013), “Công tác giáo dục của bảo tàng tỉnh Ninh Bình thực
trạng và giải pháp”, ngành Bảo tàng học, Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội của sinh viên Trịnh Thị Như Quỳnh.

11. Phan Huy Lê (2003), Phát hiện di tích Hoàng thành Thăng Long tại Ba
Đình, Tạp chí Khoa học, số 4.
18

12. Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2001), Nxb CTQG,
Hà Nội.

13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (2009), Nxb
Chinh trị quốc gia, Hà Nội.

14. Luận văn (2017) “Quản lí hiện vật tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long
Hà Nội” ngành Quản lý Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội của
Ths.Nguyễn Cao Cường.

15. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

18. Nguyễn Hồng Phong (1998), Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống và
hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

19. Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội (2002), Bàn về các di tích
thời đại Hồ Chí Minh trong khu vực Thành cổ Hà Nội, Hội thảo khoa
học, Hà Nội.

20. Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội (2017), Hồ sơ di sản thế giới
Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội.

21. UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số: 3855/QĐ-UBND ngày 1/9/2006,
quyết định thành lập Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà
Nội” và xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm.

22. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của văn hóa Việt Nam,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

23. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19

PHỤ LỤC

You might also like