2.2 đề tài 2...

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

2 Hạn chế
Bên cạnh những học sinh, sinh viên hăng hái, dũng cảm trong học tập vẫn còn
những hạn chế mà một số ít học sinh , sinh viên còn mắc phải như:

- Mặt hạn chế , nét báo động lớn nhất của sinh viên là vấn đề về tư tưởng , rất
nhiều sinh viên lại sống thiếu lý tưởng , sống và học tập để đạt được mục đích
cá nhân nào đó hay thậm chí là không có mục đích cụ thể, sống thiếu niềm tin ;
bên cạnh đó có một bộ phận không có sinh viên phai nhạt lý tưởng sống ,
không có lý tưởng học tập , suy nghĩa tiêu cực về cuộc sống và xã hội , sống hờ
hững với xung quanh , sống theo quan niệm “ được đến đâu hay đến đó”, chạy
theo lối sống đua đòi , vô kỷ luật.

- Trong đời sống, sinh hoạt thường ngày hành vi vi phạm luật giao thông hay
việc thờ ơ trước những vấn đề nhức nhối trong xã hội vẫn còn xảy ra ở một số
bộ phận sinh viên ý thức kém. Trong quá trình rèn luyện, sinh viên bị ảnh
hưởng quá nhiều từ phim ảnh, tranh ảnh sách báo không có chọn lọc, cách sử
dụng mạng xã hội không đúng cách nên cách ăn mặc, cư xử, suy nghĩ đều thể
hiện một cách thái quá, lố lăng, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, quy
định của trườnglớp. Vẫn còn tình trạng nói tục, chửi bậy vẫn diễn ra với tần
suất khá nhiều, không có sự đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kém tinh thần trách
nhiệm ,lối sống buông thả, hưởng thụ, vô bổ, ít chú ý đến mở mang kiển thức
và hoàn thiện nhân cách ;vì lợi ích cá nhân vị kỷ, tìm mọi cách, bằng mọi giá
thực hiện cho bằng được ý đồ cá nhân, coi tập thể, tổ chức ở dưới lợi ích cá
nhân.

Một ví dụ về bộ phận sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi
ứng xử, muốn thể hiện vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những
giá trị tinh thần; một số sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm
đạo đức đến bản thân, gia đình, xã hội; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của
dân tộc, sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, có lối hành xử
bạo lực phi nhân tính, lười học tập, lười lao động..

- Điểm tiêu cực tiếp theo là nhìn nhận sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện
tượng sùng bái giá trị vật chất . Nhiều thanh niên lấy đông tiền làm thước đo
giá trị cuộc sống mang nặng “chủ nghĩa cá nhân”, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích
riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi
người vì mình”. Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ, nhiều
người chỉ quan tâm tới cá nhân trước mắt mà quên đi giá trị tập thể, thậm chí là
chà đạp lên lợi ích của người khác. Vì đồng tiền ,vì lợi ích cá nhân , một số
thanh niên còn bất chấp tất cả : luật pháp , gia đình , bạn bè,.. Lối sống thực
dụng của sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường . Sùng bái đồng tiền làm tất cả để đặt được mục đích của mình bất
chấp thủ đoạn , coi những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là điều tất
yếu không những không thể thiếu mà còn rất quan trong trong việc đạt được
mục đích cá nhân.
Chẳng hạn như vẫn còn một bộ phận sinh viên trường ĐHTM “nhạt Đảng,
phai Đoàn, xa chính trị”, không có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện,
có những sinh viên giảm sút niềm tin, thiếu niềm tin, bản lĩnh non kém, thậm
chí bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi
phạm pháp luật. Một bộ phận sinh viên hiện đang chỉ quan tâm đến lợi ích
trước mắt, lợi ích cá nhân của mình. Số này chỉ quan tâm đến việc học tập
chuyên môn; tập trung vào việc đi học, sau đó, đi làm thêm, ít quan tâm tới các
vấn đề xã hội, chính trị; ít tham gia các phong trào, các hoạt động xã hội. Một
bộ phận sinh viên còn chịu tác động ảnh hưởng của các hoạt động tuyên truyền
xuyên tạc của các thế lực thù địch; tư tưởng còn bị dao động; nhiều lúc còn mơ
hồ, thiếu kiên định, thiếu hoài bão, không tích cực tham gia các phong trào và
hoạt động xã hội.

- Trong học tập, rèn luyện, thực hành, tu dưỡng đạo đức, bất cập nhất là vẫn
còn xuất hiện một số tình trạng quay cóp, học hộ, thi hộ, bằng giả, mua bán tri
thức, gian lận trong thi cử,…Sinh viên học tập một cách chống chế, sinh viên
không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình và quen
tâm lý với việc đọc chép, không nghiêm túc, mất tập trung, trong quá trình làm
việc nhóm, một vài sinh sinh mặc kệ trước công việc, học thụ động, không
hăng hái tham gia cho rằng sẽ không đem lại lợi ích gì cho mình, không nhiệt
tình đóng góp cho nhóm, có tính tự cao, tự đại, coi thường tập thể, không có
tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ. Trong giờ học thì
không giơ tay phát biểu ý kiến, ngại phát biểu. Trong mỗi giờ học, chuyện sinh
viên phát biểu ý kiến là rất ít thay vào đó là “Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên
cúi mặt xuống bàn” . Đó là việc các thầy cô đứng trên bục giảng và yêu cầu
nhiều lần các sinh viên trả lời câu hỏi. Thông thường nó đều là những câu hỏi
nằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên. Thế nhưng rất ít có
cánh tay nào giơ lên, điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong
lớp. Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi, sinh viên
thì cảm thấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm
việc một chiều. Bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin, ứng dụng những tiến bộ
của khoa học công nghệ vào công việc học tập , nghiên cứu của sinh viên còn
có những hạn chế nhất định.

Sinh viên trường ĐHTM vẫn còn tình trạng chỉ học đối phó, cốt lấy điểm, học
cho qua, trở thành bệnh thành tích, bệnh hình thức, thiếu thực chất, thiếu thực
lực, thiếu thực học, thiếu thực tài, ngay cả sinh viên khá giỏi cũng sẵn sàng
quay cóp nhất là đối với những môn học khó nhớ. Chương trình đào tạo lại quá
nhiều giờ học, mà không phải ngành nào cũng như nhau khiến sinh viên không
thích học.

Tài liệu tham khảo :


https://123docz.net/document/870799-thuc-trang-loi-song-sinh-vien-hien-nay-
va-nhung-giai-phap-de-khac-phuc.htm
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/thuc-trang-sinh-vien-hien-nay-thu-dong-
trong-hoc-tap-930985.html

You might also like