Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Bài tập Toán cho bàn tính Soroban

1. Soroban là gì?

Soroban là phương pháp tính nhẩm dựa trên một bàn tính cổ. Soroban là một
chương trình học cộng trừ nhân chia nhanh, có nguồn gốc từ Nhật Bản, đã
được hàng triệu bố mẹ trên thế giới sử dụng trong nhiều năm nay gần đây.

2. Soroban có lợi ích gì?

Ở tại Nhật Bản, học sinh được tiếp cận với phương pháp Soroban từ rất sớm.
Vì theo quan niệm của người Nhật, phương pháp tính nhẩm Soroban giúp con
người rèn luyện cả hai bán cầu não trái và não phải.

Mặc dù là một công cụ tính toán trong thời kỳ cổ đại nhưng với chiếc bàn tính
này bạn có thể tính toán với bất kỳ phép tính cơ bản nào với tốc độ nhanh đáng
kinh ngạc. Bàn tính Soroban là một trong những công cụ duy nhất có thể cạnh
tranh được với công cụ tính toán trong thời đại kỹ thuật số ngày này. Bàn tính
Soroban ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Nhật và được coi là công cụ giáo
dục tuyệt vời cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Nắm vững được những
nguyên tắc và kỹ thuật tính nhẩm thông qua sự dịch chuyển của hình ảnh các
hạt bàn phím, bạn và đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ phát triển khả năng tính nhẩm siêu
tốc.

3. Phương pháp học toán Soroban là gì?

Phương pháp Soroban là phương pháp tính nhẩm siêu tốc hay phương pháp
tính nhẩm nhanh được người Nhật nghĩ ra dựa trên chiếc bàn tính cổ soroban,
xuất xứ từ Trung Quốc và được nhập khẩu vào Nhật Bản từ những năm 1600.
Nó trở thành công cụ tính toán rất phổ biến thời bấy giờ tại châu Á.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Phương pháp Soroban cũng tương tự như phương pháp UCMAS giúp rèn luyện
trí tuệ. Soroban giúp rèn luyện cả 2 bán cầu não trái và bán cầu não phải.
Phương pháp này sử dụng một bàn tính soroban tưởng tượng để có thể cộng trừ
nhanh các con số. Trong đó, bán cầu não trái đảm nhiệm việc tính toán logic
còn bán cầu não phải đảm nhiệm trí tưởng tượng không gian.

Thậm chí phương pháp tính nhẩm siêu tốc này còn phát triển đến mức có cả
một giải đấu Soroban được tổ chức tại Nhật Bản với cấp độ cao nhất là Flash
Anzan.

Phương pháp Soroban không quan tâm đến những con số trong phép tính.
Những người tham gia cuộc thi cũng cho biết họ không nhớ được những con số
mà mình đã tính mà chỉ có kết quả cuối cùng là luôn chính xác.

Do đó, trong khi thực hiện phép tính nhẩm, ví dụ: Khi nghe thấy số 75 lập tức
thông tin đó sẽ được truyền lên não trái và não trái lại truyền thông tin sang não
phải. Tại đây, não phải sẽ hình dung và tưởng tượng ra sự di chuyển của các
hạt bàn tính ở vị trí số 75 như hình vẽ. Như vậy, não trái chỉ ghi nhớ thông tin
là con số 75, còn não phải lại hình dung và tưởng tượng ra một cách rõ nét về
số 75 trên bàn tính.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đây là cơ sở của việc tính toán bằng bàn tính, từ việc tính toán bằng bàn tính
đến việc tính toán bằng trí não. Bằng cách kích thích cả hai bên trái và bên phải
của não trong quá trình đào tạo, các chuyên gia tin rằng việc đào tạo bàn tính
và việc tính toán qua hình ảnh bàn tính là chìa khóa cho khả năng học tập tối
ưu của trẻ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
4. Bài tập toán Soroban

Mẫu bàn tính của người Hoa. (2-5)

Mẫu bàn tính của người Nhật. (1-4)

Một số nội dung cần nhớ trước tiên:

▸ Thủ thuật đối với bàn tính:

- Khi thao tác chỉ dùng 2 ngón trỏ và cái.

- Khi di chuyển hạt 5 lên xuống chỉ dùng ngón trỏ.

- Khi di chuyển hạt 1 lên dùng ngòn cái, xuống dùng ngón trỏ.

Theo thủ thuật trên dẫn đến khi xóa một cột số cũng không vi phạm nguyên tắc
này. (trừ trường hợp xóa cả bàn tính).

Ví dụ: để xóa số 7, ta dùng ngón trỏ gạc hạt dưới thanh ngang xuống trước, sau
đó dùng ngón trỏ đẩy hạt 5 lên. Không dùng 2 ngòn trỏ và cái cùng lúc đẩy hạt
2 bên thanh ngang ra hai phía.

▸ Các số bổ trợ cần chú ý:


4

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Cộng lại bằng 5: 1&4; 2&3

Cộng lại bằng 10: 1&9; 2&8; 3&7; 4&6; 5&5

▸ Nguyên tắc chung khi di chuyển hạt:

Di chuyển hạt 5 xuống và di chuyển các hạt 1 lên cùng lúc.

Di chuyển các hạt 1 xuống trước rồi mới di chuyển hạt 5 lên.

Trường hợp di chuyển nhanh di chuyển hạt 5 xuống sau đó di chuyển các hạt 1.

Trường hợp di chuyển nhanh di chuyển các hạt 1 lên sau đó di chuyển hạt 5
phía trên.

Đối với phép cộng, sau khi hoàn thành 1 hoạt động trên hàng đơn vị mới di
chuyển 1 hạt bên hàng chục lên.

Đối với phép trừ sau khi giảm một hạt 1 đơn vị ở cột hàng chục mới thực tiếp
trên cột đơn vị.

Trong phần này bạn không nên quá chú trọng vào nguyên tắc khi di chuyển hạt.
Các nguyên tác này sẽ dễ hiểu hơn khi bạn bắt đầu thực hiện những phép tính
được ví dụ trong chuyên trang tiếp theo sau. Ở đó các nguyên tắc sẽ lộ rõ, trực
quan, dễ nắm bắt và sẽ giải quyết được các khúc mắc khi thực hiện trên bàn
tính.

Nguyên tắc chung khi di chuyển hạt:

Di chuyển hạt đơn vị 5 xuống và di chuyển các hạt 1 lên cùng lúc (xem vd5)

Di chuyển các hạt 1 xuống trước rồi mới di chuyển hạt 5 lên (xem vd 6)

Trường hợp di chuyển nhanh di chuyển hạt 5 xuống sau đó di chuyển các hạt 1

Trường hợp di chuyển nhanh di chuyển các hạt 1 lên sau đó di chuyển hạt 5
phía trên

Trong phép cộng, sau khi hoàn thành 1 hoạt động trên hàng đơn vị mới di
chuyển 1 hạt bên hàng chục lên

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Trong phép trừ sau khi giảm một hạt 1 đơn vị ở cột hàng chục mới thực hiện
tiếp trên cột đơn vị

Phép cộng trừ 1 chữ số:

Lưu ý: tất cả ví dụ nêu bên dưới là mỗi một động tác tay khác nhau. Chúng
được nêu ra không chỉ để tham khảo, mà bạn phải thực hành trên đó để tạo
thành thói quen. Bạn đừng nhớ nguyên lý một cách máy móc mà bạn nên biến
nguyên lý gẩy thành thói quen bản thân thì việc phát triển tự học bàn tính mới
hiệu quả.

VD1: 1+2:

B1: gạc 1 hạt 1 lên bằng ngón cái

B2: gạc 2 hạt 1 lên bằng ngón cái

Làm cho thuần thục các phép gẩy sau:

1 + 1; 1 + 2; 1 + 3.

2 + 1; 2 + 2

3+ 1

5 + 1; 5 + 2; 5 + 3; 5 + 4

6 + 1; 6 + 2; 6 + 3

7 + 1; 7 + 2

8+1

Chú ý: bạn phải luôn nhớ cách xóa số trên 1 cột cũng nên làm cho thuần thục
ngay từ lúc đầu.

– Cách xóa số 1 cột có gía trị bé hơn 5: dùng ngòn trỏ gạc xuống

– Cách xóa số 1 cột có gía trị lớn hơn 5: dùng ngòn trỏ gạc xuống rồi dùng
ngón trỏ gạc lên. Tránh dùng cả 2 ngón cái và ngón trỏ cùng lúc hoặc gạc lên
trước rồi mới gạc xuống. Nếu làm vậy, sau này sẽ ảnh hưởng tới các phần phát
triển tốc độ thực hiện cả trên bàn tính thường và bàn tính ảo.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VD2: 3-2:

B1: Gạc 3 hạt 1 lên bằng ngón cái.

B2: Trừ 2 hạt 1 xuống bằng ngón trỏ

Làm thuần thục các phép sau:

2-1

3-2; 3-1

4-3; 4-2; 4-1

6-1

7-1; 7-2

8-1; 8-2; 8-3

9-1; 9-2; 9-3; 9-4

VD3: 2+5:

B1: Gạc 2 hạt 1 lên bằng ngón cái

B2: Gạc 5 xuống bằng ngón trỏ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Các bài tương tự:

1+ 5; 2+5; 3+5; 4+5

VD4: 7-5:

B1: Dùng 2 ngón trỏ và cái tạo số 7.

B2: Dùng ngón trỏ gạc hạt 5 lên.

Tương tự áp dụng cho các bài sau:

5-5; 6-5; 8-5; 9-5

VD5: 2+6:

B1: Lên 2 bằng ngón cái


8

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
B2: Cộng 6: xuống 5 và lên 1 bằng 2 ngón trỏ và cái cùng lúc.

Tương tự ta có minh họa cho các phương pháp di chuyển cả 2 ngón đồng thời:

1+6; 1+7; 1+8

2+6; 2+7

3+6

VD6: 8-6:

B1: Đặt 8 bằng ngón trỏ và ngón cái

B2: Trừ 6: gạc 1 hạt 1 xuống bằng ngón trỏ sau đó gạc 1 hạt 5 lên bằng ngón
trỏ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Tương tự ta có minh họa cho các phương pháp di chuyển cả 2 ngón đồng thời:

1+6; 1+7; 1+8

2+6; 2+7

3+6

VD6: 8-6:

B1: Đặt 8 bằng ngón trỏ và ngón cái

B2: Trừ 6: gạc 1 hạt 1 xuống bằng ngón trỏ sau đó gạc 1 hạt 5 lên bằng ngón
trỏ.

Tham khảo: https://vndoc.com/tai-lieu-hay-cho-tre

10

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

You might also like