Thiết bị cô đặc chân không

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thiết bị cô đặc chân không

1, Thiết bị cô đặc chân không là thiết bị áp dụng áp suất chân không trong
hệ thống để giúp điểm sôi của dung môi xuống thấp, giữ được đặc tính
riêng của dung dịch.
VD: với áp suất khí quyển, nước sôi ở 100độ C. Nhưng với áp suất
10mbar ( trong thiết bị cô đặc chân không) nước sôi ở -7.5độC.
2, Cấu tạo

Cấu tạo của một hệ thống cô đặc chân không


 Moto khuấy (2)
 Bộ giải nhiệt ngưng tụ (3)
 Bình chân không (4)
 Bình chứa nước ngưng (5)
 Bơm chân không (6)
 Tháp nguội nước (7)
 Bể nguyên liệu (8)
 Bơm ly tâm (9)
3, Phân loại
Dựa vào cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không, chúng được phân chia
thành 2 loại:
– Thiết bị cô đặc chân không 1 nồi: Hệ thống sử dụng một nồi cô đặc.
Có thể hoạt động theo phương pháp liên tục hoặc gián đoạn. Hệ thống cô
đặc 1 nồi thường dùng cho các dung dịch có nồng độ thấp, khi cần nâng
cao nồng độ sản phẩm.
– Thiết bị cô đặc nhiều nồi: Hệ thống sử dụng từ 2 nồi cô đặc trở lên. Hệ
thống tiết kiệm hơi đốt, hơi thứ nhất có thể sử dụng để tạo nhiệt đốt cho
nồi tiếp theo. Tuy nhiên, hiệu quả cô đặc có thể giảm đi nếu hệ thống có
nhiều nồi.
4, Quy trình cô đặc chân không (hệ thống bơm hút chân không)
Quá trình cô đặc chân không diễn ra theo quy trình như sau:
– Khởi động bơm chân không đến áp suất Pck = 0,7 at.
– Sau đó bơm dung dịch ban đầu có nồng độ 5 % từ bể chứa nguyên liệu
vào nồi cô đặc bằng bơm ly tâm.
– Khi đã nhập liệu đủ nguyên liệu thì bắt đầu cấp hơi đốt (là hơi nước bão
hòa ở áp suất 3 at) vào buồng đốt để gia nhiệt dung dịch.
- Buồng đốt gồm nhiều ống nhỏ truyền nhiệt (ống chùm) và một ống tuần
hoàn trung tâm có đường kính lớn hơn.
- Dung dịch chảy trong ống được gia nhiệt bởi hơi đốt đi ngoài ống. Dung
dịch trong ống sẽ sôi và tuần hoàn qua ống tuần hoàn (do ống tuần hoàn
có đường kính lớn hơn các ống truyền nhiệt nên dung dịch trong ống tuần
huần sẽ sôi ít hơn trong ống truyền nhiệt, khi đó khối lượng riêng dung dịch
trong ống tuần hoàn sẽ lớn hơn khối lượng riêng dung dịch trong ống
truyền nhiệt -> tạo áp lực đẩy dung dịch từ ống tuần hoàn sang các ống
truyền nhiệt).
– Quá trình cứ tiếp tục đến khi đạt nồng độ 60 % (sau thời gian cô đặc 5
phút) thì ngưng cấp hơi. Mở van thông áp, sau đó tháo sản phẩm ra bằng
cách mở van tháo liệu
- Trong đó, Bơm hút chân không được sử dụng để tạo áp suất chân
không cho các hệ thống cô đặc chân không. Chân không có tác dụng
làm giảm nhiệt độ sôi và hóa hơi của dung dịch. -> máy bơm chân
không có vai trò vô cùng quan trọng trong phương pháp này. Các thiết
bị bơm hút chân không được sử dụng phổ biến để đáp ứng quy trình cô
đặc bằng chân không mang lại hiệu quả cao.
5, Ứng dụng của cô đặc chân không trong sản xuất
Trong sản xuất, các ứng dụng cô đặc chân không được biết đến là phương
pháp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đáp ứng yêu cầu
sản xuất.
 Phương pháp giúp tăng hiệu quả sản xuất, giữ được đặc tính riêng
của sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Một số ứng dụng máy cô đặc chân không có thể kể đến:
 Cô đặc dịch thuốc, dịch trà, cô đặc si rô,
 Cô đặc dịch cá, dịch tôm, cô đặc nước mắm,
 Cô đặc nước trái cây, cô đặc atiso,
 Cô luyện chân không dầu gấc, dầu dừa
 Ứng dụng trong sản xuất hóa học: NaOH, Muối NaCl,
muối vô cơ.
VD:

Hệ thống cô đặc chân không dung dịch

Nguồn : https://suabomhutchankhong.com/ung-dung/kham-pha-quy-trinh-co-dac-chan-
khong-tu-ung-dung-bom-hut-chan-khong.html

You might also like