Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: CÁC LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

1. Mục tiêu, ý nghĩa của viết tiểu luận môn học


a. Mục tiêu viết tiểu luận môn học: Giúp sinh viên ngành TTĐPT có khả năng tổng
hợp những vấn đề lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan tổng hợp phân tích thực trạng
và viết về những vấn đề các loại hình truyền truyền thông hiện đại cụ thể được giảng
viên đưa ra.
b. Ý nghĩa của việc viết tiểu luận môn học
- Tiểu luận là báo cáo về một vấn đề thuộc về môn học hoặc một vấn đề thực tiễn của
việc sử dụng các loại hình truyền thông trong trong cơ quan, tòa soạn, công ty truyền
thông nhằm rút ra kết luận, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp thực hiện hay cải tiến
vấn đề nêu ra;
- Tiểu luận cũng cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ phân tích, lập luận, viết
theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả;
- Tiểu luận thường được chọn như một hình thức để đánh giá phổ biến ở các trường
Đại học.
2. Cấu trúc bài tiểu luận
a) Phần đầu: Thường gọi là Phần Mở đầu: nêu sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, giới
thiệu mục tiêu của tiểu luận, phương pháp thực hiện, nêu một số nội dung lý luận/ lý
thuyết (các khái niệm, nội dung lý thuyết) cần thiết liên quan đến vấn đề chọn; không
cần nêu dài, chi tiết phần này.
b) Phần hai: là phần thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đây là phần trọng tâm. Trình
bày thực trạng của các vấn liên quan đến đề tài tiểu luận cùng những đánh giá, phân
tích về vấn đề đó. Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề; ảnh hưởng của vấn đề cụ thể tới
các cá nhân, công chúng xã hội.
c) Phần ba: gọi là Phần Kết luận. Thường kết luận lại các phát hiện chính, đề xuất các
giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng cho nghiên cứu tiếp.
Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp
phải của vấn đề đã nêu trong Phần 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan
điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.
d) Tài liệu tham khảo: chỉ đưa vào những tài liệu được đọc, đưa vào tiểu luận dưới
hình thức trích dẫn nguyên văn hoặc tham khảo nội dung. Có thể bao gồm:
- Giáo trình môn học và các môn khác có liên quan;
- Sách tham khảo có nội dung liên quan đến đề tài viết;
- Các bài nghiên cứu, bình luận trên báo, tạp chí, … có liên quan đến đề tài;

1
- Website: đây là nguồn rất phong phú và đôi khi là nguồn tài liệu chính để hỗ trợ cho
các bạn trong quá trình viết bài. Tuy nhiên, nguồn của các website khá phức tạp và độ
chính xác không cao. Không trích dẫn nguồn từ Wikipedia và các trang web, các tài
liệu không có độ tin cậy.
3. Cách viết tiểu luận
3.1. Nguyên tắc chung:
- Hãy sử dụng các đề mục nếu bạn thấy có ích. Thỉnh thoảng chuyển một đề mục thành
câu hỏi trong bản nháp bài luận có thể giúp bạn giữ được những quan điểm của mình.
- Nhớ để ý những câu chủ đề. Hãy làm cho người đọc nắm rõ quan điểm mà bạn đưa ra
trong từng đoạn và lý do tại sao; làm cho mọi người đọc hiểu đầy đủ, thống nhất, chính
xác những điều bạn viết ra. Các đoạn viết cần thể hiện được luận điểm cụ thể liên quan
đến chủ đề.
- Hạn chế sử dụng cách xưng hô ở ngôi thứ nhất, ví dụ “tôi nghĩ rằng”, “tôi tin rằng”,
“theo ý kiến của tôi” trừ phi bắt buộc phải dùng;
- Không sử dụng những cụm từ thông thường, ngôn ngữ không chính thức hoặc cách
nói sáo rỗng, khó hiểu;
- Sử dụng những câu hoàn chỉnh để diễn đạt ý tưởng;
- Luôn luôn ghi rõ nguồn trích dẫn cho dù chỉ trích dẫn ý tưởng của người khác bằng
cách viết lại hoặc trích dẫn trực tiếp từ công trình của họ;
- Tỷ lệ sao chép từ người khác phải đảm bảo dưới 20% dung lượng tiểu luận. Nếu trên
20% là bài tiểu luận KHOONgG ĐẠT.
- Hãy nhớ rằng đây chỉ là bản nháp. Hãy quay lại một lần nữa và sửa lại các lỗi dù nhỏ
nhất.
- Lời văn trong báo cáo khoa học thường được dùng ở thể bị động, trừ trường hợp cần
nhấn mạnh chủ thể tiến hành.
- Câu văn giản dị, súc tích, ngắn gọn. Sử dụng từ ngữ rõ ràng, chính xác, tránh làm cho
người đọc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, không sử dụng những từ ngữ bóng bẩy, hoa
mỹ, văn nói;
- Bố cục chặt chẽ, phân tích lập luận rõ ràng, gắn kết;
- Đảm bảo tính khách quan và thận trọng khi đưa ra các ý kiến; tránh diễn đạt theo kiểu
cảm tính; tác giả chỉ trình bày sự thật và chỉ sự thật (facts), kể cả những sự thật mà nhà
nghiên cứu không tiên đoán trước được hay những kết quả “tiêu cực” (ngược lại với
điều mình mong đợi).
- Sử dụng đa dạng các hình thức trình bày: bảng, biểu, hình vẽ, hộp, khung... Yếu tố thị
giác rất quan trọng. Tất cả các bảng thống kê, biểu đồ, và hình ảnh phải được chú thích
rõ ràng;

2
- Lưu ý trích nguồn các số liệu, thông tin, quan điểm. Tránh sử dụng ý tưởng của người
khác mà không có trích nguồn cụ thể.
3.2. Phần mở đầu (Phần 1):
- Đặt vấn đề;
- Mục tiêu bài tiểu luận;
- Giới hạn phạm vi, phương pháp thực hiện;
- Mô tả khung lý luận cho chủ đề lựa chọn: các khái niệm, các nội dung lý thuyết có
liên quan. Không cần viết quá nhiều nội dung, chọn những phương pháp, lý thuyết thực
sự cần thiết cho bài luận, sau này sẽ sử dụng trong bài; tập trung vào viết những kỹ
thuật phân tích, phương pháp đã được hướng dẫn trong môn học được lựa chọn để phân
tích trong phần 2;
- Áp dụng các các kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan.
3.3. Phần 2: (Tên của phần 2 là nội dung quan trọng nhất của bài luận, thường gắn với
chủ đề bài tiểu luận)
- Xác định các ý chính, nội dung cơ bản: ý chính sẽ giúp bạn cấu trúc bài viết của mình,
tạo ra đề cương của phần 2. Dựa vào chủ đề lựa chọn và khung lý thuyết để xác định
các ý chính/nội dung cần phân tích;
- Lựa chọn những điểm, ý nhỏ hơn để hỗ trợ phân tích cho ý chính; kết hợp linh hoạt
các nhận định với các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, trích dẫn trong quá trình viết;
- Xác định trình tự trình bày của các ý chính. Trình tự trình bày có thể được xác định
bởi mức độ quan trọng, thời gian, câu hỏi, mức độ ưu tiên về địa lý hay cá nhân, nhưng
bạn nên tuân theo trình tự mà bạn đã chỉ ra trong phần giới thiệu của mình.
- Trong quá trình viết cần đưa những điểm trái ngược với quan điểm của bạn, giải thích
tại sao bạn đồng tình/không đồng tình với quan điểm đó.
- Hãy bỏ đi những điểm nào mà bạn nghĩ là không phù hợp;
- Các nội dung trình bày, phân tích cần rõ ràng, không tham quá nhiều nội dung.
Sau khi đã chọn ra các ý chính hoặc nội dung/ chủ đề cụ thể để phân tích thì trình bày
từng ý chính như sau:
Nội dung 1/ ý chính phân tích thứ nhất
- Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ: dưới dạng bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ...
- Các phân tích chi tiết: diễn đạt bằng lời
- Kết luận cho nội dung/ ý chính 1
Nội dung 2/ ý chính thứ hai
- Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ: dưới dạng bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ...
- Các phân tích chi tiết: diễn đạt bằng lời
- Kết luận cho nội dung/ ý chính 2
Tiếp tục tương tự với các nội dung khác.
3.4. Phần 3: Kết luận
- Nhắc lại ý chính của toàn bài luận, các phát hiện quan trọng được tìm thấy

3
- Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
- Đưa ra các kiến nghị, đề xuất liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Các kỹ thuật viết cơ bản:
- Phân tích: Tìm những ý chính và chỉ ra chúng có liên hệ với nhau như thế nào, chức
năng của chúng là gì và tại sao chúng quan trọng;
- So sánh: Lưu ý những điểm tương tự hoặc khác nhau mà bạn được yêu cầu so sánh;
- Đối chiếu: So sánh bằng việc chỉ ra những khác biệt;
- Bình luận: Thảo luận, phê bình, hoặc diễn giải ý nghĩa;
- Phê phán: Nhận định về ưu điểm của các lý thuyết và những ý kiến hoặc về sự thật
của những nhận định này. Chứng minh những điều này bằng việc thảo luận về các bằng
chứng. Không cần thiết phải công kích. Thảo luận những ưu điểm và khuyết điểm và
kèm theo phân tích riêng của bạn;
- Xác định: Cho biết nghĩa chính thức của một từ, thuật ngữ hay cụm từ.
- Mô tả: Giải thích cụ thể, viết hoặc dùng hình ảnh theo một cách thức logic. Nhấn
mạnh những điểm quan trọng. Không cần phải giải thích hoặc diễn dịch thêm
- Liệt kê: Liệt kê những ý chính sử dụng các chấm đầu dòng
- Đánh giá: Đánh giá về giá trị của một yếu tố nào đó. Cho biết ý kiến của những nhà
chuyên môn hàng đầu hay tầm quan trọng của một khái niệm. Bao hàm cả những ưu
điểm và khuyết điểm. Bạn cũng có thể chỉ ra quan điểm của mình.
- Giải thích: Làm sáng tỏ các sự kiện. Bạn nên đặt trọng tâm chính vào câu hỏi “tại sao”
và “như thế nào” với mục đích làm rõ lý do, nguyên nhân và hiệu quả của các sự kiện.
Không nên chỉ đơn thuần mô tả hoặc tóm tắt.
- Minh họa: Sử dụng một con số, biểu đồ hay ví dụ (so sánh hoặc loại suy) để giải thích
hoặc làm rõ. Vẽ sơ đồ Xây dựng một sơ đồ, biểu đồ hoặc bản vẽ có chú thích và kèm
theo giải thích ngắn gọn.
- Chứng minh: Cho một nhận định về việc tại sao bạn nghĩ như vậy. Đưa ra những lý
do cho nhận định hoặc kết luận của bạn.
- Tóm tắt: Cho một tóm tắt chung/mô tả bao gồm những ý chính hỗ trợ bởi những ý nhỏ
hơn. Bỏ qua những chi tiết nhỏ.
- Liên hệ: Chỉ ra những sự liên kết và chỉ ra rằng một liên kết có thể dẫn đến, hoặc
giống những liên kết khác như thế nào. Sinh viên cần tích cực liên hệ với thực tế vấn đề
liên quan.
4. Trình bày tiểu luận/ bài luận
- Tiểu luận cần được trình bày ngắn gọn, nhưng mang tính tổng hợp, hệ thống, rõ ràng,
mạch lạc, logic, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ.
Một bản tiểu luận hoàn chỉnh được trình bày theo quy định sau:
- In trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), nội dung chính trình bày trong
phạm vi từ 15- 20 trang (không kể phụ lục);
- Đóng bìa theo mẫu quy định (xem Phụ lục)

4
- Sử dụng chữ Times New Roman cỡ 13, hệ soạn thảo Microsoft Word hoặc tương
đương; mật độ chữ bình thường (normal), không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách
giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3,5 cm,
lề phải 2 cm, căn lề đều 2 bên (justified). Số trang được đặt bên trái, phía dưới trang
giấy.
- Các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ … nếu trình bày theo chiều ngang của khổ giấy thì cần
được đóng ngay đầu bảng biểu… Các công thức, ký hiệu … nếu phải viết thêm bằng
tay thì cần viết bằng mực đen, rõ ràng, sạch sẽ.
- Các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ phải đánh số thứ tự theo từng phần (VD: Bảng 1.1.,
Hình 1.1,..) và các bảng biểu ghi đại lượng, số đo… phải có đơn vị tính. Tên Bảng biểu
ghi bên trên bảng, tên Hình vẽ, Đồ thị, ghi bên dưới hình vẽ, đồ thị.
- Các số liệu, tài liệu thu thập thực tế phải ghi rõ nguồn cung cấp số liệu ngay bên dưới
Bảng biểu, hình vẽ.
- Đảm bảo chính xác về chính tả, ngữ pháp.
Trình bày tài liệu tham khảo: Theo quy định có trên trang web Học viện, một số ý
chính
a. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án theo thông lệ của từng
nước:
- Xếp thứ tự theo tên của tác giả đầu tiên trong danh sách
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành
báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào
tạo xếp vào vần B, v.v….
b. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ các
thông tin sau:
- Tên các tác giả (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên), (năm công bố), (đặt
trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)
- (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
c. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên)
- (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)

5
- Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo). Cần chú ý những chi tiết về
trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sau cho từ dòng thứ
hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ
theo dõi.
5. Hình thức đánh giá tiểu luận:
- Làm tiểu luận theo từng cá nhân; Các cá nhân không được trùng nhau hoàn toàn về
chủ đề.
- Thời gian làm tiểu luận: 12 ngày.
- Điểm tiểu luận: chấm theo thang điểm 10; sinh viên nộp tiểu luận và thực hiện báo
cáo tóm tắt nội dung tiểu luận trước 2 giảng viên chấm thi, điểm tiểu luận là điểm trung
bình của 2 giảng viên;
- Trọng số điểm tiểu luận: theo công bố trong đề cương chi tiết;
- Chủ đề tiểu luận: lựa chọn trong danh sách các chủ đề do giảng viên đề xuất, tối đa
không quá 5 em chọn cùng 1 chủ đề, tỷ lệ trùng nhau trong nội dung viết giữa các tiểu
luận không quá 20%; tỷ lệ trùng sẽ tỷ lệ thuận với điểm trừ: cứ mỗi 10% trùng trừ 1
điểm (thang điểm 10) cho mỗi tiểu luận; sao chép quá 30% phải làm lại.
6. Quy trình thực hiện
Bước 1: Sinh viên nhận đề giao tiểu luận trên LMS theo kế hoạch của Phòng Khảo thí
& BĐCLGD
Bước 2: Sinh viên thực hiện nghiên cứu và viết tiểu luận
Bước 3: Sinh viên hoàn thiện tiểu luận và nộp bản cứng theo kế hoạch của Phòng
Khảo thí & BĐCL
Bước 4: Giảng viên chấm độc lập, tổng hợp điểm và gửi về phòng Khảo thí &
BĐCLGD. Sau khi quay trở lại Học viện học tập trung thì in và nộp bản cứng về phòng
Khảo thí &KĐCLGD.
7. Phụ lục
Phụ lục 1. Trang bìa tiểu luận: Sinh viên chủ động trình bày cho đẹp
Trang bìa (in trên giấy màu)

6
HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM (cỡ 18)

Lưu ý:
- Sinh viên có quyền điều chỉnh chủ đềTIỂUbài LUẬN
luận cho gọn lại về phạm vi, yêu cầu và phù
hợp với thời gian thực hiện;
- Khi xácHỌC
địnhPHẦN CÁC
được chủ đề LOẠI
nghiên HÌNH TRUYỀN
cứu, viết dưới dạngTHÔNG HIỆN
mệnh đề, ĐẠI
không viết(cỡ 14)dạng câu
dưới
hỏi.
- Sinh viên có quyền lựa chọn các chủ đề khác ngoài các chủ đề quy định nhưng phải đảm
bảo nằm trong nội dung môn học.
TÊN ĐỀ TÀI….. (cỡ 14)
- Đảm bảo không trùng hoàn toàn tên đề tài giữa các sinh viên

Họ tên sinh viên: ………………………..


Mã sinh viên:…………………………….
Ngành học/Chuyên ngành:………………
Khóa học:……………………………….

Hà Nội, 2023

7
Phụ lục
2: Danh sách đề tài tiểu luận
Sinh viên lựa chọn một trong các đề tài sau:

1. Hoạt động tiếp nhận các sản phẩm truyền thông của công chúng trong thời
đại mới
2. Xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng trên các nền tảng mạng xã hội
3. Đánh giá hiệu quả truyền thông của các loại hình truyền thông hiện đại
(mạng xã hội, truyền thông di động, các loại hình báo chí hiện đại…) đối với
công chúng .
4. Phân tích thực trạng việc sử dụng truyền thông xã hội để quảng bá hình ảnh,
thương hiệu trong các trường đại học.
5. Vấn đề an toàn thông tin cá nhân khi sử dụng mạng xã hội.
6. Phân tích hiệu quả của các phương tiện chuyển tải thông tin thông qua một số
tác phẩm đa phương tiện cụ thể trên các loại hình truyền thông.
7. Phân tích và đưa ra xu hướng phát triển của các loại hình truyền thông hiện đại.
8. Phân tích ưu điểm, nhược điểm khi sự biến đổi của các loại hình truyền thông
truyền thống (báo in, truyền hình, phát thanh, sách, …) sang hình thức truyền
thông hiện đại (báo chí trực tuyến, truyền hình trực tuyến, phát thanh trực
tuyến, sách điện tử…)
9. Nghiên cứu sự phát triển của các thiết bị di động đã tác động đến quá trình sản
xuất các sản phẩm truyền thông
10. Nghiên cứu tác động của các KOL trong hoạt động truyền thông trên các nền
tảng MXH.

You might also like