Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Huỳnh Thị Diệu Thương

MSSV: 31211027405
Lớp – Khóa: LQ001 – K47
Môn: Pháp luật xuất nhập khẩu và hải quan

Bài kiểm tra


Đề bài:
1. Lựa chọn hai nhóm công cụ chính để quản lý xuất nhập khẩu theo Luật Quản lý ngoại thương
hiện hành để phân tích và so sánh.
2. Chứng minh rằng nguyên tắc xác định trị giá hải quan trong pháp luật Việt Nam tuân thủ Hiệp
định Trị giá hải quan WTO.
3. Các tiêu chí thường được sử dụng để xác định xuất xứ đối với hàng hóa có xuất xứ không
thuần túy là gì? Ưu điểm và nhược điểm của mỗi tiêu chí.
4. Vì sao cần áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan?
Yêu cầu:
Sinh viên làm bài cá nhân, câu trả lời cho mỗi câu hỏi không quá 500 từ.
Thời hạn nộp bài: 21/02/2024

Bài làm:
Câu 1:
Có hai nhóm công cụ chính để quản lý xuất nhập khẩu theo Luật Quản lý ngoại Thương, đó là:
 Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu;
 Hạn ngạch thuế quan.
Phân tích so sánh:
 Điểm giống:
- Có thể thấy cả hai nhóm này đều là các biện pháp hành chính hạn chế xuất khẩu và nhập
khẩu, được quy định trong Luật quản lý ngoại Thương.
- Nguyên tắc áp dụng của chúng đều phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối
lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao
hạn ngạch.

 Điểm khác:
Tiêu chí Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch Hạn ngạch thuế quan
nhập khẩu
Khái Là biện pháp do CQNNCTQ quyết định Là biện pháp do CQNNCTQ áp dụng để
niệm áp dụng nhằm mục đích hạn chế số quyết định số lượng, khối lượng, trị giá
lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa của hàng hóa với thuế suất cụ thể,
xuất khẩu/nhập khẩu ra/vào khỏi lãnh
Trong đó, mức thuế suất áp dụng cho
thổ Việt Nam, (Khoản 1, 2 Điều 17 Luật
hàng hóa nhập khẩu sẽ ưu đãi hơn so
Quản lý ngoại thương 2017)
với mức thuế suất ngoài hạn ngạch
(Khoản 1, 2 Điều 20 Luật Quản lý
ngoại thương 2017)
Các  TH1: Theo ĐƯQT mà VN là thành Chỉ khi ĐƯQT mà VN là thành viên có
trường viên; quy định áp dụng biện pháp này (đối
hợp áp  TH2: Đối với các hàng hóa được với hàng háo nào đó) thì VN sẽ được áp
dụng đảm bảo cân đối vĩ mô, tăng trưởng dụng.
kinh tế theo từng thời kỳ;  Không áp dụng hạn ngạch thuế quan
 TH3: Nước nhập khẩu áp dụng biện nhập khẩu đối với số lượng, khối
pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với lượng, trị giá của hàng hóa được
hàng hóa xuất khẩu của VN. dùng để sản xuất, gia công hàng hóa
xuất khẩu.
Bản Sự hạn chế về số lượng, khối lượng, trị Sự phân biệt về thuế, tại cột mốc hạn
chất giá của một loại hàng hóa cụ thể. Được ngạch này thì thuế thấp nhưng ra khỏi
xem là “cái trần” không thể vượt qua cột mốc này thì thuế lại cao. Đây được
được. xem như là “cái trần” mà khi đụng vào
trần này thì thuế thấp nhưng khi vượt
qua thì thuế sẽ cao.
Thẩm Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
quyền hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế
áp dụng quan, tổ chức khác có liên quan để quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm
quyết định việc áp dụng biện pháp hạn quyền quản lý.
ngạch xuất khẩu/ nhập khẩu.

Câu 2:
Nguyên tắc xác định trị giá hải quan theo quy định của Hiệp định Trị giá hải quan WTO tại Việt
Nam đã trải qua hai giai đoạn, đầu tiên là trước khi Việt Nam gia nhập WTO và giai đoạn thứ hai
là sau thời điểm gia nhập tổ chức này.
Trong giai đoạn trước khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, nguyên tắc xác định trị giá hải
quan được áp dụng theo "bảng giá tối thiểu" trước năm 2002. Tuy nhiên, để đáp ứng các tiêu
chuẩn quốc tế và tham gia thành công vào WTO, Việt Nam đã điều chỉnh hệ thống pháp luật
nước nhà từ năm 1955. Nghị định 60/2002 của Chính Phủ, ban hành từ năm 2002, đã đánh dấu
sự chủ động của Nhà Nước trong việc cập nhật nguyên tắc xác định trị giá hải quan theo Hiệp
định Trị giá hải quan WTO, kéo dài trong khoảng từ 11-12 năm. Thông tư 87/2004 của Bộ Tài
Chính đã hủy bỏ "bảng giá tối thiểu" và mở rộng áp dụng theo Hiệp định trị giá hải quan WTO từ
năm 2004. Từ năm 2006 trở đi, Việt Nam đã thống nhất áp dụng nguyên tắc xác định trị giá hải
quan theo WTO.
Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO bắt đầu từ ngày 11/01/2007. Để gia nhập WTO, Việt
Nam đã điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có nguyên tắc xác định trị giá hải
quan theo Hiệp định Trị giá hải quan WTO. Quá trình chuyển đổi từ "không áp dụng" sang "dần
dần áp dụng" và cuối cùng là "hoàn toàn áp dụng" nguyên tắc này được thể hiện qua các văn bản
quy phạm pháp luật và thay đổi từ năm 2007. Các biện pháp của Bộ Tài Chính như Thông tư số
39/2015, được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 60/2019 cũng như Nghị định 08/2015, được
sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 59/2018, đều nhấn mạnh sự "nội lực hóa" nguyên tắc xác định
trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá hải quan WTO. Đáng chú ý, Hiệp định này chỉ quy định
đối với "hàng nhập khẩu" chứ không phải "hàng xuất khẩu". Thêm vào đó, nguyên tắc này được
"nội lực hóa" hơn thông qua các văn bản như Nghị định 59/2018 và Thông tư 60/2019 để điều
chỉnh và chi tiết hóa thủ tục hải quan.
Câu 3: Khi xác định xuất xứ của hàng hóa không thuần túy, một số tiêu chí thường gặp:
1. Chuyển đổi mã số hàng hóa:
 Ưu điểm:
- Mã số được áp dụng theo tiêu chí cụ thể, giúp đảm bảo tính công bằng trong xác định
nguồn gốc.
- Khó can thiệp: Mã số hàng hóa thường được xác định cụ thể và có sự độc lập, làm cho
việc can thiệp từ các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền trở nên khó khăn. Giúp bảo vệ
quyền lợi của các doanh nghiệp trong thương mại quốc tế.
 Nhược điểm:
- Quá trình này có thể đòi hỏi sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian để thực hiện và duy trì
hệ thống. Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần phải chấp nhận đôi khi có thể tăng
chi phí và làm chậm quá trình xuất nhập khẩu.
- Trong quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa, có khả năng xảy ra sai sót hoặc hiểu lầm về
các quy tắc và tiêu chí, dẫn đến việc xác định xuất xứ không chính xác, có thể tạo ra rủi
ro và tranh cãi trong quá trình thương mại quốc tế.
2. Tỉ lệ phần trăm giá trị:
 Ưu điểm:
- Phản ánh đúng tinh thần của quy tắc xuất xứ hàng hóa: hàng hóa phải đạt một giá trị gia
tăng cụ thể nào đó thì mới được xem là có xuất xứ tại nước đó.
 Nhược điểm:
- Thực tế, việc xác định tỉ lệ phần trăm giá trị có thể dễ chủ quan và gian lận, đặc biệt nếu
không có quy định và kiểm soát nghiêm ngặt. Có thể xảy ra trường hợp các doanh nghiệp
cố ý tăng hoặc giảm giá trị của một phần nhất định để ảnh hưởng đến xuất xứ.
- Quá trình kiểm soát và giám sát tỉ lệ phần trăm giá trị có thể khó khăn do sự phức tạp của
chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất, dễ xảy ra sai sót hoặc lạm dụng khi xác định xuất
xứ.

3. Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa:


 Ưu điểm:
- Dựa trên các công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hóa, làm cho quy trình xác định xuất
xứ trở nên đơn giản, khách quan và rõ ràng. Các công đoạn cụ thể giúp dễ dàng xác định
nơi mà hàng hóa đã trải qua quy trình sản xuất một cách chính xác nhất.
 Nhược điểm:
- Trong thực tế, quy trình sản xuất có thể trải qua nhiều công đoạn gia công hoặc chế biến
ở nhiều quốc gia khác nhau, gây ra sự mơ hồ trong việc xác định xuất xứ, dễ tranh cãi và
khó khăn trong thực hiện.
- Trong những ngành công nghiệp không chế biến nhiều, như ngành dịch vụ, việc áp dụng
tiêu chí này có thể trở nên phức tạp và không phản ánh chính xác xuất xứ của hàng hóa.
Câu 4:
Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra và giám sát hải quan là quan trọng vì nó giúp tối ưu hóa
hiệu suất, giảm thiểu rủi ro, và đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động liên quan đến quản lý
hải quan.
Đầu tiên, hệ thống quán lý rủi ro này đặt ra các nguyên tắc rằng hàng hóa có mức độ rủi ro cao
sẽ được quản lý và kiểm soát một cách nghiêm ngặt hơn, trong khi hàng hóa có mức độ rủi ro
thấp thì sẽ được thả lỏng hơn. Từ đó có thể tối ưu hóa việc kiểm tra và giám sát.
Thứ hai, nếu không kiểm soát rủi ro sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế lớn: mất mát tài chính hoặc đe
dọa đến an ninh quốc gia. Ví dụ 1 lô hàng quan trọng bị mất trong quá trình vận chuyển do lỗi
đóng gói hoặc gian lận dẫn đến thiệt hại tài chính lớn do phải đặt hàng mới và mất doanh thu từ
việc cung cấp sản phẩm cho đối tác.
Thứ ba, dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, các tổ chức hải quan có thể đánh giá mức độ rủi ro
dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, từ đó quyết định phương án kiểm tra thích hợp. Thông tư số
38/2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 39/2018 của Bộ Công Thương, quy định về áp
dụng biện pháp kiểm tra hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan sẽ căn cứ vào thông tin sẵn có
để tự động đánh giá mức độ rủi ro, ví dụ, nếu một lô hàng có thuế suất cao và đãi ngộ lớn, hệ
thống sẽ tự động xác định lô hàng này là có mức độ rủi ro cao và cần được xử lý.
Thứ tư, hoạt động kiểm tra và giám sát mọi lô hàng là không khả thi do sự hạn chế về nguồn
nhân lực. Quản lý rủi ro giúp xác định những lô hàng có nguy cơ cao hơn và ưu tiên kiểm tra
chúng, sẽ giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn nhân lực và giảm áp lực cho hệ thống hải quan.
Ví dụ: Một cảng biển hàng hóa nhận được hàng nghìn container mỗi ngày. Quản lý rủi ro cho
phép họ ưu tiên kiểm tra những container có rủi ro cao, chẳng hạn:
Container A - Rủi ro thấp:
- Nguồn gốc từ nhà sản xuất đáng tin cậy.
- Lịch sử tuân thủ và thông tin đầy đủ.
Container B - Rủi ro cao:
- Xuất phát từ khu vực có lịch sử gian lận.
- Thông tin không rõ ràng và có mâu thuẫn.

 Quản lý rủi ro giúp cảng biển quyết định kiểm tra container B đầu tiên, tiết kiệm nguồn nhân
lực và đảm bảo rằng các lô hàng có nguy cơ gây rủi ro cao nhất được xử lý một cách hiệu
quả.

You might also like