Kiem Tra Giua Ky Ke Toan Quan Tri 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

KIỂM TRA GIỮA KỲ - KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1

NGÀY: 28/02/2023 Thời gian làm bài và nộp bài: 14h00 – 16h00
Hình thức làm bài: Tự luận (3 bài) Hình thức nộp bài: Nộp LMS bằng file (thêm tên vào tên file)

Họ tên sinh viên: Lớp: KN002


Ngày sinh: Mã số SV:

Bài 1 (3 điểm). Công ty AAA đang nghiên cứu thông tin thực tế về sản phẩm B trong năm Y với số
liệu cụ thể như sau: Đơn giá bán 2.500 đ/sp. Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là
4.000 sp và mỗi sản phẩm B sử dụng 8 giờ lao động trực tiếp.
Mức hoạt động Chi phí (đồng)
10.000 giờ lao động 150.000.000
17.000 giờ lao động 185.000.000
22.000 giờ lao động 210.000.000
Yêu cầu:
a. Tính biến phí mỗi giờ lao động của sản phẩm B (0,5 điểm), tổng định phí của sản phẩm B mỗi kỳ theo
phương pháp chênh lệch (0,5 điểm).
b. Chi phí mỗi đơn vị sản phẩm B tại mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ 4000 sp (1 điểm).
c. Điểm khác biệt cơ bản khi ước lượng chi phí hỗn hợp theo phương pháp chênh lệch và phương pháp
bình phương bé nhất (câu c là lý thuyết, độc lập với câu a, b) (1 điểm).
* Trình bày lời giải
a.
Biến phí mỗi giờ lao động của sản phẩm B = (210 000 000 – 150 000 000)/(22 000 – 10 000) =5000đ/sp
Tổng định phí của sản phẩm B mỗi kỳ = 210 000 000 - 5000 x 22 000 = 100 000 000 đ
b.
Tổng chi phí của sản phẩm B tại mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ 4000 sp
= 5000 x 4000 x 8 + 100 000 000 = 260 000 000 đ
Chi phí mỗi đơn vị sản phẩm B tại mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ 4000 sp
= 260 000 000 / 4000 = 65 000đ
c.
- Phương pháp chênh lệch:

Phương pháp này tính toán đơn giản nhưng mức độ chính xác không cao bởi vì trong tất cả các phần tử
thống kê chỉ dùng 2 điểm để xác định công thức chi phí. Thông thường với 2 điểm không thể nào cho
được những kết quả chính xác trong việc xác định chi phí, trừ khi 2 điểm này xảy ra đúng ở mức trung
bình của tất cả các điểm được khảo sát. Tuy nhiên, rất hiếm khi 2 điểm cực đại cực tiểu lại là điểm trung
bình của tất cả các điểm được khảo sát. Vì vậy, đây là điểm hạn chế cần phải lưu ý khi sử dụng phương
pháp này.
-Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp này tinh vi hơn các phương pháp ở trên. Ở phương pháp bình phương bé nhất sử dụng nhiều
quan sát
* Trình bày kết quả bài 1
Yêu cầu Kết quả
a. Biến phí mỗi giờ lao động của sản phẩm B a=5000đ/sp
Tổng định phí của sản phẩm B mỗi kỳ B=100 000 000đ
b. Chi phí mỗi đơn vị sản phẩm B 65 000đ/sp
c. Điểm khác biệt cơ bản khi ước lượng chi phí hỗn hợp theo phương
pháp chênh lệch và phương pháp bình phương bé nhất Trình bày ở trên

1
Bài 2 (4 điểm). Công ty CCC có hai bộ phận phục vụ là bộ phận điện và bộ phận sửa chữa. Trong
kỳ, công ty có tài liệu chi phí sản xuất và cung cứng sản phẩm của các bộ phận phục vụ như sau:
Chỉ tiêu Điện (kwh) Nước (m3)
CPSXDD đầu kỳ 0 0
CPSX phát sinh trong kỳ (đồng) 160.000.000 200.000.000
Sản lượng sản xuất 10.000 2.000
Sản lượng sử dụng tại bộ phận 1.000 200
Sản lượng chuyển bộ phận phục vụ khác 2.000 80
Sản lượng cung ứng sản xuất chính 4.000 600
Sản lượng cung ứng bán hàng, quản lý DN 2.000 320
Sản lượng cung ứng bên ngoài 1.000 800
Giá thành đơn vị kế hoạch (đ/ …) 20.000 10.000
Yêu cầu: (Tính toán không lấy số lẻ)
a. Nếu phân bổ lẫn nhau theo chi phí kế hoạch, giá thành cần phân bổ của 1 kw giờ điện (1 điểm).
b. Nếu phân bổ lẫn nhau theo chi phí ban đầu, giá thành cần phân bổ của 1 kw giờ điện (1 điểm).
c. Nếu phân bổ theo phương pháp bậc thang, giá thành cần phân bổ của 1 kw giờ điện (1 điểm).
d. (Lý thuyết, độc lập với yêu cầu a, b, c) Đối với các bộ phận phục vụ, chi phí sản xuất chung có thể
được tập hợp và tính toán như thế nào? (1 điểm).
* Trình bày cách giải bài 2
a. Nếu phân bổ lẫn nhau theo chi phí kế hoạch:
- Bộ phận điện:
Tính và phân bổ chi phí bộ phận điện
+Chi phí nhận từ bộ phận nước: 80 x 10.000 = 800.000 đ
+Chi phí chuyển cho bộ phận nước: 2.000 x 20.000 = 40.000.000 đ
+Tổng chi phí thực tế cần phân bổ: 160.000.000 + 800.000 – 40.000.000 = 120.800.000 đ
+Giá thành thực tế cần phân bổ cho 1 kWh điện: 120.800.000/(10.000-1.000-2.000) =
17.257đ/kWh
b. Nếu phân bổ lẫn nhau theo chi phí ban đầu:
-Bộ phận Điện
Tính và phân bổ chi phí bộ phận điện
+ Chi phí ban đầu của 1 kWh điện: 160.000.000 / (10.000 – 1.000) = 17.778 đ
+ Chi phí ban đầu của 1 m3 nước: 200.000.000 / (2.000 – 200) = 111.111 đ
+ Chi phí nhận từ bộ phận nước : 80 x 111.111 = 8.888.880 đ
+Chi phí chuyển cho bộ phận nước: 2000 x 17.778 = 35.556.000 đ
+Tổng chi phí thực tế cần phân bổ: 160.000.000 +8.888.880 - 35.556.000 = 133.332.880 đ
+Giá thành thực tế cần phân bổ cho 1 kWh điện: 133.332.880 / (10.000 – 1.000 – 2.000) =
19.048 đ/kWh
c. Phân bổ theo phương pháp bậc thang:
Phân bổ chi phí bộ phận Nước:
+Đơn giá phân bổ: 200.000.000 / (2.000 – 200) =111.111 đ
+Phân bổ cho bộ phận Điện : 111.111 x 80 = 8.888.880 đ
Phân bổ chi phí bộ phận Điện
Đơn giá phân bổ cho 1kWh điện: (160.000.000 + 8.888.880) / (10.000 – 1.000 – 2.000) = 24.127
đ/kWh
d. -Bộ phận phục vụ thường có quy mô nhỏ với chức năng chính là cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ cho các bộ phận chức năng trong nội bộ doanh nghiệp như bộ phận sản xuất, bộ phận bán
hàng,...

2
- Ở bộ phận phục vụ, chi phí sản xuất chung được tập hợp bên Nợ tài khoản chi phí sản xuất
chung của từng bộ phận phục vụ ( tài khoản 627).Chi phí bộ phận phục vụ cuối cùng được phân
bổ cho các bộ phận chức năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bộ phận phục vụ. Vì vậy, chi phí
bộ phận phục vụ là một phần của chi phí bộ phận chức năng và ảnh hưởng đến thông tin chi phí,
giá thành, kết quả hoạt động của bộ phận chức năng. Phương pháp phân bổ chi phí bộ phận phục
vụ:
+ Phương pháp trực tiếp: Bỏ qua chi phí của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp lẫn nhau giữa các
bộ phận phục vụ mà chỉ phân bổ trực tiếp tất cả chi phí của bộ phận phục vụ cho các bộ phận sản
xuất.
Giá thành thực tế cần phân bổ của mỗi đơn vị= Chi phí sản xuất phát sinh ban đầu ở bộ phận
phục vụ / ( sản lượng sản xuất – sản lượng tiêu dùng nội bộ - sản lượng cung ứng cho bộ phận
phục vụ khác )
+ Phương pháp bậc thang: thực hiện theo một trình tự nhất định, được bắt đầu từ bộ phận phục
vụ có số sản phẩm dịch vụ cung cấp cho các bộ phận phục vụ khác lớn nhất.
Giá thành thực tế cần phân bổ của mỗi đơn vị= (Chi phí sản xuất phát sinh ban đầu ở bộ phận
phục vụ + Chi phí bộ phận phục vụ phân bổ trước chuyển sang) / ( sản lượng sản xuất – sản
lượng tiêu dùng nội bộ - sản lượng cung ứng cho bộ phận phục vụ phân bổ trước )
+ Phương pháp phân bổ lẫn nhau : tính đến và ghi nhận đầy đủ chi phí của các sản phẩm dịch vụ
cung cấp lẫn nhau. Trong đó, đơn vị của sản phẩm bộ phận phục vụ chuyển hoặc nhận được tính
theo:
- Chi phí kế hoạch
- Chi phí ban đầu
- Chi phí thực tế

Giá thành thực tế cần phân bổ của mỗi đơn vị= ( Chi phí sản xuất dở dang đầu kì + chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ - khoản giảm giá thành + chi phí của sản phẩm nhận từ bộ phận phục vụ
khác - chi phí của sản phẩm chuyển cho bộ phận phục vụ khác) / (sản lượng bộ phận phục vụ -
sản lượng tiêu dung nội bộ - sản lượng chuyển cho bộ phận phục vụ khác)
* Trình bày đáp kết quả 2
Yêu cầu Kết quả
a.Nếu phân bổ lẫn nhau theo chi phí kế hoạch, giá thành thực tế cần
phân bổ của 1 kw giờ điện (Không lấy số lẻ) 17.257đ/kWh
b. Nếu phân bổ lẫn nhau theo chi phí ban đầu, giá thành thực tế cần
phân bổ của 1 kw giờ điện (Không lấy số lẻ) 19.048 đ/kWh
c. Nếu phân bổ theo phương pháp bậc thang, giá thành thực tế cần
phân bổ của 1 kw giờ điện (Không lấy số lẻ) 24.127 đ/kWh
d. Đối với các bộ phận phục vụ, chi phí sản xuất chung có thể được
tập hợp và tính toán như thế nào? Trình bày ở trên

Bài 3 (3 điểm). Công ty ABC có tài liệu về chi phí và tình hình sản xuất sản phẩm A.
Chỉ tiêu CPNVLTT CPNCTT CPSXC
CPSXDD đầu kỳ (1000 đ) 6.250.000 6.490.000 280.000
CPSX phát sinh trong kỳ (1000 đ) 17.750.000 9.010.000 3.920.000
Cuối kỳ hoàn thành 4.000 sản phẩm. Dở dang 2.000 sản phẩm mức độ hoàn thành 50%, chi phí NVL phát
sinh từ đầu quá trình sản xuất (mức độ hoàn thành 100%), các chi phí sản xuất khác phát sinh theo tiến độ
sản xuất (mức độ hoàn thành 50%). Sản phẩm hoàn thành ước lượng theo phương pháp bình quân gia
quyền.
Yêu cầu: Tính toán:

3
a. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (1 điểm)
b. Tổng giá thành (0,5 điểm), giá thành đơn vị (0,5 điểm)
c. (Lý thuyết, độc lập với yêu cầu a, b) So sánh phương pháp ước lượng chi phí sản phẩm hoàn thành theo
phương pháp bình quân, phương pháp FIFO, phương pháp nhận diện trực tiếp (1 điểm).

* Trình bày lời giải bài 3


Chỉ tiêu Sản phẩm Chia theo các khoản mục
CPNVLTT CPNCTT CPSXC
1. SLSPHT 4.000 4.000 4.000 4.000
2. SLHTTĐ của DDCK 2.000 1.000 1.000
- SP 2.000 2.000 2.000 2.000
- Tỷ lệ hoàn thành 100% 50% 50%
3. Tổng SPHTTĐ 6.000 6.000 5.000 5.000

Chỉ tiêu Sản phẩm Chia theo các khoản mục


CPNVLTT CPNCTT CPSXC
1. CPSXDDĐK 13.020.000 6.250.000 6.490.000 280.000
2. CPSXPSTK 30.680.000 17.750.000 9.010.000 3.920.000
3. Khoản giảm giá thành 0 0 0 0
4. Tổng CPSX 43.700.000 24.000.000 15.500.000 4.200.000
5. SLSPHTTĐ 6.000 6.000 5.000 5.000
6. CP đơn vị 7.283 4.000 3.100 840
7. SLSPHTTĐ của DDCK 2.000 1.000 1.000
8. CPSX DDCK 11.940.000 8.000.000 3.100.000 840.000
9. SLTP 4.000 4.000 4.000
10. Z sản phẩm 31.760.000 16.000.000 12.400.000 3.360.000

c.

Với những giả thuyết ghi nhận dòng luân chuyển chi phí, dòng luân chuyển sản phẩm bằng phương pháp
bình quân và bằng phương pháp FIFO có thể tính ra giá thành đơn vị giống nhau hoặc khác nhau. Nếu
không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, với hai giả thuyết ghi nhận dòng luân chuyển chi phí, dòng luân
chuyển sản phẩm sẽ tạo ra kết quả như nhau. Sở dĩ như vậy là do không có sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ
không có bất kỳ khoản chi phí nào được chuyển sang kỳ sau, lúc này theo giả thuyết của phương pháp
binh quân, giá thành đơn vị sản phẩm được tính dựa vào chi phí phát sinh trong kỳ như giả thuyết của
phương pháp FIFO. Nếu có sản phẩm dở dang cuối kỳ, hoặc là giá cả đầu vào thay đổi thất thưởng hoặc
là mức sản xuất thay đổi thất thương, giá thành đơn vị tính toán dựa trên giả thuyết phương pháp bình
quân sẽ khác giá thành đơn vị được tính dựa trên giả thuyết của phương pháp FIFO. Sở dĩ có sự khác
nhau như vậy là do phương pháp bình quân hòa trộn giá thành đơn vị kỳ trước với giá thành đơn vị kỳ
này. Trừ khi giá thành đơn vị khác nhau rất ít thì việc hòa trộn sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt.

Tuy nhiên, từ quan điểm kiểm soát chi phí, giả thuyết ghi nhận đòng luân chuyển chi phí theo phương
pháp FIFO tốt hơn phương pháp bình quân gia quyền vì với phương pháp FIFO, thành quả kỳ này được
tính toán, đánh giá chỉ dựa vào chi phí phát sinh trong kỳ này trong khi đó phương pháp bình quân hòa
trộn chi phí kỳ này với chi phí kỳ trước. Như vậy, với phương pháp bình quân, thành quả tòa nhà quản trị
trong kỳ này bị ảnh hưởng bởi những cái xảy ra từ kỳ trước. Vấn đề này không phát sinh ở phương pháp
FIFO do phương pháp FIFO có sự tách biệt giữa chi phí kỳ trước với chi phí phát sinh trong kỳ này. Vì lý
do này, giá thành đơn vị sản phẩm tính dựa trên giả thuyết của phương pháp FIFO cung cấp thông tin giá
thành đơn vị có tính cập nhật tốt hơn, phục vụ tốt hơn cho mục đích đánh giá ra quyết định liên quan đến
chi phí

4
* Trình bày kết quả bài 3 đơn vị: 1.000 đ
Yêu cầu Kết quả
a. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 11.940.000 đ
b. Tổng giá thành: 31.760.000 đ
Giá thành đơn vị: 7940 đ
c. Trình bày ở trên

You might also like