Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU 2.

BA ĐIỀU RĂN YÊU MẾN TRONG KINH THÁNH VÀ ĐẶC ĐIỂM


ĐIỀU RĂN YÊU MẾN TRONG TIN MỪNG GIO-AN.
Phân tích về điều răn yêu thương trong Cựu Ước, trong Tin Mừng Nhất
Lãm, nhất là “điều răn mới” trong truyền thống Gio-an (Tin Mừng và ba thư),
giúp phân biệt ba điều răn yêu thương trong Kinh Thánh:
Điều răn yêu thương thứ nhất trong Cựu Ước là điều răn kép: “Yêu mến
ĐỨC CHÚA” (Đnl 6,5) và “yêu thương người thân cận như chính mình” (Lv
19,18). Trong đó, “người thân cận” là thành viên của đồng bào Ít-ra-en.
Điều răn yêu thương thứ hai trong Tân Ước lấy lại điều răn kép trong Cựu
Ước trên đây và mở rộng định nghĩa về người thân cận. Điều này được diễn tả
qua dụ ngôn người Samari nhân hậu trong Tin Mừng Luca 10,29-37. Đó là tất cả
mọi người, không loại trừ bất kỳ ai. Các môn đệ được mời gọi sống điều răn yêu
thương trên đây. Họ yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tất cả mọi người bằng
cách làm cho mình trở thành người thân cận của mọi người.
Điều răn yêu thương thứ ba là “điều răn mới” trong Tin Mừng Gio-an: yêu
thương nhau như Đức Giê-su đã yêu thương (Ga 13,34; 15,12). Điều răn này vừa
nối kết, vừa mới mẻ so với Cựu Ước: Nối kết với Cựu Ước vì “điều răn mới” bắt
nguồn từ tình yêu giữa Đức Giê-su và Cha của Người (Ga 10,18; 12,49.50; 15,9-10).
“Điều răn mới“ trong TM Gioan có 4 đặc điểm sau :
(1) Điều răn mới là nền tảng, là trọng tâm và là căn tính của đời sống của các
môn đệ. Khi người tin giữ điều răn này thì mọi người sẽ nhận biết họ là môn đệ
của Đức Giêsu (13,35).
(2) Điều răn mới mang sự mới mẻ so với điều răn cũ trong Cựu ước: a)Tình
yêu giữa các thành viên dân Chúa trong Cựu Ước (yêu thương người thân cận)
nay trở thành tình yêu giữa các môn đệ Đức Giê-su (yêu mến nhau). (b) “Yêu
thương người thân cận như chính mình” (Lv 19,18b) trở thành “yêu thương nhau
như Đức Giê-su đã yêu thương” (Ga 13,34; 15,12). (c) Điều răn của ĐỨC CHÚA
(Lv 19,18b) nay trở thành điều răn của Đức Giê-su (Ga 15,12). (d) yêu mến ĐỨC
CHÚA trong Cựu Ước, nay trở thành yêu mến Đức Giê-su (Ga 14,15-21) trong
Tân Ước.
(3) Đièu răn mới là điều răn cũ trong các thư Gioan. “Điều răn cũ” là cũ về
thời gian, vì đã có ngay từ đầu, nhưng lại là “điều răn mới” vì đây là tên gọi của
điều răn yêu thương.

1
(4) “Điều răn mới“ mời gọi người tin yêu theo cách yêu mới: “...như (kathôs)
Thầy đã yêu thương anh em” (13,34c; 15,12c). Nói cách khác, từ “như” (kathôs)
vừa khẳng định tình yêu Đức Giê-su dành cho các môn đệ, vừa là nền tảng, là
nguồn mạch cho các môn đệ trong hành động “yêu thương lẫn nhau”.

 Như thế, “điều răn mới” trong Tân Ước đi xa hơn, mở rộng hơn so với điều
răn yêu thương trong Cựu Ước. Đức Giê-su ban điều răn mới cho các môn
đệ và điều răn này chỉ dành cho người tin. Sống và thực hành điều răn mới
là lời chứng tuyệt vời về tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại và về tình
yêu của người môn đệ dành cho Đức Giê-su.

CÂU 4. ÐẤNG PA-RÁC-LÊ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI ĐỨC GIÊ-SU VÀ


VỚI CÁC MÔN ĐỆ.
Trong văn chương Hy-lạp, Đấng Paráclê được gọi là “paraklêtos” và chỉ xuất
hiện trong 3 chương Ga 14–16. Vị trí và vai trò của Đấng Paracle được diễn tả qua
hai mối tương quan.
Đầu tiên là tương quan giữa Ðấng Paráclê với Đức Giê-su.
Giữa Chúa Giêsu và Đấng Paráclê giống nhau về cương vị, Chúa Giêsu và
Đấng Paráclê giống nhau trong sứ vụ khi cùng thực hiện vai trò giảng dạy và
chứng minh thế gian sai lầm. Thế gian không đón nhận và không biết Đức Giêsu
và vì thế mà thế gian không đón nhận và không biết Đấng Paráclê – Thần khí sự
thật.
Cả Đức Giêsu và Đấng Paráclê không tự mình nói ra điều gì. Đức Giêsu chỉ
nói những gì Người nghe nơi Cha, còn Đấng Paráclê chỉ nói những gì Người nghe
và đón nhận từ Đức Giêsu. Đức Giêsu tôn vinh Cha thì Đấng Paráclê tôn vinh Đức
Giêsu
Đức Giêsu và Đấng Paráclê khác nhau trong cách hiện diện. Đấng Paráclê hiện
diện tâm linh nơi các môn đệ sau biến cố Thương Khó và Phục Sinh, dựa trên mặc
khải của Đức Giêsu, Đấng Paráclê không giao tiếp với thế gian. Trước Phục Sinh,
Đức Giêsu hiện diện thể lý với mọi người, Người hiện diện tâm linh trong các môn
đệ qua các thời đại. Sự hiện diện của Đấng Paráclê không thay thế sự hiện diện
của Đức Giêsu.
Thứ hai là tương quan giữa Ðấng Paráclê và các môn đệ

2
Ðấng Paráclê là Đấng “ở với các môn đệ”, “ở trong từng môn đệ” và “ở
giữa cộng đoàn các môn đệ” (14,15-17).
Ðấng Paráclê sẽ dạy các môn đệ biết tất cả những gì ĐGS đã mặc khải, và
làm cho các môn đệ nhớ lại tất cả những gì ĐGS đã nói (14,25-26).
Đấng Pa-rác-lê làm chứng về Đức Giê-su “trước” các môn đệ, để họ biết
Đức Giê-su là ai, từ đó vững tin và không vấp ngã vì thử thách và bách hại. Đồng
thời, Đấng Pa-rác-lê làm chứng “trong” các môn đệ khi họ phải đối diện trực tiếp
với thế gian thù ghét, nhờ đó các môn đệ can đảm làm chứng về Đức Giê-su
(15,26-27).
Đấng Paracle sẽ chứng minh cho các môn đệ biết là thế gian sai lầm (16,8) về ba
điều: (1) thế gian có tội (16,9); (2) sự công chính thuộc về Đức Giê-su (16,10); (3)
thủ lãnh thế gian đã bị xét xử rồi (16,11).
Đấng Paráclê sẽ dẫn các môn đệ đi trong sự thật toàn vẹn (16,13a)
Ðấng Paráclê “nói” những gì Người “nghe” và Người sẽ “lấy” từ nơi Đức Giêsu
mà “loan báo” cho các môn đệ (16,13b).
 Qua những gì được trình bày ở trên, Tin Mừng mời gọi độc giả nhận ra Đấng
Paráclê đã và đang hiện diện và hoạt động nơi từng người tin. Đấng Paráclê là
quà tặng lớn lao dành cho độc giả qua mọi thời đại. Nhờ đó người tin vượt qua
mọi thử thách và có khả năng trung tín với Đức Giê-su đến cùng.

CÂU 6. GA 4,20-24 : NƠI THỜ PHƯỢNG VÀ CÁCH THỨC THỜ PHƯỢNG


(ĐỌC TÀI LIỆU)
Đoạn văn 4, 20-24 nằm trong cuộc trò chuyện giữa Đức Giêsu và người phụ
nữ Samari.
Đoạn văn có cấu song song A, B, A’, B’ và nhấn mạnh đến chiều kích thời
gian : quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, A. 4, 20 : sự thờ phượng của người
Samari và của người Dothai // A’. 4,22: Đức Giêsu khác với người Samari và người
Dothai; B. 4,21: Thờ phượng theo Đức Giêsu (phủ định) // B’. 4, 23-24: thờ phượng
theo Đức Giêsu (khẳng định). Từ đó, đoạn văn làm nổi bận lên 2 chủ đề chính: nơi
thờ phượng và cách thờ phượng theo Đức Giêsu.
Thứ nhất là về nơi thờ phượng. Qua cuộc đối thoại với người phụ nữ, Đức
Giêsu mặc khải nơi chốn thờ phượng mới khác với quan điểm về nơi thờ phượng
trong quá. Kể từ nay, nơi thờ phượng Thiên Chúa không chỉ là Gơridim hay
Giêrusalem (4, 21b) mà được mở rộng ra khắp thế giới (4, 23b). Hay nói cách khác,

3
bất cứ vào thời điểm nào và bất kỳ ở đâu có cộng đoàn người tin thì ở đấy là nơi
thánh, nơi thờ phượng Thiên Chúa. Hơn thế nữa, nơi chốn ở đây còn được hiểu
theo nghĩa biểu tượng, không xác định trong không gian và thời gian : “thần khí
và sự thật” là “nơi”để thờ phượng Cha. Điều này có nghĩa là thờ phượng Cha nơi
Đức Giêsu là “sự thật” và là “Cung Thánh” của Đền Thờ, nhờ Đấng Paracle là
Thần Khí Thánh, hiện diện và hoạt động nơi người tin. (191)
Thứ hai là về cách thức thờ phượng. Cấu trúc đồng tâm A, B, B’, A’ của hai
câu 4, 23b-24b làm rõ cách thức thờ phượng trong tương quan với Thiên Chúa là
Cha. Đặc biệt, kiểu nói “thờ phượng trong thần khí và sự thật” xuất hiện 2 lần ở
4,23b và 4,24b với đối tượng thờ phượng là “Cha” (4,23b) và “Thiên Chúa” (4,24b)
làm nổi bật lên được cách thức thờ phượng mới trong Tân Ước. Cách thức thờ
phượng này không phải là một lựa chọn mà điều kiện tất yếu phải có để tương
quan với Thiên Chúa. Thờ phượng Cha “trong thần khí và sự thật” đặt nền tảng
trên giáo huấn của Đức Giêsu và tư cách môn đệ. Điều kiện để bước vào sự thờ
phượng mới là “được sinh ra bởi Thần Khí” và “tin vào Người Con”. Thờ phượng
trong thần khí và sự thật diễn tả tương quan với Chúa Cha, với Chúa Thánh Thần
và với Đức Giêsu qua sự hiệp thông và ở lại trong Người. Đây là cách thờ phượng
của những người tin đích thực, vừa hàm ẩn chiều kích tâm linh và vừa gợi về hai
ngôi vị : là thờ phượng cha trong Thánh Thần (thần khí) và trong chính Người (vì
người là sự thật).
Nói tóm lại, đoạn văn 4,20-24 cho độc giả hiểu rõ đâu là nơi thờ phượng
Thiên Chúa đích thực (where) và chúng ta phải thờ phượng Thiên Chúa cách nào
(how). Như vậy, ở đâu có người tin hiện diện, ở đó là nơi thờ phượng Cha. Đức
Giêsu là Đền Thờ, là nơi để người tin bước vào tương quan với Thiên Chúa qua
việc yêu mến và tuân giữ lời Người. Thờ phượng trong thần khí và sự thật diễn tả
mối tương quan mật thiết giữa người tin với Chúa Cha, vơi Đức Giê-su và với
Thánh Thần.

You might also like