BÀI TẬP 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

Phần bài tập cá nhân


Câu 1. Trả lời đúng sai và giải thích ngắn gọn.
1. Trong Incoterms 2020, quy tắc FOB và CIF đều yêu cầu người bán cung cấp một
bằng chứng giao hàng thông thường.
 Sai. Vì quy tắc CIF yêu cầu người bán cung cấp chứng từ vận tải chứ không
phải bằng chứng giao hàng thông thường
2. Mọi rủi ro đều được di chuyển từ người bán sang người mua khi người bán hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng.
 Đúng. Vì địa điểm và thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho
người mua, cũng chính là địa điểm và thời điểm người bán chuyển giao rủi ro
về hàng hóa sang cho người mua.
3. Trong quy tắc EXW, (Incoterms 2020), không bên nào có nghĩa vụ vận tải.
 Đúng. Vì người bán giao hàng cho người chuyên chở (do người mua chỉ định)
tại xưởng người bán, nên khâu vận tải sau đó không liên quan đến người bán.
Rủi ro khi đó do người mua chịu trách nhiệm, người mua vận tải hay không
tùy thuộc, có thể hoặc không. Người mua có quyền vận tải
4. Trong các quy tắc nhóm D của Incoterms 2020, điểm phân chia rủi ro và phân chia
chi phí khác nhau.
 Sai. Trong các quy tắc nhóm D của Incoterms 2020, điểm phân chia rủi ro và
chi phí đều là nơi đến (người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng).
5. Nếu muốn giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, người bán
nên chọn các quy tắc nhóm E và nhóm F thay vì nhóm C và D.
 Sai. Vì trong nhóm E và nhóm F, người bán không có nghĩa vụ vận tải; còn
trong nhóm C và D, nghĩa vụ vận tải thuộc về người bán nên nếu người bán
muốn giành được quyền thuê phương tiện vận tải thì cần chọn nhóm C và
nhóm D. Còn về nghĩa vụ mua bảo hiểm, chỉ có quy tắc CIF và CIP quy định
nghĩa vụ mua bảo hiểm hoàn toàn thuộc về người bán.
6. Quy tắc CIP của Incoterms 2020 yêu cầu người bán mua bảo hiểm với mức cao hơn
CIP của Incoterms 2010.
 Đúng. Trong quy tắc CIP của Incoterms 2010, nghĩa vụ của người bán “mua
bảo hiểm cho hàng hóa, bằng chi phí của mình, theo mức thấp nhất là điều
kiện C (Institute Cargo Clauses C) của Hiệp hội Bảo hiểm Lloyd’s (LMA)
hoặc Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế (IUA) hoặc các điều kiện bảo hiểm tương tự
khác”, còn trong Incoterms 2020 đã đi đến quyết định chuyển bảo hiểm từ
điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) sang điều kiện A (Institute Cargo
Clauses A), như vậy tăng mức bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của người bán, có lợi
cho người mua.
7. Trong quy tắc DAP, nếu người mua không thông quan nhập khẩu được cho hàng hóa,
hàng nằm tại kho cửa khẩu nhập bị hư hại, mất cắp thì rủi ro này sẽ do người bán
chịu.
 Sai. Trong quy tắc DAP, nghĩa vụ thông quan nhập khẩu thuộc về người mua.
Tuy nhiên, trong trường hợp người mua không thể hoàn thành nghĩa vụ này
dẫn đến việc hàng bị giữ lại cửa khẩu. Lúc này, người bán chưa hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng, nhưng rủi ro của hàng hóa khi hàng hóa đặt tại cửa khẩu
sẽ thuộc về người mua (miễn là hàng được đặc định là hàng của hợp đồng).
8. Thuật ngữ "Lõng hàng" trong quy tắc FAS có nghĩa là khi tàu không vào được cầu
cảng, phải dùng xà lan/tàu nhỏ chở hàng từ cầu cảng ra tàu lớn để bốc lên tàu lớn.
 Đúng.
9. Khi hàng được đóng trong công ten nơ, vận chuyển bằng đường biển thì nên dùng quy
tắc FCA thay cho FOB, CPT thay CFR và CIP thay cho CIF.
 Đúng. Khi xuất, nhập khẩu hàng đóng trong container thì không nên dùng các điều
kiện FOB, CFR hay CIF mà thay bằng FCA, CPT hay CIP tương ứng, vì theo các
điều kiện FOB, CFR hay CIF thì điểm giao hàng và di chuyển rủi ro là ở trên tàu
(người bán giao hàng cho người mua bằng cách đặt hàng hóa ở trên tàu; rủi ro về
hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng ở trên tàu) nhưng hàng
container (dù hàng nguyên hay hàng lẻ) trong thực tế, thường được giao cho người
chuyên chở trước khi hàng được xếp lên tàu, tại “container terminal” (CY hoặc
CFS). Như vậy, giữa quy định của hợp đồng và thực tế không phù hợp với nhau
liên quan đến địa điểm giao hàng và di chuyển rủi ro;
10. Trong các quy tắc nhóm C, điểm phân chia rủi ro và điểm phân chia chi phí là trùng
nhau
 Sai. Trong các quy tắc nhóm C, điểm phân chia rủi ro là nơi đi; điểm phân
chia chi phí là nơi đến (2 điểm này khác nhau).
Câu 2. Mô tả điểm phân chia rủi ro và chi phí trong quy tắc FCA, Incoterms 2020.
Trong A4 của FCA, Incoterms 2020 có nói:
"The seller has no obligation to the buyer to make a contract of carriage. However, the seller
must provide the buyer, at the buyer’s request, risk and cost, with any information in the
possession of the seller, including transport-related security requirements, that the buyer
needs for arranging carriage. If agreed, the seller must contract for carriage on the usual
terms at the buyer’s risk and cost. The seller must comply with any transport-related security
requirements up to delivery."
Giải thích thuật ngữ "usual terms" (các điều kiện thông thường) trong trường hợp này có
nghĩa là gì? Tại sao Incoterms lại phải quy định như vậy?
- Trong quy tắc FCA, Incoterms 2020:
+ Điểm phân chia rủi ro: Nơi đi (hoàn thành nghĩa vụ giao hàng)
+ Điểm phân chia chi phí: Nơi đi (hoàn thành nghĩa vụ giao hàng)
- “Usual terms” (các điều kiện thông thường) là những điều kiện vẫn thường được sử dụng
trong hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa trong ngành buôn bán.
- Incoterms phải quy định như vậy vì nếu người bán ký hợp đồng vận tải với một điều kiện
“không thông thường”, có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua trong mối quan
hệ với người chuyên chở.

You might also like