Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bài tập thảo luận thứ 3

LỚP CJL46
NHÓM 1

Danh sách nhóm 1:


Lý Linh Nghi 2153801015165 Nhóm trưởng

Nguyễn Nguyên Huy 2153801011072

Nguyễn Thị Khánh Linh 2153801012117

Trần Thiên Bảo Ngọc 2153801014168


DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

- Câu 1, 5 phần 1;
- Câu a bài 2 phần 2;
Lý Linh Nghi 2153801015165 - Câu 2 phần 3 (bảo vệ Tòa
án các cấp);
- Câu 3 phần 3.

- Câu 2 phần 1;
- Bài 1 phần 2 (xác định quan
hệ tranh chấp);
Nguyễn Nguyên Huy 2153801011072
- Câu 2 phần 3 (bảo vệ Tòa
án các cấp);
- Câu 3 phần 3.

- Câu 4 phần 1;
- Bài 1 phần 2 (nhận xét
thẩm quyền thụ lý);
Nguyễn Thị Khánh Linh 2153801012117
- Câu 1 phần 3;
- Câu 2 phần 3 (bảo vệ kháng
nghị Viện Kiểm sát).

- Câu 3 phần 1;
- Câu b bài 2 phần 2;
Trần Thiên Bảo Ngọc 2153801014168 - Câu 1 phần 3;
- Câu 2 phần 3 (bảo vệ kháng
nghị Viện Kiểm sát).

1
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Phần 1. Nhận định


Câu 1. Tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nếu được quy
định trong BLTTDS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác.
Nhận định sai.
Về nguyên tắc, Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng
dân sự đối với những vụ việc dân sự phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự do pháp
luật dân sự điều chỉnh. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 BLTTDS 2015, trong
trường hợp tranh chấp dân sự chưa được quy định trong BLTTDS 2015 và các văn bản
pháp luật khác thì Tòa án cũng không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý do
chưa có điều luật để áp dụng. Những tranh chấp này là những tranh chấp thuộc phạm
vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và
cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Do đó, tranh chấp dân sự mặc dù chưa được quy định trong BLTTDS năm 2015
và các văn bản pháp luật khác nhưng nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân
sự thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Chúng ta sai → điều 4 vẫn được quy định trong bộ luật nên không thể xem nhận
định trên là sai trong TH trên.
Th lý khác X lý.
→ Thụ lý: Những tranh chấp chưa có điều luật áp dụng là để khắc phục những trường
hợp Tòa án từ chối thụ lý do chưa có luật áp dụng. TA sẽ dựa vào điều khoản mở rộng
trong Điều 26 - 32 BLTTDS 2015 để giải quyết.
Buc phi có lut áp dng.
Vd: tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận thì TA sẽ từ chối xử lý thì giấy chứng nhận
không được quy định là tài sản trong luật → từ đó mới dẫn đến là Điều 4 ra đời ko từ
chối nếu chưa có luật để xử lý (luật nội dung)
vd: khoản 14 Điều 26.

Câu 2. Tranh chấp lao động luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân.
Nhận định sai.
Căn cứ vào Điều 179 BLLĐ 2019 có 3 loại tranh chấp lao động là tranh chấp
tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao

2
động tập thể về lợi ích. Căn cứ theo Điều 195, 196 BLLĐ 2019 thì tranh chấp lao động
tập thể về lợi ích phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Nhưng dù
cho có hòa giải thành hoặc không thành thì sau đó thẩm quyền giải quyết vẫn không
thuộc về Tòa án nhân dân.
Vì vậy, tranh chấp lao động không phải luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân.
⇒ căn cứ thêm khoản 5 Điều 32 BLTTDS

Câu 3. Tranh chấp có đương sự cư trú ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định sai.
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015 và Điều 123 LHNGĐ 2014,
có thể thấy vụ án dân sự về lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà cụ thể trong đó có một
bên là công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì
thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam
đang cư trú.
Do đó, tuy khoản 3 Điều 35 đã quy định những tranh chấp mà có đương sự ở
nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện,
nhưng vẫn có trường hợp loại trừ nêu trên.

Câu 4. Tranh chấp lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015, Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-
HĐTP.
Tranh chấp lao động có đương sự ở nước ngoài không phải luôn thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp, công ty 100% vốn
nước ngoài nhưng đặt trụ sở tại Quận 4 và đương sự ở nước ngoài thì khi xảy ra tranh
chấp lao động vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Bởi vì, bất kỳ
doanh nghiệp nào đặt trụ sở và kinh doanh tại Việt Nam thì phải đăng ký thành lập DN
theo Luật Doanh nghiệp 2020. Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rõ “đương sự ở nước
ngoài” không đồng nhất với “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”. Vì vậy, tranh
chấp lao động trong trường hợp này không có yếu tố nước ngoài và thẩm quyền giải
quyết tranh chấp thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 35 BLTTDS 2015.

⇒ Điều 471 BLTTDS → “vụ án” tức là đã được thụ lý rồi.

3
→ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ngay từ đầu đã không thuộc thẩm quyền của
Tòa, nên dù đương sự có ở nước ngoài thì cũng không thuộc thẩm quyền của Tòa tỉnh
hay huyện lun.
⇒ nếu các bên ra tòa mà có đương sư ở nước ngoài thì chắc chắn phải lên cấp tỉnh

Câu 5. Thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con thuộc về Tòa án nhân dân.
Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 LHNGĐ 2014, thẩm quyền xác định quan
hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp sẽ thuộc về Cơ quan đăng ký hộ
tịch có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Ngoài ra, Tòa án
nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con theo trình
tự giải quyết việc dân sự theo quy định tại khoản 10 Điều 29 BLTTDS 2015. Qua đó ta
có thể thấy, đối với trường hợp không có tranh chấp thì thẩm quyền bao gồm cả Cơ
quan đăng ký hộ tịch và Tòa án do đương sự lựa chọn. Việc quy định như vậy nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự có cơ hội lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực
hiện theo yêu cầu của mình trên cơ sở quy định của pháp luật.
Do đó, thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con có thể thuộc về cơ quan khác
mà không phải là Tòa án nếu không có tranh chấp xảy ra.

→ Từ khoản 10 Điều 29 BLTTDS xong đến khoản 2 Điều 101 LHNGĐ


→ Khoản 2 Điều 101 quy định Tòa án có thẩm quyền khi nào.
Suy ngc li t CSPL trên, Tòa án không có thm quyn khi nào:
- Không có tranh chấp
- Các bên đều còn sống.
- Không thuộc tại Điều 92 Luật HNGĐ.

4
Phần 2. Bài tập
Bài 1
Ngày 26/11/2018, ông H có cho ông P và ông V vay số tiền 300.000.000đ (Ba
trăm triệu đồng), lãi suất thỏa thuận 2%/tháng, việc vay tiền ông P và ông V có viết
biên nhận nợ, thỏa thuận đến ngày 26/02/2019 ông P và ông V sẽ trả số tiền trên. Tuy
nhiên khoản vay này ông P, V chỉ đóng lãi được 45.000.000đ (Bốn mươi lăm triệu
đồng), chưa trả vốn. Đến ngày 04/12/2018 ông P và ông V vay thêm 30.000.000đ (Ba
mươi triệu đồng), lãi suất thỏa thuận 2%/tháng, khoản vay này chỉ có ông V viết biên
nhận nhưng ông P là người trực tiếp hỏi tiền ông, thỏa thuận thời hạn thanh toán ngày
15/12/2018 khoản vay này ông P, V chưa trả vốn lãi.
Ngày 01/12/2019, ông H khởi kiện yêu cầu ông P, ông V trả số tiền vay
300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) theo biên nhận ngày 26/11/2018 và lãi suất theo
quy định của pháp luật, ông H đồng ý trừ lại số tiền lãi 45.000.000đ (Bốn mươi lăm
triệu đồng) ông P, ông V đã đóng. Ông H yêu cầu ông V trả số tiền vay theo biên nhận
ngày 04/12/2018 và lãi suất theo quy định của pháp luật.
Ngày 08/01/2020, Tòa án cấp huyện thụ lý vụ án. Sau khi thụ lý, Tòa án cấp sơ
thẩm đã có công văn gửi đến cơ quan có thẩm quyền và tại công văn số 142/PA01-
XNC, ngày 22/01/2020 của Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hậu Giang
xác định ông Phạm V xuất cảnh từ ngày 20/12/2019 và nhập cảnh trở lại ngày
09/01/2020.

Câu hỏi: xác định quan hệ tranh chấp và nhận xét về thẩm quyền thụ lý của
Tòa án cấp sơ thẩm.
Xác định quan hệ tranh chấp
Căn cứ Điều 463 BLDS 2015 “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn
trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả
lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Ta có thể thấy đã có thỏa thuận vay
giữa ông H và ông P, V. Bên cạnh đó ông H cũng đã giao tiền cho ông P và V thể hiện
qua biên nhận nợ. Có thể xác định đây là quan hệ tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp
đồng dân sự căn cứ khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.
→ Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản.

Nhận xét về thẩm quyền thụ lý của Tòa án cấp sơ thẩm


Áp dụng tinh thần tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012 thì ông V
là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt
tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nên ông được xem là đương

5
sự ở nước ngoài. Căn cứ vào khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015, vụ án tranh chấp này
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, khi
Tòa án đang thụ lý vụ án thì ông V ở nước ngoài nhưng có thể thấy trong giai đoạn
này, cấp sơ thẩm chưa thể xác định được bị đơn đã xuất cảnh ra nước ngoài nên vẫn
tiến hành thụ lý. Sau khi thụ lý cấp sơ thẩm đã có công văn gửi đến cơ quan có thẩm
quyền và tại công văn số 142/PA01-XNC, ngày 22/01/2020 của Phòng quản lý xuất
nhập cảnh Công an tỉnh Hậu Giang cũng đã xác định ông V đã nhập cảnh trở về nước
vào ngày 09/01/2020 sau ngày thụ lý 01 ngày. Trong trường hợp này, Tòa án đã thụ lý
vụ án nhưng sai thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ nên Tòa cấp huyện sẽ ra quyết định
chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ
thụ lý được quy định tại khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015.
Thm quyn thuc Tòa tnh.
→ Tòa phúc thẩm không hủy án do không ảnh hưởng nghiêm ọngtrọng tới
quyền và nghĩa vụ của ĐS
→ Thời điểm xét đương sự ở nước ngoài là thời điểm TA thụ lý. Tòa thụ lý
ngày 08/01, ngày này thì ông V không có mặt ở VN và đang ở nước ngoài.

Bài 2
Ông A và bà B kết hôn hợp pháp năm 2007, có đăng ký kết hôn tại phường K,
quận X thành phố Y. Năm 2008 bà B sang Pháp làm ăn. Nhiều lần bà B gửi tiền và
hàng về Việt Nam cho ông A sử dụng. Tuy nhiên, giữa bà B và ông A quan hệ tình
cảm không còn xuất phát từ việc mâu thuẫn trong đời sống tình cảm và tài sản.
Tháng 02 năm 2020 bà B về Việt Nam, ông A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa
án quận X thành phố Y cho ly hôn. Tòa án đã thụ lý. Tại Tòa án, bà B đồng ý ly hôn.
Tài sản bà B giao cho ông A sở hữu toàn bộ. Con chung không có nên không giải
quyết. Trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử bà B làm đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng
mặt bà và quay lại nước Pháp để sinh sống. Tòa án đã ra bản án cho ông A ly hôn với
bà B.
Câu hỏi:
a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Trong trường hợp trên, ông A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án cho ly hôn và
bà B đã đồng ý. Ngoài ra, tài sản bà B giao cho ông A sở hữu toàn bộ, cả hai cũng
không có con chung. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015 xác
định đây là tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong các vấn đề ly hôn, chia tài sản khi
ly hôn.

6
b. Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng
thẩm quyền theo cấp của Tòa án không? Tại sao?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, có thể xác định bà B
là người Việt Nam định cư ở nước ngoài do bà là công dân Việt Nam nhưng cư trú và
sinh sống lâu dài ở Pháp. Bên cạnh đó, áp dụng tinh thần điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị
quyết 03/2012/HĐTP thì bà B do đã sang Pháp làm ăn từ năm 2008 nên bà B là đương
sự ở nước ngoài.
Xét về thẩm quyền, Tòa án nhân dân quận X thành phố Y là Tòa án thuộc cấp
huyện (khoản 4 Điều 3 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014). Do đó, theo khoản 3
Điều 35 BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn trên phải
thuộc về Tòa án cấp tỉnh, cụ thể là Tòa án thành phố Y.

7
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án 14/2017/DS-PT ngày 28/08/2017 về Tranh chấp kiện đòi tài sản của Tòa
án nhân dân tỉnh Hòa Bình.
- Thực hiện các công việc sau:
Câu 1. Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên
Yêu cầu của đương sự trong vụ án trên là: ông H làm đơn khởi kiện yêu cầu vợ
chồng anh T, chị N trả 32.000.000 đồng tiền cửa.
Các đương sự trong bản án: ông Nguyễn Văn H (nguyên đơn); anh Nguyễn
Khánh T (bị đơn); bà Nguyễn Thị B, Ông Bùi Xuân T, bà Nguyễn Thị H1 (người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).

Về Bản án dân sự sơ thẩm


Thứ nhất, đối với yêu cầu của nguyên đơn: Yêu cầu vợ chồng anh T, chị N trả
32.000.000 đồng tiền cửa.
Thứ hai, đối với yêu cầu của bị đơn: Yêu cầu TA giải quyết buộc bà B thanh
toán cho ông H 42.000.000 đồng tiền cửa mà bà đã ký vào bản cam kết ngày
03/04/2015.
Thứ ba, đối với yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
Về bà Nguyễn Thị B: không nêu yêu cầu
Về ông Bùi Xuân T: không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Về bà Nguyễn Thị H1: yêu cầu bà B trả nốt số tiền cửa còn lại 32.000.000 đồng
cho gia đình bà.

Về Bản án dân sự phúc thẩm


Thứ nhất, đối với yêu cầu của nguyên đơn: Yêu cầu vợ chồng anh T, chị N trả
32.000.000 đồng tiền cửa.
Thứ hai, đối với yêu cầu của bị đơn: Yêu cầu TA giải quyết buộc bà B thanh
toán cho ông H 42.000.000 đồng tiền cửa mà bà đã ký vào bản cam kết ngày
03/04/2015.
Thứ ba, đối với yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
Về bà Nguyễn Thị B và ông Bùi Xuân T: yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem
xét nghĩa vụ trả nợ 32.000.000 đồng tiền cửa thuộc về vợ chồng anh T, chị N chứ
không phải vợ, chồng bà.

8
Câu 2. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp và Viện kiểm sát
liên quan đến việc xác định quan hệ tranh chấp.
Lưu ý: mỗi nhóm đều phải có quan điểm bảo vệ cho hướng giải quyết của từng
cấp Tòa.
Tòa: Kiện đòi tài sản
VKS: Hợp đồng gia công
Bảo vệ quan điểm của Tòa án các cấp
Thứ nhất, Viện Kiểm sát xác định đây là tranh chấp về hợp đồng gia công. Căn
cứ Điều 385 BLDS 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Vì vậy ta có thể thấy tranh chấp về
hợp đồng dân sự phải là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ
Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ
theo Hợp đồng. Nhưng trong trường hợp này, về bản chất ông H đã yêu cầu anh T, chị
N trả lại số tiền 32 triệu đồng. Mà theo khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 tài sản bảo gồm
vật, tiền,... nên có thể xem như anh T, chị N đã chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
số tiền mà ông H phải được nhận. Dẫn đến việc Tòa sơ thẩm xác định đây là tranh
chấp kiện đòi tài sản là hoàn toàn có căn cứ.
Thứ hai, anh T, chị N đã mua 9 bộ cửa của ông H thông qua giao dịch dân sự
nhưng anh chị lại không hoàn thành được nghĩa vụ thanh toán của mình. Vì vậy việc
chiếm hữu của hai anh chị là không có căn cứ pháp luật do không thuộc các trường
hợp quy định tại Điều 165 BLDS 2015. Sau đó, vợ chồng ông T bà P có thỏa thuận với
2 anh chị và ông H về việc mua lại 9 bộ cửa đó. Tuy đã trả một phần nhưng 2 ông bà
lại không trả phần còn lại, do đó cũng có thể xem ông T, bà P là người chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật của 9 bộ cửa đó. Từ đó, ông H vốn là chủ sở hữu của 9 bộ
cửa, sau khi chuyển quyền sở hữu cho anh T, chị N nhưng lại không nhận được số tiền
của 9 bộ cửa đó, nên đã khởi kiện đòi tài sản theo Điều 166 BLDS 2015. Vì vậy có thể
xác định đây là quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
theo khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 543 BLDS 2015 thì “Đối tượng của hợp đồng
gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định.”. Tuy nhiên, đối với nội dung của Bản án, các bên không
tranh chấp về đối tượng hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận là 09 bộ cửa. Nếu muốn
xác định đây là tranh chấp về hợp đồng gia công thì các bên phải tranh chấp về đối
tượng của hợp đồng tức là về việc các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Xét về việc
anh T và chị N phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền sau khi anh H đã thực hiện công
việc theo thỏa thuận, do các bên đều có lời khai thống nhất là việc trả số tiền 32 triệu
còn lại sẽ chuyển về thành nghĩa vụ của bà B sau 15 ngày bà B nhận được giấy tờ nhận

9
chuyển nhượng nhà, đất hợp pháp từ anh T, chị N như bản cam kết ngày 03/4/2015.
Chính sự việc trên đã làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa anh T chị N và anh H,
đồng thời chuyển nghĩa vụ thanh toán trong thỏa thuận về thành nghĩa vụ của bà B. Do
đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là tranh chấp kiện đòi tài sản là có căn cứ.
Thứ tư, mặc dù số tiền 42 triệu phát sinh từ hợp đồng gia công, nhưng mà lại
không tranh chấp gì liên quan đến hợp đồng đó. Bởi vì ông H đã bàn giao, lắp đặt đầy
đủ 9 cánh cửa, 2 bên không có tranh chấp; số tiền thanh toán đã được thống nhất
chuyển hóa thành 01 khoản nợ giữa ông H và anh T, chị N sau khi các bên đã nhiều
lần thỏa thuận chuyển dời thời hạn trả nợ và sau đó là chuyển hóa thành nghĩa vụ của
bà B. Như vậy, đây được coi như một khoản tiền đã được chuyển hóa từ nghĩa vụ
thanh toán Hợp đồng gia công lắp đặt cửa, thành một khoản nợ mà ông H có quyền đòi
anh T, chị N và sau này đã chuyển hóa thành khoản nợ mà bà B phải trả.
Thứ năm, theo quy định của Điều 429 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện đối
với hợp đồng là tối đa 03 năm kể từ ngày biết được quyền và lợi ích bị xâm phạm. Giả
sử trong trường hợp vợ chồng anh T chị N cố tình khất nợ quá 3 năm thì có thể ông H
sẽ rơi vào tình trạng hết thời hiệu khởi kiện khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị
xâm phạm. Nên việc các bên thỏa thuận và chốt lại khoản nợ 42 triệu, sau đó để cho
vợ chồng anh T chị N bán nhà cho bà B nhưng anh T chị N vẫn không trả tiền cho ông
H, thì ông H có quyền khởi kiện, yêu cầu vợ chồng anh T chị N trả nợ số tiền này. Bởi
vì trong trường hợp kiện đòi tài sản, pháp luật không tính thời hiệu khởi kiện, như vậy
mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của ông H. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc
thẩm xác định đây là tranh chấp kiện đòi tài sản (tiền) là hoàn toàn có cơ sở hợp lý.
*DEBETO:
Phản biện của nhóm bạn: cần xác định rõ xác định khái niệm TC kiện đòi tài sản.
→ TRL: không thể nói đây là TC kiện đòi tài sản do nếu nói vậy thì anh T chị N đâu
có chiếm giữ bất hợp pháp 32 triệu hay cửa đâu. Không lẽ ông H đòi cửa lại 🙁

Phản biện của nhóm bạn: hđ gia công đã hoàn thành, chuyển hóa nợ.

PB: các đương sự ký cam kết bà B trả tiền trong thời hạn →
Phản biện của mình: cái thời hạn đó hết, thì bà

YK nhóm bạn: H đã thcujw hiện nghxa vụ để lấy quyền sở hữu số tiền 42 triệu rồi
→ phản biện nha: khoản 3 Điều 544 → đó là nghĩa vụ của T N. Số tiền đó vốn
không thuộc sở hữu của ông H ngay khu HĐ hoàn thành, các bên hoàn thành xoq
nghĩa vụ và phải thanh toán thif HĐ mới thành công.
→ Không thể nói là không có căn cứ PL.

10
NB: 42 triệu mình có nói là đổi lấy quyền sở hữu tài sản là 42 triệu đồng. 42 triệu
đồng đó theo thỏa thuận các bên thì thuộc vê foong H → anh T chị N chiếm giữ
khôm có căn cứ PL.

B có ký cam kết, hết hạn 15 ngày.

*Câu hỏi của lớp:


DQ: chứng minh KN VKS không đúng: TC là HĐ gia công, nếu chứng minh đây
không là HĐ gia công. Vậy HĐ này là gì?
→ Bản chất vẫn là hợp đồng, theo hướng cả Tòa cả Viện đều sai 🙂
Điều 542. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực
hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia
công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Diễm: H chưa được nhận, được xem là khoản nợ, không thể xác lập thông qua hợp
đồng mượn nợ.
→ Quan hệ kiện đòi tài sản: phải cho người khác thấy được ông H đã xác lập được
quyền sở hữu, đồng nghĩa với việc đây là tranh chấp kiện đòi tài sản.
Ông H đã xác lập đc quyền sở hữu đối với số tiền 42tr → oke chấp nhận là kiện đòi
tài sản
Debato của thầy
→ Đây là thỏa thuận 3 bên, đối với các HĐ kinh tế có biên bản thanh lý HĐ → xác
nhận công việc các bên đã thực hiện và nghĩa vụ còn tồn đọng lại.
⇒ Ở đây thỏa thuận giữa 3 bên: bên nhận gia công, bên gia công, bên nhận chuyển
nhượng nhà.
→ Rõ ràng, tình tiết vụ án đã xuất hiện xác nhận nghĩa vụ đóng cửa của ông H, đồng
nghĩa với việc bên anh T, chị N đã xác nhận rằng mình chưa trả.
→ Nãy nhóm mình có nói là cái thỏa thuận đó sau 15 ngày hết hiệu lực mà nhóm kia
không phản biện → thầy phản biện nè: sau đó bà B có trả 10 triệu, tức đang tiếp tục
thực hiện thỏa thuận nêu trên nên là thỏa thuận vẫn có hiệu lực.
→ Về bản chất, không có kiện sai, nhưng Tòa vẫn lôi bả vào với tư cách là người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Bảo vệ quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Y

11
Viện kiểm sát nhân dân huyện Y cho rằng đây là tranh chấp về hợp đồng gia
công.
Thứ nhất, căn cứ tại Điều 542 BLDS 2015 quy định “Hợp đồng gia công là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản
phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền
công”, có thể thấy trong Bản án, ông H là bên nhận gia công thực hiện công việc tạo ra
09 bộ cửa theo yêu cầu của anh T chị N là bên đặt gia công; và anh T, chị N nhận sản
phẩm và có nghĩa vụ trả tiền công cho ông H.
Thứ hai, theo Điều 543 BLDS 2015 thì 09 bộ cửa nêu trên là hàng đặc định,
được ông H gia công theo yêu cầu, thỏa thuận với anh T chị N. Có thể xác định, 09 bộ
cửa đó chính là đối tượng của hợp đồng gia công và anh T chị N đã thực hiện quyền
nhận sản phẩm gia công của mình thông qua hoạt động để ông H vào nhà lắp cửa,
cũng như sử dụng cánh cửa đó trong nhà. Tuy nhiên, khi nhận sản phẩm anh chị đã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ông H nên ông đã khởi kiện yêu cầu anh T,
chị N trả tiền cửa. Vì vậy, quan hệ trên là tranh chấp hợp đồng gia công, lắp đặt cửa
gỗ.
Mặt khác, Tòa án xác định đây là tranh chấp về kiện đòi tài sản là không đúng.
Bởi lẽ, bản chất của “kiện đòi tài sản” là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho
mình. Quyền này được xem như một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ
sở hữu, nhằm đảm bảo để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và
khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường. Trong vụ án này, anh T chị N
không hề mượn số tiền 42 triệu đồng của ông H, cũng không hề chiếm hữu 09 bộ cửa
một cách bất hợp pháp, mà giữa hai bên đã phát sinh hợp đồng gia công, giao dịch dân
sự này không tồn tại từ “mượn” nên không thể xác định đây là trường hợp kiện đòi tài
sản. Bên cạnh đó, anh T và chị N đã vi phạm hợp đồng gia công là không trả tiền
thù lao cho ông H.
Thứ ba, đặc điểm của phương thức kiện đòi lại tài sản gồm: kiện đòi lại tài sản
là biện pháp áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu, người có quyền khác đối với
tài sản bị mất quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình; Người bị kiện phải là
người đang thực tế chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản; Đối
tượng của kiện đòi lại tài sản phải là vật đang có thực, đang còn tồn tại trên thực tế.
Tuy nhiên, trong trường hợp nêu trên thì vụ việc chỉ thỏa mãn yếu tố cuối cùng, hai
yếu tố còn lại không thỏa. Do đó, không thể xác định đây là vụ án kiện đòi tài sản.

Khái niệm 2 cái:


+ Kiện đòi tài sản: chủ sở hữu yêu cầu người…

12
+ Hợp đồng gia công: mâu thuẫn về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
→ Theo lời khai, ông H đóng đủ cửa, cả 2 bên không có bất đồng về hợp đồng
gia công
Ông H cho nợ lại, chuyển giao cho bà B
Không có tranh chp xy ra.
⇒ Phản biện: dù ông H đã chuyển giao nhưng mà nghĩa vụ thanh toán vẫn chưa
được thực hiện xong.
Không cần 2 bên tranh chấp thì mới làm xuất hiện hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công đã hoàn thành, số nợ anh T đã chuyển nợ về tài sản của ông H.
Tranh chấp kiện đòi tài sản là giá trị của tài sản đó chứ không tranh chấp về hợp đồng
gia công.

Phản biện: hợp đồng gia công vẫn là hợp đồng gia công cho dù có chuyển cho bà B?
→ Các đương sự đã ký là bà B sẽ trả với điều kiện sau 15 ngày nhận được giấy tờ
chuyển nhượng, anh T chị N
→ Quá hạn rồi → vô hiệu cái bản cam kết, hợp đồng gia công vẫn tồn tại.
→ chiếm hữu bất hợp pháp, số tiền 42tr đồng vẫn thuộc sở hữu của anh T chị N, vẫn
phải tiếp tục trả → vẫn nằm trong hợp đồng mà???

Chủ thể yêu cầu là chủ sở hữu đối với tài sản, bản thân chiếm hữu tài sản.
→ Số tiền 42 triệu ban đầu vốn không thuộc sở hữu của ông H, nó nằm trong quan hệ
hợp đồng gia công. Nó chỉ thuộc về sở hữu của ông H ngay sau khi hợp đồng được
hoàn thành, tức là các bên đã hoàn thành xong các nghĩa vụ kể cả nghĩa vụ thanh
toán. Nên không thể nói 2 anh chị là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
→ anh T và chị N đã vi phạm hợp đồng gia công là không trả tiền thù lao cho ông
H → xác định là tranh chấp về hợp đồng gia công là hợp lý.

ông H đã thực hiện xong nghĩa vụ trong hợp đồng,

Câu 3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm
tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó.
Vấn đề pháp lý: xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
Tóm tắt Bản án 14/2017/DS-PT NGÀY 28/08/2017 về tranh chấp kiện đòi tài
sản:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn H.
Bị đơn: Anh Nguyễn Khánh T, chị Quách Thị N.

13
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị B, Ông Bùi Xuân T,
Bà Nguyễn Thị H1.
Nội dung:
Ông Nguyễn Văn H có đóng 9 bộ cửa cho vợ chồng anh T chị N với giá 42
triệu đồng. Ông H đã đóng và lắp đặt xong cửa cho gia đình anh T chị N nhưng vợ
chồng anh chị chưa thanh toán tiền cửa cho ông H. Sau đó tại gia đình bà B, ông H,
anh T cùng nhau ký vào bản cam kết trong thời hạn 15 ngày anh T phải hoàn tất thủ
tục chuyển nhượng đất và tài sản trên đất cho bà B, bà B có trách nhiệm hoàn trả số
tiền 42 triệu đồng cho ông H khi đã nhận đủ các giấy tờ chuyển nhượng từ anh T. Nếu
một trong các bên không hoàn thành thì biên bản này không có hiệu lực. Bà B đã trả số
tiền 10 triệu đồng cho ông H có giấy biên nhận ghi là trả tiền cửa nhưng lại không
đồng ý trả toàn bộ. Nên ông H đã làm đơn khởi kiện vợ chồng anh T, chị N tại Tòa án
huyện Y; yêu cầu phải trả 32 triệu đồng tiền cửa cho ông H. Tại Tòa án sơ thẩm đã
xác định đây là tranh chấp kiện đòi tài sản, tuy nhiên Viện Kiểm sát đã kháng
nghị và cho rằng đây là tranh chấp hợp đồng gia công lắp đặt cửa. Tòa án cấp
phúc thẩm cho rằng kháng nghị của Viện Kiểm sát là không có căn cứ nên đã bác bỏ
kháng nghị trên.

Diễm quyên: theo từ điển tiếng việt thì gia công là … khoản 1 Điều 549 ê
→ ông H chưa nhận được số tiền mà

14

You might also like