Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

1 /6

Sử dụng hiệu ứng


Làm quen với các thao tác tạo các hiệu ứng (animations, transitions) trong tài liệu trình chiếu

Hiệu ứng được dùng trong tài liệu trình chiếu nhằm làm tăng hiệu quả trình bày, có hai loại hiệu
ứng:

• Animations – Các hiệu ứng động áp dụng cho đối tượng hoặc nhóm đối tượng trên slides.
• Transitions – Các hiệu ứng áp dụng cho slides

Hiệu ứng cần được thiết kế phù hợp để dáp ứng yêu cầu trình bày. Lạm dụng hiệu ứng, sử dụng
hiệu ứng không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả trình bày.

1. Sử dụng hiệu ứng động (animations)


Thiết lập hiệu ứng cho đối tượng
• Chọn đối tượng (hoặc nhóm đối tượng) muốn thiết lập hiệu ứng
Các đối tượng có thể là văn bản, đối tượng đồ họa, …
• Chọn Animations

 Chọn hiệu ứng trong bộ sưu tập Animation (hoặc chọn nút Add Animation)

o Entrance, nhóm hiệu ứng làm đối tượng xuất hiện trên slide (“đi vào slide”)
o Exit, nhóm hiệu ứng làm đối tượng biến mất khỏi slide (“ra khỏi slide”)
o Emphasis, nhóm hiệu ứng “nhấn mạnh” đối tượng
o Motion Path, nhóm hiệu ứng làm đối tượng di chuyển theo quỹ đạo

Vùng thiết kế anima�ons


Xem thử hiệu ứng Thêm hiệu ứng
cho đối tượng

 Xem thử hiệu ứng

o Chọn Preview
-hoặc-
o Chọn mở Animation Pane
Chọn nút Play… trên Animation Pane
2 /6

Hiệu ứng phải phù hợp với thể loại trình bày, không nên sử dụng các hiệu ứng cầu kỳ trong các
tài liệu khoa học kỹ thuật.

Nhóm Motion Path thường dùng để tạo hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng đồ họa.

Điều chỉnh thuộc tính của hiệu ứng


Để tiện hiệu chỉnh thuộc tính của các hiệu ứng nên chọn mở Animation Pane bằng cách

• Chọn Animations
• Chọn Animation Pane

Animation Pane hiển thị danh sách các hiệu ứng có trên slide giúp dễ dàng chọn hiệu ứng muốn
chỉnh sửa và sắp xếp lại thứ tự thực hiện các hiệu ứng

Danh sách các hiệu ứng

Mở hộp thoại điều chỉnh


hiệu ứng

Thay đổi thứ tự thực hiện


• Chọn hiệu ứng muốn điều chỉnh
• Chọn các nút Reorder Animation trên nhóm Timing

 Move Earlier – chuyển lên thực hiện sớm hơn


 Move Later – chuyển xuống thực hiện trễ hơn

hoặc chọn các nút Reorder trên Animation Pane

Điều chỉnh thuộc tính thời gian


• Chọn hiệu ứng muốn điều chỉnh
• Điều chỉnh các thuộc tính trong nhóm Timing

 Start – thời điểm kich hoạt

o On Click – kích hoạt khi nhấn mouse hoặc phím


o With Previous – kích hoạt cùng với hiệu ứng trước đó
o After Previous – kích hoạt sau khi hiệu ứng trước đó kết thúc

 Duration – thời gian thực hiện hiệu ứng


 Delay – thời gian trễ (thời gian từ lúc kích hoạt đến lúc hiệu ứng bắt đầu thực hiện)
3 /6

Một cách làm khác là nhấn nút phụ (nút phải) của mouse trên hiệu ứng muốn điều chỉnh
hoặc chọn nút cạnh hiệu ứng để mở menu điều chỉnh

• Chọn Start On Click, Start With Previous, Start After Previous để điều chỉnh thời điểm kích
hoạt
• Chọn Timing… để mở hộp thoại điều chỉnh chi tiết

Trên hộp thoại điều chỉnh có thể quy định thêm tính lặp lại của hiệu ứng.

Thay đổi cách thức thực hiện


• Chọn hiệu ứng muốn điều chỉnh
• Chọn Effect Option, chọn cách thức thực hiện

Tùy thuộc hiệu ứng và đối tượng được thiết lập hiệu ứng có
thể có các lựa chọn khác nhau.
Mở hộp thoại điều
Ví dụ hiệu ứng Wipe áp dụng trên text box chứa nhiều đoạn chỉnh chi �ết
văn bản sẽ có các lựa chọn:

• Hướng hiển thị (từ dưới lên, từ trái qua, từ phải qua, từ trên xuống)
• Trình tự thực hiện hiệu ứng

 As One Object – hiệu ứng thực hiện như cách thực hiện trên một đối tượng
 All at Once – hiệu ứng thực hiện cùng lúc trên tất cả các đoạn
 By Paragraph – hiệu thực hiện lần lượt theo từng đoạn
4 /6

Trường hợp muốn hiệu chỉnh chi tiết hơn có thể mở hộp thoại điều chỉnh hoặc nhấn nút phụ của
mouse trên hiệu ứng muốn hiêu chỉnh và chọn Effect Options…

Thông qua hộp thoại có thể chọn

• Sound – âm thanh đi kèm


• After animation – hiệu ứng đi kèm sau khi hiệu ứng chính kết thúc
• Animate text, Group text – cách thức thực hiện hiệu ứng trên văn bản

Bổ sung thêm hiệu ứng cho đối tượng


• Chọn đối tượng muốn bổ sung thêm hiệu ứng
• Chọn Add Animation, chọn hiệu ứng muốn thêm
• Hiệu chỉnh các thuộc tính của hiệu ứng vừa thêm
5 /6

2. Sử dụng các hiệu ứng chuyển slide (transitions)


Thiết lập hiệu ứng
• Chọn slide muốn thiết lập hiệu ứng
• Chọn Transitions

 Chọn hiệu ứng trong các nhóm hiệu ứng

o Subtle
o Exciting
o Dynamic Content

 Chọn Apply to All nếu muốn áp dụng hiệu ứng cho tất cả các slides

Xem thử hiệu ứng


Hiệu chỉnh hiệu ứng

 Xem thử hiệu ứng

o Chọn Preview

Điều chỉnh thuộc tính của hiệu ứng


• Chọn slide có hiệu ứng muốn điều chỉnh
• Chọn Transitions

Điều chỉnh thuôc tinh thời gian


• Điều chỉnh thuộc tính trong nhóm Timing

 Duration – thời gian thực hiện hiệu ứng


 Thời điểm chuyển slide (thời điểm kích hoạt
hiệu ứng)

o On mouse click – khi nhấn mouse hoặc nhấn phím (mặc định)
o After – tự động chuyển slide sau khoảng thời gian quy định

 Sound – âm thanh đi kèm với hiệu ứng

• Chọn Apply to All nếu muốn áp dụng các điều chỉnh cho tất cả các slides
6 /6

Thay đổi cách thức thực hiện


• Chọn slide có hiêu ứng muốn điều chỉnh
• Chọn Effect Options để chọn cách thức thực hiện hiệu ứng
• Chọn Apply to All nếu muốn áp dụng các điều chỉnh cho tất
cả các slide

Thường chỉ nên dùng một loại hiệu ứng chuyển slides

Không nên sử dụng hiệu ứng cầu kỳ trong các bài trình bày
khoa học kỹ thuật.

Thực hành
1. Thử nghiệm các thao tác tạo hiệu ứng animations, transitions.

2. Tạo các hiệu ứng phù hợp cho tập tin trình chiếu BaiTH_PPT (đã làm ở bài thực hành
PowerPoint_01, 02, 03)

You might also like