Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 5

Câu 1: Thế nào là một hệ cô lập ? Tại sao phải tiến hành cân bằng
đệm trước khi tiến hành thí nghiệm ?
 Hệ cô lập là hệ chỉ có các vật trong hệ tương tác với nhau
(gọi là nội lực) các nội lực trực đối nhau từng đôi một. Trong
hệ cô lập không có các ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc có
ngoại lực thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau
 Cân bằng đệm trước khi tiến hành thí nghiệm vì phải làm cho
hợp lực tác dụng lên xe bằng 0 .

Câu 2: Quán tính là gì ? Phát biểu định luật về Quán tính (Định luật I
Newton), định luật II và Định luật III Newton
 Quán tính là tính chất đặc trưng cho sự cản trở của các đối tượng đối
với bất kì sự thay đổi nào về vận tốc của chúng.. Nó là một trong
những biểu hiện cơ bản của khối lượng và là một tính chất định
lượng của các hệ vật chất
 Định luật I Newton
Khi một vật không chịu tác dụng của lực nào (vật cô lập) hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực bằng không (F =0) , nếu vật đó đang đứng
yên thì nó tiếp tục đứng yên, còn nếu vật đó đang chuyển động thì nó tiếp
tục chuyển động thẳng đều.
 Định luật II Newton
Khi một vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực khác không (F≠0), thì
nó sẽ chuyển động có gia tốc .Gia tốc a của vật tỉ lệ với hợp lực F tác
dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng m của vật đó:

F
a⃗ =
m
Đơn vị đo của lực F là newton (N) ,của khối lượng m là kilogam (kg) và
của gia tốc a (m ∕ s2)
 Định luật III Newton

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực ⃗


F 1 thì vật B cũng tác dụng lên vật A một
lực ⃗
F 2 cùng phương , ngược chiều ,cùng độ lớn (cường độ) với lực ⃗ F1 :


F2 = - ⃗
F1

F 1 là lực tác dụng gọi tắt là lực hoặc động lực, ⃗
F 2 là lực phản tác
dụng gọi tắt là phản lực
F
Câu 3: Theo định luật II Newton ta có công thức a= m .Hãy vẽ
đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a vào lực F khi khối lượng m
của hệ không đổi và vẽ đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a vào
khối lượng m khi F thay đổi

Câu 4:Vận tốc tức thời của xe tại hai vị trí cổng quang điện và
gia tốc chuyển động giữa hai cổng quang điện được xác định
như thế nào?
- Vận tốc tức thời của 2 xe được tính bằng : delta x/t

- Gia tốc chuyển động giữa 2 cổng : (v2-v1)/t

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 6


Câu 1: Nêu nội dung của định luật bảo toàn động lượng ?
Tổng động lượng của một hệ vật cô lập được bảo toàn

Câu 2: Thế nào là va chạm đàn hồi và va chạm mềm ?


 Va chạm đàn hồi là va chạm mà sau khi va chạm, hai vật m1, m2
tách rời nhau và chuyển động với vận tốc khác nhau : v '1 ≠ v '2
 Va chạm mềm là va chạm mà sau khi va chạm, hai vật m1, m2 gắn
chặt vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc V ‘
( m1 +m2 ) v ' =m1 v 1+ m2 v 2

Câu 3: Viết công thức xác định động lượng và động năng của hệ
hai xe trước và sau va chạm đàn hồi và va chạm mềm
 Động lượng:
+) Va chạm đàn hồi:
mA.vA + mB.vB = mA.vA’ + mB.vB’
 mA.vA + 0 = mA.vA’ + mB.vB’

+) Va chạm mềm:

mA.vA + mB.vB = ( mA + mB ).v’


 mA.vA + 0 = (mA + mB).v’

 Động Năng:
+) Va chạm đàn hồi:

½.mA.vA^2 + ½.mB.vB^2 = ½.mA.vA’^2 + ½.mB.vB’^2


 ½.mA.vA^2 + 0 = ½.mA.vA’^2 + ½.mB.vB’^2

+) Va chạm mềm:

½.mA.vA^2 + ½.mB.vB^2 = ½.( mA + mB).v’^2


 ½.mA.vA^2 + 0 = ½.( mA + mB).v’^2

Câu 4: Vận tốc của hai xe trước và sau va chạm được xác định như
thế nào ?
Δx Δx
Vận tốc 2 xe sau va chạm : v 1= t v 2=
t2

You might also like