Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 99

PHẦN 1: ĐÚNG SAI GIẢI THÍCH

Câu 1: Tài trợ thương mại quốc tế chỉ thích hợp trong trường hợp nhà xuất nhập
khẩu thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
-> Sai. Nhu cầu tài trợ nằm ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp XNK, nhu cầu tài trợ có thể là nhu cầu về tài chính (vay vốn) cũng có thể là
nhu cầu tài trợ phi tài chính (tư vấn, uy tín, cơ hội,...)
Câu 2: Dịch vụ Factoring được cung ứng bởi bất kỳ tổ chức tín dụng nào đang hoạt
động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng.
-> Sai. Không phải bất cứ tổ chức tín dụng nào hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng
2010 cũng được phép hoạt động cung cấp dịch vụ Factoring. Các tổ chức tín dụng phải thỏa
mãn các điều kiện của NHNN và phải được cấp phép bởi ngân hàng nhà nước thì mới đực
cung cấp dịch vụ Factoring.
Câu 3: Trong Factoring quốc tế, quan hệ giữa nhà factor XK và nhà Nk là quan hệ
giữa chủ nợ và con nợ thể hiện bằng hợp đồng Factoring
-> Đúng. Quan hệ giữa nhà factor Xk và nhà Nk là quan hệ giữa chủ nợ và con nợ thông
qua nhà factor xuất khẩu thông qua việc nhà XK bán các khoản phải thu từ nhà NK cho nhà
factor XK được thể hiện qua hợp đồng Factoring.
Câu 4: Bảo lãnh giáp lưng là hình thức bảo đảm hợp đồng trong mua bán hàng hóa
trung gian
-> Đúng. Bảo lãnh giáp lưng hình thành trên cơ sở mua bán tay ba. Theo đó nhà xuất khẩu
thực sự yêu cầu Nh phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhà trung gian hưởng,
đồng thời qua đó nhà trung gian cũng phát hành một bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhà
nhập khẩu thực sự hưởng. Lưu ý hai hợp đồng bảo lãnh này hoàn toàn độc lập.
Câu 5: Hợp đồng bảo lãnh điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và
người thụ hưởng bảo lãnh
-> Đúng. Hợp đồng bảo lãnh là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và người
nhận bảo lãnh (có thể có thêm các bên khác) theo đó TCTD cam kết thanh toán cho người
nhận bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hợp đồng.
Câu 6: Factoring được thực hiện với những khoản phải thu từ hợp đồng trả chậm với
kì hạn bất kỳ.
-> Sai. Factoring được thực hiện với các khoản phải thu từ hợp đồng trả chậm ngắn hạn,
thông thường dưới 180 ngày.
Câu 7: Bản chất của bảo lãnh thanh toán là để phòng ngừa rủi ro cho nhà XK nếu như
nhà NK không trả tiền
-> Đúng. Bảo lãnh thanh toán là bảo lãnh thông thường do ngân hàng phục vụ nhà NK phát
hành cam kết sẽ thanh toán cho nhà XK thay cho nhà NK nếu như nhà Nk không thanh toán
cho nhà Xk sau khi nhà xuất khẩu đã giao hàng đúng như thỏa thuận
Câu 8: NH bảo lãnh chịu trách nhiệm thanh toán Letter of Guarantee khi người thụ
hưởng xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh họ đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
-> Sai. Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm thanh toán L/G khi người thụ hưởng chứng minh là
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ như hợp đồng đã ký kết.
Câu 9: Ngân hàng có thể phát hành Standby L/C thay thế cho một Letter of Guarantee.
-> Đúng. Bản chất Standby L/C nó cũng như một bảo lãnh mà ngân hàng phục vụ nhà xuất
khẩu phát hành cho nhà Nk thụ hưởng khi người xuất khẩu không thực hiện được hợp đồng
đã ký kết, nhà Nk chỉ cần chứng minh được việc nhà XK không thực hiện đúng hợp đồng
theo như yêu cầu của Standby L/C là có thể nhận được thanh toán từ Standby L/C
Câu 10: Factoring được áp dụng với các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng bán
hàng trả chậm bằng nhờ thu
-> Sai. Factoring được áp dụng với các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng
bán hàng trả chậm bằng nhờ thu D/A hoặc ghi sổ.
Câu 11: Tài trợ thương mại quốc tế là việc cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh
xuất nhập khẩu
-> Sai. Tài trợ thương mại quốc tế không chỉ bao gồm cấp tín dụng thông thường, mà còn
có thể là tài trợ phi tài chính như tư vấn, cung cấp thông tin, tài trợ uy tín,..
(Nếu nói ngược lại: Việc cấp tín dụng là một hình thức tài trợ cho nhà XNK -> đúng)
Câu 12: Ngân hàng phát hành Standby L/C chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ
hưởng nếu người này xuất trình đầy đủ các chứng từ theo quy trình quy định của
Standby L/C
-> Đúng. Cứ xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp theo quy định của L/C là được NHPH
thanh toán thôi.
Câu 13: Thư bảo lãnh điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và
người thụ hưởng
-> Đúng. Thư bảo lãnh là một văn bản do người bảo lãnh đơn phương phát hành cho người
nhận bảo lãnh, cam kết thực hiện thanh toán nếu người được bảo lãnh không thực hiện
nghĩa vụ tài chính của mình.
Câu 14: Bảo lãnh thanh toán là hình thức ngân hàng tài trợ trực tiếp cho nhà nhập
khẩu
-> Đúng. Bảo lãnh thanh toán là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho nhà XK thay nhà
nhập khẩu nếu như nhà NK không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình.
Câu 15: Ở Việt Nam NHTM nào thực hiện thanh toán quốc tế thì được cung ứng dịch
vụ Factoring quốc tế.
-> Sai. Muốn được thực hiện nghiệp vụ Factoring thì phải thỏa mãn các quy định của ngân
hàng nhà nước, không phải NHTM nào có dịch vụ thanh toán quốc tế cũng được cung ứng
Factoring quốc tế, mà phải thỏa mãn các điều kiện theo quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và
quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN.
Câu 16: Factoring áp dụng cho các khoản phải thu trong hợp đồng mua bán hàng hóa
trả chậm thanh toán bằng L/C và ghi sổ.
-> Sai. Factoring áp dụng cho các khoản phải thu trong hợp đồng mua bán hàng hóa trả
chậm thanh toán bằng nhờ thu D/A và ghi sổ.
Câu 17: Bảo lãnh trực tiếp là hình thức ngân hàng phát hành thư bảo lãnh chuyển
trực tiếp cho người thụ hưởng
-> Sai. Bảo lãnh trực tiếp là việc ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh phát hành thư
bảo lãnh chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng.
(PS: câu trên không nói rõ ràng, NHPH lúc nào cũng chuyển thư bảo lãnh một cách trực tiếp
cho người thụ hưởng vấn đề là họ có phải là người trực tiếp đòi tiền người được bảo lãnh
hay không?)
Câu 18: Ngân hàng cung ứng dịch vụ Factoring thực hiện đòi nợ khi nhà nhập khẩu
không trả tiền cho nhà xuất khẩu
-> Sai. Nếu là Factoring công khai thì nhà NK phải trả tiền cho nhà Factor XK chứ không
phải nhà XK
Câu 19: Với khoản tiền ứng trước từ dịch vụ Factoring giúp cho nhà XK có vấn để sản
xuất hàng hóa và giao hàng đúng hạn.
->Sai. Factoring là việc nhà Factor mua lại các khoản phải thu dựa trên cơ sở các hóa đơn,
điều đó có nghĩa là nó diễn ra sau khi giao hàng. Vì vậy khoản tiền ứng trước từ dịch vụ
Factoring giúp cho nhà XK tiếp tục quay vòng tái sản xuất.
Câu 20: Nhà xuất khẩu phải thông báo cho nhà NK về việc mình sử dụng dịch vụ
Factoring
-> Sai. Nếu là Factoring kín thì người mua hoàn toàn không biết về việc nhà XK đã bán các
khoản phải thu của mình.
Câu 21: Chỉ có NHTM được phép hoạt động ngoại hối mới được thực hiện Factoring
quốc tế
-> Sai. Đó là quy định của Việt Nam (Điều 7- QĐ 1096/2004/QĐ-NHNN) còn trên thế giới tùy
thuộc vào mỗi quốc gia có thể khác.
Câu 22: Xác nhận L/C là hình thức tài trợ của NH cho nhà XK
-> Đúng. Khi nhà xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng tài chính của NHPH L/C họ sẽ tìm
một ngân hàng uy tín xác nhận L/C, theo đó nếu nhà XK đưa ra một xuất trình phù hợp cho
bộ chứng từ L/C yêu cầu NHXN phải có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK, rồi sau đó
NHXN sẽ đòi tiền NHPH sau.
Câu 23: Ngân hàng chỉ tài trợ cho nhà trung gian theo hình thức L/C chuyển nhượng
và L/C giáp lưng trên cơ sở L/C không hủy ngang.
-> Đúng. Ngân hàng chỉ mở L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng trên cơ sở L/C gốc là
không hủy ngang.
Câu 24: Phát hành bảo lãnh nhận hàng là hình thức tài trợ trước khi giao hàng của
NHTM
-> Sai. Bảo lãnh nhận hàng, là việc ngân hàng bảo lãnh cho người mua đi nhận hàng trong
trường hợp hàng hóa đến trước chứng từ và như thế là việc giao hàng đã diễn ra
Câu 25: D/P kỳ hạn là hình thức tài trợ sau khi giao hàng đối với nhà nhập khẩu
-> Đúng. Sau khi kí kết hợp đồng, người bán tiến hành giao hàng sau đó mới đến NH lập
đơn yêu cầu nhờ thu điều này có nghĩa là diễn ra sau khi giao hàng. Mặt khác việc chấp
nhận D/P kỳ hạn của ngân hàng thu hộ là hình thức tài trợ cho nhà NK.
Câu 26: Ngân hàng ký hậu B/L nhằm mục tài trợ cho nhà nhập khẩu sau khi giao
hàng.
-> Đúng. Sau khi giao hàng, hàng hóa đến nước NK, B/L theo lệnh của NHTM, nhà xuất
khẩu muốn lấy được hàng hóa sớm thì phải đến đề nghị NH kí hậu
-> NH đã tài trợ cho nhà NK.
Câu 27: Mở L/C điều khoản đỏ là hình thức tài trợ mà NH phát hành dành cho cả nhà
xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
-> Đúng: Đồng ý mở L/C đã là tài trợ cho nhà Nk, còn điều khoản ứng trước là tài chợ cho
nhà XK
Câu 28: Cơ hội nhận tài trợ từ phía ngân hàng của nhà Nk trong DP kỳ hạn cao hơn
D/A.
-> Đúng. Với D/A người NK chỉ cần chấp nhận thanh toán bằng cách thể hiện chấp nhận lên
hối phiếu là đã nhận được chứng từ, không cần thiết cần đến tài trợ của NH, mặt khác nếu
có cũng chỉ là chấp nhận thông qua thư chấp nhận theo mẫu của Nh nhưng NH cũng không
bị ràng buộc trách nhiệm gì. Trong D/P kỳ hạn nhà Nk phải thanh toán thì mới được nhận
chứng từ, theo đó NH có quyền định đoạt có đưa bộ chứng từ cho nhà Nk mà chưa cần
thanh toán hay không, khi đó thì NH bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán cho nhà XK.
Câu 29: Các nhà kinh doanh XNK chỉ có thể nhận tài trợ từ ngân hàng sau khi đã kí
hợp đồng thương mại
-> Sai. Kể cả khi chưa ký kết hợp đồng, nhà XNK có thể nhận được tài trợ của NH thông
qua tư vấn ký kết hợp đồng, cung cấp thông tin,...
Câu 30: Bảo lãnh thanh toán là hình thức tài trợ của các ngân hàng cho nhà NK sau
khi giao hàng
-> Sai. Là tài trợ sau khi kí kết hợp đồng nhưng trước khi giao hàng
Câu 31: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được mở sau khi giao hàng
-> Sai. Được mở trước khi giao hàng khi một trong hai bên không tin tưởng bên còn lại
không thực hiện hợp đồng
Câu 32: Sản phẩm/dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế liên quan đến nhiều phòng ban
khác nhau của ngân hàng thương mại
-> Đúng. Hoạt động tài trợ TMQT cần có sự phối kết hợp của rất nhiều phòng ban như: bộ
phận quan hệ khách hàng,phòng tín dụng, phòng TTQT, ban quản lý, xử lý và thu hồi nợ,...
Câu 33: Thời hạn của các sản phẩm/dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế chỉ là ngắn và
trung hạn
-> Sai. Có cả dài hạn, điển hình là dịch vụ Forfaiting
Câu 34: Bảo lãnh thuế phải tuân thủ luật pháp cũng như tập quán quốc tế
-> Sai. Bảo lãnh thuế chỉ đơn thuần tuân thủ luật pháp quốc gia thu loại thuế được bảo lãnh
đó
Câu 35: Bảo lãnh ngoại thương ra đời trên cơ sở thông tin bất cân xứng giữa nhà XK
và nhà NK
-> Đúng: Bản chất của bảo lãnh ra đời là do sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa nhà XK và nhà
NK, mà nguyên nhân là do thông tin bất cân xứng giữa hai bên.
Câu 36: Bảo lãnh gián tiếp là việc NHPH bảo lãnh sẽ trả tiền cho người thụ hưởng
gián tiếp thông quan một ngân hàng khác khi người được bảo lãnh không thực hiện
được nghĩa vụ tài chính của mình
-> Sai. Bảo lãnh gián tiếp là việc NHPH bảo lãnh cho người thụ hưởng trên cơ sở một bảo
lãnh đối ứng mà NHPH bảo lãnh đối ứng phát hành cho NHPH bảo lãnh hưởng. NHPH bảo
lãnh sẽ trả tiền trực tiếp cho người thụ hưởng rồi sau đó đòi tiền từ NHPH bảo lãnh đối ứng,
rồi ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng đòi tiền người được bảo lãnh.
Câu 37: Bảo lãnh dự thầu sẽ hết hiệu lực khi bên được bảo lãnh trúng thầu.
-> Sai. Bảo lãnh dự thầu sẽ hết hiệu lực khi bên được bảo lãnh trúng thầu và đã ký bảo lãnh
thực hiện hợp đồng; hoặc người dự thầu không trúng thầu.
Câu 38: Ứng trước hóa đơn là hình thức tài trợ trực tiếp của NH cho nhà XK trên cơ
sở hóa đơn bán hàng.
-> Đúng. Đây là định nghĩa
Câu 39: Trong D/P kỳ hạn NH thu hộ bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán cho nhà XK
vào ngày đáo hạn.
-> Sai. NH thu hộ chỉ bị ràng buộc thanh toán cho nhà XK vào ngày đáo hạn nếu họ chuyển
chứng từ cho nhà NK
Câu 40: Ứng trước vốn trong nhờ thu bản chất là chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ
hàng xuất
-> Đúng. Ứng trước vốn trong nhờ thu là hình thức tài trợ theo đó NH phục vụ nhà XK thanh
toán trước cho nhà XK khi họ xuất trình bộ chứng từ đòi tiền theo phương thức nhờ thu, và
nhà XK phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền được ứng trước vào ngày đáo hạn. Như vậy nó
có bản chất như một chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất, và nó có tên gọi là ứng
trước vốn là để phân biệt với hình thức chiết khấu có truy đòi trong phương thức L/C.
Câu 41: Phát hành L/C là hình thức tài trợ uy tín của NHPH cho nhà NK
-> Đúng. CHấp nhận yêu cầu phát hành L/C đồng nghĩa NHPH lấy uy tín của mình đảm bảo
thanh toán cho nhà XK khi một xuất trình phù hợp.
Câu 42: Trong phương thức nhờ L/C để đảm bảo an toàn cho NHPH thì nhất thiết tất cả các
bản gốc của B/L (3/3) phải xuất trình
=> Sai. Có thể không cần cả 3 bản gốc qua ngân hàng nhưng khi đó vận đơn phải là vận
đơn theo lệnh của NHPH nhằm đảm bảo sự khống chế của ngân hàng đối với lô hàng.
Câu 43: Vận đơn hàng không (Airway Bill) có thể được NH kí hậu cho nhà NK đi lấy
hàng
-> Sai. Vận đơn hàng không là loại vận đơn không có giá trị sở hữu hàng hóa ghi trên vận
đơn, vì thế nó không có chức năng ký hậu.
Câu 44: Chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ hàng xuất bản chất là mua đứt bán
đoạn khoản phải thu của nhà XK
Đúng. Chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ hàng xuất là việc NH mua lại khoản phải thu từ
nhà XK và không đòi lại tiền khi NH không thể đòi tiền từ phía con nợ (NK)
Câu 45: Trong mô hình L/C chuyển nhượng trong mọi trường hợp đều có thể có
nhiều người thụ hưởng thứ 2
-> Sai. Còn tùy thuộc vào L/C gốc có cho phép giao hàng từng phần hay không.
Câu 46: Trong mô hình L/C giáp lưng NH trung gian có trách nhiệm thanh toán đối
với người thụ hưởng thứ 2
-> Đúng. NH trung gian chính là ngân hàng phát hành Baby L/C cho người thụ hưởng thứ 2
trên cơ sở L/C gốc và như vậy họ phải có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng thứ
2 đối với một xuất trình phù hợp.
Câu 47: L/C giáp lưng được lập trên cơ sở L/C gốc là không thể hủy ngang còn L/C
chuyển nhượng thì có thể được lập trên cơ sở L/C gốc có thể hủy ngang
-> Sai. Cả 2 loại L/C đặc biệt này đều phải được lập trên cơ sở của một L/C gốc không hủy
ngang
Câu 48: Khác với Factoring, Forfaiting là hình thức tài trợ cho nhà Xk thông qua việc
mua lại các khoản phải thu trung và dài hạn trên cơ sở các hóa đơn thương mại.
-> Sai. Forfaiting là hình thức tài trợ cho nhà XK thông qua việc mua lại các khoản phải thu
trung và dài hạn trên cơ sở các chứng từ tài chính như hối phiếu, kỳ phiếu và l/C có bảo
lãnh của NH.
Câu 49: Forfaiting có thể là hình thức tài trợ miễn truy đòi hoặc có truy đòi đối với
nhà XK
-> Sai. Forfaiting luôn là hình thức tài trợ miễn truy đòi.
Câu 50: Bảo lãnh thuế là hình thức tài trợ sau khi giao hàng của NHTM cho nhà XNK
-> Sai. Đối với nhà Nk thì bảo lãnh thuế là hình thức tài trợ sau khi giao hàng, còn đối với
nhà XK thì bảo lãnh thuế là hình thức tài trợ trước khi giao hàng.
Câu 51: Bảo lãnh thanh toán là hình thức ngân hàng tài trợ trực tiếp cho nhà nhập
khẩu.
-> Đúng.Bảo lãnh thanh toán được áp dụng trong chuyển tiền và nhờ thu. Đây là hình thức
tài trợ trực tiếp cho nhà nhập khẩu bởi vì khi Nhà NK được tạo cơ hội nhận hàng sớm trước
khi thanh toán thậm chí còn được tài trợ khi người mua không có tiền trả.
Câu 52: Bảo lãnh dự thầu sẽ hết hiệu lực khi bên được bảo lãnh trúng thầu.
-> Sai. Bảo lãnh dự thầu là loại bảo lãnh nhằm đảm bảo lợi ích cho bên mời thầu. Bảo lãnh
dự thầu sẽ hết hiệu lực khi:
+Bên được bảo lãnh trúng thầu và đã ký bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Người dự thầu không trúng thầu
Câu 53: Trong mô hình L/C giáp lưng NHTG có trách nhiệm thanh toán đối với người thụ
hưởng thứ 2
-> Đúng. Trong L/C giáp lưng NHTG đóng vai trò là NHPH. Khi người thụ hưởng thứ 2 tức
người XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp với baby L/C thì NHTG có trách nhiệm thanh toán.
Câu 54: Thư bảo lãnh điều chỉnh mối quan hệ giữa 2 chủ thể: bên bảo lãnh, bên được bảo
lãnh
-> Sai. Thư bảo lãnh điều chỉnh mối quan hệ giữa 3 chủ thể: bên bảo lãnh, bên được bảo
lãnh, người thụ hưởng.
PHẦN 2: LÝ THUYẾT
Câu 1: Phân biệt L/C và bảo lãnh

L/C Bảo lãnh

Giống - Hình thành trên cơ sở hợp đồng avf sau khi hình
thành thì độc lập với hợp đồng
- NH chỉ giao dịch dựa trên cơ sở chứng từ và không
biết đến việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên
- Các điều kiện của bảo lãnh và tín dụng chứng từ
đều phải ngắn gọn dễ hiểu và không dựa vào các
nội dung quá chi tiết nhưng yêu cầu phức tạp về
chứng từ đòi tiền

Khác - Thanh toán ngay khi - Thanh toán theo yêu


nhận được xuất trình cầu đầu tiên theo
phù hợp thông lệ quốc tế
- Xuất trình phù hợp - Thanh toán ngay khi
là: nhận được yêu cầu
+ Phù hợp với điều - Không phải xuất
khoản của L/C trình thêm bất cứ tài
+ Phù hợp với tập liệu gì về các chứng
quán Nh tiêu chuẩn từ mà B/L yêu cầu
quốc tế - Không phụ thuộc
- Nghĩa vụ của Nh là vào bất kỳ điều kiện
nghĩa vụ đầu tiên nào
- Nghĩa vụ của NH là
nghĩa vụ thứ 2

Câu 2: Vai trò, chức năng của bảo lãnh?


● Vai trò
*Đối với doanh nghiệp xin bảo lãnh
- Giúp cho DN có đủ điều kiện hay uy tín trong các giao dịch với khách hàng đặc biệt
là các KH vừa và nhỏ, DN mới thành lập
- Thúc đẩy các DN hoạt động kinh doanh nghiêm túc với tuân thủ PL
- Được tư vấn trong việc thực hiện HĐ hiệu quả, hợp pháp mang lại lợi nhuận tối đa
- DN ý thức phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 1 cách tối đa.
*Đối với DN nhận bảo lãnh
- DN yên tâm hơn khi thực hiện giao dịch
- DN chắc chắn được thanh toán
- Tiết kiệm thời gian chi phí tìm hiểu đối tác, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
- Bù đắp rủi ro kịp thời cho DN
*Đối với ngân hàng
- Thu được phí bảo lãnh
- Đa dạng hóa các sản phẩm và chia sẻ rủi ro trong danh mục SP của mình
- Có thể sử dụng ký quỹ của Kh cho vay tạm thời
- Gia tăng vị thế, mở rộng quan hệ đại lý với các NH khác trên thế giới
● Chức năng
- Chức năng pháp lý: NH chấp nhận bảo lãnh -> Nh thừa nhận ràng buộc pháp lý với
người thụ hưởng hợp đồng bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh không hoàn trả lại
số tiền thì NH hoàn toàn chịu rủi ro.
- Chức năng thúc đẩy: NH phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và gây áp lực buộc
người được bảo lãnh phải thực hiện đúng nghĩa vụ, giảm thiểu rủi ro và nợ xấu có
thể xảy ra.
- Chức năng bồi thường: Khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng những cam kết trong hợp đồng -> Nh phải bồi thường cho bên thụ
hưởng bảo lãnh khi họ yêu cầu. Người được bảo lãnh sẽ nhận nợ và hoàn trả khoản
tiền này thay cho ngân hàng.
- Chức năng là công cụ tài trợ TMQT
+ Khi NH phát hành thư bảo lãnh, không trực tiếp cấp vốn cho Kh nhưng ngân
hàng đã đem lại những thuận lợi về mặt ngân quỹ như khi được vay vốn.
+ Bảo lãnh Nh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái điều chỉnh gánh nặng nợ cho
HĐ hoặc dự án bằng cách bảo vệ bên thụ hưởng bảo lãnh chống lại những
rủi ro do người được bảo lãnh vi phạm HĐ
Câu 3: Những đối tượng khách hàng nào được ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh?
Theo thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng số 07/2015/TT-NHNN
Đối tượng áp dụng:
● Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty
tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành)
● Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
● Các tổ chức (bao gồm các tổ chức tín dụng ở nước ngoài trong trường hợp các tổ
chức này tham gia đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh), cá nhân
có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Câu 4: Tại sao nói phát hành thư bảo lãnh ngoại thương là một hình thức tài trợ của ngân
hàng?
Thư bảo lãnh có chức năng là công cụ tài trợ TMQT. Khi NH phát hành thư bảo lãnh, không
trực tiếp cấp vốn cho KH nhưng ngân hàng đã đem lại những thuận lợi về mặt ngân quỹ
như khi được vay vốn.
Bảo lãnh NH tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái điều chỉnh gánh nặng nợ cho HD hoặc dự
án bằng cách bảo vệ bên thụ hưởng bảo lãnh chống lại những rủi ro do người được bảo
lãnh vi phạm HD.
Ví dụ: Trong các HD nhà thầu chỉ nhận toàn bộ giá trị hợp đồng khi hoàn thành hợp đồng.
Tuy nhiên nhà thầu cần có tiền để thanh toán tiền lương và mua NVL trong suốt quá trình thi
công. Nhà thầu có thể nhận được 1 khoản tiền ứng trước từ phía chủ thầu nên có 1 bảo
lãnh hoàn trả tiền ứng từ NH. Như vậy tuy không trực tiếp cấp vốn cho KH nhưng nhờ có
bảo lãnh NH mà nhà thầu đã có thêm 1 khoản vốn để phục vụ thực hiện hợp đồng.
Câu 5: Giá trị và thời hạn bảo lãnh được quy định tại các NHTM VN
Tùy từng loại bảo lãnh và tùy từng NH sẽ có những quy định khác nhau về giá trị ví dụ như
giá của bảo lãnh thực hiện hd là 10-15% giá trị hd gốc, bảo lãnh bảo hành 5-10%, bảo lãnh
tiền cọc thì bằng đúng giá trị tiền cọc.
Câu 5: Rủi ro của ngân hàng trong nghiệp vụ ứng trước hóa đơn và những biện pháp phòng
ngừa ?
Ứng trước hóa đơn là hình thức tài trợ của phương thức chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm
, theo đó NH sẽ thanh toán trước cho người bán những hóa đơn bán hàng,. Người bán có
nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền này cùng lãi phát sinh cho NH tài trợ trong thời hạn ứng trước.
Rủi ro có thể xảy ra khi người bán không giao hàng, giao hàng thiếu, không đủ khả năng gio
hàng hay thậm chí phá sản.
Để tránh rủi ro này xảy ra NH nên sử dụng bảo lãnh có đảm bảo hoặc san sẻ rủi ro bằng
cách sử dụng đồng bảo lãnh với các ngân hàng khác.
Câu 6: Tại sao chấp nhận thanh toán của ngân hàng là hình thức tài trợ của ngân hàng đối
với nhà nhập khẩu
Chấp nhận thanh toán là 1 sản phẩm thương mại theo phương thức nhờ thu. Đối với loại
nhờ thu D/A, NNK được quyền nhận chứng từ thương mại sau khi chấp nhận thanh toán
vào ngày đáo hạn. Đồng nghĩa với việc trách nhiệm của NH thu hộ trong D/A là chuyển giao
chứng từ cho người mua khi và chỉ khi có bằng chứng chấp nhận thanh toán từ chính người
trả tiền.
Chấp nhận thanh toán là hình thức tài trợ của NH cho nhà Nk bởi vì ngân hàng tài trợ uy tín
người NK có thể nhận được bộ chứng từ, ký chấp nhận hối phiếu và đi nhận hàng ngay và
chưa phải thanh toán cũng không cần tài sản đảm bảo; còn NXK sẽ mất quyền kiểm soát
hàng từ lúc đó.
Câu 7: Trường hợp áp dụng ủy quyền nhận hàng, ký hậu B/L?
- TH áp dụng ủy quyền nhận hàng: Được thực hiện với vận đơn hàng không, quy định
người nhận hàng là theo lệnh của ngân hàng tài trợ.
- TH áp dụng ký hậu B/L: Được thực hiện đối với vận đơn đường biển quy định người
nhận hàng theo lệnh của NH tài trợ. Chỉ áp dụng với vận đơn theo lệnh.
Câu 8: hồ sơ tài trợ ủy quyền nhận hàng và ký hậu B/L:
● Hồ sơ ủy quyền nhận hàng:
+ Thư yêu cầu phát hành ủy quyền nhận hàng theo mẫu của ngân hàng
+ Hóa đơn thương mại
+ Bản gốc vận đơn hàng không
● Hồ sơ ký hậu B/L
+ Thư yêu cầu ký hậu vận đơn đường biển theo mẫu của ngân hàng
+ Hóa đơn thương mại
+ Bản gốc vận đơn đường biển
Câu 9: NH có thu phí ủy quyền nhận hàng và ký hậu B/L trong nhờ thu không?
NH có thu phí ủy quyền nhận hàng và ký hậu B/L trong nhờ thu.
Câu 10: Tại sao Nh chỉ ký hậu B/L trong D/P và D/A khi có chứng từ qua NH?
Khi NH kí hậu vận đơn trong D/P và D/A ngân hàng yêu cầu chứng từ phải qua ngân hàng
vì ngân hàng không biết chắc là mình có phải là NHTH hay không? Trong trường hợp, ngân
hàng kí hậu B/L nhưng bộ chứng từ lại gửi đến một ngân hàng khác nhờ thu hộ tiền -> rủi ro
xảy ra cho ngân hàng kí hậu B/L.
Câu 11: Tại sao trong thanh toán nhờ thu, nhà XK và nhà NK lại thỏa thuận với nhau sử
dụng B/L made out to the order of bank? Tại sao không quy định B/L made out to the order
of Importer cho đơn giản. Sử dụng loại B/L này, nhà NK không cần yêu cầu NH phải kí hậu.
Khi sử dụng B/L made out to the order of Importer nhà Xk sẽ gặp rủi ro khi nhà NK cầm
hàng nhưng không thanh toán.
Còn khi sử dụng B/L made out to the order of Bank sẽ an toàn hơn cho nhà XK và cũng có
lợi cho nhà Nk. Vì nhà XK sẽ không lo mất hàng còn nhà Nk sẽ được Nh cung cấp sản
phẩm tài trợ VD như bảo lãnh nhận hàng, ký hậu B/L,...
Câu 12: Tại sao D/P kỳ hạn là hình thức tài trợ trực tiếp của ngân hàng đối với nhà NK?
D/P kỳ hạn là hình thức tài trợ trực tiếp của ngân hàng đối với nhà NK bởi vì dựa vào chính
sách đối nội, uy tín của Dn đối với ngân hàng tạo cơ hội cho người mua nhận hàng trước
khi thanh toán thậm chí là tài trợ cho người mua khi người mua không có tiền trả.
Câu 13: NH có thể sử dụng hình thức chấp nhận nào trong trường hợp cả ngân hàng phát
hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ đại lý nhưng đều là thành viên của
SWIFT?
-> Các thành viên SWIFT có thể chuyển tiền hoặc trao đổi thông tin nên dù không là đại lý
mà là thành viên của SWIFT thì dùng điện SWIFT được chấp nhận.
Câu 14: Phí chấp nhận thanh toán được ngân hàng thu như thế nào ? Có phân biệt giữa
chấp nhận bằng điện và chấp nhận bằng thư không?
Chấp nhận thanh toán là 1 sản phẩm tài trợ theo phương thức nhờ thu. Đối với loại nhờ thu
D/A nhà nhập khẩu được quyền nhận chứng từ thương mại sau khi chấp nhận thanh toán
vào ngày đáo hạn. Đồng nghĩa với việc trách nhiệm của NH thu hộ trong D/A là chuyển giao
chứng từ cho người mua khi và chỉ khi có bằng chứng chấp nhận thanh toán từ chính người
trả tiền.
Người trả tiền chấp nhận trả tiền theo mẫu điện haowjc mẫu thư quy định của ngân hàng
thu hộ. Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng về việc thu phí. Ngoài ra còn tùy thuộc
vào lợi ích của ngân hàng hay doanh nghiệp có chấp nhận hay không.

Thu phí bằng thư Thu phí bằng điện

- Phức tạp, tốn nhiều thời gian - Đơn giản, thời gian nhanh, tiết kiệm
thời gian
- Điện phí cao, điện càng dài chạy
càng lâu, phí càng cao

Câu 15: Điều kiện đối với nhà NK/ người làm đơn yêu cầu để được NH tài trợ chấp nhận
thanh toán? Sự khác biệt so với thủ tục chấp nhận thanh toán trong nhờ thu?
Để được chấp nhận thanh toán trong L/C điều kiện đối với nhà NK đó là:
+ Trường hợp nhà Nk là người có uy tín -> NH sẽ bảo nhà Nk cam kết thanh toán
+ Trường hợp nhà Nk là người không có uy tín -> NH sẽ bắt ký quỹ và có tài sản đảm
bảo
Điểm khác biệt giữa chấp nhận thanh toán trong L/C và chấp nhận thanh toán trong nhờ thu
đó là nghĩa vụ thanh toán
- Trong nhờ thu, NH không có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhà XK. Tuy nhiên trong
L/C ngân hàng ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán đối với nhà XK.
Câu 16: Ngân hàng có thực hiện chiết khấu có truy đòi đối với bộ chứng từ không phù hợp
không ? (non complying presentation)
Chiết khấu có truy đòi trong trong thanh toán L/C là việc NH được được chỉ định thanh toán
trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ đòi tiền với
quyền được đòi lại số tiền từ người hưởng trong trường hợp không đòi được tiền từ NH
phát hành L/C.
Điều kiện thực hiện chiết khấu có truy đòi:
+ Người hưởng có yêu cầu bằng văn bản đề nghị ngân hàng thực hiện chiết khấu có
truy đòi theo mẫu quy định của Nh chiết khấu
+ Bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C, của
UCP mà L/C tuân thủ và tập quán NH chuẩn quốc tế.
Câu 17: xử lý của ngân hàng trong trường hợp không thu được tiền chiết khấu từ ngân
hàng phát hành ?
Có 2 Th là chiết khấu miễn truy đòi và CK có truy đòi
- TH Ck miễn truy đòi thì NH chiết khấu phải chịu trách nhiệm
Câu 18: Rủi ro của NH trong L/C chuyển nhượng?
● NH phát hành: khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay
chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích
đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì Nh không thể
đòi tiền nhà NK. NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy
định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà Nk mất khả năng thanh toán hoặc bị phá
sản do kinh doanh thua lỗ.
● NH Thông báo: NHTB có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật,
đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khóa (test key), mẫu điện của NHPH trước khi
gửi thông báo cho nhà trung gian. Rủi ro xảy ra với NHTB là khi NH này thông báo 1
L/C giả cho người trung gian.
● NH xác nhận (Trong trường hợp NH chuyển nhượng đồng ý làm NH xác nhận):
Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo từ người xuất khẩu, thì Nh xác nhận
phải trả tiền cho nhà XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không. Như
vậy, NHXN chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH. Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận
thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích
đáng, để bộ chứng từ có lỗi, NHPH không chấp nhận thanh toán thì NHXN không thể
đòi tiền NHPH.
Câu 19: Rủi ro của nhà NK khi sử dụng L/C chuyển nhượng?
● Rủi ro trong quy trình, thủ tục chuyển nhượng làm cho giao dịch trở nên phức tạp
Trong GD bằng L/C chuyển nhượng ngoài L/C gốc còn có L/C chuyển nhượng. Sẽ có
những trường hợp xảy ra khiến giao dịch trở nên phức tạp, sẽ phát sinh tranh chấp. Ví dụ
như:
+ Nếu nhà NK xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với L/C chuyển nhượng thì coi
như là phù hợp với L/C gốc. Tuy nhiên nếu L/C gốc được sửa đổi mà những sửa đổi
này người trung gian không cần thông báo cho người xuất khẩu thì cho dù người
xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với L/C chuyển nhượng nhưng lại
không phù hợp với L/C gốc. Trong khi đó việc thanh toán lại chỉ căn cứ vào L/C gốc
dẫn đến việc thanh toán bị từ chối.
+ Nếu hóa đơn và hối phiếu do người trung gian lập để thay thế cho hóa đơn và hối
phiếu của người xuất khẩu không hoàn chỉnh thì đây cũng là lý do để NHPH từ chối
thanh toán
+ Vì bộ chứng từ được xuất trình và lưu giữ tại NH chuyển nhượng để người trung
gian thay thế hóa đơn và hối phiếu. Nếu việc làm này chậm trễ có thể ảnh hưởng
đến thời hạn xuất trình chứng từ tại NHPH theo quy định.
● Nhà NK không hề biết người XK và không có gì đảm bảo cho người nhập khẩu về
khả năng cũng như thiện chí và sự chân thực của nhà XK.
Câu 20: Trách nhiệm của NHCN là như thế nào nếu L/C quy định thay thế chứng từ nhưng
người hưởng lợi thứ nhất không thay thế chứng từ (Hối phiếu, hóa đơn)
Trong trường hợp giao hàng toàn phần, người trung gian không thay thế hóa đơn vì người
trung gian được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ của giá trị L/C.
Ngân hàng chuyển nhượng sau khi nhận được L/C gốc từ NHPH cùng với chỉ thị NH
chuyển nhượng của nhà trung gian sẽ tiến hành chuyển nhượng L/C bằng cách gửi thông
báo chuyển nhượng có đính kèm L/C gốc trực tiếp cho người thụ hưởng thứ 2 hoặc qua
NHTB (Nếu ở khác nước).
Trong TH người thụ hưởng thứ nhất, cung cấp chỉ thị không hủy ngang cho NHCN là phải
thông báo cho người thụ hưởng thứ 2. NHCN thông báo cho người hưởng thứ 2 về chỉ thị
của người hưởng thứ nhất về việc có hay không thông báo sửa đổi. Khi nhận được bộ
chứng từ của người thụ hưởng thứ 2, NH chuyển nhượng sẽ chuyển thẳng và nguyên vẹn
bộ chứng từ (không thay thế chứng từ) cho NHPH và không có trách nhiệm gửi cho người
thụ hưởng 1.
Câu 21: So sánh rủi ro của ngân hàng phát hành L/C gốc trong mô hình L/C chuyển nhượng
và L/C giáp lưng?
Rủi ro của ngân hàng phát hành L/C gốc của L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng là giống
nhau.
Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu Nh phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán
hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ
có lỗi, nhà NK không chấp nhận thì NH không thể đòi tiền nhà NK.
NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong
trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ.
Câu 22: So sánh rủi ro của ngân hàng trung gian trong mô hình L/C chuyển nhượng và L/C
giáp lưng?
Rủi ro của NHTG trong mô hình L/C giáp lưng nhiều hơn so với L/C chuyển nhượng.
NHTG trong L/C chuyển nhượng là NHTB, hoặc có thể là NHXN và NHCK còn trong L/C
giáp lưng NHTG trở thành ngân hàng phát hành thứ 2 phát hành ra baby L/C, vì vậy đồng
nghĩa với việc chịu rủi ro trong việc thanh toán. Để đòi tiền từ L/C gốc, NHTG phải có chứng
từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của L/C gốc. Thực tế rất khó để có được vận đơn hay
bảo hiểm mới hoặc những chứng từ xuất trình chậm, vượt quá hiệu lực L/C.
Câu 23: Những rủi ro của ngân hàng mở tín dụng Giáp lưng?
Khi mở L/C giáp lưng, NHTG chịu nhiều rủi ro.
Nghiệp vụ của L/C giáp lưng rất phức tạp, kiểm soát chứng từ phải cẩn thận vid NHTG đóng
vai trò là NHTB, NHPH, NHTT để tiện đối chiếu chứng từ -> rủi ro trong khâu thanh toán
cao.
Rất khó khăn trong việc kiểm tra chứng từ phù hợp, NHTG phải làm ra bản L/C phù hợp với
L/C gốc. Rủi ro sẽ càng lớn nếu L/C gốc và L/C giáp lưng có nội dung có nhiều điểm khác
nhau.
Câu 24: Tại sao L/C tuần hoàn là hình thức tài trợ trực tiếp của ngân hàng thương mại?
L/C tuần hoàn là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã
hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách
tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị HDD được thực hiện.
L/C tuần hoàn là hình thức tài trợ trực tiếp của NHTM:
Đây là một phương pháp tài trợ trực tiếp cho nhà NK. Nhà NK không muốn nhận hàng hóa
ngay một lúc vì phải tính tới chi phí lưu kho, bảo quản và việc quay vòng vốn. Khi mở L/C
tuần hoàn thì không phải yêu cầu NH mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng ->
NHTM giúp nhà NK không bị đọng vốn, không bị tính phí mở nhiều lần L/C -> NHTM tài trợ
trực tiếp về vốn cho nhà NK.
Câu 25: Quy trình UPAS L/C ? Sự khác biệt với L/C thông thường?
UPAS (Usance L/C payable at sight) là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả chậm
nhưng nhà XK ở nước ngoài có thể nhận được tiền thanh toán ngay thông qua việc ứng vốn
từ các ngân hàng đại lý nước ngoài.
Quy trình UPAS L/C
Câu 26: Tại sao D/A, D/P và D/P kì hạn được ápp dụng với tỉ lệ thấp ở Việt Nam.
- Từ phía NH:
+ Hệ thống NH đại lý của các NHTM VN trên toàn thế giới còn hạn chế về số
lượng, thời gian giao dịch, chất lượng giao dịch, chi phí giao dịch còn khá
cao.
+ Việc giới thiệu sản phẩm D/A, D/P, D/P kỳ hạn chưa thực sự tốt ở các
NHTM, các NH hiện nay ở VN thường áp dụng mô hình tập trung, khi đó các
NH sẽ có sự phân biệt rõ giữa bộ phận Head Office và bộ phận chi nhánh, bộ
phận Front và bộ phận Back rất khác nhau. Mà việc giới thiệu sản phẩm tới
khách hàng lại là bộ phận chi nhánh làm, vì thế nên các chi nhánh có thể sẽ
không am hiểu về sản phẩm của chính NH mình. Vì vậy nên khách hàng sẽ
không biết tới sản phẩm đó mà sử dụng.
+ Nội bộ các bộ phận các NH với nhau bất đồng quan điểm, chính sách nội bộ
không thích hợp. Trên phòng hội sở chuyên môn cao nhưng lại đánh giá chi
nhánh không chuẩn, bản thân chi nhánh cũng không quảng bá sản phẩm làm
giảm số lượng tiêu thụ, hưởng ứng sản phẩm.
- Từ phía KH:
+ KH V có thói quen ngại thay đổi những sản phẩm tài trợ đã quen dùng trước đây
+ KH hay gói gọn giao dịch nào đó vào 1 NH họ quen biết hoặc đã có truyền thống hợp
tác từ lâu rồi.

Câu 27: Các sản phẩm tài trợ của NH dành cho người XK và NK trước và sau khi giao hàng

Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu

Trước khi giao hàng - Tư vấn tìm kiếm kH, - Tư vấn tìm kiếm bạn
tìm kiếm đối tác thị hàng, đối tác.
trường - Phát hành bảo lãnh
- phát hành bảo lãnh thanh toán
dự thầu - Bảo lãnh thực hiện
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
hợp đồng - Thư tín dụng (L/C)
- Bảo lãnh hoàn trả - Chuyển tiền
tiền ứng trước
- cho vay sản xuất
hàng XK
- Bảo lãnh thuế XK
- L/C điều khoản đỏ

Sau khi giao hàng - Phát hành bảo lãnh - Phát hành bảo lãnh
bảo hành nhận hàng trong TH
- Ứng trước hóa đơn hàng tới trước
(theo TT) - Thư nhận hàng
- Ứng trước vốn (theo - Ủy quyền nhận hàng
nhờ thu kèm chứng - Ký hậu vận đơn
từ cả vs D/A D/P, - Phát hành L/C giáp
D/P kỳ hạn ) lưng
- Chiết khấu có truy - Chấp nhận thanh
đòi, CK miễn truy đòi toán
(L/C) - Bảo lãnh thuế NK
- Bao thanh toán - Vay thanh toán tiền
(Factoring) hàng NK
- Forfaiting - D/P kỳ hạn
- D/P kỳ hạn - UPAS L/C
- UPAS D/A
- Chiết khấu chứng từ

Điện MT700: Phát hành L/C, Standby Credit (SBC) khi áp UCP 600, xác nhận L/C , L/C
gốc(Transferable Credit L/C chuyển nhượng), Master Credit (L/C mẹ trong L/C giáp lưng),
Baby Credit (L/C con), L/C tuần hoàn, L/C điều khoản đỏ,
Điện MT760: SBC khi áp dụng URDG 758 và ISP 98
Điện MT710 : L/C được thông báo cho người thụ hưởng thông qua NHTB thứ 2
Điện MT720; Transferred Credit (L/C được chuyển nhượng)

Câu 28:

Loại Bảo Người yêu Người thụ Số tiền bảo Điều kiện đòi Thời điểm
lãnh cầu hưởng lãnh tiền theo bảo hiệu lưc
lãnh

Bảo lãnh dự Nhà thầu Chủ đầu tư Tương -người dự -Nhà thầu
thầu (NXK) đương giá trị thầu trúng trúng thầu,
cần kí quỹ thầu nhưng Ký HD và
theo HDD không ký HĐ xuất trình
gốc 2-5% giá - Người được bảo
trị hợp đồng trúng thầu lãnh thực
gói thầu không xuất hiện HD
trình bảo -Nhà thầu
lãnh thực không trúng
hiện HĐ thầu
- Người -Người nhận
trúng thầu cọc thực
yêu cầu thay hiện đúng
đổi một số cam kết
điều khoản trong hợp
trong HĐ đồng cơ sở

Bảo lãnh Người nhận Người đặt 100% số tiền Người nhận Người nhận
hoàn trả tiền tiền ứng cọc/ứng ứng trước tiền ứng cọc thực
ứng trước trước(NXK) trước trước không hiện đúng
thực hiện cam kết
được HĐ và trong hợp
phải trả lại đồng cơ sở
cọc

Bảo lãnh Người XK NNK 10-15% giá Bên yêu cầu Người bán
thực hiện trị HĐ gốc/ bảo lãnh bị thực hiện
hợp đồng có thể giảm phạt/ bồi đúng cam
dần theo tiến thường do vi kết trong
độ phạm hợp hợp đồng cơ
đồng gốc sở
nhưng
không đủ
khả năng
thực hiện

Bảo lãnh NNK NXK 100% giá trị NNK không NNK thanh
thanh toán HĐ cơ sở thanh toán toán đầy đủ
đầy đủ/đúng cho NXK
hạn

Bảo lãnh Người xuất Người mua- bằng số tiền Khi hàng Sản phẩm
bảo hành khẩu- người NNK sửa chữa , hóa theo được bảo
cung cấp bảo hành HDD gốc lãnh hết hạn
sản phẩm cần bảo bảo hành
hành nhưng
người bán từ
chối bảo
hành

Câu 29: so sánh thị trường forfaiting sơ cấp và thứ cấp

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp bao gồm tất cả các hợp TT thứ cấp bao gồm hoạt động giữa các
đòng được ký hết giữa NXK và nhà Forfaiter , các factoring và các ngân hàng,
Forfaiter đầu tiên còn các nhà xuất khẩu không tham gia vào
thị trường này.

Theo quy định, trên thị trường sơ cấp bắt Các hợp đồng thường được thỏa thuận qua
buộc phải có hợp đồng ký kết giữa nhà xuất điện thoại, fax,.. trước mới được ghi lại
khẩu và nhà Forfaiter đầu tiên bằng văn bản.

Câu 30: So sánh Factoring và Forfaiting


- Giống:
+ Nghiệp vụ forfaiting và factoring đều liên quan tới việc mua lại các khoản phải thu
trước khi đến hạn thanh toán nhằằm tài trợ cho nhà xuất khẩu. Đối với nhà xuất
khẩu, forfaiting và factoring đều làm tăng dòng tiền, giảm rủi ro giao dịch và tăng
cường khả năng cạnh tranh bằng cách đa dạng hóa hình thức thanh toán cho nhà
nhập khẩu. Đồng thời trong cả 2 trường hợp, rủi ro đều thuộc về công ty bao thanh
toán .
- Khác:
Chỉ tiêu Forfaiting Factoring

Chứng từ sử dụng Thư tín dụng, thương Hóa đơn xuất hàng
phiếu

Giá trị hàng hóa Tài trợ xuất khẩu máy Tài trợ xuất khẩu hàng
móc, thiết bị. hàng hóa có tiêu dùng, giá trị nhỏ.
giá trị lớn

Kỳ hạn Trung và dài hạn Ngắn, thường không quá


180 ngày

Phạm vi trách nhiệm Miễn truy đòi Truy đòi hoặc miễn truy
đòi

Thời điểm thanh toán Thanh toan ngay cho nhà Chiết khấu một phần cho
xuất khẩu dựa trên chứng nhà xuất khẩu, phần còn
từ chuyển giao lại chuyển giao khi đáo
hạn

Rủi ro Từ phía chính phủ, ngân Chủ yếu là rủi ro từ phía


hàng vào doanh nghiệp doanh nghiệp

Đồng tiền sử dụng Chủ yếu là đồng tiền Chủ yếu bằng bản tệ hay
mạnh như USD, JPY, đồng tiền quy định trong
EUR hợp đồng xuất khẩu

Phương thức thanh toán L/C trả chậm, thương O/A, D/A
phiếu có bảo lãnh ngân
hàng

Lãi suất Thường cố định Thả nổi hoặc cố định

Câu 31: So sánh Factoring nội địa và quốc tế

Chỉ tiêu Bao thanh toán nội địa Bao thanh toán quốc tế

Hợp đồng cơ sở Dựa trên hợp đồng thương Dựa trên hợp đồng xuất
mại trong nước nhập khẩu

Chủ thể tham gia Nhà Factor, bên mua và bên Nhà Factor xuất khẩu,
bán. Bên mua và bên bán là Factor nhập khẩu, bên XK
người cư cứ theo pháp luật và bên NKNK
về quản lý ngoại hối

Phạm vị Chỉ giới hạn trong biên giới Liên quan tới ít nhất hai
một quốc gia quốc gia khác nhau

Câu 1: Khái niệm, đặc điểm, chỉ dẫn của trung tâm thương mại quốc tế
1. Khái niệm: slide 9 hoặc tài liệu trang 10 2.

Đặc điểm

Trung tâm thương mại quốc tế là một khái niệm rất rộng, nó không chỉ
đề cập đến việc sử dụng các công cụ hỗ trợ tài chính chính thức như
viện trợ không hoàn lại, tín dụng hoặc vốn vay để bổ sung trực tiếp các
nguồn lực chính mà còn thông qua việc sử dụng các chính sách, biện
pháp kinh tế hoặc các nguồn lực vô hình khác nhau để tạo ra các điều
kiện tài chính thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt
động thương mại quốc tế thu lợi nhuận.

Sản phẩm / dịch vụ trung tâm thương mại quốc tế liên quan đến sự kết
hợp của nhiều bộ phận. Ví dụ, bộ phận trung tâm giao dịch quốc tế lớn
được thực hiện tại phòng giao dịch quốc tế của một ngân hàng. Trong
khi đó, sản phẩm chuyển đổi các tài liệu liên quan đến nhiều phòng ban
khác nhau.

Trung tâm thương mại quốc tế có thể hỗ trợ tất cả các công đoạn của
quá trình sản xuất, nhưng cũng có thể hỗ trợ một hoặc một số phân
đoạn, điều này phụ thuộc vào quy mô giá trị sản xuất lớn hay nhỏ, tính
chất của doanh nghiệp hoặc yêu cầu. tài trợ cho các hoạt động kinh
doanh trong các quyết định thương mại quốc tế. Chủ tài trợ là các nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu trong quá khứ XNK. Có hai yếu tố quan
trọng để Ngân hàng đưa ra các quyết định thương mại quốc tế cho
khách hàng:

+Khách hàng đã đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Khách hàng có cơ sở giống nhau về thương mại quốc tế: có thể là


ngoại thương, đấu thầu báo chí.

- Thời hạn tài trợ chính là ngắn hạn và trung hạn. Sử dụng độ dài tỷ giá
của tài khoản trọng lượng rất thấp.

- Tài sản đảm bảo có thể là lô hàng xk / nk hoặc chứng chỉ từ.

- Thường gắn với các dịch vụ thanh toán quốc tế mà ngân hàng cung
cấp ứng dụng khách hàng của mình.

- Do sự điều chỉnh của pháp luật: hợp đồng cơ bản giữa nhà xuất khẩu
và nhà nhập khẩu có yếu tố quốc tế, chính vì công việc hỗ trợ ngân
hàng dựa trên hợp đồng cơ bản này cũng cần đảm bảo tuân thủ pháp
luật, tập quán thương mại. thương mại quốc tế.

- Chứng từ sử dụng trong thương mại quốc tế rất đa dạng và phong phú
3. Xu hướng mùa thu

a. Một. Thành lập và phát triển các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA),
một công cụ được đánh giá là rất hữu hiệu trong việc thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu của các nước trên thế giới. ECA cung cấp các dịch vụ
sau:

• Tài trợ thương mại: thông qua các khoản vốn thời hạn ngắn dưới 2
năm để tài trợ cho việc XK hoặc NK hàng hóa dịch vụ

• Tài trợ dự án: cung cấp các khoản vốn dài hạn từ 5-10 năm cho các
dự án ở nước ngoài như dụ án xây dựng, sản xuất điện hay lắp ráp các
nhà máy chế tạo...khi DN ở nước họ có liên quan. Hình thức tài trơ này
thường dưới dạng không hoàn trả, nghĩa là vốn sẽ được hoàn trả từ
doanh thu do dự án đó tạo ra. Nếu dự án thất bại, sẽ truy đòi từ tài sản
còn lại từ dự án.

• Bảo lãnh: ECAS đưa ra các khoản bảo lãnh để đảm bảo cho các
khoản tốn thất của nhà đầu tư mà nguyên nhân xuất phát từ tình trạng
bất ôn dân sự, quốc hữu hóa tài sản từ chính phủ, việc không có khả
nắng chuyển đôi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ mạnh, hoặc do vi phạm
hợp đồng của quốc gia của nhà NK. ECAS cũng bảo lãnh vỡ nợ của các
khoản vay, làm cho khoản vay đó trở nên hấp dẫn dối với các nhtm cho
các nhà XK cá nhân hoặc tư nhân đấu tư vay.

*Bảo hiểm: tương tự dịch vụ bảo lãnh, nhưng trọng phạm vi chỉ liên
quan đến khoản mất mát đã được mua bảo hiểm. Rủi ro càng cao thì
phí bảo hiểm càng cao.

*Vốn cổ phẩn: ECAS tạo ra vốn cổ phần để trực tiếp đầu tư vào phát
triển, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các dự án thương mại tại các quốc
gia đang phát triển. Các nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào dự án này dẽ
được đảm bảo các khoản hoàn lại tối thiểu, vì vậy ECAS thu hút thêm
các khoản tiền tự từ nhân.

- Đối với Việt Nam Việc có ECAS tại VN và tạo thói quen sử dụng các
dịch vụ cung cấp từ ECAS cho các nhà XK sẽ đem lại lại ích rất lớn,
không chỉ cho nhà NK mà còn cho các quốc gia XK. Các nhà Xk sẽ
được: (1) bảo vệ tài chính trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh
toán, phá sản hoặc bất ổn chính trị; (2) tạo ra lợi thể cạnh tranh trong
việc chủ động cung cấp tín dụng cho nhà NK, khi xâm nhập thị trường
XK mới, gia tăng năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và
các tổ chức tài chính, qua đó phát huy tối đa năng lực sản xuất, cung
cấp hàng hóa dịch vụ và mở rộng thị trườngc; (3) có được nguồn cung
cấp thô tin thị trường, năng lực và tinh hình tài chinh nhà XK

b. Tài trợ theo phương thức Tradecard

Do tổ chức Trade card cung cấp cho thành viên tham gia vào một quá
trình xuất nhập khẩu hàng hóa, bao gồm: bên xuất khẩu, bên nhập
khẩu, hãng vận tải và ngân hàng. Đặc điểm của sản phẩm:

-Bên xuất khẩu phải được ngân hàng cấp giới hạn tín dụng

- Đáp ứng trước có bảo lưu quyền truy đòi số tiền tối đa

-Bên XK cần chuyển nhượng khoản phải thu cho NH

-Phải đăng kí trong hệ thống Tradecard

-Tiền thanh toán cho khoản phải thu được dùng để thu nợ cho khoản
ứng trước -Thời hạn khoản ứng trước = thời gian đến hạn khoản phải
thu + 15 ngày

Câu 2: Nhu cầu tài trợ TMQT

1. Nhu cầu tài trợ đối với nhà xuất khẩu Quy trình xuất khẩu hàng
hóa ( xem trong tài liệu trang 11)

2. Một số nhu cầu cần tài trợ của nhà xuất khẩu đối với ngận hàng

- Đầu tiên, trong giai đoạn nghiên cứu thị trường và ký kết
hợp đồng nhà xuất khẩu có nhu cầu tìm iếm khách hàng mới ở
thị trường tiếm năng. Với hệ thông mạng lưới ngân hàng đại lý
và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực TTTMQT, các ngân
hàng có các lợi thế về thông tin cung cấp cho khách hàng. Bên
cạnh đó, với tư cách là ngân hàng được chính phủ chỉ định để
tiến hành tài trợ cho các hợp đồng khung ký kết với chính phủ
nước ngoài, thì ngân hàng hoàn toàn có thể giới thiệu cho KH
những bạn hàng đáng tin cậy. Mặt khác, trong quá trình ký kết
hợp đồng, ngân hàng có thể tư vấn những điểm dặc biệt lưu ý
đới với từng thị trường nhằm đảm bảo lợi ích.

- Thứ hai, trong giai đoạn tham gia dự thầu, để hoàn thiện hồ
sơ dự thầu, nhà xuất khẩu cần ngân hàng phát hành bảo lãnh
dự thầu và sau đó là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nếu trúng
thầu.

- Thứ ba, trong giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng có điều
khoản yêu cầu nhà nhập khẩu ứng trước hoặc đặt cọc tiền
hàng và trước khi tổ chức thực hiện hợp đồng, muốn nhận
được tiền, nhà xuất khẩu cần để nghị ngân hàng phát hành bảo
lãnh tiền đặt cọc theo để nghị của nhà nhập khẩu nhắm đảm
bảo cho nhà NK-nhận lại số tiến đặt-cọc hay ứng trước-trong
những trường hợp nhà Xk không hoàn thành nghĩa vụ hợp
đông.

- Thứ tư, nhu cầu tài trợ để chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:
hình thức tài trợ này thường được thực hiện đối với nhà XK khi
họ đã ký hợp đồng và thanh toán bằng L/C.

- Thứ năm, sau khi thực hiện xong việc giao hàng hoặc cung
ứng dịch vụ, nhà nhập khẩu lo ngại rằng có thể trong quá trình
vận hành xảy ra những sự cô kỹ thuật hoặc hư hỏng khác mà
nhà xuất khẩu không thực hiện nghiêm túc công tác bảo hành.
Do đó theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cần
ngân hàng phát hàng bảo lãnh bảo hành nhằm tăng trách
nhiệm để đảm bảo an toàn.

- Thứ sáu, nhu cầu chiết khấu bộ chứng từ, chiết khấu hối
phiếu và tài trợ ứng trước.

- Thứ bảy, sau khi giao hàng, nhà XK có nhu câu tài trơ vốn dựa trên
khoản phải thu nhà NK, mặt hàng nhà XK muốn ngân hàng có thể thực
hiện một vài nghiệp vụ như: kế toán số sách khoản phải thu, thu nợ các
khoản phải thu..--> từ đó hình thành nghiệp vụ tài trợ bao thanh toán(
factoring)

- Thứ tám, nhu cầu tài trợ bao thanh toán tuyệt đối ( forfaiting ): cũng là
một dạng tương tự như factoring và thường được sử dụng đối với giao
dịch xuất khẩu có giá trị lớn, rủi ro cao với thời hạn tài trợ trung và dài
hạn.

2. Nhu cầu đối với nhà nhập khẩu Quy trình nhập khẩu hàng hóa ( tài
liệu 16) Trong quá trình thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa, nhà
nhập khẩu cũng nảy sinh nhiều nhu cầu đòi hỏi sự tài trợ từ ngân hàng
như:

- Thứ nhất, giai đoạn nghiên cứu thị trường, nhà nhập khẩu cũng có
nhu cầu được giới thiệu bạn hàng. Các ngân hàng có thể giới thiệu các
đổi tác tin cậy cho các nhà nhập khẩu trong nước.

- Thứ hai, sau khi kí kết hợp đồng, để nhà xuất khẩu giao hàng, nhà
nhập khẩu cần chứng minh sự đảm bảo về khả năng thanh toán của
mình theo yêu cầu của nhà xuất khẩu. Từ đó, nảy sinh nhu cầu tài trơ
bằng phát hàng bảo lãnh thanh toán/ thư tín dụng dư phòng và thư tín
dụng.

- Thứ ba, sau khi hợp đồng đã được kí kết, xuất phát từ việc nhà xuất
khẩu lo rằng nhà NK sẽ không nhận hàng theo đúng thỏa thuận, do đó
nhà XK yêu cầu nhà NK có một bảo lãnh thưc hiện hợp đồng. Và ngân
hàng' phát hành bảo lãnh sẽ đảm bảo nghĩa vụ nhận hàng đúng hạn của
bên mua.

- Thứ tư, trong trường hợp hợp đồng đã ký kết có điều khoản ứng
trước tiền hàng/ đặt cọc tiền hàng/ đặt cọc thẩu, nhà nhập khẩu cần
thực hiện nghĩa vụ của mình theo một số cách:

*Chuyển tiền trước: nhà nhập khẩu sẽ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ
chuyển tiền của ngân hàng nhằm thực hiện nghĩa vụ trên.

• Sư dụng L/C có điều khoản ứng trước : khi nhà nhập khẩu cần phải tài
trợ cho nhà xuất khẩu trước khi anh ta giao hàng, đồng thời hai bên
thỏa thuận phương thức L/C, nhà nhập khẩu có thể sử dụng điều khoản
ứng trước quy định trên thư tín dụng.

-Thứ năm, nhu cầu tài trợ trong trường hợp hàng hóa tới trước, bộ
chứng từ tới sau. Vì vậy, để tránh những khoản chỉ phí lưu kho, lưu bãi
không cấn thiết, nhà nhập khẩu muốn thực hiện sản xuất kịp tiến độ,
nhà nhập khẩu thường có nhu cầu muốn nhận trước hàng hóa. Để đáp
ứng nhu cầu nhà nhập khẩu, NH cung cấp các dịch vụ:

• Bảo lãnh nhân hàng

• Ký hậu vận đơn

-Thứ sáu, nhu cầu bảo lãnh đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất

-Thứ bảy, nhu-cầu bảo lãnh thuế nhập khẩu. Sư dụng bảo lãnh-thuế
giúp nhà nhập khẩu tiết giảm chi phí sử dụng vốn, cho phí kho bãi và
giải phóng nhanh lượng hàng hòa tại cảng để đưa vào kinh doanh.

-Thứ tám, nhu cấu vay thanh toán nhập khẩu

Câu 3: Vai trò của hành lang pháp lý từ phía nhà nước đối với các
nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế nảy sinh sự di chuyển hàng hóa và dịch
vụ và luồng chu chuyển vốn giữa các quốc gia, do đó tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới nền kinh tế trong nước. Do đó, nhà nước cần có
những biện pháp quản lý cần thiết đế kiểm soát hoạt động này.

Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cần thiết nhằm cho phép, quản lý và
điều tiết hoạt động tài trợ TM của NH. Mỗi sự thay đổi trọng chính sách
của nhà nước như: chính sách thuế, hạn ngạch, chính sách kinh tế đối
ngoại, chính sách quản lý ngoại hối và các chính sách hỗ trợ hoạt động
XNK...đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp XNK cũng như quy mô, định hướng hoạt động tài trợ
của các NHTM

- Chính sách kinh tế đối ngoại: ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tài trợ
TMQT. Các định hướng mang tính chiến lược về bảo hộ hay tự do hóa
mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp. Chính
phủ các nước cũng thường sử dụng biện pháp này trong quản lý và điều
hành vĩ mô nền kinh tế.

-Chính sách thuế: các chính sách thuế của nhà nước có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, là thuế xuất
nhập khẩu, việc áp dụng mức thuế cao hay thấ sẽ hạn chế hay khuyến
khích sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa đó.
-Chính sách quản lý ngoại hối: việc làm này ảnh hưởng đến hối trên thị
trường và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, trước
hết là ảnh hưởng đến ngoại thương và trạng thái ngoại hối của ngân
hàng. cung câu ngoại

Câu 5: Phân tích đặc điểm của sự phối kết hợp giữa các phòng ban
trong TTTMQT Các phòng ban kết hợp với nhau cùng thực hiện nghiệp
vụ TTTMQT. Ví dụ như: để chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất thì sẽ liên
quan đến các phòng ban sau:

* Phòng TTQT tiếp nhận và kiểm tra để đưa ra quyết định xuất trình phù
hợp hay không

• Trên cơ sở đề nghị chiết khấu của ngân hàng, phòng Quan hệ khách
hàng doanh nghiệp sẽ kiểm tra các điều kiện của khách hàng

• Hội đồng tín dụng đưa ra hạn mức chiết khấu cho khách hàng

• Phòng xử lý thu hồi nợ sẽ xử lý thu hồi nợ trong trường hợp không đòi
được tiền từ nhà nhập khẩu/ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

Câu 6: Tầm quan trọng của nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
Một đội ngũ cán bộ.có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về
pháp luật, thông lệ quốc tế cũng như kinh nghiệm thực tế sẽ giúp ngân
hàng hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh
cũng như nắm bắt cơ hội mở rộng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.

Câu 7: Điều kiện đặt ra đối với NHTM khi tiến hành TTTMQT

Để có thể tiến hành TTTMQT thì NHTM cần phải đáp ứng những yêu
cầu sau:

-Mô hình tổ chức hoạt động quản lý tài trợ thương mại Một mô hình
quản lý thống nhất từ hội sở chính đến chi nhánh theo một quy trình cụ
thể, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian và an toàn là tác nhân thu hút
khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm
bảo.
-Quy trình nghiệp vụ TTTM. Xây dựng quy trình nghiệp vụ đầy đủ và chi
tiết đối với từng sản phẩm tài trợ nhằm hướng dẫn cho các cán bộ thực
hiện thống nhất từ Hội sở đến chi nhánh.

-Năng lực cạnh tranh Vốn là điều kiện quan trọng trong quy định quy
mô, tầm vóc, mức độ chịu đựng và chống đỡ rủi ro. Ngân hàng chỉ có
thể tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp khi họ có nguồn vốn dồi dào
vì nhu cầu về vốn của doanh nghiệp XNK thường rất lớn. Vì vậy, NH có
quy mô vốn lớn sẽ thuận lợi trong việc mở rộng phạm vi hoạt động,
nâng cao hiệu quả, vị thế, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào
nghiệp vụ cũng như cung cấp sản phẩm mới. Công nghệ ngân hàng

-Công nghệ NH liên quan tới toàn bộ cơ sở vật chất và mạng lưới truyền
thông, thanh toán. Hệ thống máy tính và các chương trình ứng dụng
giúp ngân hàng quản lý khách hàng, xử lí thông tin nhanh chóng và kịp
thời, chính xac, thiết lập mqh chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận, từ
đó nâng cáo chất lượng hoạt động và các sản phẩm tài trợ XNK. Trên
cơ sở đó NH đưa ra quyết định đúng đắn, nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian chi-phí cũng như tăng tính an toàn trong cac nghiệp vụ tài trợ
TMQT. Bên cạnh đó việc nối nổi mạng thông tin giúp các ngân hàng
quảng bá hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng,
khai thác tốt nguồn tài trợ và tài trợ lại cho khách hàng.

-Nguồn nhân lực: Nhân lực là yêu tô quan trọng quyết định sự thành bại
trong kinh doanh. Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, ngoại
ngữ, kiến thức về pháp luật, thông lệ quốc tế cũng như kinh nghiệm
thực tế sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động,
năng lực cạnh tranh cũng như nắm bắt cơ hội mở rộng hoạt động tài trợ
thương mại quốc tế.

-Uy tín của ngân hàng :Uy tín của NH đóng vai trò quan trọng. Cam kết
do một ngân hàng có uy tín phát hành sẽ dễ dàng được chấp nhận,
giảm các chi phí không cần thiết cho người mua và người bán, tạo lòng
tin với khách hàng, phát triển hoạt động của ngân hàng

-Hệ thống ngân hàng đại lý Ngân hàng có hệ thống đại lý rộng khắp sẽ
thực hiện được nhiều loại hình tài trợ cho nhiều đôi tượng khách hàng,
công tác luân chuyển chứng từ cũng như thanh toán diễn ra nhanh
chóng, vì vậy đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán quốc tế và tài trợ
XNK của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và năng lực hoạt động
của ngân hàng.

Câu 8: Điều kiện của NHTM đặt ra đối với chủ thể thương mại khi tiến
hành tài trợ thương mại quốc tế

Các doanh nghiệp XNK chính là chủ thể thương mại nhận được sự tài
trợ và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy, để nhận
được tài trợ từ phía NH thì các DN XNK cần phải đáp ứng các điều kiện
đặt ra như sau:

-Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như tính hình hoạt động, sản xuất
kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, chiến
lược sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ, uy tín, đạo đức kinh
doanh...đều là điều kiện để ngân hàng quyết đinh có tài trợ hay không.

-Thông thường, các ngân hàng sẽ quan tâm đến điều kiện sau:

• Phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
công dân trên 18 tuổi, doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh hợp pháp

• Căn cứ đề nhận tài trợ

+ Đối với bảo lãnh dự thầu: căn cứ để phát hành bảo lãnh là Thư mời
thầu hoặc thông báo mời thầu hoặc hồ sơ dự thầu..

+ Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh
tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán: thì căn cứ để phát hành chính là
hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán...

+ Đối với bảo lãnh hải quan, bảo lãnh thanh toán thuế: căn cứ phát
hành bảo lãnh là hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan, hóa đơn
thương mại, vận đơn.

• Có biện pháp bảo đảm hợp lý: ký quỹ bằng tài khoản, thế chấp, cầm
cố tài sản, tín chấp

• Hồ sơ yêu cầu tài trợ: căn cứ đề nhận tài trợ, hồ sơ liên quan đến Tài
sản đảm bảo, hồ sơ pháp lý

Câu 40: Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ Forfaiting:


-Về giá trị: Giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mỗi lần được áp dụng
Forfaiting không ít hơn 500.000 EUR(ở châu Âu). Tuy nhiên, mức quy
định này phụ thuộc vào các giao dịch cũng như tùy thuộc vào từng
Forfaiter khác nhau(có thể là 100.000 USD, hoặc thậm chí lên đến
1.000.000 USD)

-Về thời hạn: Thời hạn hiệu lực của các thương phiếu, các công cụ ghi
nợ không ít hơn 180 ngày và không nhiều hơn 5 năm. Song trên thực tế,
có nhiều nhà Forfaiter cho phép rút ngắn hoặc kéo dài mức quy định nói
trên. Về đồng tiền dùng để thanh toán: Phải là đồng tiền có khả năng tự
do chuyển đổi và phải sẵn sàng có trong kỳ tài chính. Một số đồng tiền
được dùng phổ biến trong tín dụng Forfaiting như USD, EUR, JPY...

-Về hợp đồng Forfaiting: hợp đồng Forfaiting được ký kết giữa nhà xuất
khẩu và nhà Forfaiter phải được ký kết hợp pháp. Theo đó, Forfaiter
cam kết mua trái quyền trong thời hạn cam kết với những điều kiện đã
thảo thuận. Nhà xuất khẩu cam kết chuyển cho nhà Forfaiter những giấy
tờ và tài liệu cần thiết.

- Về việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa nhà xuấ khẩu và nhà nhập
khẩu: Việc giao hàng đã được diễn ra thực sự và quyền được thu tiền
phải có hiệu lực.

- Về Hợp đồng bảo lãnh thanh toán: Trừ trường hợp nhà xuất khẩu là
một tổ chức chính phủ hoặc công ty đa quốc gia, việc trả nợ của nhà
nhập khẩu sẽ phải được bảo lãnh vô điều kiện và không thể hủy ngang
bởi một ngân hàng ở nước nhập khẩu được nhà Forfaiter chấp nhận,
đây là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện miễn truy đòi.

Câu 42 Mối quan hệ giữa các chủ thể khi thực hiện dịch vụ Factoring:
Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu:

* Quan hệ giữa nhà XK và NK dựa trên hợp đồng thương mại ký kết
giữa hai bên trong đó điều khoản thanh toán sử dụng phương thức ghi
sổ hoặc nhờ thu D/A.

* Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà Factor xuất khẩu Dựa trên hợp
đồng Factoring quốc tế. Nhà Factor xuất khẩu được chuyển nhượng
quyền sở hữu, quyền thu khoản phải thu từ nhà nhập khẩu một cách
hợp pháp. Nhà xuất khẩu bán các khoản phải thu, được ứng trước,
được cung cấp các dịch vụ Factoring quốc tế từ nhà Factor xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu thường lựa chọn nhà Factor xuất khẩu phù hợp với mình
trên cơ sở tham khảo từ các khách hàng cũ của nhà Factor xuất khẩu.
Trong quá trình thực hiện dịch vụ giữa nhà xk và nhà Factor xk cũng có
những thảo luận về cách xử lý nợ, các thức giao dịch với nhà nhập khẩu
nhằm không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của nhà nhập khẩu và
nhà XK.

* Quan hệ giữa nhà Factor xuất khẩu và Factor nhập khẩu: Đây là mối
quan hệ đại lý hoặc đối tác, theo đó nhà Factor xuất khẩu ủy thác cho
nhà Factor nhập khẩu thu nợ trực tiếp từ nhà NK. Thông thường nhà
nhà Factor thuộc cùng hiệp hội Factoring quốc tế.

* Quan hệ giữa nhà Factor xuất khẩu và nhà nhập khẩu 201, + Là quan
hệ giữa chủ nợ và con nợ, nhà nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán trực
tiếp khoản nợ cho nhà Factor xuất khẩu thông qua nhà Factor nhập
khẩu.

* Quan hệ giữa nhà factor nhập khẩu và nhà NK Nhà Factor nhập khẩu
là người kiểm tra uy tín tín dụng, tình trạng tài chính của nhà nhập
khẩu, từ đó đưa ra hạn mức tín dụng, quyết định bảo lãnh thanh toán
cho nhà nhập khẩu, đồng thời họ cũng là người thu nợ trực tiếp từ nhà
nhập khẩu.

Câu 41 Rủi ro đối với ngân hàng khi thực hiện dịch vụ Factoring

_ Rủi ro từ phía người bán:

+Không trung thực từ người bán

+ Năng lực yếu kém trong khâu quản lý sản xuất hay chiến lược phát
triển khiến cho hàng hóa cung cấp cho bên mua không đạt yêu cầu
trong hợp đồng, khiến cho giá trị hợp đồng có thể thấp hơn cả giá trị mà
ngân hàng đã ứng trước.

Rủi ro từ phải người mua:

+Năng lực tài chính và đạo đức của bên mua là nguyên nhân chính tạo
ra rủi ro cho ngân hàng. Trong trường hợp năng lực tài chính bên mua
không tốt, và ngân hàng tài trợ Factoring miền truy đòi thì rủi ro hoàn
toàn thuộc về phía ngân hàng. Tương tự trong trường hợp đạo đức của
bên mua cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của ngân hàng(tốn thời
gian, chi phí kiện..)

_ Rủi ro từ chính ngân hàng:

+ Năng lực của đội ngũ nhân viên trong quá trình thẩm định năng lực tài
chính của bên mua dẫn đến thẩm định không chính xác.

+Thiếu thông tin về bên mua dẫn đến thẩm định ko chính xác, hoặc sai.

Câu 40 Điều kiện một tổ chức tín dụng được thực hiện Factoring theo
quy định của pháp luật Việt Nam:

Theo điều 7 quyết định 1096/2004/QĐ- NHNN, để được thực hiện


nghiệp vụ bao thanh toán, các tổ chức tín dụng cần đáp ứng các điều
kiện sau:

+Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán;

+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của
3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt
động ngân hàng;

+ Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi
phạm.

+ Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu, tổ chức tín dụng xin
hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được
phép hoạt động ngoại hối.

Câu 38. Hạn chế của Forfaiting trong thương mại quốc tế:

- Đối với nhà XK

+ Chi phí cho giao dịch forfaiting thường rất cao so với các hình thức tài
trợ khác, gồm 2 loại phí cơ bản : Phí cam kết phải trả cho forfaiter đối
với việc forfaiter sẽ chắc chắn mua lại khoản phải thu của nhà XK từ
trước khi nhà XK tiến hành giao hàng và phí chiết khấu
+Gặp khó khăn trong việc bảo đảm nhà NK có thể được một ngân hàng
hay tổ chức tài chính uy tín đứng ra bảo lãnh.

+ Phải chịu trách nhiệm bồi hoàn lại những chi phí tổn thất cho forfaiter
trong trường hợp nhà NK đơn phương hủy bỏ hợp đồng trong khoảng
thời gian cam kết của nhà XK với forfaiter hoặc vì một lý do nào đó hợp
đồng không còn giá trị nữa. - Đối với nhà NK

+Phải trả một khoản chi phí khi nhờ một ngân hàng hay một tổ chức tài
chính đứng ra bảo lãnh thanh toán hối phiếu, kỳ phiếu.

+ Chịu rủi ro nếu không có đủ nguồn tài trợ để trả tiền cho forfaiter đúng
hạn

+ Phải mua hàng hoá với giá cao hơn vì nhà Forfaiter thu phí và lãi suất
& chiết khấu cao

- Đối với các Forfaiter

Gánh chịu hoàn toàn mọi rủi ro phát sinh trong thời gian hiệu lực của
cam kết forfaiting đến khi được bên nợ trả tiền.

Câu 37 Lợi ích của Forfaiting trong thương mại quốc tế

- Đối với nhà xuất khẩu

+ Giảm thiểu 100% rủi ro: Người XK sẽ hoàn toàn tránh khỏi những biến
động xấu về lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng như những rủi ro về chính trị,
chuyển nhượng hay tiền tệ vỡ cốc forfaiter là người đứng ra gánh chịu
thay.

+ Giảm bớt tài sản nợ và đảm bảo luồng tiền mặt: Nhà XK có thể bán
hàng trả chậm cho nhà NK nhưng lại được các forfaiter thanh toán ngay
bằng tiền mặt. Số tiền nhận được là 100% giá trị hợp đồng, miễn truy
đòi. Điều này cũng giúp cho nhà XK giảm bớt tài sản nợ trong bảng cân
đối kế toán, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn

+ Tỷ lệ chiết khấu cố định: Tỷ lệ chiết khấu do forfaiter đưa ra thường là


cố định và được công bố trước. Vì vậy nhà XK có thể cộng phần chiết
khấu vào giá xuất khẩu để bảo toàn được cả vốn lẫn lãi.
+ Giảm bớt chi phí hành chính trong việc quản lý các khoản phải thu khi
đến han. +Không gặp hạn chế về loại sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ:
Tín dụng Forfaiting còn có thể áp dụng với việc xuất khẩu trang thiết bị,
dịch vụ, hàng hóa đã qua sử dụng. Không có sự phân biệt về chủng loại,
xuất xứ.

+ Nâng cao doanh số bán hàng và sức cạnh tranh cho nhà XK: Việc nhà
XK đưa ra điều khoản thanh toán chậm có thể giúp các nhà nhập khẩu
đi đến chỗ có những đơn đặt hàng có giá trị cao hơn.

- Đối với nhà nhập khẩu

Mặc dù hợp đồng forfaiting được ký kết giữa nhà XK với forfaiter nhưng
nó cũng mang lại cho nhà nhập khẩu những lợi ích chủ yếu sau:

+ Thủ tục chứng từ đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhà NK được hưởng một thời hạn tín dụng dài hơn

- Đối với các forfaiter

+ Đa dạng hóa loại hình dịch vụ. Duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao
uy tín trên thị trường.

+ Được hưởng khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên hoá đơn thương
mại và số tiền họ thực sự cấp cho nhà XK, đồng thời cũng được hưởng
thêm cả phí hoa hồng khác.

+ Khi cung cấp tín dụng forfaiting, các nhà forfaiter sẽ được chuyển
nhượng các giấy tờ có giá và có thể đem buôn bán trên thị trường
forfaiting thứ cấp. Đây được xem như là một hình thức đầu tư tài chính
thu lợi của các forfaiter.

Câu 36 Hạn chế của factoring trong thương mại quốc tế

+ Đối với nhà XK

- Đối với doanh nghiệp XK, hạn chế khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán
là tổng chi phí Factoring tương đối cao (gồm phí dịch vụ là lãi) khoảng 2
– 3%/năm, trong khi đó phí dịch vụ được tính trên tổng giá trị các khoản
phải thu trong năm và lãi suất chỉ tính đối với số tiền đã được tài trợ
dưới dạng tạm ứng.
- Mối quan hệ giữa nhà NK với khách hàng có thể bị ảnh hưởng do đơn
vị bao thanh toán. Đối với các DN nhỏ, trong một số trường hợp, họ bắt
buộc phải dàn xếp một khoản nợ, mở rộng thời hạn thanh toán hay sử
dụng những phương pháp thu nợ nhân nhượng cho 1 số khách hàng ưu
tiên. Trong khi đó nhà Factor hầu như rất ít quan tâm đến việc giữ mối
quan hệ tương lai với người mua và một vài công ty thậm chí cũng quá
gay gắt trong việc thu nợ

- Khi có tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán đối một hoặc
một số giao dịch, đơn vị bao thanh toán sẽ không tạm ứng trước cho
các khoản đó hoặc sẽ truy đòi lại các khoản đã tạm ứng cho những giao
dịch tranh chấp đó. Tuy nhiên, đơn vị bao thanh toán sẽ hỗ trợ người
bán trong việc giải quyết tranh chấp với người mua

+ Đối với các Factor Khi cung cấp dịch vụ bao thanh toán đơn vị bao
thanh toán thường gặp nhiều rủi ro liên quan tới việc thu hồi các khoản
phải thu khi đến hạn như:

- Khi quá hạn phải thu mà người mua không thanh toán hoặc mất khả
năng thanh toán. Nếu là bao thanh toán miễn truy đòi thì đơn vị bao
thanh toán sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro.

- Khi có tranh chấp giữa người mua và người bán sẽ gây khó khăn cho
đơn vị bao thanh toán trong việc thu hồi các khoản phải thu. –

Việc trả tiền trên hoá đơn dễ dẫn đến việc hoá đơn bị làm giả này

- Giữa người bán và người mua có thể có sự thông đồng để lừa nhà
Factor

Câu 35 Lợi ích của Factoring đối với người xuất khẩu và nhà Factor

+ Đối với nhà XK

- Duy trì được sức cạnh tranh thông qua việc cho phép nhà NK thanh
toán - theo phương thức ghi sổ (tức là cấp tín dụng thương mại trực tiếp
cho nhà NK). Điều này sẽ hỗ trợ sự mở rộng bán hàng ra nước ngoài

- Có thể yêu cầu nhà Factor thực hiện kiểm tra tín dụng đối với người
mua hàng để có thông tin chi tiết, chính xác và kịp thời về họ trước khi
tham gia vào mối quan hệ kinh doanh. Cơ hội nhận được những đánh
giá uy tín tín dụng của người mua từ những chuyên gia

- Được tài trợ vốn lưu động trên cơ sở doanh thu bán hàng để quay
vòng sản xuất và tăng trưởng nhanh hơn

-Giảm chi phí quản lý các khoản phải thu và chi phí tốn kém của việc
vận hành một phòng thu ban thu nợ quốc tế vì chỉ phải làm việc với nhà
factor. Phí hoa hồng trả cho nhà factor sẽ dựa trên doanh thu bán hàng
vì thế chi phí sẽ biến đổi theo doanh thu thực tế, nhờ vậy mà cắt giảm
được chi phí hành chính

- Những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ được giải quyết bởi các nhà
Factor.

- Có thể giảm được rủi ro về tỷ giá hối đoái.

- Được bảo hiểm rủi ro tín dụng 100% giá trị hoá đơn.

- Báo cáo tài chính không có những khoản nợ xấu, luồng tiền mặt ổn
định và hiệu quả hơn do việc thu nợ được đẩy nhanh

+ Đối với Factor

- Được hưởng phí bao thanh toán.

- Đa dạng hoá loại hình dịch vụ.

- Duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thanh toán trong nước.

- Sử dụng tốt hơn các nguồn vốn huy động được

CHƯƠNG I:

Câu 1: Sự phối kết hợp giữa các phòng ban trong TTTMQT. Nêu ví dụ
minh họa?

Trả lời:
Sản phẩm/dịch vụ TTTMQT liên quan đến sự phối kết hợp của rất nhiều
phòng ban khác nhau. Khác với một số sản phẩm mà toàn bộ quy trình
được thực hiện ở hầu hết tại một phòng ban.

Ví dụ dịch vụ thanh toán quốc tế hầu hết được xử lý tại phòng thanh
toán quốc tế của ngân hàng. Trong khi đó nghiệp vụ “chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất” lại liên quan tới sự phối kết hợp của nhiều phòng
ban. Cụ thể:

+ Phòng thanh toán quốc tế tiếp nhận, kiểm tra để đưa ra quyết định
xuất trình có phù hợp hay không.

+ Trên cơ sở đề nghị chiết khấu của KH, phòng QHKHDN sẽ kiểm tra
điều kiện của khách hàng.

+ Phòng xử lý thu hồi nợ sẽ thực hiện thu hồi nợ trong trường hợp
không đòi được tiền từ nhà sản NK.

Câu 2: Phân tích các điều kiện đặt ra đối với NHTM khi tiến hành tài trợ
TMQT

Trả lời:

1. Mô hình tổ chức hoạt động quản lý TTTM: mô hình quản lý


thống nhất từ hội sở chính đến chi nhánh theo một quy định cụ
thể, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao độ
an toàn là một trong những nhân tố quan trọng thu hút KH đến với
ngân hàng vì đảm bảo quyền lợi của họ

2. Quy trình nghiệp vụ của TTTM: Xấy dựng quy trình nghiệp
vụ đầy đủ chi tiết nhằm hướng dẫn cho cán bộ ngân hàng thực
hiện thống nhất từ hội sở đến chi nhánh

3. Năng lực tài chính là nhân tố vô cùng quan trọng. Quy mô


vốn là nhân tố quyết định đến quy mô, tầm vóc, sức chịu đựng và
chống đỡ rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng có thể tham gia các
sản phẩm dịch vụ TTTM khi đảm bảo năng lực tài chính mạnh. Vì
nhu cầu tài trợ của các DN XNK thường rất lớn. Ngân hàng có quy
mô vốn lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng hoạt động kinh
doanh, nâng các hiệu quả hoạt động.

4. Công nghệ ngân hàng: công nghệ ngân hàng liên quan đến
toàn bộ mạng lưới cơ sở dữ liệu, mạng lưới thanh toán, truyền
thông nội bộ. Hệ thống công nghệ cao sẽ giúp quản lý KH, quản trị
hoạt động của các phòng ban. NH phải tin học hóa ở hầu hết các
nghiệp cụ để bảo đảm đáp ứng quản lý/vận hành.

5. Nguồn nhân lực: Dù ở thời đại nào thì nguồn nhân lực luôn
là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Một đội ngũ
cán bộ ngân hàng cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu về luật pháp, tập quán
và thông lệ quốc tế, giàu kinh nghiệm thực tế sẽ giúp ngân hàng
hạn chế được rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như nắm
bắt được cơ hội kinh doanh.

6. Uy tín của NH: Trong hoạt động TMQT, uy tín của ngân hàng
đóng vai trò quan trọng. Cam kết của một ngân hàng mức độ uy
tín cao sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn. Từ đó giảm được các chi
phí không cần thiết cũng như lấy được lòng tin, thu hút KH.

7. Hệ thống ngân hàng đại lý: NH có hệ thống đại lý rộng khắp


sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc chu cấp các sản phẩm, dịch vụ
TTTM. Tiết kiệm thời gian luân chuyển chứng từ. Đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu của KH.

Câu 3: Điều kiện đặt ra với nhà XNK:

Trả lời:

Các doanh nghiệp XNK là đối tượng nhận sự tài trợ của ngân hàng, vậy
nên các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như tình hình hoạt động kinh
doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ, uy tín đạo đức đều là
những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nhận tài trợ từ ngân hàng.
Thông thường các ngân hàng sẽ quan tâm đến điều kiện sau trước khi
tiến hành tài trợ cho KH:
1. Phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự:

- Công dân trên 18 tuổi ( không bị tước quyền công dân)

- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp

2. Căn cứ để nhận tài trợ:

VD: bảo lãnh thì đơn yêu cầu phải hợp pháp và được thể hiện
bằng văn bản:

- Bảo lãnh dự thầu: căn cứ để phát hành B/L là thư mời thầu
hoặc hồ sơ dự thầu.

- Bảo lãnh thực hiện HĐ, B/L bảo hành,… căn cứ để phát
hành chính là HĐKT, HĐ mua bán HH.

3. Phải có biện pháp đảm bảo:

- Ký quỹ bằng tài khoản

- Thế chấp TSBĐ

- Tín chấp

4. Hồ sơ yêu cầu tài trợ:

- Đơn yêu cầu tài trợ (có tên cụ thể riêng)

- Hồ sơ pháp lý

- Căn cứ để nhận tài trợ

- …

Câu 4: Phân tích tầm quan trọng của nhân lực khi thực hiện TTTMQT.
Liên hệ với các NHTM VN hiện nay.

Trả lời:

Liên hệ thực tế: Xét đội ngũ chuyên gia của các NHTM VN hiện nay,
trình độ cao hơn nhiều nhưng về mặt số lượng chuyên gia thì có xu
hướng giảm xuống. Bắt nguồn một phần từ mô hình tổ chức của các
NHTM hiện tại hầu hết là mô hình TT Tập trung. Nên số lượng giảm
xuống. Nhưng trong bất kể thời đại nào thì trình độ năng lực chuyên gia
cũng đặt lên hàng đầu.

CHƯƠNG II:

Câu 1: Hãy phân tích lợi ích của bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương
với các DN XNK:

Trả lời:

- Góp phần hạn chế sử dụng nguồn vốn lưu động của các DN,
hạn chế sử dụng tiền mặt. Qua đó tăng cường tính an toàn
trong giao dịch.

- Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp người mua người bán kh
biết nhau

- Tiết kiệm thời gian và chi phí

- Nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của DN trong quan hệ với
đối tác.

Làm rõ:

Trong các HĐ kinh tế, các bên tham gia luôn e ngại về ác rủi ro có thể
xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy, việc phát hành
các bảo lãnh cam kết của ngân hàng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các
nhà KD XNK:

- Góp phần hạn chế sử dụng nguồn vốn lưu động của DN,
giúp DN hạn chế phải sử dụng tiền mặt qua đó có thế làm tăng
TS lưu thông và tăng tính an toàn trong các giao dịch.

- Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp người mua và người bán
không biết nhau, lần đầu giao dịch. Bảo lãnh giúp tăng mức độ
uy tín khi hai bên chưa có niềm tin. Cũng như tận dụng chức
năng là công cụ bảo đảm để yên tâm hơn khi giao dịch.
- Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tìm hiểu đối tác, để không bỏ
lỡ cơ hội kinh doanh.

- Bảo lãnh giúp DN nâng cao vị thế và uy tín trong quan hệ


kinh doanh với đối tác. Hơn nữa còn góp phần thiết lập các mối
quan hệ kinh doanh.

Câu 2: Phân tích chức năng của bảo lãnh trong ngoại thương.

Trả lời:

- Chức năng pháp lý: Ngân hàng khi phát hành bảo lãnh tức là
đã thừa nhận ràng buộc pháp lý với người thụ hưởng của hợp
đồng bảo lãnh. Ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi
thường khi có phát sinh. Nếu KH không hoàn trả số tiền này thì
ngân hàng sẽ hoàn toàn gặp rủi ro.

- Chức năng thúc đẩy: Khi phát hành thư bảo lãnh thì ngân
hàng bị ràng buộc nghĩa vụ trả tiền bồi thường. Khoản bồi
thường này sẽ là khoản nợ xấu đối với người được bảo lãnh.
Để tránh rủi ro này, người được bảo lãnh sẽ phải cố gắng để
thực hiện nghĩa vụ của mình. Mặt khác, NH cũng có nghĩa vụ
bồi thường cho người thụ hưởng nên để an toàn, ngân hàng
phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo áp lực buộc người
được bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ.

- Chức năng bồi thường: Khi người được bảo lãnh thực hiện
không đủ hoặc không thực hiện những nghĩa vị đã cam kết
trong HĐ gốc, ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ phải bồi
thường khi người thụ hưởng yêu cầu.

- Chức năng là công cụ tài trợ TMQT: bảo lãnh là một công cụ
tài trợ thực sự. Khi phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng không
trực tiếp cấp vốn cho KH nhưng đã đem lại lợi ích thuận lợi về
mặt lợi ích như khi cấp vốn. Đồng thời tạo điều kiện cho việc tái
điều chỉnh gánh nợ cho HĐ.

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa các chủ thế trong B/L ngoại thương

Trả lời:
Trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng có ít nhất ba chủ thể tham gia là
người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người thụ hưởng:

- Người bảo lãnh – The guarantor: là người phát hành thư bảo
lãnh theo yêu cầu của KH. Thường là NH. NH phát hành thư
bảo lãnh là ngân hàng có uy tín, có năng lực TC và được người
thụ hưởng chấp nhận.

- Người được bảo lãnh – Principal: Là người đề nghị NH phát


hành thư bảo lãnh, là KH của NH.

- Người thụ hưởng – Beneficiary: Là người được ngân hàng


bồi thường khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.

Câu 4: Phân tích rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngoại thương đối với
ngân hàng phát hành thư bảo lãnh. Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

Trả lời:

· Rủi ro tín dụng:

- Từ phía người được bảo lãnh: nếu người bảo lãnh vì một lý
do nào đó không thực hiện đúng điều kiện đã cam kết trong
hợp đồng góc thì ngân hàng phải bồi thường cho người thụ
hưởng. Và nếu KH không hoàn trả số tiền này thi ngân hàng
hoàn toàn chịu rủi ro. Người được bảo lãnh cũng không trả
được tiền.

- Từ phía người thụ hưởng bảo lãnh: do họ có quyền bồi


thường nên họ có thể yêu cầu NH bồi thường ngay vả khi họ
được bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ. Hoặc họ lập hồ sơ giả
chứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh. TH này NH
vẫn TH thì gặp vì người được bảo lãnh không đồng ý hoàn trả
số tiền này.

· Rủi ro hoạt động (rủi ro đến từ chính bản thân ngân hàng):

- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm tra HĐ, tình hình
tài chính, uy tín,… của người được bảo lãnh lỏng lẻo.
- Hoặc do trình độ của cán bộ non kém dẫn đến thẩm định
sau, bị có tình lừa đảo.

- Hoặc do không tuân thủ quy trình bảo lãnh. Quy trình bảo
lãnh có vấn đề.

- NH thiếu kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ của những loại bảo


lãnh mới

Câu 5: Phân tích rủi ro trong việc bảo lãnh đối với người được bảo lãnh.
Liên hệ thực tế.

Trả lời:

· Rủi ro từ phía người thụ hưởng: Nếu người thụ hưởng chủ đích
lừa đảo, lập chứng từ giả chứng minh cho vi phạm của người
được bảo lãnh và guarantee vẫn thực hiện bồi thường theo hợp
đồng. Thường xảy ra trong bảo lãnh theo yêu cầu, khi yêu cầu bảo
lãnh chỉ theo ý kiến chủ quan của người thụ hưởng. Do đó, người
được bảo lãnh cần xem xét tìm hiểu các đối tác và lựa chọn loại
hình bảo lãnh phù hợp.

· Rủi ro từ chính bản thân mình: Do thiếu kinh nghiệm trong kinh
doanh hoặc khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc
liệt. Trình độ của nhân viên chưa cao, non kém, khả năng quản lý,
nắm bắt thông tin thấp, thiếu chính xác và chưa kịp thời.

· Rủi ro khách quan đến từ môi trường bên ngoài như thiên tại,
chiến tranh, rủi ro KT-CT, sự thay đổi chính sách của nhà nước.

Câu 6: Phân tích rủi ro trong bảo lãnh đối với người thụ hưởng.

Trả lời:

· Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức đảm bảo cho người thụ
hưởng nhưng người thụ hưởng vẫn có thể gặp phải các rủi ro.

· Phía người được thụ hưởng: Là người được bảo lãnh không
thực hiện đúng nghĩa vụ gây ra những tổn thất lớn mà khoản tiền
là thường không thể bù đắp được. Hơn nữa thông thường việc bồi
thường cũng sẽ mất thời gian. Người thụ hưởng có thể mất những
cơ hội kinh doanh, kế hoạch về nguồn vốn bị thay đổi, ảnh hưởng
đến toàn bộ HĐKD.

· Về phía người bảo lãnh: NH bảo lãnh còn non trẻ trong việc giải
quyết khi rủi ro phát sinh sẽ gây chậm trễ và khó khăn trong quá
trình thanh toán hoặc TH nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng KT,
NH mất khả năng thanh toán. Hoặc trường hợp hợp đồng KT thay
đổi kéo dài mà vì lý do nào đó không thông báo đầy đủ cho phía
ngân hàng là không thể kéo dài thời hạn bảo lãnh. NH có thể từ
chối bồi thường.

CHƯƠNG 3:

Câu 1: Phân tích rủi ro đối với NH khi tài trợ ứng trước hóa đơn. Tại sao
nghiệp vụ này được thực hiện tỷ lệ thấp ở VN?

Trả lời:

- Ứng trước hóa đơn là một sản phẩm tài trợ TM, theo đó
ngân hàng sẽ thanh toán trước cho người bán những hóa đơn
bán hàng (cả hàng hóa và dịch vụ) theo phương thức chuyển
tiền (TT) trả ngay hoặc trả chậm. Người bán có nghĩa vụ hoàn
trả lại khoản tiền này cùng lãi phát sinh cho ngân hàng trong
thời gian ứng trước.

- Rủi ro đến từ chính bản thân ngân hàng: Trình độ nghiệp vụ


chưa cao, non kém và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý nghiệp
vụ, quy trình lỏng lẻo.

- Rủi ro đến từ khách hàng là nhà NK: Nếu nhà NK không


thực hiện thanh toán hóa đơn khi đến hạn thì NH phải yêu cầu
nhà XK trả tiền. Rủi ro tiế khi nhà XK không trả tiền.

Lý do nghiệp vụ chưa được phát triển:

Xuất phát từ đực điểm là sản phẩm trài trợ cho nhà XK đối với vốn
lưu động. Nên rủi ro trong TH người XK không thể thu được tiền từ
người NK, đối với KH không có hạn mức. Vì khả năng tìm kiếm thông tin
về nhà NK nước ngoài là không đơn giải.
Câu 2: Phân tích rủi ro của ngân hàng tài trợ chiết khấu bộ chứng từ
hàng xuất trong thanh toán L/C. Tại sao các NHTM hạn chế chiết khấu
miễn truy đòi

Trả lời:

- Chiết khấu chứng từ trong thanh toán L/C là việc ngân hàng
được chỉ định thanh toán một số nhất định cho người thụ
hưởng khi học xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Hình thức gồm:
Chiết khấu truy đòi và miễn truy đòi.

- Rủi ro của ngân hàng: ( chưa có)

- Rủi ro của chiết khấu miễn truy đòi cao hơn rủi ro trong chiết
khấu có truy đòi. Nên để cung cấp dịch vụ này, các NHTM
thường sẽ đặt ra bộ điều kiện rất chặt ché và phức tạp. Và rất
khó để các bộ hồ sơ của DN đáp ứng đủ các nhu cầu/điều kiện.

Câu 3: phân tích ưu điểm của D/P kỳ hạn đối với nhà XKK và nhà NK.
Thực trạng tài trợ D/P hỳ hạn, nguyên nhân.

Trả lời:

D/P kỳ hạn là hình thức nhờ thu kèm chứng từ, trong đó lệnh nhờ thu
quy định trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộ CT xuất trình, nhà
NK trả tiền đổi lấy bộ chứng từ. Tài trợ D/P kỳ hạn tức là ngân hàng thu
hộ được quyền quyết định thời gian và điều kiện giao chứng từ. NH có
nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng vài ngày đáo hạn nếu đã trao
chứng từ.

- Ưu điểm với NXK: An toàn trong thanh toán

- Ưu điểm với nhà NK: Có nhiều cơ hội để mua hàng mà chưa


phải thanh toán vì nhà NK có nhiều cơ hội nhận tài trợ từ NH
thu hộ

Thực trạng D/P kỳ hạn: còn hạn chế, chưa nhiều. Nguyên nhân do hiểu
biết của ngân hàng lãn KH về sp này chưa nhiều. Hơn nữa, để tài trợ
D/P kỳ hạn thì đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa các phòng ban trong NHTM.
Câu 4: Những vấn đề cần lưu ý khi phê duyệt thanh toán ứng trước bộ
chứng từ nhờ thu D/P, D/A, D/P kỳ hạn.

Trả lời:

Điều kiện D/P là điều kiện thanh toán trả ngay khi CT được xuất trình.
Ngân hàng chỉ trao chứng từ khi nhà NK tiến hành thanh toán.

D/P kỳ hạn là điều kiện thuộc D/P nhưng cho phép NNK thanh toán sau
khi bộ chứng từ được xuất trình một khoảng thời gian X ngày. Nhà NK
trả tiền đổi lấy bộ CT.

D/A là điều kiện thanh toán mà tại đó NH thu hộ trao chứng từ khi nhà
NK chấp nhận hối phiếu.

ứng trước bộ chứng từ trong nhờ thu là việc ngân hàng thanh toán
trước cho người hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ theo phương thức
thanh toán nhờ thu. NXK cam kết hoàn trả số tiền ứng trước vào ngày
đáo hạn.

Những vấn đề cần lưu ý khi phê duyệt:

- Khả năng tài chính

- Uy tín của nhà XK

- Hạn mức tín dụng, TSBĐ, ký quỹ

- Uy tín của collecting bank

- Uy tín của nhà NK

- Mặt hàng trong lô hàng

- Những vấn đề khác như tình hình chính trị, luật pháp.

Câu 5: Hãy nêu ĐK để phát triển hình thức D/P kỳ hạn tại VN:

Trả lời:

- D/P kỳ hạn là điều kiện thanh toán trong nhờ thu kèm chứng
từ, nhà NK thanh toán sau khi bộ chứng từ được xuất trình một
khoảng thời gian X ngày. Để nhận được bộ chứng từ, nhà NK
có thể:

+ Trả tiền ngay ( TH này ít vì nhà NK không có vốn sẵn nên đã


chọn D/P kỳ hạn)

+ Chứng minh với NH thu hộ khả năng thanh toán trong tương
lai và được ngân hàng TH trao chứng từ từ ngày đáo hạn.

+ NH cần đào tạo từ chi nhánh để cán bộ nắm được về sản


phẩm này để có thể tư vấn cho KH

+ Đánh giá KH một cách chính xác thể hiện qua hạn mức, mức
ký quỹ

+ Thực hiện phối hợp liên thông tốt giữa các phòng ban

+ Xây dựng quy trình nội bộ rõ ràng

Câu 6: Biện pháp phòng ngừa rủi ro cho Remitting Bank trong nghiệp vụ
ứng trước vốn

Trả lời:

- Khái niệm ứng trước vốn

- Rủi ro: Nhà XK không trả tiền, không thu hồi được số vốn
ứng trước cho nhà XK

Biện pháp:

- Kiểm tra uy tín, năng lực… của nhà XK

- Thời gin ứng trước vừa phải

- Mặt hàng có nhiều thị trường, xu hướng biến động của HH

- Uy tín của collecting bank

- Cần có quy định về vận đơn.


CHƯƠNG 4

Câu 1: Tại sao Factoring ít được áp dụng trong TTTM tại VN?

Trả lời:

· Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Năng lực tài chính thấp, không đáp ứng được nhu cầu

- Tầm quản trị rủi ro bị hạn chế

- Nghiệp vụ chưa được quan tâm phát triển

- Phí dịch vụ cao

· Khách quan:

- Từ môi trường pháp lý

- Hệ thống cung cấp thông tin còn bất cập

- KH chưa biết nhiều đến dịch vụ và còn e ngại sử dụng dịch


vụ

- Môi trường pháp lý: Thông tư 17, VN chỉ cho phép thực hiện
Factoring có truy đòi.

· Nhận định (Đánh giá thực trạng)

- Doanh số và tốc độ tăng trưởng thấp. Hiện tại, quy mô


doanh số khoảng trên 1 tỷ USD. Nếu so với Thái Lan và Trung
Quốc thì quy mô này khá khiêm tốn.

- Số lượng khách hàng sử dụng hạn chế

- Sản phẩm dịch vụ kém hấp dẫn

- Quan hệ factor đại lý còn hạn chế.

Câu 2: Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ factoring tại VN


- Nâng cao, củng cố năng lực tài chính

- Cải thiện hoạt động quản trị rủi ro

- Xây dựng mô hình hoạt động phù hợp

- Mở rộng quan hệ factor đại lý

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chú trọng hơn các công tác
quảng bá, tuyên truyền

- Giáo dục thị trường bằng cách tổ chức các hội nghị khách
hàng

- Đề xuất mở rộng, cho phép factoring miễn truy đòi có thể


được thực hiện.

ĐỀ KTRA 1

Câu 1: Người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán là

NXK

Tùy từng trường hợp

NNK

NH

Câu 2: Sản phẩm nào là tài trợ sau khi giao hàng đối với nhà xuất khẩu theo phương
thức nhờ thu:

Kí hậu B/L, ứng trước vốn

Bảo lãnh nhận hàng, ký hậu B/L

Ứng trước vốn, UPAS D/A


Ứng trước hóa đơn, thư nhận hàng

Câu 3: Ứng trước vốn trong thanh toán nhờ thu về bản chất là

Chiết khấu B/E

Chiết khấu chứng từ có truy đòi

Chiết khấu chứng từ miễn truy đòi

Câu 4: Loại hình nào dưới đây được coi là tài trợ thương mại:

Xác nhận L/C

Tất cả các phương án

Phát hành L/C

Chấp nhận thanh toán

Câu 5: Sản phẩm nào là tài trợ sau khi giao hàng đối với nhà xuất khẩu theo phương
thức tín dụng chứng từ:

Chiết khấu có truy đòi; Chiết khấu miễn truy đòi

Chiết khấu có truy đòi; Ký hậu B/L

Chiết khấu có truy đòi; Xác nhận L/C

Xác nhận L/C; Thư nhận hàng

Câu 6: Chủ thể không thể thiếu trong sản phẩm UPAS D/A

NH xuất trình

NH thu hộ
NH tài trợ

NH nhờ thu

Câu 7: Điều kiện ứng trước hóa đơn:

Tất cả các đáp án đều đúng

Người mua có khả năng thanh toán tốt;

Người bán có uy tín cao;

Người mua và người bán có lịch sử giao dịch tốt

Câu 8: Mô hình tài trợ ....tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiết kiệm thời gian để
tìm hiểu văn hoá của chi nhánh ngân hàng khi phát triển mạng lưới hoạt động.

Hỗn hợp

Tâp trung

Phân tán

Câu 9: Rủi ro có thể xảy đến với nhà nhập khẩu khi:

Chậm trễ trong thanh toán tiền hàng

Chậm trễ trong giao hàng và bất đồng ngôn ngữ

Bất đồng về ngôn ngữ

Chậm trễ trong giao hàng

Câu 10: Ứng trước hóa đơn là sản phẩm tài trợ của NHTM đối với:

Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng


Nhà nhập khẩu trước khi giao hàng

Nhà nhập khẩu sau khi giao hàng

Nhà xuất khẩu trước khi giao hàng

Câu 11: Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán theo phương thức chuyển tiền
được áp dụng đối với

HĐTM quy định trả trước

HĐTM quy định thời gian trả sau 90 ngày

HĐTM quy định trả sau

Câu 12: Chiết khấu chứng từ được áp dụng trong:

D/P

D/A

UPAS D/A

D/P và D/A

Câu 13: Chất lượng dịch vụ của chi nhánh ngân hàng là yếu tố quyết định việc

Thu hút số lượng khách hàng giao dịch tài trợ thương mại

Tuỳ thuộc mô hình tài trợ để biết được tác động của chất lượng dịch vụ của chi nhánh đến các
hoạt động khác

Hạn chế mức độ rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại

Câu 14: NHTH được quyền quyết định có giao chứng từ cho NNK khi NNK chưa
thanh toán đối với:
D/P 60 days after sight; D/P

D/P; D/A 60 days after sight;

D/A 60 days after sight; D/P 60 days after sight

D/P; D/A 30 days after B/L date

Câu 15: NH thu hộ có trách nhiệm trả tiền cho NXK khi

Không có phương án đúng

Đã giao chứng từ cho NNK trong D/P và D/A

Đã giao chứng từ cho NNK trong D/P và D/P kỳ hạn

Đã giao chứng từ cho NNK trong D/P kỳ hạn và D/A

Câu 16: Chiết khấu chứng từ là sản phẩm tài trợ của NHTM đối với:

Nhà nhập khẩu sau khi giao hàng;

Nhà nhập khẩu trước khi giao hàng;

Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng

Nhà xuất khẩu trước khi giao hàng;

Câu 17: Điều gì dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của thương mại quốc tế:

Ít chịu tác động từ các sự biến động về chính trị

Thị trường có sự chuyên môn hóa sâu rộng

Tất cả đều đúng

Tạo điều kiện mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

Câu 18: Trong những điều được liệt kê dưới đây: i. Chủ thể được tài trợ chỉ là các nhà
kinh doanh nội địa ii. Chứng từ được sử dụng đa dạng, phong phú iii. Bộ chứng từ có
thể là tài sản đảm bảo iv. Chỉ tham gia vào 1 công đoạn của sản xuất. Đặc điểm của
tài trợ thương mại bao gồm:

i, ii, iv

i, ii, iii

ii, iii

Câu 19: NH thu hộ có trách nhiệm trả tiền thay cho NNK trong trường hợp NH đã ký
hậu B/L mà NNK không thanh toán vào ngày đáo hạn

Sai. NH thu hộ không có trách nhiệm trả tiền ngay cho NNK trong trường hợp NH đã ký hậu B/L
mà NNK không thanh toán vào ngày đáo hạn

Câu 20: Hệ thống ngân hàng đại lý có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản
phẩm UPAS của NHTM cho khách hàng

Đúng. Vì nhà nhập khẩu được trả tiền kỳ hạn trong khi người xuất khẩu được thanh toán bởi
ngân hàng tài trợ nên hệ thống ngân hàng đại lý đóng vai trò quan trọng.

Câu 21: NHTM không ký hậu B/L trong thanh toán nhờ thu khi chứng từ không qua
ngân hàng

Đúng. Trong thanh toán nhờ thu điều kiện để NHTM ký hậu B/L khi bộ chứng từ qua ngân hàng

Câu 23: Ứng trước hóa đơn là sản phẩm tài trợ trước khi giao hàng của NHTM đối
với NXK

Sai. Ứng trước hóa đơn là sản phẩm tài trợ sau khi giao hàng của NHTM đối với
NXK

Câu 24: Điện chấp nhận thanh toán của Collecting Bank (CB) tạo ra nghĩa vụ trả tiền
của CB trong tương lai

Sai. Việc NHTH thành lập điện thanh toán không ràng buộc trách nhiệm ngân hàng này phải
thanh toán cho NNK nếu NNK không thực hiện thanh toán tờ hối phiếu vào ngày đáo hạn

Câu 25: UPAS D/A tạo điều kiện cho NNK chưa phải trả tiền ngay
Đúng. UPAS D/A là sản phẩm tài trợ của NHTM đối với nhà nhập khẩu, được kết hợp giữa trả
ngay và kỳ hạn, NNK chỉ phải trả tiền vào ngày đáo hạn

Câu 26: Những công việc được thực hiện bởi chi nhánh và trung tâm tài trợ thương
mại trong mô hình tài trợ tập trung khi cung cấp sản phẩm ký hậu B/L trong thanh
toán L/C (ký hậu khi NHPH đã nhận được chứng từ)

- ký hậu B/L là hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên
vận đơn theo lệnh của người nhận hàng này qua người nhận hàng khác. Người ký hậu
(Endorser) ký lên mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho người nhận ký hậu
(Endorsee). Về Mặt pháp lý có thể hiểu, ký hậu là hành động thể hiện sự chấp nhận
của người ký hậu về việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn và
chuyển nhượng nó sang cho người nhận ký hậu.
- Mô hình tập trung là mô hình tài trợ mà theo đó hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
chỉ thực hiện tại hội sở chính, còn tại các chi nhánh chỉ đảm nhận vai trò như các đầu
mối giao dịch với khách hàng và là trung gian giữa trung tâm xử lý giao dịch tài trợ
thương mại quốc tế và khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện tài
trợ thương mại quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng, chi nhánh thông báo về
trung tâm tài trợ thương mại và được xử lý nghiệp vụ tại đây.

Thông thường, vì mục đích an toàn, NHPH chỉ thực hiện ký hậu B/L trên một bản gốc duy
nhất, cho dù B/L được phát hành nhiều hơn một bản gốc. Đối với NHTM vận hành mô hình
tập trung, chi nhánh chỉ thực hiện việc ký hậu sau khi được Trung tâm tài trợ thương mại
chấp thuận và đây là điểm khác biệt so với mô hình phân tán

Câu 27: Rủi ro đối với ngân hàng tài trợ ứng trước hóa đơn? Tại sao nghiệp vụ này
được áp dụng với tỉ lệ thấp tại Việt Nam?

- Tài trợ ứng trước hóa đơn là một hình thức vay ngắn hạn dựa trên các hóa đơn chưa
thanh toán của doanh nghiệp. Nó thường được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng
vốn lưu động và dòng tiền của doanh nghiệp. Với tài trợ ứng trước hóa đơn, doanh
nghiệp duy trì trách nhiệm đối với sổ cái bán hàng, theo dõi việc thanh toán và xử lý
hóa đơn.
- Rủi ro với ngân hàng tài trợ:

+Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu trong phương thức chuyển tiền (Remitting Bank)
chỉ đóng vai trò trung gian chuyển tiền và thu phí chứ không có bất cứ cam kết thanh toán
nào thay cho nhà nhập khẩu. Do đó, hình thức tài trợ này tiềm ẩn rủi ro cao. Để phòng
ngừa rủi ro, trước khi quyết định tài trợ, ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng các điều kiện thực
hiện sản phẩm đã đƣợc đáp ứng đầy đủ và chính xác

+Đơn vị cung cấp tài trợ ứng trước hóa đơn sẽ gặp rủi ro nếu nhƣ nhà xuất khẩu không có
quy trình kiểm soát tín dụng chặt chẽ hoặc độ tin cậy của các con nợ của nhà xuất khẩu
không cao.

+Nhà xuất khẩu có thể thế chấp hóa đơn giả mạo hoặc đã được sửa đổi với mục đích gian lận.
Nhà xuất khẩu có thể hành động một mình hoặc hợp tác với nhà nhập khẩu để lừa đơn vị
cung cấp tài trợ ứng trước hóa đơn.

- Tại sao nghiệp vụ này được được áp dụng với tỷ lệ thấp tại Việt Nam?
- Từ phía NH:
+ Hệ thống NH đại lý của các NHTM VN trên toàn thế giới còn hạn chế về số
lượng, thời gian giao dịch, chất lượng giao dịch, chi phí giao dịch còn khá
cao.
+ Việc giới thiệu sản phẩm ứng trước hóa đơn chưa thực sự tốt ở các NHTM,
các NH hiện nay ở VN thường áp dụng mô hình tập trung, khi đó các NH sẽ
có sự phân biệt rõ giữa bộ phận Head Office và bộ phận chi nhánh, bộ phận
Front và bộ phận Back rất khác nhau. Mà việc giới thiệu sản phẩm tới khách
hàng lại là bộ phận chi nhánh làm, vì thế nên các chi nhánh có thể sẽ không
am hiểu về sản phẩm của chính NH mình. Vì vậy nên khách hàng sẽ không
biết tới sản phẩm đó mà sử dụng.
+ Nội bộ các bộ phận các NH với nhau bất đồng quan điểm, chính sách nội bộ
không thích hợp. Trên phòng hội sở chuyên môn cao nhưng lại đánh giá chi
nhánh không chuẩn, bản thân chi nhánh cũng không quảng bá sản phẩm làm
giảm số lượng tiêu thụ, hưởng ứng sản phẩm.
- Từ phía KH:
+ KH V có thói quen ngại thay đổi những sản phẩm tài trợ đã quen dùng trước đây
+ KH hay gói gọn giao dịch nào đó vào 1 NH họ quen biết hoặc đã có truyền thống hợp
tác từ lâu rồi.

ĐỀ 2

Câu 1: ...là tài trợ sau khi giao hàng đối với nhà xuất khẩu theo phương thức tín
dụng chứng từ:
Chiết khấu miễn truy đòi L/C trả ngay; ký hậu B/L

Chiết khấu miễn truy đòi L/C trả ngay; chiết khấu có truy đòi L/C trả chậm

Chiết khấu có truy đòi L/C trả chậm; thư uỷ quyền nhận hàng

Ký hậu B/L; thư nhận hàng

Câu 2:.... là sản phẩm tài trợ sau giao hàng của NHTM theo phương thức.... đối với
nhà xuất khẩu

Ký hậu B/L; nhờ thu

Thư nhận hàng; tín dụng chứng từ

Ứng trước hoá đơn trả chậm; chuyển tiền

Ứng trước hoá đơn trả ngay; nhờ thu

Câu 3: ..là tài trợ trước khi giao hàng đối với nhà nhập khẩu theo phương thức
chuyển tiền:

Ứng trước hoá đơn

Thư tín dụng thương mại

Ứng trước vốn

Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán

Câu 4: UPAS D/A cho phép

NXK được thanh toán ngay; NNK trả tiền ngay (D/P)

NXK nhận được thanh toán ngay; NNK trả tiền vào ngày đáo hạn

NXK nhận tiền vào ngày đáo hạn; NNK trả tiền vào ngày đáo hạn (D/A)

NXK nhận tiền vào ngày đáo hạn; NNK trả tiền ngay
Câu 5: “Tài trợ thương mại quốc tế bao gồm các chính sách, biện pháp, hình thức
hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế … của quy trình tái sản
xuất”. Từ cần điền vào chỗ trống là:

Một công đoạn

Một vài công đoạn

Tất cả công đoạn

Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 6: Phí giao dịch UPAS D/A được thoả thuận giữa

NH tài trợ và NH thu hộ; NH thu hộ và NNK

NH tài trợ và NH nhờ thu

NH thu hộ và NNK

NH tài trợ và NH thu hộ

Câu 7: Chiết khấu chứng từ được áp dụng trong:

D/A; L/C trả chậm

D/P; D/A; L/C trả ngay; L/C trả chậm

D/P; L/C trả ngay

D/P; D/A

Note: UPAS D/A không có chiết khấu

Câu 8: là sự khác nhau giữa Thư nhận hàng và Ký hậu B/L của NHPH

Loại B/L

Mục đích sử dụng

Thời điểm có chứng từ vận tải gốc


Phương thức vận tải

Câu 9: Thời điểm hết hiệu lực của Thư nhận hàng có thể được quy định:

Tất cả các phương án

khi bản gốc vận đơn được ngân hàng giao cho đơn vị chuyển phát gửi đến địa chỉ của hãng tàu,

ngân hàng nhận được bản gốc Thư nhận hàng

đến một ngày cụ thể nhất định

Câu 10: NH thu hộ có trách nhiệm trả tiền cho NXK khi

Đã giao chứng từ cho NNK trong D/P và D/P kỳ hạn

Đã giao chứng từ cho NNK trong D/P kỳ hạn và D/A

Không có phương án đúng

Đã giao chứng từ cho NNK trong D/P và D/A

Câu 11: là sự khác nhau giữa thư tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán và thư tín
dụng thương mại

phương thức thanh toán

tất cả các đáp án đều đúng

người thụ hưởng

người yêu cầu phát hành

Câu 12: KHÔNG phải sản phẩm tài trợ của ngân hàng cung cấp cho nhà xuất khẩu
trong thanh toán tín dụng chứng từ:

Xác nhận L/C; Bảo lãnh nhận hàng

Kí hậu B/L; Xác nhận L/C

Ứng trước hoá đơn; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh nhận hàng; Kí hậu B/L

Câu 13: KHÔNG phải sản phẩm tài trợ của ngân hàng cung cấp cho nhà xuất khẩu
trong thanh toán tín dụng chứng từ:

Xác nhận L/C; Bảo lãnh nhận hàng

Kí hậu B/L; Xác nhận L/C

Ứng trước hoá đơn; Thư tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh nhận hàng; Kí hậu B/L

Câu 14: Sản phẩm nào là tài trợ sau khi giao hàng đối với nhà nhập khẩu theo
phương thức nhờ thu:

Ứng trước hóa đơn, thư nhận hàng

Ứng trước vốn, UPAS D/A

Thư nhận hàng, ứng trước vốn

Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu B/L

Câu 15: Rủi ro đối với NH thu hộ trong giao dịch UPAS D/A:

Rủi ro tín dụng; rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái

Rủi ro tín dụng

Câu 16: Điều gì dưới đây KHÔNG phải đặc điểm của tài trợ thương mại:

Thường gắn với dịch vụ thanh toán quốc tế mà ngân hàng cung ứng

Chứng từ được sử dụng trong tài trợ thương mại đa dạng và phong phú

Tài sản đảm bảo có thể là bộ chứng từ thanh toán

Thời hạn tài trợ chủ yếu là dài hạn


Câu 17: không phải là mục đích của việc vận hành mô hình tập trung trong hoạt
động tài trợ thương mại là:

Giảm chi phí

Phát huy quyền chủ động cho chi nhánh

Phục vụ khách hàng

Quản trị rủi ro,

Câu 18: Trong những điều được liệt kê dưới đây: i. Đối tác không giao hàng ii. Đối
tác không thanh toán iii. Đối tác hủy đơn đặt hàng iv. Tỷ giá biến động mạnh. Nhà
xuất khẩu có thể gặp rủi ro do:

ii, iii, iv

ii, iv

i, ii, iii

i, ii, iv

Câu 19: Cơ hội nhận tài trợ đối với nhà xuất khẩu trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ cao hơn nhờ thu

Đúng. NHTM trước khi tài trợ sẽ xem xét khả năng có thu hồi được tiền hay không. Trong tín
dụng chứng từ người chịu trách nhiệm trả tiền là NH còn trong nhờ thu thì là NNK nên cơ hội
người XK đòi được tiền là cao hơn.

Câu 20: Trong D/P kỳ hạn, NH thu hộ gánh chiụ rủi ro nếu ký hậu B/L cho NNK trong
trường hợp NNK chưa trả tiền

Đúng. NH kí hậu vận đơn cho NNK khi NNK chưa trả tiền thì NH sẽ gặp rủi ro không
đòi được tiền.

Câu 21: Cho vay thanh toán, xác nhận L/C và chiết khấu chứng từ là hình thức tài
trợ trước khi giao hàng của ngân hàng đối với nhà xuất khẩu

Sai. Cho vay thanh toán, Xác nhận L/C là hình thức tài trợ trước khi giao hàng của NH đối với
NXK còn chiết khấu chứng từ là Tài trợ sau khi giao hàng.
Câu 22: NH chỉ xác nhận L/C đối với L/C không huỷ ngang

Đúng. điều kiện để NH xác nhận L/C khi nó là L/C không hủy ngang

Câu 23: NH thu hộ chỉ ký hậu B/L khi nhà nhập khẩu trả tiền đối với D/P

Đúng. đối với D/P, nhà nhập khẩu phải trả tiền và đối với D/A, nhà nhập khẩu cần chấp
nhận hối phiếu kỳ hạn thì mới được NHTH ký hậu B/L.

Câu 24: NHTM không gặp rủi ro khi cung cấp sản phẩm tài trợ ứng trước hóa đơn

Sai. NHTM sẽ gặp rủi ro khi cung cấp sản phẩm tài trợ ứng trước hóa đơn cho nhà
XK

Câu 25: Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu miễn truy đòi trong thanh toán tín dụng
chứng từ? Tại sao nghiệp vụ này được áp dụng tại Việt Nam với tỉ lệ chưa cao

Rủi ro:

a. Rủi ro thanh toán

Ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro thanh toán khi bộ chứng từ phù hợp nhưng ngân
hàng phát hành và ngân hàng xác nhận (nếu có) mất khả năng thanh toán mà
trước đó NHCK đã thực hiện chiết khấu miễn truy đòi cho người thụ hưởng.

b. Rủi ro bộ chứng từ không phù hợp

Ngân hàng chiết khấu gặp phải rủi ro khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng
xác nhận kết luận bộ chứng từ không phù hợp, nhưng ngân hàng chiết khấu
lại kết luận bộ chứng từ phù hợp và chiết khấu miễn truy đòi cho người thụ
hưởng. Trong hai loại hình chiết khấu, ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro cao hơn
đối với chiết khấu miễn truy đòi, vì thế để hạn chế rủi ro, ngân hàng thường đƣa ra
các điều kiện rất chặt chẽ, cụ thể như sau:

-Chứng từ là một xuất trình phù hợp, theo định nghĩa của UCP 600, Điều 2;

-Trọn bộ vận đơn xuất trình thông qua ngân hàng hoặc vận đơn đƣợc phát
hành/ký hậu theo lệnh của ngân hàng phát hành

-Ngân hàng xác nhận cấp hạn mức chiết khấu miễn truy đòi cho ngân hàng
phát hành.
Khi các điều kiện này được thỏa mãn, rủi ro của ngân hàng chiết khấu từ chiết
khấu miễn truy đòi trong thực tế thấp hơn chiết khấu có truy đòi.

- Tại sao tỷ lệ lại thấp ở Việt Nam


- Từ phía NH:
+ Hệ thống NH đại lý của các NHTM VN trên toàn thế giới còn hạn chế về số
lượng, thời gian giao dịch, chất lượng giao dịch, chi phí giao dịch còn khá
cao.
+ Việc giới thiệu sản phẩm D/A, D/P, D/P kỳ hạn chưa thực sự tốt ở các
NHTM, các NH hiện nay ở VN thường áp dụng mô hình tập trung, khi đó các
NH sẽ có sự phân biệt rõ giữa bộ phận Head Office và bộ phận chi nhánh, bộ
phận Front và bộ phận Back rất khác nhau. Mà việc giới thiệu sản phẩm tới
khách hàng lại là bộ phận chi nhánh làm, vì thế nên các chi nhánh có thể sẽ
không am hiểu về sản phẩm của chính NH mình. Vì vậy nên khách hàng sẽ
không biết tới sản phẩm đó mà sử dụng.
+ Nội bộ các bộ phận các NH với nhau bất đồng quan điểm, chính sách nội bộ
không thích hợp. Trên phòng hội sở chuyên môn cao nhưng lại đánh giá chi
nhánh không chuẩn, bản thân chi nhánh cũng không quảng bá sản phẩm làm
giảm số lượng tiêu thụ, hưởng ứng sản phẩm.
- Từ phía KH:
+ KH V có thói quen ngại thay đổi những sản phẩm tài trợ đã quen dùng trước đây
+ KH hay gói gọn giao dịch nào đó vào 1 NH họ quen biết hoặc đã có truyền thống hợp
tác từ lâu rồi.

Câu 26: Những công việc được thực hiện bởi chi nhánh và trung tâm tài trợ thương
mại trong mô hình tài trợ tập trung khi cung cấp sản phẩm ký hậu B/L (NHPH đã
nhận được bộ chứng từ)

- ký hậu B/L là hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên
vận đơn theo lệnh của người nhận hàng này qua người nhận hàng khác. Người ký hậu
(Endorser) ký lên mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho người nhận ký hậu
(Endorsee). Về Mặt pháp lý có thể hiểu, ký hậu là hành động thể hiện sự chấp nhận
của người ký hậu về việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn và
chuyển nhượng nó sang cho người nhận ký hậu.
- Mô hình tập trung là mô hình tài trợ mà theo đó hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
chỉ thực hiện tại hội sở chính, còn tại các chi nhánh chỉ đảm nhận vai trò như các đầu
mối giao dịch với khách hàng và là trung gian giữa trung tâm xử lý giao dịch tài trợ
thương mại quốc tế và khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện tài
trợ thương mại quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng, chi nhánh thông báo về
trung tâm tài trợ thương mại và được xử lý nghiệp vụ tại đây.

Thông thường, vì mục đích an toàn, NHPH chỉ thực hiện ký hậu B/L trên một bản gốc duy
nhất, cho dù B/L được phát hành nhiều hơn một bản gốc. Đối với NHTM vận hành mô hình
tập trung, chi nhánh chỉ thực hiện việc ký hậu sau khi được Trung tâm tài trợ thương mại
chấp thuận và đây là điểm khác biệt so với mô hình phân tán

Đề 3

Câu 1: Ngân hàng cần có điều kiện gì để thực hiện hoạt động tài trợ thương mại:

Công nghệ ngân hàng

Năng lực tài chính

Nguồn nhân lực

Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 2: Sự giống nhau giữa kí hậu B/L của ngân hàng và bảo lãnh nhận hàng:

Tài trợ trên cơ sở yêu cầu của khách hàng; tài trợ trên cơ sở B/L theo lệnh của NH

Tài trợ trên cơ sở B/L gốc

Tài trợ trên cơ sở B/L theo lệnh của NH

Tài trợ trên cơ sở yêu cầu của khách hàng

Câu 3: Phát hành L/C là hình thức tài trợ của ngân hàng đối với:

Tất cả các đáp án đều đúng

NNK sau khi nhận hàng

NXK sau khi giao hàng

NNK trước khi giao hàng


Câu 4: Trách nhiệm của ngân hàng phát hành khi tài trợ mở L/C:

Phải trả tiền cho NXK đối với một xuất trình phù hợp

Phải trả tiền cho NHđCĐ vì họ đã chiết khấu

Tất cả các đáp án đều đúng

Phải trả tiền cho NXK khi nhận được bộ chứng từ

Câu 5:Cơ hội nhận tài trợ từ NHTM đối với NNK thấp nhất khi áp dụng:

L/C trả chậm 60 ngày

L/C trả ngay

L/C trả chậm 90 ngày

L/C trả ngay xác nhận

Câu 6: UPAS D/A cho phép

NHCK ứng trước tiền cho NXK trên cơ sở NHTH xác nhận nhà nhập khẩu đã chấp nhận bộ
chứng từ nhờ thu.

NH nhờ thu ứng trước tiền cho NXK

NHCK ứng trước tiền cho NXK

NH thu hộ ứng trước tiền cho NXK

Câu 7: Quy trình thanh toán UPAS D/A

Hoàn toàn giống với quy trình thanh toán D/P kỳ hạn

Hoàn toàn giống với quy trình thanh toán D/P

Kết hợp giữa D/P và D/A

Hoàn toàn giống với quy trình thanh toán D/A


Câu 8: Khi NH thu hộ (NHTH) thực hiện chấp nhận thanh toán B/E kỳ hạn, NHTH giữ
vai trò là

người làm chứng của việc NNK đã chấp nhận B/E kỳ hạn và chịu trách nhiệm thanh toán thay
nếu NNK không trả tiền vào ngày đáo hạn

người cam kết và thực hiện thanh toán vào ngày đáo hạn B/E

người làm chứng của việc NNK đã chấp nhận B/E kỳ hạn

Câu 9: Chiết khấu chứng từ được áp dụng trong:

D/P; D/A; D/P kỳ hạn; L/C

D/P; D/A; UPAS D/A; D/P kỳ hạn

D/P; UPAS D/A;L/C trả ngay; L/C kỳ hạn

UPAS D/A; L/C kỳ hạn; L/C trả ngay; D/P kỳ hạn

Câu 10:NNK có thể xuất trình ... tới công ty vận chuyển hàng hoá đường biển để làm
thủ tục nhận hàng:

Thư nhận hàng; B/L đã được ký hậu

Thư uỷ quyền nhận hàng; Bảo lãnh nhận hàng

B/L đã được ký hậu; Thư uỷ quyền nhận hàng

Thư uỷ quyền nhận hàng; Thư nhận hàng

Câu 11: Trong phương thức nhờ thu, bảo lãnh nhận hàng ..

là một sản phẩm bảo lãnh thuần túy chứ không phải là một sản phẩm phụ, sử dụng hạn mức
nhờ thu.

được phát hành nhiều hơn 1 bản gốc

chỉ được phát hành bằng tiếng Anh

không cần quy định thời hạn hiệu lực


Câu 12: BIDV có nghĩa vụ chiết khấu bộ chứng từ đối với L/C quy định tại trường
41D:

Available with any bank in VN by negotiation

Available with BIDV by negotiation

Tất cả đều sai

Available with any bank by negotiation

Câu 13: là sự khác nhau giữa thư tín dụng dự phòng bảo lãnh thanh toán và thư tín
dụng thương mại

người thụ hưởng

người yêu cầu phát hành

phương thức thanh toán

tất cả các đáp án đều đúng

Câu 14: Chiết khấu bộ chứng từ có thể được cung cấp ở bước nào trong quy trình
xuất khẩu:

Chuẩn bị hàng hóa

Sau khi giao hàng

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Đàm phán hợp đồng

Câu 15: Sản phẩm nào là tài trợ sau khi giao hàng đối với nhà nhập khẩu.

Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu B/L; thư nhận hàng

Ứng trước vốn; ứng trước hoá đơn; UPAS D/A

Phát hành L/C; ký hậu B/L; thư nhận hàng

Thư nhận hàng; ứng trước vốn; cho vay thanh toán
Câu 16: .là đặc điểm của sản phẩm ứng trước hoá đơn

Nhà xuất khẩu bán đứt hoá đơn cho ngân hàng

Nhà xuất khẩu không bán đứt hoá đơn cho ngân hàng

NXK không chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu từ NNK

Nhà XK gửi trực tiếp bộ chứng từ cho NNK

Câu 17: Điều nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của L/C xác nhận:

Phòng ngừa rủi ro cho NXK

Có 2 NH cam kết trả tiền

Có 2 L/C độc lập được phát hành

Nhiều cơ hội được chiết khấu miễn truy đòi

Câu 18: không phải là mục đích của việc vận hành mô hình... trong hoạt động tài trợ
thương mại là:

Quản trị rủi ro; tập trung

phát huy quyền tự chủ của chi nhánh; phân tán

Quản trị rủi ro; phân tán

Câu 19: Ngân hàng phát hành không chịu rủi ro trong trường hợp phát hành L/C xác
nhận

Sai. NHPH có chịu rủi ro trong trường hợp phát hành L/C xác nhận

Câu 20: Mô hình tập trung cần có đội ngũ chuyên gia chất lượng cao làm việc ở
trung tâm tài trợ thương mại

Đúng. khách hàng sẽ nhận được những tư vấn trực tiếp trong mọi tình huống từ những chuyên gia
trình độ cao và mọi vướng mắc trong quá trình giao dịch đều được xử lý nhanh chóng, chính xác,
quyền lợi của khách hàng và ngân hàng được bảo vệ tốt nhất.
Câu 21: UPAS D/A, xác nhận L/C và chiết khấu chứng từ là hình thức tài trợ sau khi
giao hàng của ngân hàng đối với nhà xuất khẩu

Sai.UPAS D/A, , Xác nhận L/C là hình thức tài trợ trước khi giao hàng của Nh đối với NXK còn
chiết khấu chứng từ là Tài trợ sau khi giao hàng.

Câu 22: Mô hình phân tán luôn đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống

Sai. Mô hình tập trung luôn đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống.Khách hàng được hưởng
chất lượng dịch vụ như nhau, dù ở bất kỳ nơi nào bởi nghiệp vụ được xử lý duy nhất tại trung tâm
tài trợ thương mại quốc tế của NHTM.

Câu 23: VCB từ chối ký hậu B/L khi B/L được lập theo lệnh của BIDV

Đúng. VCB chỉ kí hậu B/L khi B/L lập theo lệnh của VCB

Câu 24. NH đã xác nhận L/C thì có nghĩa vụ xác nhận tất cả các sửa đổi L/C liên
quan

Sai.NH không có nghĩa vụ phải xác nhận tất cả các sửa đổi L/C liên quan

Câu 25: Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu có truy đòi trong thanh toán tín dụng
chứng từ? Tại sao nghiệp vụ này được áp dụng phổ biến tại Việt Nam?

Rủi ro:

a. Rủi ro thanh toán

Ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro thanh toán khi bộ chứng từ phù hợp nhưng ngân
hàng phát hành và ngân hàng xác nhận (nếu có) mất khả năng thanh toán mà
trước đó NHCK đã thực hiện chiết khấu miễn truy đòi cho người thụ hưởng.

b. Rủi ro bộ chứng từ không phù hợp

Ngân hàng chiết khấu gặp phải rủi ro khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng
xác nhận kết luận bộ chứng từ không phù hợp, nhưng ngân hàng chiết khấu
lại kết luận bộ chứng từ phù hợp và chiết khấu miễn truy đòi cho người thụ
hưởng. Trong hai loại hình chiết khấu, ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro cao hơn
đối với chiết khấu miễn truy đòi, vì thế để hạn chế rủi ro, ngân hàng thường đƣa ra
các điều kiện rất chặt chẽ, cụ thể như sau:

-Chứng từ là một xuất trình phù hợp, theo định nghĩa của UCP 600, Điều 2;

-Trọn bộ vận đơn xuất trình thông qua ngân hàng hoặc vận đơn đƣợc phát
hành/ký hậu theo lệnh của ngân hàng phát hành

-Ngân hàng xác nhận cấp hạn mức chiết khấu miễn truy đòi cho ngân hàng
phát hành.

Khi các điều kiện này được thỏa mãn, rủi ro của ngân hàng chiết khấu từ chiết
khấu miễn truy đòi trong thực tế thấp hơn chiết khấu có truy đòi.

- Từ phía NH:
+ Hệ thống NH đại lý của các NHTM VN trên toàn thế giới có liên kết và có kinh
nghiện làm nghiệp vụ này. Và họ vẫn duy trì tốt tới hiện nay
+ Việc giới thiệu sản phẩm chiết khấu có truy đòi thực sự tốt ở các NHTM, các
NH hiện nay ở VN thường áp dụng mô hình tập trung, khi đó các NH sẽ có
sự phân biệt rõ giữa bộ phận Head Office và bộ phận chi nhánh, bộ phận
Front và bộ phận Back rất khác nhau. Mà việc giới thiệu sản phẩm tới khách
hàng lại là bộ phận chi nhánh làm, vì thế nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa
chi nhánh và trung tâm giúp sản phẩm được giới thiệu rộng rãi tới khách
hàng
+ Nội bộ các bộ phận các NH hoàn toàn đáp ứng được nghiệp vụ này
+ Từ phía KH:
+ KH luôn có thói quen ngại thay đổi những sản phẩm tài trợ đã quen dùng trước đây
+ KH hay gói gọn giao dịch nào đó vào 1 NH họ quen biết hoặc đã có truyền thống hợp
tác từ lâu rồi.

Câu 26: Những công việc được thực hiện bởi chi nhánh và trung tâm tài trợ thương
mại trong mô hình tài trợ tập trung khi cung cấp sản phẩm ký hậu B/L (Bộ chứng từ
thương mại đi qua NHPH L/C)

- ký hậu B/L là hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên
vận đơn theo lệnh của người nhận hàng này qua người nhận hàng khác. Người ký hậu
(Endorser) ký lên mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho người nhận ký hậu
(Endorsee). Về Mặt pháp lý có thể hiểu, ký hậu là hành động thể hiện sự chấp nhận
của người ký hậu về việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn và
chuyển nhượng nó sang cho người nhận ký hậu.
- Mô hình tập trung là mô hình tài trợ mà theo đó hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
chỉ thực hiện tại hội sở chính, còn tại các chi nhánh chỉ đảm nhận vai trò như các đầu
mối giao dịch với khách hàng và là trung gian giữa trung tâm xử lý giao dịch tài trợ
thương mại quốc tế và khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện tài
trợ thương mại quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng, chi nhánh thông báo về
trung tâm tài trợ thương mại và được xử lý nghiệp vụ tại đây.

Thông thường, vì mục đích an toàn, NHPH chỉ thực hiện ký hậu B/L trên một bản gốc duy
nhất, cho dù B/L được phát hành nhiều hơn một bản gốc. Đối với NHTM vận hành mô hình
tập trung, chi nhánh chỉ thực hiện việc ký hậu sau khi được Trung tâm tài trợ thương mại
chấp thuận và đây là điểm khác biệt so với mô hình phân tán

ĐỀ 4

Câu 1: Người thụ hưởng cần xuất trình… để được thanh toán L/C dự phòng

Bằng chứng đã thực hiện đúng như quy định của L/C dự phòng

Bằng chứng về việc vi phạm hợp đồng của người làm đơn

Bằng chứng của việc vi phạm thông báo L/C dự phòng của Nh thông báo

Tất cả các phương án đều đúng

Câu 2: Trong Standby L/C bảo lãnh thanh toán, người yêu cầu là:

Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

Ngân hàng

A hoặc B

Câu 3: Tài sản bảo đảm trong TTTM hình thành từ giao dịch là:

Lô hàng hóa XNK

Bộ chứng từ thanh toán


Cả A và B

Không PA nào đúng

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về L/C chuyển nhượng

Có 1 cam kết thanh toán và 1 L/C

Có 1 cam kết thanh toán và 2 L/C


CÓ 2 cam kết thanh toán và 1 L/C

Có 2 cam kết thanh toán và 2 L/C

Câu 5: Sự khác nhau giữa UPAS L/C và UPAS L/C plus là:

Loại hối phiếu

Đồng tiền thanh toán

Truy đòi và miễn truy đòi

Thời điểm nhận được thanh toán của người thụ hưởng

Câu 6: Ứng trước vốn là sản phẩm tài trợ của NHTM

Đối với nhà NK trước khi giao hàng

Đối với nhà NK sau khi giao hàng

Đối với nhà XK trước khi giao hàng

Đối với nhà Xk sau khi giao hàng

Câu 7: Ngân hàng phát hành Ủy quyền nhận hàng đối với

B/L đích danh, Consignee: Issuing bank

Airwaybill, Consignee to order of collecting bank

Airway bill, consignee collecting bank

Cả 3 PA đều đúng
Câu 8: Nếu nội dung L/C chuyển nhượng không chỉ ra ngân hàng chuyển nhượng
(transfering bank) thì:

NHPH là Nh chuyển nhượng

NHTb là Nh chuyển nhượng

NHdCD là Nh chuyển nhượng

Không có đáp án nào đúng

Câu 9: Trường 42C trong Upas L/C phải là

B/E trả ngay

B/E kỳ hạn

Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán

Câu 10: VCB nhận được L/C gốc từ NHPH và được yêu cầu thông báo qua NH nông
nghiệp Lào cho người thụ hưởng ở Lào. Đáp án đúng là:

VCB là NHTB một, NH Nông nghiệp Lào là NHTB haihai

VCb là NHTB, NH Nông nghiệp Lào là NHTB hai

VCB là NHTB hai, NH Nông nghiệp Lào là NHTB một

Câu 11: Rủi ro của NH phục vụ trung gian trong L/C giáp lưng so với trong L/C chuyển
nhượng

Cao hơn

Thấp hơn

bằng

Không đáp án nào đúng

Câu 12: Chứng từ thường được người thụ hưởng thứ nhất thay thế trong L/C chuyển
nhượng

B/E, hóa đơn


Hóa đơn, C/OO

B/E, B/L

B/E, Hóa đơn, B/LL

Câu 13: If a documentary credit that is available with any bank indicates that it is
transferable, which of the following is true?

Only the issuing bank may effect a transfer

Any bank may effect a transfer

No Bank may effect a transfer pending the issuing bank nominating a transferring bank

Only the advising bank may effect a transfer

Câu 14: Rủi ro quốc gia bao gồm

Rủi ro chính trị

Rủi ro về ngôn ngữ

Rủi ro về ngôn ngữ và văn hóa, rủi ro kinh tế

Rủi ro chính trị, rủi ro về ngôn ngữ và văn hóa, rủi ro kinh tế

Câu 15: Nguồn luật nào không điều chỉnh L/C thương mại

A. UCP
B. Luật quốc gia
C. URDG 758( điều chỉnh bảo lãnh)
D. Tất cả các phương án

Câu 16: When a documentary credit is available with the issuing bank, which type of
settlement is not appropriate?

Payment

Deferred payment

Acceptance
Negotiation

Câu 17: VCB nhận được L/C gốc từ NHPH trong đó trường 49 ghi MAYADD. Cách hiểu
đúng là:

VCB được ủy quyền trở thành NH xác nhận

VCB được yêu cầu trở thành Nh xác nhận

VCB không được ủy quyền trở thành NH xác nhận

VCB không được yêu cầu trở thành NH xác nhận

Câu 18: Đâu không phải là ưu điểm của mô hình tài trợ tập trung đối với NHTM

Lợi thế kinh tế của quy mô

Hạn chế được rủi ro do quản trị tập trung

Tiết kiệm tài nguyên mạng

Phát triển số lượng chuyên gia TTTMQT đông đảo

Câu 19: Sự khác nhau giữa Ứng trước hóa đơn và Ứng trước vốn là:

Phương thức thanh toán

Tài trợ trước khi giao hàng

Tài trợ sau khi giao hàng

Không phương án nào

Câu 20: Lợi ích của nhà XK khi sử dụng UPAS L/C

Được thanh toán ngay

Lãi suất rẻ hơn

Được tiếp cận vốn vay ngoại tệ khi không nằm trong danh mục được phép vay

Cả 3 phương án
Câu 21: Vai trò của tài trợ thương mại bao gồm

Cung cấp vốn cho DN

Dịch vụ hỗ trợ quản trị rủi ro

Cung cấp các sản phẩm TTQT

Tất cả các PA

Câu 22: According to UCP 600, article 8 , a confỉming bank is irrevocably bound to honour or
negotiate from when?

When the beneficiary receives the documentary credit

When the beneficiary presents complying documents under the credit

When it issues its advice of confirmation

When it determines that the transaction falls within the credit facility of the issuing bank

Câu 23: Tài trợ thương mại chri bao gồm các hình thức tài trợ hữu hình?

Hữu hình, ngắn hạn

Vô hình, trung hạn

Tài chính và phi tài chính

Cả 3 PA trên

Câu 24: Ký hậu B/L được sử dụng trong phương thức

A. Chuyển tiền
B. nhờ thu
C. L/C
D. B và C

Câu 25: Người sử dụng TTTMQT

Nhà XK, Nhà NK

Nhà NK, Nhà XK, NHTM


Nhà XK, nhà NK, nhà bao thanh toán

NHTM, nhà NK, nhà XK, nhà bao thanh toán

Đề 5

Câu 1: Ứng trước hóa đơn theo phương thức thanh toán chuyển tiền chấp nhận trên cơ sở

A. HĐTM trả ngay


B. HĐTM trả chậm
C. Tất cả HĐTM có thời gian thanh toán phù hợp với quy định của ngân hàng tài trợ
D. Tất cả đều sai

Câu 2: Rủi ro của ngân hàng phát hành trong gia dịch L/C xác nhận khi tiếp cận C/P

A. NHXN mất khả năng thanh toán


B. Cho phép NHXN tự động trích tiền từ tài khoản NOSTRO đối với CP
C. Cho phép NHXN tự động trích tiền từ tài khoản NOSTRO đối với CP và nhà xuất
khẩu phá sản
D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Số loại chứng từ, mức độ bảo hiểm của L/C giáp lưng lớn hơn L/C gốc sẽ có lợi cho
nhà trung gian

A. Đúng B.Sai

Câu 4: Chính sách tài trợ thương mại của NH phụ thuộc vào:

A. Mức độ rủi ro của sản phẩm


B. Tính mới của sản phẩm
C. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng
D. Tất cả các phương án trên

Câu 5:Ngân hàng cần có điều kiện gì để thực hiện hoạt động TTTM

A. Năng lực tài chính


B. Công nghệ ngân hàng
C. Nguồn nhân lực
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Một trong những nhu cầu tài trợ của nhà nhập khẩu là:

A. Factoring
B. Chiết khấu bộ chứng từ
C. Bảo lãnh thanh toán
D. Bảo lãnh tiền ứng trước

Câu 7: Tổng chi phí của bảo lãnh thanh toán…. so với chi phí sử dụng L/C bởi trong bảo
lãnh ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán…….

A. Thấp hơn, thứ 1


B. Thấp hơn, thứ 2
C. Cao hơn, thứ 1
D. Cao hơn, thứ 2

Câu 8: Trong bảo lãnh gián tiếp, khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình,
bên nhận bảo lãnh có quyền gửi chứng từ đòi tiền

A. bên được bảo lãnh


B. Bên bảo lãnh đối ứng
C. Bên bảo lãnh
D. Cả B và C

Câu 9: Kí hậu B/L là sản phẩm tài trợ:

A. Của NHNK đối với nhà NK sau khi giao hàng


B. Của NHNK đối với nhà NK trước khi giao hàng
C. Của NHNK đối với công ty vận tải
D. Của NHNK đối với nhà NK

Câu 10: Bảo lãnh thuế là hình thức tài trợ của NHTM

A. Đối với NNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
B. Đối với NNK theo phương thức thanh toán nhờ thu
C. Đối với NNK theo phương thức thanh toán chuyển tiền
D. Đối với NNK sau khi giao hàng

Câu 11: Rủi ro của ngân hàng phát hành trong giao dịch L/C xác nhận xảy ra khi:

a) NHXN phá sản và nhà Nk không thanh toán


b) NHXN phá sản và nhà NK không thanh toán đối với CP
c) NKXN phá sản
d) Tất cả đều sai

Câu 12: Sự khác biệt giữa L/C thương mại và L/C dự phòng là:

A. Mẫu điện
B. Chủ thể phát hành
C. Mục đích sử dụng
D. Điều kiện thanh toán
E. Tất cả các phương án trên

Câu 13: Điều gì dưới đây không phải là nhu cầu tài trợ của nhà nhập khẩu:

A. Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng


B. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
C. Ký hậu vận đơn để nhận hàng
D. Tài trợ trên khoản phải thu

Câu 14: Chính sách nào dưới đây có ảnh hưởng tới hoạt động tài trợ thương mại

A. Chính sách kinh tế đối ngoại


B. Chính sách thuế
C. Chính sách quản lý ngoại hối
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Bảo lãnh đối ứng là bảo lãnh được phát hành trên cơ sở:

A. Thư yêu cầu của người yêu cầu


B. Thư yêu cầu của người thụ hưởng
C. CHỉ thị của ngân hàng chỉ thị
D. Cả A và C

Câu 16: Điều gì dưới đây không là đặc điểm của bảo lãnh

A. Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ 1


B. Không thể hủy ngang
C. Độc lập với hợp đồng cơ sở
D. Chỉ làm việc trên chứng từ

Câu 17: Một trong những nhu cầu tài trợ của nhà xuất khẩu

A. Bảo lãnh dự thầu


B. Bảo lãnh thanh toán
C. Bảo lãnh nhận hàng
D. Vay thanh toán tiền hàng

Câu 18: Thời hạn có hiệu lực của bảo lãnh bảo hành không nên muộn hơn thời hạn hiệu
lực của:

A. Bảo lãnh dự thầu


B. Bảo lãnh thanh toán
C. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
D. Không đáp án nào đúng
Câu 19: Thuật ngữ nào không được sử dụng trong bảo lãnh trực tiếp

A. Bên được bảo lãnh


B. Bên nhận bảo lãnh
C. Bên bảo lãnh
D. Khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng

Câu 20: Khi giao dịch theo phương thức Tradecard, ngân hàng có thể tài trợ nhà xuất khẩu
khi:

A. Ký kết hợp đồng


B. Nhà nhập khẩu giao hàng
C. Có xác nhận việc giao hàng từ hãng vận tải
D. Trung tâm Tradecard nhận được bộ chứng từ

Câu 21: Sản phẩm của STF(tài trợ thương mại cấu trúc) có thể là:

A. Tài trợ hàng tồn kho


B. Tài trợ khoản phải trả
C. Chấp nhận hối phiếu
D. Cả A và B

Câu 22: Số tiền bảo lãnh của bảo lãnh thanh toán nên là:

A. 100% giá trị hợp đồng


B. 75% giá trị hợp đồng
C. 100% giá trị hợp đồng trừ đi khoản ứng trước
D. Giá trị khoản ứng trước

Câu 23: Điều gì dưới đây không phải đặc điểm của tài trợ thương mại:

A. Thường gắn với dịch vụ thanh toán quốc tế mà NH cung ứng


B. Thời hạn tài trợ chủ yếu dài hạn
C. Chứng từ được sử dụng trong tài trợ thương mại đa dạng và phong phú
D. Tài sản đảm bảo có thể là bộ chứng từ thanh toán

Câu 24: Đặc điểm của tài trợ thương mại là:

A. Có sự liên kết của nhiều phòng ban


B. chủ thể được tài trợ là nhà kinh doanh XNK
C. Tài trợ thương mại được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu không nên sớm hơn thời hạn hiệu lực của
A. Bảo lãnh tiền ứng trước
B. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
C. Bảo lãnh thanh toán
D. Cả A và B

Câu 26: Bảo lãnh đối ứng ràng buộc mối quan hệ giữa

A. Ngân hàng chỉ thị và người yêu cầu


B. Ngân hàng phát hành và người yêu cầu
C. Ngân hàng phát hành và người thụ hưởng
D. Ngân hàng chỉ thị và ngân hàng phát hành

Câu 27: Sự giống nhau giữa L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng

A. Được sử dụng trong mô hình mua bán qua trung gian


B. Được hình thành trên cơ sở của L/C không hủy ngang
C. Có 2 L/C độc lập
D. Tất cả phương án trên

Câu 28: Tư vấn Đơn yêu cầu mở L/C là hình thức tài trợ của NHTM đối với NNK nhằm:

A. Hạn chế rủi ro cho NNK


B. Phát hành L/C khi doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của NH
C. Tài trợ cho KH trong trường hợp KH có yêu cầu
D. A,B và C

Câu 29: Tài trợ chiết khấu chứng từ chỉ áp dụng đối với:

A. Các hợp đồng thanh toán trả chậm


B. L/C trả chậm
C. D/A
D. Tất cả các phương án trên đều sai

Câu 30: Ngân hàng ký hậu B/L đồng nghĩa với việc Nh đó là:

A. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa


B. Chấp nhận thanh toán trong nhờ thu
C. Chấp nhận thanh toán trong TDCT
D. A và C

Câu 31: Để hạn chế rủi ro của nhà kinh doanh trung gian trong L/C giáp lưng nên sử dụng:

A. L/C gốc và L/C giáp lưng đều là hủy ngang


B. L/C gốc và L/C giáp lưng đều là không hủy ngang
C. Tất cả đều sai
Câu 32: NH đã chấp nhận B/E kỳ hạn trong thanh toán L/C thì cũng phải có nghĩa vụ ký hậu
B/L để NNK nhận hàng.

A. Đúng
B. Sai

Câu 33: Loại hình nào dưới đây được coi là tài trợ thương mại:

A. Chấp nhận hối phiếu


B. Bảo lãnh nhận hàng
C. Tài trợ thương mại cấu trúc (STF)
D. Tài trợ theo phương thức Tradecard

Câu 34: Bảo lãnh nên quy định điều khoản giảm dần theo tiến độ hợp đồng

A. Bảo lãnh tiền ứng trước


B. Bảo lãnh dự thầu
C. Bảo lãnh thanh toán
D. Bảo lãnh bảo hành

Câu 35: Trong bảo lãnh gián tiếp, sau khi phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo
lãnh sẽ có quyền gửi chứng từ đòi tiền

A. Bên được bảo lãnh


B. Bên bảo lãnh đối ứng
C. Bên yêu cầu
D. Cả 2 đáp án trên

Câu 36: Bảo lãnh thuế, ứng trước hóa đơn là hình thức tài trợ sau khi giao hàng đối với
NNK

Sai. Bảo lãnh thuế là hình thức tài trợ sau khi giao hàng đối với NNK. ứng trước hóa đơn là
hình thức tài trợ sau khi giao hàng đối với NXK

Câu 37: Xuất trình chứng từ đòi tiền đến ngân hàng xác nhận sẽ nhận được tài trợ nhiều
hơn so với xuất trình chứng từ tới NH chiết khấu

Sai. Xuất trình chứng từ đòi tiền đến ngân hàng chiết khấu sẽ nhận được tài trợ nhiều hơn
so với xuất trình chứng từ tới NH xác nhận.

Câu 38: Số lượng và chất lượng ngân hàng đại lý quyết định:

A. Mô hình hoạt động tài trợ thương mại của NHTM


B. Số lượng sản phẩm
C. Chất lượng sản phẩm
D. B và C

Câu 39: Để hạn chế rủi ro đối với NHPH trong thanh toán L/C nên:

A. Cho phép NHdCD tự động trích tiền từ tài khoản NOStro để thanh toán đối với CP
B. CHo phép đòi tiền bằng điện
C. Không cho phép đòi tiền bằng điện
D. Tất cả các phương án trên

Câu 40: Nhu cầu của KH “100% total of CIF invoice value shall be paid by Irrevocable Letter
of Credit(L/C) usance at 150 days after sight, but payable at sight in USD in favour of
Company Y “.

a. Có thể sử dụng
A. Red Clause Credit
B. UPAS L/C
C. UPAS D/A
D. Stand by credit
E. None all them
F. All the above

b. Công ty Y là:

A. Nhà xuất khẩu


B. Nhà nhập khẩu
C. Nhà mô giới

Câu 41: ứng trước hóa đơn và chiết khấu chứng từ là hình thức tài trợ cho nhà xuất khẩu
trước khi giao hàng

-> Sai. ứng trước hóa đơn và chiết khấu chứng từ là hình thức tài trợ cho nhà xuất khẩu sau
khi giao hàng.

Câu 42: Mức độ hưởng lợi của KH phụ thuộc:

A. Nội dung của HĐTM


B. Số lượng sản phẩm của NH
C. Điều kiện áp dụng
D. Tất cả các phương án trên

ĐỀ KIỂM TRA 2

Câu 1: Điều nào dưới đây không phải là một chức năng của Factoring:
A. Quản lý sổ sách bán hàng
B. Dịch vụ trả nợ
C. Dịch vụ tư vấn
D. Dịch vụ bảo hiểm rủi ro

Câu 2: Bảo lãnh nào dưới đây có bên nhận bảo lãnh là nhà xuất khẩu

A. Bảo lãnh thanh toán


B. Bảo lãnh dự thầu
C. Bảo lãnh bảo hành
D. Bảo lãnh tiền ứng trước

Câu 3: Chủ thể nào không bắt buộc phải xuất hiện trong Factoring quốc tế:

Nhà Factor xuất khẩu

Nhà Factor nhập khẩu

Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

Câu 4: Chứng từ thu nợ được sử dụng để tài trợ trong forfaiting là:

Kỳ phiếu, L/C kỳ hạn

Hối phiếu đòi nợ, L/C kỳ hạn

Kỳ phiếu, hối phiếu đòi nợ

Kỳ phiếu, hối phiếu đòi nợ, L/C kỳ hạn

Câu 5: Thuật ngữ “applicant” trong ỦDG 758 tương ứng với thuật ngữ nào trong thông tư
07/2015/TT-NHNN:

Bên được bảo lãnh

Bên nhận bảo lãnh

Bên bảo lãnh

Bên yêu cầu bảo lãnh


Câu 6: Trường 42C trong UPAS L/C phải là:

B/E trả ngay

B/E kỳ hạn

Tùy thuộc quy định của HDMBHH

Không PA nào đúng

Câu 7: Bao thanh toán ở Việt Nam kém phát triển là do:

A. Nhà XNK ít biết tới SP này


B. Nhà bao thanh toán VN ít vốn
C. Luật ở Việt Nam chỉ cho phép bao thanh toán truy đòi
D. Tất cả các đáp án

Câu 8: Một trong những sản phẩm tài trợ của ngân hàng cung cấp cho nhà nhập khẩu là:

Forfaiting

Chiết khấu bộ chứng từ

Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh tiền ứng trước

Câu 9: Trong những sản phẩm tài trợ thương mại dưới đây

1. factoring 2. Bảo lãnh thanh toán 3. Bảo lãnh bảo hành 4. Ký hậu vận đơn

Sản phẩm tài trợ cho nhà xuất khẩu bao gồm

A. 2-3
B. 1-2-3
C. 1-3
D. 1-2-4

Câu 10: Trong factoring nội địa

Nhà Factor sẽ quản lý sổ cái bán hàng bằng các tiền tệ khác nhau

Có ít nhất 2 hệ thống luật pháp của hai nước khác nhau


Ngôn ngữ và các quy ước giao dịch địa phương sẽ khác nhau

Thường giao dịch trên cơ sở truy đòi

Câu 11: Điểm khác biệt của factoring và forfaiting

Kỳ hạn tài trợ

Công cụ tài trợ

Phạm vi trách nhiệm với rủi ro(truy đòi/miễn truy đòi)

Tất cả các đáp án

Câu 12: mối quan hệ giữa nhà Factor xuất khẩu nhà nhập khẩu trong Factoring là:

Quan hệ thương mại

Quan hệ đại lý

Quan hệ thu nợ

Quan hệ chủ nợ- con nợ

Câu 13: Mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh được thể hiện bằng:

Hợp đồng cơ sở

Đơn yêu cầu phát hành bảo lãnh

Thư bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh

Câu 14: Quy trình Factoring 2 hệ thống nghĩa là quy trình này có :

Hai hợp đồng thương mại

Hai nhà nhập khẩu

Hai nhà xuất khẩu

Hai nhà factor


Câu 15 Nếu bảo lãnh vừa có ngày expiry date và expiry event, thì ngày hết hạn hiệu lực
thực tế là:

Expiry date

Expiry event

Tùy thuộc ngày nào đến trước

Không xác định được

Câu 18: Sự giống nhau giữa ký hậu B/L của ngân hàng và bảo lãnh nhận hàng

Tài trợ trên cơ sở B/L gốc

Tài trợ trên cơ sở yêu cầu của khách hàng

Tài trợ trên cơ sở B/L theo lệnh của NH

Đáp án B và C đúng

Câu 19 Trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh, người thụ hưởng được phép xuất trình yêu
cầu đòi tiền… lần

Nhiều

Câu 20: Điều gì dưới đây không phải là mục đích của Bảo lãnh nhận hàng:

Chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho NNK

NNK có đủ điều kiện làm thủ tục nhận hàng

Bảo lãnh cho NNK lấy hàng vì chứng từ sai sót

Chứng từ bị thất lạc trên đường đi

Câu 21: Điều nào dưới đây Không đúng khi nói về Forfaiting
Thời hạn tài trợ thường là trung và dài hạn

Phát hành trên cơ sở truy đòi

Lãi suất áp dụng thường cố định

Chứng từ là hối phiếu, kỳ phiếu

Câu 22: cam kết bảo lãnh theo thông tư 07/2015/TT-NHNN bao gồm:

Thư bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh

Đơn yêu cầu phát hành bảo lãnh

Thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh

Câu 23: Khi người thụ hưởng xuất trình yêu cầu Extend or Pay, người bảo lãnh được trì
hoãn thanh tối đa… ngày:

10

20

30

40

Câu 24: Bảo lãnh thuế nhập khẩu có thể cung cấp bước nào trong quy trình nhập khẩu

Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Nhận hàng từ người chuyên chở

Xin giấy phép nhập khẩu

Thanh toán, nhận bộ chứng từ

Câu 25: Một trong những sản phẩm tài trợ cho nhà xuất khẩu là:

Factoring
Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh nhận hàng

Ký hậu vận đơn

Câu 26: Trong những sản phẩm tài trợ thương mại dưới đây

1. Forfaiting 2. Ủy quyền nhận hàng 3. Phát hành L/C 4. Ứng trước vốn trong
phương thức nhờ thu

Sản phẩm tài trợ cho nhà nhập khẩu bao gồm

1-2-3

2-3

1-3-4

2-3-4

Câu 27: Theo thông tư 07/2015/TT-NHNN thư bảo lãnh là văn bản…….. của bên bảo lãnh
với bên nhận bảo lãnh.

Chấp nhận

Thỏa thuận

Cam kết

Thương lượng

KTRA 2- ĐỀ 2

Câu 1: Mức độ rủi ro của NH trung gian trong L/C chuyển nhượng so với L/C giáp
lưng:

Cao hơn

Phụ thuộc vào uy tín của NHPH


Thấp hơn

Như nhau

Câu 2: Điều nào dưới đây KHÔNG phải là chức năng của bảo lãnh

Chức năng pháp lý; Chức năng thúc đẩy

Chức năng bổi thường; Chức năng pháp lý

Chức năng bổi thường; Chức năng thúc đẩy

Chức năng bổi thường; Chức năng tư vấn

Câu 3: Mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh được thể hiện bằng:

Đơn yêu cầu phát hành bảo lãnh

Thư bảo lãnh

Hợp đồng cơ sở

Hợp đồng bảo lãnh

Câu 4: Số lượng ngân hàng tham gia trong bảo lãnh gián tiếp:

nhiều nhất là 1

ít nhất là 1

ít nhất là 2

nhiều nhất là 2

Câu 5: Trong quy trình Factoring quốc tế hai hệ thống, chất lượng dịch vụ cung cấp
cho nhà xuất khẩu phần lớn phụ thuộc vào:

Chính nhà xuất khẩu

Nhà Factor xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

Nhà Factor nhập khẩu

Câu 6: Người hưởng lợi thứ nhất trong L/C chuyển nhượng thường được phép:

Thay thế chứng từ, hoặc chuyển quyền hưởng lợi sang cho người thứ hai

Chuyển quyền hưởng lợi sang cho người thứ hai

Thay thế chứng từ


Thay thế chứng từ và chuyển quyền hưởng lợi sang cho người thứ hai

Câu 7: Lợi ích của L/C chuyển nhượng:

Được phép chuyển quyền hưởng lợi

Tất cả các đáp án trên

Tiết kiệm chi phí giao dịch

Có thể sử dụng chứng từ của bên thứ ba

Câu 8: Chiết khấu chứng từ được áp dụng trong:

L/C trả ngay

L/C trả chậm

L/C trả ngay và L/C trả chậm

UPAS L/C

Câu 9: Số lượng chủ thể tham gia tài trợ UPAS L/C:

Ít nhất có 2 ngân hàng

Nhiều nhất có 3 ngân hàng

Nhiều nhất có 2 ngân hàng

Ít nhất có 3 ngân hàng

Câu 10: Chi phí của Forfaiting khi so với Factoring thường:

Không xác định được

Bằng nhau

Cao hơn

Thấp hơn

Câu 11: ...là đặc điểm của bảo lãnh

Không thể hủy ngang; Độc lập với hợp đồng cơ sở; Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất

Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất; Chỉ làm việc trên chứng từ; Độc lập với hợp đồng
cơ sở

Chỉ làm việc trên chứng từ; Độc lập với hợp đồng cơ sở; Không thể hủy ngang

Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất; Không thể hủy ngang; Chỉ làm việc trên chứng từ
Câu 12: Sự giống nhau giữa chiết khấu theo L/C trả chậm và UPAS L/C:

Sử dụng B/E kì hạn; Nhà XK được thanh toán trước ngày đáo hạn

Nhà XK được thanh toán trước ngày đáo hạn

Được thanh toán 100% giá trị bộ chứng từ

Sử dụng B/E kì hạn

Câu 13: Sự giống nhau giữa Tín dụng đỏ và UPAS L/C là:

Nhà XK được nhận một khoản tiền trước khi giao hàng

Nhà XK được tài trợ về mặt tài chính

Nhà XK được đảm bảo chắc chắn nhận được 100% tiền hàng

Nhà XK được nhận một khoản tiền ngay sau khi giao hàng

Câu 14: Thuật ngữ “applicant” trong URDG 758 tương ứng với thuật ngữ nào trong

thông tư 07/2015/TT-NHNN:

Bên được bảo lãnh

Bên yêu cầu bảo lãnh

Bên nhận bảo lãnh

Bên bảo lãnh

Câu 15: Bảo lãnh trực tiếp ràng buộc mối quan hệ giữa:

Ngân hàng chỉ thị và ngân hàng

Ngân hàng phát hành và người yêu

Ngân hàng phát hành và người thụ hưởng

Ngân hàng chỉ thị và người yêu cầu

Câu 16: Quy trình Factoring hai hệ thống nghĩa là quy trình này có:

Hai nhà factors

Hai nhà xuất khẩu

Hai nhà nhập khẩu

Hai hợp đồng thương mại


Câu 17: Chủ thể được hưởng lợi khi sử dụng UPAS L/C:

Nhà xuất khẩu

Ngân hàng thông báo

Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

Nhà nhập khẩu

Câu 18: ...là đặc điểm của bảo lãnh

Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất; Không thể hủy ngang; Chỉ làm việc trên chứng từ

Không thể hủy ngang; Độc lập với hợp đồng cơ sở; Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất

Chỉ làm việc trên chứng từ; Độc lập với hợp đồng cơ sở; Không thể hủy ngang

Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất; Chỉ làm việc trên chứng từ; Độc lập với hợp đồng
cơ sở

Câu 19: Cơ hội nhận tài trợ từ NHTM đối với NNK thấp nhất khi áp dụng:

L/C trả ngay xác nhận

UPAS L/C

L/C trả chậm

L/C trả ngay

Câu 20: MT 700 không được sử dụng đối với

L/C được chuyển nhượng

L/C đỏ

L/C tuần hoàn

L/C chuyển nhượng

Câu 21: Điều nào dưới đây đúng:

Factoring có thể phân loại thành Factoring nội địa và Factoring quốc tế; Forfaiting có thể phân
loại thành Forfaiting sơ cấp và Forfaiting thứ cấp

Forfaiting có thể phân loại thành Forfaiting sơ cấp và Forfaiting thứ cấp
Factoring có thể phân loại thành Factoring nội địa và Factoring quốc tế

Factoring có thể phân loại thành Factoring sơ cấp và Factoring thứ cấp

Câu 22: Điều nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của UPAS L/C:

B/E trả ngay nhưng NNK được phép trả chậm

B/E kì hạn nhưng NXK có cơ hội nhận thanh toán ngay

B/E kì hạn nhưng NNK được phép trả sau

Tất cả các phương án đều đúng

Câu 23: L/C chuyển nhượng trong giao dịch L/C chuyển nhượng có thuật ngữ tiếng

Anh là

Transferred Credit

Transferable Credit

Revolving Credit

Revocable Credit

Câu 24: Điều nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của L/C giáp lưng:

Hai L/C có mối quan hệ mật thiết với nhau

NH trung gian đóng vai trò của NH thông báo

Có nhiều hơn 1 L/C

Được hình thành trên cơ sở L/C không hủy ngang

Câu 25: Trong bảo lãnh gián tiếp, ngân hàng phát hành bảo lãnh đóng vai trò là:

A. Bên bảo lãnh

B. Bên nhận bảo lãnh đối ứng

Bên bảo lãnh đối ứng

Bên bảo lãnh; Bên nhận bảo lãnh đối ứng

KTRA 2- ĐỀ 3
Câu 1: Số lượng chủ thể tham gia tài trợ UPAS L/C:

Nhiều nhất có 2 ngân hàng

Ít nhất có 2 ngân hàng

Ít nhất có 3 ngân hàng

Nhiều nhất có 3 ngân hàng

Câu 2: MT 700 được sử dụng đối với

UPAS L/C ; L/C được chuyển nhượng

L/C tuần hoàn; L/C chuyển nhượng

L/C được chuyển nhượng; L/C đỏ

L/C trả chậm; L/C được chuyển nhượng

Câu 3: Dịch vụ Factoring áp dụng với toàn bộ hóa đơn thương mại được phát hành ra
của người bán, được gọi là:

Factoring toàn bộ

Factoring công khai

Factoring miễn truy đòi

Factoring quốc tế

Câu 4: Bảo lãnh xuất khẩu bao gồm

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh dự thầu

Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh dự thầu

Câu 5: ...là đặc điểm của bảo lãnh

Không thể hủy ngang; Độc lập với hợp đồng cơ sở; Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất

Chỉ làm việc trên chứng từ; Độc lập với hợp đồng cơ sở; Không thể hủy ngang

Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất; Chỉ làm việc trên chứng từ; Độc lập với hợp đồng
cơ sở
Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán thứ nhất; Không thể hủy ngang; Chỉ làm việc trên chứng từ

Câu 6: Một trong những sản phẩm tài trợ cho nhà xuất khẩu là:

Factoring

Uỷ quyền nhận hàng

Bảo lãnh thanh toán

Phát hành L/C

Câu 7: Ngân hàng chuyển nhượng kiểm tra chứng từ nhận được từ nhà cung cấp
hàng hoá trên cơ sở

đồng thời cả MT 700 và MT 720

MT700

MT700 hoặc MT720

MT720

Câu 8: Chủ thể bắt buộc phải có trong giao dịch L/C chuyển nhượng là

NH chuyển nhượng; NH xuất trình

NH xuất trình; NH thông báo của các nhà cung cấp hàng hoá

NH phát hành, NH xuất trình

NH chuyển nhượng, NH phát hành

Câu 9: Chủ thể giao dịch trên thị trường Forfaiting thứ cấp KHÔNG bao gồm:

Ngân hàng và công ty tài chính

Nhà xuất khẩu

Ngân hàng

Công ty tài chính

Câu 10: Lợi ích của L/C chuyển nhượng

Tất cả các đáp án đều đúng

Có thể sử dụng chứng từ của bên thứ ba


Được phép chuyển quyền hưởng lợi

Tiết kiệm chi phí giao dịch

Câu 11: Chủ thể được hưởng lợi khi sử dụng L/C tuần hoàn:

NXK

NHTB

NNK

NHPH

Câu 12: Số lượng ngân hàng tham gia trong bảo lãnh gián tiếp:

ít nhất là 1

nhiều nhất là 2

nhiều nhất là 1

ít nhất là 2

Câu 13: ....là đặc điểm của UPAS L/C

NNK phải trả phí chiết khấu và phí dịch vụ UPAS

NXK được nhận tiền trước hạn, NNK không phải trả tiền ngay

NXK được nhận tiền trước hạn, NNK không phải trả tiền ngay; có sự tham gia của ngân hàng
chiết khấu; NNK phải trả phí chiết khấu và phí dịch

Phải có sự tham gia của ngân hàng chiết khấu

Câu 14: Điều nào dưới đây đúng:

Forfaiting có thể phân loại thành Forfaiting sơ cấp và Forfaiting thứ cấp

Factoring có thể phân loại thành Factoring sơ cấp và Factoring thứ cấp

Factoring có thể phân loại thành Factoring nội địa và Factoring quốc tế

Factoring có thể phân loại thành Factoring nội địa và Factoring quốc tế; Forfaiting có thể phân
loại thành Forfaiting sơ cấp và Forfaiting thứ cấp

Câu 15: Bảo lãnh dự thầu là cam kết bồi thường của bên bảo lãnh cho Chủ đầu tư
khi:
Nhà thầu không ký hợp đồng khi thắng thầu

Không cung cấp bảo lãnh thực hiệp hợp đồng theo quy định khi thắng thầu

Nhà thầu chỉnh sửa/rút hồ sơ thầu trước khi thông báo thắng thầu

Tất cả các đáp án đều đúng

Câu16: Số tiền, tỷ lệ bảo hiểm và ngày hết hạn hiệu lực cuả L/C gốc so với L/C giáp
lưng là tương ứng với các nội dung sau

nhỏ hơn, nhỏ hơn, sớm hơn

lớn hơn, lớn hơn, muộn hơn

nhỏ hơn, lớn hơn, sớm hơn

lớn hơn, nhỏ hơn, muộn hơn

Câu 17: Mối quan hệ giữa nhà Factor xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong Factoring là:

Quan hệ đại lý

Quan hệ thương mại

Quan hệ thu nợ

Quan hệ chủ nợ - con nợ

Câu 18: Thời điểm bảo lãnh dự thầu hết hiệu lực thường tương ứng với:

Yêu cầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Thời hạn công bố người trúng thầu

Thời hạn công bố người trúng thầu và yêu cầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bàn giao sản phẩm

Câu 19: Thuật ngữ “applicant” trong URDG 758 tương ứng với thuật ngữ nào trong
thông tư 07/2015/TT-NHNN:

Bên nhận bảo lãnh

Bên yêu cầu bảo lãnh

Bên bảo lãnh

Bên được bảo lãnh


Câu 20: Trong các loại Factoring dưới đây: i. Factoring nội địa ii. Factoring quốc tế iii.
Factoring toàn bội v. Factoring một phần Loại nào được phân chia theo phạm vi hoạt
động:

i, ii

iii, iv

i, ii, iii, iv

i, iii

Câu 21: ...không phải là sản phẩm tài trợ sau giao hàng

Factoring

Tín dụng đỏ

Chiết khấu chứng từ

Forfaiting

Câu 22: Trong quy trình Factoring quốc tế hai hệ thống, chất lượng dịch vụ cung cấp
cho nhà xuất khẩu phần lớn phụ thuộc vào:

Nhà nhập khẩu

Nhà Factor xuất khẩu

Chính nhà xuất khẩu

Nhà Factor nhập khẩu

Câu 23: L/C chuyển nhượng và tuần hoàn có thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là:

Revocable Credit, Transferred Credit

Revolving Credit, Transferable Credit

Transferred Credit, Transferable Credit

Transferable Credit, Revolving Credit

Câu 24: L/C tuần hoàn có thể bao gồm

Tự động, không tự động, tích luỹ

Tự động, không tự động


Tích luỹ; không tích luỹ

Tự động, không tự động, tích luỹ, không tích luỹ

Câu 25: Có các bảo lãnh dưới đây: i. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; ii. Bảo lãnh dự
thầu iii. Bảo lãnh bảo hành. Sắp xếp thứ tự xuất hiện theo tiến trình thực hiện hợp
đồng

ii – i – iii

i – iii - ii

ii – iii -i

i – ii – iii

ĐỀ THI

Câu 1: Nêu 5 sản phẩm tài trợ nhập khẩu được các NHTM Việt Nam cung ứng

5 sản phẩm tài trợ nhập khẩu: phát hành L/C, Bảo lãnh thanh toán, D/P kỳ hạn, ký hậu vận
đơn, Phát hành L/C giáp lưng,.

Câu 2: Tại sao nói bảo lãnh ngân hàng là hình thức tín dụng gián tiếp

Câu 3: Phát hành L/C là hình thức tài trợ của Issuing bank đối đối với người làm đơn yêu
cầu mở L/C.

-> Đúng. Phát hành L/C là hình thức tài tài trợ trước khi giao hàng của NHPH với nhà nhập
khẩu.

Câu 4: Người hưởng lợi thứ nhất trong L/C chuyển nhượng (Transferable Credit) không
được thay thế chứng từ.

-> Sai. Người hưởng lợi thứ nhất trong L/C chuyển nhượng (Transferable Credit) được thay
thế chứng từ.

Câu 5: Bảo lãnh ngân hàng hình hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau khi phát hành
độc lập với hợp đồng

-> Đúng Điểm a, Điều 5, URDG 758 chỉ rõ, cam kết bảo lãnh về bản chất là độc lập với hợp đồng cơ
sở và đơn đề nghị phát hành bảo lãnh, nó hoàn toàn không chịu phụ thuộc bởi những mối quan
hệ này.
Câu 6: Theo thông tư số 07/2015/TT-NHNN, thư bảo lãnh điều chỉnh mối quan hệ giữa bên
bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

-> Sai. Theo thông tư số 07/2015/TT-NHNN, thư bảo lãnh điều chỉnh mối quan hệ giữa
người thụ hưởng và người bảo lãnh.

Câu 7: Phát hành L/C có tài sản đảm bảo không phải là hình thức tài trợ của ngân hàng

-> Sai. Phát hành L/C có tài sản đảm bảo là hình thức tài trợ của ngân hàng

Câu 8: Phân tích rủi ro của ngân hàng trong tài trợ xác nhận L/C. Giải pháp phòng ngừa ?

Câu 9: Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Factoring tại Việt Nam?

Đề 2

Câu 1: Bảo lãnh thanh toán là gì? Báo lãnh thanh toán trong thương mại quốc tế sử dụng
trong trường hợp nào?

bảo lãnh thanh toán là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc
sẽ thực hiện các nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường
hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng, thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khi đến hạn

Trong ngoại thương hình hình thức bảo lãnh này này thường sử dụng khi phương
thức thanh toán thay đổi từ tín dụng chứng từ sang ghi sổ, chuyển tiền.

Câu 2: Ngân hàng chiết khấu cần quan tâm những gì đối với chủ thể trong chiết khấu L/C có
truy đòi?

Chiết khấu có truy đòi trong trong thanh toán L/C là việc NH được được chỉ định thanh toán
trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ đòi tiền với
quyền được đòi lại số tiền từ người hưởng trong trường hợp không đòi được tiền từ NH
phát hành L/C.

- Những vấn đề cần quan tâm:


+ chứng từ có phù hợp tuyệt đối với L/C hay không?
+ Uy tín và khả năng tài chính của NXK
+ Uy tín và khả năng tài chính của NHPH
+ Tính ổn định của quốc gia NK
+ Xu hướng biến động giá
+ Tỷ lệ chiết khấu và lãi suất chiết khấu
Câu 3: Thị trường Forfaiting thứ cấp bao gồm các nhà forfaiter, nhà xuất khẩu và các nhà
đầu tư khác?

-> Sai. hị trường Forfaiting thứ cấp bao gồm các nhà forfaiter,ngân hàng và các nhà đầu tư
khác.

Câu 4: Sản phẩm D/P kỳ hạn là sản phẩm tài trợ sau khi giao hàng của ngân hàng?

-> Đúng. Collecting bank tài trợ cho NNK trong trường hợp hợp chưa thanh toán nhưng
nhận được chứng từ để nhận hàng. NNK chỉ phải thanh toán vào ngày ngày đáo hạn trong
trường hợp đủ điều kiện tài trợ .

Câu 5: Mối quan hệ giữa nhà factor XK và factor NK là mối quan hệ chủ nợ và con nợ. Vì
vậy nhà Factor NK thanh toán khoản nợ khi đến hạn cho nhà factor XK

-> Sai. Quan hệ giữa nhà Factor xuất khẩu và nhà Factor nhập khẩu là mối quan hệ đại lý hoặc
đối tác, theo đó nhà Factor xuất khẩu ủy thác cho nhà Factor nhập khẩu thu nợ trực tiếp từ nhà
nhập khẩu. Thông thƣờng hai nhà Factor thuộc cùng hiệp hội Factoring quốc tế.

Câu 6: Mô hình hình thanh toán tập trung giảm chi phí đào tạo cho ngân hàng ?

Đúng. Do có sự chuyên môn hóa giữa TW và và chi nhánh nên nên chương trình đào tạo sẽ chỉ cần
xây dựng cho từng đối tượng: đào tạo tác nghiệp cho TW, đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho chi nhánh.

Câu 7: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường có thời hạn hiệu lực kéo dài đến khi bảo lãnh hợp đồng
có hiệu lực(nếu hợp đồng quy định)?

Đúng. Vì bên được bảo lãnh đã thực hiện xong hợp đồng nên bảo lãnh lãnh thực hiện hợp đồng đã hết
hiệu lực. Lúc này, bảo lãnh bảo hành có hiệu lực và cung cấp biện pháp sửa chữa các hư hỏng xảy ra
sau khi giao hàng/nghiệm thu/hoàn thành các hạng mục chủ yếu.

Câu 8: Nhà XK sử dụng L/C có tài sản đảm bảo không phải là một sản phẩm tài trợ của ngân hàng
trong TMQT?

-> Sai. Khi NHPH phát hành L/C nghĩa là đã tài trợ cơ hội kinh doanh doanh cho NXK.

Câu 9: Phân tích điều kiện của KH để NHTM cung cấp các tài trợ cho các chủ thể?

Chủ thể thương mại: Năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự; có căn cứ để nhận tài trợ, tài sản
đảm bảo .
Câu 10: Đặc điểm của mô hình tài trợ ngân hàng theo hình thức tập trung. Mô hình này phù hợp với
các ngân hàng có đặc điểm như thế nào?

- Mô hình tập trung là mô hình tài trợ mà theo đó hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
chỉ thực hiện tại hội sở chính, còn tại các chi nhánh chỉ đảm nhận vai trò như các đầu
mối giao dịch với khách hàng và là trung gian giữa trung tâm xử lý giao dịch tài trợ
thương mại quốc tế và khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện tài
trợ thương mại quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng, chi nhánh thông báo về
trung tâm tài trợ thương mại và được xử lý nghiệp vụ tại đây.
- Đặc điểm:
+ Phân chia hệ thống thành thành 2 bộ phận: Tác nghiệp (Hội sở) và bán hàng (chi
nhánh)
+ Thống nhất trong toàn hệ thống
- Mô hình này phù hợp NH có đặc điểm: Khách hàng không nhiều, doanh số thanh thanh toán
lớn và có nhiều chi nhánh mới, công nghệ hiện đại.

Đề 3:

Câu 1: Nêu những điều kiện để các tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ Factoring theo quy
định của pháp luật Việt Nam.

Câu 2: Phân tích những rủi ro mà bên được bảo lãnh gặp khải khi tham gia vào nghiệp vụ bảo lãnh
ngoại thương

Câu 3: Phân tích những lợi ích mà các bên ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, người thụ
hưởng, người mở L/C nhận được khi tham gia vào nghiệp vụ tài trợ phát hành L/C xác nhận.

Câu 4: Vì sao bảo lãnh ngân hàng là hình thức tài trợ gián tiếp của NHTM ?

Câu 5: Ngân hàng tài trợ cho nhà trung gian theo hình thức: L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng trên
cơ sở L/C không hủy ngang.

-> Đúng

Câu 6: Thư bảo lãnh điều chỉnh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh

-> Sai. Theo thông tư số 07/2015/TT-NHNN, thư bảo lãnh điều chỉnh mối quan hệ giữa
người thụ hưởng và người bảo lãnh.
Câu 7: Cơ hội nhận tài trợ đối với nhà xuất khẩu trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ cao hơn nhờ thu

-> Đúng.

Câu 8: Bảo lãnh nhận hàng là hình thức tài trợ trước khi giao hàng của NHTM

-> Sai. Bảo lãnh nhận hàng là hình thức tài trợ sau khi giao hàng của NHTM

Câu 9: Số tiền bảo lãnh đối ứng lớn hơn giá trị bảo lãnh trên cơ sở đối ứng

Câu 10: Phát hành L/C là hình thức tài trợ uy tín của NHPH dành cho nhà nhập khẩu.

You might also like