Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Bạn A rời Hà Nội lúc 8h sáng để đi đến Đà Nẵng cách đó 400 km. Bạn A đi với tốc
độ không đổi 50 km/h. Bạn B cũng tới Đà Nẵng từ Hà Nội lúc 9h sáng và đi với tốc độ
ổn định 60 km/h.
a. Ai đến Đà Nẵng trước?
b. Người đến trước phải đợi người đến sau bao lâu?
Đáp án: a. Bạn B b. 20 phút
2. Bạn A lái xe 100 km đến nhà bà ngoại. Trên đường đến, A đi nửa đoạn đường với
tốc độ 40 km/h và nửa đoạn đường còn lại đi với tốc độ 60 km/h. Trên đường quay về,
A đi nửa thời gian với tốc độ 40 km/h và nửa thời gian với tốc độ 60 km/h.
a. Tốc độ TB của A trên đường đến nhà bà ngoại bằng bao nhiêu?
b. Tốc độ TB của A trên đường trở về là bao nhiêu?
Đáp án: a. 48 km/h b. 50 km/h
3. Hình Ex1.3 là đồ thị vị trí theo thời gian của một người chạy bộ. Tính vận tốc của
người chạy bộ tại thời điểm t = 10s, 25s và 35s?

Ex1.3 Ex1.4
Đáp án: 1,25 m/s; 0; -5 m/s
4. Hình Ex1.4 là đồ thị chỉ vị trí của một chất điểm.
a. Vẽ đồ thị vận tốc của chất điểm trong khoảng thời gian 0-4 (s)
b. Chất điểm có một hay nhiều điểm đổi chiều chuyển động? tại những thời điểm nào?
Đáp án: b. không
5. Một chất điểm xuất phát từ tọa độ x0 = 10 m tại t0 = 0 s và di chuyển với vận tốc
được mô tả như hình Ex1.5.

Ex1.5 Ex1.6

-1-
a. Chất điểm có đảo hướng chuyển động hay không? Nếu có, vào thời điểm nào? ở vị
trí nào?
b. Xác định vị trị và quãng đường đã đi của chất điểm tại t = 2 s và 4 s?
Đáp án: a. có, 1 s, 8 m b. 10 m, 4 m; 26 m, 20 m
6. Hình Ex1.6 chỉ đồ thị vận tốc của một chất điểm. Vẽ đồ thị gia tốc của chất điểm
trong khoảng thời gian 0 s ≤ t ≤ 4 s.
7. Một ô tô bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ ở điểm dừng đèn đỏ giao thông. Nó
tăng tốc với gia tốc 4 m/s2 trong 6 s, đi đều trong 2 s, rồi giảm tốc 3 m/s2 cho đến khi
dừng lại ở đèn đỏ tiếp theo. Khoảng cách giữa hai đèn đỏ là bao nhiêu?
Đáp án: 216 m
8. Một người đứng trên mặt đất ném quả bóng thẳng đứng hướng lên. Quả bóng rời
khỏi tay với tốc độ 15m/s. Biết tay cách mặt đất 2 m. Hỏi sau bao lâu bóng chạm đất?
vận tốc lúc chạm đất? quãng đường bóng đã đi được? (quả bóng không chạm tay
người khi rơi). Bỏ qua lực cản và lấy g = 10m / s 2 .
Đáp án: 3,128 s; 16,28 m/s; 26,5 m
9. Bạn thực hiện một thí nghiệm khoa học bằng cách thả rơi một quả dưa hấu từ đỉnh
tòa nhà Empire State, cao 320 m so với vỉa hè. Cùng lúc đó, một siêu nhân xuất phát
tại chỗ bạn thả quả dưa hấu và bay thẳng xuống với tốc độ không đổi 35 m/s. Khi quả
dưa hấu vượt qua siêu nhân, tốc độ của nó là bao nhiêu? Lấy g = 10m / s 2 .
Đáp án: 70 m/s
10. Một vận động viên trượt tuyết đang trượt theo phương ngang với tốc độ 3 m/s, bỏ
qua ma sát. Đột nhiên anh ta trượt xuống một đường dốc có góc nghiêng là 10. Tốc
độ ở cuối chân dốc là 15 m/s. Lấy g = 10m / s 2 .
a. Xác định chiều dài của dốc.
b. Mất bao lâu để anh ấy xuống đến chân dốc?
Đáp án: a. 62,2 m b. 6,9 s
11. Một người trượt tuyết từ đỉnh ngọn đồi dài 50 m (dốc nghiêng 15 so với phương
nằm ngang) xuống chân đồi, sau đó cô ấy trượt theo chiều ngang trước khi trượt lên
dốc nghiêng 25. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10m / s 2 .
a. Xác định vận tốc của cô ấy ở dưới chân đồi.
b. Cô ấy có thể lên bao xa ở dốc nghiêng 25?
Đáp án: a. 16 m/s b. 30,3 m
12. Một chất điểm di chuyển dọc theo trục x có vị trí mô tả bởi phương trình x = 2t3 +
2t + 1 (m), trong đó t tính bằng s. Tại t = 2 s, tìm vị trí, vận tốc, gia tốc của chất điểm?
Đáp án: 21 m; 26 m/s; 24 m/s2
13. Một chất điểm di chuyển dọc theo trục x có vận tốc được mô tả bởi phương trình

-2-
vx = 2t2 (m/s), trong đó t tính bằng s. Vị trí ban đầu của nó là x0 = 1 m tại t0 = 0 s. Tại t
= 1 s, tìm vị trí, vận tốc và gia tốc của chất điểm?
Đáp án: 5/3 m; 2 m/s; 4 m/s2
14. Một tên lửa thời tiết nặng 200 kg được nạp 100 kg nhiên liệu và phóng thẳng lên.
Nó tăng tốc với gia tốc 30 m/s2 trong 30 giây, sau đó hết nhiên liệu. Bỏ qua mọi sức
cản của không khí. Lấy g = 10m / s 2 .
a. Xác định độ cao cực đại của tên lửa?
b. Sau bao lâu tên lửa chạm đất?
Đáp án: a. 54 km b. 224 s
15. Vị trí của một chất điểm được cho bởi phương trình x = 2t3 - 6t2 + 12 (m), trong đó
t tính bằng s.
a. Tại thời điểm nào chất điểm đạt vận tốc nhỏ nhất (vmin)? xác định giá trị vmin.
b. Tại thời điểm nào gia tốc của chất điểm bằng không?
Đáp án: a. 1 s; - 6 m/s. b. 1 s.
16. Quỹ đạo của một chất điểm được cho bởi x = 0.5t3 - 2t2 (m) và y = 0.5t2 - 2t (m),
trong đó t tính bằng s.
a. Xác định vị trí và vận tốc của chất điểm tại t = 0 và t = 4 s?
b. Xác định hướng di chuyển của hạt qua góc hợp với trục x tại t = 0 và t = 4 s.
Đáp án: a. x0=0, y0=0, v=2 m/s; x0=0, y0=0, v=8,3 m/s b.-90o; arctan 4
17. Từ đỉnh tháp cao H = 25m người ta ném một hòn đá lên phía trên với vận tốc v 0 =
15m/s theo phương hợp với mặt phảng nằm ngang một góc 30. Xác định:
a. Thời gian chuyển động của hòn đá
b. Khoảng cách từ chân tháp đến chỗ rơi của hòn đá
c. Vận tốc của hòn đá lúc chạm đất
Đáp án: a. 3,16s b. 41,1m c. 26,7 m/s
18. Một chiếc máy bay đi tiếp tế cho các nhà khoa học trên sông băng ở Greenland.
Máy bay đang bay ở độ cao 100 m so với sông băng và có tốc độ 150 m/s. Máy bay
cần thả kiện hàng cách mục tiêu bao xa để các nhà khoa học nhận được đồ tiếp tế? Lấy
g = 9,8 m / s 2 .
Đáp án: 680 m
19. Một hạt bụi trên quay trên đĩa DVD đang quay có gia tốc hướng tâm là 20 m/s2.
a. Xác định gia tốc của một hạt bụi khác ở xa gấp đôi tính từ tâm đĩa?
b. Xác định gia tốc của hạt bụi đầu tiên nếu vận tốc góc của đĩa tăng gấp đôi.
Đáp án: a. 40 m/s2 b. 80 m/s2
20. Một đoàn tàu bắt đầu chạy vào một đoạn đường tròn, bán kính 1000m, dài 600m,
với vận tốc 54km/giờ. Đoàn tàu chạy hết đoạn đường đó trong 30 giây. Tìm vận tốc
dài, gia tốc pháp tuyến, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc toàn phần và gia tốc góc của đoàn
tàu ở cuối quãng đường đó. Coi chuyển động của đoàn tàu là nhanh dần đều.

-3-
Đáp án: 90 km/h; 0,625m/s2; 0,708m/s2; 3,3.10-4 rad/s2

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Một dầm thép nặng 1000 kg trong hình Ex2.1 được treo bởi hai sợi dây. Lực căng
của mỗi sợi dây là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.
Đáp án: 6397 N, 4376 N
2. Hình Ex2.2 mô tả
vật B đang đứng yên
trên sàn có hệ số ma
sát nghỉ và ma sát
trượt lần lượt là 0.6
và 0.4. Các sợi dây Ex2.2
Ex2.1
có khối lượng không
đáng kể. Khối lượng lớn nhất của vật A là bao nhiêu để hệ vẫn cân bằng?
Đáp án: 12kg
3. Các lực tác động lên một vật nặng 2 kg như trong hình Ex2.3. Tính giá trị của các
thành phần gia tốc ax và ay?

Ex2.3 Ex2.4

Đáp án: 1.5 m/s2, 0 m/s2


4. Hình Ex2.4 biểu diễn đồ thị của lực tác dụng lên vật nặng 2 kg làm cho vật di
chuyển dọc trục x. Vật ở trạng thái nghỉ lúc t = 0 s. Gia tốc và vận tốc của vật ở t = 6 s
bằng bao nhiêu?
Đáp án: 0 m/s2, 4 m/s
5. Một sợi dây nằm ngang kéo một cái hộp 50 kg trên mặt băng không ma sát. Lực
căng của sợi dây bằng bao nhiêu nếu:
a. Hộp đứng yên.
b. Hộp di chuyển đều với tốc độ 5 m/s.
c. Hộp có vx = 5 m/s và ax = 5 m/s2.
Đáp án: a. 0 N b. 0 N c. 250 N
6. Một hộp nặng 50 kg được treo bằng một sợi dây. Lực căng sợi dây là bao nhiêu nếu:
a. Hộp đang đứng yên.

-4-
b. Hộp di chuyển lên trên với tốc độ đều 5 m/s.
c. Hộp có vy = 5 m/s và đang tăng tốc với gia tốc 5 m/s2.
d. Hộp có vy = 5 m/s và đang giảm tốc với gia tốc 5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2.
Đáp án: a. 490 N b. 490 N c. 740 N d. 240 N
7. Một huấn luận viên bóng đá ngồi trên một xe trượt tuyết trong khi hai cầu thủ tập
thể lực bằng cách kéo xe trượt ngang bằng những sợi dây. Lực ma sát tác dụng lên xe
là 1000N, lực kéo của hai người là như nhau và góc giữa hai sợi dây là 20 0. Lực kéo
của mỗi người là bao nhiêu để kéo được huấn luyện viên với tốc độ không đổi 2m/s?
Đáp án: 510 N
8. Các vật với khối lượng 1 kg, 2 kg, và 3 kg được nối với nhau thành hàng trên mặt
bàn không ma sát. Cả ba vật được kéo đi bởi một lực 12 N tác dụng lên vật 1 kg.
a. Lực mà vật 2 kg tác dụng lên vật 3 kg bằng bao nhiêu?
b. Lực mà vật 2 kg tác dụng lên vật 1 kg bằng bao nhiêu?
Đáp án: a. 6 N b. 10 N
9. Viết phương trình chuyển động của một viên đạn bay ngang trong không khí, nếu kể
đến lực cản của không khí. Cho biết lực cản của không khí tỉ lệ với vận tốc của viên
đạn, hệ số tỉ lệ là k, khối lượng viên đạn là m.
Đáp án: x = mv0/k(1=exp{-kt/m}
10. Hình Ex2.10 mô tả hai vật A, B có khối lượng bằng nhau và bằng 1 kg được nối
với nhau bởi một sợi dây. Sợi dây thứ hai được treo bên dưới vật B. Cả hai sợi dây có
khối lượng như nhau và bằng 250 g. Cả hệ được gia tốc hướng lên với giá trị 3 m/s 2
bởi lực F . Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Lực F bằng bao nhiêu?
b. Lực căng ở đầu trên cùng của sợi dây 1 là bao nhiêu?
c. Lực căng ở đầu dưới cùng của sợi dây 1 là bao nhiêu?
d. Lực căng ở đầu trên cùng của sợi dây 2 là bao nhiêu?

Ex2.11

Ex2.10
Ex2.12
Đáp án: a. 32 N b. 19 N c. 16 N d. 3.2 N
11. Một vật nặng 1 kg được buộc vào tường nhờ một sợi dây như hình Ex2.11. Vật này
đặt trên một vật khác 2 kg. Vật 2 kg được kéo hướng sang phải với lực kéo 20 N. Hệ
số ma sát trượt giữa ở mặt trên và mặt dưới vật 2 kg đều là 0.4. Lấy g = 9,8 m/s2.

-5-
a. Tính lực căng của sợi dây được gắn với tường?
b. Gia tốc của vật 2 kg là bao nhiêu?
Đáp án: a. 3.9 N b. 2.2 m/s2
12. Vật nặng 100 kg trong hình Ex2.12 mất 6s để tới sàn nhà sau khi được thả từ trạng
thái nghỉ. Khối lượng của vật bên trái là bao nhiêu? Bỏ qua khối lượng và ma sát ở
ròng rọc. Lấy g = 9,8 m/s2.
Đáp án: 99 kg
13. Một máy bay phản lực với vận tốc 900 km/h. Giả sử phi công có thể chịu được sự
tăng trọng lượng lên 5 lần. Tìm bán kính nhỏ nhất của vòng lượn mà máy bay có thể
đạt được.
Đáp án: 1600m
14. Trán của bạn có thể chịu được tối đa một lực khoảng 6.0 kN, trong khi xương gò
má của bạn chỉ có thể chịu được khoảng 1,3 kN. Giả sử một quả bóng chày 140 g di
chuyển với tốc độ 30 m/s đập vào đầu bạn và dừng trong 1,5 ms.
a. Độ lớn của lực dừng bóng chày là bao nhiêu?
b. Bóng chày tác dụng lực lên đầu bạn là bao nhiêu? Tại sao?
c. Bạn có nguy cơ bị gãy xương không nếu bóng đập vào trán bạn? Trên má?
Đáp án: a. 2800 N b. 2800 N c. không, có
15. Bob nặng 75 kg, có thể ném viên đá 500 g với tốc độ 30 m/s. Khoảng cách mà tay
anh ta di chuyển khi tăng tốc viên đá từ trạng thái nghỉ đến khi thả tay là 1,0 m.
a. Bob đã phải dùng lực bằng bao nhiêu để tác dụng lên viên đá?
b. Nếu Bob đang đứng trên băng không ma sát, tốc độ giật lại của anh ta là bao nhiêu
sau khi giải phóng viên đá?
Đáp án: a. 225 N b. 0.2 m/s
16. Zach nặng 80 kg, đứng trong một thang máy đang đi xuống với tốc độ 10 m/s.
Thang máy mất 3 s để hãm và dừng ở tầng thứ nhất. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Trong lượng của Zach trước khi thang máy bắt đầu hãm là bao nhiêu?
b. Trong lượng của Zach trong khi thang máy hãm là bao nhiêu?
Đáp án: a. 784 N b. 1050 N
17. Một vật có khối lượng m trượt trên một mặt phẳng nghiêng từ trạng thái nghỉ. Mặt
phẳng nghiêng có chiều dài 4 m, hợp với phương ngang một góc α = 30o . Hệ số ma sát
trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,35. Lấy g = 10 m / s 2 .
a. Gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng?
b. Thời gian để vật trượt hết mặt phẳng nghiêng và vận tốc của vật ở cuối mặt phẳng
nghiêng?
Đáp án: a. 2 m/s2 b. 2s; 4 m/s
18. Một ô tô có khối lượng m = 7 tấn bắt đầu chuyển động trên đường thẳng nằm
ngang, vận tốc tăng từ 0 đến 60 km/h trong thời gian 4 phút sau đó giữ nguyên, lực ma
sát có độ lớn Fms = 500 N tác dụng vào ô tô không đổi trong suốt quá trình chuyển

-6-
động.
a. Tính lực kéo của động cơ để xe chuyển động đều?
b. Tính lực kéo của động cơ trong 4 phút trên?
c. Muốn xe dừng lại, tài xế tắt máy và hãm phanh, sau khi đi được 200 m thì dừng hẳn.
Tính lực hãm phanh và thời gian hãm phanh?
Đáp án: a. 500 N b. 986 N c. 4361 N; 24 s.
19. Một viên đạn 10g bay với vận tốc 1000 m/s xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của
viên đạn là 500 m/s. Thời gian viên đạn xuyên qua tấm gỗ là 0.01 s.
a. Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của gỗ.
b. Tính độ dày của tấm gỗ để viên đạn không thể xuyên qua?
Đáp án: a. -5 kg m/s; -500 N b. 10 m
20. Xác định lực nén của phi công tác dụng vào ghế máy bay ở các điểm thấp nhất và
cao nhất của vòng nhào lộn thẳng đứng. Nếu khối lượng của phi công m = 75kg, bán
kính vòng nhào lộn R = 200m và vận tốc của máy bay luôn luôn không đổi là
360km/h. Lấy g = 9,8 m/s2.
Đáp án: 4485 N; 3015 N

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


1. Một vận động viên trượt băng giữ hai cánh tay dang rộng khi quay với tốc độ 180
vòng/phút. Tốc độ của bàn tay cô ấy là bao nhiêu nếu chúng cách nhau 140 cm?
Đáp án: 13,2 m/s
2. Một máy khoan tốc độ cao đạt 2000 vòng/phút trong 0,5 giây.
a. Máy khoan có gia tốc góc bằng bao nhiêu?
b. Máy quay bao nhiêu vòng trong 0,5 giây đầu tiên này?
Đáp án: a. 419 rad/s2 b. 8,3 vòng
3. Một chiếc quạt trần có đường kính quạt 80 cm đang quay với tốc độ 60 vòng/phút.
Giả sử quạt dừng lại sau 25 giây sau khi tắt.
a. Tính tốc độ của đầu cánh quạt sau khi tắt 10 giây?
b. Quạt quay được bao nhiêu vòng tới khi dừng lại?
Đáp án: a. 1,5 m/s b. 12,5 vòng
4. Ba vật có khối lượng nhưt thể hiện trong hình Ex3.4 được kết nối bằng các thanh
cứng không có khối lượng. Tìm tọa độ khối tâm của hệ 3 vật này?
Đáp án: x = 5 cm, y = 3,3 cm

-7-
y
y 200g
200g 200g
B B C
10 cm

10 cm
cm
C D
A 10 cm A
x x
100g 300g 100g 200g
Ex3.4 Ex3.5
5. Bốn vật có khối lượng như thể hiện trong hình Ex3.5 được kết nối bởi các thanh
cứng không khối lượng.
a. Tìm tọa độ khối tâm của hệ.
b. Tìm mômen quán tính đối với một trục đi qua A và vuông góc với mặt phẳng
chứa hệ.
Đáp án: a. x = 5,7 cm, y = 4,6 cm b. 0,0066 kg.m2
y 200g
6. Ba vật có khối lượng như thể hiện trong hình Ex3.6
được kết nối bằng các thanh cứng không khối lượng. A
a. Tìm tọa độ khối tâm của hệ. 10 cm 10 cm
b. Tìm mômen quán tính đối với trục đi qua A và
B 12 cm C x
vuông góc với trang giấy.
c. Tìm mômen quán tính đối với trục đi qua B và C. 100g 100g
Ex3.6
Đáp án: a. x = 6 cm, y = 4 cm b. 0,002 kg.m2 c. 0,00128 kg.m2
7. Một vận động viên thể hình giữ một quả bóng thép nặng 3 kg trong tay. Cánh tay
của anh ta dài 70 cm và có khối lượng 4 kg. Độ lớn của mômen lực đối với vai anh
ta là bao nhiêu nếu anh ta
a. giữ cánh tay thẳng song song với sàn?
b. giữ cánh tay thẳng nhưng chếch xuống 45° so với phương ngang?
Đáp án: a. 34 N.m b. 24 N.m
8. Một con mèo nặng 5 kg và một bát cá ngừ nặng 2 kg nằm ở hai đầu đối diện của
bập bênh dài 4 m (như hình Ex3.8). Phải đặt một con mèo nặng 4 kg ở bên trái trụ
bao xa để bập bênh cân bằng?

d
2m 2m
Ex3.8
Đáp án: 1,5 m
9. Một lốp xe có đường kính 60 cm. Chiếc xe đang đi với tốc độ 20 m/s.

-8-
a. Vận tốc góc của lốp xe là bao nhiêu?
b. Tốc độ của một điểm ở mép trên của lốp xe là bao nhiêu?
c. Tốc độ của một điểm ở mép dưới của lốp xe là bao nhiêu?
Đáp án: a. 66,67 rad/s b. 40m/s c. 0

y
2m 200g
450
y 4 m/s
3 m/s
2m
100g

x x
3m 1m
Ex3.10 Ex3.11

10. Độ lớn và hướng của mômen động lượng của hạt nặng 100 g so với gốc O là bao
nhiêu như mô tả trong hình Ex3.10 và Ex3.12?
Đáp án: 1, 2k kg.m2/s; −1,27k kg.m2/s
11. Tìm mômen động lượng của Trái đất đối với trục quay riêng của nó. Xem trái đất
là hình cầu đặc, đồng chất có bán kính R = 6400km, có khối lượng riêng trung bình
ρ = 5,5g/cm3.
Đáp án: 9,9.1037 (kg.m2)
12. Để một quả bóng bowling nặng 5 kg, đường kính 22 cm có mômen động lượng là
0,23 kg m2/s thì nó phải quay với tốc độ bao nhiêu vòng trên phút?
Đáp án: 91 vòng/phút
13. Một đĩa xoay nặng 2 kg, đường kính 20 cm quay với tốc độ 100 vòng/phút trên
vòng bi không ma sát. Cùng lúc, hai vật cùng có khối lượng 500 g rơi từ trên cao
xuống, chạm vào đĩa xoay ở hai đầu đối diện của đường kính và dính chặt. Ngay
sau sự kiện này, vận tốc góc của đĩa xoay là bao nhiêu vòng/phút?
Đáp án: 50 vòng/phút
14. Một cái thang dài 3 m, như trong hình Ex3.14, dựa vào một bức tường không ma
sát. Hệ số ma sát tĩnh giữa thang và sàn là 0,4. Góc tối thiểu giữa thang và sàn là
bao nhiêu mà thang vẫn không bị trượt?

-9-
n2

3m
2m

P n1 3m

f ms 
3m

Ex3.14 Ex3.15

Đáp án: 51o


15. Một dầm nặng 40 kg, dài 5 m được đỡ bởi hai trụ như trong Ex3.15. Một cậu bé 20
kg bắt đầu đi dọc theo dầm. Cậu bé có thể đi bao xa mà dầm không bị đổ?
Đáp án: Cách đầu dầm bên phải 1 m

4 kg

1m 2 kg
6m

Ex3.16 Ex3.17

16. Trong hình Ex3.16, một công nhân xây dựng nặng 80 kg trên một thanh dầm thép
nặng 1450 kg để ăn bữa trưa. Anh ta ngồi cách đầu thanh dầm 2 m. Cáp đỡ được
thanh dầm nếu ở mức dưới 15000 N. Người công nhân có nên lo lắng không?
Đáp án: T = 15300 N, nên lo lắng.
17. Hai vật trong Hình Ex3.17 được nối với nhau bằng một sợi dây không có khối
lượng vắt qua một ròng rọc. Ròng rọc có đường kính 12 cm và khối lượng 2 kg.
Khi ròng rọc quay, ma sát ở trục phát ra một mômen lực có cường độ 0,5 N.m. Nếu
các vật được thả từ trạng thái nghỉ, phải mất bao lâu để vật 4 kg chạm sàn?
Đáp án: 1,1 s
18. Các vật có khối lượng m1 và m2 được nối với nhau bằng một sợi dây không khối
lượng vắt qua ròng rọc như trong hình Ex3.18. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc. Khối
lượng m1 trượt trên mặt nằm ngang không ma sát. Khối lượng m2 được chuyển

- 10 -
động từ trạng thái nghỉ.
a. Giả sử ròng rọc là không có khối lượng. Tìm gia tốc của m1 và lực căng dây.
b. Giả sử ròng rọc có khối lượng mp và bán kính
m1
R. Tìm gia tốc của m1 và lực căng ở phần trên và
phần dưới của dây. Kiểm tra kết quả của bạn có
phù hợp với phần a khi mp = 0.
m2
Ex3.18
m 2g mm g
Đáp án: a. a = ;T = 1 2 .
m1 + m 2 m1 + m 2

m 2g m1m 2g (m + 0.5m p )m 2g
b. a = ;T1 = ;T2 = 1 .
m1 + m 2 + 0.5m p m1 + m 2 + 0.5m p m1 + m 2 + 0.5m p

19. Một đĩa nặng 2 kg, đường kính 30 cm trong Ex3.19 đang
quay ở 300 vòng/phút. Tính lực ma sát phanh tác dụng lên
vành đĩa để đĩa dừng lại trong 3 s?
Đáp án: 1.57 N
20. Trong hình Ex3.20, một chiếc ô tô đồ chơi nặng 200 g Ex3.19
được đặt trên một đường ray hẹp có đường kính 60 cm
giúp xe đi theo hình tròn. Đường ray nặng 1 kg quay tự do trên một trục thẳng
đứng, không ma sát. Các nan hoa có khối lượng
không đáng kể. Sau khi bật công tắc, ô tô sớm đạt
tốc độ ổn định 0,75 m/s so với đường ray. Vận tốc
góc của đường ray, tính bằng vòng/phút là bao
nhiêu?
Ex3.20
Đáp án: 4 vòng/phút

BÀI TẬP CHƯƠNG 4


1. Một chiếc hộp nặng 25 kg đang trượt sang trái trên một mặt phẳng ngang thì
bị một lực kéo 15 N hướng sang phải nên vật đi được
một đoạn dài 35 cm thì dừng lại. Công thực hiện bởi
(a) lực căng và (b) trọng lực là bao nhiêu?
Đáp án: (a) 5,25 J (b) 0 J
2. Hai sợi dây được dùng để hạ một chiếc đàn piano
nặng 255 kg từ cửa sổ tầng 2 cao 5m (so với mặt đất)
Ex4.2
xuống mặt đất. Tính công thực hiện bởi mỗi lực?
Đáp án: 1,25.104 J; -7,92.103 J, -4,58.103 J
3. Tính công cần thiết để một đoàn tàu có khối lượng 80 tấn:

- 11 -
a. Tăng tốc từ 36km/h đến 54km/h
b. Dừng lại nếu vận tốc ban đầu là 72km/h
Đáp án: a. 5.107 J; b. -1.6.108 J
4. Một vận động viên chạy nước rút nặng 50 kg, chạy 50 m trong 7 giây với gia tốc
không đổi.
a. Độ lớn của lực ngang tác dụng lên vận động viên chạy nước rút bằng bao nhiêu?
b. Công suất của vận động viên trên khi chạy được 2 giây, 4 giây và 6 giây là
bao nhiêu?
Đáp án: a. 100 N b. 420 W; 830 W; 1,3 kW
5. (a) Bạn phải thực bao nhiêu công để đẩy một khối thép nặng 10 kg trên bàn thép với
tốc độ không đổi 1 m/s trong 3 giây? Biết hệ số ma sát trượt là 0,6.
(b) Công suất của bạn là bao nhiêu khi thực hiện việc này?
Đáp án: a. 176 J b. 59 W
6. Một khối lập phương nặng 100g được phóng ra bằng cách kéo lò xo trở lại 12
cm rồi thả. Độ cứng lò xo là 65 N/m.
Tốc độ của khối lập phương khi nó rời
khỏi lò xo là bao nhiêu? Giả sử rằng
bề mặt không có ma sát. Ex4.6
Đáp án: 3,1 m/s
7. Một đứa bé nặng 20 kg đang ngồi trên một chiếc xích đu treo trên sợi xích dài
3 m. Tốc độ tối đa của đứa bé là bao nhiêu nếu xích đu có thể văng xa tới
45°?
Đáp án: 4,2 m/s
8. Một quả đạn pháo nặng 5 kg được bắn thẳng lên với tốc độ 35 m/s. Tốc độ
của nó là bao nhiêu sau khi lên được 45 m?
Đáp án: 18 m/s
9. Một toa xe lửa không có nóc nặng 5000 kg đang chạy trên đường ray không
ma sát với tốc độ 22 m/s thì trời bắt đầu đổ mưa. Vài phút sau, tốc độ của xe
là 20 m/s. Khối lượng nước đã thu được trong toa là bao nhiêu?
Đáp án: 500 kg
10.Tính công cần thiết để kéo một lò xo giãn ra 20cm, biết rằng lực kéo tỷ lệ với
độ giãn của lò xo. Biết rằng để lò xo giãn ra 1cm thì phải cần một lực 30N.
Đáp án: 60 J
11.Một quả bóng 100 g đang lăn sang phải với tốc độ 4 m/s thì va chạm trực diện
với quả bóng 200 g đang di chuyển sang trái với tốc độ 3 m/s. Vận tốc của
mỗi quả bóng sau va chạm như thế nào nếu (a) va chạm là hoàn toàn đàn hồi?

- 12 -
(b) va chạm là hoàn toàn mềm?
Đáp án: a. -5,3 m/s; 1,7 m/s b. -0,7 m/s
12. Một vật đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang thì phát nổ thành hai mảnh,
một mảnh lớn gấp bảy lần mảnh còn lại. Mảnh nặng hơn trượt 8 m trước khi dừng
lại. Mảnh nhẹ hơn trượt được bao xa? Giả sử rằng hệ số ma sát trượt là như nhau.
Đáp án: 392 m
13. Một tên lửa trong không gian có khối lượng là 150 kg khi chưa nạp nhiên liệu và có
tốc độ thải khí nóng là 2500 m/s. Nó được nạp 600 kg nhiên liệu và cháy trong 30
giây. Tính tốc độ của tên lửa sau khi phóng được 10s? 20s?
m
Đáp án: 775 m/s; 1905 m/s
14. Một vật có khối lượng m trượt không ma sát từ đỉnh một mặt
cầu xuống dưới (hình Ex4.14). Hỏi từ khoảng cách Δh nào R
(tính từ đỉnh mặt cầu) vật bắt đầu rơi khỏi mặt cầu. Biết bán Ex4.14
kính mặt cầu R = 90cm .
Đáp án: 30 cm
15. Vật có khối lượng m trong hình Ex4.14 được truyền vận tốc v0 theo phương ngang.
Xác định v0 để vật này không rời khỏi mặt cầu ngay thời điểm ban đầu. Khi v0 thỏa
mãn điều kiện trên, xác định khoảng cách Δh (tính từ đỉnh mặt cầu) vật bắt đầu rơi
khỏi mặt cầu.
gR − v 02
Đáp án: v 0  gR , h =
3g
16. Vật nhỏ khối lượng m trượt không ma sát từ m
trạng thái nghỉ ở độ cao h qua vòng xiếc bán 
kính R như hình Ex4.16. h R
a. Tính lực nén của vật lên vòng xiếc tại vị
trí xác định bởi góc  như hình vẽ.
Ex4.16
b. Tính h để vật có thể vượt qua vòng xiếc?
Đáp án: a. N = mg(2 h/ R − 2 − 3cos ) b. h  2,5R
17. Vật nhỏ khối lượng m trong hình Ex4.16 được thả không có vận tốc ban đầu từ độ
cao h = 2R . Hỏi:
a. Ở độ cao nào vật rời khỏi vòng xiếc?
b. Độ cao lớn nhất mà vật sẽ đạt được sau khi rời khỏi vòng xiếc?
Đáp án: a. 5R/3 b. 5gR/27
18. Để đo vận tốc của viên đạn người ta dùng con lắc
thử đạn. Đó là một bì cát treo ở đầu một sợi dây
(hình Ex4.18). Khi viên đạn xuyên vào bì cát, nó bị
mắc tại đó và bì cát được nâng lên một độ cao h nào
đó. Tìm vận tốc của đạn lúc nó sắp xuyên vào bì v M h
m
cát. Biết khối lượng của viên đạn là m, khối lượng
Ex4.18

- 13 -
của bì cát là M.
Đáp án: (m + M) 2gh / m .
19. Một vật có khối lượng m nằm trên mặt
phẳng ngang không ma sát, nối với m
m0
tường bằng lò xo có độ cứng k. Một v0
viên đạn có khối lượng m0 bay theo
phương ngang với vận tốc v 0 song Ex4.19
song với lò xo đến cắm vào vật khối lượng m (hình Ex4.19). Tìm giá trị của v 0, biết
sau va chạm thì lò xo nén một đoạn tối đa là  .

Đáp án: v 0 = k(m 0 + m)
m0

20. Có hai vật có khối lượng m1 và m2


( m 2 = 2m1 ) đặt trên mặt phẳng m2
m0 8 m1
nằm ngang và nối với nhau bằng v0
một lò xo nhẹ, có độ cứng k (hình
Ex4.20). Biết rằng hệ số ma sát Ex4.20
giữa mặt phẳng nằm ngang và mỗi
vật đều bằng μ và coi bằng hệ số ma sát nghỉ, vật m2 dựa vào tường thẳng đứng, ban
đầu hai vật nằm ở vị trí lò xo không bị biến dạng. Một viên đạt có khối lượng m 0 (
m 0 = m1 / 10 ) bay theo phương ngang với vận tốc v0 đến cắm vào vật m1. Hỏi v0 có
vận tốc nhỏ nhất bằng bao nhiêu để vật m2 dịch chuyển khỏi tường?
8g 231 m1
Đáp án: v0 =
5k

- 14 -

You might also like