Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP VIẾT DẪN CHỨNG CHO ĐỀ NLVH

I. Sự trải nghiệm cuộc sống của nhà văn:


Viết khoảng 4 dẫn chứng đa dạng (không lấy dẫn chứng các tg thuộc vh lãng mạn). Mỗi dẫn chứng viết
khoảng ít nhất 4, 5 dòng giấy thi trở lên.

Câu hỏi gợi ý:


1. Nhà văn Nam Cao dựa vào vốn sống nào để viết nên những tác phẩm về người trí thức nghèo và người
nông dân nghèo? Ngôi làng Vũ Đại và cuộc sống của những người nông dân nghèo được ông dựa vào
nguyên mẫu ngoài đời như thế nào để viết,..?
2. Thạch Lam dựa trên vốn sống, sự trải nghiệm nào để viết về cuộc sống những đứa trẻ nơi phố huyện?
3. Nguyễn Tuân, Tô Hoài có những trải nghiệm đời sống như thế nào ở Tây Bắc để viết rất đúng về thiên
nhiên và cuộc sống con người Tây Bắc,….
4. Có thể viết về tác giả nước ngoài.

II. Phong cách, nét mới mẻ của nhà văn:


Phân tích khoảng 2 – 3 dẫn chứng để làm rõ về nét riêng, mới mẻ (phong cách) của nhà văn. Nên chọn
phân tích 1 tp văn xuôi và 1 tác phẩm thơ. Không phân tích hết giá trị nội dung và nghệ thuật. Chỉ phân
tích tp để làm rõ nét riêng, mới mẻ của nhà thơ/nhà văn mà thôi. Viết khoảng 2/3 đến 1 trang giấy thi.
Đối với đề về phong cách, khi viết cần có thao tác đối chiếu, liên hệ với các tp, tg khác để thấy rõ nét
riêng của nhà văn, nhà thơ.

Ví dụ:
1. Vội vàng, Chí Phèo, Tương tư… (Đề nói về nét riêng cả về mặt nội dung và hình thức)
2. Câu của Hoài Thanh, M. Prut: Thế giới được tạo lập,…(Tức là phải so sánh với những tác phẩm cùng
đề tài): Chí Phèo, Đất Nước (NKĐ),…
3. Các em có thể phân tích nét riêng, mới mẻ của Xuân Diệu trong bài “Vội vàng”. Về mặt nội dung bài
thơ thể hiện những điểm gì mới mẻ (cần viết có từng luận điểm rõ ràng). Về mặt nghệ thuật có gì mới mẻ,
sáng tạo? (Xem thêm phong cách thơ Xuân Diệu để mở rộng kiến thức). (Có thể phân tích thơ Hàn Mặc
Tử, Nguyễn Bính hoặc Huy Cận).
4. Phân tích nét riêng của Nam Cao khi viết đề tài người nông dân nghèo qua tác phẩm “Chí Phèo”.

III. Cái xấu trong văn học:


Phân tích ít nhất 2 dẫn chứng (1 thơ, 1 văn xuôi); có thể kết hợp tác phẩm văn học VN và văn học nước
ngoài. Viết khoảng 1/3-1/4 trang giấy thi/1 tác phẩm.

Các tác phẩm gợi ý:


1. Vịnh khoa thi Hương
2. Số đỏ
3. Thời xa vắng
4. Người trong bao
5. Bức tranh (cái xấu trong chính bản thân con người)
6. ...
Nhà văn viết về cái xấu nào? Viết về cái xấu để làm gì?

IV. Cái đẹp, cái cao cả trong văn học (làm rõ nhận định của Nguyễn Khải):
Phân tích 2 dẫn chứng (1 văn học VN, 1 văn học nước ngoài) nói về vẻ đẹp của con người, trong đó có ít
nhất 1 tác phẩm nói về vẻ đẹp cao cả (Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng”
(NMC), vẻ đẹp của nhân vật Giăng – van – Giăng (Những người khốn khổ): vẻ đẹp của những lính trong
thơ ca cách mạng (Ví dụ “Bài thơ về hạnh phúc”,…), vẻ đẹp của bà cụ Tứ,..Viết khoảng ½ trang giấy
thi/1 dẫn chứng.

V. Cái đẹp khuất lấp:


Phân tích khoảng 2 dẫn chứng về vẻ đẹp khuất lấp (Người đàn bà hàng chài - CTNX, nhân vật vợ nhặt –
Vợ nhặt, nhân vật viên quản ngục – CNTT, nhân vật Liên - Hai đứa trẻ, nhân vật thằng gù ở nhà thờ Đức
Bà Paris,….

VI. Sức gợi của thơ:


Viết khoảng 3 tác phẩm (đừng viết quá dài mất hay – viết nửa trang đến 1 trang giấy thi):

Gợi ý:
1. Một bài thơ haiku hoặc thơ Đường như bài Khuê oán,..
2. Hai bài thơ Việt: Nguyệt cầm, Đây Thôn Vĩ Dạ, Đàn ghi ta của Lorca….
Đối với những bài thơ dài thì chọn 1 đoạn thật hàm súc, giàu sức gợi để phân tích. Nhất thiết phải phân
tích được 1 bài thơ haiku (vì thơ và giàu sức gợi).

VII. Chi tiết:


Bình 3 chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, giàu ý nghĩa trong chương trình Văn 11, 12

Ví dụ: Đoàn tàu; Tiếng chửi của Chí Phèo, bát cháo hành; Bức ảnh nghệ thuật (Chiếc thuyền ngoài xa);
Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân; Căn buồng của Mị,…); Chi tiết ánh sáng xanh trong “Gasby vĩ đại”;
Các chi tiết trong “Ngàn cánh hạc”; Rừng Na Uy,…
Mỗi chi tiết viết ít nhất khoảng nửa trang giấy thi trở lên.

VIII. Chức năng văn học*:


Chọn phân tích ngắn ít nhất 4 tác phẩm thể hiện rõ chức năng nhận thức, giáo dục của văn học/sứ mệnh
của nhà văn,..
Mỗi dẫn chứng phân tích ít nhất nửa trang giấy thi. Các dẫn chứng cần đa dạng: trong chương
trình, ngoài chương trình, văn học VN, văn học nước ngoài, thơ, văn xuôi,…Trong đó, phân tích được ít
nhất 2 tác phẩm văn học khơi dậy sự thấu cảm, thức tỉnh tình thương, lòng nhân ái nơi mỗi con người và
các tp truyền đến người đọc những điều đẹp đẽ khác như ý chí, nghị lực, niềm tin, sự lạc quan, kiên
cường, lòng yêu quê hương, giúp con người từ bỏ những cái xấu, hướng đến những điều tốt đẹp…Nên
chọn những tác phẩm giàu giá trị nhân đạo. Khi phân tích nhớ trích dẫn thêm các nhận định vh bàn về tiếp
nhận.

Ví dụ: Cô bé bán diêm, Những người khốn khổ, Vợ nhặt, Hai đứa trẻ, Ông già và biển cả, Những người
khốn khổ, Không gia đình, Nỗi buồn chiến tranh, Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Chiếc
thuyền ngoài xa (bài học về cách nhìn cuộc sống),…

IX. Nhân vật giàu ý nghĩa nhân văn, đặt ra những giá trị nhân sinh:
Chọn phân tích khoảng 2 nhân vật, mỗi nhân vật viết ít nhất khoảng 1 trang giấy thi. Nên chọn những
nhân vật thể hiện chiều sâu tư tưởng của nhà văn như Vũ Như Tô, Hồn Trương Ba, Hộ, Phùng, và các
nhân vật trong tp vh nước ngoài khác.

X. Tiếp nhận văn học*:


Viết 3 dẫn chứng (khoảng 1/3 đến nửa trang giấy thi) cho thấy cách tiếp nhận đa dạng của một số tác
phẩm: Truyện Kiều, Đônkihote, Tống biệt hành, Thơ Haiku, Đây thôn Vĩ Dạ, Đàn ghi ta của Lorca…Dẫn
chứng vừa có thơ, vừa có văn xuôi. Khi phân tích nhớ trích dẫn thêm các nhận định vh bàn về tiếp nhận.

XI. Chủ đề khác:


1. Phân tích khoảng 3 dẫn chứng nói về sự mới mẻ, sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ, nhà
văn (Có thể chọn cách dùng ngôn ngữ trong Truyện Kiều, Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ , Nguyệt cầm,
Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông….)
2. Cái kết giàu ý nghĩa: Phân tích khoảng 2 cái kết mở, giàu ý nghĩa. Ví dụ: Chí Phèo, Vợ nhặt, Hồn
Trương Ba, da hàng thịt; Chiếc thuyền ngoài xa,…hoặc 1 tác phẩm vh nước ngoài nào đó.
3. Phân tích 2 tác phẩm thể hiện rõ giá trị nhân đạo và tài năng miêu tả tâm lí của nhân vật: Đoạn trích
Nỗi thương mình (Truyện Kiều), Tự tình, nhân vật Liên (Hai đứa trẻ), nhân vật cụ Tứ, nhân vật Mị,…
4. Chọn phân tích 2 tp thể hiện rõ tính dân tộc của văn học (Việt Bắc, Thơ của Nguyễn Bính, Hai đứa trẻ
(thiên nhiên, cảnh vật), Dưới bóng hoàng lan,…
5. Chọn phân tích 2 dẫn chứng thơ cho thấy rõ ngôn ngữ giàu hình ảnh và 2 dẫn chứng làm rõ ngôn ngữ
giàu nhạc điệu trong thơ.
6. Chọn phân tích 2 dẫn chứng để làm rõ chất thơ trong văn xuôi (Lẵng quả thông, Hai đứa trẻ (đoạn tả
cảnh buổi chiều), Dưới bóng hoàng lan -Thạch Lam (vẻ đẹp của cảnh, của tình cảm, cảm xúc của con
người), Vợ chồng A Phủ (đoạn tả cảnh ngày tết),…)
7. Phân tích 3 dẫn chứng thể hiện rõ tính nhân loại trong văn học. Trong đó, nhất thiết phải có 1 tác phẩm
văn học nước ngoài hay. Nên chọn tác phẩm nào có tầm vóc quốc tế, đặt ra những vấn đề muôn thuở của
con người mọi thời đại: hạnh phúc, chiến tranh- hòa bình, tình yêu, lòng nhân ái,…Ví dụ: Nỗi buồn chiến
tranh, Số phận con người, Ông già và biển cả, Hồn TB, da hàng thịt, Những người khốn khổ,...
8. *Phân tích ít nhất 2 dẫn chứng về hình tượng đồ vật, thiên nhiên/những hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng, giàu sức gợi trong văn học (Ví dụ: Đàn ghi ta (Đàn ghi ta của Lora), Cửu Trùng Đài (Vũ Như Tô),
bánh bao tẩm máu (Thuốc), chữ (Chữ người tử tù), chiếc thuyền ngoài xa (Chiếc thuyền ngoài xa), chiếc
gương soi (Thủy nguyệt), một số biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, Mảnh trăng cuối rừng
(Mảnh trăng cuối rừng)……
Mỗi dẫn chứng phân tích ít nhất 1 trang giấy thi.

You might also like