Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Phân tích vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự phát triển nhân cách và
rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
Có thể khẳng định hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Về khái niệm, hoạt động cá nhân là quá trình con người tác động vào thế
giới xung quanh để vừa tạo ra sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu của con
người, vừa tạo ra được sản phẩm tinh thần (kinh nghiệm xã hội), làm giàu thêm
vốn hiểu biết của bản thân thông qua các hoạt động giao lưu. Sự phát triển nhân
cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể
chất (biến đổi về chiều cao, cơ bắp, …) và tinh thần (biến đổi trong quá trình
nhận thức, tình cảm, ý chí, …) của con người diễn ra theo quy luật tích lũy về
lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý
thức trong xã hội. Thông qua hoạt động cá nhân, nhân cách mỗi người sẽ được
phát triển.
Bằng cách tham gia vào các hoạt động, cá nhân sẽ được gia nhập vào các
mối quan hệ xã hội, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội . Ví dụ,
tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức thiện nguyện, … giúp cá nhân tạo ra và duy
trì mối quan hệ xã hội, từ đó mở rộng mạng lưới quan hệ của họ. Mối quan hệ
này không chỉ giúp họ có bạn bè, đồng nghiệp mà còn học tập được kinh nghiệm
từ người đi trước, tạo ra cơ hội mới trong sự nghiệp và cuộc sống. Đồng thời,
thông qua hoạt động cá nhân được nhìn nhận, được đánh giá, từ đó có thể tự
hoàn thiện bản thân mình. Tham gia vào các hoạt động xã hội giúp cá nhân
nhận được phản hồi từ cộng đồng. Sự đánh giá, ý kiến đóng góp từ người khác
có thể giúp họ nhìn nhận mình một cách khách quan hơn, từ đó tìm ra những
khía cạnh cần cải thiện và phát triển.
Tuy nhiên, những tác động tích cực từ hoạt động xung quanh có phát huy
được tác dụng không là phụ thuộc vào mức độ tiếp nhận của mỗi cá nhân, tùy
thuộc vào những đặc điểm cấu tạo sinh lý cơ thể, đặc điểm tâm lý, vốn sống
cũng như hoàn cảnh của các cá nhân đó. Vì vậy, việc lựa chọn hoạt động cá
nhân phù hợp với mỗi người là tối quan trọng trong quá hình thành và phát
triển nhân cách. Ngoài ra, nếu cá nhân không có “sức đề kháng”, những tác
động tiêu cực từ bên ngoài có thể ảnh hưởng xấu đến cách suy nghĩ và hành
động của họ, dẫn đến những hậu quả khôn lường trong tương lai.
Hoạt động cá nhân có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách. Vì vậy, trong công tác giáo dục cần chú ý làm phong phú
nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để lôi cuốn cá nhân tham gia
tích cực, tự giác vào các hoạt động đó. Ngoài các hoạt động ở trên lớp, các hoạt
động khác như hoạt động tập thể, giao lưu câu lạc bộ, hoạt động thể thao … là cơ
hội tuyệt vời để học sinh mở rộng tầm hiểu biết, mở rộng thế giới quan của
mình. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động khác nhau, tiếp thu và lĩnh
hội nền văn hóa, tri thức của nhân loại để sau đó hình thành nhân cách cho
mình. Đồng thời nên tạo ra các hoạt động lành mạnh, các hoạt động tích cực,
khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, giúp nhân cách được phát triển theo
hướng tích cực.

2. Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục với sự phát triển nhân cách và rút ra kết
luận sư phạm cần thiết.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Với nghĩa rộng, giáo dục là quá trình có mục đích được tổ chức một cách
có kế hoạch, có phương pháp nhằm hình thành và phát triển nhân các con người
phù hợp với những yêu cầu của xã hội. Sự phát triển nhân cách là quá trình cải
biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất (biến đổi về chiều
cao, cơ bắp, …) và tinh thần (biến đổi trong quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí,
…) của con người diễn ra theo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm
chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội. Như vậy, có
thể nói rằng, những tác động của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách không phải mang tính tự phát, trái lại, mang tính tự giác rõ rệt.
Giáo dục định hướng, tổ chức dẫn dắt cho quá trình hình thành và phát
triển nhân cách. Giáo dục là tác động có mục đích, có chương trình, có kế hoạch
nhằm thực hiện có hiệu quả những mục đích đã đề ra. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên
xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn
phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục,
phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể. Đồng thời, phải
đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đảm bảo thực
hiện được mục đích đề ra ban đầu, không bị chệch hướng.
Giáo dục có thể đem lại cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi
trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ: Trẻ con không cần yếu tố giáo
dục, đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi sẽ biết nói (đó là những cái mà yếu tố bẩm sinh –
di truyền đem lại) nhưng trẻ không thể tự biết đọc, biết viết nếu không được dạy
( là cái mà chi có yếu tố giáo dục có thể đem lại).
Giáo dục còn phát hiện, khai thác và tận dụng được nhưng yếu tố thuận
lợi, đồng thời phát hiện, hạn chế và góp phần khắc phục nhưng yếu tố không
thuận lợi của di truyền và môi trường. Đối với di truyền, giáo dục phát hiện, tạo
điều kiện, và khai thác những tiền đề sinh học thuận lợi, không để chúng bị
thui chột, lãng quên. Ví dụ, những trẻ em, học sinh có tư chất (sự kết hợp những
đặc điểm giải phẫu và những điểm chức năng tâm – sinh lí) trong một lĩnh vực
với tác động giáo dục có thể phát triển năng khiếu về lĩnh vực đó (năng khiếu
toán, văn, âm nhạc, ...) Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bẩm sinh
đem lại. Ví dụ, đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp
giáo dục chuyên biệt như sử dụng chữ nổi đối với trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình
thể với trẻ bị câm điếc bẩm sinh. Đối với môi trường, giáo dục có thể uốn nắn
những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gây
nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Ví dụ,
đối với những trẻ suy thoái nhân cách (nhiễm thói hư tật xấu, vi phạm pháp luật)
có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc so với các chuẩn mực
xã hội của các em bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt.
Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội
chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó mà thôi. Ví dụ, mục tiêu
giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây chính là
tính chất tiên tiến của giáo dục.
Như vậy, giáo dục có vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách. Vì vậy, cả thầy và trò lấy mục đích giáo dục làm đích cho mọi
hoạt động của mình; đó làm kim chỉ nam, làm chuẩn để đánh giá. Giáo viên phải
hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý học sinh, chú ý kích thích hoạt động học tập của
học sinh, tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để học sinh tham gia,
giúp phát huy nhân tố bên trong và bên ngoài của học sinh, phát huy được tính
chủ động, sáng tạo của học sinh. Ngoài ra còn cần kết hợp chặt chẽ các lực lượng
giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục để quá trình phát triển
nhân cách của học sinh được diễn ra thuận lợi.

You might also like