Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 794

PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU

VÀ THỪA KẾ

ThS. NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI


§.1 CHƯƠNG 1. TÀI SẢN

Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

KHOA LUẬT DÂN SỰ


Tài liệu tham khảo
– Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, ĐH Luật
TP. Hồ Chí Minh
– Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa
kế, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
– Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những
điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Văn bản pháp luật

Bộ luật
Hiến pháp
dân sự
năm 2013
năm 2005

Bộ luật Bộ luật
dân sự dân sự
năm 2015 năm 1995

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Mục tiêu bài giảng
Sinh viên nắm được những khái niệm, phân loại tài sản.

Vận dụng vào thực tiễn để xác định các loại đối tượng là tài sản
theo pháp luật dân sự.
Hiểu được bản chất của việc chiếm hữu, hiệu lực của chiếm
hữu; sự khác biệt giữa chiếm hữu với QSH.
Phân tích, vận dụng được các quy định về chiếm hữu tài sản để
bảo vệ việc chiếm hữu khi bị xâm phạm.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1 Khái niệm tài sản

Tài
sản 2 Các dạng tài sản

3 Phân loại tài sản và


phân loại vật
1. Khái niệm tài sản

Điều 105 BLDS 2015: Tài


sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


TÀI
SẢN

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.1. Vật

Là một bộ phận
của thế giới vật Có giá trị sử
chất; dụng;

Tồn tại khách Con người có


quan; khả năng chiếm
hữu, làm chủ
vật đó.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.1. Vật (t.t)
Không phải mọi vật thể trong thế giới vật chất đều là vật theo quan điểm của luật dân
sự.
– Có những thứ rất có ích ví dụ như: không khí, nước mưa… rất có ích cho con người
nhưng con người không chiếm hữu được thì cũng không phải là vật đối tượng của quyền
sở hữu nhưng nếu là không khí mà chiếm hữu được như bình ôxy, hay nước mưa được thu
về trong một thùng… tức là giới hạn trong không gian (chiếm một khoảng không) thì lại là
vật – tài sản thuộc quyền sở hữu.
– Điện (năng lượng) tuy chúng ta không nhìn thấy và không thể nắm giữ trong tay được
nhưng rất có ích cho con người và con người chi phối được nó (tức đo đếm được) thì vẫn
được coi là vật – tài sản của quyền sở hữu. Tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ
thuật mà có những thứ hiện nay chưa phải là vật nhưng sau này lại có thể trở thành vật. Tài
sản thuộc quyền sở hữu khi người ta khám phá ra những lợi ích của nó và chi phối được
nó.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.2. Tiền

Tiền thực hiện ba chức Chủ sở hữu tiền lại


năng chính là: công cụ không được tiêu hủy
Được xác định giá trị
thanh toán đa năng, Do nhà nước độc quyền tiền (không được xé,
thông qua mệnh giá của
công cụ tích lũy tài sản phát hành; đốt, sửa chữa, thay đổi
nó;
và công cụ định giá các hình dạng, kích thước,
loại tài sản khác. làm giả,…).

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.3 Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều dạng


khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, hối
Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ
được bằng tiền và chuyển giao được tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có
trong giao lưu dân sự. giá khác theo quy định của pháp luật, trị
giá được thành tiền và được phép giao
dịch.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Giấy tờ có giá

Xác nhận quan hệ


tài sản với những
Chỉ được tạo ra bởi
Bao giờ cũng xác chủ thể nhất định
một số chủ thể có
định được nếu như quyền đối với
đủ điều kiện do luật
chuyển thành tiền. vốn góp hoặc quyền
định.
đòi nợ trong quan
hệ tín dụng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


1.4. Các quyền tài sản
Điều 115 BLDS 2015: Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và
các quyền tài sản khác.

Ví dụ: Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả,


quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo
hiểm đối với vật bảo đảm, quyền sử dụng đất…

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3. PHÂN LOẠI TÀI SẢN VÀ
PHÂN LOẠI VẬT

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.1. PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Hoa lợi, lợi tức


Bất động sản
& động sản

Cấm – hạn chế


- tự do lưu
Phân TS hữu hình
& vô hình
thông loại

Đăng kí QSH và TS hiện có &


không phải đăng kí QSH hình thành trong tương lai
3.1.1 Bất động sản và động sản (Điều 107)
• Bất động sản bao gồm:
• Đất đai;
• Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
• Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
• Các tài sản khác do pháp luật quy định.
• Động sản là những tài sản không phải là bất động sản

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


BẤT ĐỘNG SẢN

BẤT ĐỘNG SẢN DO BẢN CHẤT TỰ NHIÊN


Ví dụ: đất, nhà, công trình xây dựng khác, cây trồng.

BẤT ĐỘNG SẢN DO CÔNG DỤNG


Có những vật vốn là động sản nhưng lại được xem là BĐS do mối liên hệ với một BĐS
do bản chất tự nhiên mà động sản này gắn liền với tư cách là một vật phụ. Chính sự gắn
liền vào BĐS mới giúp cho động sản phát huy được công dụng riêng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


BẤT ĐỘNG SẢN THEO CÔNG DỤNG
– Thứ nhất, phải có mối liên hệ công dụng giữa hai tài sản. Mối liên hệ ấy phải khách quan, chứ không lệ
thuộc vào ý chí của con người. Trên thực tế có hai loại bất động sản do công dụng.
+ Tài sản phục vụ việc khai thác BĐS do bản chất tự nhiên trong những điều kiện bình thường. Có những vật
cần thiết để BĐS vận hành theo đúng công dụng được xác định.
❑ Đối với nhà ở: chậu rửa mặt, bồn tắm, quạt trần, đèn chiếu sáng, thang máy,…
❑ Đối với cơ sở sản xuất nông nghiệp: máy móc, thiết bị phục vụ canh tác, gia súc kéo, súc vật nuôi…
❑ Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp: máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất là những thứ góp phần tạo ra sức
sống của cơ sở.
+ Tài sản gắn với BĐS do bản chất tự nhiên như là vật cố định. Có những vật được gắn vào BĐS và cùng với
BĐS tạo thành một tổng thể về phương diện kiến trúc hoặc thiết kế nội thất. Giữa vật này và BĐS có thể không
có quan hệ công dụng; nhưng sự gắn bó giữa hai vật là rõ ràng.
Ví dụ: những bức tượng gắn chặt vào vách tường nhà, không thể tháo ra mà không hư hỏng; những bức tranh có
khung gắn chặt vào tường,…
- Thứ hai, cả BĐS do bản chất tự nhiên và BĐS do công dụng đều phải thuộc về một chủ sở hữu.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Lợi ích của việc xác định BĐS do công dụng

Trường hợp thế chấp toàn bộ Ví dụ: Bán một căn nhà có
hoặc một phần BĐS, động sản quạt trần, máy điều hòa,… thì
có vật phụ thì vật phụ cũng phải giao nhà với đầy đủ các
thuộc tài sản thế chấp. Được
nhìn nhận là vật phụ của BĐS do thiết bị đó, nếu hai bên không
bản chất tự nhiên, BĐS do công có thỏa thuận rõ ràng về việc
dụng chịu sự chi phối của quy tháo gỡ những thứ đó mang
định này. đi.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Ý nghĩa
• Quy định thủ tục đăng ký đối với tài sản.
• Ví dụ: Điều 106 Đăng ký tài sản
Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động
sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và
pháp luật về đăng ký tài sản.
Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản
không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng
ký tài sản có quy định khác.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
• Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
• Ví dụ: Khoản 2 Điều 277: Trường hợp không có
thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được
xác định như sau:
Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất
động sản;
Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng
của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


• Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu
• Ví dụ: Khoản 1 Điều 228: “Người đã phát hiện, người đang
quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản
đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất
động sản thì thuộc về Nhà nước.”
• Điều 236: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong
thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu
chiếm hữu...”

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


• Xác định hình thức của hợp đồng
• Ví dụ:
Khoản 1 Điều 459: “Tặng cho bất động sản phải được
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải
đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu
theo quy định của luật.”
Khoản 1 Điều 458: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu
lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.”
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
3.1.2. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều
108)

Tài sản hình thành


trong tương lai bao
gồm:
Tài sản hiện có là tài
sản đã hình thành và • Tài sản chưa hình thành;
• Tài sản đã hình thành
chủ thể đã xác lập nhưng chủ thể xác lập
quyền sở hữu, quyền quyền sở hữu tài sản sau
khác đối với tài sản thời điểm xác lập giao dịch.
trước hoặc tại thời điểm
xác lập giao dịch.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
– Tài sản hình thành trong tương lai có thể là vật, tiền, giấy
tờ trị giá bằng tiền và các quyền tài sản theo qui định tại
Điều 105 BLDS 2015 nhưng tại thời điểm giao dịch thì
chủ của tài sản hình thành trong tương lai chưa xác lập
quyền sở hữu cho mình được song trong tương lai chắc
chắn họ sẽ được thừa nhận là chủ sở hữu tài sản về mặt
pháp luật.
– Ví dụ: công trình xây dựng về nhà chưa hoàn công, việc
chuyển nhượng tài sản nhưng chưa hoàn tất thủ tục
chuyển giao quyền sở hữu
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
3.1.3 Hoa lợi và lợi tức (Điều 109)

Lợi tức là các khoản lợi


thu được từ việc khai
Hoa lợi là sản vật tự
Tài sản gốc là tài sản thác tài sản. Ví dụ tiền
nhiên mà tài sản mang
khi sử dụng, khai thác thu được từ việc cho
lại. Ví dụ hoa quả thu
công dụng sinh ra lợi thuê tài sản, tiền lãi của
được từ cây trồng. Con
ích vật chất hoặc tinh khoản cho vay; lợi tức
do gia súc sinh ra, trứng
thần nhất định. gắn với cổ phần; tiền
do gia cầm đẻ…
lãi sinh ra từ khoản tiền
gửi tiết kiệm…

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Cả hoa lợi, lợi tức đều được
sinh ra từ việc sử dụng tài
sản gốc và chỉ được coi là
hoa lợi, lợi tức nếu đã được
tách ra từ tài sản gốc và
không ảnh hưởng đến trạng
thái ban đầu của tài sản gốc.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Phân biệt hoa lợi với sản phẩm

Cả hoa lợi, lợi tức đều được sinh ra từ Sản phẩm: là vật được sinh ra
việc sử dụng tài sản gốc và chỉ được coi từ việc chuyển hóa bản thân
là hoa lợi, lợi tức nếu đã được tách ra từ
tài sản gốc và không ảnh hưởng đến chất liệu của tài sản gốc.
trạng thái ban đầu của tài sản gốc. • Ví dụ: Trái cây chính là hoa lợi của cây.
Gỗ là sản phẩm của cây.
• Bê con là hoa lợi của bò mẹ, còn thịt
bò là sản phẩm.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Lợi ích của sự phân biệt tài sản gốc và hoa lợi?

Hoa lợi thu được là


thu nhập của chủ sở
hữu; trong khi đó, đối
Trong mối quan hệ giữa
Người chiếm hữu với trường hợp tạo ra
người có quyền hưởng ngay tình đối với tài sản phẩm từ tài sản
dụng và chủ sở hữu: sản gốc phải hoàn gốc thì chỉ có phần
người này có quyền đối trả tài sản, nhưng có chênh lệch giữa giá
với hoa lợi; còn người kia
quyền giữ lại hoa bán sản phẩm và giá
đối với tài sản gốc. Ví dụ: thành mới được coi là
A mượn của B một con lợi. thu nhập của chủ sở
trâu để làm ruộng, trong hữu.
thời gian mượn con trâu
sinh ra một con nghé thì
con nghé là hoa lợi thuộc
sở hữu của B.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
3.1.4 Tài sản cấm lưu thông, hạn chế lưu thông, tự do lưu thông

Tài sản cấm lưu thông: là tài sản cấm đưa


ra mua bán, trao đổi trên thị trường
(không thể là hàng hóa). Tài sản cấm lưu Tài sản hạn chế lưu thông: Là
thông là những tài sản có vai trò to lớn những tài sản mà việc mua bán
đối với nền kinh tế quốc dân, với an ninh trao đổi bị hạn chế. Ví dụ: vũ khí
quốc phòng nên nhà nước cấm mua bán, thể thao, ngoại tệ…
trao đổi. Ví dụ: Morphine, vũ khí quân
dụng…

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Tài sản tự do lưu
thông: Là các tài sản
được đem ra mua bán
trao đổi tự do trên thị
trường chủ yếu là
những tài sản phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Ý nghĩa của phân biệt
Việc xác định đúng loại tài sản này cũng có ý nghĩa rất lớn trong
việc xác định hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự:

Tài sản cấm lưu thông không thể trở thành đối tượng trong giao dịch dân
sự. Chính vì vậy, nếu các bên vẫn xác lập những giao dịch này thì giao dịch
đó sẽ vô hiệu tuyệt đối do có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật; và
khi đó tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được sẽ bị tịch thu sung quỹ
nhà nước hoặc tiêu hủy.

Tài sản hạn chế lưu thông thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ
chặt chẽ về điều kiện giao dịch, nếu pháp luật có quy định phải đăng ký
hoặc xin phép thì các bên phải tuân thủ theo thủ tục đó.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.2. PHÂN LOẠI VẬT

Vật chia được,


Vật chính vật không chia được
và vật phụ

Phân Vật tiêu hao,


vật không tiêu hao
loại

Vật đồng bộ Vật cùng loại, vật đặc định


3.2.1. Vật chính và vật phụ (Điều 110)
Vật phụ là vật trực tiếp
Vật chính là vật độc phục vụ cho việc khai thác
lập, có thể khai thác công dụng của vật chính,
công dụng theo tính là một bộ phận của vật
năng (khoản 1 Điều chính, nhưng có thể tách
110 BLDS 2015) rời vật chính (khoản 2
Điều 110 BLDS 2015)

Ví dụ:
Điều khiển Tivi
– Tivi
– Vật chính và vật phụ tuy là các vật tồn tại độc lập nhưng do
chúng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau nên vật phụ luôn đi
kèm vật chính. Nếu giao vật chính mà không giao vật phụ là vi
phạm hợp đồng.
– Ví dụ: Kính chiếu hậu của xe máy là một bộ phận không thể
tách rời của xe máy, trong khi cần đạp (để khởi động xe) thì lại
là vật phụ đích thực: lấy cần đạp ra khỏi xe, xe vẫn có thể được
khởi động nhờ bộ khởi động độc lập; trong khi đó, nếu bị gỡ
kính chiếu hậu, chiếc xe máy sẽ không hội đủ điều kiện để được
coi là phương tiện vận chuyển trong giao thông công cộng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Lợi ích của sự phân biệt
– Khoản 3 Điều 110 BLDS 2015: “Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật
chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
– Các thỏa thuận nếu có, chỉ hợp lệ trong trường hợp đối tượng của thỏa
thuận là vật phụ đích thực, nghĩa là phục vụ cho việc khai thác vật chính
nhưng không có quan hệ pháp lý với vật chính.
– Ví dụ: Hợp đồng bán một chiếc ô tô với điều kiện không giao kính chiếu
hậu đang gắn vào ô tô vẫn có giá trị nếu chúng ta coi đối tượng mua bán
đơn thuần là một vật định giá được bằng tiền; tuy nhiên, chiếc ô tô chỉ được
đăng ký sang tên cho người mua như là một phương tiện phục vụ đi lại một
khi các kính chiếu hậu thay thế được gắn vào vị trí thích hợp.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.2.2. Vật chia được và vật không chia được (Điều 111)

Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và
tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: nông phẩm, thực phẩm...
10 kg đường chia làm 10 gói, mỗi gói 1 kg vẫn được.
Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ
nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Ví dụ: xe ô tô, xe máy...

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền
để chia.
3.2.3. Vật tiêu hao, vật không tiêu hao (Điều 112)

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không
giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản
vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu Ví
dụ: nhà ở, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho
mượn. Bởi lẽ sử dụng vật tiêu hao cũng đồng nghĩa với định đoạt vật đó. Không
thể thuê 100 lít xăng, mượn 100 tấn gạo Nàng Hương, bởi số xăng ấy sẽ biến mất
sau khi sử dụng, gạo có thể giao cho người nhận hàng thông qua hợp đồng.
3.2.4. Vật cùng loại, vật đặc định (Điều 113)

Vật cùng loại là


những vật có cùng Vật đặc định là vật
hình dáng, tính chất, phân biệt được với
tính năng sử dụng các vật khác bằng
và xác định được những đặc điểm
bằng những đơn vị riêng về ký hiệu,
đo lường. hình dáng, màu sắc,
Ví dụ: những tờ giấy chất liệu, đặc tính,
bạc có cùng mệnh vị trí.
giá
Tính chất đặc định hay cùng loại của vật có thể rất tương đối: một vật
cùng loại trong hoàn cảnh này có thể trở nên đặc định trong hoàn cảnh
khác và ngược lại.

Ví dụ:
- Chiếc tivi bày bán trong cửa hàng là vật cùng loại trong điều kiện cửa hàng có chục chiếc
tivi cùng loại; tuy nhiên sau đó nó được một người mua mang về nhà, chiếc tivi trở thành
vật đặc định; sau khi được sử dụng một thời gian dài, tivi bị bán cho cửa hàng đồ cũ và
lại trở thành vật cùng loại trong đống tivi cũ của cửa hàng.
- Xe đạp để trong cửa hàng, nếu mua ra một cái lại là vật đặc định. Mặt khác vật cùng loại
nếu qua một thời gian sử dụng thì nó sẽ biến thành vật đặc định do hao mòn, va chạm
khác nhau trong quá trình sử dụng.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Vật cùng loại có
cùng chất lượng có
thể thay thế cho
nhau.

Khi thực hiện nghĩa


vụ chuyển giao vật
đặc định thì phải
giao đúng vật đó.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Tình huống

A mang chiếc Laptop của mình đến cửa hàng sửa máy tính của
B để sửa chữa. Hai ngày sau A quay lại cửa hàng của B để lấy
máy tính theo yêu cầu của B thì được B thông báo rằng chiếc
máy tính đã bị trộm lấy mất. B đề nghị được trả chiếc máy
tính khác có cấu hình tương đương nhưng A không đồng ý.
Hỏi, B có quyền hoàn trả cho A bằng chiếc máy tính khác có
giá trị tương đương không?

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


Gợi ý:
– Chiếc Laptop là vật đặc định. Theo Khoản 3 Điều 356:
“Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được
thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi
phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị
hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.”
– Vậy B phải thanh toán cho A giá trị chiếc Laptop.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


3.2.5. Vật đồng bộ (Điều 114)

Vật đồng bộ còn được


thể hiện dưới các dạng
như bộ đôi, cặp. Ví dụ:
Vật đồng bộ là vật gồm các Bộ máy vi tính, đôi dép,
phần hoặc các bộ phận ăn bộ tranh xuân - hạ - thu -
khớp, liên hệ với nhau hợp đông
thành chỉnh thể mà nếu thiếu
một trong các phần, các bộ
phận hoặc có phần hoặc bộ
phận không đúng quy cách,
chủng loại thì không sử dụng
được hoặc giá trị sử dụng của
vật đó bị giảm sút.
• Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển
giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường
hợp có thoả thuận khác.
• Theo Khoản 1 Điều 438: Trường hợp vật được giao không đồng
bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên
mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn
thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần
hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Câu hỏi ôn tập
– Quyền sử dụng đất có phải là bất động sản?
– Sổ tiết kiệm tiền gửi tại ngân hàng có phải là tài sản? Nếu là tài sản thì đó là tài sản gì?
– Chứng minh nhân dân, bằng lái xe, bằng đại học có phải là tài sản? Nếu là tài sản thì đó
là tài sản gì?
– Theo anh, chị “nhà bè” nổi trên sông, nhà tiền chế (vật liệu lắp ráp, công-ten-nơ) có phải
là bất động sản không? Vì sao?
– Trên cơ sở bản chất và đặc trưng của tài sản trong pháp luật dân sự, hãy cho biết tài
khoản ngân hàng, các bộ phận trên cơ thể con người, thông tin nói chung có phải là tài
sản không?
– Vật tiêu hao là gì? Tiền, cây bút chì, các đồ vật được quy ước có giá trị sử dụng 1 lần
(bao lì xì, thiệp chúc xuân, thiệp mừng 08/3 có in năm …) có phải là vật tiêu hao hay
không? Vì sao?
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019
Nhận định sau đúng hay sai? Lý giải?
– Không khí trong tự nhiên là tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
– Tiền chở xe ôm chính là lợi tức phát sinh từ việc khai thác công dụng của chiếc xe đó.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá.
– Nước biển/không khí có thể là tài sản.
– Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch.
– Một tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc phát sinh lợi tức.
– Nhẫn bằng vàng có gắn viên kim cương, theo đó nhẫn vàng là vật chính, viên kiêm cương là vật phụ.
– Tất cả các quyền tài sản đều là tài sản.
– Xe máy cùng dây chuyền sản xuất và cùng màu sơn là vật cùng loại vì không thể phân biệt dược
chúng do có cùng hình dáng, kích thước và màu sơn.
– Thuốc kháng sinh là tài sản hạn chế lưu thông.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6/15/2019


CHƯƠNG 2:

CHIẾM HỮU
z

ThS. NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI


NỘI DUNG BÀI HỌC
z

2.1. Khái niệm chiếm hữu

2.2. Chiếm hữu có căn cứ


pháp luật và chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật

2.3. Các trạng thái


chiếm hữu
1. Khái niệm chiếm hữu
z
▪ Khoản 1 Điều 179 BLDS 2015: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi
phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với
tài sản”. Hay có thể hiểu: chiếm hữu là sự làm chủ trong thực tế của một chủ
thể luật đối với một vật, không phụ thuộc vào việc vật đó có thuộc sở hữu
của người chiếm hữu hay không.
▪ Theo đó, bản chất của chiếm hữu là việc nắm giữ, chi phối tài sản. Sự nắm
giữ, chi phối ở đây được hiểu là những hoạt động cụ thể chủ thể đối với tài
sản, diễn ra bình thường trong đời sống, thể hiện ở việc cầm nắm, giữ gìn,
trông coi, quản lý, kiểm soát thực tế đối với các động sản; hoặc cư ngụ, sinh
sống trong ngôi nhà; hay tiến hành xây dựng nhà cửa, trồng tỉa cây cối trên
đất; nuôi trồng các cây, con trên mặt nước...
1. Khái niệm chiếm hữu
z

▪ Ví dụ: Một người đang sử dụng một chiếc điện thoại thì bị cướp và và kẻ
cướp đó bị bắt quả tang. Lúc này, tên cướp đó đã xâm phạm đến trật tự công,
vì y đã dùng hành vi bạo lực bất hợp pháp để tước đoạt tài sản ra khỏi sự
chiếm hữu bình thường, yên ổn của người chiếm hữu. Trường hợp này, một
cách hợp lý, người chiếm hữu chỉ cần chứng minh là người đang thực tế
chiếm hữu chiếc điện thoại đó thì bị cướp, mà không cần phải chứng minh
mình có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu (chiếm hữu hợp pháp hay chiếm hữu
có căn cứ pháp luật) đối với chiếc điện thoại (dù có thể anh ta có được chiếc
điện thoại này là do đã lấy trộm của một người khác).
2.2. CHIẾM
z
HỮU CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

Theo quy định tại Điều 165


BLDS năm 2015
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
(khoản 1)
Chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật (khoản 2)
2.2.1. CHIẾM HỮU CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
z

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản theo một trong các căn cứ chiếm
hữu mà pháp luật đã quy định theo Điều 165 BLDS 2015:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của
pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh
rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật
này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo
quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản
z

▪ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi
phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội hay
nói cách khác thì họ có tất cả các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản đó. Ví dụ: chủ sở hữu ở trong ngôi nhà của mình, chủ sở hữu cất giấu số
tài sản của mình…
▪ Tuy nhiên cũng có trường hợp chủ sở hữu không kiểm soát tài sản về mặt
thực tế tài sản, nhưng cũng có thể kiểm soát sự tồn tại và việc sử dụng tài
sản. Đây là trường hợp chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu thực tế cho người
khác còn mình chỉ thực hiện quyền quản lý tài sản. Ví dụ: Đối với hợp đồng
gửi giữ tài sản thì chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu thực tế cho
người giữ tài sản còn mình chỉ thực hiện việc quản lý tài sản.
z a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản

▪ Chủ sở hữu có toàn quyền tự mình bằng các hành vi cụ thể để thực hiện
quyền chiếm hữu tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, việc
thực hiện quyền chiếm hữu không được làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà
nước, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, trái pháp luật,
đạo đức xã hội.

▪ Ví dụ: Chủ sở hữu bất động sản có nghĩa vụ phải cho chủ sở hữu khác
mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề một
cách hợp lý nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện…
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
z
▪ Thông qua các giao dịch dân sự thì chủ sở hữu có quyền ủy quyền người khác quản lý tài
sản mà mình là chủ sở hữu. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thì có quyền
chiếm hữu tài sản trên trong thời gian được chuyển giao và có quyền chống lại sự xâm
phạm của người khác đến sự chiếm hữu của mình.

▪ Điều 187 BLDS năm 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy
quyền quản lý tài sản

▪ 1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó
trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

▪ 2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối
với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản (tt).
z

▪ Phạm vi ủy quyền:

Người được ủy quyền quản lý tài sản chỉ được chiếm hữu thực tế đối với tài
sản chứ không có quyền chiếm hữu pháp lý, và chỉ có quyền sử dụng, định
đoạt tài sản khi được chủ sở hữu đồng ý. Chính vì vậy, người được ủy quyền
dù có chiếm hữu thực tế đối với tài sản liên tục, công khai trong thời hạn quy
định tại Điều 236 BLDS 2015 (là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với
bất động sản) thì người được ủy quyền quản lý tài sản cũng không thể trở
thành chủ sở hữu tài sản được ủy quyền quản lý.
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản (tt).
z

▪ Cách thức quản lý tài sản: Tùy thuộc vào từng loại tài sản cụ thể thì sẽ
có những cách thức quản lý khác nhau. Người được ủy quyền quản lý tài
sản sẽ có nghĩa vụ phải quản lý, bảo vệ, giữ gìn tài sản được chủ sở hữu
ủy quyền quản lý theo những phương thức tốt nhất đã được thỏa thuận.

▪ Thời hạn quản lý tài sản: Thời hạn quản lý tài sản theo thỏa thuận giữa
chủ sở hữu và người được ủy quyền quản lý tài sản. Hết thời hạn thỏa
thuận trên thì người được ủy quyền quản lý tài sản phải giao lại tài sản
cho chủ sở hữu và sẽ được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận.
c) Người
z
được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua
giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.

▪ Trong thực tế, có rất nhiều những giao dịch dân sự mà người chủ sở hữu đã
chuyển giao quyền chiếm hữu hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu và
quyền sử dụng cho người khác.

▪ Ví dụ: Thông qua hợp đồng ủy quyền quản lý tài sản, hợp đồng gửi giữ tài
sản… thì chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu thực tế cho người
khác; hoặc thông qua hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản… thì
chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác của quyền chiếm hữu và quyền
sử dụng thực tế đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
dân sựzphù hợp với quy định của pháp luật (tt).

▪ Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung
không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện
việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền
chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo
quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao
z
dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật (tt).
▪ Thông qua các giao dịch dân sự trên, chủ sở hữu chỉ giao quyền chiếm hữu thực tế hoặc
quyền chiếm hữu và sử dụng thực tế đối với tài sản chứ không giao quyền sở hữu đối
với tài sản. Người được giao tài sản phải thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó phù hợp
với mục đích và nội dung của giao dịch dân sự.
▪ Ví dụ: A gửi B trông giữ chiếc xe gắn máy thì B chỉ được chiếm hữu chiếc xe máy với
mục đích trông giữ, B không được phép sử dụng chiếc xe máy; Hay A cho C mượn
chiếc máy tính xách tay thì C chỉ được quyền chiếm hữu, sử dụng chiếc máy tính nhưng
không có quyền định đoạt nó.
▪ Như vậy, quyền định đoạt trong các giao dịch trên vẫn thuộc về chủ sở hữu. Chính vì
vậy nếu người được chủ sở hữu giao chiếm hữu hoặc chiếm hữu và sử dụng tài sản
muốn chuyển giao quyền này cho người khác thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
z dân sự phù hợp với quy định của pháp luật (tt).

❖ Lưu ý:

▪ Trong các giao dịch dân sự trên thì mặc dù chủ sở hữu đã giao quyền chiếm
hữu hoặc chiếm hữu và sử dụng cho người khác nhưng chỉ là quyền chiếm
hữu thực tế hoặc quyền chiếm hữu và sử dụng thực tế, còn pháp luật vẫn công
nhận quyền chiếm hữu và sử dụng pháp lý đối với chủ sở hữu. Vì thế, người
được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao
(mặc dùng chiếm hữu liên tục, công khai) theo căn cứ về thời hiệu quy định
tại Điều 236 BLDS 2015 (10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất
động sản).
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai
là chủ sởz hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp,
chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy
định khác của pháp luật có liên quan;

Điều 228. Xác lập quyền


sở hữu đối với tài sản vô
chủ, tài sản không xác
định được chủ sở hữu

Điều 229. Xác lập quyền


sở hữu đối với tài sản bị
chôn, giấu, bị vùi lấp,
chìm đắm được tìm thấy
Xác
z lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản
không xác định được chủ sở hữu
▪ Tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản mà chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu
hợp pháp do lơ đãng, sơ suất để mất quyền chiếm hữu thực tế (không trực tiếp
nắm giữ, quản lý) ngoài ý muốn của mình .
▪ Kể từ khi phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm,
tài sản không biết được ai là chủ sở hữu thì người phát hiện có quyền chiếm hữu
tài sản đó cho đến khi giao nộp cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Như vậy, nếu một người phát hiện hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ
quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm mà giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì khoảng thời gian từ khi người đó phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị
bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm đến khi người đó đến nơi thông báo, giao
nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người phát hiện tài sản đồng thời
cũng là người đang chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật.
z

▪ Tuy nhiên, trong trường hợp người phát hiện biết được
tài sản đó là do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi
vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa
vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao
nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy
định này nhằm giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm
pháp luật, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích xã hội.
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước
bị thất lạc
z phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này,
quy định khác của pháp luật có liên quan;

▪ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi
dưới nước bị thất lạc có thể trở thành chủ sở hữu của
gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc nếu
sau một thời gian thông báo công khai mà không có
người đến nhận chúng theo quy định tại Điều 231,
232, 233 BLDS 2015.
e) Các trường hợp khác do luật quy định
z

Chiếm hữu tài sản trong Người quản tài sản của
Cơ quan quản lý di sản:
trường hợp tình thế cấp người vắng mặt, người bị
khoản 3 Điều 616 BLDS
thiết: khoản 2 Điều 171 tuyên bố mất tích: Điều
2015
BLDS 2015. 65 BLDS 2015.

Cơ quan nhà nước có


thẩm quyền: cơ quan tiến
Người giám hộ: khoản 1 hành tố tụng thu giữ tài
Điều 59 BLDS 2015 sản là tang vật vi phạm
pháp luật hoặc liên quan
đến vụ án….
CHIẾM
z
HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

▪ Tất cả các hành vi chiếm hữu tài sản mà không phụ thuộc
các trường hợp được coi là chiếm hữu có căn cứ pháp luật
thì đều bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
▪ Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nhận thức của người chiếm hữu
thì việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ được xác
định theo hai trạng thái sau:
z

chiếm
• Chiếm hữu không có căn
hữu cứ pháp luật nhưng ngay
không có tình và
căn cứ • chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật không ngay
pháp tình.
luật
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
z

▪ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc chiếm hữu tài sản không
có căn cứ pháp luật trong trường hợp người chiếm hữu không biết và không thể biết việc
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

▪ Như vậy, hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật chỉ được coi là ngay tình
nếu có đủ cả 2 điều kiện: KHÔNG BIẾT và KHÔNG THỂ BIẾT việc chiếm hữu đó là
không có căn cứ pháp luật.

▪ Ví dụ: C mua của B một chiếc máy vi tính mà không biết chiếc máy đó là B trộm cắp
của A. Trong trường hợp này C chiếm hữu chiếc máy tính đó bị coi là không có căn cứ
pháp luật nhưng được coi là ngay tình vì C không biết tài sản đó là B trộm cắp, đồng
thời vì chiếc máy vi tính là một tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên C không
thể biết chiếc máy vi tính đó có phải của B hay không.
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
z
▪ Có hai dạng chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình:
▪ + Dạng thứ nhất: thông qua giao dịch với người thứ ba ngay tình. Đó
là các trường hợp người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã chuyển
giao tài sản cho người thứ ba thông qua một giao dịch dân sự, ví dụ thông
qua hợp đồng tặng cho, mua bán,… và người chuyển giao tài sản đó làm
cho người thứ ba tin rằng người chuyển giao quyền sở hữu cho mình có
quyền chuyển giao.
▪ Ví dụ: A lấy trộm xe máy và bằng cách nào đó A đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu xe, sau đó A đã tặng cho B. B đinh ninh chiếc
xe là tài sản của A nên đã nhận.
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
z
NHƯNG NGAY TÌNH
▪ Ví dụ:

▪ Mua nhầm của gian là động sản không đăng ký quyền quyền sở hữu mà không
biết người bán tài sản không là chủ sở hữu thì người chiếm hữu được coi là ngay
tình vì pháp luật không buộc họ phải biết việc chiếm hữu của mình là không có
căn cứ pháp luật.

▪ Nhưng nếu mua chiếc xe máy (có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu) mà vì
lý do nào đó người mua không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên
không biết được chiếc xe máy là tài sản của một vụ trộm cắp thì trường hợp này
người chiếm hữu chiếc xe máy không được coi là ngay tình do pháp luật buộc
người chiếm hữu phải biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.
▪ + Dạng thứ hai: việc chiếm hữu ngay tình thông qua hành vi, như thấy
một ngôi znhà, thửa đất bỏ hoang lâu ngày không ai quản lý, sử dụng hoặc
người chiếm hữu có hành vi sử dụng một phần đất của người khác, nhưng
có căn cứ cho rằng họ không biết là mình đã lấn chiếm đất của người
khác,… người này đã vào khai thác, sử dụng công khai, liên tục làm các
thủ tục kê khai theo quy định, sau ba mươi năm chủ tài sản mới về kiện đòi,
thì Tòa án có thể bác yêu cầu của người đi kiện.
▪ Giải thích như trên có vẻ phù hợp với thực tế nhưng về mặt pháp luật thì
có trường hợp bị vướng, bởi lẽ nếu coi nhà đất bỏ hoang là vật vô chủ hoặc
là vật không xác định ai là chủ sở hữu, thì bất động sản đó thuộc Nhà nước.
Người phát hiện chỉ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của
pháp luật.
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT KHÔNG NGAY TÌNH
z

▪ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình là việc chiếm hữu tài
sản của một người không theo những căn cứ quy định tại Điều 165 BLDS
2015, nhưng người chiếm hữu mà biết hoặc tuy không biết nhưng luật buộc
phải biết được rằng việc chiếm hữu tài sản đó của mình là không có căn cứ
pháp luật. Nói cách khác, việc chiếm hữu nếu thiếu một trong hai điều kiện
để được coi là chiếm hữu ngay tình thì sẽ bị coi là không ngay tình.

▪ Ví dụ: Biết tài sản là do người khác trộm cắp được mà có nhưng ham giá rẻ
nên vẫn mua; mua tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhưng người bán không
phải là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu…
CHIẾM
z
HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
KHÔNG NGAY TÌNH

▪ VÍ DỤ: C mua của B một chiếc xe máy mà không biết chiếc xe đó là B trộm
cắp của A. Do B lừa dối C là xe của B nhưng đã bị mất giấy tờ nên bán rẻ.
Trong trường hợp này C chiếm hữu chiếc xe máy đó bị coi là không có căn
cứ pháp luật và không ngay tình vì dù C không biết tài sản đó là B trộm cắp
nhưng xe máy là một tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nên C buộc phải biết
chiếc xe đó có phải là của B hay không thông qua việc kiểm tra giấy tờ đăng
ký xe máy hoặc các hình thức khác.
z
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP
LUẬT KHÔNG NGAY TÌNH

▪ Một người chiếm hữu tài sản dù không rơi vào trường hợp buộc phải biết
nhưng họ đã biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật thì vẫn bị
coi là chiếm hữu không ngay tình.

▪ Ví dụ: C mua của B một chiếc máy vi tính dù đã biết chiếc máy đó là B mượn
của A. Trong trường hợp này dù C không buộc phải biết chiếc máy đó có phải
của B hay không do máy vi tính là loại tài sản không phải đăng ký quyền sở
hữu nhưng C vẫn bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không
ngay tình vì đã biết.
2.3. CÁC TRẠNG THÁI CHIẾM HỮU
z

CHIẾM
CHIẾM
HỮU
HỮU
KHÔNG
NGAY
NGAY
TÌNH
TÌNH

CHIẾM
CHIẾM
HỮU
HỮU LIÊN
CÔNG
TỤC
KHAI
z
CHIẾM HỮU NGAY TÌNH

Điều 189 BLDS 2005: “người chiếm hữu Điều 180 BLDS 2015 theo hướng “chiếm
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
ngay tình là người chiếm hữu mà không người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
biết và không thể biết việc chiếm hữu tài mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
sản đó là không có căn cứ pháp luật”. hữu”.
z CHIẾM HỮU NGAY TÌNH

▪ So với Điều 189 BLDS 2005 thì Điều 180 BLDS 2015 đã mở rộng hơn
phạm vi của người chiếm hữu ngay tình, thay vì người chiếm hữu phải
chứng minh mình "không biết và không thể biết" việc chiếm hữu của minh
là không có căn cứ pháp luật mới là chiếm hữu ngay tình theo Điều 189
BLDS 2005 thì Điều 180 BLDS 2015 chỉ yêu cầu người chiếm hữu chứng
minh mình "có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang
chiếm hữu".
CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
z

▪ Theo quy định tại Điều 189 BLDS 2005 thì căn cứ để xác định sự ngay tình là khách quan.

▪ Ví dụ: A mua của B một chiếc xe máy mà B trộm được bao gồm cả giấy tờ xe. Trong trường hợp này, A được
xác định là không ngay tình trong mọi trường hợp bởi lẽ theo quy định của pháp luật A có thể biết về hành vi
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật của mình.

▪ Điều 180 BLDS 2015 lại sửa đổi theo hướng xác định sự ngay tình dựa vào đánh giá chủ quan, sự đánh giá
này ngoài việc chứng minh của người chiếm hữu còn là sự đánh giá của người áp dụng pháp luật.

▪ Ví dụ: Cũng tình huống trên, nhưng nếu A chứng minh được bất kỳ ai khi rơi vào tình huống thực tế cụ thể của
A cũng đều cho rằng việc mua bán của mình là hợp pháp thì việc chiếm hữu của A được coi là ngay tình và A
sẽ được hưởng những quyền lợi từ việc chiếm hữu ngay tình. việc sửa đổi này là hợp lý, bởi lẽ trong nhiều
trường hợp hiện nay người chiếm hữu mặc dù có khả năng biết được việc chiếm hữu của mình là không có căn
cứ pháp luật, nhưng để biết được thông tin đó người chiếm hữu tài sản phải thực hiện những hành vi luật định
mà khả năng và điều kiện thực tế không cho phép họ thực hiện hoặc bất kỳ ai rơi vào tình huống thực tế đó
đều cho rằng việc chiếm hữu tài sản của mình là hợp pháp thì pháp luật cần bảo vệ họ dưới góc độ là người
chiếm hữu ngay tình.
CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
z

▪ Ví dụ: B mua một tài sản là động sản thông thường


(loại tài sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở
hữu từ A một cách minh bạch mà không hề biết tài
sản đó là do A trộm của C thì hành vi chiếm hữu của
B là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình.
▪ Điều 184 về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu là điều luật mới được ghi nhận trong nội
dung Chiếm hữu z của BLDS 2015. Theo đó, chủ thể chiếm hữu tài sản được suy đoán là ngay tình. Sự suy
đoán này dựa trên cơ sở sự chiếm hữu thực tế đối với tài sản của chủ thể chiếm hữu, bao gồm: (i) Người
chiếm hữu tài sản dựa trên cơ sở sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Họ là người kiểm soát thực tế đối với tài sản
đồng thời thừa nhận mình không có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Họ chiếm hữu tài sản dựa trên ý chí của
người khác. (ii)Người chiếm hữu tài sản không dựa trên sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Đó là những trường
hợp chiếm hữu dựa trên quy định của pháp luật hoặc thông qua hành vi bất hợp pháp. Trong trường hợp này,
ngoài việc chiếm giữ tài sản, họ còn mong muốn chiếm hữu tài sản theo ý chí của mình.

▪ Khi xảy ra tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được ưu tiên suy đoán là người có quyền
đó. Việc chứng minh người chiếm hữu không có quyền thuộc về người có tranh chấp với người chiếm hữu.
Trong trường hợp chủ sở hữu của tài sản phủ nhận quyền của người chiếm hữu thì cũng không có ngoại lệ,
đòi hỏi chủ sở hữu phải đưa ra các căn cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản của mình cũng như chứng minh
người chiếm hữu không có quyền đối với tài sản.

▪ Ví dụ: A là chủ sở hữu một chiếc xe máy, A cho B mượn, sau đó B bán chiếc xe máy đó cho C. A muốn phủ
nhận việc chiếm hữu xe máy của C thì A phải chứng minh quyền sở hữu của mình, có thể thông qua dấu
hiệu đặc trưng của tài sản, qua giấy đăng ký quyền sở hữu xe máy,…
CHIẾM HỮU KHÔNG NGAY TÌNH
z

▪ BLDS 2005 có quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình nhưng
không có quy định cho biết khái niệm chiếm hữu không ngay tình.
▪ Tuy nhiên, BLDS 2015 ở Điều 181 quy định "chiếm hữu không
ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải
biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
z CHIẾM HỮU KHÔNG NGAY TÌNH

▪ “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm
hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu” (Điều 181 BLDS năm 2015).
Ý nghĩa của việc phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp
z
luật ngay tình và không ngay tình?
▪ Việc phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình hay không rất quan
trọng. Như chúng ta biết diện những người chiếm hữu bất hợp pháp rất rộng. Từ những
người cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác như trộm cắp, tham ô… đến những người
hoàn toàn không có lỗi gì trong việc chiếm hữu tài sản ấy. Vì vậy luật pháp không thể đối
xử như nhau đối với tất cả những người nói trên.
▪ Trong số những người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật có những người mà luật pháp
không thể trách cứ họ vào đâu được (người chiếm hữu ngay tình). Họ hành động không có
ý định xâm phạm đến lợi ích của người khác. Trật tự pháp luật XHCN đòi hỏi trong những
điều kiện nhất định, pháp luật phải bảo vệ lợi ích của họ, vì vậy việc phân biệt này có ý
nghĩa lớn trong việc giải quyết các án kiện đòi lại vật đồng thời nó cũng là một trong
những điều kiện để làm căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, do sát nhập, chế
biến…
z
CHIẾM HỮU LIÊN TỤC

▪ Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong
một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối
với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải
quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả
khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. (khoản 1
Điều 182 BLDS năm 2015)
z
CHIẾM HỮU LIÊN TỤC
▪ Chiếm hữu liên tục được quy định tại Điều 182 BLDS 2015 được
hiểu là việc chiếm hữu về mặt thực tế và về mặt pháp lý của một
chủ thể đối với tài sản. Chiếm hữu về mặt thực tế là việc chủ sở
hữu, hoặc người có quyền chiếm hữu tự mình nắm giữ tài sản.
▪ Ví dụ: gọi là chiếm hữu liên tục đối với một căn nhà là việc một
người thường xuyên ra vào căn nhà đó, thường xuyên thực hiện
các hành vi tác động lên tài sản như chăm sóc, sửa chữa, khai
thác,… và thực hiện tất cả các việc đó trong tư thế của người có
quyền đối với tài sản.
CHIẾM HỮU LIÊN TỤC
z

Tính liên tục của chiếm hữu được ghi nhận bao
gồm hai điều kiện:

việc chiếm hữu diễn ra trong một khoảng thời gian


xác định

và điều kiện thứ hai là không có tranh chấp về quyền đối với
tài sản hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng
một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tại Tòa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Chiếm hữu liên tục (tt)
▪ Có ý kiến cho
z rằng, nếu trong thời gian chiếm hữu mà xảy ra tranh chấp, bất kể quan hệ tranh
chấp đó là quan hệ gì thì đều không được tính vào thời gian chiếm hữu liên tục.

▪ Khái niệm chiếm hữu phải hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm việc nắm giữ tài sản mà cả
việc quản lý tài sản. Vì thế, nếu trong thời gian chiếm hữu, người chiếm hữu cho người khác
thuê, mượn,… tài sản đó thì thời gian người chiếm hữu cho người khác thuê, mượn tài sản vẫn
được tính vào thời gian chiếm hữu liên tục của người chiếm hữu. Do đó, nếu có việc giữa người
chiếm hữu và người đang mượn, thuê tài sản xảy ra tranh chấp về quan hệ cho thuê, cho mượn
tài sản (như đòi lại tài sản cho mượn, cho thuê, đòi tiền cho thuê,… khi hết hạn mà người thuê,
người mượn không trả) thì thì tranh chấp này không ảnh hưởng đến tính liên tục của việc chiếm
hữu, và nó là một phần thể hiện quyền năng của người có quyền nắm giữ, quản lý tài sản.

▪ Tuy nhiên, nếu tranh chấp đó là tranh chấp có tính chất về sở hữu, tức là có một chủ thể nào đó
cho rằng tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình hoặc là được chủ sở hữu ủy quyền chiếm hữu,
quản lý tài sản nên dẫn đến tranh chấp quyền sở hữu, quyền sở hữu thì quan hệ tranh chấp này
sẽ làm mất tính liên tục của quyền chiếm hữu.
z CHIẾM HỮU CÔNG KHAI

▪ “Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện
một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm
hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người
chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình”
(khoản 1 Điều 183 BLDS năm 2015).
CHIẾM HỮU CÔNG KHAI
z

▪ Chiếm hữu công khai được thể hiện chính là ở việc người chiếm hữu thực
hiện các tác động vật chất đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu
giếm. Người chiếm hữu có thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách rõ ràng,
không che giấu vì một ý đồ gì. Cần phân biệt việc chiếm hữu giấu giếm với
trường hợp chiếm hữu với loại tài sản đặc thù không thể hiện ra bên ngoài.
▪ Ví dụ: mua vàng để cất giữ trong két sắt, dù không thể hiện ra bên ngoài cho
các chủ thể khác biết về việc để dành tài sản là vàng này nhưng người chiếm
hữu này không hướng đến việc giấu giếm nhằm một ý đồ gì. Ngoài ra, chiếm
hữu công khai còn thể hiện qua việc chủ thể chiếm hữu có đầy đủ căn cứ
chứng minh tình trạng chiếm hữu của mình đối với tài sản, thể hiện tính minh
bạch trong việc chiếm hữu tài sản.
PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN
SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ

6/15/2019
CHƯƠNG 3
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải


Khoa Luật Dân sự - ĐH Luật HCM

6/15/2019
MỤC TIÊU BÀI HỌC

(1) Nắm và hiểu được những quy định của BLDS về sở hữu, quyền
sở hữu; nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu; các nội dung
của quyền sở hữu và giới hạn của quyền sở hữu
(2) Biết được các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu; thời điểm
xác lập quyền sở hữu và vấn đề chịu rủi ro về tài sản
(3) Biết được các hình thức sở hữu và nội dung của các hình thức
này
(4) Vận dụng được các quy định trên vào thực tiễn để giải quyết các
tình huống có liên quan.
6/15/2019
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khái niệm 2. Thời điểm xác 3. Nội dung


quyền sở hữu lập quyền sở hữu quyền sở hữu

6/15/2019
1. Khái niệm quyền sở hữu
Hiểu theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu là chế định pháp
luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản được pháp luật quy định.
6/15/2019
1. Khái niệm quyền sở hữu

Hiểu theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu là khả năng xử


sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt các loại tài sản theo quy định của luật.

6/15/2019
1. Khái niệm quyền sở hữu

Quyền sở hữu - một quan hệ pháp luật dân sự:


+ Chủ thể của quyền sở hữu:

→ là những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở


hữu.
“Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân có đủ 3 quyền là quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản” .

6/15/2019
1. Khái niệm quyền sở hữu

+ Khách thể của quyền sở hữu:


→ là lợi ích mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
dân sự về sở hữu hướng tới, cụ thể hơn đó chính là tài
sản theo quy định của BLDS.

6/15/2019
1. Khái niệm quyền sở hữu

+ Nội dung của quyền sở hữu:


→ gồm 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản.
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
(Đ158)

6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2015 thời
điểm xác lập quyền sở hữu tài sản có thể là một trong các
thời điểm sau đây:

+ Thời điểm luật định.

+ Thời điểm do các bên thỏa thuận.

+ Thời điểm tài sản được chuyển giao.

6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
❖ Thời điểm luật định:
Trường hợp BLDS năm 2015 hoặc luật liên quan có quy định cụ thể về thời
điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, thì thời điểm xác lập quyền sở
hữu được xác định theo thời điểm đã được xác định.
Trước hết là đối với các trường hợp xác lập quyền sở hữu theo các căn cứ
chung do BLDS năm 2015 quy định.
Ví dụ: đối với tài sản được tạo ra từ lao động, sản xuất, kinh doanh, thì quyền
sở hữu đối với tài sản được xác lập “từ thời điểm có được tài sản”. Đối với tài sản trí
tuệ thì thời điểm này được xác lập theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 222
BLDS năm 2015). Các trường hợp cụ thể khác như xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản bị đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên… đều được xác lập theo quy định chung về căn cứ xác lập quyền sở hữu (từ
Điều 221 – 236 BLDS năm 2015). Ngoài ra, BLDS năm 2015 cũng có những quy
định cụ thể cho các trường hợp tặng cho tài sản (Điều 458, Điều 459), để lại thừa kế
đối với tài sản (Điều 611, Điều 614)… 6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Các luật liên quan đều có những quy định khá cụ thể
về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản.
Ví dụ: thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở theo Điều
12 Luật Nhà ở năm 2014; thời điểm xác lập quyền sở hữu
đối với bất động sản trong kinh doanh được quy định tại
khoản 5 Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
thời điểm xác lập hiệu lực của quyền sử dụng đất được quy
định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013…
6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
❖ Thời điểm do các bên thỏa thuận.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 161, thì “…trường hợp luật không có quy
định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên”. Trong một số trường hợp, tuy pháp
luật có quy định, nhưng cho phép các bên có thỏa thuận khác, thì thời điểm xác lập
quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản là thời điểm các bên thỏa thuận (nếu thỏa
thuận này không vi phạm điều cấm của pháp luật và không đi ngược lại với bản chất
của giao dịch).
Chẳng hạn, theo Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014, luật quy định cho phép các bên
có thể thỏa thuận khác: “Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định
tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở
hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền
thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”
(khoản 1 Điều 12). Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng có quy định tương
tự (khoản 1 Điều 19).
6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

❖ Thời điểm tài sản được chuyển giao.


Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2015, thì
“trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa
thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản là thời điểm tài sản được chuyển giao”.
Như vậy, thời điểm tài sản được chuyển giao được coi là
thời điểm xác lập quyền sở hữu theo nguyên tắc chung, khi mà
thời điểm này không được dự liệu cụ thể bởi ý chí các bên và ý
chí nhà làm luật.

6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Thời điểm tài sản được chuyển giao là “thời điểm bên có quyền hoặc
người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản” (đoạn 2, khoản 1 Điều 161
BLDS năm 2015). Cần phân biệt giữa “thời điểm tài sản được chuyển giao”
với “thời điểm bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản”, và cũng khác với “thời
điểm bên có quyền nhận tài sản”. Có nhiều trường hợp việc giao nhận không
diễn ra trực tiếp, hoặc tuy việc giao nhận có diễn ra trực tiếp, nhưng việc giao
– nhận có khoảng cách không gian rộng lớn, thời gian kéo dài, thì 03 thời
điểm nói trên có thể là 03 thời điểm khác nhau.
Ví dụ: trong Tập quán thương mại quốc tế, khi bên bán giao hàng cho
bên mua tại cảng đến, thì cần phải xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu
tài sản tại một thời điểm cụ thể của tiến trình giao - nhận, như khi hàng được
cẩu bốc dỡ hàng qua khỏi lan can tàu của bên giao, hay qua khỏi mí nước bờ
cảng của quốc gia bên nhận, thì tập quán đều phải nêu rõ ràng, cụ thể về vị
trí/thời điểm chuyển giao tài sản là chỗ nào, lúc nào. 6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
Khi quyền sở hữu được xác lập, thì tài sản chính thức thuộc về chủ sở hữu tài sản. Kể từ
thời điểm đó, người được xác định là chủ sở hữu có mọi quyền năng trên tài sản với tư
cách là chủ sở hữu tài sản.
Tại thời điểm xác lập quyền sở hữu của người chủ tài sản, thì người này có thể phải gánh
chịu các nghĩa vụ của mình bằng chính tài sản đó, cơ quan thi hành án có thể kê biên chính
tài sản đã được xác lập quyền sở hữu để thi hành các nghĩa vụ phát sinh từ các bản án,
quyết định có hiệu lực chưa được thực hiện xong.
Kể từ thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, chủ sở hữu phải gánh chịu mọi trách
nhiệm phát sinh từ việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản; phải thực hiện mọi nghĩa vụ
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu tài sản gây thiệt hại cho người
xung quanh, thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình
gây ra.
6/15/2019
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

Khoản 2 Điều 161 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp tài sản chưa
được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về
bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo đó, nếu
tài sản chưa được chuyển giao mà sinh ra hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức
thuộc về bên có tài sản; nếu tài sản đã được chuyển giao, thì hoa lợi, lợi tức
thuộc về bên được nhận tài sản. Ví dụ: nếu A bán cho B vườn cây ăn trái, hẹn
sẽ giao vườn sau 06 tháng kể từ ngày thỏa thuận và thanh toán đợt 1. Quá
trình quản lý,vườn cây có ra hoa và kết trái. Theo quy định này, có thể thấy,
hoa trái sinh ra (hoa lợi) từ vườn cây sẽ thuộc về bên chủ vườn cây (A), cho
đến khi vườn cây được giao cho bên mua (B). Quy định này có ngoại lệ là trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 6/15/2019
3. Nội dung của quyền sở hữu

Quyền Quyền sử Quyền


chiếm hữu dụng định đoạt

6/15/2019
3.1. Quyền chiếm hữu – Điều 186 – Điều 188 BLDS 2015

3.1.1. Khái niệm


Là quyền của chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

6/15/2019
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu – Đ 186


BLDS 2015
• Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để
nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội.
• Sự chiếm hữu của chủ sở hữu là liên tục, không hạn chế và
không giới hạn về mặt thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu
chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật
quy định khác.
6/15/2019
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu của
người được chủ sở hữu
ủy quyền quản lý tài sản
– Điều 187 BLDS 2015

+ thực hiện việc chiếm hữu trong


phạm vi, theo cách thức, thời hạn
do chủ sở hữu xác định

+ không thể trở thành chủ sở hữu theo Điều 236


(xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu)

6/15/2019
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

Ví dụ: chủ sở hữu nhà ở có thể ủy quyền quản lý nhà ở cho người Việt
Nam ở trong nước hoặc pháp nhân có chức năng kinh doanh bất động sản
theo quy định của pháp luật nhà ở và pháp luật kinh doanh bất động sản.
Khi được ủy quyền quản lý, bên được ủy quyền có quyền chiếm hữu đối
với tài sản, giống như chủ sở hữu của tài sản, nhưng giới hạn nội dung cụ
thể theo ý chí của chủ sở hữu. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý
không thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo thời hiệu được quy định tại
Điều 236 BLDS năm 2015.
6/15/2019
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu
Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua
giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
Giao dịch này không có nội dung chuyển quyền sở hữu tài
sản (mua bán, tặng cho, trao đổi, góp vốn…), mà chỉ là các
giao dịch có nội dung giao tài sản cho người chiếm hữu để
người này thực hiện việc quản lý, sửa chữa, sử dụng, khai
thác tài sản. Đó là trường hợp chiếm hữu thông qua các hợp
đồng gửi giữ, vận chuyển, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế
chấp, đặt cọc, ký cược tài sản, giao nguyên vật liệu để gia
công… 6/15/2019
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao
dịch dân sự – Điều 188 BLDS (không chuyển quyền sở hữu)

+ chiếm hữu phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch

+ có quyền sử dụng, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng


cho người khác nếu chủ sở hữu đồng ý
+ không thể trở thành chủ sở hữu theo Điều 236 (xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu)

6/15/2019
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu
Như vậy, có nhiều trường hợp người không phải là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu đối
với tài sản. Việc thực hiện quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu có sự
khác biệt cơ bản so với quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản.
❖ Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu đương nhiên, tự mình thực hiện quyền chiếm hữu
theo ý chí của mình và không bị hạn chế về thời gian và mang tính ổn định. Chủ sở hữu
có thể chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác.
❖ Còn quyền chiếm hữu của người khác thì có hạn chế về thời gian, phạm vi, cách thức
theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo các điều kiện luật định. Quyền chiếm hữu của
người không phải là chủ sở hữu thường không ổn định do phải lệ thuộc vào ý chí của
người chủ sở hữu hoặc sự hạn chế của pháp luật. Người chiếm hữu không phải là chủ
sở hữu không được chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác, trừ trường
hợp có sự đồng ý của người chủ sở hữu hoặc pháp luật quy định trong một số trường
hợp hạn chế. Ví dụ: khi thay thế người giám hộ mới theo yêu cầu của người giám hộ,
thì việc chiếm hữu, quản lý tài sản của người được giám hộ sẽ chuyển giao cho người
giám hộ mới… 6/15/2019
3.2. Quyền sử dụng
3.2.1. Khái niệm – Điều 189 BLDS 2015

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa


lợi, lợi tức từ tài sản.

Lưu ý: Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người


khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6/15/2019
3.2.1. Khái niệm
khai thác công hưởng hoa lợi,
dụng lợi tức

việc sử dụng
tài sản
6/15/2019
Khai thác công dụng của tài sản tức là đưa ra sử dụng trực
tiếp các tính năng, công dụng, những lợi ích vật chất của tài sản
để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của chủ thể. Sự sử dụng
trong trường hợp này đồng nghĩa với việc tiêu dùng, chứ không
phải là sản xuất. Khi tài sản được khai thác công năng của nó
không vì mục đích sản xuất, thì tài sản đó dần dần sẽ hao mòn
cho đến khi không còn giá trị. Ví dụ: các đồ gia dụng (tivi, tủ
lạnh, máy ảnh, giầy-dép, xe máy…) được sử dụng lâu ngày sẽ
giảm sút giá trị và khấu hao đến khi giá trị bằng không. 6/15/2019
Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Đó là trường hợp tài sản được đưa
vào sản xuất kinh doanh để phát sinh hoa lợi, lợi nhuận. Ví dụ: xây nhà
không phải để ở mà cho thuê phòng trọ, làm nhà nghỉ; đem tiền đầu tư,
cho ngân hàng vay hay mua cổ phiếu để nhận tiền cổ tức; nuôi bò lấy
sữa, nuôi gà công nghiệp lấy trứng hay lấy thịt… là các trường hợp
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản sinh ra. Dĩ nhiên có những trường hợp
một tài sản có công năng hỗn hợp, vừa để tiêu dùng, vừa để sản xuất
kinh doanh. Ví dụ: nhà vừa để ở, vừa cho thuê.

6/15/2019
3.2. Quyền sử dụng
3.2.2. Nội dung – Điều 190 BLDS
- Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Sử dụng tài sản theo ý chí của
mình – không gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu – sử dụng
tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định pháp luật.

6/15/2019
- Chủ sở hữu tự mình sử dụng tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự mình trực tiếp sử dụng tài sản
thuộc quyền sở hữu, thì được tự do thực hiện mọi hành vi để sử dụng tài sản đó theo ý chí của mình, nhưng
không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác. Chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác, tạm thời
hay vĩnh viễn.

Về nguyên tắc, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu không bị hạn chế. Chủ sở hữu có toàn quyền, tự do,
và được thực hiện mọi hành vi để sử dụng tài sản miễn sao không vi phạm điều cấm của pháp luật và không
xâm phạm trật tự công. Như vậy, việc sử dụng tài sản của chủ sở hữu là một quyền tự do, chỉ bị pháp luật hạn
chế theo nguyên tắc chung của pháp luật. Sự hạn chế quyền sử dụng có thể tồn tại vì lý do đặc thù của pháp
luật chuyên ngành, do trật tự xã hội hay vì lý do bảo tồn, bảo tàng. Ví dụ: không sửa chữa nhà được xếp loại
di tích quốc gia, chỉ được sử dụng cho mục đích để ở, phục vụ thưởng lãm văn hoá, không được dùng để cho
thuê nhà trọ hay các mục đích khác. Hoặc đất đai được cấp bị giới hạn mục đích sử dụng, không được tự ý
thay đổi mục đích sử dụng đất, có thể trồng tỉa các loại cây, nhưng cấm trồng cây thuốc phiện.v.v.
6/15/2019
Người được chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng tài sản thông qua các
hợp đồng, như cho thuê, cho mượn, uỷ quyền quản lý và sử dụng, cấm cố
và có thoả thuận cho sử dụng tài sản dùng làm vật cầm cố. Người không
phải là chủ sở hữu sử dụng tài sản đúng mục đích, tính năng, công dụng,
đúng phương thức như đã thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc quy định của
pháp luật.

- Người chiếm hữu không có căn cứ nhưng ngay tình, thì có quyền sử
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian chiếm hữu cho đến
khi bị chủ sở hữu đòi lại tài sản hoặc cho đến khi biết đó làchiếm hữu
không có căn cứ.
6/15/2019
- Người khác được sử dụng tài sản trong một số trường hợp do pháp luật quy
định trong một giới hạn cụ thể. Ví dụ: người vợ hay chồng được sử dụng tài sản
chung của vợ, chồng đến khi chết hoặc đến khi tái hôn phần di sản do vợ hay chồng
quá cố để lại hoặc trường hợp người giám hộ sử dụng tài sản hoàn toàn vì lợi ích của
người được giám hộ. Quyền sử dụng một tài sản có thể bị trưng dụng trong trường
hợp vì lý do an ninh, quốc phòng hay vì những yêu cầu bức bách đang được đặt ra
của xã hội như cứu đói, cứu nạn bão, lụt, động đất…

Người không phải chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản phù hợp với nội dung,
yêu cầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc do pháp luật. Việc sử dụng tài sản của
người không phải là chủ sở hữu phải dựa trên căn cứ luật định. Người sử dụng trái
pháp luật tài sản của người khác phải chịu chế tài của pháp luật, trừ trường hợp sử
dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. 6/15/2019
Lưu ý:
Thông thường, khi chủ sở hữu muốn chuyển quyền sử
dụng cho người khác thì phải chuyển luôn quyền chiếm hữu
tài sản. Bởi lẽ, muốn khai thác công dụng của tài sản, trước
hết người sử dụng phải thực hiện hành vi chiếm hữu. Tuy
nhiên, trên thực tế cũng có trường hợp chủ sở hữu cho sử
dụng tài sản mà không chuyển quyền chiếm hữu.
Ví dụ: cho thuê ô tô mà người lái xe là người làm công
việc của chủ sở hữu. Người sử dụng máy vi tính ngay tại
nhà của chủ sở hữu… Theo nghĩa hẹp nhất thì quyền chiếm
hữu thường được coi là tiền đề của quyền sử dụng. 6/15/2019
3.3. Quyền định đoạt

3.3.1. Khái niệm: Điều 192 BLDS 2015


Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở
hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu
hủy tài sản.

6/15/2019
Quyền định đoạt là quyền quyết định “số phận” thực tế
và “số phận” pháp lý của tài sản.

Định đoạt thực tế là việc chủ thể bằng hành vi của mình quyết định về sự tồn tại
thực tế của tài sản. Việc định đoạt thực tế thường được hiện bằng hành vi vật chất
tác động tới bản thể của tài sản, làm cho tài sản không còn tồn tại trên thực tế hoặc
không còn nằm trong tay của chủ thể. Ví dụ: từ bỏ, huỷ bỏ, tiêu huỷ, tiêu dùng hết
tài sản…
Định đoạt pháp lý là việc chủ thể có quyền chuyển giao tài sản và quyền sở hữu
tài sản của mình cho người khác thông qua các giao dịch có nội dung chuyển
quyền sở hữu tài sản, như thông qua các hợp đồng mua bán (chuyển nhượng),
trao đổi (chuyển đổi), tặng cho, hiến tặng, quyên góp thiện nguyện, cho vay,
góp vốn bằng tài sản, hoặc để lại thừa kế (thông qua lập di chúc)…

6/15/2019
❖ Để thực hiện việc định đoạt số phận thực tế đối với tài
sản, chủ sở hữu có thể chỉ cần tác động trực tiếp đến tài
sản thông qua hành vi của mình.
❖ Việc định đoạt về số phận pháp lý, chủ sở hữu phải
thiết lập với các chủ thể khác thông qua một quan hệ
pháp luật dân sự

6/15/2019
❖ Hệ quả pháp lý của việc thực hiện quyền định
đoạt là làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản.
❖ Nếu định đoạt pháp lý đối với tài sản, thì ngoài
việc làm chấm dứt quyền sở hữu của bên chuyển
giao, đồng thời cũng có thể làm phát sinh quyền
sở hữu của bên được nhận chuyển giao đối với tài
sản.

6/15/2019
3.3. Quyền định đoạt

3.3.2. Nội dung – Điều 193 BLDS 2015


- do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện
không trái quy định của pháp luật.
- tuân thủ trình tự, thủ tục nếu pháp luật có quy định.

6/15/2019
(i) Điều kiện về năng lực chủ thể.
❖ Để có thể tự mình định đoạt tài sản thì người đó phải
có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
❖ Thông thường, đối với tổ chức, pháp luật không đòi hỏi
điều kiện về năng lực hành vi dân sự.
❖ Nhưng với cá nhân, thì người định đoạt tài sản, nhất là
định đoạt pháp lý, phải là người có năng lực hành vi
dân sự.
❖ Mức độ năng lực hành vi dân sự để cá nhân có thể định
đoạt tài sản tuỳ thuộc vào chế độ pháp lý của từng loại
tài sản cụ thể và giá trị của tài sản.
6/15/2019
Ví dụ: đối với tài sản là nhà ở, xe ôtô, xe máy, quyền sử dụng
đất… thì người định đoạt phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người chưa thành niên đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể định
đoạt những tài sản có giá trị nhất định để thoả mãn nhu cầu phù hợp
với lứa tuổi; nếu định đoạt tài sản là động sản có đăng ký hoặc bất
động sản thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý…

6/15/2019
❖Các pháp nhân định đoạt tài sản thông qua người đại diện
hợp pháp.
❖Cá nhân không đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình
định đoạt tài sản thì có thể xác lập, thực hiện giao dịch
thông qua người đại diện hợp pháp, theo quy định của
pháp luật về đại diện.
❖Người đại diện hợp pháp chỉ được xác lập giao dịch phù
hợp với phạm vi đại diện, hoàn toàn vì lợi ích của người
được đại diện và theo những yêu cầu, điều kiện do pháp
luật quy định.
6/15/2019
(ii) Điều kiện về trình tự, thủ tục định đoạt tài sản.
- Đoạn 2 Điều 193 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp pháp
luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân
theo trình tự, thủ tục đó”.
- Đối với các tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở
hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc các loại tài sản mà pháp luật quy
định việc định đoạt phải tuân thủ những trình tự, thủ tục nhất định,
thì việc định đoạt được thực hiện thông qua các giao dịch có hình
thức, thủ tục phù hợp với quy định của BLDS và các luật liên quan.
- Ví dụ: nhà ở, xe máy, quyền sử dụng đất, tàu biển, tàu bay, cổ
phiếu… là những tài sản khi chuyển nhượng, trao đổi phải theo
hình thức, thủ tục luật định.
6/15/2019
Chủ thể có quyền định đoạt
Người, cơ quan
nhà nước có
Người được chủ thẩm quyền được
chủ sở hữu sở hữu ủy quyền pháp luật quy
định đoạt tài sản định có quyền
định đoạt tài sản
của người khác

6/15/2019
3.3. Quyền định đoạt

3.3.2. Nội dung – Điều 194, 195 BLDS


- Quyền định đoạt của chủ sở hữu: bán, trao đổi, tặng cho, cho
vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực
hiện các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
- Quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu: theo ủy
quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

6/15/2019
❖ Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản.
❑ Chủ sở hữu có đủ điều kiện về năng lực chủ thể, nếu không tự mình trực tiếp
định đoạt tài sản, thì có thể ủy quyền cho người khác xác lập các giao dịch
nhằm định đoạt tài sản.
❑ Người được chủ sở hữu uỷ quyền định đoạt tài sản là người được chủ sở hữu
chuyển giao quyền định đoạt tài sản thông qua việc uỷ quyền, trong đó có nội
dung nói rõ người được uỷ quyền, đối tượng công việc ủy quyền, giới hạn về
thời hạn uỷ quyền…
❑ Người được chủ sở hữu uỷ quyền phải thực hiện định đoạt tài sản phù hợp với
ý chí và lợi ích của chủ sở hữu. Tuy vậy, không phải mọi trường hợp định đoạt
đều có thể ủy quyền. Do bản chất của hành vi pháp lý để định đoạt tài sản,
hoặc do pháp luật có quy định, có những hành vi định đoạt tài sản chỉ do chủ
sở hữu tự mình thực hiện, chứ không thể ủy quyền cho người khác.
❑ Ví dụ: chủ sở hữu phải tự mình lập di chúc để định đoạt di sản cho người thừa
kế mà không thể nhờ bất kỳ ai lập di chúc thay. 6/15/2019
❖ Người, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định có
quyền định đoạt tài sản của người khác.
❑ Đó là những người có quyền định đoạt tài sản của người khác theo phán
quyết của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định.
❑ Ví dụ: chấp hành viên, cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định bán
tài sản của người phải thi hành án; hay người nhận thế chấp, cầm cố tài sản
đã được chủ sở hữu giao quyền bán, xử lý tài sản khi vi phạm nghĩa vụ được
bảo đảm; hoặc trong trường hợp quản lý tài sản bảo đảm, hay trong hợp đồng
gửi giữ mà tài sản là vật cùng loại có nguy cơ bị hư hỏng, tiêu hủy nếu không
được bán kịp thời… thì pháp luật có quy định cho người khác có một số
quyền cụ thể như bán, xử lý tài sản, chứ không phải là có đầy đủ các quyền
định đoạt tài sản.
❑ Điều này có nghĩa, nếu pháp luật quy định cho người khác có những quyền
cụ thể gì, thì người có quyền chỉ được thực hiện các hành vi cụ thể đó phù
hợp với nội dung, phạm vi đã được xác định. 6/15/2019
3.3. Quyền định đoạt

3.3.3. Hạn chế quyền định đoạt – Điều 196 BLDS


- Do luật định
- Tài sản thuộc di tích lịch sử văn hóa – Nhà nước được ưu
tiên mua
- Pháp luật quy định quyền ưu tiên mua cho cá nhân, pháp
nhân thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải tuân thủ.
6/15/2019
❖ Căn cứ hạn chế quyền định đoạt.
❑ Khoản 1 Điều 196 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền
định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy
định”.
❑ Như vậy, không ai có thể bị người khác hạn chế quyền
định đoạt tùy ý. Việc hạn chế quyền định đoạt chỉ đặt ra
khi có căn cứ luật định. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền không được tự ý áp dụng biện pháp hành chính
mà không dựa trên căn cứ của luật trong việc hạn chế
quyền định đoạt của chủ thể đối với tài sản.
6/15/2019
❖ Hạn chế do quyền ưu tiên mua của Nhà nước.
❑ Theo đoạn 1, khoản 2 Điều 196 BLDS năm 2015, đối với tài sản
là di tích lịch sử - văn hoá, thì chỉ có thể định đoạt theo quy định
của Luật Di sản văn hóa.
❑ Theo đó, quyền định đoạt bị giới hạn, và người chủ di tích lịch
sử - văn hóa phải chuyển nhượng tài sản này của mình cho Nhà
nước, vì trường hợp này Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Nhà
nước cũng có quyền ưu tiên mua trong trường hợp pháp luật có
quy định, ví dụ: Nhà nước có quyền ưu tiên mua nhà ở của cá
nhân, pháp nhân theo quy định của pháp luật về nhà ở.

6/15/2019
❖ Quyền ưu tiên mua của người khác.
❑ Theo đoạn 2, khoản 2 Điều 196 BLDS năm 2015 thì “trường hợp cá nhân, pháp nhân có
quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản,
chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó”. Đó là các trường hợp định
đoạt phần quyền của đồng sở hữu chủ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều
người.
❑ Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 3 Điều 218 BLDS năm 2015: “Trường hợp một chủ sở
hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được
quyền ưu tiên mua”.
❑ Thời hạn ưu tiên là “03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài
sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc
bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được
quyền bán cho người khác…”. Quy định này cũng có ngoại lệ, đó là quyền ưu tiên mua của
đồng sở hữu chủ nhà ở nếu có đồng sở hữu chủ nhà ở đem bán phần quyền của mình. Thời
hạn ưu tiên này ngắn hơn quy định của BLDS năm 2015, chỉ 30 ngày kể từ ngày gửi thông
báo bán nhà. Người thuê nhà cũng có quyền ưu tiên mua nhà trong 30 ngày từ ngày người
cho thuê thông báo bán nhà khi đủ các điều kiện do pháp luật nhà ở quy định. 6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.1. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra
tình thế cấp thiết – Đ 171 BLDS
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy
cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào
khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn chặn.
6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
-Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu không được cản trở người khác
dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với
tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn
hơn có nguy cơ xảy ra.
- Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm
phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữu bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết
được người đã gây ra tình thế cấp thiết bồi thường. (Đ 595 BLDS)
6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường – Đ 172
Khi thực hiện quyền sở hữu thì chủ thể phải tuân theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô
nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô
nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và
bồi thường thiệt hại.
6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.3. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự an toàn công cộng – Đ
173
Khi thực hiện quyền sở hữu thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật
tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.4. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng – Đ 174
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu phải tuân theo pháp luật
về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao,
khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có
quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.5. Nghĩa vụ đối với ranh giới giữa các bất động sản – Đ 175
- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả
thuận, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo tập
quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có
tranh chấp.
- Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường
hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng.
- Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung. 6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
- Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều
thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp
luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
- Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong
khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã
được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ,
cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.6. Nghĩa vụ đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản – Đ 176
- Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng
cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
- Dựng mốc giới chung – theo thỏa thuận – thuộc sở hữu chung.
- Cây là mốc giới chung – hoa lợi phát sinh – chia đều, trừ thỏa
thuận khác.

6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.7. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn khi cây cối, công trình có nguy cơ
gây hại – Đ 177
- Khi cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất
động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay
các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình
xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và
xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.7. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn khi cây cối, công trình có nguy cơ
gây hại (tt)
- Nếu chủ sở hữu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động
sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ.
- Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây
dựng chịu.
6/15/2019
4. Giới hạn quyền sở hữu

4.8. Nghĩa vụ khi trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề - Đ 178
- Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên
cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về
xây dựng.
- Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra
đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.
6/15/2019
Tình huống áp dụng
Ông A trồng cây bưởi trên phần đất thuộc quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình. Tuy nhiên, cành cây bưởi (trên cành có trái) vươn
sang phần đất nhà ông B. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa hai ông.
Ông A cho rằng cây của ông thì trái đó thuộc sở hữu của ông A, còn
ông B cho rằng cành bưởi, trái bưởi nằm bên phần đất nhà ông thì
ông có quyền chặt cành, hái những trái bưởi đó. Anh/ chị hãy giải
quyết tranh chấp trên? Giải thích?
6/15/2019
Giải quyết tình huống

- Căn cứ Điều 175 BLDS 2015 thì: Người sử dụng đất chỉ được trồng cây
và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình
và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới
thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
→ Về cành cây ?

6/15/2019
Giải quyết tình huống

- Căn cứ Điều 158, Điều 189 và Điều 224 BLDS


năm 2015:
→ Về trái bưởi?

6/15/2019
PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU
VÀ THỪA KẾ

Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải


Khoa Luật Dân sự
Bài
QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI
TÀI SẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Những quy Bình luận khoa học những


định chung về Luật dân sự, điểm mới của BLDS 2015,
ĐH Luật TP. Hồ Chí Nxb. Hồng Đức-Hội
Minh Luật gia Việt Nam

Giáo trình Pháp luật về tài


sản, quyền sở hữu và
quyền thừa kế, ĐH Luật
TP. Hồ Chí Minh
Văn bản pháp luật

• Hiến pháp năm 2013


• Bộ luật dân sự năm 2015
• Bộ luật dân sự năm 2005
• Bộ luật dân sự năm 1995
Mục tiêu bài giảng
• Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về quyền khác đối với tài sản
• Sinh viên vận dụng được những kiến thức cơ bản về quyền khác đối với tài sản
• Để đạt được mục đích trên: Sau mỗi phần sẽ có một tình huống nghiên cứu
được xây dựng từ thực tiễn xét xử
NỘI DUNG CHÍNH CẦN NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm quyền khác đối với tài sản

2. Nội dung quyền khác đối với tài sản

2.1. Quyền đối với bất động sản liền kề

2.2. Quyền hưởng dụng tài sản

2.3. Quyền bề mặt


I- Khái niệm quyền khác đối với tài sản
• Quyền khác đối với tài sản là “quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc
quyền sở hữu của chủ thể khác” (Khoản 1 Điều 159 BLDS): .
• Quyền khác đối với tài sản được hình thành trên cơ sở quyền sở hữu tài sản của chủ thể
khác – là quyền gần nhất đối với tài sản – quyền “trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản”; do đó
trong thời hạn có hiệu lực của quyền thì quyền khác đối với tài sản còn mạnh hơn cả quyền
của chủ sở hữu đối với tài sản theo nguyên lý “sức mạnh luôn thuộc về người nắm giữ tài
sản trong tay”.
• Các loại quyền khác:
- Quyền đối với BĐS liền kề (cũ với tên khác);
- Quyền hưởng dụng (mới, nhưng đã có trước đây);
- Quyền bề mặt (mới).
Đặc điểm quyền khác đối với tài sản
• Thứ nhất, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thực hiện quyền trên tài sản thuộc sở hữu của
người khác.
• Người có quyền khác đối với tài sản luôn được thực hiện quyền của mình trên tài sản của người
khác, hay đơn giản hơn là chủ thể thực hiện quyền khác đối với tài sản không phải là chủ sở hữu đối
với tài sản đó. Và do vậy, trong mọi trường hợp thì quyền khác đối với tài sản được xác lập trong
một quan hệ hai bên, một bên là người có quyền khác đối với tài sản, còn một bên là chủ sở hữu của
tài sản đó.
• Ví dụ: A là chủ thể có quyền sử dụng đất đối với 05 ha đầm nước nuôi thủy sản nhưng không có
nhu cầu sử dụng, B là người có nhu cầu nuôi thủy sản nên cần sử dụng đầm nước của A. A và B
thỏa thuận theo đó A trao cho B quyền bề mặt được sử dụng mặt nước của A để nuôi thủy sản.
Trong ví dụ này, diện tích đất có đầm nước là tài sản thuộc quyền sử dụng của A, B là người có
quyền khác đối với tài sản (quyền bề mặt) và quyền của B được thực hiện trên tài sản của A (người
có quyền sử dụng) dựa trên thỏa thuận xác lập quyền bề mặt giữa hai bên.
Đặc điểm quyền khác đối với tài sản
• Thứ hai, chủ thể có quyền khác đối với tài sản chỉ trong thời hạn và phạm vi nhất định.

+ Về mặt thời hạn: Việc chủ thể thực hiện quyền khác đối với tài sản bị giới hạn trong một thời hạn
nhất định, bởi vì bản chất của quyền khác là những quyền được thực hiện trên tài sản của người
khác nên thời hạn được hưởng quyền cũng có giới hạn nhất định theo quy định của luật hay theo
thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Chẳng hạn như quy định về thời hạn của quyền hưởng dụng tại khoản 1 Điều 260 BLDS năm 2015.
Theo đó, thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa
đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp
nhân chấm dứt tồn tại, nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Như vậy,
có thể thấy rằng, so với quyền sở hữu thì thời hạn quyền hưởng dụng của chủ thể khác ngắn hơn rất
nhiều.
Đặc điểm quyền khác đối với tài sản
• + Về mặt phạm vi: chủ thể có quyền khác đối với tài sản chỉ có một số quyền nhất định đối
với tài sản mà mình có quyền, phụ thuộc vào quy định của luật hay thỏa thuận giữa chủ sở hữu
tài sản và người có quyền khác. Nói cách khác, phạm vi các quyền năng của các chủ thể khác
hẹp hơn so với chủ sở hữu.

• Việc thực hiện quyền của chủ thể có quyền khác có thể là trực tiếp, hoặc gián tiếp, chẳng
hạn như tại Điều 261 BLDS năm 2015 quy định về quyền của người hưởng dụng bao gồm: (i)
Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của
quyền hưởng dụng; (ii) Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản;
trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài
sản hoàn trả chi phí; và (iii) Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản. Như vậy, so với quyền
của chủ sở hữu thì quyền của người hưởng dụng được BLDS năm 2015 quy định hạn chế hơn rất
nhiều.
1. Khái niệm quyền khác đối với tài sản
• Tình huống nghiên cứu số 1: 11 hộ dân muốn lưu thông được
với đường công cộng đã phải qua đất của anh Long (chiều ngang
1,2 m). Năm 2015, anh Long chuyển nhượng quyền sử dụng đất
cho chị Nhỏ và nay chị Nhỏ rào chắn lại chỉ chừa lại lối đi nhỏ
nhưng không được các hộ dân đồng ý.
• Cho biết hướng xử lý bất đồng nêu trên?
2. NỘI DUNG QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

QUYỀN ĐỐI
VỚI BẤT
QUYỀN BỀ ĐỘNG SẢN
MẶT LIỀN KỀ

QUYỀN
HƯỞNG DỤNG
TÀI SẢN
2.1. Quyền đối với bất động sản liền kề
2.1.1. Khái niệm:

•Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được


thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động
sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai
thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của
người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
2.1.2. Đặc điểm
• Đây là quyền gắn với, đi theo các bất động sản đặc định chứ không phải quyền theo chủ thể:
Quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiện trong mối quan hệ giữa ít nhất hai tài sản là bất
động sản khác nhau: bất động sản hưởng quyền (thuộc quyền của người có quyền đối với bất động
sản liền kề) và bất động sản chịu hưởng quyền (thuộc quyền sở hữu của người khác).
• Mục đích sử dụng bị giới hạn: Bất động sản hưởng quyền vì lý do địa thế (vị trí) tự nhiên hay lý do
nào khác khiến cho chủ thể gặp bất lợi khi không thể hay khó khăn trong việc sử dụng, khai thác
công dụng của bất động sản này. Và để cho chủ thể có thể sử dụng một cách thuận tiện, dễ dàng thì
một (hay nhiều) bất động sản liền kề xung quanh sẽ phải hỗ trợ giúp nhằm phục vụ cho bất động
sản hưởng quyền (nên được gọi là bất động sản chịu hưởng quyền).
• Ví dụ: căn nhà của ông A sở hữu (bất động sản hưởng quyền) do vị trí nằm ở giữa, bị vây bọc bởi những
căn nhà xung quanh nên ông A không có lối đi ra đường chính, trong trường hợp này để phục vụ cho nhu
cầu có lối đi thì ông A có quyền yêu cầu chủ sở hữu của căn nhà liền kề xung quanh là ông B mở cho mình
lối đi ra đường (bất động sản chịu hưởng quyền) vì lối đi qua nhà ông B là lối đi gần nhất, đỡ tốn kinh phí
và ít gây ảnh hưởng nhất đến các nhà xung quanh khác.
Các loại quyền đối
với bất động sản liền
kề
Quyền về cấp, thoát
nước (Điều 252
BLDS);
Quyền về tưới
nước, tiêu nước
(Điều 253 BLDS);

Quyền về lối đi
qua (Điều 254
BLDS);

Quyền mắc
đường dây tải
điện, thông
tin liên lạc
(Điều 255
BLDS).
2.1.3. Căn cứ xác lập đối với bất động sản liền kề

Địa thế tự nhiên: Nước mưa (nước tự nhiên) từ


bất động sản cao xuống bất động sản thấp (người
ở bất động sản cao có quyền thoát nước); lối đi

Ý chí của chủ thể liên quan: Thoả thuận


(CSH của hai BĐS liền kề lập văn bản có
Quy định của luật như “quyền
công chứng và đăng ký tại văn phòng
đăng ký đất đai về việc một BĐS dành về lối đi qua”; theo quy tắc xây
một phần diện tích đất để cho BĐS khác dựng như về tầm nhìn, quyền
có lối đi ra đường công cộng,…) hay di đối với ánh sáng, không khí
chúc. giữa các BĐS liền kề
2.1.4. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với BĐS liền kề
- Theo thỏa thuận của các bên.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau
đây:
+ Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền. Ví dụ: BĐS
của A ở phía ngoài còn BĐS B bị vây bọc. B sở hữu phương tiện đi lại là xe máy và
ô tô, nay muốn A dành cho lối đi qua đất của A đủ để xe ô tô qua lại nhưng diện tích
đất của A lại bé nên phần dành cho lối đi chỉ là phương tiện phổ thông là xe máy.
+ Đảm bảo thuận lợi việc thực hiện quyền trên bất động sản chịu hưởng quyền
nhưng không được lạm dụng.
+ Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối
với BĐS hưởng quyền trở nên khó khăn.
2.1.5. Nội dung của quyền đối với bất động sản liền kề
❖ Nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền
• Điều 250 và Điều 251 BLDS năm 2015 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản
chịu hưởng quyền trong việc thoát nước mưa, thoát nước thải và việc thực hiện nghĩa vụ này
để đảm bảo cho quyền của chủ thể có bất động sản hưởng quyền. Nội dung như sau:

• Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước
mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ
sở hữu bất động sản liền kề. Và chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống
ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy
tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi
sinh hoạt công cộng.
• Ví dụ: khi xây nhà, bà H làm mái tôn che mưa nhưng không làm đường
ống thoát nước mưa. Mỗi khi trời mưa, nước mưa từ mái nhà bà H chảy
sang mái nhà ông T hàng xóm gây ứ đọng, lâu ngày trần nhà ông T bị nước
mưa thấm gây mốc. Như vậy, việc bà H không làm ống thoát nước dẫn đến
việc nước tràn sang mái nhà ông Th là trái quy định của BLDS năm 2015.
Ông T có quyền đề nghị bà H làm ống thoát nước. Ngoài ra, nếu ông T
chứng minh được trước khi bà H làm nhà, trần nhà ông T không bị thấm nên
nguyên nhân việc nhà ông T bị thấm khi trời mưa hoàn toàn là do nước mưa
chảy từ mái tôn nhà bà H sang thì bà H còn phải có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho ông T.
2.1.5. Nội dung của quyền đối với bất động sản liền kề
(i) Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề (Điều 252 BLDS năm 2015).
• Ví dụ: bên cạnh trang trại của ông M có một hồ nước rất sâu, đây là hồ tự nhiên và hồ có
tác dụng tích chứa nước của cả vùng. Ông M có ý định cải tạo trang trại của mình nên đã
đổ đất để tôn nền của trang trại và lấp luôn dòng suối thoát nước chảy ngang khuôn viên
trang trại của ông M. Điều này khiến cho dòng chảy của nước bị thay đổi. Trước kia nước
theo dòng suối đổ dồn vào hồ chứa nước nay không có chỗ thoát nên gây ngập lụt cục bộ
cho các trang trại bên cạnh. Các chủ trang trại bên cạnh đã yêu cầu ông M khôi phục dòng
suối như trước. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 252 BLDS năm 2015 nêu
trên thì ông M (chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua) phải dành một lối cấp, thoát
nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Đồng thời, nếu các
chủ trang trại kế bên của ông M chứng minh được do dòng chảy bị thay đổi dẫn đến ngập
lụt cục bộ và gây ra thiệt hại cho hoa màu của họ, thì họ có quyền yêu cầu ông M bồi
thường thiệt hại do việc làm thay đổi dòng chảy gây ra.
(ii) Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác (Điều 253 BLDS năm 2015)

• Ví dụ: chị X có một thửa ruộng cách mương 100m, xung


quanh là các ruộng của các hộ khác. Để canh tác được chị X
cần dẫn nước từ mương vào ruộng của mình, do vậy chị X đã
xin phép người có thửa đất bên cạnh để được dẫn nước qua
ruộng của anh ta, đó là anh Y. Như vậy, khi có nhu cầu về
nước tưới, tiêu nước để canh tác chị X có quyền yêu cầu
những người sử dụng đất xung quanh để cho mình dẫn nước
vào và người được yêu cầu là anh Y phải thực hiện nghĩa vụ
này.
(iii) Quyền về lối đi qua
• Khoản 1 Điều 275 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi
các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu
một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến
đường công cộng”.
- Điều kiện: “Bất động sản bị vây bọc”
+ Trường hợp bị vây bọc: như Nhà nước thu hồi phía gần đường công cộng giao cho
doanh nghiệp mà không chừa lối đi (1); Toà án phát mãi phần nhà đất phía trước mà đất phía
trong không có lối đi (2); nhiều người tranh chấp một mảnh đất và một người được thừa nhận
phần đất bên trong (3);
+ Trường hợp không bị vây bọc: Đã có lối di nhưng bất tiện (người thuê trả giá thấp)
nên không được quyền về lối đi khác;
+ Đối tượng bị vây bọc là “bất động sản”: mồ mả trên đất người khác?;
- Tính hợp lý của lối đi
+ Thoả thuận của các bên;
+ Nếu không: Đánh giá toàn bộ hoàn cảnh.
- Vấn đề “đền bù”
+ Điều kiện hay hệ quả?
+ Xác định: Không quy định, thực tiễn và đánh giá
+ Một lần hay nhiều lần?
- Chủ thể hưởng quyền
+ Chủ quyền sử dụng đất
+ Chủ nhà trên đất không là chủ đất
+ Chủ nhà lầu 1 còn tầng trệt và đất của người khác
• Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được
coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm
cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây
bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có
mở lối đi. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều
cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận
tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu
có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
• Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ
sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần
thiết cho người phía trong mà không có đền bù.
• Ví dụ: ông C có một thửa đất 600m2, trước lúc mất ông C để lại
di chúc cho 2 người con trai là ông L và ông K, ông L nhận
200m2, ông K nhận 400m2. Do địa thế khi phân chia thì 200m2
ông L được hưởng nằm phía ngoài và có một mặt giáp bên đường
nhựa, còn 400m2 ông K nhận nằm phía trong và lại bị bao bọc
xung quanh là đất người khác. Trong trường hợp này khi phân
chia ông K có quyền yêu cầu ông L phải dành cho mình lối đi cần
thiết để ra ngoài.
(iv) Quyền về mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất
động sản khác (Điều 255 BLDS năm 2015).
• Ví dụ, thửa đất nhà ông N nằm cuối con hẻm và ở phía trong thửa
đất nhà bà P. Vì ông N có nhu cầu xây nhà dọn đến ở nên đã đề nghị
bà P cho kéo đường dây điện ngang qua nhà bà P. Nhưng bà P
không đồng ý vì cho rằng ông N không có quyền mắc đường dây
điện ngang nhà mình sẽ gây nguy hiểm. Trong ví dụ này, theo quy
định của Điều 255 BLDS năm 2015 thì ông N có quyền mắc đường
dây tải điện ngang qua nhà bà P. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn
và hữu ích thì ông N cần được tư vấn để lắp đường dây điện chính
xác và ở vị trí thích hợp để không gây thiệt hại cho nhà bà P.
2.1.6. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
- Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một
người. Khi hai bất động sản này đều thuộc quyền sở hữu của một người, thì lúc đó quyền đối với
bất động sản liền kề chấm dứt.

- Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền. Trong
một số trường hợp, do việc sử dụng, khai thác bất động sản thay đổi, làm cho nhu cầu hưởng quyền
mất đi. Ví dụ, A và B có quyền sử dụng đất và đất họ canh tác liền kề nhau. Trong quá trình canh
tác, do thửa ruộng của A xa với nguồn nước trong khi đó thửa ruộng của B lại gần nguồn nước nên
A có quyền dẫn nước phục vụ cho việc canh tác theo quy định tại Điều 253 BLDS 2015. Tuy nhiên,
do A không còn nhu cầu sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp và thực hiện việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất ở. Khi đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ dẫn
đến việc chấm dứt nhu cầu đối với quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác của A đối với B
như trước đây.
2.1.6. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
- Theo thỏa thuận của các bên. Khi các bên có thỏa thuận chấm dứt quyền đối với bất
động sản liền kề, thì quyền đó chấm dứt. Ví dụ, A là chủ sở hữu của bất động sản bị vây
bọc, A yêu cầu B dành cho A một lối đi qua hợp lý. Tuy nhiên, sau đó, A nhận thấy rằng,
lối đi qua mà B dành cho A không thuận tiện, do đó A thỏa thuận với B để chấm dứt việc
sử dụng quyền về lối đi qua hợp lý, mà thay vào đó A thỏa thuận với C để C dành cho A
một lối qua phù hợp với thực tế.

- Trường hợp khác theo quy định của luật. Quy định này nhằm đảm bảo các quy định
khác có tương tự như vậy có khả năng xảy ra. Để tránh trường hợp cơ quan nhà nước có
thẩm quyền từ chối, quy định này được tạo ra để hạn chế đến mức thấp nhất các lỗ hổng
pháp luật trong việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề.
2.1. Quyền đối với bất động sản liền kề
• Tình huống nghiên cứu số 2: Nhà nước thu hồi phần lớn diện tích đất của vợ chồng ông
Đỉnh giao cho Công ty Japa thuê trong thời hạn 30 năm. Phần còn lại khoảng 550m2 ở
phía trong là đất trồng lúa, có nhà ở do ông Đỉnh xây dựng trong khi chưa chuyển đổi
mục đích sử dụng (từ đất trồng lúa sang đất ở).
• Do không có lối đi ra đường công cộng cho phần đất còn lại, vợ chồng ông Đỉnh đề nghị
Công ty Japa mở lối đi. Yêu cầu này không được Toà án chấp nhận với lý do đó là đất
trồng lúa, nhà xây khi chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
• Cho biết suy nghĩ về hướng giải quyết trên của Toà án?
2.2. Quyền hưởng dụng tài sản
• Khái niệm
- Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được “Khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác” (Điều 257 BLDS 2015).
- Nếu so sánh với quyền sở hữu có thể thấy rằng, quyền sở hữu cho phép chủ sở hữu được khai thác
công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức thuộc quyền sở hữu của mình trong suốt thời gian sở hữu tài sản.
Trong khi đó, quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người
khác. Và do đó, quyền hưởng dụng sẽ bị hạn chế về mặt thời gian. Bên cạnh đó, quyền hưởng dụng
là quyền xuất phát từ quyền sở hữu, theo đó quyền hưởng dụng được xem là một phân nhánh của
quyền sở hữu, vì vậy phạm vi các quyền người hưởng dụng được thực hiện đối với tài sản hưởng
dụng sẽ hẹp hơn so với phạm vi các quyền chủ sở hữu được quyền thực hiện (chỉ có hai thành phần
quyền, là quyền sử dụng và quyền hưởng lợi).
2.2.1. Khái niệm Quyền hưởng dụng tài sản

• Trong quan hệ hưởng dụng đối với một tài sản, có hai chủ thể là chủ sở hữu và
người có quyền hưởng dụng. Người có quyền hưởng dụng tuy không phải là
chủ sở hữu nhưng vẫn được hưởng dụng tài sản của người khác.
• Ví dụ: việc ông A để lại di chúc trong đó cho anh B (con) thừa kế căn nhà
thuộc quyền sở hữu của A. Nhưng trong di chúc, ông A ghi rõ sẽ cho C (vợ)
quyền hưởng dụng căn nhà đó. Như vậy, trong mối quan hệ này C là người có
quyền hưởng dụng tài sản là căn nhà do B là chủ sở hữu theo di chúc của A để
lại. Khi C còn sống thì C có quyền hưởng dụng căn nhà do A để lại, chỉ khi
nào C chết đi thì căn nhà ấy sẽ thuộc về B.
2.2.1. Khái niệm Quyền hưởng dụng tài sản
• Phân biệt quyền hưởng dụng với trường hợp quyền sử dụng (một nội dung của quyền sở hữu)
của người không phải chủ sở hữu (như thuê hay mượn tài sản).

❖ Quyền hưởng dụng cho phép người có quyền khai thác, sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản nên biểu hiện bên ngoài khá tương đồng với quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu, như
B thuê nhà của A cũng có quyền sử dụng tài sản của A. Tuy nhiên, đây là hai quyền hoàn toàn khác
nhau xuất phát từ lý luận về quyền.

❖ Quyền hưởng dụng bản chất là quyền đối vật, tức là quyền này được thực hiện trực tiếp trên tài sản
của người khác, không phụ thuộc vào chủ sở hữu là ai, nếu tài sản chuyển giao cho người khác thì
quyền vẫn được tiếp tục duy trì khi thời hạn còn. Nhưng quyền sử dụng của người không phải chủ sở
hữu bản chất là quyền đối nhân, tức là quyền được thục hiện phụ thuộc vào việc chuyển giao tài sản
(phổ biến là hợp đồng thuê, mượn) và được đảm bảo dựa vào hành vi của chủ sở hữu tài sản, không
phụ thuộc vào tài sản.
2.2.1. Khái niệm Quyền hưởng dụng tài sản
❖Ví dụ, A là chủ sở hữu căn nhà. Nếu A lập di chúc cho B có quyền hưởng dụng căn nhà này hết đời,
thì kể từ khi quyền hưởng dụng được xác lập B có quyền chiếm hữu, sử dụng căn nhà, hưởng hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ căn nhà, thậm chí là cho phép người khác sử dụng căn nhà cũng không cần được
A cho phép. Còn A trong suốt thời hạn quyền hưởng dụng có hiệu lực phải đảm bảo quyền cho B, dù
A có định đoạt tài sản thế nào cũng không được ảnh hưởng đến quyền hưởng dụng, và nhất là A
không được lấy lại căn nhà trước khi quyền hưởng dụng kết thúc.

❖Nhưng nếu A cho B thuê nhà, tức là B có quyền sử dụng căn nhà do chủ sở hữu chuyển giao, thì
ngoài việc B được chiếm hữu, sử dụng căn nhà theo đúng thỏa thuận giữa hai bên thì B muốn thực
hiện quyền nào khác phải được A đồng ý, như cho người khác thuê lại hay hưởng hoa lợi, lợi tức phát
sinh trong thời gian thuê. Còn A, mặc dù theo thỏa thuận cho B thuê 6 năm nhưng nếu mới được 3
năm A muốn lấy lại nhà vẫn được, xem như hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và A chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho B.
2.2.2. Căn cứ xác lập (Điều 258 BLDS 2015)

Di • Căn cứ
xác lập
chúc

Thoả
thuận
Do luật
định
2.2.2. Căn cứ xác lập (Điều 258 BLDS 2015)
- Do các bên có thỏa thuận. Trong quan hệ pháp luật dân sự, các bên có quyền thỏa thuận nhằm xác lập thực
hiện các giao dịch dân sự phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Các thỏa thuận hợp pháp được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ. Do đó, nếu các bên có thỏa thuận về việc hưởng dụng tài sản của một bên và thỏa
thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thỏa thuận này có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ: ông A sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh được thừa kế quyền sử dụng đất là mảnh đất vườn
ở Vĩnh Long. Do điều kiện công tác thực tế nên ông A không thể tự mình trực tiếp canh tác được mảnh vườn
được, nhưng ông A lại không muốn bán hoặc cho thuê mảnh vườn đó. Ông A đã thỏa thuận trao cho anh B
quyền hưởng dụng mảnh vườn để anh B có thể canh tác trên mảnh vườn cũng như hưởng hoa lợi lợi tức thu
được từ mảnh vườn đó trong thời gian ông A ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, trong trường hợp này quyền hưởng dụng phát sinh theo sự thỏa thuận của các bên. Trong
trường hợp chủ sở hữu tài sản có thỏa thuận cho phép người khác hưởngdụng tài sản của mình trong một thời
hạn, thông qua một hợp đồng có hoặc không có đền bù. Và thời hạn của quyền hưởng dụng trong trường hợp
này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
2.2.2. Căn cứ xác lập (Điều 258 BLDS 2015)
• Theo di chúc. Đây cũng là một trong các căn cứ khá phổ biến trong giao lưu
dân sự. Thông qua di chúc của mình, một người có thể định đoạt tài sản cho ai sử
dụng, cho ai hưởng lợi trong thời hạn bao lâu. Nếu di chúc đáp ứng các điều kiện
luật định về nội dung, hình thức cũng như điều kiện về mặt chủ thể, thì di chúc đó
có hiệu lực pháp luật.

• Ví dụ: ông A lập di chúc, theo đó, ông A để lại căn nhà của mình cho C là con
trai. Tuy nhiên, ông A cũng cho phép quỹ từ thiện B được sử dụng căn nhà của
mình làm trụ sở giao dịch. Như vậy, trong trường hợp này quỹ từ thiện B là người
hưởng dụng đối với căn nhà do ông A để lại. Quyền hưởng dụng của quỹ từ thiện B
phát sinh trên cơ sở di chúc của ông A.
2.2.3. Hiệu lực của quyền hưởng dụng (Điều 259 BLDS 2015)
quyền hưởng dụng cũng có hiệu lực nếu được xác lập hợp pháp. Việc xác định thời điểm có
hiệu lực của quyền hưởng dụng có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ của các bên (nghĩa vụ
giao vật, nghĩa vụ bảo quản, nghĩa vụ sửa chữa tài sản…), xác định thời điểm chịu rủi ro đối
với tài sản là đối tượng hưởng dụng. Đồng thời việc xác định thời điểm có hiệu lực còn có ý
nghĩa trong việc xác định được thời hạn hưởng dụng.

Về mặt nguyên tắc, quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác, chỉ khi chủ sở
hữu chuyển giao tài sản và bên hưởng dụng nhận được tài sản thì hiệu lực của quyền hưởng
dụng mới phát sinh và ràng buộc pháp lý đối với hai bên.

Có thể nói, quyền hưởng dụng phát sinh từ quyền sở hữu, người hưởng dụng là người sử dụng
và hưởng lợi từ tài sản hưởng dụng trên cơ sở có sự đồng ý của chủ sở hữu. Do đó, quyền
hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác.
2.2.4. Thời hạn của quyền hưởng dụng

Thời hạn của


Thời hạn của quyền hưởng dụng là quyền hưởng dụng
khoảng thời gian mà trong đó người do các bên thỏa
hưởng dụng được sử dụng, được hưởng thuận hoặc do luật
lợi từ việc khai thác công dụng, hưởng quy định nhưng tối
hoa lợi, lợi tức từ tài sản là đối tượng đa được xác định
hưởng dụng. theo từng loại chủ
thể.
2.2.4. Thời hạn của quyền hưởng dụng
❖ Đối với cá nhân: được hưởng dụng đến hết cuộc đời
của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng
là cá nhân.
Ví dụ: anh A là chủ sở hữu sáng chế X, anh A thỏa
thuận cho chị B quyền hưởng dụng đối với sáng chế này hết
cuộc đời chị B; sau đó chị B cho phép chị C khai thác,
hưởng lợi các quyền đối với sáng chế X; chị C sử dụng được
10 năm thì chị B qua đời, lúc này quyền hưởng dụng chấm
dứt theo chị B – người có quyền hưởng dụng đầu tiên.
2.2.4. Thời hạn của quyền hưởng dụng
❖ Đối với pháp nhân: được hưởng dụng đến khi pháp nhân chấm dứt
tồn tại, nhưng thời hạn tối đa không quá 30 năm.

Ví dụ: cá nhân M lập hợp đồng cho công ty N quyền hưởng dụng
căn hộ chung cư của mình và hai bên thỏa thuận thời hạn hưởng dụng là
đến khi nào công ty N chấm dứt tồn tại; như vậy nếu được 20 năm mà
công ty N bị phá sản và chấm dứt thì quyền hưởng dụng cũng chấm dứt,
ngược lại nếu công ty N tồn tại được hơn 30 năm thì đến năm thứ 30
quyền hưởng dụng vẫn chấm dứt theo quy định của Bộ luật.
2.2.5. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng

Quyền và nghĩa vụ Quyền và nghĩa vụ


của người hưởng của chủ sở hữu
dụng (Điều 261) (Điều 263)

+ Quyền: Tự hay cho


+ Quyền: Được định
người khác hưởng,
đoạt, truất nếu vi
cho thuê quyền
phạm nghiêm trọng;
hưởng dụng;

+ Nghĩa vụ: Giữ gìn, + Nghĩa vụ: Không


bảo quản; hoàn trả cản trở người hưởng
tài sản. dụng, sửa chữa ts.
2.2.5.1. Quyền của người hưởng dụng

- Một là, tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi
tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng. Trong thời gian hưởng dụng, phần lớn các
trường hợp người hưởng dụng tự mình khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
đối tượng hưởng dụng. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, vì một vài lý do nào đó,
người hưởng dụng không tự mình khai thác công dụng hoặc hưởng hoa lợi, lợi tức từ
đối tượng hưởng dụng mà cho phép người khác thực hiện quyền này. Tuy nhiên cần
lưu ý rằng việc người thứ ba khai thác quyền hưởng dụng cũng chỉ được thực hiện
trong thời hạn hưởng dụng và đặc biệt là không trái với thỏa thuận ban đầu giữa chủ
sở hữu tài sản và người hưởng dụng.
- Hai là, yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy
định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở
hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí. Trong quá trình sử
dụng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng, người hưởng dụng có nghĩa vụ phải thực hiện
một số hành vi bảo dưỡng sửa chữa nhất định đối với tài sản hưởng dụng. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, chủ sở hữu tài sản phải thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản khi được
người hưởng dụng yêu cầu. Trong trường hợp mặc dù đã yêu cầu chủ sở hữu thực hiện nghĩa vụ
sửa chữa nhưng vì lý do nào đó chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ này, thì người hưởng dụng
sẽ thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản. Lúc này, giữa người hưởng dụng và chủ sở hữu
sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu phải hoàn trả cho người hưởng
dụng chi phí mà người hưởng dụng đã bỏ ra để sửa chữa tài sản là đối tượng của quyền hưởng
dụng.
• Trong thời hạn hưởng dụng, nếu tài sản hưởng dụng
gây ra thiệt hại cho các chủ thể khác thì người hưởng
dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo
các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.
Ngược lại, nếu chủ thể khác gây thiệt hại cho tài sản
hưởng dụng thì người hưởng dụng nếu đã bỏ ra chi
phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản sẽ là người được
nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại đó.
• Ba là, cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản. Theo quy định tại khoản 2 Điều 260
thì người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản trong thời hạn của
quyền hưởng dụng. Điều này là phù hợp với thực tế, bởi lẽ trong một số trường hợp người có
quyền hưởng dụng không có khả năng tự mình khai thác tính năng công dụng của tài sản hưởng
dụng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp người hưởng dụng có thể thông
qua việc cho thuê tài sản hưởng dụng để khai thác một cách tốt nhất tài sản đó.

• Ví dụ như trường hợp ông A chết và để lại tài sản là một chiếc xe tải đầu kéo. Chiếc xe tải
đầu kéo này là phương tiện sinh sống duy nhất của cả gia đình, nếu bán chiếc xe tải này để phân
chia di sản thừa kế sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vợ và các con của A. Vợ của A là C đã
yêu cầu hạn chế phân chia di sản theo quy định tại Điều 661 BDLS năm 2015 trong trường hợp
này. Tuy nhiên, chị C không thể tự mình lái chiếc xe tải đầu kéo nên chị C đã cho D thuê chiếc
xe này trong thời gian hạn chế phân chia di sản.
• Bên cạnh các quyền nêu trên thì người hưởng dụng còn có quyền hưởng hoa
lợi, lợi tức tại Điều 264 BLDS năm 2015. Ngoài việc sử dụng tài sản là đối tượng
hưởng dụng thì quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản hưởng dụng là vấn đề chính
yếu ở quyền hưởng dụng. Do đó, có hai nội dung cần phải làm rõ đối với quyền
hưởng hoa lợi, lợi tức, đó là:

• Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản
là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực. Bản chất
của việc thừa nhận quyền hưởng dụng đó chính là việc thừa nhận quyền hưởng hoa
lợi, lợi tức từ việc khai thác đối tượng là tài sản hưởng dụng. Hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ đối tượng hưởng dụng thuộc về người hưởng dụng trong thời gian hưởng
dụng.
• Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi
tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của
hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Đây là một quy định mềm dẻo và linh hoạt, góp phần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của người hưởng dụng. Trên thực tế, để có thể làm cho đối tượng hưởng dụng phát
sinh hoa lợi, lợi tức thì người hưởng dụng phải đầu tư thời gian, công sức hoặc cả
tiền bạc. Do đó, nếu trong trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ
hạn thu hoa lợi, lợi tức thì để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng
dụng, pháp luật đã cho phép người hưởng dụng được quyền hưởng giá trị của hoa
lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
2.2.5.2. Nghĩa vụ của người hưởng dụng
Điều 262 BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người hưởng dụng. Theo đó, người
hưởng dụng được quyền khai thác đối tượng hưởng dụng trong suốt thời hạn hưởng
dụng nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của mình. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác
đối tượng hưởng dụng người hưởng dụng có những nghĩa vụ sau:

- Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định. Quy
định về đăng ký được đặt ra trong trường hợp đối tượng hưởng dụng là bất động sản,
hoặc động sản theo quy định pháp luật phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Quy định này là hết sức cần thiết vì có ý nghĩa về mặt quản lý nhà nước,
cũng như để đảm bảo quyền lợi ích các bên khi tham gia các giao dịch dân sự có liên
quan đến đối tượng hưởng dụng.
- Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản. Để
đảm bảo việc khai thác đối tượng hưởng dụng một cách tối đa, việc khai thác tài
sản phải phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản. Nếu không đảm
bảo việc khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng tài sản sẽ có
nguy cơ dẫn đến trình trạng tài sản bị hư hỏng, hoặc giảm sút giá trị.

- Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình. Đây là một quy định mang
tính chất định tính để đảm bảo người hưởng dụng khi sử dụng đối tượng hưởng
dụng có những chăm sóc, bảo dưỡng nhất định đối với tài sản để đảm bảo cho
việc khai thác đối tượng hưởng dụng được lâu dài cũng như đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản.
- Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi
phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực
hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài
sản. Trong quá trình khai thác đối tượng hưởng dụng, theo thời gian, theo tác động của môi
trường, tác động của quá trình sử dụng mà tài sản hưởng dụng bị giảm sút giá trị hoặc bị hư
hỏng. Do đó, tài sản hưởng dụng phải được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để đảm bảo cho việc sử
dụng tài sản bình thường. Nếu trong quá trình khai thác đối tượng hưởng dụng mà không thực
hiện tốt nghĩa vụ của mình làm cho tài sản bị hư hại thì người hưởng dụng có nghĩa vụ khôi phục
tình trạng tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đã gây ra. Việc thực hiện tốt nghĩa vụ bảo dưỡng
đối tượng hưởng dụng phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với đối tượng hưởng dụng,
hoặc phù hợp với tập quán về bảo quản tài sản.
2.2.6. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản

Điều 263 BLDS năm 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
tài sản Chủ sở hữu tài sản là người được pháp luật quy định có các quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Khi chủ sở hữu cho phép
người khác hưởng dụng tài sản thì trong thời gian người hưởng dụng khai
thác đối tượng hưởng dụng, chủ sở hữu tài sản phải tôn trọng quyền hưởng
dụng đó. Trong mối liên hệ với quyền hưởng dụng tài sản, chủ sở hữu tài
sản có những quyền và nghĩa vụ nhất định sau:
- Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền
hưởng dụng đã được xác lập.

- Ví dụ: Trong trường hợp A là chủ sở hữu của căn nhà và B là


người hưởng dụng căn nhà đó. Trong trường hợp A bán căn
nhà của mình cho C thì quyền hưởng dụng của B vẫn còn.
- Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ của mình. Quyền hưởng dụng là quyền dành cho người không phải là chủ tài sản, quyền này
phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc trên cơ sở luật định. Theo đó, người hưởng dụng được khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của chủ sở hữu. Chính vì lẽ đó, bên cạnh việc tôn trọng quyền hưởng
dụng của chủ sở hữu tài sản đối với người hưởng dụng thì bản thân người hưởng dụng phải chấp hành
những nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp việc không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ của người hưởng dụng đối với tài sản là đối tượng hưởng dụng đều bị xem là vi
phạm nghĩa vụ của người hưởng dụng đối với chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp người hưởng dụng vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với chủ sở hữu tài sản, thì chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu tòa án
truất quyền hưởng dụng tài sản. Tuy nhiên, cần phải có tiêu chí để xác định như thế nào là vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xem xét để hướng dẫn thêm, giải
thích thêm về vấn đề này để tránh xảy ra những tranh chấp do các bên không thống nhất về mức độ vi
phạm nghiêm trọng.
- Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người hưởng dụng. Người hưởng dụng có quyền khai thác đối tượng hưởng dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ đối tượng hưởng dụng trong thời gian hưởng dụng. Do đó, trong thời gian
này, chủ sở hữu có nghĩa vụ tôn trọng quyền hưởng dụng tài sản của người hưởng dụng. Chủ sở hữu
không được có các hành vi nhằm gây cản trở, gây khó khăn trong việc khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản hưởng dụng trong thời hạn hưởng dụng. Đồng thời, chủ sở hữu tài sản
không xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng. Do đó, nếu người hưởng dụng
có thể chứng minh rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, hoặc trong thời hạn hưởng
dụng mà người chủ sở hữu gây cản trở, khó khăn… thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ. Cơ quan nhà nước sẽ tùy từng trường hợp sẽ áp dụng các biện pháp buộc chủ sở hữu
chấm dứt hành vi gây khó khăn, cản trở, buộc chủ sở hữu bồi thường thiệt hại…
- Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn
tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài
sản. Trong quá trình khai thác công dụng đối tượng hưởng dụng, người hưởng dụng
có nghĩa vụ bảo quản, bảo trì tài sản phù hợp với đặc tính kỹ thuật của tài sản hoặc
phù hợp với tập quán. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đặt ra nghĩa vụ đối với chủ sở
hữu tài sản trong việc sửa chữa tài sản để bảo đảm tài sản không bị suy giảm đáng kể
dẫn tới tài sản không thể sử dụng một cách bình thường vốn có. Hoặc do tài sản
không được sửa chữa dẫn đến việc tài sản mất toàn bộ công dụng hoặc giá trị của tài
sản. Việc đặt ra nghĩa vụ này nhằm đảm bảo cho người hưởng dụng tài sản được khai
thác công dụng của tài sản đúng với mục đích, tính năng trong thời hạn hưởng dụng
một cách thỏa đáng.
2.6. Chấm dứt quyền hưởng dụng
• Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết
• Theo thỏa thuận của các bên
• Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng
• Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn
• Theo quyết định của Tòa án
• Căn cứ khác theo quy định của luật.
- Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
Khi thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết,
và nếu các bên không có thỏa thuận về việc
gia hạn thì quyền hưởng dụng chấm dứt.
- Theo thỏa thuận của các bên. Ở trường hợp này, có thể thời
hạn của quyền hưởng dụng chưa hết, có thể do người hưởng dụng
không có nhu cầu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
đối tượng hưởng dụng và muốn chấm dứt quyền này, hoặc giả sử
chủ sở hữu có nhu cầu lấy lại tài sản và người hưởng dụng đồng
ý… thì thỏa thuận của các bên là cơ sở để chấm dứt quyền hưởng
dụng.
- Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là
đối tượng của quyền hưởng dụng. Trong một số
trường hợp, trong quá trình hưởng dụng, do có thỏa
thuận, chủ sở hữu tài sản đồng ý chuyển giao quyền
sở hữu tài sản cho người hưởng dụng. Người hưởng
dụng trở thành chủ sở hữu của tài sản hưởng dụng.
Như vậy, quyền hưởng dụng đương nhiên chấm dứt.
- Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền
hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định. Trong thời hạn
hưởng dụng người hưởng dụng có quyền khai thác công dụng
của đối tượng hưởng dụng, nhưng đồng thời, người hưởng
dụng cũng có thể từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng
dụng của mình. Trong trường hợp đó, quyền hưởng dụng
chấm dứt.
- Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
không còn. Quyền hưởng dụng được hiểu là quyền
sử dụng và hưởng lợi từ việc khai thác tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng. Do đó, trong trường
hợp tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
không còn thì quyền hưởng dụng đương nhiên chấm
dứt.
- Theo quyết định của Tòa án. Trong một số trường
hợp, do người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ của mình nên trên cơ sở yêu cầu của chủ sở hữu tài
sản, Tòa án sẽ truất quyền hưởng dụng (Điều 263
BLDS năm 2015) của người hưởng dụng để đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản.
- Căn cứ khác theo quy định của luật. Đây là quy định nhằm hạn chế những
trường hợp mà luật này chưa có quy định hoặc những trường hợp được quy
định bởi các luật khác có liên quan.

Cần lưu ý rằng, khi quyền hưởng dụng chấm dứt thì phát sinh nghĩa vụ hoàn
trả tài sản hưởng dụng. Việc hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng
được thực hiện theo quy định tại Điều 266 BLDS. Theo đó, tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm
dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác.
2.3. Quyền bề mặt

2.3.1. Quyền bề mặt “là quyền của


Khái một chủ thể đối với mặt đất, mặt
niệm nước, khoảng không gian trên
mặt đất, mặt nước và lòng đất
mà quyền sử dụng đất đó thuộc
về một chủ thể khác” (Điều 267
BLDS 2015).
2.3.1. Khái niệm
Quyền bề mặt có những điểm khác biệt nhất định so với quyền sử dụng đất:

- Thứ nhất, người có quyền bề mặt là người xác lập quyền đối với người có quyền sử dụng
đất đó. Khác với trường hợp chủ thể thuê đất, thuê mặt nước từ Nhà nước theo quy định của
pháp luật về đất đai. Điều giống nhau ở cả hai chủ thể này là họ đều phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính đối với Nhà nước trong thời gian sử dụng đất, bề mặt đó. Tuy nhiên, nếu giữa chủ thể có
quyền bề mặt có thỏa thuận với chủ thể có quyền sử dụng đất thì chủ thể có quyền sử dụng đất
là người thực hiện nghĩa vụ tài chính. Thời hạn trong hai trường hợp này cũng khác nhau. Trong
trường hợp chủ thể thuê đất, thuê mặt nước từ Nhà nước, thời hạn thuê được xác định trên cơ sở
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đơn giá, khung giá do pháp luật quy định.
Trong khi đó, thời hạn đối với quyền bề mặt được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ thể
có quyền sử dụng đất và người có quyền bề mặt.
2.3.1. Khái niệm
- Thứ hai, chủ thể có quyền bề mặt với chủ thể được người có quyền sử dụng
đất cho thuê lại hay cho mượn là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau,
chẳng hạn như A có quyền sử dụng đất và A cho B quyền bề mặt sử dụng đối
với đất này, khác với trường hợp A có quyền sử dụng đất và A lập hợp đồng
cho B thuê lại đất này. Bởi vì biểu hiện bên ngoài của hai trường hợp này là B
đều có quyền khai thác, sử dụng không gian trên mặt đất hay lòng đất đối với
đất thuộc quyền của A. Nhưng bản chất của hai quyền này là khác nhau, và
việc phân biệt hoàn toàn tương tự như trường hợp phân biệt quyền hưởng dụng
với quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu đã được trình bày ở trên.
2.3.2. Căn cứ xác lập Quyền bề mặt (Điều 268 BLDS 2015)

Quy định của luật

thoả thuận

di chúc
- Căn cứ luật định cho phép chủ thể phát sinh quyền
bề mặt đối với quyền sử dụng đất của người khác trong
hoàn cảnh do luật quy định. Tuy nhiên, hiện nay trong
BLDS năm 2015 không có quy định nào để xác lập
quyền bề mặt, ngoài các quy định trong chính phần
này. Do vậy căn cứ này có lẽ sẽ được quy định trong
văn bản luật khác.
• Căn cứ thứ hai theo thỏa thuận cho phép các chủ thể được thỏa thuận với
nhau về các nội dung liên quan đến việc bên có quyền sử dụng đất cho phép cá
nhân, pháp nhân được sử dụng, khai thác mặt đất, lòng đất, không gian trên đất
theo những điều kiện, điều khoản cụ thể. Chẳng hạn như trường hợp A thỏa thuận
cho công ty quảng cáo B sử dụng phần không gian trên mặt đất của mình để
trưng bày các bảng quảng cáo sản phẩm ngoài trời với thời hạn ba năm. Trong
trường hợp này công ty quảng cáo B có quyền bề mặt xuất phát từ sự thỏa thuận
của các bên trong thời hạn ba năm. Thời hạn này có thể được gia hạn hay không
tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
• Căn cứ vào di chúc của cá nhân người có quyền sử dụng đất. Di chúc là
sự thể hiện ý chí của một người nhằm định đoạt tài sản của người đó sau khi
chết.

• Ví dụ: A để lại di chúc cho B và C mảnh đất. Đồng thời trong di chúc A để
lại cho D quyền bề mặt đối với mảnh đất đó. Như vậy D có quyền bề mặt đối
với diện tích bề mặt của mảnh đất. D có thể tự mình khai thác sử dụng bề mặt
(như trồng cây, xây nhà để cho thuê hay ở…) hoặc có quyền cho thuê, hoặc
chuyển nhượng lại cho cá nhân, tổ chức khác khai thác sử dụng quyền bề mặt
đó.
• 2.3.3. Thời hạn của quyền bề mặt

• Thời hạn của quyền bề mặt được quy định tại Điều 270 BLDS năm 2015. Theo đó, thời hạn
của quyền bề mặt được xác định theo quy định của pháp luật (đất đai), theo thoả thuận hoặc di
chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất do luật định. Do quyền bề mặt là
quyền phát sinh từ quyền sử dụng đất. Chính vì vậy mà thời hạn của quyền bề mặt không thể vượt
quá thời hạn của quyền sử dụng đất. Thời hạn của quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định
của pháp luật về đất đai, phù hợp với từng loại đất nhất định. Do đó thời hạn của quyền bề mặt
cũng có thể dài ngắn khác nhau tùy vào từng loại đất.

• Trong trường hợp thoả thuận của các bên hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền
bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn
bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng. Thời gian 06 tháng là thời gian tương đối phù hợp
để các bên có thể sắp xếp, thực hiện các phương án thay thế.
2.3.4. Nội dung quyền bề mặt

• Nội dung của quyền bề mặt gồm quyền khai thác, sử dụng mặt
đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và
lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng
công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy
định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy
hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật
có liên quan (Điều 271 BLDS năm 2015).
• Nội dung của quyền bề mặt có sự khác biệt so với quyền đối với bất động
sản liền kề và quyền hưởng dụng:

❑ Trong quyền đối với bất động sản liền kề và quyền hưởng dụng, bên được
hưởng quyền không được xây dựng tài sản mới trên đất mà chỉ được sử
dụng, hưởng lợi trên tài sản đã có của chủ sở hữu (tài sản này là đối tượng
của quyền).

❑Còn đối với quyền bề mặt, bên có quyền được xây dựng tài sản mới (như
công trình xây dựng, cây cối…) trên đất của chủ sở hữu và có quyền sở hữu
đối với những tài sản mới này nếu không có thỏa thuận khác.
Quyền bề mặt là quyền phát sinh từ quyền sử dụng đất. Do vậy, việc sử dụng bề
mặt phải phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, trong quá
trình khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt
nước để thực hiện các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh, chủ thể quyền
bề mặt phải tuân thủ các quy định khác.

• Chẳng hạn như A cho công ty B thuê không gian trên phần đất thuộc quyền
sử dụng của mình để xây dựng các bảng quảng cáo phục vụ cho việc quảng cáo
cho sản phẩm của các công ty khác. Thì việc xây dựng, quảng cáo đó phải phù
hợp với các quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch, quảng cáo… Hoặc
trong quá trình đào móng xây dựng các cột, trụ cho các công trình quảng cáo
ngoài trời, công ty B phát hiện được một số tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa
thì công ty B phải tuân thủ các quy định của BLDS năm 2015 và các quy định của
Luật di sản văn hóa.
2.3.4. Chấm dứt quyền bề mặt

• Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.


• Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một
• Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
• Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của
Luật đất đai.
• Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
- Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết. Nếu pháp luật không có
quy định khác, nếu các bên không có thỏa thuận khác về việc
gia hạn thời hạn này thì việc sử dụng bề mặt chấm dứt, đồng
nghĩa với việc chấm dứt thời hạn hưởng quyền bề mặt.

- Ví dụ: trong trường hợp A thỏa thuận với công ty B theo đó A


cho phép công ty B có hạn hưởng quyền bề mặt là 05 năm, thì
khi hết thời hạn nói trên và khi các bên không có thỏa thuận gia
hạn thì quyền bề mặt của công ty B chấm dứt.
- Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là
một. Khi có sự hòa nhập giữa chủ thể có quyền bề mặt và chủ
thể có quyền sử dụng đất, thông qua một số hành vi như chuyển
giao, mua bán, trao đổi, tặng cho quyền sử dụng đất.

Ví dụ: A có quyền sử dụng đất, và B là người có quyền bề mặt.


Trong trường hợp A chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
mình cho B thì lúc này B vừa là chủ thể có quyền bề mặt vừa là
chủ thể có quyền sử dụng đất.
- Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình. Việc từ bỏ của chủ thể có quyền bề
mặt có thể được thực hiện một cách công khai (minh thị) bằng việc tuyên bố công khai
việc từ bỏ, không tiếp tục khai thác sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên
mặt đất, mặt nước cho các chủ thể khác biết, và không có hành vi ngăn cản hoặc có ý
định ngăn cản chủ thể khác thực hiện việc khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng
không gian trên mặt đất, mặt nước trong thời gian còn lại. Hoặc việc từ bỏ của chủ thể
có quyền bề mặt có thể được thực hiện một cách không công khai (mặc thị) bằng việc
bỏ không tiếp tục sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước
nữa. Đồng thời, chủ thể có quyền bề mặt không ngăn cản cũng không có ý định ngăn
cản chủ thể khác khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất,
mặt nước trong thời hạn sử dụng bề mặt còn lại.
- Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai. Quyền bề
mặt là quyền phát sinh từ quyền sử dụng đất. Nói cách khác, sự tồn tại của quyền bề mặt phụ
thuộc vào sự tồn tại của quyền sử dụng đất. Do đó, khi quyền sử dụng đất bị thu hồi theo
quy định của Luật đất đai thì quyền sử dụng bề mặt cũng theo đó chấm dứt. Liên quan đến
việc thu hồi quyền sử dụng đất thường đặt ra vấn đề được bồi thường hay hỗ trợ khi thu hồi
đất (đền bù). Hiện nay các quy định của pháp luật đất đai ghi nhận vấn đề bồi thường, hỗ trợ
cho người sử dụng đất khi bị thu hồi đất nhưng khái niệm về người sử dụng đất trong lĩnh
vực đất đai chưa thể hiện được người có quyền bề mặt, các quy định khác có liên quan đến
bồi thường, hỗ trợ cũng chưa ghi nhận. Bởi vì quyền bề mặt là vấn đề còn mới ở Việt Nam,
chỉ mới được công nhận và đề cập trong BLDS năm 2015 nên vẫn cần thêm sự ghi nhận và
thay đổi trong Luật đất đai nhằm tương thích giữa các quy định pháp luật về quyền bề mặt
đối với quyền sử dụng đất và mặt nước.
- Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận về việc chấm dứt
quyền bề mặt hoặc luật có quy định về việc chấm dứt quyền
sử dụng đất thì quyền sử dụng bề mặt chấm dứt.
• Về việc xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt, theo Điều 273 thì khi quyền bề mặt chấm dứt,
chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và
lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
• Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
• Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền
sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt,
trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.
• Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có
quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản. Quy định của luật Việt Nam hiện hành về xử lý
tài sản trên đất khi quyền bề mặt chấm dứt cũng khá tương đồng quy định của pháp luật các quốc
gia trên thế giới về quyền bề mặt (như Nhật Bản, Đài Loan…), đó là khi quyền bề mặt chấm dứt thì
tình trạng ban đầu của đất phải được phục hồi, người có quyền bề mặt có thể xử lý cây trồng và
công trình bởi đó là tài sản thuộc sở hữu của họ
Tình huống nghiên cứu số 3

• Tình huống: Ông A lập di chúc cho ông B hưởng dụng một
bất động sản. Sau khi ông A và ông B chết, những người
thừa kế của ông A và ông B tranh chấp với nhau về bất động
sản nêu trên. Toà án đã giải quyết theo hướng người thừa kế
của ông B được hưởng quyền sở hữu bất động sản.
• Câu hỏi: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của
Toà án.
Câu hỏi ôn tập
• Cho biết các loại quyền khác đối với tài sản?
• Quyền khác đối với tài sản có những đặc điểm
nào?
• Cho biết điểm khác biệt giữa quyền hưởng dụng
và quyền sử dụng trong hợp đồng thuê, mượn tài
sản?
• Người có quyền khác có được đòi tài sản từ người
thứ ba ngay tình không?
PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU
VÀ THỪA KẾ

Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải


Khoa Luật Dân sự
CHƯƠNG 5:
CĂN CỨ XÁC LẬP, CHẤM DỨT
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN & QUYỀN
KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN A
1. CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
1.1. Khái niệm về căn cứ xác lập quyền sở hữu
1.2. Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập quyền sở hữu
2. CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU
2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại
TÌNH HUỐNG
• Tháng 01/2018, ông Dũng cùng bà Bùi Thị Thu Hằng (31 tuổi) và
Nguyễn Thị Thảo (43 tuổi) đang làm công ở nhà máy của ông Thắng
phát hiện một còng vàng gần 10 chỉ và 18 nhẫn vàng loại một chỉ
trong bao lúa. Vợ chồng ông Thắng sau đó loan báo tìm chủ, rồi bàn
giao cho công an xã Phước Hưng (huyện Tuy Phước, Bình Định).
Ngày 15/3/2018, họ đem số vàng đến công an xã bàn giao để tìm
người đánh rơi. Sau hơn một năm không có ai chứng minh là chủ số
tài sản, số vàng trên sẽ được xử lý như thế nào dựa vào quy định của
BLDS 2015?
1.1. Khái niệm về căn cứ xác lập QSH

Là các sự kiện xảy ra trong


đời sống mà theo đó quyền sở
hữu tài sản được xác lập đối
với một hoặc nhiều chủ thể
nhất định.
1.2. Phân loại căn cứ xác lập QSH
• Dựa vào nguồn gốc hình thành QSH thì căn cứ xác lập QSH được
phân thành hai loại sau đây:
+ Căn cứ đầu tiên: là những căn cứ mà theo đó làm xác lập QSH về tài
sản đối với chủ thể mà chủ thể đó là chủ sở hữu đầu tiên đối với tài sản
đó.
Ví dụ: sản phẩm mới được tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc
việc nhận những kết quả của các tài sản mang lại.
+ Căn cứ kế tục: là những căn cứ mà theo đó làm xác lập quyền sở hữu
về tài sản ở chủ thể này nhưng lại làm chấm dứt QSH về TS đó ở chủ
thể khác thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp hoặc do thừa kế.
Đối với căn cứ kế tục, CSH mới phải chịu sự ràng buộc về nghĩa
vụ liên quan đến TS đã chuyển giao của CSH cũ với người thứ ba.
Ví dụ: người đã mua nhà của CSH nhưng nhà đó CSH đang cho
người khác thuê mà hợp đồng thuê chưa hết kỳ hạn thì CSH mới không
có quyền hủy bỏ hợp đồng thuê của CSH cũ với người thuê khi chưa
hết kỳ hạn thuê.
1.2. Phân loại căn cứ xác lập QSH
• Dựa vào phạm vi QSH được xác lập thì căn cứ xác lập
QSH được phân thành hai loại sau đây:
+ Căn cứ riêng biệt: là các căn cứ mà theo đó chỉ làm
xác lập QSH về TS dưới một hình thức sở hữu nhất
định là sở hữu nhà nước. Bao gồm trưng mua tài sản và
tịch thu tài sản.
+ Căn cứ chung: là các căn cứ mà theo đó có thể xác
lập QSH về TS dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau.
1.2. Phân loại căn cứ xác lập QSH
• Dựa vào ý chí của chủ thể thì căn cứ xác lập QSH được phân thành
hai loại sau đây:
+ Xác lập QSH theo ý chí của chủ sở hữu: là căn cứ mà theo đó QSH
về TS có được xác lập hay không đối với chủ thể phụ thuộc vào ý chí
của người đó. Ví dụ: thông qua lao động sản xuất, kinh doanh; thông
qua hợp đồng dân sự; thông qua việc thu hoa lợi, lợi tức; thông qua thừa
kế; xác lập đối với tài sản bị trưng mua.
+ Xác lập QSH theo quy định của pháp luật: là căn cứ mà theo đó QSH
về TS được xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật, không phụ thuộc
vào ý chí của người được xác lập QSH. Ví dụ: xác lập QSH trong
trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, tài sản vô chủ, tài sản không xác định
được chủ sở hữu,….
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do
hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng
tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 222 BLDS 2015)
❑ Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời
điểm có được tài sản đó. Ví dụ: người lao động sở hữu khoản
tiền do được trả công lao động
❑ Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với
tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật
sở hữu trí tuệ.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Thông qua hợp đồng dân sự (Điều 223 BLDS 2015)
❑Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho,
trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo
quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó. Ví dụ: người
mua xe có quyền sở hữu chiếc xe đó.
❑Trong một số trường hợp cụ thể nếu pháp luật quy định thời điểm
xác lập quyền sở hữu, thì đến thời điểm đó bên mua tài sản, được
tặng cho tài sản, vay tài sản, trao đổi tài sản mới được xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản đó. Ví dụ: Theo quy định của pháp
luật thì hợp đồng mua bán nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng
thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật
Nhà ở 2014. Đối với trường hợp này thì thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Thông qua việc thu hoa lợi, lợi tức (Điều 224 BLDS 2015)
❑ Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi,
lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời
điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. Ví dụ: người thu trái cây từ vườn
cây ăn quả của mình.
❑ Về nguyên tắc, ngay từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức thì chủ sở
hữu, người sử dụng tài sản có quyền xác lập quyền sở hữu đối với hoa
lợi, lợi tức đó theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Điều
này đồng nghĩa với việc sau khi tách khỏi vật, hoa lợi, lợi tức trở thành
vật độc lập và từ thời điểm đó thuộc quyền sở hữu của người nhận hoa
lợi.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
❑Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận thời điểm xác lập quyền sở hữu đối
với hoa lợi, lợi tức thậm chí trước cả khi hoa lợi, lợi tức được phát sinh
nhưng những thỏa thuận này phải phù hợp với những quy định của pháp
luật. Ví dụ: A mua toàn bộ số trái cây trong vườn trái cây của B khi những
cây này vừa mới nở hoa.
❑Trong một số trường hợp các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức chia
hoa lợi, lợi tức, thời điểm nhận hoa lợi, lợi tức để từ đó xác lập quyền sở
hữu đối với hoa lợi, lợi tức. Ví dụ: Công ty A thỏa thuận với công ty B về
việc cho công ty B thuê mặt bằng của mình để kinh doanh. Hai bên có thể
thỏa thuận về việc trả tiền thuê theo từng tháng và vào ngày 15 hàng
tháng.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Thông qua thừa kế
❑Người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản được
thừa kế từ thời điểm nhận di sản thừa kế.
❑Ví dụ: A chết, di sản của A do hai người thừa kế theo
pháp luật là B, C hưởng. Di sản thừa kế của A sẽ thuộc
sở hữu của B và C kể từ thời điểm họ thực hiện xong
thủ tục khai nhận di sản.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
•Xác lập QSH đối với TS bị trưng mua
Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền vì lý do quốc phòng
an ninh và vì lợi ích quốc gia thì QSH đối với TS
đó thuộc sở hữu nhà nước kể từ thời điểm quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu
lực pháp luật.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Xác lập QSH trong trường hợp sáp nhập (Điều 225 BLDS 2015)
• Sáp nhập chỉ việc các tài sản tập hợp lại tạo thành một thể thống nhất
các tài sản. Ví dụ, mắt kính và gọng kính được lắp đặt vào nhau để tạo
thành một chiếc kính…
• Hai tài sản của hai chủ sở hữu có thể được sáp nhập vào nhau để tạo
thành một tài sản mới không chia được. Vật được sáp nhập có thể là
động sản hoặc bất động sản. Vì vật mới hình thành do sáp nhập là vật
mới không phân chia được được hình thành từ tài sản của một hoặc
nhiều chủ sở hữu nên cần phải có một cơ sơ pháp lý để xác định ai là
chủ sở hữu của vật mới tạo thành.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Nguyên tắc nếu không phân biệt được đâu là vật chính đâu là vật phụ trong
hai vật sáp nhập thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của
các chủ sở hữu đó, còn trong trường hợp có thể phân định được vật chính - vật
phụ thì vật mới tạo thành thuộc sở hữu của chủ vật chính và người này phải
thanh toán giá trị phần vật phụ cho chủ sở hữu kia.
• Trong trường hợp người sáp nhập tài sản không ngay tình thì hậu quả pháp lý
được giải quyết khác nhau tùy thuộc vào tài sản sáp nhập là động sản hay bất
động sản. Điều 225 khoản 3 dự liệu trường hợp một người dùng động sản của
người khác để sát nhập vào tài sản là bất động sản của mình một cách không
ngay tình, ví dụ như xây dựng hay trồng trọt bằng nguyên vật liệu hay hạt
giống, cây trồng của người khác trên đất của mình. Trong trường hợp này, chủ
sử dụng đất có quyền sở hữu đối với khối tài sản mới song chủ tài sản là động
sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người kia phải thanh toán phần giá trị tài sản
bị sáp nhập và phải bồi thường thiệt hại.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Nếu như một người dùng động sản của mình để sáp nhập vào bất động sản của người khác một cách không ngay
tình thì hậu quả pháp lý gì sẽ xảy ra? Đó là những trường hợp thường xảy ra trong thực tế, thí dụ như người thuê
nhà tự ý sửa sang lại nhà, hay việc một người xây dựng nhà, công trình hay trồng trọt lấn chiếm sang đất của
người khác…

• Điều 225 BLDS 2015 đã không có khoản nào quy định riêng trường hợp này, vì vậy, phải áp dụng nguyên tắc vật
chính – vật phụ tại điều 225 khoản 1 để giải quyết, theo đó, chủ bất động sản sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản mới và
phải thanh toán cho chủ sở hữu động sản giá trị của phần tài sản bị sáp nhập. Và nếu như áp dụng điều luật này thì chủ
sở hữu bất động sản liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi người này không hề muốn có công trình xây dựng
hay cây cối trồng trọt trên đất anh ta? Có lẽ, các quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được áp
dụng ở đây. Về vấn đề này, luật của Pháp quy định nếu một người xây dựng hay trồng trọt trên đất người khác một cách
không ngay tình thì chủ sỡ hữu đất có hai lựa chọn, hoặc yêu cầu người này phải tháo dỡ công trình xây dựng hoặc cây
cối bằng chi phí của mình hoặc giữ lại công trình xây dựng hay cây trồng đó và bồi hoàn cho người kia giá trị nguyên
vật liệu và các chi phí khác đã bỏ ra
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (Điều 226
BLDS 2015)
• Trộn lẫn được hiểu là việc pha trộn các vật với nhau tạo thành một
vật mới. Khác với sáp nhập, vật được trộn lẫn chỉ có thể là động
sản. Về nguyên tắc, khi các tài sản được trộn lẫn tạo thành một vật
mới không thể chia được thì vật mới là tài sản chung của các chủ
sở hữu. Nếu một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài
sản của mình một cách không ngay tình thì chủ sở hữu tài sản bị
trộn lẫn cũng có hai lựa chọn, hoặc yêu cầu người đã trộn lẫn tài
sản của mình phải giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho
người kia giá trị phần tài sản của họ, hoặc yêu cầu người này
thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại.
Tình huống
Tôi muốn hỏi, khi một người trộn lẫn tài sản của tôi vào tài sản của người đó mà không
được sự đồng ý của tôi thì tôi có được yêu cầu người đó trả lại tài sản của mình không?
Trả lời:
Theo Điều 226 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp
trộn lẫn thì khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã
biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài
sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:
- Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn
lẫn phần giá trị tài sản của người đó;
- Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt
hại nếu không nhận tài sản mới.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu người đó giao tài sản mới cho mình và thanh
toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó hoặc yêu cầu người đã trộn lẫn
thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến
(Điều 227 BLDS 2015)
• Chế biến là việc sử dụng nguyên, vật liệu (tài sản gốc)
và bảng kết quả lao động tạo thành một tài sản mới (sản
phẩm). Đối tượng của việc chế biến là động sản.
• Ví dụ như việc một nhà điêu khắc sử dụng một phiến
đá hoa cương để tạc một bức tượng. Việc chế biến có
thể được thực hiện thông qua hợp đồng gia công và chủ
sở hữu nguyên vật liệu trở thành chủ sở hữu tài sản
mới.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Nếu người chế biến sản phẩm không phải là chủ sở hữu của nguyên vật
liệu và đã sử dụng các nguyên vật liệu này một cách ngay tình thì trở thành
chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu và
bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

• Nếu người chế biến sản phẩm là người không ngay tình thì tài sản tạo
thành thuộc sở hữu của chủ hoặc các chủ sở hữu nguyên vật liệu, những
người này lại còn có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại nếu
có. Như vậy, công sức lao động của người chế biến không được thanh toán,
ngay cả khi nhờ vào việc chế tác, tài sản mới đã được tăng giá trị lên rất
nhiều.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ (khoản 1 Điều 228
BLDS 2015)
• Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối
với tài sản đó. Chỉ được coi là tài sản vô chủ khi biết chắc chắn rằng
chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Sự từ bỏ quyền
sở hữu được chủ sở hữu thực hiện bằng tuyên bố (bằng văn bản hay
bằng miệng) hoặc bằng một hành vi cụ thể.
• Tài sản vô chủ có thể được xác lập quyền sở hữu đối với người khác
theo trình tự thủ tục luật định tại Khoản 1 Điều 228 BLDS 2015,
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản
thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định
khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
Tình huống

Trên đường đi học về, em A nhặt được


một chiếc đồng hồ hiệu Rolex do người
khác đánh rơi. Hỏi chiếc đồng hồ đắt
tiền đó có đương nhiên thuộc quyền sở
hữu của em hay không?
Trả lời:
Theo Điều 228 Bộ luật dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ,
tài sản không xác định được chủ sở hữu quy định:
- Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu
tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về
Nhà nước.
- Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao
nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công
khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại: ….
Như vậy, chiếc đồng hồ đó không đương nhiên thuộc quyền sở hữu của em A. Trong
trường hợp này, em A nhặt được chiếc đồng hồ mà không xác định được ai là chủ sở hữu
thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND hoặc Công an cấp xã, phường nơi gần nhất
để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 năm kể từ ngày thông
báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì quyền sở hữu chiếc đồng hồ
đó sẽ thuộc về em A.
Chị A làm nghề mua bán đồ cũ. Một hôm, sau khi mua một chiếc loa cũ
đem về nhà, chị phát hiện trong chiếc loa cũ đó có 5 triệu yên tiền Nhật Bản
(tương đương hơn 1 tỷ đồng Việt Nam).
Có 2 quan điểm như sau:
(1) Áp dụng Điều 228 BLDS 2015 về “Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô
chủ, vật không xác định được chủ sở hữu” để giải quyết.
(2) Áp dụng Điều 230 BLDS 2015 về “Xác lập quyền sở hữu đối với vật do
người khác đánh rơi, bỏ quên” để giải quyết.
Hỏi: Quan điểm của anh/chị như thế nào? Giải thích và đưa ra cơ sở pháp
lý cho quan điểm đó.
Gợi ý
– Khoản 1 Điều 228 BLDS 2015 quy định: "Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở
hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo
quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước". Như vậy, để
khẳng định tài sản là vật vô chủ thì phải xác định được việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản của chủ sở
hữu. Trong đó thái độ chủ quan của chủ sở hữu đối với việc bỏ lại tài sản phải là cố ý. Nếu chủ sở
hữu bỏ lại tài sản một cách vô ý thì tài sản được xác định là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên.
Việc xác lập quyền sở hữu cho người nhặt được tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo
quy định tại Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015.
– Với vật vô chủ do cố ý từ bỏ thì quyền sở hữu của người phát hiện được xác lập ngay, ngoại trừ
bất động sản hoặc tài sản không có người thừa kế thuộc Nhà nước sở hữu.
– Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu và không có căn cứ để xác định việc chủ sở hữu từ
bỏ quyền sở hữu thì tài sản được coi là "vật không xác định được chủ sở hữu". Việc xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 228
Bộ luật Dân sự.
– Trong trường hợp này, vợ chồng người mua ve chai là người đã phát hiện ra số tiền trên trong
cái loa là tài sản mà họ mua tại nhà của mình. Đương nhiên người bán loa cho người mua ve chai
chỉ định đoạt về quyền sở hữu với cái loa chứ không định đoạt số tiền ẩn chứa trong đó.
– Trong khi đó, Điều 230 BLDS quy định “người nào nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên…”. Vật
bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định Điều 230 phải là vật do chủ sở hữu vô ý từ bỏ, vật đó đã ra ngoài kiểm soát,
chiếm hữu trái với ý chí của chủ sở hữu. Thêm nữa, vật bỏ quên, đánh rơi được người nhặt được tại vị trí nhất định
như tại nhà, trên xe bus, chợ, nơi công cộng,… Có thể số tiền trên là vật bỏ quên (cất giấu trong loa rồi quên). Tuy
nhiên cách bỏ quên không hẳn giống như quy định tại Điều 230. Hơn nữa người mua ve chai cũng không nhặt
được số tiền trên.
– Trên thực tế, cái loa đó có thể đã trải qua rất nhiều chặng đường để tới tay của người mua ve chai. Ví dụ có thể cái
loa được đưa từ Nhật về Việt Nam, đến kho công ty nào đó thấy chất lượng không tốt nên lưu kho, rồi lâu thành
hư, bị vứt bãi rác. Rồi sau đó, bị mua qua, bán lại nhiều lần mới đến tay người mua ve chai phát hiện có tiền trong
đó… Như thế, trong trường hợp này, người mua ve chai phát hiện ra tài sản mà không biết ai là chủ sở hữu và
cũng không có căn cứ xác định được chủ sở hữu là ai thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 228 BLDS là phù
hợp. Bởi lẽ, Điều 228 là quy định chung, còn các Điều 229 (xác lập quyền sở hữu với vật bị chôn giấu, chìm đắm
được tìm thấy), Điều 230 ( xác lập quyền sở hữu với vật đánh rơi, bỏ quên) là quy định riêng. Nếu quy định riêng
không thỏa mãn các điều kiện khi áp dụng thì quay về áp dụng quy định chung. Pháp luật bảo vệ sở hữu của người
chủ sở hữu đồng thời bảo vệ quyền sở hữu đươc xác lập của người phát hiện. Trường hợp người ve chai tìm thấy
số tiền trên thì áp dụng khoản 2 Điều 228 BLDS là ổn hơn. Áp dụng như vậy, thời gian kể từ khi thông báo là một
năm, đủ để người chủ sở hữu thật sự nhận lại. Nếu không thì người mua ve chai có thể hưởng toàn bộ số tiền trên
cũng là hợp lý, hợp tình.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp,
chìm đắm được tìm thấy (Điều 229 BLDS 2015)
• Vấn đề xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm
đắm sẽ không phức tạp nếu một người tìm thấy vật trên mảnh đất
thuộc quyền sử dụng của anh ta, hoặc nơi công cộng. Nhưng giả
sử do một người tìm thấy trên bất động sản người khác, chẳng hạn
như một thợ xây khi đào đất xây móng nhà cho chủ nhà A lại phát
hiện được một hộp trang sức được chôn vùi dưới lòng đất thuộc
quyền sử dụng của A, liệu thợ xây có được một mình hưởng quy
chế về vật bị chôn giấu, bị chìm đắm hay không? Chủ sở hữu bất
động sản có được hưởng quyền lợi gì không? Điều 229 BLDS
2015 đã không giải quyết vấn đề này.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH
• Tham khảo luật của Pháp thì thấy các nhà làm luật phân ra hai
trường hợp.
❖Nếu tài sản do chủ sở hữu của động sản hay bất động sản che
giấu tài sản tìm thấy thì tài sản sẽ thuộc sở hữu của người này,
ngay cả khi người này thuê công nhân đào bới để tìm kiếm tài
sản.
❖Nếu tài sản do một người tìm thấy trên động sản hay bất động
sản của người khác một cách tình cờ, một nửa tài sản thuộc về
người tìm thấy, nửa còn lại thuộc về chủ sở hữu bất động sản hay
động sản che giấu tài sản.
❖ Nếu một người cố ý đào bới bất động sản thì tài sản tìm thấy
mới được chia đôi.
Ngày 21/3/2017, trong lúc A cùng B được thuê đào đất để làm nhà kho
cho bà D đã phát hiện một hũ thuỷ tinh gói trong bọc ni lông liền gọi B
đến xem, B mở ra thấy bên trong có ba gói vàng với 30 lượng vàng
9999. Bà D cho rằng đó là vàng do C (chồng D) chôn giấu cách đây 10
năm trước khi C bị tai nạn giao thông gây mất trí nhớ nên bà D ko biết ở
đâu để đào lên. D đã cho A, B mỗi người 500.000 đồng để thưởng công
tìm ra hũ vàng nhưng các anh không nhận.
Ngày 23/3/2017, D gọi vợ A đến cho 1 chỉ vàng nhưng vợ A cũng không
nhận mà yêu cầu D chia cho A một nửa số vàng đào được, bà D từ chối.
Ngày 30/5/2017, A khởi kiện đòi D chia nửa số vàng đã được tìm thấy
trên.
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, anh/ chị hãy giải quyết tranh chấp trên.
Tình huống
Trên đường đi làm về, Chị M nhặt được chiếc túi, trong đó có 01
chiếc máy ảnh mini hiệu Niko có giá khoảng 4 triệu đồng. Chị M
đã liên hệ với công an phường nơi nhặt được chiếc túi để thông
báo cho người bị mất biết đến nhận, đồng thời mang máy ảnh về
nhà. Hơn một năm sau không có ai đến nhận nên chị M muốn
cho con gái mình sử dụng chiếc máy ảnh đó. Chị M không biết,
việc đó có đúng với quy định của pháp luật không, nên xin được
giải đáp?
Trả lời:
Điều 230 BLDS 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh
rơi, bỏ quên:
“1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người
đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết
địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân
dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà
nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã
giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối
với tài sản này được xác định như sau:
Như vậy, trong trường hợp này thì chiếc máy ảnh đó đã thuộc sở hữu của chị M, do đó, chị
có quyền tặng cho con gái củ mình sử dụng theo đúng với quy định của pháp luật.
1.3. Các căn cứ cụ thể xác lập QSH

Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 231
BLDS 2015)
Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 232
BLDS 2015)
Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 233
BLDS 2015)
Tình huống
•Ông B bắt được một con bò lạc. Sau một thời
gian nuôi con bò đã đẻ một con bê con. Sau 01
năm kể từ ngày bắt được gia súc thất lạc,
người chủ của con bò đến nhận lại tài sản của
mình. Vậy trong trường hợp này, con bò và
con bê sẽ thuộc sở hữu của ai?
• Trả lời:
Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người bắt được gia súc bị thất lạc
phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để
thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày
thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì
quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ
thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền
công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian
nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc
được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải
bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Như vậy, trong trường hợp trên, sau 01 năm kể từ ngày bắt được con bò bị thất lạc
và trong thời gian ông B nuôi dưỡng con bò đã đẻ ra con bê thì quyền sở hữu đối
với con bò và con bê thuộc về ông B.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền
công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc (ông B). Đồng thời,
nếu được nhận lại con bê thì ông B sẽ được hưởng 50% giá trị của con bê.
• Tình huống:
Do bão lụt nên tất cả cá trong ao của ông D đã sang ao
của ông Q. Ông Q cho rằng cá vào ao của ông thì sẽ thuộc
sở hữu của ông. Nhưng ông D cho rằng cá của ông Q mới
thả còn nhỏ, còn cá của ông là cá đã lớn vì vậy ông Q phải
trả lại số cá lớn cho ông. Vậy theo quy định của pháp luật
hiện hành, ông Q có phải trả lại cá cho ông D hay không?
Trả lời:
Điều 233 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển
tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó.
Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không
thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở
hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người
đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.
Căn cứ vào quy định nêu trên, khi tất cả cá trong ao của ông D đã sang ao của ông Q do
lụt bão thì số cá đó sẽ thuộc sở hữu của ông Q. Chỉ khi cá của ông D có dấu hiệu riêng
biệt thì mới được quyền đòi lại, như: loại cá của ông Q là chép trắng, còn cá mà ông D là
chép vàng; hoặc ông Q chỉ nuôi cá chép, còn ông D chỉ nuôi cá mè... Trong trường hợp
nêu trên, việc ông D cho rằng cá của ông Q mới thả còn nhỏ, còn cá của ông là cá đã lớn
sẽ không được coi là dấu hiệu riêng biệt để có thể phân biệt cá của ông D với cá của ông
Q. Vì vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, ông Q sẽ không phải trả số cá lớn có
trong ao của mình cho ông D.
Tình huống
• Ông A có ý định xây lại ngôi nhà nên đã thuê
người đến đào móng. Trong quá trình đào, người
làm thuê đã đào được 1 hũ vàng. Ông A lấy hũ vàng
và cho họ mỗi người một ít tiền nhưng họ không
chịu vì họ cho rằng họ là người đào được thì phải là
của họ. Hỏi trong trường hợp này hũ vàng đó sẽ
thuộc quyền sở hữu của ai?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 229 Bộ luật dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu,
bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông
báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo
quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp này, khi đào được hũ vàng mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì ông A
và người làm thuê có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền; trong thời
gian thông báo, ông A hoặc người làm thuê có thể tạm thời chiếm giữ hũ vàng đó. Sau khi trừ chi phí tìm
kiếm, bảo quản thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định:
- Nếu tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa
thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của
pháp luật;
- Nếu tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di
sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở
hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50%
giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về
Nhà nước.
Tình huống
Ông Minh phát hiện có con trâu lạc vào đàn
trâu nhà mình, ông đã báo cho cán bộ xã biết
để thông báo trên loa truyền thanh của xã, rồi
đưa trâu về nhà nuôi. Đến nay, đã 3 tháng kể từ
ngày thấy trâu nhưng chưa có ai đến xin lại.
Ông Minh muốn hỏi, khi nào thì ông có thể xác
lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
này?
Trả lời:
Theo Điều 231 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập
quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc người bắt được gia súc bị thất
lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau
06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia
súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia
súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia
súc.
Như vậy, nếu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày thông báo công khai
với chính quyền về việc phát hiện thấy trâu lạc mà chủ sở hữu không
đến xin lại thì quyền sở hữu đối với con trâu đó thuộc về ông Minh.
Tình huống
Nhà anh H nuôi một đàn vịt có 30 con. Một hôm lùa
đàn vịt về, anh đếm vịt thấy tăng lên 10 con. Anh H
biết có vịt lạ lạc vào đàn vịt của mình, nhưng không
thông báo cho các gia đình gần đó cũng như báo với
chính quyền biết, mà anh mặc nhiên cho đó là vịt
nhà mình.
Xin hỏi, trong trường hợp trên, anh H có thể tự xác
lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc như vậy
không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu
đối với gia cầm bị thất lạc, trường hợp anh H bắt được gia cầm của
người khác bị thất lạc thì anh H phải thông báo công khai đến các hộ
dân lân cận và chính quyền cơ sở để thông báo trên các phương tiện
đại chúng nhằm giúp chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01
tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong
thời gian nuôi giữ mới thuộc về anh H. Do vậy, việc anh H ngay khi
bắt được 10 con vịt bị lạc đã tự cho là thuộc quyền sở hữu của mình là
không đúng pháp luật.
Tình huống
Gia đình bà An là gia đình thuần nông, ngoài việc canh tác 3 sào ruộng
lúa, gia đình bà còn nuôi một đàn vịt để tăng thêm thu nhập. Một hôm, sau
khi lùa đàn vịt chăn ở ngoài đồng về nhà, bà An đếm lại và phát hiện có
thêm 15 con vịt khác lạc vào đàn vịt nhà bà. Ngay lúc đó, bà An đã đi hỏi
các gia đình nuôi vịt gần đó và báo với Ủy ban nhân dân xã nhưng không
thấy gia đình nào báo mất vịt. Theo lời cán bộ Ủy ban nhân dân xã, bà An
đã nuôi ghép số vịt đó cùng đàn vịt của nhà mình trong thời gian chờ
người mất đến nhận vịt. 20 ngày sau, ông Bê nhà ở cuối thôn đến tìm bà
An và muốn nhận lại số vịt bị thất lạc và toàn bộ số lượng trứng mà 15
con vịt đã đẻ ra trong quá trình bà nuôi giữ. Bà An không đồng ý trả lại vịt
cho ông Bê vì bà cho rằng mình đã tốn công chăm sóc trong 20 ngày vừa
qua nên số vịt nói trên phải là của gia đình bà. Không ai chịu nhường ai
nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã và nặng lời với nhau. Sau đó ông Bê
đã đến nhờ luật sư để giải quyết.
Gợi ý trả lời:

1. Xác định mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn: Đây là mâu thuẫn giữa ông Bê và bà An trong việc trả lại 15 con vịt
bị thất lạc. Ông Bê muốn nhận lại vịt và toàn bộ số lượng trứng mà 15 con vịt đã đẻ ra trong quá trình bà An nuôi giữ.
Bà A không đồng ý trả lại vịt.

2. Căn cứ giải quyết

- Căn cứ pháp luật: Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc quy định:
"Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để
chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì
quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho
người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do
gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm".
3. Hướng giải quyết

- Bà An phát hiện 15 con vịt lạc vào đàn vịt nhà mình và đã báo cho Ủy ban nhân dân xã để thông báo cho người mất, đồng thời

nuôi giữ số vịt nói trên chờ người đến nhận là đã thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Theo quy định thì phải sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì số vịt nói trên mới thuộc

sở hữu của bà An. Tuy nhiên bà An mới chỉ nuôi giữ số vịt này được 20 ngày nên bà An phải trả lại toàn bộ số vịt này cho ông Bê

và bà An chỉ được hưởng số trứng mà 15 con vịt đã đẻ trong thời gian nuôi giữ.

Ông Bê chỉ được nhận lại số vịt bị lạc, không được nhận lại số lượng trứng vịt đẻ ra trong thời gian bà An nuôi giữ, đồng thời

phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho bà An.

- Khuyên ông B và bà A không nên cãi vã, to tiếng với nhau sẽ làm mất tình đoàn kết giữa hai gia đình và ảnh hưởng đến thôn.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy

định của pháp luật.


• Tình huống:
Nhà ông Minh và ông Huân cùng đấu thầu hai đầm sát nhau để
nuôi trồng thủy sản. Đầm nhà ông Minh chuyên nuôi tôm, đầm
nhà ông Huân chuyên nuôi cá, mọi người trong làng đều biết
việc này, tuy nhiên, sau trận mưa rào, nước lụt, tôm từ đầm nhà
ông Minh nhảy tràn sang đầm nhà ông Huân. Thấy đầm nhà
mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Huân đã cất vó, bắt tôm đem
bán, ông Minh biết chuyện đã yêu cầu ông Huân trả lại số tôm
đã bắt. Ông Huân không đồng ý vì “cá vào ao ai người đó
hưởng”, “tôm ở ao ông thì ông bắt” dẫn đến mâu thuẫn, xung
đột. Nếu được phân công giải quyết vụ việc, anh/chị sẽ làm thế
nào ?
Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa nhà ông Minh và ông
Huân là do tôm từ đầm nhà ông Minh nhảy tràn sang đầm nhà ông Huân sau trận
mưa rào, nước lụt. Ô Huân không thông báo lại còn bắt tôm đem bán. Ông Minh
yêu cầu ông Huân trả lại số tôm đã bắt nhưng ông Huân không đồng ý.
2. Căn cứ pháp lý
Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017
quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước: “Khi vật nuôi dưới
nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì
thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có
dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì
người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận
lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.”
• Hướng giải quyết
- trên cơ sở quy định của Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước để các bên hiểu rõ về
quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận
việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa
thuận đó.
- cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai
bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Đề nghị ông Huân
phải trả lại số tôm đã bắt do số tôm từ đầm của nhà ông Minh nhảy tràn
sang đầm nhà ông Huân vì đầm nhà ông Huân chuyên nuôi cá, đầm nhà
ông Minh chuyên nuôi tôm, hai người và mọi người trong làng đều biết
điều này.
- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các
bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của
pháp luật.
Tình huống:
• Một tối đi đường, ông Hòa nhặt được chiếc túi, trong đó có 01 máy
tính xách tay, 05 triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân của ông Bình
nhưng không rõ địa chỉ. Ông Hòa đã liên hệ với cán bộ xã để thông báo
cho người bị mất biết đến nhận, đồng thời mang tiền, máy tính về nhà;
giao máy tính cho con trai sử dụng, con trai ông đã làm đổ chai nước
dẫn đến chập điện và hỏng máy tính. Ba ngày sau, ông Bình đến nhà
ông Hòa xin nhận lại tài sản vì hôm đó do say rượu nên đánh rơi mà
không biết. Ông Hòa đồng ý trả lại 5 triệu và giấy tờ tùy thân cho ông
Bình, riêng máy tính do đã chập điện và hỏng nên ông Hòa xin ông Bình
thứ lỗi và chấp nhận đền bù 03 triệu đồng. Ông Bình không đồng ý vì
máy tính đó ông mới mua giá 12 triệu đồng, ít nhất ông Hòa phải bồi
thường 8 triệu, do không thống nhất được mức bồi thường nên hai bên
đã lời qua tiếng lại gây mâu thuẫn, tranh chấp. Nếu được giao hòa giải
vụ việc, ông/bà làm thế nào ?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa ông Hòa và
ông Bình là do con trai ông Hòa đã vô tình làm chập điện và hỏng
chiếc máy tính của ông Bình, hai ông không thống nhất được mức bồi
thường.
2. Căn cứ pháp lý
Điều 230 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2017 quy định xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người
khác đánh rơi, bỏ quên:
3. Hướng giải quyết
- khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 230 Bộ luật dân sự năm
2015 quy định xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên để các
bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc
giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- cần nêu truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam và thuyết phục hai bên không để xảy ra
tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Phân tích để ông Bình hiểu rõ việc ông Hòa đã liên hệ với
cán bộ xã thông báo cho người bị mất biết và đến nhận là việc làm phù hợp theo quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015. Đề nghị ông Bình chấp nhận về việc bồi thường chiếc máy đã
chập điện và hỏng do ông Hòa nhặt được mặc dù ông đã giao máy tính cho con trai sử dụng
là không đúng và ông Hòa đã xin ông Bình thứ lỗi, việc máy tính bị hỏng là do con trai ông
vô tình làm đổ chai nước dẫn đến chập điện và máy tính bị hỏng chứ không phải do ông cố
ý thực hiện.
- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

2.1. Khái niệm


Là sự kiện xảy ra trong đời sống mà
theo đó quyền sở hữu về tài sản
chấm dứt đối với một hoặc nhiều chủ
thể nhất định.
2.2. Phân loại

Chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu

Chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của pháp luật

Chấm dứt quyền sở hữu do sự kiện khác.


❖ Chấm dứt QSH theo ý chí của CSH
• Chủ sở hữu chuyển giao QSH của mình cho người khác: Khi
CSH chuyển giao QSH của mình cho người khác thông qua hợp
đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để
thừa kế thì QSH đối với TS của người đó chấm dứt kể từ thời
điểm phát sinh QSH của người được chuyển giao.
• Từ bỏ QSH: CSH có thể tự chấm dứt QSH đối với TS của mình
bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ
việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
đó. Kể từ thời điểm chủ sở hữu thực hiện hành vi từ bỏ QSH đối
với một tài sản thì QSH về TS đó chấm dứt đối với họ.
❖ Chấm dứt QSH theo quy định của pháp luật
• Tài sản mà người khác đã được xác lập QSH: Khi tài sản bị
đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi
dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập
QSH hoặc tài sản mà người khác đã được xác lập theo thời
hiệu thì chấm dứt QSH của CSH trước đó.
• Tài sản bị trưng mua: Khi tài sản bị trưng mua theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì lý do quốc
phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia thì QSH đối với TS của
CSH chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật
❖ Chấm dứt QSH theo quy định của pháp luật
• Tài sản bị tịch thu: khi tài sản của CSH do phạm tội, vi phạm hành chính
mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì QSH đối với tài sản đó chấm dứt kể
từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.
• Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của CSH: Nếu tài sản bị xử lý để thực
hiện nghĩa vụ của CSH thì QSH đối với tài sản bị chấm dứt theo một trong
hai thời điểm sau đây:
❑Một là, chấm dứt vào thời điểm tài sản bị xử lý nếu việc xử lý tài sản là để
thực hiện nghĩa vụ của CSH theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác.
❑Hai là, chấm dứt tại thời điểm phát sinh QSH của người nhận tài sản đó
nếu việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của CSH không theo quyết
định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
❖ Chấm dứt QSH do sự kiện khác
•Tài sản bị tiêu hủy: khi tài sản bị tiêu hủy thì
QSH đối với TS bị chấm dứt.
•Tài sản là vật tiêu hao đã được tiêu dùng hết: đối
với tài sản là vật tiêu hao thì khi chủ sở hữu tiêu
dùng, QSH đối với TS chấm dứt theo mức tiêu
dùng.
• Tranh luận về xác lập quyền sở hữu: Tổ ong của ai?
• Nhà A có trồng một cây bưởi sau vườn. Một nhánh bưởi nhà A vươn
sang phần không gian nhà B bên cạnh. Có một tổ ong mật làm tổ trên
nhánh cây bưởi đó. C là người hàng xóm đang hành nghề nuôi ong
mật phát hiện ra tổ ong trên cành bưởi nên sang bắt ong, lấy mật về.
Thấy vậy, A chạy ra ngăn lại và không cho C bắt ong. A cho rằng:
"Cây bưởi của tôi, ong làm tổ trên cây bưởi là của tôi. Không ai có
quyền bắt đi". Nghe vậy, B chạy ra nói: "Cây bưởi tuy của anh A
nhưng ong lại làm tổ trên phần không gian nhà tôi. Do đó ong và mật
là của tôi". C liền cãi: "Ong là loài vật tự nhiên, người nào phát hiện
và chiếm giữ nó thì người đó là chủ sở hữu. Vả lại nhà tôi cũng có
nuôi ong mật nên toàn bộ tổ ong đó thuộc về tôi". Theo pháp luật hiện
hành A, B, C ai là người được quyền sở hữu tổ ong và mật ấy? Tại
sao?
•Vấn đề pháp lý quan trọng:
"Tổ ong có phải là hoa lợi
của cây điều?"
• Quan điểm 1: Tổ ong là hoa lợi của cây điều. Việc khai thác tổ
ong trên cây không làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản gốc. Nếu
ta gọi tài sản sinh hoa lợi là tài sản gốc thì tài gốc là cây điều chứ
không phải là khoảng không gian có cây điều.
• Quan điểm 2: phản bác tổ ong là hoa lợi nhưng không phải là hoa
lợi của cây điều. Tổ ong là hoa lợi của con ong (do ong hút phấn,
tạo mật…). Cái lá, cái hoa, cái quả điều là hoa lợi của cây điều.
Nếu bất cứ cây điều nào cũng sinh ra tổ ong thì ong mới là hoa lợi
của cây điều!
→Tổ ong không phải là hoa lợi của cây điều bởi cây điều không
sinh ra tổ ong.
Gợi ý
• Nhánh cây ông An vi phạm không gian, ông Ban có quyền yêu cầu chặt
bỏ nhưng ông An chưa chặt, ông Ban lại không có biện pháp gì (khiếu
nại với tổ hoà giải, UBND phường xã) chứng tỏ mình yêu cầu chặt thì
cành cây vẫn là của ông An. Còn tổ ong là vật thiên nhiên như cây cỏ,
chim muông, thú dữ sinh sản, di chuyển tự nhiên, nếu không có chủ và
không thuộc diện nhà nước quản lý thì áp dụng pháp luật tương tự (Điều
233 Bộ luật Dân sự 2015, xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới
nước) - cho rằng cá di chuyển tự nhiên vào ruộng hoặc ao của người nào
thì người đó được sở hữu. Tổ ong không phải là hoa lợi của cây nhưng lại
di chuyển vào cây điều của ông An nên ông An được quyền sở hữu.
• Việc áp dụng phong tục tập quán khai thác ong của anh Cương chỉ phù
hợp nếu tổ ong đó ở trên rừng hoặc đất hoang. Đây là nhà của ông Ban,
không thể muốn vào bắt là được.
• Ông Vui một hôm đào đất trong vườn nhà mình phát hiện được
1 hộp đựng 20 lượng vàng chôn sâu dưới đất. Mặc dù đã cố
gắng giữ bí mật nhưng thông tin vẫn bị lộ ra ngoài. Công an
phường X đã mời ông Vui đến để trình bày sự việc và ông Vui
đã thừa nhận việc mình đã tìm được 20 lượng vàng. Cho rằng
hành vi giấu giếm TS có giá trị lớn của ông Vui là trái PL nên
CA phường kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch
thu toàn bộ 20 lượng vàng sung công quĩ. Ông Vui không đồng
ý. Theo ông Vui thì ông có công phát hiện số vàng này nên ông
phải được hưởng một số tài sản theo qui định của pháp luật.
Anh chị hãy giải quyết vụ việc trên. Giải thích ?
Tình huống
Công ty cổ phần HL chuyên cung cấp các dịch vụ dọn dẹp, làm sạch cảnh quan môi trường. Theo hợp đồng đã kí với với công ty Xây
dựng Hưng Thịnh, công ty HL cử 8 công nhân của mình đến đoạn đường Láng để thu gom cát, đá cũng như rửa sạch đường do xe tải của
công ty Hưng Thịnh làm rơi, vãi trong quá trình vận chuyển. Trong quá trình làm việc, chị Nguyễn Thị Nhung, công nhân của công ty cổ
phần HL, đã phát hiện ra cái túi da nằm trên vỉa hè đường Láng, trong túi có 8 cây vàng và 2 triệu đồng (Việt Nam đồng). Ít phút sau, lãnh
đạo Nhà máy Hưng Thịnh biết, lập biên bản giữ lại số vàng và tiền với lý do số tài sản này được tìm thấy khi tiến hành làm công việc cho
công ty. Đồng thời, biết được thông tin do công nhân báo về, công ty cổ phần HL cũng đã đến hiện trường và yêu cầu chị Nhung giao nộp
tiền và vàng với lý do chị Nhung là công nhân của công ty nên trong quá trình làm việc những lợi ích phát sinh, tìm thấy thì thuộc sở hữu
của công ty. Chị không đồng tình giao tiền và vàng cho hai công ty vì đây là tài sản chị phát hiện được.
Câu hỏi:
1. Việc xác lập sở hữu 8 cây vàng và 2 triệu đồng thuộc căn cứ xác lập nào theo quy định của BLDS năm 2015? Vì sao?
2. Chủ thể nào được xác lập sở hữu trong tình huống trên? Vì sao?
3. Các trình tự, thủ tục chủ thể phải tiến hành theo quy định của pháp luật để có thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản?
4. Tính cụ thể giá trị tài sản mà chủ thể được nhận, biết giá vàng tại thời điểm chị Nhung nhặt được là 3.320.000 đồng/chỉ; tại thời điểm
giao tài sản cho chủ thể được xác lập sở hữu là 3.150.000/chỉ
PHẦN B: CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ CHẤM
DỨT QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TS
• ĐÃ NGHIÊN CỨU TRONG CHƯƠNG 4
PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN
SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ
Chương 6:
Các hình thức sở hữu tài sản
Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

6/15/2019
NỘI DUNG BÀI HỌC
6.1. Khái niệm hình thức sở hữu
6.2. Sở hữu toàn dân
6.2.1. Khái niệm
6.2.2. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
6.3. Sở hữu riêng
6.3.1. Khái niệm
6.3.2. Nội dung
6.4. Sở hữu chung
6/15/2019
HÌNH THỨC SỞ HỮU THEO BLDS 2005
•Theo BLDS năm 2005, có 6 hình thức sở hữu (Điều
200 – Điều 232) bao gồm:
•(1) sở hữu nhà nước;
• (2) sở hữu tập thể;
•(3) sở hữu tư nhân;
•(4) sở hữu chung;
•(5) sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội;
• (6) sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
6/15/2019
• Việc phân chia hình thức sở hữu dựa vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ
của các chủ thể như vậy là không hợp lý:
✓Thứ nhất, việc liệt kê chủ thể chưa khoa học vì sự liệt kê có thể chưa
đầy đủ vì còn có thể có nhiều loại hình tổ chức, các nhóm người phát
sinh. Nếu như có một thành phần kinh tế mới xuất hiện trong xã hội thì
BLDS lại phải sửa, như vậy tính ổn định của BLDS không cao;
✓ Thứ hai, khi xác định một hình thức sở hữu nào đó thì phải xuất phát
từ sự khác biệt về nội dung quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt), về phương thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với
tài sản.
✓ Thứ ba, theo quy định BLDS năm 2005 thì sở hữu tập thể là một hình
thức sở hữu độc lập nhưng, về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của pháp nhân
là hợp tác xã.
6/15/2019
BLDS •sở hữu riêng
năm •sở hữu chung
2015 •sở hữu toàn dân
6/15/2019
6.1. Khái niệm hình thức sở hữu
• Là nhóm quan hệ sở hữu có cùng tính chất, xác định sở
hữu của một loại chủ thể nhất định đối với tư liệu sản
xuất và các của cải vật chất khác.
• Sở hữu của một chủ thể nhất định đối với tư liệu sản
xuất và các của cải vật chất khác (gọi là tài sản) được
pháp luật xác định, trong đó ghi nhận các quyền năng
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của chủ
thể đó nên chủ thể đó còn được gọi là chủ sở hữu và các
hình thức sở hữu còn được gọi là quyền sở hữu.

6/15/2019
6.2. SỞ HỮU TOÀN DÂN

6.2.1. Khái niệm sở hữu toàn dân và quyền sở hữu toàn


dân
Sở hữu toàn dân là phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ
phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
các tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

6/15/2019
6.2. SỞ HỮU TOÀN DÂN

+ Quyền sở hữu toàn dân:


- Theo nghĩa khách quan: là tổng hợp những quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ về xác lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
và bảo vệ tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Theo nghĩa chủ quan: là khả năng xử sự của Nhà nước trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn
dân. 6/15/2019
6.2. SỞ HỮU TOÀN DÂN
+ Quyền sở hữu toàn dân – một quan hệ pháp luật dân sự
- Chủ thể là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đại diện thực hiện quyền
của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân – Điều 198)
- Khách thể: Tài sản – Điều 197 (đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, tài sản khác do Nhà nước đầu tư,
quản lý,…)
- Nội dung: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu
toàn dân.

6/15/2019
6.2. SỞ HỮU TOÀN DÂN

6.2.2. Các căn cứ để xác lập quyền sở hữu toàn dân


- Kế thừa của nhà nước trước
- Quốc hữu hóa
- Tịch thu, trưng thu, trưng mua
-….

6/15/2019
❖ Quốc hữu hóa

❑Là việc cưỡng chế chuyển những tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của tư
nhân thành sở hữu XHCN nhằm xóa bỏ sở hữu của giai cấp bóc lột.

❑Ở nước ta quốc hữu hóa thực hiện trong giai đoạn 1945 – 1954; 1954 –
1960 – 1975. Việc quốc hữu hóa thông thường không có đền bù. Cá biệt
có đền bù tùy thuộc vào điều kiện của từng nước. Hiện nay, Điều 23
Hiến pháp 1992 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức
không bị quốc hữu hoá”.
6/15/2019
Quốc hữu hóa Xã hội chủ nghĩa tài sản mang một số đặc điểm sau:

✓ Thứ nhất, quốc hữu hóa mang tính cưỡng chế không phụ thuộc vào ý chí của sở
hữu chủ. Việc quốc hữu hóa thông thường được thực hiện khi có những biến động
rất lớn về điều kiện kinh tế, chính trị hoặc chính sách của nhà nước. Quốc hữu hóa
sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích kinh tế rất lớn đối với chủ thể có tài sản bị quốc
hữu hóa. Vì vậy, việc quốc hữu hóa tài sản được thực hiện bằng việc cưỡng chế và
chủ thể có tài sản bị quốc hữu hóa phải thực hiện và tuân thủ không điều kiện.

✓ Thứ hai, quốc hữu hóa nhằm vào tài sản. Việc quốc hữu hóa chỉ hướng đến tài sản
của chủ thể bị quốc hữu hóa. Đối với những lợi ích chỉ thuộc về tinh thần hoặc gắn
liền với nhân thân thì không thể thực hiện việc quốc hữu hóa. 6/15/2019
✓ Thứ ba, việc quốc hữu hóa thông thường không có
đền bù. Khi một quốc gia mà việc quốc hữu hóa có thể
xảy ra với bất kỳ chủ thể nào thì sẽ ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế của quốc gia, khi mà các nhà đầu tư,
kinh tế không biết được tài sản mà mình tạo lập hợp
pháp liệu có bị quốc hữu hóa thì sẽ không thể yên tâm
đầu tư lượng tài sản lớn vào quốc gia đó.

6/15/2019
❖ Trưng thu

✓ Trưng mua là biện pháp cưỡng chế hành chính buộc cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể
khác bán cho Nhà nước tài sản thuộc sở hữu của mình theo khung giá mà pháp luật quy
định.

✓ Pháp luật dân sự đặt lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia ở vị trí cao nhất. Vì vậy, khi lợi
ích quốc phòng, lợi ích quốc gia bị xâm phạm thì nhà nước có thể trưng mua tài sản của
chủ sở hữu mà không cần đến sự đồng ý của chủ sở hữu.
✓ Đối với các loại tài sản bị trưng thu, sung quỹ Nhà nước nói ở trên, thì quyền sở hữu tài
sản sẽ chuyển giao cho Nhà nước kể từ thời điểm quyết định trưng thu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
6/15/2019
❖ Thu thuế

✓ Thuế hay thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước.

✓ Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính
cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Đóng thuế
vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, vừa là
nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân.

✓ Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế
khoán do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình. Tất các các khoản thuế thu được về nguyên tắc
đều sung vào công quỹ của Nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng để đảm bảo cho việc vận hành bộ
máy Nhà nước, cung cấp các dịch vụ công công… và thuộc sở hữu toàn dân.
6/15/2019
http://vi.wikipedia.org/
6.2. SỞ HỮU TOÀN DÂN

6.2.2. Các căn cứ để xác lập quyền sở hữu toàn dân


- Một số trường hợp vật vô chủ; vật bị chôn giấu, chìm đắm;
vật do người khác đánh rơi, bỏ quên; ... theo quy định của
pháp luật thuộc sở hữu toàn dân.
- Thu thuế
- Nhận viện trợ
- …. 6/15/2019
Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình
tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý
đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Theo đó,
Nghị định quy định 6 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu
toàn dân, gồm:
1- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm: Tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; vật chứng vụ
án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình
sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

6/15/2019
2- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ
quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có
người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa
tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Nhóm tài sản này bao gồm:
• Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị đánh rơi,
bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận;
• Tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy
không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;
• Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có
người thừa kế nhưng không được hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời
hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm
hữu theo quy định của pháp luật về dân sự;
• Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa
bản hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
6/15/2019
3- Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải
thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt
động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt
động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (tài
sản của quỹ bị giải thể).

6/15/2019
4- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu,
tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách
nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước
Việt Nam (tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu
cho Nhà nước).

5- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao
không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc
thời hạn hoạt động.

6- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển
giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
6/15/2019
6.2. SỞ HỮU TOÀN DÂN

6.2.3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở


hữu toàn dân
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi, theo
trình tự do pháp luật quy định (Đ 199 – 204)
- Nhà nước đại diện
- Chính phủ thống nhất quản lý
6/15/2019
❖Quyền chiếm hữu

Các tổ chức, công dân thực hiện quyền chiếm hữu bằng cách chiếm giữ
trực tiếp hoặc chiếm giữ pháp lý, còn Nhà nước lại thực hiện quyền chiếm
hữu tài sản của mình bằng cách ban hành các văn bản pháp quy, quy định
việc bảo quản, quy định thể lệ kiểm kê tài sản của mình để kiểm tra tài
sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, Các
cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định này.

6/15/2019
Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện các quyền
năng sau:
– Quyền định đoạt đối với đất đai, gồm có: Quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua
việc quyết định, xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất); Quy định về hạn mức giao
đất và thời hạn sử dụng đất; Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất; Định giá đất.
– Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách
tài chính về đất đai, như: Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Thu thuế sử dụng đất, thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu
tư của người sử dụng đất mang lại.
– Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và quy định quyền, nghĩa vụ
của người sử dụng đất. Các cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử
dụng đất. Quyền sử dụng đất của các chủ thể này được xác lập do được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng. Người có quyền sử dụng đất, tuy không có
quyền sở hữu đối với đất nhưng trong những trường hợp nhất định cũng có các quyền năng
như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;6/15/2019 quyền được bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất.
Với tư cách thống nhất quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước thực hiện các quyền năng:
– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn
bản đó;
– Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
– Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
– Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
– Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất;
– Thống kê, kiểm kê đất đai;
– Quản lý tài chính về đất đai;
– Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
– Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật
về đất đai;
– Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử
dụng đất đai; 6/15/2019
– Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất
quản lý nhà nước về đất đai thông qua việc thực hiện của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước. Cụ thể như sau:
– Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất
đai trong phạm vi cả nước;
– Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an
ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên
và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất
đai.
– Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về
đất đai tại địa phương;
– Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản
lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo phân cấp về thẩm quyền. 6/15/2019
❖Quyền sử dụng

Với tư cách là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất quan trọng, Nhà nước có
quyền khai thác công dụng những tài sản đó như bất kỳ một chủ thể nào đối với
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên việc khai thác những lợi ích tài
sản trong quyền sở hữu Nhà nước cũng khác với quyền sử dụng các chủ thể
khác. Nhà nước khai thác lợi ích tài sản theo quy định của pháp luật và theo một
kế hoạch nhất định. Nhà nước thành lập những cơ quan quản lý tài sản như:
Quản lý hành chính kinh tế hoặc quản lý sản xuất, kinh doanh. Tùy từng loại
tính chất của doanh nghiệp nhà nước và tùy loại tài nguyên thiên nhiên mà Nhà
6/15/2019

nước giao cho các cơ quan quản lý.


❖ Sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân
❑ Một số tài sản được dành cho tất cả mọi người sử dụng chung một
cách trực tiếp: sông, hồ lưu thông tự do, đường bộ,… bất kỳ ai cũng
có quyền sử dụng các tài sản này với điều kiện tôn trọng các quy tắc
hành chính và quyền sử dụng của người khác.
❑ Có những tài sản được giao cho cơ quan cung ứng dịch vụ công
cộng để khai thác nhằm phục vụ cho tất cả mọi người: đường sắt
được cơ quan quản lý đường sắt để chuyên chở hành khách, hàng
hóa; mạng lưới điện quốc gia được giao cho Tổng công ty điện lực sử
dụng để cung ứng điện cho nhân dân,…
❑ Những tài sản giao cho doanh nghiệp Nhà nước khai thác nhằm
tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế… 6/15/2019
Ví dụ: Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng: Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
trong phạm vi cả nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và
các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo
vệ và phát triển rừng; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền; Chính phủ quy định tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp
huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng.
6/15/2019
Để khai thác công dụng của các tư liệu sản xuất quan trọng, Nhà nước giao
quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân trong một thời gian lâu dài và ổn định. Đối
với đất đai, Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất và được hưởng những quyền
lợi hợp pháp trên đất được giao như : Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
thế chấp, được bán những thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao khi
còn sử dụng. Khi chuyển quyền sử dụng đất phải tuân theo các trình tự thủ tục do
BLDS và luật đất đai quy định. Tuy nhiên đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước, vì
vậy, những tổ chức cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các chính sách của
Nhà nước nhằm bảo vệ và cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất đai hợp lý, đúng mục đích,
tiết kiệm, không được làm đất suy kiệt độ phì nhiêu, bạc màu. 6/15/2019
Đối với các loại tài nguyên khác, Nhà nước giao cho các
tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ nhất
định hoặc có thể cho các chủ thể khác nhận khoán, thuê, thuê
khoán… nhằm khai thác công dụng của các tài nguyên. Các
quyền lợi hợp pháp của các chủ thể cũng được pháp luật bảo
vệ.

6/15/2019
Tóm lại, quyền sử dụng tài sản được Nhà nước chuyển giao cho các cơ quan,
doanh nghiệp của Nhà nước để quản lý và khai thác công dụng; hoặc được Nhà
nước chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thông qua hợp đồng dân sự hay thủ
tục hành chính nhất định. Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho các cơ
quan, doanh nghiệp Nhà nước, cá nhân và các chủ thể khác sử dụng tài sản thuộc
sở hữu nhà nước một cách tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Đồng thời nghiêm trị những hành vi gây thiệt hại đối với tài sản đó, hoặc
làm suy kiệt, hủy hoại môi trường.

6/15/2019
❖Quyền định đoạt

Cũng như các chủ thể khác đây là quyền định đoạt tài sản về mặt
pháp lý và là quyền năng cơ bản của sở hữu toàn dân. Nhà nước có thể
chuyển giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, cá
nhân… những chủ thể này được quyền sử dụng tài sản để thực hiện
nhiệm vụ được giao. Nhà nước thành lập những cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc chuyển
giao tài sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật quy
định. 6/15/2019
Để thực hiện quyền định đoạt, Nhà nước trao cho các cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương có quyền được định đoạt
một phần trong phạm vi quyền sở hữu đất đại của mình.
Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cũng đồng
thời có thẩm quyền thu hồi đất, nếu người sử dụng đất không
thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước về mục
đích sử dụng của từng loại đất, bảo vệ đất…
6/15/2019
Ngoài việc các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phường thực hiện quyền định đoạt
tài sản thuộc sở hữu nhà nước, các cơ quan nhà nước còn trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài
sản cho tổ chức, cá nhân trong phạm vi quyền hạn của mình, Nhà nước còn cho phép các doanh
nghiệp Nhà nước thành lập thực hiện một phần quyền định đoạt đó. Chẳng hạn các doanh nghiệp có
quyền mua bán phương tiện, nguyên liệu, máy móc, vật tư, hàng hóa… để phục vụ quá trình sản xuất
kinh doanh, phục vụ hoạt động công ích và để thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao.

Ngoài các quyền trên, các tổ chức này (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh
doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích) còn có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế
chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, trừ những thiệt bị nhà xưởng quan trọng
theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép trên
nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý của doanh
nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật. 6/15/2019
6.3. SỞ HỮU RIÊNG

6.3.1. Khái niệm sở hữu riêng


Khoản 1 Điều 205 BLDS quy định:
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân
hoặc một pháp nhân.

6/15/2019
6.3. SỞ HỮU RIÊNG

6.3.2. Căn cứ xác lập sở hữu riêng


Tiền lương, tiền công, thu nhập hợp pháp khác như
lợi nhuận do sản xuất, kinh doanh; hoa lợi; tiền trúng xổ
số; tài sản được tặng cho, thừa kế;…
→ Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn
chế về số lượng, giá trị.
6/15/2019
• Thu nhập hợp pháp:

✓ Bao gồm những món tiền hoặc hiện vật có được do kết quả lao động hợp pháp. Lao động là cơ sở
tạo ra của cải vật chất. Hay nói một cách khác nguồn gốc ban đầu của tài sản là do lao động sáng
tạo của con người. Con người bỏ lao động của mình ra để tạo ra của cải vật chất thì con người có
quyền được hưởng những sản phẩm làm ra đó bởi vì lao động vừa là nguồn gốc tạo ra của cải vật
chất trong xã hội vừa là căn cứ xác lập quyền sở hữu của người lao động đối với sản phẩm làm
ra.
✓ Ngoài ra thu nhập hợp pháp còn bao gồm những món tiền hoặc hiện vật cá nhân có được do thừa
kế do việc thi hành những hợp đồng hợp pháp. Những món tiền thưởng về xổ số và tiền gửi tiết
kiệm. Các khoản tiền nhuận bút về các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật hoặc tiền
thưởng về sáng chế, giải pháp hữu ích … và tiền hưu trí, tiền phụ cấp mà cá nhân được hưởng
cũng là những tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân. 6/15/2019
• Của cải để dành:

Bao gồm những món tiền hoặc hiện vật có được


từ những thu nhập hợp pháp mà cá nhân mang
lại nhưng chi tiêu, sử dụng không hết.

6/15/2019
• Nhà ở:

✓ Là tư liệu sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về chỗ ở của cá nhân
hoặc gia đình họ. Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản, là tài sản quan
trọng của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
✓ Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp
(Điều 22), “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, nhà ở…” (Điều 32) và Nhà nước phải “có chính sách phát triển nhà
ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở” (Điều 59).
6/15/2019
• Tư liệu sinh hoạt khác:

Là những tài sản phục vụ cho nhu cầu giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi… thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh
thần của cá nhân. Ví dụ: Vô tuyến truyền hình, các loại nhạc cụ (đàn guitar, piano…), máy điều hòa nhiệt
độ…

• Tư liệu sản xuất:

Là những tài sản tham gia vào quá trình sản xuất nhằm mục đích sinh lợi. Bao gồm các loại tài sản như nhà
kho, nhà xưởng, máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh.

Việc thừa nhận sự tồn tại cảu sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và đảm bảo cho nó phát triển sẽ có tác
dụng giải phóng một năng lực sản xuất rất lớn. Khi công nhận chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và đó là
điều kiện để thu về toàn bộ lợi ích kinh tế của mình sản xuất một cách độc lập sẽ thúc đẩy năng lực lao động,
tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội.

6/15/2019
6.3. SỞ HỮU RIÊNG

6.3.3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở


hữu riêng – Điều 206
- Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt.
- Mục đích: nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất,
kinh doanh và mục đích khác không trái pháp luật.
6/15/2019
✓ Cá nhân có thể tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hoặc
thông qua các hợp đồng dân sự giao cho người khác thực hiện quyền
chiếm hữu (Ví dụ: hợp đồng gửi giữ tài sản), thực hiện quyền sử dụng
(Ví dụ: Hợp đồng mượn, thuê tài sản), thực hiện quyền định đoạt tài
sản (Ví dụ: Ủy quyền định đoạt).

✓ Cá nhân cũng có quyền dùng vốn và tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu của mình để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

6/15/2019
- Giới hạn: Không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi
ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
- Luật pháp cũng không thể liệt kê một cách đầy đủ những hành vi
nào của chủ sở hữu khi họ thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản riêng của họ là không hợp pháp và do đó không
được pháp luật bảo hộ và thậm chí còn phải chịu những chế tài

nhất định. 6/15/2019


6.4. SỞ HỮU CHUNG

6.4.1 Khái niệm, đặc điểm và căn cứ xác lập:


- Khái niệm sở hữu chung
Điều 207 BLDS quy định: Sở hữu chung là sở
hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
❖ Đặc điểm

❑ Thứ nhất, quyền sở hữu chung bao giờ cũng là quyền sở hữu của hai hay nhiều
chủ thể. Ở đây chúng ta nói quyền sở hữu chung là quyền sở hữu của hai hay nhiều
chủ thể chứ không nói là của hai hay nhiều người. Tính nhiều chủ thể của quyền sở
hữu chung khiến cho quyền sở hữu chung khác quyền sở hữu tập thể ở chỗ tuy
nhiều người nhưng chỉ một chủ thể duy nhất là từng hợp tác xã riêng biệt hoặc từng
loại hình kinh tế tập thể riêng biệt. Đây cũng được xem là hình thức duy nhất trong
các hình thức sở hữu được quy định trong Hiến pháp và BLDS mà quyền sở hữu là
của hai chủ thể trở lên. 6/15/2019
❑ Thứ hai, mỗi chủ sở hữu chung đều có tư cách độc lập.
Mỗi chủ thể trong quyền sở hữu chung có một vị trí độc lập
và tham gia với tư cách là sở hữu chủ riêng. (Các chủ thể
có quyền sở hữu chung đối với một tài sản gọi là đồng sở
hữu chủ).

6/15/2019
❑ Thứ ba, khách thể trong quyền sở hữu chung bao giờ cũng là
quyền sở hữu đối với một khách thể thống nhất. Mặc dù các chủ
sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu
chung với tư cách là chủ sở hữu, nhưng đối với tài sản thuộc chung
là tài sản chung. Do vậy, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
thuộc sở hữu chung của mỗi chủ sở hữu chung lại thống nhất đối
với toàn bộ tài sản chung chứ không phải chỉ riêng đối với phần giá
trị tài sản mà họ có.
6/15/2019
Ví dụ: A và B mua chung nhau một vô tuyến, A bỏ ra 4.000.000đ và B
bỏ ra 8.000.000đ nhưng A và B đều có quyền sở hữu đối với toàn bộ
cái vô tuyến chứ không phải A ít tiền thì được dàn ăng ten và cái vỏ còn
B thì được cái ruột.

Hoặc A và B chung nhau mua một cái nhà gồm 2 phòng, mỗi người ở
một phòng nhưng họ có toàn quyền sở hữu đối với cả 2 phòng đó nếu
một trong hai phòng bị hỏng thì người đó vẫn có quyền ở phòng còn lại
cùng với người kia.
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG

- Căn cứ xác lập sở hữu chung: Điều 208


Quyền sở hữu chung được xác lập:
o theo thỏa thuận
o theo quy định của pháp luật
o theo tập quán.
6/15/2019
Trên cơ sở đó quyền sở hữu chung thường phát sinh theo các căn cứ sau:

• Do cùng lao động, cùng bỏ vốn ra để xây dựng hoặc cùng mua sắm được tài sản.

• Do cùng được tặng cho hay cùng được hưởng.

• Do cùng tham gia vào những giao dịch dân sự, cùng thu nhận được tài sản.

• Do kết hôn (làm phát sinh quyền sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng đối với
những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập
hợp pháp khác của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được cho chung).

• Theo tập quán như sở hữu chung cộng đồng (Ví dụ: Sở hữu nhà thờ, đình, đền,
6/15/2019

chùa…).
6.4. SỞ HỮU CHUNG

6.4.2. Các loại sở hữu chung


6.4.2.1. Sở hữu chung theo phần
- Khái niệm:
Điều 209 BLDS quy định: Sở hữu chung theo phần
là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
6/15/2019
Sở hữu chung theo phần là sở hữu mà mỗi chủ sở hữu chung đều biết được tỉ lệ phần
quyền của mình đối với tài sản chung. Tuy nhiên, thông thường đối với tài sản chung
là hiện vật thì rất khó để xác định một cách cụ thể phần quyền của mỗi người trong
khối tài sản chung, vì vậy tỉ lệ phần quyền của mỗi chủ sở hữu chỉ mang tính chất
tương đối và có thể được thể hiện bằng những đơn vị số học. Ví dụ: 1/2, 2/3… của
tổng tài sản chung.

Ví dụ: A bỏ ra 500.000.000đ, B bỏ ra 600.000.000đ để chung nhau mua một cái ô tô


chuyên chở khách, mỗi người đều có quyền sở hữu đối với toàn bộ cái ô tô khách đó
nhưng phần của mỗi người đã được xác định trước tức là A là 5/11 và B là 6/11.
6/15/2019
Cùng với việc xác định tỉ lệ phần quyền của mỗi chủ sở hữu trong khối tài sản
chung thì việc xác định nghĩa vụ của họ cũng dựa trên nguyên tắc: nghĩa vụ đối với
tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền của mỗi chủ sở hữu chung
trong đó.

Ví dụ: Cũng như ví dụ trên khi A bỏ ra 500.000.000đ B bỏ ra 600.000.000đ để


chung nhau mua một cái ô tô chuyên chở khách, mỗi người đều có quyền sở hữu đối
với toàn bộ cái ô tô khách. Nếu chiếc xe ô tô này bị hỏng và sửa hết 22.000.000đ thì
A chịu 10.000.000đ, còn B chịu 12.000.000đ.

6/15/2019
Quyền sở hữu chung theo phần có hai đặc điểm chính sau
đây:

✓ Thứ nhất, phần quyền sở hữu đã được xác định trước.

✓ Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu chung


được xác định tương ứng với tỷ lệ phần quyền của mình trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG

- Cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu chung theo phần
+ Mỗi chủ sở hữu có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung tương ứng
với phần quyền sở hữu của mình, trừ t.h có thỏa thuận khác. – K2 Đ 209
+ Quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác – Đ 216.

6/15/2019
Ví dụ:
A, B, C cùng góp vốn để mua sắm một tài sản
trị giá là 10 tỷ đồng. Trong đó, A góp 4 tỷ, B
góp 3 tỷ,C góp 3 tỷ thì phần quyền sở hữu của
A là 4/10 hay 40%, của B là 3/10 hay 30%, của
C là 3/10 hay 30% đối với giá trị của tài sản
chung là 10 tỷ.
6/15/2019
+ Mỗi chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác – K1 Đ 217.
Tùy theo tính chất của tài sản, mục đích sử dụng tài sản và điều kiện
thực tế sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung theo phần có thể theo một
trong ba phương thức:
✓ Thứ nhất, cùng sử dụng
✓ Thứ hai, thay phiên nhau sử dụng
✓ Thứ ba, mỗi người sử dụng một phần 6/15/2019
❖ Thứ nhất, cùng sử dụng: theo phương thức này, các chủ sở
hữu chung cùng nhau khai thác công dụng của tài sản để thu lợi.
Phương thức này thường được áp dụng nếu tài sản là phương tiện
kinh doanh, sản xuất, dịch vụ.
Ví dụ: ba người góp vốn mua xe khách để cùng nhau hoạt
động dịch vụ vận chuyển hành khách. Thu nhập có được trong hoạt
động dịch vụ vận chuyển hành khách sẽ được chia cho các đồng chủ
sở hữu theo tỷ lệ vốn góp sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính và
6/15/2019

khấu trừ các khoản chi phí đã bỏ ra.


❖ Thứ hai, thay phiên nhau sử dụng: là việc mỗi chủ sở hữu sử dụng tài sản một
cách độc lập trong một thời gian nhất định, khoản lợi có được từ việc khai thác công
dụng của tài sản thuộc về người sử dụng tài sản.
Ví dụ: ba người góp vốn mua xe khách và lần lượt từng người một, dùng xe đó
để hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách một cách luân phiên.
❖ Thứ ba, mỗi người sử dụng một phần: là việc mỗi đồng chủ sở hữu khai thác
công dụng một phần tài sản trong tài sản chung để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Phương thức này thường được áp dụng khi tài sản thuộc sở hữu chung là tư liệu sinh
hoạt và có thể sử dụng theo từng phần khác nhau.
Ví dụ: hai người sở hữu chung một ngôi nhà mà ngôi nhà đó có thể ngăn thành
6/15/2019

hai phần để mỗi người sử dụng một phần diện tích.


6.4. SỞ HỮU CHUNG
- Cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu chung theo phần (tt)
- Mỗi chủ sở hữu có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình – K1 Đ 218
- Quyền ưu tiên mua: Khoản 3 Điều 218
+ Thông báo bán cho chủ sở hữu chung khác – Động sản (1 tháng), bất động sản
(3 tháng) – Văn bản + điều kiện bán giống với việc bán cho người khác.
+ Vi phạm: trong thời hạn 3 tháng – chủ sở hữu chung yêu cầu Tòa án chuyển
sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi
thường.
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG

6.4.2.2. Sở hữu chung hợp nhất:


+ Khái niệm:
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong
đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung
không được xác định đối với tài sản chung.
6/15/2019
Cũng giống như sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp
nhất cũng là hình thức sở hữu chung có sự tham gia của nhiều
chủ sở hữu. Tuy nhiên, đặc điểm pháp lý chủ yếu của quan hệ
sở hữu chung hợp nhất là không có sự phân chia thành phần
quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung theo tỉ lệ tài sản.
Chừng nào còn tồn tại sở hữu chung hợp nhất, các chủ sở hữu
chung còn quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản
chung của họ. 6/15/2019
Khác với sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chung
có thể bán phần quyền của mình cho người thứ ba thì
trong quan hệ sở hữu chung hợp nhất không cho phép
thực hiện điều này tức trong quan hệ sở hữu chung hợp
nhất thì chủ thể không thể thay đổi.

6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG

+ Sở hữu chung hợp nhất bao gồm:


- Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia:
VD: Đ 213 (vợ chồng).
- Sở hữu chung hợp nhất không phân chia:
VD: Đ 211 (cộng đồng), Đ 214 (trong nhà chung cư).
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
- Sở hữu chung của vợ chồng:
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 - Tài sản chung của vợ chồng
gồm:
+ tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời
kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này (tài sản
đã chia trong thời kỳ hôn nhân – sở hữu riêng);
+ tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
+ tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
- Tài sản chung của vợ chồng gồm:
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài
sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế
riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài
sản riêng.
Lưu ý: Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài
sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì
tài sản đó được coi là tài sản chung.
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
- So sánh với tài sản riêng của vợ chồng (Điều 43 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014): Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà
mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho
vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài
sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà
theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
- Sở hữu chung của cộng đồng – Điều 211 BLDS 2015: là sở hữu
của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo
và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập
quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp,
quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với
quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp
của cộng đồng.

6/15/2019
• Sở hữu chung của cộng đồng do đặc điểm lịch sử được tạo dựng qua nhiều thế
hệ nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của tất cả các thành viên trong cộng
đồng. Do vậy, tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không
thể phân chia. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều có quyền quản lý, sử
dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận, hoặc theo tập quán.
• Ví dụ: lối đi chung, giếng nước công cộng có thể được quản lý, sử dụng theo
sự thỏa thuận của cộng đồng dân cư, nhà thờ họ được quản lý, sử dụng theo
tập quán… Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng, định đoạt tài sản công cộng còn
phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và không được trái với đạo đức xã
hội.
6/15/2019
Người dân
chung cư
250 Minh
Khai (Hai
Bà Trưng)
phản đối
CÐT chiếm
dụng diện
tích chung
để kinh
doanh.

Câu chuyện liên quan đến việc tranh chấp sở hữu chung riêng, như: hầm để xe, hành lang, nhà sinh hoạt
cộng đồng… tại các dự án nhà chung cư đang chiếm tỷ lệ lớn trong mâu thuẫn ở các chung
6/15/2019cư hiện nay.
Tuy nhiên, các cấp chính quyền vẫn đang chậm trễ trong việc giải quyết vướng mắc cho cư dân.
6.4. SỞ HỮU CHUNG

- Sở hữu chung trong nhà chung cư – Điều 214:


Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung
trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu
chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà
đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác
hoặc tất cả các chủ sở hữu có thoả thuận khác.
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
- Phần sở hữu chung của nhà chung cư (K2 Đ 100 Luật Nhà
ở năm 2014)
a) Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện
tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều 100 (diện
tích bên trong căn hộ, diện tích khác thuộc sở hữu riêng,…);
nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
- Phần sở hữu chung của nhà chung cư (tt)
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật
dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực,
tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng,
hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác,
hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin
liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả
và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà
chung cư;….. 6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG
- Cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu chung hợp nhất.
+ Các chủ sở hữu có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu
chung - K2 Đ210
+ Quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác – Đ 216.
+ Các chủ sở hữu có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ t.h có thỏa thuận khác. – K2 Đ 217
+ Định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật – K2 Đ 218.

6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG – Lưu ý
+ Tài sản chung là bất động sản: một trong các chủ sở hữu từ bỏ phần quyền sở
hữu của mình hoặc chết mà không có người thừa kế - thuộc Nhà nước (Sở hữu chung
của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của chủ sở hữu chung còn lại)
+ Tài sản chung là động sản: một trong các chủ sở hữu từ bỏ phần quyền sở hữu
của mình hoặc chết mà không có người thừa kế - thuộc sở hữu chung của chủ sở hữu
chung còn lại.
+ Tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu tài sản chung – xác lập quyền sở hữu
theo Đ 228 (tài sản vô chủ, không xác định được chủ sở hữu)
6/15/2019
6.4.2.3. Sở hữu chung hỗn hợp
- Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
Chẳng hạn, một HTX (thuộc thành phần kinh tế tập thể) góp vốn với một
công ty 100% vốn nhà nước (thuộc thành phần kinh tế nhà nước).
- Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận
hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù
hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải
tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có
liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý,
điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
6/15/2019
6.4. SỞ HỮU CHUNG

6.4.3. Chấm dứt sở hữu chung – Đ 220


- Tài sản chung đã được chia – Đ 219
- Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ
tài sản chung.
-Tài sản chung không còn.
-Trường hợp khác theo quy định của luật. 6/15/2019
❑ Sở hữu chung là hình thức sở hữu của nhiều chủ sở hữu
cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một khối tài sản chung
nhất định. Bởi vậy nếu ta đem chia tài sản chung cho từng
chủ sở hữu chung, sẽ chấm dứt sở hữu chung và xác lập
quyền sở hữu của cá nhân đối với từng phần tài sản được
chia.

6/15/2019
❑Nếu các chủ sở hữu chung thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định một chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung
thì đây cũng là một căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu chung
của các chủ sở hữu chung khác đồng thời cũng xác lập quyền
sở hữu đối chủ sở hữu được hưởng toàn bộ tài sản đó.

6/15/2019
❑Tài sản là khách thể của quyền sở hữu chung, vì thế khi tài
sản chung không còn tồn tại thì đương nhiên quyền sở hữu
chung đối với tài sản đó cũng chấm dứt.
❑Một số trường hợp pháp luật quy định về căn cứ chấm dứt
quyền sở hữu, thì quyền sở hữu chung cũng chấm dứt nếu thỏa
mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Ví dụ: Tài sản được
xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo quy định tại Điều
236 BLDS 2015,... 6/15/2019
Phân biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần

Sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất giống nhau đều là hình thức sở hữu chung có sự tham gia của
nhiều chủ sở hữu. Tuy nhiên sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần có những điểm khác nhau sau
đây:

1.Về định nghĩa theo quy định của pháp luật

Ðiều 216 Sở hữu chung theo phần.


1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định
đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần
quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Điều 217. Sở hữu chung hợp nhất


1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được
xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở
hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”

6/15/2019
2.Về đặc điểm pháp lý

Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần
quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau
hoặc không bằng nhau.

Tuy nhiên thì đặc điểm pháp lý chủ yếu của quan hệ sở hữu chung hợp nhất lại
là không có sự phân chia thành phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung
theo tỷ lệ tài sản. Chừng nào còn tồn tại sở hữu chung hợp nhất, các chủ sở hữu
chung còn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung của họ. Quan
hệ sở hữu chung hợp nhất sẽ chấm dứt khi một trong các chủ sở hữu chung chia
tài sản chung hợp nhất thành những phần tài sản thực tế.

6/15/2019
3. Về chủ thể trong sở hữu chung
Trong sở hữu chung theo phần, mỗi chủ sở hữu chung có thể bán phần quyền của mình cho người thứ
ba , có nghĩa là có thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung.
Tuy nhiên, trong quan hệ sở hữu chung hợp nhất thì không thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung .
Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc là các chủ sở hữu chung cùng giữ, hoặc giao cho một người
trong số họ, hoặc giao cho người thứ ba giữ tài sản chung mà không thể chuyển giao phần quyền của
mình đối với tài sản.

4. Về phát sinh hình thức sở hữu


Sở hữu chung theo phần thường phát sinh trong quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết vốn… Các đồng chủ
sở hữu cộng hợp phần tài sản để cùng sản xuất, sử dụng, góp phần khai thác, tận dụng được mức tối đa
giá trì sử dụng tài sản. Sỏ hữu chung theo phần là cơ sở để chủ sở hữu liên doanh, liên kết, chung vốn
mua sắn các tài sản hoặc xây dụng các công trình mà nếu một chủ thể riêng biệt thì không đủ khả năng
để thực hiện.
Trong khi đó thì sở hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình như trong
quan hệ vợ chồng hoặc trong quan hệ hộ gia đình, trong quan hệ cộng đồng.
6/15/2019
Tình huống áp dụng

A, B, C, D được thừa kế một căn nhà của cha mẹ chết để lại


(không có di chúc) ở Q.7, TP. HCM. Cả 4 người đã khai nhận di sản
thừa kế tại phòng công chứng và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(Sổ hồng). Sổ hồng do anh A đại diện giữ và anh A đang sống trong căn
nhà trên. Nay 3 người còn lại muốn bán căn nhà để chia tiền, nhưng
anh A không chịu bán. Giữa A và B, C, D xảy ra tranh chấp.
6/15/2019
Tình huống áp dụng

Theo anh/chị:
- Căn nhà trên thuộc sở hữu chung theo phần hay sở hữu
chung hợp nhất của A, B, C, D? Giải thích?
- Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao?

6/15/2019
Giải quyết tình huống

Căn cứ:
- K2 Đ 209 BLDS 2015
- K1, K3 Đ 218 BLDS 2015

6/15/2019
Nhà thờ tổ của dòng họ Hoàng được xây dựng trên mảnh đất thuộc sở
hữu chung của các thành viên trong dòng họ bao đời nay. Anh Hoàng
Văn A là cháu trưởng của dòng họ, là người có trách nhiệm hương khói
và dọn dẹp, trông coi nhà thờ tổ. Do nhà thờ tổ được xây dựng lâu đời
nên phần mái và cột nhà có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp. Dòng họ
Hoàng tổ chức họp lấy ý kiến của cả dòng họ về việc tu sửa nhà thờ tổ
thì được tất cả mọi người đồng thuận, nhất trí. Anh A cùng cả họ đã ký
vào biên bản đồng thuận tu sửa nhà thờ tổ. Tuy nhiên, khi công trình thi
công được khoảng 01 tháng thì anh A không cho thi công nữa vì đất đấy
là của cá nhân gia đình và đề nghị cả họ phải công nhận. Xin hỏi, theo
quy định của pháp luật, cháu trưởng họ có được phép làm như vậy
không?
6/15/2019
Theo quy định của Điều 211 Bộ luật dân sự năm 2015, thì sở hữu chung của cộng
đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn
giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản
do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho
chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích
thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo
thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Như vậy, mảnh đất và nhà thờ tổ được xây dựng trên mảnh đất đó là thuộc sở hữu
chung của các thành viên trong dòng họ Hoàng, tức là mỗi người trong dòng họ là
một chủ sở hữu và mỗi người này đều có quyền sử dụng, định đoạt đối với tài sản
chung đó. Người cháu trưởng cũng chỉ là một trong những chủ sở hữu chung của tài
sản, không thể tự ý quyết định mảnh đất thờ đó thuộc về riêng một cá nhân nào.
6/15/2019
Gia đình bà Q gồm 3 người con của bà và vợ chồng
cô chú bên chồng cùng góp tiền mua một mảnh đất
rộng 200 ha để bán sinh lời khi giá đất tăng lên. Một
thời gian sau, vợ chồng người cô muốn thỏa thuận với
bà Q về việc mua phần sở hữu của các thành viên còn
lại trong gia đình để sử dụng mảnh đất cho việc xây
dựng trang trại riêng. Xin hỏi, việc đó có thể thực hiện
được không?
6/15/2019
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung của
các thành viên gia đình thì “việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của
các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp
định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập
chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là
người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định
khác”.
Do đó, việc vợ chồng người cô muốn mua lại phần sở hữu của các thành viên
còn lại trong gia đình đối với mảnh đất thuộc sở hữu chung đó thì phải thỏa thuận với
bà Q và 3 người con của bà Q. Nếu các thành viên trong gia đình đều đồng ý thì việc
đó hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo
phần được quy định tại Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy
định về sở hữu chung của vợ chồng. 6/15/2019
Anh A và chị B là vợ chồng. Trong quá trình chung sống,
anh chị để dành được một số vốn. Anh chị quyết định mua xe
ô tô và để chồng đứng tên. Một thời gian sau, do muốn góp
vốn làm ăn chung với một người bạn mà chị B không đồng ý,
anh A tự ý bán xe. Anh A cho rằng, anh là người đứng tên sở
hữu xe nên có mọi quyền quyết định. Vậy xin hỏi, pháp luật
quy định như thế nào về sở hữu chung của vợ chồng?

6/15/2019
Trả lời:
Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về sở hữu chung của vợ chồng
như sau:
- Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
- Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
- Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung.
- Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của Tòa án.
Trong trường hợp này, mặc dù anh A, chị B thỏa thuận cho anh A đứng tên
sở hữu chiếc xe ô tô, nhưng đây vẫn được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung của
anh chị, do hai vợ chồng cùng nhau tạo dựng lên. Vì vậy, việc quyết định bán chiếc
xe để lấy tiền góp vốn kinh doanh, anh A cần phải hỏi ý kiến, hay thỏa thuận với chị
B trước thì mới đúng pháp luật. 6/15/2019
Ông H đã kết hôn hai lần. Lần thứ nhất, ông H lấy bà T và
sinh được hai người con. Sau khi bà T mất, ông H kết hôn với
bà L và sinh được một người con gái. Bà T mất không để lại di
chúc, nhà đất ông H hiện tại đang ở là tài sản chung của hai
người và do ông H đứng tên. Hai người con đầu của ông H và
bà T đã có cuộc sống ổn định nên họ đã đồng ý ký tên vào văn
bản với nội dung nhường quyền định đoạt tài sản chung của
bố mẹ họ cho ông H và cam kết không tranh chấp hay khiếu
nại gì. Văn bản được Phòng công chứng thành phố chứng
nhận. Nếu ông H muốn tặng cho người con gái út một nửa nhà
đất đứng tên bố thì có hợp pháp không? 6/15/2019
Trả lời:
Nhà đất hiện tại do ông H đứng tên có được trong thời gian ông sống cùng bà
T, như vậy đây là tài sản thuộc sở hữu chung của ông H và bà T. Khi bà T qua đời
không để lại di chúc thì theo pháp luật, hai người con đầu của ông H và ông H sẽ
được thừa kế phần di sản của bà T, trong đó có một phần tài sản là nhà đất. Như vậy,
sau khi bà T mất thì nhà đất đó thuộc quyền sở hữu chung của ông H và hai người
con đầu. Tuy nhiên, hai người con đầu của ông H đã ký tên vào văn bản được phòng
công chứng thành phố chứng nhận với nội dung nhường quyền định đoạt tài sản cho
ông H.
Theo khoản 2 Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Việc định đoạt
tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung
hoặc theo quy định của pháp luật.”. Từ đây, có thể thấy, quyền định đoạt tài sản
chung thuộc về ông H. Do vậy, ông H có thể quyết định việc tặng cho một phần nhà
đất đó cho con gái út của ông với bà L. 6/15/2019
Năm 2008, anh T. và chị A. tổ chức đám cưới (chưa đăng ký kết hôn) và họ sống bằng
nghề bán vé số dạo. Có tật hay ngủ quên nên anh T. thường “ôm” vé số ế. Có lần vợ anh phải cầm
cả đôi bông tai ngày cưới lấy tiền trả nợ cho đại lý. Nghèo nhưng gia đình nhỏ của họ vẫn ấm cúng.
Ngày 25-3-2009, anh T. nhận của đại lý 200 tờ vé số (loại 5.000 đồng/tờ) đi bán nhưng đến chiều
vẫn còn 40 tờ vé số ế. Thất thểu về nhà với 40 tờ vé số ế thì anh T. hay tin mình trúng số. Trong đó
có 20 tờ trúng đặc biệt và 20 tờ trúng an ủi. Tổng giá trị giải thưởng anh T. nhận là hơn 2,5 tỉ đồng.
Sau đó mâu thuẫn vợ chồng phát sinh nhưng hai người vẫn sống chung. Sau khi xây mới căn nhà,
còn lại 1,4 tỉ đồng anh T. mang gửi ngân hàng…
Ngày 27-8, TAND huyện Thoại Sơn không công nhận hai người là vợ chồng vì không
đăng ký kết hôn. Số tiền 1,4 tỉ đồng do trúng số mà có là tài sản tồn tại trong thời gian chung sống
với nhau. Tuy lý luận như vậy nhưng khi chia tài sản này thì tòa quyết: anh T. nhận 80% trên tổng
giá trị giải thưởng (tương đương 1 tỉ 120 triệu đồng), còn chị A. chỉ được 280 triệu đồng. Lý do là
anh T. trực tiếp đi bán vé số, bị ế nên trúng thưởng, còn chị A. ít có công sức đóng góp. Cho rằng
mình bị tòa xử ép, chị A. kháng cáo.
Theo luật sư bảo vệ cho chị A., số tiền trúng số trên có được trong thời gian vợ chồng
chung sống với nhau nên phải xem là tài sản chung và phải được chia đều. Tòa nói công sức đóng
góp kẻ nhiều người ít cũng chưa thuyết phục. Nếu nói chị A. không có hoặc có ít công sức đóng góp
lại càng bất hợp lý… 6/15/2019
Trong vụ án này có hai vấn đề pháp lý đáng chú ý:
1. Thứ nhất, sống chung nhưng không đăng ký kết
hôn có phải là quan hệ vợ chồng hay không?
2. Thứ hai, nếu không phải là quan hệ vợ chồng thì
tài sản phát sinh trong thời gian sống chung sẽ
được phân chia như thế nào?

6/15/2019
Theo Nghị quyết 35 ngày 9-6-2000 của Quốc hội, những quan hệ hôn nhân thực tế trước thời điểm
ngày 3-1-1987 tuy không đăng ký kết hôn nhưng không vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật Hôn
nhân và Gia đình (về sự tự nguyện, độ tuổi, huyết thống…) thì nhà nước khuyến khích họ đi đăng
ký kết hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì các tranh chấp sẽ được giải quyết như đối với
những người có đăng ký kết hôn.

Với quan hệ sống chung được xác lập từ sau ngày 3-1-1987 đến trước ngày 1-1-2001, các bên phải
đi đăng ký kết hôn, thời hạn dành cho những trường hợp này là hai năm tính từ ngày 1-1-2001 đến
ngày 1-1-2003. Nếu như các bên thực hiện đăng ký kết hôn đúng thời hạn thì nhà nước công nhận
thời gian xác lập quan hệ vợ chồng từ thời điểm họ sống chung với nhau. Nếu như họ đăng ký kết
hôn sau ngày 1-1-2003 thì quan hệ vợ chồng được nhà nước công nhận tại thời điểm họ đăng ký
kết hôn.

Như vậy, trường hợp sống chung từ sau ngày 1-1-2001 (thời điểm Luật Hôn nhân và Gia đình
2000 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Đối
với những trường hợp này, khi có tranh chấp về tài sản được hình thành trong thời gian sống
chung, tòa sẽ xác định, phân chia theo công sức, mức đóng góp của từng người.
6/15/2019
Ở đây, anh T. và chị A. tổ chức đám cưới năm 2008 nhưng
không đăng ký kết hôn nên nhà nước không công nhận quan
hệ vợ chồng đối với họ. Do vậy, một khi tòa xác định tài sản
họ đang tranh chấp là tài sản chung của hai người, được hình
thành trong thời gian họ sống chung thì đó là tài sản chung
theo phần và được chia theo công sức đóng góp của mỗi
người. Còn nếu tòa xác định là tài sản riêng thì của ai người
đó hưởng.

6/15/2019
Chương 7:
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản & quyền
khác đối với tài sản

Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải


Mục đích và yêu cầu
• Về mặt nhận thức, sau khi nghiên cứu bài học đòi hỏi các sinh viên phải:
– Nắm được những khái niệm cơ bản về bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
– Xác định biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản và các quyền khác đối với tài sản.
– Nắm bắt và hiểu các phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản và các quyền khác đối với tài
sản.

• Về mặt kỹ năng, sau khi nghiên cứu bài học đòi hỏi sinh viên phải biết:
– Vận dụng kiến thức đã học vào các bài học khác, chương trình khác và các môn học khác.
– Bình luận, đánh giá các bản án về bảo vệ quyền sở hữu tài sản và các quyền khác đối với tài
sản.
– Vận dụng, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm và đặc điểm biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
2.1. Tự bảo vệ
2.2. Yêu cầu người khác trả lại tài sản
2.3. Yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền sở
hữu khi tài sản của mình bị xâm phạm.
TÌNH HUỐNG 1
• Theo một bản án, A là người giúp việc nhà cho B đã lấy trộm chiếc nhẫn kim
cương của B rồi đem bán cho chủ tiệm vàng C để lấy tiền tiêu xài. Gía trị chiếc
nhẫn là 300 triệu đồng nhưng C “ép giá” chỉ mua với giá 15 triệu đồng. Phát hiện
bị mất chiếc nhẫn, B đã báo công an. Tại cơ quan công an, A đã thừa nhận hành
vi phạm tội của mình và đưa cán bộ điều tra đến gặp C để đối chất. C thừa nhận
đã mua chiếc nhẫn trên, nhưng không đồng ý giao trả nhẫn vì cho rằng mình mua
nhẫn này là hợp pháp. Công an lập biên bản và tạm giao chiếc nhẫn đó cho C giữ.
Đến khi A bị truy tố trước Tòa án nhân dân thành phố Sóc Trăng, C được yêu cầu
trả lại nhẫn cho B thì C đã thông báo rằng mình không biết đó là nhẫn đính kim
cương, nên nhẫn vàng đã phân kim không còn, còn “hạt” thì nghĩ là “hạt nhựa”
nên đã bỏ vào sọt rác và rác trong sọt đó bị đổ bỏ từ lâu. Hỏi:
• Việc C chiếm hữu chiếc nhẫn này có hợp pháp không? Ngay tình hay không ngay
tình? Giải thích?
• Trường hợp này giải quyết như thế nào? Vì sao?
TÌNH HUỐNG 2
• Ông A là chủ sở hữu chiếc xe Dream mang biển số 59K1-111.31. Ngày 16/04/2018
ông A cho ông B là em ruột mượn xe. Lấy lý do phải đi xa nên khi mượn xe ông B
đã yêu cầu ông A đưa luôn giấy tờ xe. Ông A đồng ý. Sau đó B đã đem xe bán cho
chị C (là người quen biết của cả A và B) đúng giá thị trường. Vì giấy tờ xe không
phải tên mình nên B đã giải thích: không có hộ khẩu thường trú tại TP. HCM nên đã
nhờ A là anh ruột đứng tên. Chị C đã tin lời giải thích đó. Theo thỏa thuận giữa B và
C thì B giao xe cho C, C đã trả ½ số tiền, ½ còn lại thanh toán sau khi nhận được
giấy tờ xe đứng tên C. Bán xong, B báo cho A là do bất cẩn nên xe bị mất trộm. A
báo công an nhưng việc tìm kiếm không có kết quả. Một tuần sau, tình cờ A phát
hiện chị C đang sử dụng chiếc xe của mình. A đòi xe nhưng chị C không đồng ý trả.
Chị C cho rằng việc mình mua xe là công khai, không giấu giếm, hợp pháp và ngay
tình nên A không thể buộc chị trả lại xe. Theo anh chị:
• Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành thì lập luận của chị C cho rằng việc mình
chiếm hữu là hợp pháp, ngay tình có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì
sao?
• Nêu hướng giải quyết tranh chấp trên, giải thích?
TÌNH HUỐNG 3
• Do phải đi vắng trong thời gian dài nên ông Thiện ký hợp đồng nhờ bà Lan
quản lý căn nhà của mình. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do không có
tiền trả nợ nên bà Lan đã tự ý lấy một xe máy, một tivi và một máy tính của
ông Thiện đem bán cho ông Công với giá sát với giá thị trường. Khi ông Công
hỏi về giấy tờ xe, bà Lan bảo là mình để quên giấy tờ xe ở nhà, bà sẽ giao giấy
tờ sau nên ông Công chỉ cần thanh toán trước ½ số tiền, số tiền còn lại ông
Công sẽ trả nốt khi bà Lan giao giấy tờ xe cho ông Công. Do là bạn bè thân
quen nên ông Công đã tin tưởng vào lời giải thích của bà Lan.
• Một tuần sau khi xảy ra sự việc, ông Thiện trở về nhà và yêu cầu ông Công
phải trả lại tài sản cho mình. Ông Công không đồng ý. Dựa vào kiến thức đã
học về phương thức bảo vệ quyền sở hữu, anh chị hãy giải quyết tranh chấp
trên? Giải thích?
TÌNH HUỐNG 4
• Anh B thuê xe ô tô của A biển số 59L-148.29 để đi du lịch. Sau đó B đã
làm giấy tờ giả cho chiếc xe đứng tên của B rồi đem bán xe đó cho C.
Việc mua bán này hai bên có lập văn bản và thỏa thuận rằng khi nào C
sang tên hoặc bán cho người khác mà họ có nhu cầu sang tên thì B phải
có nghĩa vụ hỗ trợ việc giao kết hợp đồng giữa C và người mua theo
đúng trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Một thời gian sau, C lại bán
chiếc xe nói trên cho D. Khi đến thời hạn trả xe nhưng B không trả xe, A
đã liên lạc qua điện thoại nhiều lần với B nhưng B không nhận cuộc gọi.
Ngày 12/12/2018, phát hiện D đang sử dụng xe của mình nên A kiện đòi
D trả lại xe. Hỏi: D có phải trả lại xe cho A hay không? Giải thích?
Quyền lợi của các chủ thể liên quan được giải quyết như thế nào theo
quy định của pháp luật? Giải thích vì sao?
Trộm Bán
A B C
CSH Laptop
Giải
A Cho
B
Trộm
C
Bán
D quyết
mượn
như
thế
Cho Bán nào?
A mượn B C

Cho Tặng
A mượn B cho C
1.1. Khái niệm biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản bằng Luật dân sự

Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bằng Luật
dân sự là việc chủ thể tự mình hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp, phương thức luật định
nhằm buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt việc xâm
phạm, hoàn trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại phát sinh, qua đó
nhằm làm cho quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được tôn
trọng và bảo đảm thực hiện.
1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản bằng Luật dân sự
Thứ nhất, các biện pháp, phương thức bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
bằng Luật dân sự rất phong phú, đa dạng.

Với quy định bằng hai biện pháp, ba phương thức khác nhau trong việc bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản, Luật dân sự cho phép chủ thể có quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản bị xâm phạm dễ dàng lựa chọn và áp dụng những biện pháp thích hợp để bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình. Sự lựa chọn dễ dàng này không chỉ vì có nhiều
biện pháp phong phú để chọn, mà còn vì biện pháp dân sự không đòi hỏi theo những trình tự,
thủ tục phức tạp, khó tiếp cận. Thay vào đó, chủ thể có quyền lợi ích bị xâm phạm được tự do
lựa chọn giải pháp thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể và có thể giải quyết bằng nhiều cách
khác nhau, miễn sao không trái pháp luật.
1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản bằng Luật dân sự
Thứ hai, cơ chế bảo vệ và cách thức giải quyết hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản bằng Luật dân sự rất đa dạng, linh hoạt, rộng mở.

Theo đó, việc xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể có quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản có thể được giải quyết trên cơ sở hòa giải, hoặc thậm chí thực hiện các hành vi đơn phương trong
khuôn khổ pháp luật hay khởi kiện, khiếu nại ra trước cơ quan nhà nước có thể quyền để yêu cầu được bảo
vệ. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bằng luật dân sự đề cao quyền tự định
đoạt của chủ thể. Việc xử lý hành vi xâm phạm không phải do cơ quan có thẩm quyền đề xuất, khởi tố, mà
do chính chủ thể bị xâm phạm yêu cầu, và cũng chính họ tự xác định nội dung và phạm vi được bảo vệ trong
yêu cầu của mỉnh để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Điều này đã tạo sự chủ động cao cho
người có quyền lợi sở hữu bị xâm phạm trong việc tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ
quyền sở hữu của mình.
1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản bằng Luật dân sự
Thứ ba, nội dung và các phương thức giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản bằng Luật dân sự cũng đa dạng và chủ yếu hướng đến việc bảo vệ cho bên có
quyền, lợi ích bị xâm phạm.

Tùy thuộc vào thực tế xâm phạm và mục tiêu bảo vệ, pháp luật dân sự quy định cho phép chủ
thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm được tự mình chọn lựa các phương thức và nội dung thích hợp để
bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Nếu các biện pháp bảo vệ bằng các luật khác chủ
yếu hướng đến việc “xử lý”, “trừng phạt” bên vi phạm bằng các chế tài nghiêm khắc, thì Luật dân
sự chủ yếu hướng đến việc bảo quyền lợi của bên bị xâm phạm. Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản có thể đòi hoàn trả tài sản, hoặc chấm dứt hành vi xâm phạm, đồng thời
có thể đòi bồi thường mọi thường mọi tổn thất thực tế do bên vi phạm gây ra. Điều này giúp cho
việc bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản khá thuận tiện và triệt để hơn so với biện pháp
bảo vệ bằng các ngành luật khác.
1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản bằng Luật dân sự

Thứ tư, pháp luật dân sự quy định chủ thể có quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản bị xâm phạm được áp dụng mọi biện pháp tự bảo vệ để ngăn
cản và loại trừ sự xâm phạm, hoặc có thể giải quyết sự tranh chấp, xung
đột bằng con đường thương lượng. Bởi vậy, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản là cách thức giúp chủ thể có quyền bị xâm phạm
khôi phục nhanh chóng và có hiệu quả quyền lợi bị xâm phạm một cách ôn
hòa.
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
2.1. BIỆN PHÁP TỰ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC
ĐỐI VỚI TÀI SẢN

2.1.1. Khái niệm biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản

2.1.2. Chủ thể, điều kiện và phạm vi (giới hạn) của biện pháp tự bảo vệ
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

2.1.3. Các phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản
2.1.1. Khái niệm biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản

Theo nghĩa rộng, tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là
việc chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản tự mình tiến hành
các biện pháp cần thiết, hợp pháp nhằm bảo quản, giữ gìn tài sản, bảo vệ
các quyền, lợi ích hợp pháp gắn liền với tài sản, loại trừ các hành vi xâm
phạm của người khác đối với tài sản và quyền sở hữu tài sản mà không
dựa trên các thủ tục tư pháp hay sự trợ giúp của công quyền.
2.1.1. Khái niệm biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản có những đặc
trưng sau đây:
- Thứ nhất, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là
biện pháp dân sự, mang tính tự vệ, là phản ứng tự thân của từng cá nhân,
pháp nhân nhằm bảo toàn sản nghiệp của mình, loại bỏ sự xâm phạm của
người khác. Đây là biện pháp mang tính dân sự thuần túy, được bên có quyền tự
mình thực hiện một cách hòa bình, mà không dùng bạo lực và cũng không cần có
sự can thiệp của công quyền. Việc này khác với việc bảo vệ quyền thông qua việc
khởi kiện, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, theo đó, chủ thể có
quyền bị xâm phạm phải đưa ra yêu cầu cụ thể và quyền lợi hợp pháp chỉ có thể
được thực hiện gián tiếp thông qua phán quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ: chủ sở hữu có súc vật bị đi lạc xin được nhận lại súc vật của mình bị lạc,
mà không cần phải kiện tụng người phát hiện và giữ hộ súc vật.
2.1.1. Khái niệm biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản
- Thứ hai, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản do chủ thể có quyền tự
tổ chức, tự thực hiện theo cách thức riêng của mình.

Trong biện pháp này, chủ thể có quyền có thể thực hiện việc tự bảo vệ khi thấy cần thiết, theo ý chí
và nguyện vọng của mình. Việc tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác với tài sản như là nhu cầu tự thân,
theo hoàn cảnh, khả năng của mình một cách bình thản, tự nhiên, hòa bình trong cuộc sống hàng ngày,
mà không phải bó buộc theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời hạn hay tiến trình tố tụng
nào. Khác với biện pháp khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải được thực hiện
với đơn khởi kiện, yêu cầu hợp lệ, theo trình tự và thủ tục luật định.

Ví dụ: chủ vườn cây xây hàng rào để phòng chống người ngoài quấy phá, trộm cắp. Việc có làm
hàng rào hay không, làm như thế nào, vật liệu gì… là do chủ vườn tự thực hiện, mà không cần phải
yêu cầu, kiện cáo theo thủ tục, trình tự của luật.
2.1.1. Khái niệm biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Thứ ba, biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản cho phép chủ thể chủ động áp dụng
để bảo vệ quyền của mình ngay cả khi quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản chưa bị người khác xâm phạm.

Đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng của biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu. Theo đó chủ thể có quyền được tự
mình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản một cách tự chủ và ôn hòa để ngăn cản và loại trừ bất kỳ
ai có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản, quyền khác đối với tài sản. Việc bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác
đối với tài sản được đặt ra từ trước, một cách chủ động, mà không chờ đến khi có sự xâm phạm đã xảy ra trên thực
tế. Ngay cả khi việc xâm phạm quyền thực tế đã xảy ra thì biện pháp này cũng cho phép chủ thể có quyền được tự
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của một cách ôn hòa, trên tinh thần thương lượng và hòa giải mà không nhất
thiết phải dùng tới bạo lực và sức mạnh cưỡng chế.

Ví dụ: khi nhà cửa có nguy cơ bị cây cối của hàng xóm có nguy cơ bị gẫy đổ, thì chủ nhà có thể tự gặp chủ cây
ở hàng xóm đề nghị chặt cành, tỉa nhánh nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của mình trong mùa mưa, qua đó
dễ dàng hóa giải “xung đột” giữa hai bên và không cần kiện tụng hàng xóm trước cơ quan công quyền; cũng không
phải chờ đến khi hậu quả xảy ra mới đi kiện tụng, khiếu nại, gây mất tình chòm xóm.
2.1.1. Khái niệm biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản
- Thứ tư, việc tự bảo vệ quyền sở hữu có thể được thực hiện trước khi, trong khi hoặc sau khi xảy ra hành
vi xâm phạm.

Khác với quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ được đặt ra khi tài sản, quyền sở hữu
tài sản bị xâm phạm (hoặc có giả định là bị xâm phạm). Còn quyền tự bảo vệ có thể được sử dụng ngay cả
khi việc xâm phạm chưa xảy ra. Điều này cho phép chủ thể sẽ thực hiện quyền sở hữu để chống lại hành vi
xâm phạm của người khác bằng cách thực hiện những hành vi chủ động, tích cực như yêu cầu người có vi
xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, hoàn trả tài sản, bồi thường các tổn thất thực tế.
Việc tự bảo vệ quyền sở hữu trong trường hợp này đã xác định được chủ thể bị “đối kháng” là người có hành
vi xâm phạm tới tài sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Theo đó quyền tự bảo vệ của chủ thể có
quyền sẽ được xác định tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể có hành vi xâm phạm tài sản, quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản.
2.1.2. Chủ thể, điều kiện và phạm vi (giới hạn) của biện pháp tự bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
2.1.2.1. Chủ thể của quyền tự bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản

- Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ tài sản và quyền sở hữu của mình đối
với tài sản trong điều kiện bồi thường cũng như khi tài sản, quyền sở hữu
tài sản bị người khác xâm phạm. Trong trường hợp tài sản vẫn thuộc sự
kiểm soát, quản lý của chủ sở hữu, thì chính chủ sở hữu hoặc người thay
mặt chủ sở hữu thực hiện việc trông coi, quản lý tài sản tự mình áp dụng
những biện pháp hợp lý để bảo vệ tài sản.
2.1.2.1. Chủ thể của quyền tự bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản

- Người có quyền khác đối với tài sản được tự bảo vệ quyền khác của mình đối với tài sản trong
phạm vi luật định để bảo đảm cho các quyền này được thực hiện cũng như khi các quyền này bị xâm
phạm. Quyền khác ở đây là quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề.
Theo đó, chủ thể có quyền khác đối với tài sản cũng được áp dụng biện pháp tự bảo vệ để bảo vệ
quyền của họ đối với tài sản. Đó là trường hợp tự bảo vệ về tài sản, quyền đối với bất động sản liền kề,
quyền bề mặt, quyền hưởng dụng đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Quyền tự bảo vệ
của những người này có hiệu lực đối kháng lại bất kỳ ai, kể cả với chính chủ sở hữu của tài sản.

Ví dụ: khi người có bất động sản bị vây bọc có quyền mở lối đi qua bất động sản hàng xóm, thì
không ai, kể cả chủ bất động sản bị mở lối đi, được phép xâm phạm quyền này, như lấn chiếm, cản trở,
rào bít lối đi. Người có lối đi thực hiện mọi biện pháp hợp lý để bảo vệ lối đi, quyền đi qua trong phạm
vi lối đi ấy.
2.2.2. Điều kiện thực hiện việc tự bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản

- Việc áp dụng các biện pháp


tự bảo vệ quyền sở hữu, - Biện pháp tự bảo vệ
quyền khác đối với tài sản quyền sở hữu, quyền khác
phải bằng các biện pháp ôn đối với tài sản phải hợp lý.
hòa, không trái pháp luật.
2.2.2. Điều kiện thực hiện việc tự bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản
- Việc áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản phải bằng các biện pháp ôn
hòa, không trái pháp luật.

Theo đó, các biện pháp tự vệ được áp dụng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không gây nguy hiểm cho
con người và môi trường xung quanh. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng khi chủ thể thực hiện các biện pháp tự
bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì lại dễ xảy ra sai phạm, bởi lẽ, khi đó chủ thể phải tự mình xác
định tính chất hợp pháp hay bất hợp pháp, hợp lý hay bất hợp lý của biện pháp ấy. Sự nhận định, đánh giá thường
mang tính chất chủ quan. Có những biện pháp tự vệ được áp dụng một cách ôn hòa, không ảnh hưởng đến người
khác, như làm chuồng nuôi nhốt súc vật, làm hàng rào khuôn bao để bảo vệ vườn cây ăn trái… Tuy nhiên, cũng có
nhiều trường hợp chủ thể dùng những biện tự vệ để ngăn chặn “từ xa” hành vi xâm phạm của người bằng biện pháp
nguy hiểm, vi phạm điều cấm của pháp luật, ví dụ: làm hàng rào điện… không an toàn xung quanh nhà để chống
trộm. Biện pháp này không phù hợp với yêu cầu tự vệ và thậm chí là vi phạm điều cấm của pháp luật. Do đó, người
thực hiện quyền tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản cần cân nhắc kỹ lưỡng tính hợp pháp của các biện
pháp mà họ lựa chọn và áp dụng trong trường hợp này. Đó là yêu cầu quan trọng phải được đáp ứng.
2.2.2. Điều kiện thực hiện việc tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản
Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản phải hợp lý.

Khi chủ thể tự mình lựa chọn các biện pháp tự vệ, thì đó có thể là một lợi thế, giúp
chủ thể chủ động và khả năng hành xử linh hoạt. Biện pháp được chọn và áp dụng ở đây
cần phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật và đảm bảo sự cân bằng, tương xứng với quyền lợi
của mình, mà không được xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đôi
khi có sự xung đột giữa quyền lợi của các bên trong việc một bên thực hiện quyền tự bảo
vệ đối quyền sở hữu, quyền khác đối tài sản. Khi ấy, việc chọn lựa và hành xử quyền tự
vệ của chủ thể phải giới hạn trong mức độ hợp lý. Được coi là hành xử quyền tự bảo vệ
một cách hợp lý, nếu chủ thể tuân thủ những yêu cầu của pháp luật khi thực hiện quyền
tự bảo vệ và biện pháp tự bảo vệ phải phù hợp với tính chất, mức độ của sự xâm phạm.
2.2.2. Điều kiện thực hiện việc tự bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
Việc sử dụng các phương thức tự bảo vệ phải cần thiết và hợp lý, trong giới hạn của
quyền lợi cần được bảo vệ.

Chẳng hạn, để bảo vệ ruộng lúa của mình khỏi sâu bệnh, chủ ruộng đã sử loại thuốc
độc bị cấm do có thể gây ngộ độc cho người và môi trường xung quanh (do cào cào, châu
chấu, côn trùng từ ruộng, bị nhiễm độc sau phun thuốc, đã bay ra xung quanh, làm gia cầm
ăn phải, bị ngộ độc và chết hàng loạt), gây ngộ độc cho người tiêu dùng khi mua và sử
dụng nông sản làm ra từ ruộng nói trên (do chất độc đó có thời gian tồn lưu rất lâu trên
nông sản).
2.2.2. Điều kiện thực hiện việc tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản
Khi tài sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bị xâm phạm, chủ thể thực hiện quyền tự bảo vệ để đòi
lại tài sản bị chiếm đoạt, thì cũng không được phép sử dụng bạo lực quá đáng, vượt quá mức độ phòng vệ cho
phép. Luật cho phép người có quyền sở hữu, quyền khác có quyền tự vệ hợp lý khi các quyền này bị xâm phạm,
nhưng “phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó”. Thực tế, có nhiều trường hợp chủ
thể có suy nghĩ chủ quan và có thái độ tâm lý tự cho mình có quyền đòi lại tài sản của mình bằng những cách
thức mà mình có thể thực hiện được trong thực tế, nên đã không cân nhắc đến tính chất hợp lý, cân bằng lợi.
Chẳng hạn, người chủ xe ô tô đã dùng xe ô tô của mình đuổi theo kẻ trộm và húc kẻ trộm té xuống đường và bị
thương nặng, chỉ nhằm để giật lại chiếc kính chiếu hậu mà tên trộm vừa lấy đi khi xe đang chạy trên đường; hay
trường hợp người chủ chó và dân trong thôn khi bắt được kẻ trộm chó đã đánh chết kẻ trộm chó và đốt xe của kẻ
trộm ngay tại hiện trường. Có thể nói rằng đây là những trường hợp chủ thể đã áp dụng những biện pháp “tự bảo
vệ” quyền sở hữu một cách quá mức cần thiết và không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm.
2.2.3. Phạm vi giới hạn của biện pháp tự bảo vệ quyền sở
hữu, quyển khác đối với tài sản

- Về nguyên tắc, việc thực hiện các quyền dân sự nói chung,
quyền tự bảo vệ đối với tài sản, quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản nói riêng, phải trong khuôn khổ, giới hạn nhất định,
đó là “không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”
(khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015).
2.2.3. Phạm vi giới hạn của biện pháp tự bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
- Cá nhân, pháp nhân được tự do thực hiện quyền dân sự theo ý chỉ của mình, nhưng phải bảo đảm
những yêu cầu của pháp luật (khoản 1 Điều 9 BLDS năm 2015), nhất là không được lạm dụng quyền
của mình để gây ra thiệt hại cho người khác. Theo đó, “Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng
quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục
đích khác trái pháp luật” (khoản 1 Điều 10 BLDS năm 2015).

Chẳng hạn, chủ trang trại không thể thả chó bẹc-giê cắn chết người mót cà phê rơi dưới đất chỉ vì
người này vào trang trại mà không xin phép. Đây là một hành vi có tính chất lạm quyền, trái pháp luật
rất nghiêm trọng. Chế tài của việc lạm quyền này sẽ dẫn đến hệ quả bất lợi cho chủ thể: “…Tòa án hoặc
cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ
một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác
do luật quy định” (khoản 2 Điều 10 BLDS năm 2015). Trong ví dụ trên, người thả chó cắn chết người
có thể phải gánh chịu trách nhiệm hình sự và còn phải bồi thường mọi thiệt hại cho gia đình nạn nhân.
- Pháp luật cũng quy định, chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản có
quyền tự do thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình trong phạm vi quyền sở
hữu quyền khác của mình đối với tài sản, nhưng chủ sở hữu phải thực hiện hành vi
“không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi
ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác” (khoản 2 điều 160 BLDS năm 2015); còn người có quyền khác đối với tài
sản trong phạm vi quy định của pháp luật dân sự và luật khác có liên quan, “nhưng
không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người
khác” (khoản 3 Điều 160 BLDS năm 2015).
Các hành vi như: giăng dây điện quanh ao cá, vườn
cây để chống trộm, làm hố chông quanh gốc cây ăn
quả … dẫn đến làm người khác bị chết (kể cả kẻ
trộm), đều bị coi là hành vi trái pháp luật, phải bồi
thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
2.3. Các phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Yêu cầu hoàn trả tài sản bị người khác


chiếm đoạt không có căn cứ pháp luật

Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc


thực hiện quyền sở hữu, quyền khác
đối tài sản

Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi tài


sản bị gây thiệt hại trái pháp luật
2.3.1. Yêu cầu hoàn trả tài sản bị người khác chiếm đoạt
không có căn cứ pháp luật

Theo quy định của BLDS năm 2015: việc đòi lại tài sản chỉ đặt ra
khi tài sản thực tế đã bị người khác chiếm đoạt, cầm giữ trái pháp luật.
Chủ thể có quyền không được đòi lại tài sản trong thời gian người khác
chiếm hữu, cầm giữ hợp pháp (Điều 166).

Điều kiện áp dụng biện pháp tự đòi lại tài sản: bên truy đòi là
người có quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; người bị truy đòi
đang thực tế chiếm giữ, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật; tài sản bị người khác chiếm giữ phải hiện còn.
Phương thức thực hiện biện pháp tự đòi lại tài sản: bên có tài sản bị xâm phạm chỉ được sử những phương thức
yêu cầu hoàn trả tài sản một cách ôn hòa, trên cơ sở ưng thuận, chấp nhận hòa nhã của bên kia.

Ví dụ: con chó của A đi lạc, bị B bắt được. A có thể đến gặp B để xin lại con chó, kèm theo việc hoàn trả các
chi phí liên quan, nếu có và B đã vui vẻ trả lại con chó cho A mà không nhận chi phí đã bỏ ra để chăm sóc chó.

Bên có quyền không được hông được dùng những biện pháp cưỡng bức, bạo lực, đe dọa để bên kia giao trả tài
sản vì bị sợ hãi, tê liệt ý chí kháng cự (trong ví trên, A không được dùng sức mạnh hay dùng hung khí đe dọa B để
giành lại con chó) hoặc dùng những biện pháp trái pháp luật khác để “đoạt lại” tài sản, trừ khi dùng sự tấn công
hợp lý để lấy lại tài sản bị người khác chiếm đoạt quả tang, nhưng cũng tuyệt đối không được dùng bạo lực trái
pháp luật, một cách quá mức để chiếm đoạt lại tài sản.

Ví dụ: tài xế xe ô tô không thể dùng xe ô tô đuổi theo để húc chết kẻ trộm, lấy lại tài sản hoặc chủ chó không
thể giết chết người bắt trộm chó chỉ vì không muốn mất chó, trừ trường hợp hành vi đó là hành vi có tính chất
phòng vệ chính đáng hoặc trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết. Bởi vì giết người thì phải đền tội, lấy trộm
tài sản thì bị xử phạt, nhưng tài sản không thể được bảo vệ ngang với tính mạng con người.
2.3.2. Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối tài sản

Biện pháp này được áp dụng khi tài sản không bị chiếm đoạt và cũng không bị làm hư hỏng,
nhưng bị hành vi trái pháp luật của người khác cản trở làm cho chủ thể có quyền không thể thực hiện
quyền của mình một cách bình thường.

Tự yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản là việc bên có quyền quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bị người khác cản trở việc
thực hiện các quyền này thì được tự mình yêu cầu người cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi
cản trở đó để đảm bảo cho quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được thực hiện bình thường.

Điều kiện để đòi chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật là khi tài sản không bị chiếm đoạt, nhưng
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản không được thực hiện; nguyên nhân của việc này là do có
người có hành vi trái pháp luật gây cản trở (chặn cửa, rào đường, bít lối đi, trồng cây che khuất tầm
nhìn của bất động sản…).
Bên có quyền tự mình yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật
bằng những biện pháp ôn hòa, để đảm bảo cho quyền sở hữu, khác đối với tài sản
được thực hiện bồi thường.

Ví dụ: ông Phương đã dùng vật liệu để xây dựng lấn chiếm không gian giếng
trời trong chung cư, làm bít cả giếng trời thuộc quyền sử dụng chung của nhiều hộ.
Do đó, ông Đức đã yêu cầu ông Phương chấm dứt hành vi trên và tháo dỡ hết các
vật liệu che chắn phía trên không gian giếng trời thuộc quyền sử dụng của ông Đức,
trả lại không gian chung cho ông Đức và các hộ khác. Đây là yêu cầu hợp lý, được
chính quyền địa phương và các hộ khác ủng hộ. Ông Phương bị buộc phải tháo dỡ
vật liệu xây dựng lấn chiếm và trả lại không gian giếng trời chung cho các hộ.
Ví dụ 1: A là chủ sở hữu của một căn nhà. B là hàng xóm của A, trong khi đào móng làm nhà, đã đào sát
tường nhà A, làm sụt và nứt tường của nhà A.

Ví dụ 2: C là chủ sở hữu một căn nhà. D là hàng xóm của C đã để ống thoát nước mưa của nhà mình chảy
dội sang nhà C, làm ngấm tường của nhà C. Trong một lần mưa to, lượng nước mưa chảy xuống nhiều đã làm
hư hỏng bức tranh quý của nhà C treo trên tường.

Các ví dụ trên xảy ra rất phổ biến trong thực tế. Trong các trường hợp trên, A và C với tư cách là chủ sở
hữu có quyền gì đối với B và C không? Theo các quy định của BLDS Việt Nam, thì A và C, với tư cách là chủ
sở hữu có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, có quyền yêu cầu B và C – những người có hành vi cản trở
việc thực hiện quyền sở hữu của mình – phải chấm dứt hành vi vi phạm. Tức là A có quyền yêu cầu B phải
ngừng việc đào móng sát tường nhà của mình để tìm biện pháp khác; C có quyền yêu cầu D phải dẫn nước
thoát theo đường ống khác để nước không chảy và ngấm sang tường nhà mình.

Tuy nhiên, tường nhà của A đã bị sụt và nứt, bức tranh quý của nhà C đã bị hư hỏng. A và C có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại theo cách thức và mức do hai bên thoả thuận.
Tình huống
Nhà ông M liền kề với nhà ông C. Tại phần đất giáp ranh giữa
hai nhà, ông M có trồng 02 cây nhãn. Một cây có nhiều cành ngả
sang mái nhà và đất nhà ông C, có nguy cơ làm hư hỏng mái ngói.
Một cây bị nghiêng, gần bật gốc, có nguy cơ đe dọa đổ vào nhà ông
C. Ông C đã đề nghị ông M chặt cây nhãn bị nghiêng và các cành
ngả vào mái nhà, phần đất nhà ông đi nhưng ông M không đồng ý.
Trong trường hợp này, ông C có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm
quyền cho chặt cây không?
Gợi ý
Theo Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015, có quy định trong trường hợp cây cối,
công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung
quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây,
sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất
động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề
và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây,
phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng
chịu.
Do đó, trong trường hợp này, nếu ông C đã có đề nghị ông M thực hiện ngay
việc chặt cây để bảo vệ công trình nhà mình mà ông M không thực hiện thì ông
C có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cho chặt cây và mọi chi phí chặt
cây sẽ do ông M là chủ sở hữu cây cối chịu.
2.3.3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi tài sản bị gây thiệt hại trái pháp luật

Khi tài sản bị người khác gây thiệt hại một cách trái pháp luật thì chủ thể có quyền có quyền tự mình yêu
cầu người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

Việc đòi bồi thường thiệt hại được áp dụng khi tài sản bị tổn thất trên thực tế (như làm cho tài sản bị tiêu
hủy, mất mát, giảm sút giá trị, mất thu nhập…) có hành vi trái pháp luật của người khác xâm phạm tới tài sản
của chủ thể, dẫn đến những thiệt hại thực tế…

Phương thức tự yêu cầu bồi thường thiệt hại cho phép bên bị thiệt hại có điều kiện khôi phục lại tình
trạng ban đầu của quyền, lợi ích hợp khác khi tài sản của mình bị người khác xâm phạm trái pháp luật. Đây
vừa là phương thức độc lập trong việc bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, hoặc cũng có thể kết
hợp với các phương thức tự bảo vệ khác, nếu các hành vi xâm phạm đó cũng gây ra thiệt hại thực tế cho bên
có quyền bị xâm phạm.
Tình huống
Gia đình anh A đang xây dựng căn nhà 6 tầng ngay
cạnh nhà tôi, nhưng do xây quá số tầng trong bản vẽ
thiết kế xây dựng (vượt 02 tầng) nên đã gây nứt
tường nhà tôi. Xin hỏi tôi có thể yêu cầu anh A bồi
thường, khắc phục thiệt hại hay không?
Gợi ý
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi xây dựng công trình, chủ
sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng,
bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây
dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu,
người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Đồng thời, cũng theo Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt
hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì chủ sở hữu, người chiếm hữu,
người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Như vậy, trong trường hợp này, gia đình anh A đã không tuân thủ quy định pháp luật
về xây dựng (xây nhà vượt quá số tầng trong bản vẽ thiết kế), làm ảnh hưởng đến căn
nhà của gia đình bạn (gây nứt tường) do đó, đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quy tắc
xây dựng được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Gia đình anh A phải bồi thường
thiệt hại cho gia đình bạn theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015.
BIỆN PHÁP YÊU CẦU TÒA ÁN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM
QUYỀN BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN
3.1. Đòi lại tài sản
3.1.1. Khái niệm đòi lại tài sản
3.1.2. Các điều kiện để đòi lại tài sản
3.1.3. Các trường hợp cụ thể
3.1.4. Hậu quả pháp lý của việc đòi lại tài sản
3.2. Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
3.2.1. Khái niệm yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản
3.2.2. Điều kiện áp dụng
3.2.3. Hậu quả pháp lý
3.3. Đòi bồi thường thiệt hại
3.3.1. Khái niệm đòi bồi thường thiệt hại
3.3.2. Điều kiện áp dụng
3.3.3. Hậu quả pháp lý
2.1. Kiện đòi tài sản
❖ Khái niệm:

Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp yêu cầu người đang thực tế chiếm hữu
bất hợp pháp tài sản phải trả lại tài sản đó cho chủ sở
hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp
Điều kiện để kiện đòi tài sản
• Nếu tài sản là vật thì vật đó phải là vật đặc định: chỉ áp dụng phương thức kiện đòi
tài sản nếu vật đó là vật đặc định vì bản chất của vật đặc định là không thể thay
thế được cho nhau. Ví dụ: tài sản đòi lại là xe máy đã qua sử dụng thì phải xác
định xe đó là loại xe gì, mang nhãn hiệu nào, hình dáng, màu sắc, số khung, số
máy… Nếu đó là những loại tài sản khác thì cũng phải xác định được, ví dụ: tài
sản đòi lại là quyền sử dụng đất (quyền tài sản) thì phải xác định được mảnh đất đó
ở đâu, có diện tích bao nhiêu, loại đất gì, tứ cận tiếp giáp.v.v.
• Vật phải còn tồn tại: nếu đối tượng kiện đòi không còn tồn tại do bị tiêu hủy hoặc
bị mất thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không thể trả lại chính tài
sản đó cho bên kiện đòi. Vì thế, trong trường hợp này phải áp dụng phương thức
kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
• Nguyên đơn phải là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp;
• Bị đơn là người đang thực tế chiếm hữu vật nhưng việc chiếm hữu là bất hợp pháp.
Ví dụ: A trộm điện thoại di động của B rồi đem bán cho C, C lại bán điện thoại trên
cho D. Trong trường hợp này, B có quyền đòi D (người đang thực tế chiếm hữu tài
sản không có căn cứ pháp luật) phải trả lại điện thoại di dộng đó khi đủ các điều
kiện luật định.
Điều kiện để kiện đòi tài sản
• Người khởi kiện phải xác định được địa chỉ tồn tại của vật: chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp chỉ có thể đòi lại vật khi biết được vật đó đang do ai chiếm
hữu. Vì vậy, khi tài sản đã rời khỏi sự chiếm hữu của bị đơn thì người khởi kiện
phải xác định được người đang thực tế chiếm hữu vật đó là ai và khởi kiện người
đó để đòi lại vật. Trong trường hợp không xác định được người đang thực tế
chiếm hữu vật là ai thì phải áp dụng phương thức khởi kiện yêu cầu BTTH.
✓ Trong trường hợp này bị đơn có thể chính là người được CSH chuyển giao quyền
chiếm hữu tài sản (người chiếm hữu hợp pháp). Ví dụ: A cho B thuê tài sản, sau
đó B bán cho C nhưng C đã bị mất tài sản đó thì A kiện yêu cầu B BTTH.
✓ Có thể bị đơn là người đã chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Ví dụ: A
cho B thuê tài sản, B bị C trộm tài sản đó và một kẻ khác lại trộm tài sản đó từ C
mà không xác định được kẻ trộm tài sản là ai thì A hoặc B khởi kiện yêu cầu C
BTTH.
Vật cùng loại, vật đặc định (Điều 113 BLDS 2015)

• Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất,
tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo
lường.
• Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng
những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc,
chất liệu, đặc tính, vị trí.
Các trường hợp cụ thể kiện đòi lại tài sản

Kiện đòi tài sản

Kiện đòi tài sản


Kiện đòi tài sản
từ người chiếm
từ người chiếm
hữu không ngay
hữu ngay tình
tình

Điều 166 BLDS Động sản không Động sản phải đăng
đăng ký quyền sở ký quyền sở hữu và
hữu bất động sản

Điều 167 BLDS Điều 168 BLDS


❖ Đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật không ngay tình
• Khoản 1 Điều 166 BLDS 2015 quy định: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử
dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
• Quy định này cùng với nội dung của Điều 181, Điều 167, Điều 168,
khoản 3 Điều 184 và Điều 236 BLDS năm 2015 cho thấy trong mọi
trường hợp, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình đều phải hoàn trả tài
sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản. Dù tài sản
đó là bất động sản, động sản phải đăng ký hay không phải đăng ký thì
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và việc chiếm hữu đó là chiếm
hữu không ngay tình vẫn phải hoàn trả.
❖ Đòi lại tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Đối với việc đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình, để xác
định nghĩa vụ hoàn trả, BLDS quy định phải dựa vào các căn cứ:
Thứ nhất, tài sản đòi lại là bất động sản, động sản phải đăng ký
hay không phải đăng ký quyền sở hữu;
Thứ hai, tài sản đó bị chiếm hữu trong hoàn cảnh nào (trong ý chí
hay ngoài ý chí của chủ sở hữu);
Cuối cùng, người chiếm hữu ngay tình có được tài sản thông qua
giao dịch có đền bù hay không có đền bù.
Hợp đồng đền bù là loại hợp
đồng mà trong đó mỗi bên chủ
thể sau khi đã thực hiện cho bên
kia một lợi ích sẽ nhận được từ
bên kia một lợi ích tương ứng.

Hợp đồng không có đền bù là


những hợp đồng mà trong đó
một bên nhận được từ bên kia
một lợi ích nhưng không phải
trao lại một lợi ích nào.
❖ Đòi lại tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu
ngay tình
Trường hợp 1:
Khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản ngoài ý chí của
họ (như bị cướp, bị trộm cắp, bị mất... ) và tài sản đang do người thực tế chiếm hữu
tài sản, nhưng ngay tình thì chủ sở hữu được quyền đòi lại tài sản và người chiếm
hữu ngay tình phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, dù cho người đang thực tế
chiếm hữu tài sản đó thông qua hợp đồng có đền bù hay không, trừ trường hợp tài
sản bị đánh rơi, bỏ quên… nhưng đã bị người khác xác lập quyền sở hữu theo căn
cứ luật định.
A Bị mất
Bán cho
Chủ sở Trộm
B
C
hữu Trộm
laptop
A kiện C theo Điều 167 BLDS 2017, C phải trả lại vật cho A.
Trường hợp 2
A B Bị mất
Chủ Bán
Để Trộm
Cho C
sở laptop D
mượn Trộm
hữu trong
laptop nhà

A hoặc B kiện D, D phải trả lại vật cho A hoặc B


(Điều 167 BLDS 2015).
Trường hợp 3
Khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của họ (như cho thuê, cho mượn, cầm cố...)
và người không có quyền định đoạt tài sản (bên thuê, mượn, nhận cầm cố...) đã
chuyển giao tài sản đó cho người chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng không có
đền bù (như tặng cho, cho mượn...), thì chủ sở hữu được quyền đòi lại tài sản và
người chiếm hữu ngay tình phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.

A B
mượn laptop
chủ sở hữu của A và tặng C
laptop cho C

A kiện C, C phải trả lại tài sản cho A theo Điều 167 BLDS 2015.
Trường hợp 4:
Quy định tại Điều 167 BLDS năm 2015 cũng đã cho thấy chủ sở hữu sẽ không đòi lại được động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp: khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu
theo ý chí của họ (như cho thuê, cho mượn, cầm cố,...) và người không có quyền định đoạt tài sản (là bên
cho thuê, cho mượn, nhận cầm cố,...) đã chuyển giao tài sản đó thông qua hợp đồng có đền bù (như mua
bán, trao đổi, cho thuê,...) cho người chiếm hữu ngay tình thì quyền lợi của người chiếm hữu ngay tình sẽ
được pháp luật bảo vệ, tức là người chiếm hữu ngay tình sẽ không phải trả lại tài sản đó khi chủ sở hữu đòi
lại. Khi đó, quyền lợi của chủ sở hữu sẽ được đảm bảo bằng cách yêu cầu bên vi phạm hợp đồng với mình
phải bồi thường thiệt hại.

A Cho
chủ sở hữu
mượn
B C
laptop bán laptop này mua laptop
A kiện B, B phải bồi thường cho A.
❖ Đòi lại tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
• Điều 168 BLDS năm 2015 quy định: Chủ sở hữu được đòi lại động
sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm
hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ
luật này.
• Với quy định trên, về nguyên tắc, đối với tài sản là bất động sản và
động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì dù người chiếm hữu ngay
tình, chủ sở hữu vẫn được đòi lại tài sản đó. Tuy nhiên, ngoại lệ của
nguyên tắc trên là chủ sở hữu sẽ không được đòi lại tài sản trong hai
trường hợp được nêu tại khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015.
❖ Đòi lại tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
• Trường hợp 1: tuy giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng
một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn
cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó
không bị vô hiệu.
• Ví dụ: A thỏa thuận bằng văn bản bán cho B một căn nhà. Sau khi hoàn
thành thủ tục công chứng và đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở, B bán căn nhà trên cho C (C ngay tình). Sau đó, hợp đồng
mua bán nhà giữa A và B bị tòa án tuyên vô hiệu thì hợp đồng mua bán
nhà giữa B và C không bị vô hiệu. Khi đó, nếu A kiện đòi C trả lại căn
nhà trên thì C không phải trả lại.
❖ Đòi lại tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
• Trường hợp 2: nếu tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ
trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu
giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
• Ví dụ: Khi A chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho B nhưng tài sản
chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quyền sử dụng đất là
tài sản phải đăng ký) và B đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên sang cho
C (C ngay tình) thì hợp đồng giữa B và C bị vô hiệu. Khi đó, nếu chủ sở hữu
là A đòi lại tài sản thì C phải trả lại tài sản.
Lưu ý:
• Tuy nhiên, có 2 ngoại lệ mà người thứ ba ngay tình không phải trả lại tài
sản là:
• (i) Khi người thứ ba ngay tình mua tài sản thông qua bán đấu giá tại tổ
chức có thẩm quyền; hoặc
• (ii) Khi người thứ ba ngay tình giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản
nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị huỷ, sửa.
Tóm lại
Khi đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật không ngay tình thì không
cần phân biệt tài sản đó là động sản hay bất
động sản, hoặc tài sản có bắt buộc phải đăng
ký hay không, người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật không ngay tình thì phải trả lại
tài sản đó.

Tuy nhiên, nếu là trường hợp chiếm


hữu không có căn cứ pháp luật ngay
tình thì tùy vào loại tài sản mà BLDS
ghi nhận những ngoại lệ nhằm bảo vệ
quyền lợi của người chiếm hữu ngay
tình.
*Nghiên cứu các trường hợp kiện đòi động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu với giả thiết đặt ra là người thực tế chiếm
hữu vật ngay tình: Điều 167 BLDS 2015
• Trường hợp 1: Vật rời khỏi chủ sở hữu do bị
trộm. A kiện C và C phải trả. Lợi ích của C
(người chiếm hữu ngay tình) chỉ được giải
quyết thông qua việc kiện đòi bồi thường ở
người đã chuyển dịch tài sản đó cho mình.
• Trường hợp 2: Xem xét quy định tại Điều 167.

- Nguyên đơn trong trường hợp này: A

- Người bị kiện là C hay D?


• Trường hợp 3: A không thể đòi C trả lại vì các điều kiện đã không được
thỏa mãn.

- Nguyên đơn: A
- Bị đơn: B hay C?

Xem xét 3 điều kiện để có câu trả lời


• Trường hợp thứ 4:

- Nguyên đơn: A
- Bị đơn: C

C phải trả hay không phải trả?


• Trường hợp yêu cầu đòi lại tài sản của chủ sở hữu không được đáp
ứng khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Việc chiếm hữu đó là ngay tình


- Vật là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
- Thông qua hợp đồng có đền bù
- Rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu
* Nghiên cứu trường hợp tài sản bị chiếm hữu là động sản phải đăng
ký quyền sở hữu và bất động sản: Điều 168 BLDS 2015
TÌNH HUỐNG
1. Ông A mua 1 chiếc xe máy trong 1 cuộc bán đấu giá các xe máy là tang
vật của các vụ án hình sự bị tịch thu. Ông A tiến hành các thủ tục hợp
pháp và đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi
đang tiến hành làm giấy tờ thì phát hiện xe này thực chất không phải
tang vật của vụ án mà là xe của ông B (chủ sở hữu hợp pháp). Nay ông B
phát hiện ông A đang sử dụng chiếc xe này (ông B có đầy đủ giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu của mình với chiếc xe) nên yêu cầu ông A
phải trả lại chiếc xe cho mình.
• Xác định:
- Nguyên đơn: B
- Bị đơn: A

Xem xét quy định tại Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015

Chưa được đăng ký + thông qua dịch vụ bán đấu giá = ?


2. Năm 1973 cụ Cậy bán cho cụ Ba căn nhà số 02, đường X là
căn nhà lợp tranh, quây lưới thép để cụ Ba làm nơi đỗ xe khách.
Năm 1976 cụ Ba cho tập thể khu vực 6 dùng nhà này làm trường
mẫu giáo và nơi hội họp. Năm 1978 cụ Ba chết, gia đình vì hoàn
cảnh khó khăn nên đi ở nơi khác. Năm 1986, ông Đạo (đại diện
khu 6) ký tên bán nhà của cụ Ba cho ông Cung giá 10.000đ, để
lấy tiền xây nhà mẫu giáo khác. Ông Cung đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu căn nhà trên. Năm 1995, ông Cung
bán nhà cho ông Vĩnh, HĐ được công chứng. Năm 2002, ông
Vĩnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
SD đất ở. Sau đó, con cụ Ba tranh chấp nhà đất với ông Vĩnh.
• Xác định:
- Nguyên đơn: Con cụ Ba
- Bị đơn: ông Vĩnh

Xem xét quy định tại Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015

Đã được đăng ký + cấp giấy chứng nhận + bán cho người khác => ?
2.2 Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
❖Khái niệm: (Điều 169 BLDS 2015 )
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có
quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi
đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy, việc yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ sở
hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản được yêu cầu người có hành vi
cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản phải chấm dứt hành vi đó hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
❖ Điều kiện áp dụng
Để áp dụng phương thức yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, cần phải đáp ứng các điều kiện
sau:

Thứ nhất, tài sản vẫn do chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản
trực tiếp nắm giữ, chi phối;

Nếu việc đòi lại tài sản đặt ra khi tài sản đó bị người khác chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật (không còn được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trực
tiếp nắm giữ, chi phối) thì phương thức này áp dụng khi chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản vẫn đang trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản. Ví dụ: chủ sở hữu nhà
đang sử dụng nhà đó để ở hay đang cho người khác thuê ở.
• Thứ hai, có hành vi vi phạm của người khác mà nội dung vi phạm ở đây là gây cản trở chủ sở
hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thực hiện quyền của mình. Trong trường hợp này, chủ sở
hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đang nắm giữ tài sản và có quyền thực hiện quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản nhưng không thực hiện được các quyền này một cách bình thường xuất phát
từ hành vi cản trở trái pháp luật của chủ thể khác.

• Ví dụ: hàng xóm xây nhà để nguyên vật liệu lấn chiếm lối đi của nhà mình; hàng xóm trồng cây để
cành, nhánh vươn qua nhà mình gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mình. Khi đó, chủ sở hữu
nhà bị ảnh hưởng bởi hành vi trên có quyền tự bảo vệ bằng cách yêu cầu người vi phạm phải chấm dứt
hành vi. Nếu họ vẫn không thực hiện thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm. Chẳng hạn: với các trường hợp trên thì chủ thể vi phạm
phải di dời nguyên vật liệu lấn chiếm ra nơi khác; chặt cành, nhánh cây vươn sang nhà người khác… để
đảm bảo việc khai thác bình thường tài sản của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản. Đồng
thời, bên bị vi phạm có thể áp dụng thêm các biện pháp khác như buộc khôi phục tình trạng ban đầu của
tài sản hoặc buộc bồi thường thiệt hại (nếu có) để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.
❖Hậu quả pháp lý

Khi chủ thể có hành vi trái pháp luật cản trở việc thực hiện quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể bị vi phạm có quyền yêu cầu
chủ thể đó chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu họ không thực hiện thì chủ
thể bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm, khi đó, chủ thể có
hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi đó.
• Ví dụ: Quyết định Giám đốc thẩm số 617/2011/DS – GĐT ngày 18/08/2019 về vụ án tranh chấp ranh đất.

Ông A và bà B có quyền sử dụng hợp pháp thửa đất số 53 liền kề với thửa đất số 76 của ông C, đều thuộc tờ bản đồ
địa chính số 5, Phường 6, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Khi ông C sửa chữa lại nhà của mình trên thửa đất trên thì
đã làm 04 ô văng cửa sổ, 1 máng bê tông và chôn dưới đất một ống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà của mình,
lấn chiếm sang phần đất của ông A, bà B. Ông A và bà B đã yêu cầu ông C tháo dỡ nhưng ông C không thực hiện.
Sau đó, ông A và bà B khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông C phải tháo dỡ các công trình xây dựng lấn chiếm.

Qua quá trình xét xử, Tòa án đã quyết định buộc ông C phải tháo dỡ 4 ô văng cửa sổ, 01 máng bê tông và ống thoát
nước lấn chiếm trên. Trong trường hợp này, hành vi của ông C là hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định tại khoản
2 Điều 175 BLDS năm 2015 (Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ
ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của
người khác; Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng
của mình và theo ranh giới đã được xác định….). Hành vi của ông C đã cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất
một cách bình thường của ông A, bà B và hành vi này là trái pháp luật nên chủ thể xâm phạm phải chấm dứt hành vi
đó. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, ông A, bà B có thể yêu cầu ông C khôi phục lại tình trạng
ban đầu của tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
Nội dung
- Buộc chấm dứt hành vi cản trở bất hợp pháp (Ví dụ)

- Khôi phục lại tình trạng ban đầu (Ví dụ)

- Bồi thường thiệt hại thực tế xảy ra nếu có (Ví dụ)


TÌNH HUỐNG
Gia đình anh A có nuôi một đàn lợn rất lớn nhưng không xây dựng hệ thống xử lý phân và
nước thải từ chuồng mà xả trực tiếp ra đường cống thoát nước của khu dân cư khiến các
nhà xung quanh phải hít thở bầu không khí ô nhiễm có mùi rất khó chịu, ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của người dân. Hàng xóm đã nhiều lần góp ý nhưng gia đình anh A vẫn
tiếp tục có hành vi xả trực tiếp nước thải và phân lợn ra đường cống thoát nước. Hành vi
của gia đình anh A có vi phạm pháp luật không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường
thì khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi
gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp này, hành vi xả trực tiếp nước thải và phân lợn ra đường cống thoát nước của
gia đình anh A là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ô nhiễm không khí của khu dân cư, làm ảnh
đến sức khỏe của người dân, do vậy, gia đình anh A phải chấm dứt hành vi này, đồng thời, phải
thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho khu dân cư (nạo vét
lại đường cống thoát nước của khu dân cư, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý phân, nước
thải theo công nghệ hầm Biogas…).
Tình huống 2
Gia đình anh A và anh B là hàng xóm, cả 2 căn nhà đều xây dựng 3 tầng và có chung vách tường ở
giữa 2 căn nhà (mỗi bên ½ chiều dày của bức tường). Vừa qua, nhà anh B đã xây thêm 02 tầng nữa
nhưng lại xây chồng và lấn lên toàn bộ vách tường chung. Xin hỏi hành vi đó của gia đình anh B có
vi phạm không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 thì không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới
ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng; mọi chủ thể có nghĩa vụ
tôn trọng, duy trì ranh giới chung. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều
thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất của người khác.
Đồng thời, cũng theo quy định tại Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đối với mốc giới là tường nhà
chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết
cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Trường hợp nhà xây riêng
biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới
hạn ngăn cách tường của mình.
Do vậy, trong trường hợp này, gia đình anh B đã có hành vi xây lấn mốc giới ngăn cách giữa 2 căn nhà
(xây lấn cả vách tường chung) nên đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản.
Tình huống 3
Nhà ông M liền kề với nhà ông C. Tại phần đất giáp ranh giữa hai nhà, ông M có trồng 02 cây
nhãn. Một cây có nhiều cành ngả sang mái nhà và đất nhà ông C, có nguy cơ làm hư hỏng mái
ngói. Một cây bị nghiêng, gần bật gốc, có nguy cơ đe dọa đổ vào nhà ông C. Ông C đã đề nghị ông
M chặt cây nhãn bị nghiêng và các cành ngả vào mái nhà, phần đất nhà ông đi nhưng ông M
không đồng ý. Trong trường hợp này, ông C có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cho chặt
cây không?
Trả lời:
Theo Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015, có quy định trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng
có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các
biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở
hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu
không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối,
công trình xây dựng chịu.
Do đó, trong trường hợp này, nếu ông C đã có đề nghị ông M thực hiện ngay việc chặt cây để bảo vệ
công trình nhà mình mà ông M không thực hiện thì ông C có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm
quyền cho chặt cây và mọi chi phí chặt cây sẽ do ông M là chủ sở hữu cây cối chịu.
Tình huống 4
Nhà bà Hà có khu đất liền kề nhà ông A, đối diện nhà bà B. Trước khi xây dựng nhà, bà Hà
đã thuê công ty X đến đo đạc, thiết kế và hoàn tất các thủ tục xin phép xây dựng. Do diện tích
hạn chế nên bà Hà xây hết phần diện tích thuộc quyền sử dụng. Khi xây đến tầng 2, bà Hà đã
tự ý làm khác với bản thiết kế được cấp phép, trổ cửa sổ vượt quá phần diện tích thuộc quyền sử
dụng, nhìn trực diện sang nhà của bà B. Ngoài ra, cửa thông gió phòng vệ sinh của nhà bà Hà
còn hướng thẳng vào nhà ông A. Trong trường hợp này, hành vi của bà Hà có vi phạm quy định
pháp luật về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề không?
Trả lời:
Căn cứ các quy định pháp luật:Điều 178 BLDS 2015 quy định về việc trổ cửa nhìn sang bất
động sản liền kề như sau:
Nhận thấy, việc bà Hà tự ý làm sai thiết kế xây dựng đã được cấp phép, trổ cửa sổ vượt quá phần
diện tích thuộc quyền sử dụng, nhìn trực diện sang nhà đối diện và cửa thông gió phòng vệ sinh
hướng thẳng vào nhà bên cạnh, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ liền kề, nên bà Hà cần
sửa chữa, khắc phục công trình nhà ở theo đúng quy định.
2.3 Kiện đòi bồi thường thiệt hại
❖Khái niệm: Điều 170 BLDS 2015
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.
Phương thức này thường được áp dụng khi chủ thể xâm phạm quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản đã chuyển giao tài sản thông qua các giao
dịch dân sự như bán, tặng cho, trao đổi… mà không tìm được tài sản đó nữa
hoặc tài sản đã bị tiêu hủy, hư hỏng toàn bộ. Trong những trường hợp này,
chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có thể yêu cầu chủ thể có
hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại. Đây là phương thức nhằm khôi phục
lại tình trạng tài sản của người bị xâm phạm, giúp cho các chủ thể khắc phục
được những thiệt hại về tài sản.
❖Điều kiện áp dụng
Điều 360 và khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 cho thấy để áp dụng
phương thức đòi bồi thường thiệt hại thì cần phải đáp ứng những điều
kiện sau:

• Thứ nhất, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải
có thiệt hại thực tế xảy ra. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực
tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút;….
• Thứ hai, phải có hành vi trái pháp luật của người gây ra thiệt hại.
Hành vi là xử sự có ý thức của con người được thể hiện dưới dạng hành
động hoặc không hành động. Việc bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng nếu
hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật tức là hành vi được thực
hiện trái với các quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, hành vi
xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản phải là hành vi trái
pháp luật.
• Tuy nhiên, trường hợp chủ thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối
với tài sản do phòng vệ chính đáng hay trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi
thường cho người bị thiệt hại. Bởi vì hành vi gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết và
phòng vệ chính đáng sẽ không bị coi là trái pháp luật. Tình thế cấp thiết là “tình thế của
người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là
phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.”. Phòng vệ chính
đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Nếu hành vi gây ra thiệt hại trong trường
hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
thì bị coi là hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thường.
• Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại xảy ra. Quan hệ nhân quả là mối quan hệ nội tại tất yếu giữa các sự
kiện, hiện tượng nối tiếp nhau trong một không gian và trong một khoảng thời
gian xác định. BLDS quy định cần phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật và thiệt hại xảy ra nghĩa là thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu
của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân
gây ra thiệt hại. Cụ thể là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản là hành vi trái pháp luật và phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy
ra cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản.
• Cuối cùng, trong những trường hợp do luật định thì phải có lỗi của
người xâm phạm. Theo BLDS năm 2015, lỗi được chia làm 2 loại là lỗi
cố ý và lỗi vô ý (Điều 364 BLDS năm 2015). Trong một số trường hợp,
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa vào lỗi, nếu
BLDS hoặc luật liên quan có quy định. Ví dụ: Khi một người cố ý dùng
rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng
mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại
❖ Hậu quả pháp lý
• Khi người chiếm hữu, người sử dụng tài sản không
có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ
ba và theo quy định của luật, người thứ ba phải
hoàn trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, chủ thể có
quyền khác đối với tài sản thì người thứ ba có
quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi
thường thiệt hại nếu tài sản đó đã được trả bằng
tiền hoặc có đền bù.
2.4 Kiện yêu cầu hoàn trả tài sản do được lợi không có căn
cứ pháp luật
• Khái niệm:
Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đươc hiểu là sự gia
tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể
đối với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do luật định. Hoặc cũng
có thể là việc mà chủ sở hữu tránh được những khoản chi phí để bảo
quản, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra tài sản đã giảm sút (thông thường,
theo trường hợp này tài sản được tăng lên nhờ sự nhầm lẫn của
người khác)
Điều kiện
• Sự được lợi về tài sản của một người đã gây ra thiệt hại về tài sản
cho chủ sở hữu, hay nói một cách khác sự gia tăng hay giữ nguyên
được tình trạng tài sản như cũ (được lợi) của một người là nguyên
nhân làm cho tài sản của chủ sở hữu bị giảm sút hoặc bị mất.
• Sự được lợi về tài sản đó không dựa trên căn cứ do pháp luật dân sự
quy định.
• Người được lợi về tài sản không có lỗi.
Nội dung (Điều 581, 583)
• Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ
thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật.
• Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ
thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của
Bộ luật này.
• Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được
hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu,
người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.
3. Bảo vệ các quyền khác đối với tài sản theo
pháp luật dân sự
BLDS 2015 quy định chủ sở hữu còn tồn tại một số quyền khác đối với tài
sản sau đây:
- Quyền đối với BĐS liền kề
- Quyền hưởng dụng
- Quyền bề mặt
Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một
bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho
việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác
(gọi là bất động sản hưởng quyền). (Điều 245 BLDS 2015)
Quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể
khác trong một thời hạn nhất định. (Điều 257 BLDS 2015)
Quyền bề mặt
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước,
khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng
đất đó thuộc về chủ thể khác. (Điều 267 BLDS 2015)
Câu hỏi ôn tập
1. Phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng Luật dân sự có những đặc điểm
nổi bật nào? Có mấy phương thức kiện theo luật dân sự để bảo vệ
quyền sở hữu?
2. Phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật không ngay tình?
Câu hỏi ôn tập
3. Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau của việc kiện yêu cầu chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật và kiện đòi tài sản?
4. B lấy trộm xe đạp của bạn là A rồi đem bán cho C. C mua xe với giá 300.000
đồng. Khi A đến đòi B trả thì A nói xe đã bị mất. 1 tuần sau, A tình cờ thấy C
đang chạy chiếc xe trên. Hỏi, A có được quyền đòi chiếc xe từ C không?
5. A cho bạn là B mượn điện thoại di động của mình để sử dụng nhưng B đem điện
thoại trên tặng cho C. Nếu A phát hiện C đang sử dụng điện thoại trên và chứng
minh được điện thoại là của mình thì có đòi C trả lại điện thoại cho mình được
không? Vì sao?
6. A cho B thuê trâu của mình để sử dụng trong 3 ngày. Vì cần tiền trả nợ gấp, B
đem con trâu trên đi bán cho C (C không biết là trâu của A và tin lời B, nghĩ đây
là trâu của B nên C mua). Sau đó, A phát hiện C đang sử dụng trâu của mình nên
đòi C trả lại nhưng C không chịu trả. Trong trường hợp này, quyền lợi của A sẽ
được giải quyết như thế nào? Giải thích theo quy định của pháp luật?
Câu hỏi ôn tập
7. A trộm xe máy của B rồi đem xe trên cùng giấy tờ xe (giấy tờ B để trong
cốp xe trên khi bị mất) đến bán cho C. C thấy xe giá rẻ và có đủ giấy tờ nên
đồng ý mua (không biết xe do A trộm). Hai bên lập “giấy tay” và C trả
trước ½ tổng số tiền mua bán xe và chờ ngày cùng A và chủ sở hữu xe đi
công chứng hợp đồng, đăng ký xe (theo lời hứa của A) rồi sẽ thanh toán
hết. Sau đó, hành vi của A bị phát hiện và B đòi C trả lại xe máy cho mình
nhưng C cho rằng mình chiếm hữu ngay tình nên không chịu trả. Giải
quyết tình huống này như thế nào? Giải thích?
8. Thành đi du lịch ở nước ngoài về, có mượn của Nam một máy ảnh hiệu
Canon để chụp ảnh lưu niệm. Hôm Thành về đến sân bay thì có Hoa ra
đón. Nhìn thấy chiếc máy ảnh, Hoa khen đẹp và tỏ ý rất thích. Thấy vậy,
Thành đã tặng chiếc máy ảnh nói trên cho Hoa và nói là quà từ nước ngoài
đem về. Sau đó, Nam nhìn thấy Hoa sử dụng máy ảnh của mình thì đòi lại.
Hoa không đồng ý. Hỏi: Nam có quyền đòi lại máy ảnh từ Hoa không? Hay
chỉ có quyền đòi Thành bồi thường thôi? Chỉ rõ căn cứ pháp lý để trả lời
cho câu hỏi trên.
9. A mua xe đạp Nhật của B trị giá 1.000.000 đồng mà không biết
đây là xe B ăn trộm của C. Sau 1 năm, C phát hiện chiếc xe đạp A
đang sử dụng là của mình nên đòi lại. A yêu cầu B trả cho C
1.000.000 đồng nhưng C không đồng ý mà chỉ muốn lấy lại xe. A
không đồng ý trả lại. Theo quy định của BLDS 2015, quyền lợi
của các bên được giải quyết như thế nào ?
10. Ông A nhặt được một đồng hồ đeo tay tại bể bơi công cộng nhưng
không thông báo cũng không nộp cho cơ quan có thẩm quyền mà cứ sử
dụng nó. 13 tháng sau, chủ nhân là anh B phát hiện ông A đeo đồng hồ của
mình thì đòi lại nhưng ông A không trả với lý do là nhặt được chứ không ăn
trộm. Anh B kiện ông A ra toà dân sự nhờ toà xử ông A trả đồng hồ. Đơn
kiện của anh B có được thoả mãn không? Vì sao?
ThS. NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 1

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019


Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 2
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 3
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật dân sự 2005
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật trưng mua trưng dụng tài sản ngày 19/6/2008.
- Án lệ số 05/2016/AL về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế”
- Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu,
quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
- Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu
cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
- Nguyễn Xuân Quang-Lê Nết-Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
- Trường ĐH Luật TP HCM (2019), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu
tài sản và quyền thừa kế, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học, những điểm mới của BLDS
2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 5


- Đỗ Văn Đại (2017), Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án, Tập 2, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

- Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật
Dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
- Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội.
- Bộ Tư pháp, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự (Tập 1,2).

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 6


VẤN ĐỀ. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm thừa kế
▪ Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người
còn sống.
▪ Hoạt động cơ bản của con người là sản xuất vật chất…tích
lũy… nhưng …chết..để lại cho người...
▪ Tài sản đó có thể trong giai đoạn sản xuất, phân phối, lưu
thông, sử dụng tài sản.
▪ Quan hệ thừa kế có trong mọi xã hội kể cả xã hội chưa có
giai cấp, nhà nước và pháp luật.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 7


- Quan hệ thừa kế luôn vận động và phát triển để phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội.
Ví dụ:
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy với nền kinh tế là săn
bắt và hái lượm
+ nhu cầu con người đơn giản chủ yếu là ăn mặc.
+ tài sản đơn chủ yếu là đồ ăn, thức uống và “quần áo”
+ với cuộc sống tập chung “bầy đàn”.
+ sở hữu tài sản là của cộng đồng.
- Khi chết tài sản để lại cho công đồng (sở hữu chung của
cộng đông)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 8


▪ Khi chuyển qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ.
- Sở hữu là của riêng có nhân, gia đình, tổ chức.
- Nhu cầu của con người cao hơn về vật chất và tinh
thần….(đất đai, dồn điền, gia súc….)
- Tài sản đa dạng và có giá trị hơn (đất đai, tư liệu sản
xuất, gia súc, …)
- Để củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ thì quan hệ thừa kế
cũng có sự thay đổi tương ứng.
+ tài sản không để lại cho cả cộng đồng.
+ để lại theo ý chí của người có tài sản trước khi chết
+ hoặc để lại cho người thân thích theo pháp luật.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 9
▪ Ngày nay trong một thế giới văn minh.
- Cá nhân tổ chức sở hữu những tư liệu sản xuất tiên tiến
(máy móc…..)
- Tài sản sở hữu đa dạng (hữu hình, vô hình)
- Nhận thức của con người được năng cao.
- Vì vậy quan hệ thừa kế cũng thay đổi.
+ người thừa kế (một vợ một chồng khác thời phong kiến.)
+ thừa kế tài sản mà không có con người (khác thời kỳ
chiếm hữu nô lệ)
+ thừa kế tài sản hữu hình và vô hình (tài sản trí tuệ)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 10


1.2. Khái niệm quyền thừa kế
- Theo nghĩa rộng:
Là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống các
quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh…..
+ Hiến pháp: khoản 2 Điều 32 quyền sở tư nhân,
quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
+ Điều 609 BLDS 2015
+ Luật nhà ở.
+ Luật đất đai….

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 11


- Theo nghĩa hẹp:
Quyền thừa kế: là cá nhân có quyền lập di
chúc để định đoạt tài sản của mình. Để lại
tài sản của mình cho người thừa kế theo
pháp luật. Hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật. (Điều 609/2015)
+ Quyền để lại di sản theo di chúc hoặc
theo luật.
+ Quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo luật
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 12
▪Bộ luật dân sự 2005 quy định là “Quyền
thừa kế của cá nhân”
▪Bộ luật dân sự 2015 quy định “quyền thừa
kế” bỏ cụm từ của cá nhân.
▪Vì người thừa kế có thể là cá nhân, tổ
chức.
▪Quy định này toàn diện và bao quát hơn.
▪Bảo đảm quyền thừa kế không chỉ của cá
nhân mà còn cả tổ chức trong việc nhận
thừa kế theo di chúc.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 13
▪ Lưu ý: Khác với khái niệm thừa kế. Quyền thừa kế chỉ có
trong xã hội có nhà nước, giai cấp, pháp luật.
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật trong đó có quan
hệ thừa kế.
- Đó là điều chỉnh hoặc định hướng hành vi cho chủ thể
trong quan hệ thừa kế.
Ví dụ:
+ khi nào thì phát sinh quan hệ thừa kế.
+ ai được hưởng…hưởng như thế nào…
+ được di chúc cho ai, bao nhiêu…

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 14


▪ Quyền thừa kế là một khái niệm pháp lý, vừa mang tính
khách quan vừa mang tính chủ quan.
- Tính khách quan vì:
+ Con người muốn hay không thì việc thừa kế vẫn diễn ra.
+ Con người không phải là bất diệt (sinh, lão, bệnh, tử).
+ Chết không mang đi theo được.
- Tính chủ quan thể hiện:
+ nhà nước quy định (giai cấp thống trị, quản lý)
+ người thừa kế là ai (xã hội phong kiến…nhiều vợ)
+ tài sản thừa kế là gì (Hiến pháp 1980 không thừa nhận sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên….

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 15


▪ Hiện nay:
▪ Hiến pháp 2013 Điều 32,
- khoản 1: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập
hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt, sản
xuất, vốn góp…
- khoản 2: Quyền sở hữu tư nhân, quyền thừa kế
được pháp luật bảo hộ
- BLDS 2015 Điều 609 -662 quy định về thừa kế.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 16


- Luật đất đai 2013 Điều 167 quy định người sử dụng đất
được thực hiện
+ chuyển đổi,
+ chuyển nhượng
+ thừa kế…quyền sử dụng đất…)
- Điều 142,143 luật nhà ở quy định về thừa kế nhà ở.
- Các luật liên quan khác như Luật sở hữu trí tuệ…..

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 17


▪ Ý nghĩa của chế định thừa kế.
- Về mặt pháp lý
+ củng cố chế định sở hữu,
+ qua đó khuyến khích chủ thể hăng say lao động
+ chủ động, tích cực trong sản xuất kinh doanh,
+ tích lũy của cải
+ và khi chết được để lại cho người thân thích theo
di chúc hoặc théo pháp luật.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 18


- Về mặt kinh tế.
+ Tài sản được chuyển tiếp cho cá nhân, tổ chức quản lý,
khai thác,
+ lại được tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối, lưu
thông, tiêu dùng.
+ qua đó thúc đẩy sản xuất vật chất phát triển…
- Về mặt xã hội.
+ Góp phần củng cố tình đoàn kết trong gia đình,
+ mọi người yêu thương và có trách nhiệm với nhau hơn
+ mọi người trong xã hội sẽ tích cực trong lao động, sản
xuất…

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 19


1.3.1. Thời điểm mở thừa kế
❖ Khái niệm:
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài
sản chết hoặc bị toà án tuyên bố chết, nếu người
bị toà án tuyên bố chết thì thời điểm mở thừa kế
là ngày Toà án xác định trong bản án.
(Khoản 1 Điều 611, khoản 2 Điều 71 BLDS
năm 2015)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 20


▪ Nếu cái chết của người có tài sản là cái chết thực
tế (còn gọi là chết sinh học) thì thời điểm mở
thừa kế đối với di sản của họ chính là thời điểm
họ chết.
Việc quy định “thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người để lại di sản chết” là một quy định
mở. Theo đó, khi xác định thời điểm mở thừa kế
sẽ căn cứ vào sự xác định trong giấy chứng tử. Vì
vậy, tùy theo giấy tử mà thời điểm mở thừa kế có
thể được xác định theo ngày hoặc chính xác đến
giờ, phút.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 21
▪ Nếu cái chết của người để lại di sản
là cái chết pháp lý (bị Tòa án tuyên
bố là đã chết) thì thời điểm mở thừa
kế đối với tài sản của người đó sẽ
được xác định theo ngày chết của
người bị tuyên bố là đã chết xác định
trong quyết định đó.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 22


Ví dụ 1:
Ông A có hai người con là C, D. Trong đó anh C
có hai người con là X,Y. Còn anh D có một người
con là P.
- Ông A chết người thừa kế của ông A lúc này là
C,D mỗi người một phần bằng nhau.
- Nếu anh C chết trước ông A thì khi ông A chết di
sản của A vẫn chia đôi nhưng phần của C do X,Y
hưởng thế vị.
- Nếu cả C,D đều chết trước A thì lúc này di sản
của A chia 3 cho X,Y,P là người thừa kế ở hàng
thứ 2
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 23
Ví dụ 2:
▪ A và B là hai vợ chồng có hai người con là C, D đã có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Anh C có vợ là H. Ngày
1/10/2016 ông A và C bị tai nạn giao thông và đều chết.
- Nếu xác định được A chết trước C thì người thừa kế của A
lúc này là B,C và D.
- Và người thừa kế của C là H và B (không có A)
▪ Ngược lại nếu C chết trước A thì:
- Người thừa kế của C lúc này là H,A,B.
- Người thừa kế của A là B,D (mà không có C)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 24


▪Lưu ý: Cần phân biệt thời điểm mở thừa kế
và thời điểm chuyển quyền sở hữu.
✓Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người
có tài sản chết.
✓Thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời
điểm tài sản được chuyển giao (người thừa
kế hoặc người đại diện của họ chiếm hữu)
▪Trừ trường hợp luật có quy định khác (Điều
161 BLDS 2015)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 25


▪ Thứ nhất: Xác định thời điểm mở thừa kế là cơ
sở để xác định chủ thể thừa kế.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể được thừa kế
là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng trước đó đã thành thai, nếu chủ thể thừa kế
không là cá nhân phải tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế. Vì vậy, một người chết trước người để lại di sản
sẽ không được hưởng di sản thừa kế trừ trường hợp
thừa kế thế vị, đối với người thừa kế không là cá
nhân cũng vậy, sẽ không được hưởng di sản nếu
không tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 26
▪ Thứ hai: Nếu những người có quyền thừa kế di sản của nhau nhưng chết
cùng thời điểm thì họ không được hưởng di sản của nhau theo quy định tại
Điều 619 BLDS năm 2015. Kể từ thời điểm mở thừa kế, chủ thể thừa kế có quyền
và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, chủ thể hưởng di sản thừa kế chỉ
thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế, tương
ứng với tỷ lệ mà họ nhận được. Họ không phải chịu trách nhiệm với phần nghĩa vụ
tài sản vượt quá phần tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp chủ thể thừa kế tự
nguyện thực hiện nghĩa vụ này. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài
sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của
những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trường hợp di sản
đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo
di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa
kế là cá nhân.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 27


▪ Thứ ba: Xác định thời điểm mở thừa kế còn nhằm
xác định di sản thừa kế, cụ thể tại thời điểm mở thừa
kế tài sản của người chết để lại là bao nhiêu, gồm
những gì? Tuy nhiên, việc xác định di sản thừa kế gồm
những tài sản nào là một vấn đề khá phức tạp cả về mặt
lý luận và thực tiễn. Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác
nhau về vấn đề di sản thừa kế. Có ý kiến cho rằng, di
sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ về tài sản
của người chết để lại. Có ý kiến lại cho rằng di sản thừa
kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết
trong phạm vi di sản để lại. Còn ý kiến thứ ba cho rằng
di sản thừa kế chỉ là các tài sản của người chết để lại sau
khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 28


▪ Thứ tư: Xác định thời điểm mở thừa kế là để xác định thời điểm có hiệu
lực của di chúc. Theo quy định tại Điều 643 BLDS năm 2015, di chúc có hiệu lực
kể từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết. Khác với những hành vi khác, thông thường, sau khi một hành vi pháp lý
được thực hiện xong thì làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp
luật. Tuy nhiên với hành vi lập di chúc thì chưa làm phát sinh việc chuyển dịch tài
sản của người lập di chúc sang chủ thể được chỉ định trong di chúc mà di chúc chỉ
có hiệu lực khi có sự biến pháp lý xảy ra là sự kiện chết của người lập di chúc. Về
nguyên tắc, di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.

▪ Ví dụ: Di chúc không có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ trong trường hợp
người được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc chết cùng với người lập di
chúc.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 29


▪ Thứ năm: Xác định thời điểm mở thừa kế

còn là cơ sở để xác định thời hiệu khởi kiện.


Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015
thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu
cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của
mình là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm
đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 30


▪ Khái niệm:
▪ Địa điểm mở thừa kế là nơi thực hiện các thể thức liên quan đến
việc dịch chuyển di sản của một người đã chết cho những người còn
sống.
▪ Nói một cách cụ thể thì địa điểm mở thừa kế là nơi để xác định Tòa
án nào có thẩm quyền giải quyết vụ thừa kế đó khi có tranh chấp xảy
ra, là nơi thực hiện việc quản lý di sản, xác định cơ quan có thẩm
quyền quản lý di sản của người chết trong trường hợp cần thiết để
ngăn chặn việc phân tán hoặc chiếm đoạt tài sản trong khối di sản.
Là nơi thực hiện các thể thức liên quan đến di sản như khai báo,
thống kê các tài sản thuộc di sản của người chết (dù tài sản được để
lại ở nhiều nơi khác nhau nhưng đều phải khai báo, thống kê tại nơi
có địa điểm mở thừa kế); việc từ chối nhận di sản của người thừa kế
phải được thông báo cho cơ quan công chứng hoặc UBND xã,
phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 31
▪Theo khoản 2 Điều 611 BLDS 2015 thì
địa điểm mở thừa kế được xác định theo
nơi cư trú cuối cùng của người để lại di
sản, nếu không xác định được nơi cư trú
cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế được
xác định là nơi có toàn bộ di sản hoặc
nơi có phần lớn di sản.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 32


▪ Xác định địa điểm mở thừa kế theo nơi cư trú cuối cùng
✓Đối với cá nhân chỉ sống và chết tại một nơi cố định thì địa điểm
mở thừa kế của người đó là nơi họ đã sống.
✓Đối với cá nhân đã đăng ký HKTT ở một nơi nhưng đồng thời đã
tạm trú ở nhiều nơi thì địa điểm mở thừa kế vẫn được xác định tại
nơi người đó đã đăng ký HKTT dù họ đã chết tại nơi đang tạm trú
hoặc ở bất kỳ nơi nào.
✓Đối với cá nhân không có HKTT ở nơi nào nhưng họ có nhiều
nơi tạm trú khác nhau thì địa điểm mở thừa kế được xác định tại
nơi họ đang tạm trú mà đã chết.
✓Đối với cá nhân đã từng đăng ký HKTT ở nhiều nơi khác nhau thì
địa điểm mở thừa kế được xác định tại nơi họ đang có HKTT.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 33


▪ Xác định địa điểm mở thừa kế theo nơi có tài sản của
người chết
Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư
trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở
thừa kế được xác định theo nơi có tài sản của người chết.
Nếu dựa vào căn cứ này thì địa điểm mở thừa kế được
xác định như sau:
✓Nếu người chết chỉ để lại tài sản ở một nơi thì địa điểm
mở thừa kế là nơi có tài sản của họ.
✓Nếu người chết để lại tài sản ở nhiều nơi khác nhau thì
địa điểm mở thừa kế được xác định tại nơi người đó để
lại phần lớn tài sản của mình.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 34


1.4. Người để lại thừa kế, di sản và người thừa kế
1.4.1. Người để lại thừa kế.
Là cá nhân có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết
- Cá nhân chết về mặt sinh học (quá trình trao đổi chất
ngừng hoạt động)
- Tuy nhiên việc này khó khăn trong xác định chính xác
thời điểm cá nhân chết (giờ, phút)
- Vì cơ quan quản lý hộ tịch chỉ căn cứ vào lời khai báo
của người thân nên tính chính xác là rất khó.
- ảnh hưởng lớn đến việc xác định người thừa kế…

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 35


▪ Ví dụ.
A và B là vợ chồng, họ có 2 người con là C, D
trong đó C có vợ là H có con là K. sáng ngày
1/2/2016 anh C bị đột quỵ được bạn bè đưa vào
bệnh viện. Nghe tin C bị cấp cứu ở bệnh viện A vội
vàng chạy xe mô tô đến thăm con, trên đường đi bị
tai nạn chết. Trong khoảng thời gian trên C cũng
chết.
▪ Việc xác định người nào chết trước chết sau trong
trường hợp trên rất quan trọng vì liên quan đến.
- Người thừa kế.
- Di sản thừa kế.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 36
▪ Giả sử A chết trước C và tài sản của A,B là 180
triệu và tài sản của C,H là 240 triệu. Bạn chia di
sản của A
▪ Di sản của A là 180 : 2 = 90.
- Chia theo pháp luật cho B,C,D ; 90 :3 = 30
- Chia di sản của C
▪ Di sản của C;
- Di sản là 240 : 2 = 120 + 30 thừa kế của A = 150
- Chia theo pháp luật cho B,H,K.
- 150 : 3 = 50 = B = H = K

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 37


▪ Giả sử C chết trước A;
▪ Chia di sản của C.
- Di sản là 240 : 2 = 120.
- Người thừa kế theo luật của C là; A,B,K,H
Lấy 120 : 4 = 30 = A = B = K = H
▪ Chia di sản của A.
Di sản là 180 : 2 = 90 + 30 thừa kế từ C = 120.
Chia theo luật 120 : 3 = 40 = B, D, K ( trong đó K
thừa kế thế vị của C)
▪ Cnhư vậy chúng ta thấy hậu quả khác nhau.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 38


- Chết về mặt pháp lý.
Cá nhân bị Tòa án tuyên bố chết khi có đủ các điều kiện
luật quy định.
+ có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan (cha,
mẹ vợ chồng, con, người đã giao dịch…)
+ đáp ứng yêu cầu của pháp luật về thời gian (tùy từng
trường hợp 3 năm sau khi tuyên bố mất tích…, hoặc 5
năm không có tin tức …)
+ có thủ tục thông báo tìm kiếm (thông tin trên báo đài…)
(không có pháp nhân chết mà chỉ có chấm dứt PN)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 39


1.4.2. Di sản thừa kế
Là tài sản của người chết để lại bao gồm:
- Tài sản riêng của người chết, tài sản này thuộc
sở hữu riêng của cá nhân đó, họ có được do:
+ lao động làm ra,
+ của cải để giành,
+ thông qua giao dịch
+ hoặc các căn cứ khác theo quy định của pháp
luật (xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu…)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 40


- Tài sản chung với các đồng sở hữu chủ khác.
- Tài sản này hình thành trên cơ sở thỏa thuận
hoặc luật quy định.
Ví dụ:
+ A và B thỏa thuận cùng góp tiền mua một chiếc
xe máy thì xe máy là tài sản chung theo phần
của A,B.
+ hoặc A và B là vợ chồng, trong thời gian chung
sống họ mua được một căn nhà thì căn nhà đó
thuộc sở hữu chung hợp nhất của A,B.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 41


Việc xác định di sản thừa kế
hiện nay có nhiều cách hiểu
khác nhau.
ý kiến thứ hai Ý kiến thứ ba
ý kiến thứ nhất cho rằng di sản
cho rằng di sản
cho rằng di sản thừa kế chỉ là các
thừa kế bao gồm
thừa kế bao gồm tài sản của người
tài sản và nghĩa
tài sản và các chết để lại sau
vụ tài sản của khi đã thanh toán
nghĩa vụ về tài
người chết trong các nghĩa vụ tài
sản của người
phạm vi di sản sản của người
chết để lại
để lại. chết.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 42
▪ Về ý kiến thứ nhất cho rằng di sản bao gồm tài sản và các nghĩa vụ về tài
sản của người chết như nghĩa vụ trả nợ, nộp thuế... và khi người thừa kế
hưởng di sản thì cũng phải gánh nghĩa vụ này, có như vậy mới bảo đảm sự
công bằng xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các “chủ nợ”.

▪ “Quan điểm này chỉ có thể phù hợp khi mà tài sản của người chết và tài sản
của gia đình không tách bạch được, cũng như nợ của gia đình và nợ của người
chết không phân biệt được bởi các khoản nợ phát sinh từ việc tham gia của gia
đình chứ không phải chỉ cho cá nhân. Điều này có nghĩa là các khoản tài sản có
của người chết cũng là nợ của những người thừa kế, bất kể tài sản của người chết
có đủ để thanh toán hay không”. Quan điểm này có lẽ không phù hợp khi chúng ta
đang hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền, đề cao trách nhiệm của cá
nhân đối với xã hội, mỗi người phải chịu trách nhiệm bởi hành vi của chính mình.
Quan điểm này vô hình dung lại bảo vệ tàn tích của chế độ phong kiến “Nợ truyền
đời Quy
truyền kiếp”
định chung về thừacha
kế không trả hết nợ thì con trả, con trả không hết thì cháu trả.
3/31/2019 43
▪ Quan điểm thứ hai thì di sản thừa kế bao gồm tài sản của người chết và
nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi di sản thừa kế. Người thừa kế chỉ thực
hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà họ được nhận.

▪ Quan điểm này tiến bộ hơn quan điểm trước ở chỗ là xoá bỏ được tàn tích
của chế độ phong kiến là “Nợ truyền đời truyền kiếp” nhưng vẫn xác định di
sản bao gồm cả các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại. Tuy nhiên, quan
điểm này không được đa số các nhà khoa học pháp lý ủng hộ, bởi lẽ, di sản
được hiểu là tài sản của người chết để lại, người còn sống được thừa hưởng di
sản của người chết, và lẽ thường không ai muốn thừa hưởng nghĩa vụ, thừa
hưởng công việc của người khác dù là người thân thích.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 44


▪ Quan điểm thứ ba cho rằng di sản bao gồm tài sản của
người chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản. Quan
điểm này được nhiều nhà khoa học đồng ý và được thể hiện
trong BLDS năm 2015 tại Điều 612: “Di sản bao gồm tài sản
riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác” và các Điều từ 659 đến 662 BLDS năm
2015 thì hiểu rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế
phải thanh toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại
mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách
là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa
vụ của người chết để lại bằng chính tài sản của người chết.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 45
▪ Về nguyên tắc, di sản thừa kế là tài sản của người
chết để lại, nó thuộc sở hữu của người chết, tuy
nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ là tài sản có
được sau khi một người chết cũng được coi là di
sản thừa kế.
▪ Ví dụ: Tài sản mà doanh nghiệp khuyến mãi cho
người mua hàng bằng việc bốc thăm, mà lúc mua
thì chưa bốc thăm, sau khi chết mới bốc thăm và
trúng thưởng, tiền bảo hiểm, tiền lãi….

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 46


▪ Thực tế, trong quá trình phân chia di sản thừa kế
còn phát sinh một loại tranh chấp đó là tiền phúng.
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam thì
khi một người chết, những người thân thích, bạn bè,
những người quen biết… đến phúng, điếu. Hiện
nay, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này là
tiền phúng có phải là di sản thừa kế không.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 47


▪ Ý kiến thứ nhất thì cho rằng tiền phúnglà di sản của
người chết, do đó nó là di sản thừa kế. Theo quan điểm này thì
“Điều hết sức dễ hiểu là người ta đi viếng là viếng người chết,
người chết là ông Nguyễn Văn A thì khoản tiền viếng cùng với
đồ lễ như bánh, trái, trầu câu, tiền… phải nằm trong khối di sản
của người chết, chứ không thể thuộc quyền sở hữu của ai khác,
khoản tiền này được chi dùng vào việc mai táng cho người chết,
nếu còn thì người có nghĩa vụ thờ cúng dùng vào việc thờ cúng
về sau như giỗ tuần, mãn tang, sang cát, giỗ hàng năm” sau khi
dùng chi phí cho việc mai táng.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 48


▪ Ý kiến thứ hai lại cho rằng tiền phúng không phải là di
sản thừa kế. Theo quan điểm này cho rằng: “Cơ sở pháp lý
bằng việc xác định thời điểm mở thừa kế của người để lại
di sản. Biết rằng toàn bộ quyền và nghĩa vụ về tài sản của
người chết để lại, chỉ tính đến thời điểm mở thừa kế của
người đó, khoản tiền phúng điếu không thể được coi là di
sản thừa kế của người chết…”. Bởi vì tài sản phúng điếu
này không phải là tài sản của người chết để lại mà nó có
sau thời điểm mở thừa kế, đồng thời số tài sản này cũng
không phải là kết quả của những hành vi có trước của
người chết như tiền trúng sổ số, tiền lãi…. Thực chất, tiền
phúng mang tính chất giúp đỡ, chia sẻ với tang chủ trong
việc ma chay thờ cúng theo phong tục tập quán, vì vậy,
không phải là di sản để chia thừa kế. Do đó, số tiền này
được dùng chi phí cho đám tang. Nếu còn dư thì giao cho
người đảm nhận việc thờ cúng quản lý, sử dụng cho mục
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 49
đích cúng giỗ, xây mộ, cải táng sau này.
▪ Tình huống:
▪ Ông A có ba người con là B,C,D đều đã thành niên.
Ông A chết những người thân thích, bạn bè của
người chết và các con ông A đến chia buồn, phúng
số tiền 200 triệu đồng. Sau đám tang D yêu cầu chia
số tiền trên vì cho rằng đó là di sản thừa kế. B
không đồng ý, tranh chấp xảy ra.
▪ Vậy: tiền phúng đám ma có phải là di sản thừa kế.
▪ Đó không là di sản thừa kế mà theo tập quán đó là
tiền chia sẻ với tang chủ phục vụ đám tang và
hương khói sau nay…

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 50


- Tình huống xác định di sản.
Trước khi kết hôn với chị B, anh A có một căn nhà
ở. Trong quá trình chung sống A,B tạo lập được 1
tỷ đồng. A chết, di sản là:
+ căn nhà thuộc sở hữu riêng
+ và ½ của 1 tỷ.
(vì theo Điều 213 BLDS2015 thì sở hữu chung của
vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân
chia)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 51


▪ Tình huống (tiếp).
▪ Nếu chị B có một khoản tiền thuộc sở hữu riêng
trị giá 5 tỷ đồng. Trong thời kỳ hôn nhân chị gửi
tiết kiệm, đến khi anh A chết, tiền lãi từ sổ tiết
kiện này là 400 triệu đồng, thì số tiền lãi này
của chung A,B hay của riêng chị B?
▪ Vì nếu lợi tức này là tài sản chung thì 400 triệu
phải chia đôi A và B mỗi người một nửa và phần
của A sẽ là di sản thừa kế.
▪ Nếu lợi tức này là tài sản riêng của B thì A không
được chia.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 52


▪ Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 thì
hoa lợi, lợi tức này là tài sản chung… nên phải chia
đôi.
▪ Như vậy di sản của A lúc này là:
- Căn nhà có trước hôn nhân.
- Và ½ của 1 tỷ (là 500 triệu đồng làm ra trong thời ký
hôn nhân)
- Và ½ của lợi tức từ sổ tiết kiệm của riêng B
(là 200 triệu đồng có đươc từ sổ tiết kiện riêng của B).

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 53


▪Nếu B có căn nhà là tài sản riêng lúc mua
là 5 tỷ đồng và khi A chết thì căn nhà trên
được định giá là 7 tỷ đồng. Những người
thừa kế khác của A yêu cầu B phải chia
khoản chênh lệch là 2 tỷ nhưng B không
đồng ý thì giải quyết như thế nào.
▪Vấn đề này luật không quy định.
▪Thực tế Tòa án bác yêu cầu chia thừa kế
này vì tài sản đó vẫn hiện hữu.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 54


▪ Di sản là các quyền tài sản khác:
- Quyền tài sản trong quyền tác giả.
+ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh… thời hạn
bảo hộ là 75 năm kể từ khi công bố.
Ví dụ: A là chủ sở hữu bộ phim X sau khi
công bố được 20 năm thì A chết, người thừa kế
của A được thừa kế quyền tài sản đối với tác phẩm
này là 55 năm còn lại.
- Các tác phẩm khác bảo hộ 50 năm tiếp theo năm
tác giả chết.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 55


▪ Quyền tài sản trong các đối tượng sở hữu công
nghiệp khác như:
- Sáng chế.
- Giải pháp hữu ích.
- Kiểu dáng công nghiệp
Lưu ý:
- Khi thừa kế về quyền sử dụng đất là đất nông
nghiệp thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị quyền
sử dụng đất.
- Đối với việc thừa kế nhà ở thì những người trên
phải thuộc đối tượng sở hữu nhà tại Việt Nam…
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 56
▪ Tình huống:
Ông A có nhà bị nằm trong diện giải tỏa để cải tạo
kênh, chỉnh trang đô thị được bồi thường 900 và
được mua một căn hộ tái định cư tại tòa nhà X. Sau
khi nhận tiền bồi thường và chờ nhận mua nhà tái
định cư thì A bị đột tử… Sau đám ma, ba người con
của A là B, C, D đều đã thành niên và ở riêng, yêu
cầu:
- chia số tiền trên và phân chia quyền mua nhà tái
định cư.
- Theo bạn quyền mua nhà tái định cư có phải là di
sản thừa kế.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 57
▪ Trong trường hợp nhà, đất thuộc di sản thừa kế
bị giải tỏa, thu hồi thì phần hỗ trợ tái định cư
(nền đất, nhà tái định cư, hoặc quyền nhận
chuyển nhượng nền đất hoặc mua nhà tái định
cư…) vẫn thuộc di sản thừa kế nếu có căn cứ
là một phần bồi thường bằng hiện vật chứ
không phải là hỗ trợ riêng cho người đang
sử dụng nhà, đất.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 58


▪ Tình huống:
▪ Ông A ký hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội với công
ty X. ông A đã thanh toán lần đầu 20% theo quy
định của pháp luật… được 2 năm thì A bị tai nạn
chết. B, C là con của A đã tranh nhau quyền tiếp tục
thuê mua nhà ở xã hội trên. Theo bạn giải quyết như
thế nào?
- Quyền tiếp tục thuê mua không phải là di sản thừa
kế.
- Người thừa kế ở cùng nhà được tiếp tục thuê mua.
- Không ở cùng nhà thì được tiếp tục nếu hợp đồng
đã thực hiện được 2/3 thời gian.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 59
❖Thực tiễn.
▪ Khó khăn trong việc xác định di sản của người
chết trong quan hệ vợ, chồng khi một bên chết đã
lâu sau đó mới chia thừa kế.
- Vì biến động của xã hội.
- Hoặc trường hợp người vợ hoặc người chồng còn
lại tái giá mà vẫn quản lý tài sản của người đã
chết.
+ nếu làm tăng giá trị tài sản?
+ nếu là mất, hư hỏng, giảm sứt giá trị…?

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 60


▪ Việc giảm xuống của di sản thừa kế có thể là do tự nó bị hao mòn,
hư hỏng theo thời gian, có thể do tác động của trở lực khách quan
như bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh… cũng có thể do hành vi của con
người (tẩu tán tài sản của người quản lý tài sản, của người thừa kế,
hoặc là thiếu trách nhiệm trong quản lý, hoặc sử dụng một cách lạm
quyền khối di sản thừa kế,…). Cho dù là nguyên nhân nào cũng dẫn
đến hậu quả là sự “thiếu hụt” về di sản thừa kế. Sự thiếu hụt này thì
ai phải chịu trách nhiệm?
▪ Phải xác định tại thời điểm mở thừa kế những người hưởng di sản
(kể cả người được di tặng) được hưởng bao nhiêu? Bao gồm những
tài sản gì? Ở đâu? Nếu không sẽ rơi vào tình trạng không có “lượng
chuẩn” để từ đó trừ đi phần di sản bị mất mát, bị hư hỏng, bị tiêu
hủy hoặc do sử dụng, tiêu dùng hay định đoạt trái pháp luật của con
người, thậm chí cũng không xác định được phần di sản bị giảm
xuống là bao nhiêu.
▪ Nếu không xác định được khối lượng ban đầu thì không thể xác định
được phần di sản bị giảm xuống so với khối di sản được xác định
ban đầu.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 61
▪ Việc tăng lên của một phần tài sản trong khối
di sản thừa kế cũng có nhiều lý do khác nhau
như có thể giá cả của tài sản tăng lên theo cung
cầu (như xe cộ, nhà cửa, đất đai…), cũng có
thể là những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản
(đó là những hoa lợi có được gắn liền với sự tự
sinh lời của tài sản, lợi tức từ việc cho vay, cho
thuê,…).
▪ Phần tài sản này nếu nằm trong khối di sản
chưa chia thì sẽ đượ xác định là di sản thừa kế.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 62


1.4.3. Chủ thể hưởng thừa kế
▪ Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời
điểm mở thừa kế.
▪ hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng
đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Ví dụ: A và B là vợ chồng, ngày 1/7/2015 A bị đột
quỵ chết. Ngày 1.2.2016 chị B sinh bé C thì C có được
thừa kế di sản của A không?
→C được thừa kế vì người vợ sinh con ra trong khoảng
thời gian 300 ngày từ ngày người chồng chết là con chung.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 63


▪ Trường hợp:
A và B là vợ chồng, ngày 1/2/2013 Người chồng
bị tai nạn chết, người vợ quyết định trữ tinh trùng
của người chồng lại, 3 năm sau thụ tinh trong ống
nghiệm và sinh ra bé C. Người con sinh ra này có
được thừa kế không?
▪ Câu trả lời là không vì lúc người chồng chết
những đứa trẻ này chưa thành thai.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 64


▪ Lưu ý:
▪ Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là
cá nhân (Pháp nhân) thì phải tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế.
▪ Không bị giải thể, phá sản....
▪ Ví dụ anh A lập di chúc định đoạt tài sản cho
pháp nhân X...
- Đây là điểm cụ thể của BLDS 2015.
- Nhấn mạnh quyền tự định đoạt của người lập di
chúc có quyền chỉ định tổ chức hưởng di sản...

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 65


▪ Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế (Điều 614)
- Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế
có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để
lại.
Ví dụ.
- Các quyền về sở hữu.
- Thanh toán các khoản nợ của người chết
- Quyền trong các hợp đồng đã giao kết

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 66


▪Ví dụ:
Ông A là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân
HƯỚNG DƯƠNG; trong quá trình kinh doanh có
ký hợp đồng với X,Y,Z. Ngày 1.2.2016 ông A bị
chết do tai nạn giao thông, anh B là con trai và là
người thừa kế duy nhất ở hàng thứ nhất.
Theo luật doanh nghiệp anh B có quyền lên sở kế
hoạch và đầu tư đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp
HƯỚNG DƯƠNG.
Anh B phải tiếp tục các quyền nghĩa vụ với X,Y,Z
mà doanh nghiệp tư nhân HOA MAI đã ký

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 67


▪ Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại,
trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Ví dụ: Ngày 1/2/2016 Ông A chết, theo luật anh B là người
thừa kế duy nhất, được hưởng 100 triệu đồng. 2 tháng sau
có anh C đến yêu cầu B trả khoản nợ của A là 120 triệu (có
chứng cứ).
Anh B chỉ chịu trách nhiệm trả cho C 100 triệu đồng mà
mình thừa kế từ A.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 68


▪ Trường hợp di sản đã được chia thì:
- mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người
chết để lại tương ứng
- nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận,
- trừ trường hợp có thoả thuận khác.
▪ Quy định này là văn minh, công bằng (ai là người đó
chịu)
▪ xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến (nợ truyền đời
truyền kiếp....)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 69


▪ Tình huống:
Ông A có 3 người con là B,C,D đều đã thành niên...
Trước khi chết ông có lập di chúc cho B hưởng 60
triệu đồng, C hưởng 30 triệu đồng và D hưởng 10
triệu đồng. Di chúc hợp pháp. Khi ông A chết B,C,D
sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc.
▪ Sau đó có anh E yêu cầu B,C,D trả khoản tiền 10
triệu đồng mà trước đó A nợ (có căn cứ) thì:
- B trả 6 triệu đồng.
- C trả 3 triệu đồng.
- C trả 1 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ đã nhận.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 70


- Trường hợp người thừa kế không phải là cá
nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải
thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
như người thừa kế là cá nhân.
Ví dụ: Pháp nhân X được thừa kế theo di
chúc của anh A là 100 triệu, nhưng sau khi nhận
di sản thừa kế thì có anh B đến yêu cầu trả nợ
50 triệu (có căn cứ).
→ trong trường hợp này pháp nhân X phải
thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản
thừa kế.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 71
- Trường hợp này áp dụng cho cả nhà nước
xác lập quyền sở hữu đối với di sản không
có người thừa kế.
- Thể hiện sự bình đẳng giữa nhà nước, cá
nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự
- Trường hợp di sản chưa được chia thì
người quản lý di sản thực hiện theo thoả
thuận của những người thừa kế trong phạm
vi di sản do người chết để lại.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 72


▪ Chú ý:
- Chủ thể thừa kế theo di chúc phải chứng minh quyền thừa
kế của mình (có di chúc hợp pháp, văn bản, công chứng,
chứng thực…)
- Người thừa kế theo pháp luật phải có chứng cứ chứng
minh.
+ Nếu là vợ, chồng phải có đăng ký kết hôn (trừ quan hệ
hôn nhân xảy ra trước ngày 13.1.1960)
+ con đẻ phải có giấy khai sinh….
+ con nuôi phải có đăng ký (trừ quan hệ nuôi con nuôi xảy
ra trước ngày 3.1.1987)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 73


▪ Chú ý: chủ thể không được, không hưởng di sản.
- Chủ thể được thừa kế nhưng không tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế (Cá nhân chết trước, chết cùng.
Pháp nhân không còn tồn tại...)
- Chủ thể có quyền thừa kế bị luật “tước quyền thừa
kế” do có hành vi bất xứng
- Chủ thể có quyền thừa kế bị người có tài sản lập di
chúc truất quyền hưởng di sản.
- Chủ thể được thừa kế từ chối nhận di sản (trừ
trường hợp trốn tránh nghĩa vụ tài sản)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 74


1.5. Người quản lý di sản
1.5.1. Khái niệm người quản lý di sản
- Người quản lý di sản là người được:
+ Chỉ định trong di chúc ( xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng
quyền tự quyết của chủ thể)
+ Hoặc do những người thừa kế cử ra.
- Người quản lý di sản đồng ý thực hiện (tôn trong quyền
tự do tự nguyện trong quan hệ dân sự).
- Có thể có thù lao hoặc không có thù lao

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 75


- Trường hợp không có chỉ định
- chưa cử được người quản lý di sản thì người
đang:
+ chiếm hữu,
+ sử dụng,
+ quản lý di sản
- tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những
người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 76


-Trường hợp chưa xác định được như trên thì di
sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản
lý. Vậy cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào?
▪ Luật không quy định rõ ràng.
▪ Trình tự thủ tục quản lý như thế nào? (số lượng
người lập biên bản, thành phần tham gia, kiểm kê
tài sản, phân loại tài sản....)
▪ Nếu tài sản ở nhiều nơi thì như thế nào?...
▪ Luật còn bỏ ngỏ chưa quy định cụ thể, chi tiết...

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 77


1.5.2. Nghĩa vụ của người quản lý di sản.
- Lập danh mục di sản
+ tài sản gồm những loại nào?
+ động sản, hay bất động sản.
+ cổ phiếu, trái phiếu.
+ tiền, quyền tài sản..
- thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người
khác đang chiếm hữu...
+ Vậy có quyền thu hồi tài sản mà người đang thuê, mượn
sử dụng không?

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 78


- Bảo quản di sản (Nếu không bảo quản; bảo quản
không tốt dẫn đến tài sản hư hỏng, tiêu hủy thì
trách nhiệm như thế nào? ...bồi thường?)
→ Có bồi thường (Điều c khoản 2 Điều 617 BLDS
2015)
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế
chấp...., nếu không được những người thừa kế
đồng ý bằng văn bản. Vậy nếu tài sản có nguy cơ
hư hỏng thì có được bán không?
→Áp dụng khoản 3, 4 Điều 3 BLDS 2015 (thiện
chí, hợp tác) được bán.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 79


- Thông báo về tình trạng di sản cho những người
thừa kế:
+ thu hồi được bao nhiêu tài sản.
+ các loại tài sản (Số lượng, chất lượng…)
- Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của
mình mà gây thiệt hại:
Ví dụ: bán, làm mất, hoặc không áp dụng
biện pháp hạn chế thiệt hại (người yêu cầu phải
chứng minh thiệt hại).
- Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 80


- Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản
có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng
cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng
hình thức khác;
+ Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của
mình mà gây thiệt hại;
+ Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng
với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của
người thừa kế.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 81
1.5.3. Quyền của người quản lý di sản.
- Người được chỉ định, cử quản lý
- Đại diện cho những người thừa kế trong
quan hệ với người thứ ba liên quan đến di
sản thừa kế (thanh toán nợ, phân chia phần
tài sản....)
- Được hưởng thù lao theo thoả thuận với
những người thừa kế;
- Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 82


▪ Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản
có quyền sau đây:
- Được tiếp tục sử dụng theo
+ thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản
+ hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
- Được hưởng thù lao theo thoả thuận.
- Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.(mới)
- Trường hợp không đạt được thỏa thuận với
những người thừa kế về mức thù lao thì người
quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao
hợp lý.(mới)
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 83
▪ Việc bổ sung này bảo vệ tốt hơn đối với người
quản lý si sản.
▪ Nếu không thỏa thuận được mức thù lao thì người
quản lý được hưởng một khoản hợp lý.
▪ Tính hợp lý dựa trên:
- Loại tài sản (động sản, bất động sản, đăng ký...
- Giá trị tài sản.
- Chủng loại.
- Thời gian quản lý.
- Tình hình an ninh trật tự nơi có tài sản...
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 84
▪ Về thù lao cho người quản lý di sản cần có sự phân biệt.
- Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc
hoặc cử thì được hưởng thù lao.
- Người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản là di sản do thuê,
mượn…thì không được hưởng thù lao.
- Việc quy định quyền hưởng thù lao của người quản lý di
sản sẽ:
+ nâng cao trách nhiệm của người này trong việc quản lý di
sản.
+ hạn chế mất mát, hư hỏng, tài sản

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 85


▪Ý nghĩa của việc quy định người quản lý
di sản:
- Tránh thất thoát tài sản vì:
+ theo tập quán của người việt không chia
thừa kế ngay sau khi người đó chết,
+ do đó cần phải có người quản lý.
+ thay mặt người thừa kế thực hiện nghĩa
vụ về tài sản đối với các chủ nợ… qua đó
bảo vệ tốt hơn những chủ nợ.
- Hạn chế tranh chấp….
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 86
1.6. Người có quyền thừa kế của nhau nhưng
chết cùng thời điểm. Từ chối nhận di sản.
1.6.1. Người có quyền thừa kế di sản của nhau
nhưng chết cùng thời điểm
- chết cùng thời điểm
- hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không
thể xác định được người nào chết trước
- thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di
sản của mỗi người do người thừa kế của người
đó hưởng,
- Trừ trường hợp thừa kế thế vị.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 87
▪ Những người có quyền thừa kế di sản của nhau là những
người có quan hệ thừa kế hai chiều trong các trường hợp sau
đây:
+ Giữa vợ với chồng hoặc giữa cha mẹ với con: Đây là những
người thừa kế di sản của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất nên họ
luôn có quyền hưởng di sản của nhau trong mọi trường hợp.
+ Giữa anh, chị ruột với em ruột hoặc giữa ông, bà với cháu:
đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau ở hàng
thừa kế thứ hai nên họ chỉ là những người có quyền hưởng di
sản của nhau nếu khi họ chết cùng thời điểm mà họ không còn
ai ở hàng thừa kế thứ nhất.
+ Giữa cụ với chắt ruột hoặc giữa chú, bác, cô, dì, cậu ruột với
cháu ruột: đây là những người có quyền thừa kế di sản của nhau
ở hàng thừa kế thứ ba nên họ chỉ là những người có quyền
hưởng di sản của nhau nếu khi họ chết cùng thời điểm mà họ
không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 88
▪ Trường hợp thứ nhất: khi những người đó đều
chết mà có đủ căn cứ cho thấy họ chết vào cùng
một lúc.
▪ Trường hợp thứ hai: khi những người đó đều đã
chết mà không có căn cứ để có thể xác định được
ai chết trước. Trường hợp này được hiểu là trong
số những người đã chết thì thực tế có thể có người
chết trước, người chết sau nhưng vì không thể xác
định được ai chết trước nên buộc phải xác định họ
chết cùng thời điểm.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 89


▪Bài tập tình huống:
Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ có hai
người con là anh C và anh D. Trong đó anh
C có Vợ là chị H. Ngày 01/2/2015 Ông A
và C bị tai nạn được xác định là chết cùng
một thời điểm. Anh (chị) hãy chia thừa kế
trong các trường hợp trên biết rằng:
- Tài sản của A và B là 180 triệu đồng.
- Tài sản của C và H là 160 triệu đồng.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 90


▪ Giải quyết.
- Xác định di sản của A là 180 : 2 = 90.
Chia cho người thừa kế ở hàng thứ nhất của A nhưng
không có C vì C chết cùng do đó ở hàng thứ nhất chỉ có B
và D.
Cụ thể 90 : 2 = 45 = B, D
- Xác định di sản của C là 160 : 2 = 80.
Chia cho người thừa kế ở hàng thứ nhất của C nhưng
không có A vì A chết cùng do đó ở hàng thứ nhất chỉ có B,
và H.
Cụ thể 80 : 2 = 40 = B = H

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 91


Nếu C và H có con là X và Y thì chia.
- Di sản của A là 180 : 2 = 90.
Chia cho người thừa kế ở hàng thứ nhất của A
trong đó có C vì C có con và con của C được
thừa kế thế vị theo Đ 652.
Cụ thể 90 : 3 = 30 = B, D,(X,Y)
- Di sản của C là 160 : 2 = 80.
Chia cho người thừa kế ở hàng thứ nhất của C
nhưng không có A vì A chết cùng do đó ở hàng
thứ nhất chỉ có B, H, X, Y.
Cụ thể 80 : 4 = 20 = B, H, X, Y
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 92
▪ Về vấn đề này có nước áp dụng nguyên tắc suy
đoán để xác định người chết trước, chết sau.
Ví dụ:
- Nếu nam, nữ cùng độ tuổi thì suy đoán nữ chết
trước.
- Nếu người dưới 6 tuổi với người trên 6 tuổi trở lên
thì suy đoán người dưới 6 tuổi chết trước.
- Người trên 60 tuổi với người dưới 60 tuổi thì suy
đoán người trên 60 tuổi chết trước.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 93


1.6.2. Từ chối nhận di sản (Điều 619)
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản
- Trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc
thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người
khác.
Ví dụ: A được thừa kế một khoản tiền và đang
có nợ nhưng không muốn trả nợ nên từ chối không
nhận di sản→ không được.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn
bản và gửi đến người quản lý di sản, những người
thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia
di sản để biết.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 94
▪ Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước
thời điểm phân chia di sản. (Khác BLDS 2005)
▪ BLDS 2005 thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng
kể từ ngày mở thừa kế.
▪ Sau 6 tháng nếu không từ chối thì được coi là đồng
ý nhận.
▪ Phân tích.
- Quy định như BLDS 2015 tôn trọng quyền tự
quyết, tự định đoạt trong quan hệ dân sự.
- Có thể từ bất cứ lúc nào trước lúc phân chia...

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 95


1.7. Người không có quyền hưởng di sản, thời
hiệu khởi kiện.
17.1. Người không có quyền hưởng di sản.
▪ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm
- tính mạng (giết người); sức khoẻ (thương tích
12%)
- hành vi ngược đãi nghiêm trọng (đối xử tệ bạc
về ăn, mặc, ở... mặc dù có điều kiện); làm cho
người này đau đớn về tinh thần.
- hành hạ người để lại di sản, (đối xử tàn ác như
đánh đập, giam hãm làm cho người này đau
đớn về thể xác và tinh thần)
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 96
▪ Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm
của người đó (vu cho ăn cắp....)
- Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân
thông qua hành vi, cách ứng xử của họ trong xã hội
- Một người sống đạo đức, trung thức, không gian
xảo, tham lam, không trộm cắp, tham ô,… là người
có nhân cách tốt, tử tế, người quân tử.
- Ngược lại một người nói một đằng làm một nẻo,
gian xảo, luồn cúi, nịnh hót, chạy chọt… để trục
lợi… bị xem là không có nhân cách.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 97


- Nhân phẩm là phẩm chất của cá nhân có được (mỗi cá
nhân khác nhau có phẩm chất khác nhau).
- Hay nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi cá nhân
(mỗi con người khác nhau có các giá trị khác nhau thông
qua sự đánh giá của xã hội
- con người được ghi nhận cao hay ngược lại phụ thuộc
vào sự trung thực, ngay thẳng, tôn trọng sự thật hay gian
giảo, lươn lẹo, rối trá, lọc lừa…hôi của, lừa người già,
người tàn tật.
- Một người có nhiều phẩm chất tốt là người có danh dự
cao.
- Hành vi xúc phạm đến nhân phẩm như mắng chửi, vu
khống, buộc chui qua háng, liếm chân…
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 98
▪Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ nuôi dưỡng người để lại di sản:
- Không chăm sóc cuộc sống hàng
ngày.
- Không cho ăn uống, bỏ đói, rét.
- Không vệ sinh cá nhân.
- Không chữa bệnh.
- Không cho ở trong nhà (bếp, ....)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 99


▪Người bị kết án về hành vi cố ý xâm
phạm.
- tính mạng người thừa kế khác
- nhằm hưởng một phần
- hoặc toàn bộ phần di sản mà người
thừa kế đó có quyền hưởng

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 100


▪ Người có hành vi
- lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc lập di chúc;
- giả mạo di chúc,
- sửa chữa di chúc,
- huỷ di chúc,
- che giấu di chúc
- nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái
với ý chí của người để lại di sản.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 101


▪ Tình huống.
Ông A có 2 người con là B, C đều đã thành
niên. Ngày 1.2.2015 anh B chặt cây không
may đổ vào A làm A chết. B bị Tòa án kết án 2
năm từ về tội vô ý là chết người. Sau khi ra tù
B yêu cầu C chia thừa kế tài sản của A để lấy
vốn làm ăn nhưng C không đồng ý vì cho rằng
B đã giết chết cha mình là A. Tranh chấp xảy ra
theo bạn giải quyết như thế nào?
- Trường hợp này B vẫn được thừa kế của A vì
lỗi của B ở đây là lỗi vô ý.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 102


1.7.2. Thời hiệu khởi kiện (Điều 623 BLDS 2015)
1. Thời hiệu yêu cầu chia di sản là
- 30 năm đối với bất động sản,
- 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở
thừa kế.
Bộ luật 2005 quy định chung cho tất cả các loại
tài sản là 10 năm.
- BLDS 2015 quy định hợp lý hơn.
- Có sự phân loại...

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 103


▪ Tình huống:
▪ Ông A có ba người con là B,C,D đã thành niên.
Trong đó B,C đã lấy vợ và có nhà riêng. Anh D ở
chung nhà với ông A. Năm 2002 ông A chết không
để lại di chúc. Năm 2014 anh B, C khởi kiện ra
Tòa án yêu cầu chia thừa kế căn nhà của ông A.
Theo bạn thì giải quyết như thế nào?
▪ Căn cứ Điều 645 BLDS 2005 Tòa án bác yêu cầu
vì hết thời hiệu khởi kiện.
▪ Vậy căn nhà này của ai?
▪ BLDS 2005 không quy định.
▪ Hậu quả là tranh chấp kéo dài….
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 104
- BLDS 2015 đã giải quyết được vấn đề
trên.
- Hết thời hạn này thì di sản thuộc về
người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Trong tình huống trên nếu hết thời hiệu
khởi kiện thì căn nhà trên thuộc quyền sở
hữu của D.
- Đã giải quyết rứt điểm về mặt pháp lý
- Góp phần ổn định quan hệ xã hội.
- Tạo sự yên tâm, an toàn...
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 105
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản
lý di sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của
người đang chiếm hữu:
+ ngay tình (không biết...)
+ liên tục (không gián đoạn...)
+ công khai (không giấu giếm...)
trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm
đối với bất động sản.
+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người
chiếm hữu quy định như trên.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 106


2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu:
- Xác nhận quyền thừa kế của mình
- Hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là
10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là
03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 107


▪ Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm
bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu
chia di sản thừa kế là bất động sản

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 108


II. Các nguyên tắc của thừa kế.
2.1. Nguyên tắc nhà nước bảo hộ quyền thừa kế
của chủ thể
(Điều 32 Hiếp pháp….) thể hiện trên 3 phương
diện
- Ban hành chính sách, pháp luật về thừa kế. (Hiến
pháp, Luật…)
+ chính sách về kinh tế thị trường.
+ hội nhập quốc tế
+ tự do kinh doanh. Bình đẳng trong kinh doanh…
+ đa dạng hóa hình thức kinh doanh….
- Tạo điều kiện để dân giàu, nước manh…
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 109
- Tổ chức, tạo điều kiện để chủ thể thực hiện quyền về
thừa kế.
+ xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm
thương mại,
+ xây dựng hệ thống đường xá, cầu cống….để cá nhân thực
hiện quyền.
+ hợp tác quốc tế (xuất khẩu lao động…)
- Bảo vệ khi có sự vi pham thông qua
+ Tòa án
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (công an, ủy ban nhân
dân…)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 110


2.2. Nguyên tắc bình đẳng.
- Điều 16 Hiến pháp mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật, không ai bị phân biệt trong đời sống chính
trị, dân sự kinh tế…
- Điều 610 BLDS 2015 mọi cá nhân đều bình đẳng về
quyền để lại tài sản và quyền hưởng di sản theo di chúc
hoặc theo pháp luật.
+ Nam và nữ….xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ…
+ vợ và chồng….
+ Bình đẳng về các con…

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 111


2.3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể.
- Lập di chúc định đoạt tài sản.
- Chỉ định người thừa kế, phần di sản thừa kế…
- Truất quyền hưởng di sản thừa kế.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
- Quyền nhận hoặc không nhận di sản thừa kế (Trừ việc
nhận di sản nhằm trốn tránh một nghĩa vụ tài sản của mình)
Ví dụ: A nợ B 500 triệu đồng, đến hạn không có trả, sau
đó A được thừa kế căn nhà nhưng từ chối nhận thừa kế thì
luật không cho phép. Nhằm bảo vệ B…

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 112


III. THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
3.1. THANH TOÁN DI SẢN
- Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc
được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả
thuận những việc sau đây:
+ Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản,
+ xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người
để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
+ Cách thức phân chia di sản (bằng hiện vật hay trị giá)
- Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập
thành văn bản.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 113


▪ Người phân chia di sản
- Người phân chia di sản có thể:
+ đồng thời là người quản lý di sản được chỉ
định trong di chúc (theo ý chí của người lập di
chúc)
+ hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử
ra ( theo ý chí của những người thừa kế đồng
thuận cử ra)

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 114


- Người phân chia di sản phải chia theo đúng:
+ di chúc
+ thoả thuận của những người thừa kế theo
pháp luật.
- Người phân chia di sản được hưởng thù lao:
+ nếu di chúc có ghi nhận.
+ hoặc những người thừa kế có thoả thuận.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 115


▪ Thứ tự ưu tiên thanh toán
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu (cho vợ, con..)
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
5. Tiền công lao động;
6. Tiền bồi thường thiệt hại;
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
9. Tiền phạt;
10. Các chi phí khác.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 116
▪ Bài tập tình huống:
▪ Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ có hai người
con là anh C và anh D. trong đó anh C có Vợ là
chị H và có con là E. Ngày 1/2/2015 Ông A và C
bị tai nạn được xác định là chết cùng một thời
điểm. Bà B đã làm mai táng cho hai cha con hết
100 triệu đồng. Anh (chị) hãy chia thừa kế trong
các trường hợp trên biết rằng:
- tài sản của A và B là 340 triệu đồng.
- tài sản của C và H là 280 triệu đồng.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 117


▪ Chia di sản của A.
tài sản chung của A,B là 340, sẽ chia đôi
340:2=170=A=B.
Trừ tiền mai táng phí 170-50=120.
Chia cho 3 người B,D,E = 40 (trong đó E thừa kế
thế vị của C).
▪ Chia di sản của C
tài sản chung của C,H là 280. sẽ chia đôi.
280:2=140=C=H.
Trừ tiền mai táng phí: 140-50= 90.
Chia cho 3 người là H,B,E = 30
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 118
3.2. PHÂN CHIA DI SẢN
3. 2.1. Phân chia di sản theo di chúc
- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí
của người để lại di chúc;
- Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng
người thừa kế thì di sản được chia đều cho
những người được chỉ định trong di chúc,
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 119


- Trường hợp di chúc xác định phân chia di
sản theo hiện vật thì người thừa kế được
nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu
được từ hiện vật đó
- Hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị
giảm sút tính đến thời điểm phân chia di
sản;
- Nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người
khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 120


- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia
di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di
sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối
di sản đang còn vào thời điểm phân chia di
sản.
- Ví dụ:
A di chúc cho B và C mỗi người hưởng ½
giá trị căn nhà của mình.
- Khi A chết sẽ chia theo di chúc trong đó B,C
hưởng ½ giá trị căn nhà.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 121
▪Bài tập tình huống:
▪Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có ba
người con là anh C,D và anh E (đã thành
niên). Tài sản chung làm ra ông đã làm
hợp đồng tặng cho hết cho B. Chỉ còn căn
nhà là tài sản riêng, ông đã lập di chúc
định đoạt cho C hưởng ½ căn nhà, còn lại
chia đều cho D và E. Ngày 1.10.2016 ông
A chết Anh (chị) hãy chia thừa kế trong
các trường hợp trên biết rằng: trị giá căn
nhà lúc này là 1.200.000.000 đồng, di
chúc hợp pháp.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 122
▪ Hướng giải quyết:
- Di chúc hợp pháp nên chia thừa kế theo di chúc.
- C được ½ của 1.200.000.000=600.000.000
- D và E mỗi người một phần bằng nhau của phần còn lại
là: 600.000.000:2= 300.000.000.
- Nhưng có B là người hưởng di sản không phụ thuộc nội
dung di chúc nên phải tính kỷ phần bắt buộc là:
1.200.000.000:4= 300.000.000.
- 2/3 của 300.000.000 = 200.000.000.
- Vì vậy B được ít nhất bằng 200.000.000
- Phần này lấy từ C,D,E theo tỷ lệ % (C=100.000.000: D=E
=100.000.000)
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 123
3.2.2. Phân chia di sản theo pháp luật
- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế
cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh
ra thì phải dành lại một phần di sản bằng
phần mà người thừa kế khác được hưởng.
- Để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh
ra được hưởng;
- Nếu chết trước khi sinh ra thì những người
thừa kế khác được hưởng

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 124


▪Bài tập tình huống:
▪Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có hai
người con là anh C,D. Ngày 1.10.2015 ông A
chết do tai nạn giao thông. Lúc này B đang
mang thai 3 tháng. Anh (chị) hãy chia thừa
kế trong các trường hợp trên biết rằng:
- Tài sản chung của A,B là 240 triệu đồng.
- Bố mẹ của A đều đã chết.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 125


▪ Hướng giải quyết.
- Thời điểm mở thừa kế là lúc A ngày 1.10.2015.
- Vì không có di chúc nên chia thừa kế theo pháp
luật.
- Di sản của A là 240:2=120 triệu đồng.
- Hàng thừa kế thứ nhất của A là B,C,D.
- Nhưng B đang mang thai nên phải để một suất để
thai nhi sinh ra còn sống sẽ hưởng.
- 120:4=30=B=C=D và một phần cho thai nhi.
- Nếu 6 tháng sau B sinh ra E còn sống thì E sẽ
được hưởng.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 126
▪Tiếp.
- Nếu E chết trước khi sinh ra thì phần của E
sẽ chia đều cho B,C,D.
- Nếu E sinh ra 10 tiếng sau chết thì giải
quyết như thế nào?
- Phần của E sẽ đ B là mẹ được thừa kế.
- Tuy nhiên E phải được làm thủ tục khai
sinh.
- Sau đó làm thủ tục khai tử.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 127


▪ Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân
chia di sản bằng:
- hiện vật;
- nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những
người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá
hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật;
- nếu không thoả thuận được thì hiện vật được
bán để chia.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 128


▪Hạn chế phân chia di sản:
- ý chí của người lập di chúc
- hoặc theo thoả thuận của tất cả những
người thừa kế, di sản chỉ được phân chia
sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã
hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 129


▪ Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của bên
- vợ hoặc
- chồng còn sống
- và gia đình
▪ thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những
người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất
định.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 130


▪Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế.
▪Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống
chứng minh được việc chia di sản vẫn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của gia đình họ
▪thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn
một lần nhưng không quá 03 năm
(mới)
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 131
▪Bài tập tình huống:
▪Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ có hai
người con là anh C,D. sống trong căn nhà
mua được có chiều ngang 3 mét, chiều dài
15 mét, trị giá khoảng 500 triệu đồng.
Ngày 1.10.2015 anh A chết do tai nạn giao
thông. Sau khi mai táng cho A xong thì cha
mẹ anh A là P,Q yêu cầu chia di sản thừa
kế. Chị B không đồng ý. Anh (chị) hãy tư
vấn cho B trong trường hợp trên biết rằng:
- Tài sản chung của A,B không có gì giá trị
khác ngoài căn nhà nói trên.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 132
▪ Hướng giải quyết.
- Tư vấn cho chị B rằng cha mẹ anh A là người
thừa kế theo pháp luật, nên ra Tòa án thì phải chia
cho họ.
- Nhà là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ chia
đôi, chị một nửa và chồng chị một nửa.
- Phần của chồng chị sẽ chia 5 (P,Q,B,C,D).
- Việc phân chia như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm
trong đến cuộc sống của ba mẹ con.
- Yêu cầu hạn chế phân chia di sản của 3 năm.
- Hết hạn là đề nghị gia hạn…
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 133
▪ Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện
người thừa kế mới thì.
▪ không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng
hiện vật,
▪ những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh
toán cho người thừa kế mới một khoản tiền
tương ứng với phần di sản của người đó tại thời
điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần
di sản đã nhận,
▪ trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 134


▪ Bài tập tình huống.
▪ Ông A và bà B kết hôn 1960 và có 3 con C,D,E
(đều sinh trước năm 1985). E kết hôn với H và
có được 2 con chung là M (sinh 1996) và N
(sinh 1998). Ngày 15/08/2015. Ông A chết có
để lại di chúc cho 2 cháu M và N hưởng ½ tài
sản của ông.
▪ Bạn hãy chia thừa kế trong trường hợp, biết
rằng:
- Di sản của ông A là 960 triệu đồng.
- Di chúc hợp pháp
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 135
▪ Hướng giải quyết.
- Di chúc hợp pháp nên chia theo di chúc cho M,N
hưởng ½ di sản của A.
- 960 : 2= 480.
- 480 :2 = 240 = M=N.
- Phần di sản còn lại không được định đoạt trong
di chúc nên chia theo luật cho B,C,D,E.
- 480 :4 = 120 = B = C = D = E.
- Nhưng B là người hưởng di sản không phụ thuộc
di chúc nên ít nhất phải bằng 2/3 một suất theo
luật
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 136
▪Tiếp.
- Một suất theo luật là 960 : 4 = 240.
- 2/3 của 240 = 160.
- Vì vậy B phải được ít nhất bằng 160 triêu.
- Mà B mới được chia theo pháp luật 120 triệu.
- Còn thiếu 40 triệu.
- Phần còn thiếu này lấy từ C,D,E,M,N theo tỉ
lệ %

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 137


▪ Tình huống.
Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con là C
và D. Anh C có vợ là chị H, có 2 người con là P
và Q. Anh D có vợ là M. Để tránh tranh chấp sau
này, ông A đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản
cho 2 người con là C và D. Ngày 1.2.2012, anh C
chết do tại nạn giao thông. Ngày 1.12.2013 ông A
chết. Anh (chị) hãy chia thừa kế trường hợp trên,
biết rằng:
▪ Tài sản của A và B là 160 triều đồng VN
▪ Tài sản của C và H là 100 triệu đồng VN
▪ Di chúc của ông A là hợp pháp.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 138
▪ Hướng giải quyết.
▪ Chia di sản của C:
- Di sản là 100 : 2 = 50 = C = H.
- phần của C chia theo pháp luật cho A,B,H,P,Q.
- 50 : 5 = 10 = A =B = H = P = Q.
- Chia di sản của A.
- 160 : 2 = 80 = A = B.
- Phần di sản của A là 80 + 10 = 90.
- Chia theo di chúc cho C, D mỗi người một phần.
- 90 : 2 = 45 = C = D
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 139
▪Nhưng vì C chết trước A nên phần di chúc
này không có giá trị nên chia theo pháp luật
cho B,D,(P,Q) trong đó (P,Q) thừa kế thế vị
của C.
▪Cụ thể 45 : 3 = 15 = B = D = (P,Q)
▪Nhưng vì có B hưởng di sản không phụ
thuộc nội dung di chúc nên phải tính 2/3
một suất theo luật.
Là 90 :3 = 30 x 2/3 = 20. vì vậy B phải
được ít nhất bằng 20. mà B mới được chia
15 triệu do đó còn thiếu 5 triệu lấy từ những
người thừa kế khác theo tỷ lệ %
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 140
▪ Tình huống:
Ông A có hai người con là B và C. Anh B có vợ là chị D
có hai người con là E và F. Anh C có vợ là chị P có con là
Q. Biết mình bị bệnh hiểm nghèo nên anh B đã lập di
chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho hai người
con. Ngày 1/1/2010 anh B chết. Ngày 1/1/2011 anh C bị
tai nạn chết. Buồn rầu trước cái chết của hai người con
ngày 1/7/2012 ông A lâm bệnh và chết. Anh (chị) hãy
chia thừa kế trong các trường hợp trên, biết rằng.
▪ Tài sản của B và D là 240 triệu đồng.
▪ Tài sản của C và P là 60 triệu đồng.
▪ Tài sản của A là 90 triệu đồng.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 141


▪ Hướng giải quyết:
▪ Chia di sản của B
- Xác định di sản là 240 : 2 = 120.
- Chia theo di chúc 120 : 2 = 60 = E = F
- Nhưng có A,D là người hưởng di sản không
phụ thuộc…
- Tính 2/3 một suất theo luật là.
- 120 : 4 = 30 x 2/3 = 20 = A = D.
- Do đó E = F = 120 – (20x2) = 80 : 2 = 40

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 142


▪ Chia di sản của C
- Di sản của C là 60 : 2 = 30.
- chia theo pháp luật cho A,P,Q
- 30 : 3 = 10 = A = P = Q
▪ Chia di sản của A.
- Di sản là 90 + 20 + 10 = 120.
- Vì không có những người ở hàng thừa kế thứ nhất
nên chia thừa kế cho những người ở hàng thứ hai
là E = F = Q = 120 : 3 = 40

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 143


▪ Tình huống:
▪ Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có 2 người con
là C, D, do có bất đồng về cách sống nên ho ly
thân. Năm 2015 ông A sống chung như vợ chồng
với chị H và có một người con chung là K. ngày
01.7.2016 ông A bị tai nạn chết, chị H yêu cầu
chia thừa kế của ông A cho mình và cho con, bà B
và C,D không đồng ý. Tranh chấp xảy ra, anh chị
hãy giải quyết biệt rằng:
▪ Tải sản chung của A và B là 200 đồng.
▪ Tài sản giữa A và H có là 240 triệu đồng.

Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 144


▪ Hướng giải quyết.
▪ Chia thừa kế của A.
▪ Xác định tài sản của A với B là 200 : 2 = 100.
▪ Xác định tài sản của A với H là 240 : 2 = 120.
nhưng đây vẫn là tài sản làm ra trong thời ký hôn
nhân với B nên chia đôi 120 : 2 = 60 = A = B.
▪ Di sản của A là: 100 + 60 = 160.
▪ Chia theo pháp luật cho B,C,D, K
▪ 160 : 4 = 40
▪ Không chia cho H vì không được công nhận là vợ
chồng.
Quy định chung về thừa kế 3/31/2019 145
CHƯƠNG 9:
THỪA KẾ ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
THEO DI CHÚC
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 1
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm,
đặc điểm thừa
kế theo di
chúc
Thừa kế
không phụ Quyền của
thuộc nội dung người lập di
di chúc chúc

Hiệu lực của Di chúc hợp


di chúc pháp

3/31/2019 Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải 2


1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THỪA KẾ THEO DI CHÚC
❖ Khái niệm di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân lúc còn sống
về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết một cách tự
nguyện, theo một hình thức, thể thức luật định, có thể bị sửa đổi,
bổ sung, thay thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập di chúc khi
người đó còn sống, và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di
chúc chết.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 3


❖ ĐẶC ĐIỂM CỦA DI CHÚC
- Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, tự nguyện của cá nhân.
- Mục đích chủ yếu của di chúc là nhằm định đoạt tài sản của cá
nhân người lập di chúc sau khi người đó chết.
- Di chúc là một giao dịch pháp lý trọng hình thức.

- Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.

- Trong lúc còn sống, bất kỳ lúc nào, người lập di chúc cũng có
quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay huỷ bỏ di chúc.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 4


❖KHÁI NIỆM THỪA KẾ THEO DI CHÚC
Thừa kế theo di chúc là một hình thức thừa kế quan trọng của chế định quyền thừa kế.
Điều 609 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật”. Theo đó, cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình
cho người khác và có quyền nhận di sản thừa kế do người khác để lại theo di chúc của
người đó. Đây là cơ sở pháp lý của hình thức thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc có thể hiểu là phương thức dịch chuyển di sản do người chết để
lại, theo ý nguyện của người đó lúc còn sống được thể hiện trong di chúc, cho người thừa
kế được chỉ định trong di chúc đó.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 5


❖ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Thừa kế theo di
Thừa kế theo di
chúc là hình thức Người thừa kế
chúc là hình thức
thừa kế phát sinh theo di chúc và di
thừa kế được
dựa trên cơ sở di sản chia theo di
thực hiện theo ý
chúc hợp pháp chúc do người
chí cá nhân của
của cá nhân lập di chúc tự do
người để lại di
người để lại di quyết định.
sản.
sản.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 6


2. QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
Điều 626 BLDS năm 2015 quy định người lập di chúc có các quyền sau đây:

i. Chỉ định người thừa kế


ii. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
iii. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
iv. Ngoài ra, người để lại di sản còn có các quyền như: Dành phần di sản trong khối di sản
vào việc di tặng cho người khác hay dùng vào việc thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho những
người thừa kế trong phạm vi di sản; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản,
phân chia di sản. Các nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo dưới
đây về nội dung di chúc.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 7


2. QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
- Chỉ định người thừa kế: Người lập di chúc có quyền chỉ định bất

kỳ ai, bao gồm cá nhân, pháp nhân, người thừa kế khác không phải là cá
nhân, kể cả Nhà nước CHXHCN Việt Nam hoặc một cơ quan nhà nước
xác định hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Người được hưởng thừa kế
theo di chúc cũng có thể đồng thời là những người thừa kế theo pháp
luật. Người được thừa kế theo di chúc phải thỏa mãn các điều kiện chung
của người thừa kế.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 8


2. QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
- Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế: Người lập di chúc có quyền không cho người
thừa kế theo pháp luật được hưởng thừa kế mà không cần phải nêu rõ lý do. Truất quyền thừa kế là
việc người để lại di sản xác định rõ trong di chúc về việc không cho ai được hưởng di sản của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc truất quyền nói rõ trong di chúc là truất quyền minh thị. Trường
hợp người để lại di sản tuy không nói rõ việc truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế theo
pháp luật nhưng trong di chúc lại định đoạt toàn bộ di sản cho những người khác mà không phân
định di sản cho người đó thì gọi là truất quyền mặc nhiên (hay còn gọi là truất quyền không được nói
rõ trong di chúc). Tuy vậy, không nên xem đây là trường hợp truất quyền thừa kế. Vì chỉ những
người bị truất quyền thừa kế “minh thị” (nói rõ trong di chúc) mới bị mất quyền hưởng di sản. Đối
với những người không được di chúc chỉ định hưởng di sản thì vẫn có thể được hưởng thừa kế theo
pháp luật phần di sản liên quan tới di chúc bị “thất hiệu” và các phần di sản khác không được định
đoạt trong di chúc.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 9
Những điểm
Truất quyền hưởng DS Không có quyền hưởng DS
khác
Chỉ áp dụng đối với người thừa kế theo pháp Cả người thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo
Đối tượng áp dụng
luật. di chúc.
Di chúc hợp pháp nói rõ không cho hưởng di Pháp luật quy định không cho hưởng di sản (do ý
Căn cứ áp dụng sản (do ý chí của người để lại di sản quyết định). chí của nhà làm luật quyết định).

Khi truất quyền, người lập di chúc không cần Do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS
Lý do áp dụng
nêu lý do. năm 2015.
Không có quyền hưởng di sản trừ trường hợp Không có quyền hưởng di sản trừ trường hợp

Hậu quả pháp lý người thừa kế đó thuộc diện thừa kế không phụ người đó được người để lại di sản cho hưởng thừa
và trường hợp thuộc nội dung di chúc theo Điều 644 BLDS năm kế theo di chúc, sau khi đã biết về hành vi trái
ngoại lệ 2015 thì họ có thể được hưởng thừa kế không pháp luật của họ.
phụ thuộc nội dung di chúc.

Vẫn là một nhân suất thừa kế để tính 01 suất Không coi là một nhân suất khi tính 01 suất
Tư cách thừa kế TKTPL khi chia thừa không phụ thuộc nội dung TKTPL để chia thừa kế không phụ thuộc nội dung
3/31/2019 di chúc. di chúc. TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 10
2. QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế: Người lập di
chúc có thể phân định phần di sản cụ thể cho từng người thừa kế,
nhưng không nhất thiết phải chia cho họ những phần đều nhau.
Người để lại di sản cũng có thể phân chia cho mỗi người thừa kế
bằng các tài sản cụ thể (bằng hiện vật, hay bằng một số tiền), có thể
phân tổng quát theo một tỷ lệ phần trăm xác định tính trên giá trị
khối di sản, như một nửa (1/2), hoặc hai phần ba (2/3)...

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 11


2. QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một
số công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi
còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như việc trả nợ, bồi
thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực
hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người
để lại di sản.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 12
2. QUYỀN CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC
Dành một phần di sản để di tặng:
Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản
để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong
một di chúc.
Người nhận tài sản di tặng được hưởng di sản mà không phải thực
hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trừ trường hợp toàn
bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 13
3. DI CHÚC HỢP PHÁP
Để có giá trị pháp lý và phát sinh hiệu lực, di chúc phải hợp pháp. Là một loại giao
dịch dân sự, di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của
một giao dịch dân sự nói chung được quy định trong phần chung và các quy định cụ thể tại
chương XXII của BLDS năm 2015. Các điều kiện đó là:
I. Người lập di chúc phải đủ năng lực để lập di chúc
II. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt
III. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã
hội
IV. Hình thức của di chúc đúng quy định pháp luật

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 14


2.1. Người lập di chúc phải đủ năng lực để lập di chúc
2.1.1. Người lập di chúc phải là cá nhân và có năng lực để lập di chúc

Người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân. Nhưng không phải mọi cá nhân đều có thể tự
mình lập di chúc để định đoạt tài sản nếu không có năng lực để lập di chúc. Pháp luật hiện
hành quy định năng lực lập di chúc của cá nhân dựa vào hai yếu tố: trí tuệ minh mẫn và có
năng lực hành vi dân sự cần thiết để có thể định đoạt di sản bằng di chúc. Có hai mức độ về
năng lực hành vi dân sự lập di chúc sau đây:

- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự mình lập di chúc. Khoản 1 Điều
625 BLDS năm 2015 quy định: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 15


- Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nếu đáp
ứng được một số điều kiện luật định.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 625 BLDS năm 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về
việc lập di chúc”. Khoản 2 Điều 630 BLDS năm 2015 còn quy định di chúc của người này
phải lập bằng văn bản, và phải được cha, mẹ, người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

→ chỉ được lập di chúc với hai điều kiện:

(i) di chúc đó phải được lập bằng văn bản và

(ii) phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của họ, gồm cha, mẹ hoặc người
giám hộ.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 16


- Người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể lập di chúc. Vấn đề đặt ra là người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ
hành vi thì có được lập di chúc hay không?

➢ Để bảo đảm quyền tự do di chúc của cá nhân được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc,
pháp luật cần quy định cụ thể điều kiện và thủ tục để người bị hạn chế năng lực hành
vi có thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Các điều kiện đó có thể là: phải có
giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc đã điều trị xong cơn nghiện và có
trí tuệ bình thường; hình thức di chúc phải bằng văn bản; phải có sự đồng ý của người
đại diện hợp pháp và/hoặc phải được lập theo thủ tục công chứng, chứng thực.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 17


➢ Đối với trường hợp người bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, thì
quy định tại Điều 23 BLDS năm 2015 không xác định rõ là họ có năng lực
hành vi để tự xác lập các giao dịch dân sự đối với tài sản, quyền lợi ích của
mình hay không? Mặc dù vậy, dựa vào các quy định tại khoản 1 Điều 625,
điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 để giải quyết, thì người khó khăn
về nhận thức, làm chủ hành vi không đủ điều kiện về sự “minh mẫn, sáng
suốt” nên không thể tự mình lập di chúc.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 18


2.2. NGƯỜI LẬP DI CHÚC PHẢI HOÀN TOÀN TỰ NGUYỆN, MINH MẪN VÀ SÁN G SUỐT

Ý chí tự nguyện của chủ thể là một dấu hiệu thuộc yếu tố chủ quan, nếu không được biểu hiện ra
bên ngoài thì người khác không thể biết được. Có ý kiến cho rằng, “tự do ý chí và bày tỏ ý chí là hai mặt
của tự nguyện”. Tự nguyện nghĩa là phải có tự do ý chí, tự do “bày tỏ ý chí” và phải có sự thống nhất giữa
“ý chí” với sự “bày tỏ ý chí”. Không có tự do “ý chí” và sự “bày tỏ ý chí” hoặc phá vỡ tính thống nhất giữa
hai yếu tố này thì sẽ không có sự tự nguyện.

Những trường hợp không có sự tự nguyện là những trường hợp di chúc được lập không đúng ý chí đích
thực của lập di chúc hoặc không có sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc với sự bày tỏ ý chí của
chính người đó ra bên ngoài. Các di chúc được lập do bị ép buộc, đe dọa, lừa dối hoặc trong lúc không thể
nhận thức, điều khiển hành vi của mình đều bị coi là di chúc được lập không tự nguyện. Di chúc do cá nhân
lập ra nhưng không đảm bảo yếu tố tự nguyện ý chí thì có thể bị vô hiệu hoặc đương nhiên vô hiệu.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 19


Pháp luật cũng đòi hỏi người lập di chúc phải là người có khả năng nhận
thức bình thường vào lúc lập di chúc. Điều này có nghĩa là vào thời điểm lập
di chúc, sức khỏe tâm thần của người lập di chúc phải ở trong tình trạng hoàn
toàn minh mẫn, sáng suốt. Sự minh mẫn sáng suốt là điều kiện để di chúc
được lập có hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, chỉ có sự minh mẫn mới giúp cho
người lập di chúc nhận thức rõ hành vi của mình, hiểu đúng việc mình làm.
Có như vậy, di chúc được lập mới thể hiện đúng, đích thực ý chí của người
lập di chúc.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 20


Vào thời điểm lập di chúc, nếu người lập di chúc đã già yếu, lú lẫn hoặc mất khả năng nhận
thức do bị bệnh tâm thần, đang say rượu, đang lên cơn nghiện ma túy… thì di chúc không có
giá trị pháp lý. Bởi vậy, khi công chứng di chúc, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra năng
lực hành vi dân sự và sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc. Theo quy định của pháp
luật về công chứng: “Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ
cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ
chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc
yêu cầu giám định.”

Theo đó, chỉ khi có bằng chứng hợp lệ xác nhận người lập di chúc đủ sức khỏe và sự minh
mẫn, sáng suốt thì công chứng viên mới xác nhận về việc lập di chúc của người đó. Tuy vậy,
quy định cũng có ngoại lệ là “trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người
yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật
này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng”.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 21
2.3. NỘI DUNG CỦA DI CHÚC KHÔNG VI PHẠM ĐIỀU CẤM CỦA
LUẬT VÀ KHÔNG TRÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

❖Nội dung của di chúc là tổng hợp các vấn đề mà người để lại di chúc đã thể
hiện trong di chúc đó. Vì vậy, một di chúc hợp pháp nếu sự thể hiện trên
không vi phạm những điều luật cấm và không trái với chuẩn mực ứng xử đang
được cộng đồng thừa nhận.

❖Di chúc được lập bằng văn bản hay bằng miệng cũng đều phải có một nội
dung rõ ràng, xác định nhằm làm cơ sở pháp lý cho việc phân chia di sản sau
này và cũng để tránh những sự tranh chấp không đáng có. Theo quy định tại
Điều 631 BLDS năm 2015, di chúc có thể bao gồm nhiều nội dung khác nhau.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 22
CĂN CỨ TÍNH CHẤT CẦN THIẾT CỦA TỪNG NỘI
DUNG DI CHÚC, CÓ THỂ PHÂN CHIA THÀNH

Các nội
Các nội dung khác
dung cơ có thể
bản của di được đưa
chúc vào di
chúc
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 23
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DI CHÚC
(i) Ngày, tháng, năm lập di chúc.
(ii) Họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc.
(iii) Họ, tên người hoặc tên của tổ chức được di chúc chỉ
định cho hưởng di sản
(iv) Di sản để lại và nơi có di sản.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 24


CÁC NỘI DUNG KHÁC CÓ THỂ ĐƯỢC
ĐƯA VÀO DI CHÚC
I. Chỉ định người hưởng di sản thực hiện các nghĩa vụ do người chết để lại
và các nghĩa vụ khác.
II. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật.
III. Dành một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng hoặc để di tặng.
IV. Hạn chế phân chia di sản.
V. Các nội dung khác: chỉ định người quản lý di sản, chỉ định người công
bố, thực hiện việc phân chia di sản theo di chúc...

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 25


2.4. HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC ĐÚNG QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT

Di chúc viết Di chúc miệng

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 26


2.4.1. Di chúc viết (hình thức văn bản truyền thống)

▪Theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, di chúc (và các văn bản thừa kế)
không được lập dưới hình thức chứng thư điện tử. Do vậy, di chúc viết chỉ được thể
hiện bằng văn bản truyền thống, với hai thể thức: di chúc tư chứng thư và di chúc
công chính chứng thư.
▪Đối với tư chứng thư, người lập di chúc có thể tự viết di chúc hoặc nhờ người
khác viết hộ di chúc và phải có hai người làm chứng.
▪ Di chúc công chính chứng thư được lập trước công chứng viên, người có thẩm
quyền chứng thực, người có quyền xác nhận di chúc theo quy định của pháp luật.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 27


DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN CÓ THỂ ĐƯỢC LẬP BẰNG
5 THỂ THỨC:

Di chúc do người để lại di


sản lập bằng chữ viết tay
Di chúc bằng văn bản
phải có người làm chứng
Di chúc viết có công
chứng, chứng thực
Di chúc có hiệu lực như
di chúc được công chứng
Di chúc do công chứng
viên lập tại chỗ ở

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 28


2.4.2. DI CHÚC MIỆNG
2.4.2.1. Điều kiện và thủ tục lập di chúc miệng

- Chỉ người nào trong tình trạng tính mạng bị cái chết đe doạ và không thể lập di chúc bằng văn
bản được thì có thể lập di chúc miệng (khoản 1 Điều 629 BLDS năm 2015).

- Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng, những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ (khoản 5 Điều 630
BLDS năm 2015).

- Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, thì
văn bản do người làm chứng ghi lại nội dung di chúc miệng phải được công chứng hoặc chứng thực
xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 BLDS năm 2015).

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 29


2.4.2.2. Hiệu lực của di chúc miệng
Sau 3 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn,
sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ (khoản 2 Điều 629 BLDS năm 2015).

Di chúc miệng được lập hợp pháp cũng có giá trị pháp lý và có thể có hiệu lực như các di chúc
được lập bằng văn bản. Nhưng di chúc miệng mặc nhiên không có giá trị pháp lý như quy định vừa
nêu. Theo đó, người có di chúc miệng không cần phải tuyên bố hay thực hiện các hành vi pháp lý để
vô hiệu hóa di chúc. Điều đó cũng có nghĩa, dù người lập di chúc miệng hay bất kỳ ai đều không thể
làm cho di chúc miệng có hiệu lực.

Vì vậy, quy định trên đây cũng đòi hỏi người lập di chúc cần thận trọng khi lập di chúc miệng và
nếu sau thời gian nói trên mà người lập di chúc vẫn muốn giữ nguyên nội dung như đã từng thể hiện
trong di chúc miệng thì người đó cần phải lập một di chúc khác. Di chúc mới này được lập theo quy
định chung.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 30


4. HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
4.1. Khái niệm hiệu lực của di chúc
Hiệu lực của di chúc là giá trị pháp lý của di chúc hợp pháp làm phát sinh quyền thừa kế của cá
nhân, tổ chức hoặc hoặc làm chấm dứt quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo luật.

Hiệu lực của di chúc thể hiện ở các hệ quả sau: (1) làm phát sinh quyền thừa kế của người
được chỉ định hưởng di sản theo di chúc; (2) làm mất quyền thừa kế của người bị người lập di chúc
truất quyền thừa kế; (3) hạn chế việc phân chia di sản; và (4) hiệu lực của di chúc được thực hiện
ưu tiên hơn so với thừa kế theo pháp luật. Có thể hiểu ngắn gọn, chia thừa kế theo di chúc là chia
thừa kế theo ý chí cá nhân trước khi chia thừa kế theo ý chí của nhà làm luật.

Không phải mọi di chúc được người để lại di sản lập ra đều có hiệu lực. Để có thể phát sinh
hiệu lực, di chúc phải hợp pháp. Di chúc hợp pháp là di chúc được lập tuân thủ các điều kiện luật
định.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 31


Tuy vậy, di chúc được lập hợp pháp cũng chưa chắc có hiệu lực. Bởi lẽ, tính chất hợp
pháp của di chúc chỉ là tiền đề để di chúc có thể có hiệu lực, chứ không đương nhiên làm
cho di chúc có hiệu lực. Để phát sinh hiệu lực, ngoài tính chất hợp pháp, di chúc còn lệ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như: người thừa kế theo di chúc có đủ điều kiện để
hưởng di sản hay không, di sản được xác định trong di chúc có còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế hay không, người lập di chúc còn sống hay đã chết. Một di chúc hợp pháp vẫn
có thể bị mất hiệu lực nếu những người thừa kế theo di chúc đều không đủ tư cách để được
hưởng di sản thừa kế hoặc di sản không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Hơn nữa,
một di chúc hợp pháp cũng không thể có hiệu lực nếu người để lại di sản vẫn còn sống.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 32


4.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc

Thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm di chúc có giá trị pháp lý làm phát sinh hiệu lực
của quyền thừa kế theo di chúc và những ràng buộc pháp lý khác được xác định trong di chúc.
Khoản 1 Điều 643 BLDS 2015 quy định: Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo đó,
thời điểm có hiệu lực của di chúc là do luật định, không ai có thể thay đổi, kể cả người lập di chúc.
Việc người lập di chúc đưa ra điều kiện để thực hiện di chúc cũng không làm thay đổi thời điểm có
hiệu lực của di chúc, mặc dù việc thực hiện di chúc có thể bị “tạm ngừng” theo ý nguyện của
người lập di chúc. Cũng cần lưu ý, quy định này chỉ thuần túy điều chỉnh về thời điểm di chúc phát
sinh hiệu lực. Điều này không có nghĩa là di chúc đương nhiên có hiệu lực từ thời điểm mở thừa
kế. Thông thường, di chúc được lập hợp pháp thì có thể phát sinh hiệu lực tại thời điểm mở thừa
kế, nếu di chúc không rơi vào những trường hợp bị “thất hiệu”.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 33


4.3. Hiệu lực di chúc khi người chết để lại nhiều di chúc khác nhau

Khi người chết lập nhiều di chúc khác nhau thì việc xác định hiệu lực của các di chúc đó cần dựa
trên các dấu hiệu khác nhau: tính hợp pháp của di chúc, thời điểm lập di chúc, nội dung di chúc... Nếu
các di chúc đó đều hợp pháp thì cần xem xét nội dung di chúc có mâu thuẫn nhau hay không và di
chúc nào được lập sau cùng. Theo đó, hiệu lực của các di chúc được xác định như sau:

(i) Trong trường hợp người để lại di sản lập nhiều di chúc có nội dung mâu thuẫn nhau thì chỉ di
chúc sau cùng được lập hợp pháp có hiệu lực;

(ii) Nếu có nhiều tờ di chúc mà nội dung các tờ di chúc không mâu thuẫn nhau thì tất cả các di
chúc được lập hợp pháp đều có hiệu lực.

(iii) Nếu chỉ một phần di chúc trước mâu thuẫn với di chúc sau thì di chúc sau và phần di chúc trước
không bị mâu thuẫn có hiệu lực, còn phần di chúc trước bị mâu thuẫn với di chúc sau thì không có
hiệu lực
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 34
5. THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC NỘI DUNG DI CHÚC
5.1. Khái niệm thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của một số người thừa kế theo pháp luật
ở hàng thừa kế thứ nhất, Điều 644 BLDS năm 2015 quy định hạn chế quyền
tự do lập di chúc của người có tài sản bằng cách trích từ những người người
thừa kế khác để dành cho những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di
chúc, với giá trị mỗi suất mà người thừa kế này được hưởng, bằng 2/3 suất
của người kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật. Trường hợp
đó được gọi là thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 35


Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là trường hợp đặc biệt của thừa kế theo pháp luật,
chứ không phải là một loại thừa kế theo di chúc, bởi lẽ, căn cứ làm phát sinh quyền thừa kế không
phụ thuộc nội dung di chúc là quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thừa kế không phụ thuộc nội dung
di chúc cũng không hoàn toàn giống với thừa kế theo hàng thừa kế luật định, mà có nhiều điểm khác
biệt. Sự khác biệt cơ bản giữa hai trường hợp này thể hiện ở những điểm sau:

(i) Diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là những người thân thích nhất thuộc hàng
thừa kế thứ nhất theo pháp luật khi đáp ứng một số điều kiện.

(ii) Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc chỉ được áp dụng khi người thuộc diện thừa kế
không phụ thuộc nội dung di chúc bị truất quyền hưởng di sản (không được người lập di chúc cho
hưởng di sản) hoặc khi thực tế họ không được hưởng di sản hoặc được hưởng phần di sản ít hơn giá
trị của một suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc;

(iii) Giá trị của một suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc nhỏ hơn giá trị một suất thừa
kế theo pháp luật (chỉ bằng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật).
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 36
5.2. Diện thừa kế, điều kiện được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung
di chúc

5.2.1. Diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

Diện những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là nhóm những
người thân thích nhất của người để lại di sản, đáng lẽ có thể được thừa kế theo
luật, nhưng đã bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản bằng cách nói rõ
trong di chúc về việc không cho họ hưởng di di sản hoặc tuy không nói rõ điều
đó trong di chúc, nhưng thực tế lại không dành cho họ được hưởng di sản thừa
kế hoặc có dành cho họ một phần di sản nhưng ít hơn hai phần ba của một suất
thừa kế theo pháp luật.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 37
Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015, diện thừa kế không
phụ thuộc nội dung di chúc bao gồm những người sau đây:

- Cha, mẹ của người để lại di sản: cha, mẹ nói ở đây bao gồm cả cha mẹ
đẻ, và cha mẹ nuôi. Cha, mẹ nuôi phải là cha, mẹ nuôi hợp pháp, tuân thủ theo
các quy định liên quan về cha, mẹ nuôi và con nuôi theo quy định của pháp
luật hôn nhân – gia đình.

- Vợ hoặc chồng của người để lại di sản. Vợ chồng ở đây phải là vợ chồng
hợp pháp, tuân thủ quy định liên quan của pháp luật hôn nhân – gia đình.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 38


- Con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có năng lao động để tự nuôi sống mình. Các con
không phân biệt con đẻ, hoặc con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú đều thuộc diện thừa kế không
phụ thuộc nội dung di chúc, nếu thuộc trường hợp:

+ Con chưa thành niên. Thời điểm xác định tuổi của con chưa thành niên để làm căn cứ chia thừa kế không
phụ thuộc nội dung di chúc là thời điểm mở thừa kế.

+ Con đã thành niên phải là người không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình, không phụ thuộc
vào việc người này có hoàn cảnh kinh tế như thế nào. Người không có khả năng lao động để tự nuôi sống
mình có thể được hiểu là cá nhân đã thành niên vào thời điểm mở thừa kế, nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các
bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình như bị các bệnh nan y (ung thư, suy thận
mạn tính...); bị bệnh nặng như bại liệt toàn thân, liệt cột sống, liệt đốt sống cổ, liệt từ hai chi trở lên, cụt mất từ
hai chi trở lên, mù mắt; bị mất sức lao động từ 81 % trở lên. Việc xác định thuộc trường hợp mất từ 81 % sức lao
động trở lên có thể cần phải có giấy y chứng của cơ sở y tế hoặc cơ quan giám định pháp y có thẩm quyền.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 39


Tuy nội dung Điều 644 BLDS năm 2015 không quy định cụ thể thời điểm
để xác định người con thành niên bị mất khả năng lao động vào thời điểm nào,
nhưng để bảo vệ quyền lợi của người con thành niên đang gặp hoàn cảnh
không may nói trên, thiết nghĩ cần xác định độ tuổi thành niên thì dựa vào thời
điểm mở thừa kế, còn tình trạng “bị mất khả năng lao động” thì nên xác định
dựa vào thời điểm công bố di chúc, hoặc thời điểm thực tế phân chia di sản.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 40


5.2.2. Điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

- Điều kiện chung: Cũng như những người thừa kế hợp pháp khác của người để lại di sản,
người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc cũng phải tuân thủ các yêu cầu
của một người thừa kế:

+ Không từ chối hưởng di sản theo Điều 620 BLDS năm 2015.

+ Không bị mất quyền hưởng di sản theo Điều 621 BLDS năm 2015.

+ Cá nhân còn sống, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Điều kiện đặc thù: Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc không được hưởng
di sản hoặc tuy được hưởng di sản nhưng giá trị của phần di sản thực tế được hưởng nhỏ hơn
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 41
5.2.3. Các bước chia và việc xác định giá trị của một suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

Trong trường hợp người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc bị người quá cố truất quyền
hưởng di sản hoặc sử dụng di chúc định đoạt toàn bộ di sản cho những người khác hưởng, thì cần áp dụng Điều
644 BLDS năm 2015 để bảo vệ quyền lợi cho những người này. Khi tiến hành phân chia di sản thừa kế không
phụ thuộc nội dung di chúc, cần tiến hành lần lượt theo các bước sau đây:

Bước (1) Thực hiện di chúc.

Bước (2) Chia thừa kế phần di sản còn lại

Bước (3) xác định giá trị hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật.

Bước (4) Xác định những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc được hưởng di sản.

Bước (5) Trích phần di sản thừa kế của những người thừa kế khác để bù cho những người thừa kế không
phụ thuộc nội dung di chúc.

3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 42


Bước (1) Thực hiện di chúc: Xác định hiệu lực của di chúc và thực hiện đúng nội dung di chúc.
Theo đó, ưu tiên chia thừa kế cho những người được di chúc chỉ định hưởng di sản theo đúng ý chí
của người để lại di sản.

Bước (2) Chia thừa kế phần di sản còn lại: phần di sản không định đoạt trong di chúc hoặc liên
quan đến phần di chúc vô hiệu hoặc thất hiệu được chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo
pháp luật của người để lại di sản, nếu họ đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản. Riêng trường hợp
người bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản vẫn không được chia thừa kế theo pháp luật.

Bước (3) xác định giá trị hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật. Thông thường, để xác
định giá trị một suất thừa theo pháp luật, chúng ta sẽ giả sử toàn bộ di sản do người chết để lại được
chia thừa kế theo pháp luật. Lưu ý: khi tính một suất thừa kế theo pháp luật, chúng ta cần lấy toàn bộ
di sản ban đầu chia theo đầu người ở hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản, bao gồm cả người
bị truất quyền hưởng di sản. Sau đó, lấy giá trị 1 suất TKTPL đó nhân cho 2/3 thì được giá trị của một
suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 43
Bước (4) Xác định những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc được
hưởng di sản. Đối chiếu kết quả của bước (3) và kết quả của bước (4) với quy định tại Điều 644
BLDS năm 2015, ta thấy: Nếu những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
thực tế không được hưởng di sản thì chia cho họ 1 suất thừa kế bằng 2/3 của 01 suất thừa kế theo
pháp luật; nếu thực tế họ đã được hưởng di sản, nhưng chưa đủ hai phần ba giá trị 1 suất TKTPL thì
chia cho họ để họ được hưởng đủ 2/3 x 01 suất thừa kế theo pháp luật. Nếu phần di sản mà họ
hưởng trên thực tế bằng hoặc lớn hơn giá trị hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật thì không
phát sinh quyền thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

Bước (5) Trích phần di sản thừa kế của những người thừa kế khác để bù cho những người
thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Sau khi đã chia thừa kế không phụ thuộc nội dung di
chúc, chúng ta sẽ biết rõ người thừa kế đã thực tế nhận được bao nhiêu di sản và còn thiếu bao
nhiêu. Phần di sản mà người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc còn thiếu sẽ được cắt giảm
từ những người thừa kế khác, theo tỷ lệ tương ứng mà mỗi người thừa kế khác được hưởng.
3/31/2019 TH.S NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI 44
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ
LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN, QUYỀN
SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ

1
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải


Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Tp. HCM
MỤC TIÊU BÀI HỌC

(1) Nắm và hiểu được những quy định của BLDS và luật khác có
liên quan về thừa kế theo pháp luật
(2) Phân biệt được thừa kế theo pháp luật với thừa kế theo di chúc

(3) Biết được quy định về các hàng thừa kế và thừa kế thế vị

(4) Vận dụng được các quy định trên vào thực tiễn để giải quyết
tình huống và phân chia di sản thừa kế
3
Nội dung

1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

2. CÁC HÀNG THỪA KẾ

3. THỪA KẾ THẾ VỊ

4
1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật

1.2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

1.3. Diện và hàng thừa kế

5
1.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo


hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do
pháp luật quy định.
6
Ví dụ

A kết hôn B

C D
Khi A chết – không để lại di chúc (cha mẹ A đã
chết trước A) – di sản của A sẽ chia cho những
người ở hàng thừa kế thứ nhất là B, C, D.

7
Phân biệt với thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc


✓ Thừa kế theo ý chí của nhà làm ✓ Thừa kế theo ý chí của người lập
luật di chúc
✓ Hàng thừa kế, điều kiện, trình tự ✓ Nội dung, hình thức di chúc do
do pháp luật quy định người lập di chúc quyết định trên
cơ sở quy định của pháp luật
✓ Người thừa kế chỉ là cá nhân ✓ Người thừa kế có thể là cá nhân,
pháp nhân,…
✓ Đặt ra vấn đề thừa kế thế vị ✓ Chịu sự chi phối của pháp luật
thông qua quy định thừa kế bắt
buộc
8
1.2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Điều 650 BLDS

Toàn bộ di sản được chia theo pháp luật trong các trường hợp sau:

a. Không có di chúc
✓ Người để lại di sản không lập di chúc
✓Người để lại di sản lập di chúc và đã tiêu hủy di chúc

✓ Di chúc bị thất lạc, hư hại – khoản 1 Điều 642 BLDS

9
b. Di chúc không hợp pháp

→ Là di chúc vi phạm các điều kiện tại khoản 1 Điều 630 BLDS:

✓Người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di
chúc, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
✓Nội dung của di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội
✓ Hình thức di chúc trái quy định của luật

10
Ví dụ: Di chúc không hợp pháp → thừa kế theo pháp luật

A (có vợ hợp pháp là B) lập di chúc để lại toàn bộ tài sản


của mình cho 03 con là C, D, E. Di chúc do tự tay A viết
nhưng phần trên đầu trang di chúc có ghi “bản thảo 0 giá
trị” cùng với nhiều nội dung viết tắt, tẩy xóa, không rõ
ràng. Do đó, tòa án đã không công nhận hiệu lực của di
chúc trên do vi phạm quy định của luật.
11
c. Những người thừa kế theo di chúc chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập
di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế
theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế.

12
d. Những người được chỉ định làm
người thừa kế theo di chúc mà không
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối
nhận di sản.

13
Một phần di sản được chia thừa kế theo pháp luật (và
một phần vẫn chia theo di chúc) trong trường hợp:

a. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc

✓ Do tài sản hình thành sau khi di chúc đã được lập

✓ Do người lập di chúc chỉ muốn định đoạt một phần di sản
theo di chúc
✓ Do giá trị tài sản nhỏ nên người để lại di sản không định
đoạt theo di chúc…
14
Ví dụ

A kết hôn B
C D E
Năm 2017, A lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 di sản của mình cho B, C và em
trai A là X. Năm 2018, A chết – Di sản 720 triệu của A được chia như sau:
→ Chia theo di chúc: B = C = X = 240/3 = 80 triệu đồng
→Chia theo pháp luật (hàng thừa kế thứ nhất của A):
B = C = D = E = 480/4 = 120 triệu đồng.
15
b. Phần di sản có liên quan
đến phần của di chúc không
có hiệu lực pháp luật

16
c. Phần di sản có liên quan đến người được thừa
kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng
di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan
đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di
chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế.
17
Ví dụ

A kết hôn B

C D
- Năm 2017, A lập di chúc cho C và D hưởng toàn bộ di sản của mình.
- Năm 2018, A chết và C từ chối nhận toàn bộ di sản của A.
→ Phần di sản mà C từ chối nhận sẽ được chia theo pháp luật cho
những người thừa kế ở hàng thứ nhất của A (là B và D).
18
Tình huống áp dụng

A kết hôn B - Năm 2017, A lập di chúc để lại toàn bộ tài


sản cho C và D.
C+H–D - Năm 2018, C chết - Năm 2019, A chết
không sửa di chúc.
X → Phần di sản của C theo di chúc của A giải
quyết như thế nào?
19
Giải quyết tình huống

➢ Do C chết trước A nên phần của C chia theo pháp luật


cho những người thừa kế của A là:
B = D = X (thế vị C) = ½ di sản A chia 3
➢ Lưu ý: Phần di sản của C không chia cho X (con của
C) hưởng toàn bộ vì đây là trường hợp thừa kế theo di chúc
nên không áp dụng thừa kế thế vị.
20
1.3. Diện và hàng thừa kế

1.3.1. Diện thừa kế


✓Là phạm vi những người được thừa kế di sản của người chết
theo quy định của pháp luật.

✓Phạm vi trên được xác định dựa trên ba mối quan hệ: hôn
nhân, huyết thống và nuôi dưỡng.

21
Quan hệ hôn nhân

Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:


Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Lưu ý: Quan hệ hôn nhân thực tế được thừa nhận nếu đáp ứng những
điều kiện theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết
35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật trên.

22
Quan hệ huyết thống

→ Là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ


hoặc bàng hệ.

+ Trực hệ: là mối quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người
kia kế tiếp nhau. Ví dụ: quan hệ giữa cụ, ông, bà, cha, mẹ đẻ và con đẻ của
người chết.

+ Bàng hệ: là mối quan hệ giữa những người thân thuộc không sinh ra nhau
nhưng cùng sinh ra từ một “gốc”. Ví dụ: Anh, chị, em ruột; bác, chú, cậu, cô,
dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột, ….
23
Quan hệ nuôi dưỡng

→ Là quan hệ được xác lập trên cơ sở nuôi con nuôi hợp pháp
hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.

Ví dụ: quan hệ giữa cha nuôi – con nuôi, mẹ nuôi – con


nuôi, cha mẹ nuôi – con nuôi, con riêng của vợ với bố
dượng, con riêng của chồng với mẹ kế.

24
1.3.2. Hàng thừa kế

✓Là những nhóm người trong diện thừa kế được pháp luật
quy định xếp một lượt với nhau dựa vào mức độ quan hệ gần
gũi với người để lại di sản để hưởng thừa kế di sản của người
này.

✓Theo Điều 651 BLDS 2015 quy định thì những người thừa kế
theo pháp luật được xếp theo thứ tự thành 03 hàng thừa kế.
25
2. CÁC HÀNG THỪA KẾ

2.1. Hàng thừa kế thứ nhất

2.2. Hàng thừa kế thứ hai

2.3. Hàng thừa kế thứ ba

26
2.1. Hàng thừa kế thứ nhất

Gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết.

Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng:


→ Quan hệ hôn nhân hợp pháp (đủ điều kiện kết
hôn và có đăng ký kết hôn).

27
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng
Điều 8 Luật HNGĐ 2014: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều
kiện sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

-Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.

→ Phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
28
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng (tt)
- Hôn nhân thực tế: là quan hệ hôn nhân thỏa mãn các điều kiện kết hôn
theo quy định pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn.

Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 v/v thi hành Luật HNGĐ 2000:

+ Trước 3/1/87: chưa đăng ký – khuyến khích đăng ký – công nhận là vợ chồng

+ Từ 3/1/87–1/1/2001: đăng ký trong thời hạn 2 năm từ 1/1/2001 đến 1/1/2003


– Từ sau 1/1/2003 mà không đăng ký thì không công nhận là vợ chồng.

+ Trừ 2 trường hợp trên, từ 1/1/2001 trở đi: không đăng ký kết hôn – không
công nhận là vợ chồng.
29
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng (tt)

- Trường hợp người chồng có nhiều vợ và ngược lại:

Trường hợp một người có nhiều vợ trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc (ngày
công bố Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959) và trước ngày
25/03/1977 ở miền Nam (ngày công bố các văn bản pháp luật được áp dụng
thống nhất trong cả nước) thì tất cả các người vợ được hưởng thừa kế hàng
thứ nhất của chồng và người chồng được hưởng thừa kế hàng thứ nhất
của tất cả những người vợ.

30
Lưu ý – Đ 655 BLDS
- Vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một
người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

- Vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng
bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì
người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

- Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết
thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
31
Quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ

Cha, mẹ là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con đẻ và ngược lại.

Lưu ý:
+ Con đẻ bao gồm con trong giá thú và con ngoài giá thú.
+ Con dâu không phải là người thừa kế theo pháp luật của bố mẹ
chồng và con rể cũng không phải là người thừa kế theo pháp luật của
bố mẹ vợ.

32
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi, con nuôi

Quan hệ thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất chỉ phát sinh
giữa cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi trên cơ sở quan hệ nuôi con
nuôi hợp pháp.

Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010: Nuôi con nuôi là việc xác
lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người
được nhận làm con nuôi. (phải đăng ký)

33
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi, con nuôi (tt)

Người được nhận làm con nuôi: Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010
-Trẻ em dưới 16 tuổi;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột
nhận làm con nuôi.
Điều kiện đối với người nhận con nuôi: Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010
- Có năng lực hàn h vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên (trừ trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm
con nuôi,...)
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con nuôi;
34
Lưu ý
➢ Con nuôi vẫn được hưởng di sản thừa kế của cha đẻ, mẹ đẻ (thừa kế theo pháp
luật và thừa kế thế vị).

➢ Một người nhận nuôi con nuôi rồi mới kết hôn - con nuôi với người vợ
(chồng) mới kết hôn đó không được hưởng thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ
nhất của nhau.

➢ Quan hệ thừa kế theo pháp luật không phát sinh giữa con nuôi và con ruột của
người nhận nuôi, giữa con nuôi và cha, mẹ của người nhận nuôi.
35
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

➢ Con riêng và bố dượng, mẹ kế sẽ được thừa kế theo pháp


luật ở hàng thứ nhất nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha con, mẹ con.

➢ Quan hệ thừa kế theo pháp luật không phát sinh giữa con riêng với
những người có quan hệ thân thích với bố dượng, mẹ kế.

36
2.2. Hàng thừa kế thứ hai

Gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;

Anh, chị, em ruột: là những người có thể cùng cha


cùng mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ.

37
Lưu ý:

➢ Con riêng của vợ và con riêng của chồng không phải là anh, chị, em
ruột của nhau – không thừa kế ở hàng thứ hai của nhau

➢ Con nuôi và con đẻ của một người không phải là anh, chị, em ruột
của nhau - không thừa kế ở hàng thứ hai của nhau

➢ Một người làm con nuôi của người khác vẫn được hưởng di sản của
anh, chị, em ruột của mình ở hàng thừa kế thứ hai và ngược lại
38
2.3. Hàng thừa kế thứ ba

Gồm:
+ Cụ nội, cụ ngoại của người chết;
+ Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;
+ Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột;
+ Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

39
Lưu ý chung

✓ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

✓Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản

✓ Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước – Đ 622
BLDS 2015

40
Tình huống áp dụng

X-Y + Năm 2017, A chết không để lại di chúc


+ Di sản của A để lại là 1 tỷ đồng
A kết hôn B + E từ chối nhận di sản của A
+ Hãy chia thừa kế di sản của A?
C –D - E

41
Giải quyết tình huống

➢ Do A chết không để lại di chúc nên di sản của A được


chia theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ
nhất:
B = C = D = X = Y = 1tỷ/5 = 200 triệu đồng.
➢ Lưu ý: Người từ chối hưởng di sản là E không được
chia.
42
3. THỪA KẾ THẾ VỊ

3.1. Khái niệm thừa kế thế vị

3.2. Một số lưu ý

3.3. Tình huống áp dụng

43
3.1. Khái niệm thừa kế thế vị

Điều 652 BLDS 2015:

→ Là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết
trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

44
Ví dụ:

A+B

C+H D

K K (cháu của A) – thế vị C


45
Ví dụ:

A+B

C+H D

K+X
Y Y (chắt của A) – thế vị K
46
3.2. Một số lưu ý

✓ Thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp thừa kế theo pháp
luật, không áp dụng trong trường hợp thừa kế theo di chúc.

✓ Tất cả những người thừa kế thế vị sẽ được hưởng chung nhau phần
di sản lẽ ra cha, mẹ hoặc ông, bà chúng được hưởng.

✓ Người thừa kế thế vị chỉ có thể được hưởng di sản nếu cha, mẹ hoặc
ông, bà của họ được quyền hưởng di sản.
47
3.2. Một số lưu ý (tt)

✓ Con đẻ của con nuôi được thừa kế thế vị nhưng con nuôi của một
người không được thừa kế thế vị tài sản của cha, mẹ đẻ của người đó
(con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị)

Ví dụ:
+ A nuôi B, B sinh ra C thì C được thừa kế thế vị cho B để hưởng di sản
của A.
+ A sinh ra B, B nuôi C thì C không được thừa kế thế vị di sản của A.
48
3.3. Tình huống áp dụng 1

+ Năm 2017, C và B chết cùng


thời điểm
+ Năm 2018, A chết để lại di sản là
C+H D E
1,2 tỷ đồng và không có di chúc

X=Y
Hãy chia thừa kế di sản của A?

49
Giải quyết tình huống 1

-Di sản của A được chia theo pháp luật (do không có
di chúc)
- Người thừa kế là D, E, (X + Y) thế vị cho C vì C
C+H D E chết trước A, B đã chết trước A.
→D = E = (X + Y) = 1,2 tỷ/3 = 400 triệu đồng

X=Y Kết luận:


D = 400 triệu đồng
E = 400 triệu đồng
X = Y = 400/2 = 200 triệu đồng
50
3.3. Tình huống áp dụng 2

+ Năm 2017, C chết trong một tai


nạn
+ Năm 2018, A chết để lại di sản là
C+H D E
1,2 tỷ đồng và không có di chúc

X=Y
Hãy chia thừa kế di sản của A?

51
Giải quyết tình huống 2
-Di sản của A được chia theo pháp luật (do không có
di chúc)
- Người thừa kế là B, D, E, (X + Y) thế vị cho C vì C
chết trước A.
C+H D E
→B = D = E = (X + Y) = 1,2 tỷ/4 = 300 triệu đồng
Kết luận:
X=Y B = 300 triệu đồng
D = 300 triệu đồng
E = 300 triệu đồng

52 X = Y = 300/2 = 150 triệu đồng


Giải quyết tình huống 2

- Giả sử với tình huống 2, A


chết có để lại di chúc chia toàn
C+H D E bộ di sản cho vợ và các con thì

X=Y việc phân chia di sản của A sẽ


như thế nào? Giải thích?

53
Giải quyết tình huống 2
Nếu A chết có để lại di chúc thì việc phân chia di sản
của A như sau:
-Chia theo di chúc: B, D, E, C = 1,2 tỷ/4 = 300
-Phần di sản của C theo di chúc (do C chết trước A)
C+H D E
sẽ không có hiệu lực và được chia theo pháp luật cho
những người thừa kế của A là: B, D, E, (X + Y) thế vị
X=Y C = 300/4.
- Lưu ý: Nếu A có di chúc thì không áp dụng thừa kế
thế vị.

54
Lưu ý: Phân biệt với thừa kế chuyển tiếp

- Năm 2017, A chết không để lại di chúc với


di sản là 1,2 tỷ đồng - Năm 2018, C chết
C+H D E - Năm 2019, tiến hành phân chia di sản của A.
- Di sản của A sẽ chia cho những người thừa
X=Y kế nào?

55
Lưu ý: Phân biệt với thừa kế chuyển tiếp

- Năm 2017, A chết không để lại di chúc với di sản là


1,2 tỷ đồng - Năm 2018, C chết
- Năm 2019, tiến hành phân chia di sản của A như
C+H D E sau:
→B = C = D = E = 1,2 tỷ/4 = 300 triệu đồng

X=Y - Do C đã chết (không có di chúc) nên phần của C sẽ


chia cho những người thừa kế của C là:
→ B = H = X = Y = 300/4 = 75 triệu đồng. (thừa kế
chuyển tiếp)
56
Tóm tắt bài học

✓ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự do pháp luật quy định

✓ Có 3 hàng thừa kế được phân chia dựa theo mức độ thân thích gần
gũi với người để lại di sản.

✓ Với thừa kế theo pháp luật thì đặt ra vấn đề thừa kế thế vị

✓ Lưu ý các trường hợp áp dụng thừa kế thế vị và phân biệt với thừa
kế chuyển tiếp.

57
Chương 8.

THANH TOÁN VÀ PHÂN


CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Nội dung nghiên cứu

Họp mặt người thừa kế, xác định


1 di sản thừa kế

2 Thứ tự ưu tiên thanh toán

3 Phân chia di sản theo di chúc

4 Phân chia di sản theo pháp luật


1. Họp mặt những người thừa kế, xác
định di sản thừa kế
1.1. Họp mặt những người thừa kế

- thời gian, địa điểm

- Nội dung, hình thức của thỏa thuận


tại cuộc họp mặt những người thừa kế
1.1.1. Thời gian, địa điểm
-Thời gian, địa điểm họp mặt của những người thừa kế được xác định dựa trên sự
thỏa thuận của những người thừa kế.

❑Theo Điều 614 BLDS năm 2015, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có
quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa
kế, bất kỳ lúc nào, những người có liên quan đến thừa kế di sản (những người
thừa kế, người quản lý di sản) đều có thể thông báo cho những người thừa kế biết
về thời điểm mở thừa kế. Những người thừa kế có quyền thỏa thuận với nhau về
thời điểm họp mặt những người thừa kế.

❑Những người thừa kế có thể thỏa thuận về địa điểm phân chia di sản. Nếu
những người thừa kế không thỏa thuận được thì địa điểm họp mặt sẽ là nơi mở
thừa kế theo quy định tại khoản 2 Điều 611 BLDS năm 2015.
1.1.2. Nội dung, hình thức của thỏa thuận tại cuộc họp mặt những người
thừa kế
- Các nội dung quan trọng cần thống nhất của những người thừa kế có thể là:

+ Nếu di sản chưa được phân chia ngay thì những người thừa kế cần cử người quản lý
di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản, nếu trong di chúc người
để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản;

+ Cử người phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của người phân chia di sản,
nếu người này không được chỉ định trong di chúc;

+ Xác định di sản và các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại;

+ Xác định người có quyền, nghĩa vụ công bố di chúc và các nội dung cần phải công
bố, nếu di chúc không đề cập tới những vấn đề này, trừ trường hợp Bộ luật dân sự,
Luật Công chứng có quy định khác;

+ Thỏa thuận về việc hạn chế phân chia di sản;....


- Các thỏa thuận nói trên của những người
thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc phải
lập thành văn bản (khoản 2 Điều 656 BLDS năm
2015). Các văn bản khai nhận di sản, thỏa thuận
phân chia di sản có thể được lập bằng văn bản
có công chứng, chứng thực theo pháp luật công
chứng, chứng thực.
1.2. Xác định di sản

1.2.1. Thống kê di sản

Khi họp mặt những người thừa kế thì những người thừa kế, người quản lý di sản, người được
chỉ định phân chia di sản phải cùng nhau tiến hành thống kê di sản. Mục đích của việc thống
kê di sản là nhằm xác định đúng đắn về số lượng, chủng loại, giá trị và hiện trạng di sản. Khi
thống kê, những người thừa kế cần lập biên bản ghi nhận nội dung của việc thống kê di sản
đó. Biên bản thống kê di sản cần được ghi chép rõ ràng, cụ thể về các nội dung như:

- Thời gian, địa điểm tiến hành thống kê di sản;

- Những người tham gia thống kê di sản;

- Số lượng, chủng loại, tình trạng, giá trị di sản; người đang quản lý, sử dụng di sản; các giấy
tờ chứng minh, nếu có;

- Chủ nợ của người để lại di sản, giá trị các khoản nợ (để thanh toán nợ từ di sản trước khi di
sản được phân chia); và

- Những người đang thiếu nợ người chết, giá trị các khoản nợ đó...
1.2.1. Thống kê di sản

Trong trường hợp người đang trực tiếp quản lý di sản tùy tiện
định đoạt, hoặc khai thác, sử dụng làm mất mát, giảm sút giá trị
di sản thì căn cứ vào biên bản thống kê di sản để yêu cầu bồi
thường.

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền


đối với di sản do người chết để lại (kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh
và các tài sản mà người khác đang chiếm giữ như cầm cố, thế
chấp, thuê của người chết ...) và có nghĩa vụ thực hiện những
món nợ mà người chết còn thiếu trong phạm vi di sản, theo tỷ lệ
phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng.
1.2.2. Xác định một số loại di sản là tài sản theo quy định riêng của
pháp luật liên quan

Về nguyên tắc, mọi tài sản hợp pháp do người chết để lại
đều có thể là di sản để chia thừa kế, trừ những tài sản gắn
liền với nhân thân hoặc các tài sản không được chuyển giao
qua giao dịch, thừa kế. Tuy nhiên, trong số những tài sản có
thể chuyển giao được thông qua việc thừa kế, có một số
loại tài sản liên quan đến các quy định riêng của pháp luật
chuyên ngành, nên cần được xác định rõ về tình trạng, số
lượng, giá trị, điều kiện được hưởng… để có thể đưa vào
khối di sản của người chết có thể phân chia thừa kế.
Có thể kể đến một số loại tài sản sau:

❖ Tiền gửi tiết kiệm hoặc các khoản tiền khác trong các tài khoản tại
ngân hàng.

❖ Tài sản hình thành trong tương lai, nhà ở hình thành trong tương lai
xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật khác có liên quan.

❖ Tài sản được hưởng thừa kế có điều kiện: như suất nhà ở tái định, nhà
ở được mua “hóa giá” từ tài sản của Nhà nước nhưng chưa thanh toán
xong tiền mua, nhà ở được thuê mua chưa trả đủ tiền theo thời hạn thanh
toán luật định…

❖ Đối với quyền sử dụng đất mà người chết được hưởng hợp pháp,
nhưng chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận thì tiếp tục thực hiện theo các
quy định liên quan của Luật Đất đai.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Việc thanh toán nghĩa vụ tài sản và chi phí liên


quan đến thừa kế do người chết để lại không thể
được tiến hành một cách tùy tiện. Xuất phát từ việc
những khoản tiền này không chỉ liên quan đến
người thừa kế mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của những người có quyền yêu cầu
thanh toán (tức chủ nợ). Do vậy, việc thanh toán
các nghĩa vụ tài sản và chi phí sẽ tuân theo thứ tự
do BLDS năm 2015 quy định (Điều 658), như sau:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.


Các khoản này được liệt kê theo thứ tự từ 1 đến 10, cũng là thứ tự ưu
tiên thanh toán từ trên xuống dưới. Theo đó, những khoản được quy định
trước thì được ưu tiên thanh toán trước và thanh toán hết, thì mới tiếp tục
thanh toán đến khoản tiếp theo, và lần lượt như vậy cho đến khi thanh toán
hết nghĩa vụ, chi phí hoặc hết di sản (trường hợp nghĩa vụ, chi phí lớn hơn di
sản để lại). Có nghĩa, khi thanh toán đến thứ tự ưu tiên nào mà di sản không
còn thì các nghĩa vụ, chi phí còn lại sẽ không được thanh toán và người có
quyền trong trường hợp này đành gánh chịu rủi ro vì không lấy lại được
khoản tiền từ người chết. Bởi vì thứ tự ưu tiên thanh toán có vai trò quan
trọng, ảnh hưởng đến nhiều chủ thể nên việc xây dựng điều luật này dựa trên
nhiều yếu tố khác nhau, xem xét một cách cẩn trọng khoản chi nào quan
trọng hơn, có ý nghĩa hơn, chính đáng hơn trong hoàn cảnh hài hòa sự xung
đột giữa người thừa kế với các chủ nợ và giữa các chủ nợ với nhau.
So với BLDS năm 2005 thì quy định này cũng có một số thay đổi
về thứ tự ưu tiên thanh toán nhằm hoàn thiện hơn.

Thứ nhất là “chi phí cho việc bảo quản di sản” đã được chuyển
lên ưu tiên thứ 3, còn trong BLDS năm 2005 là ưu tiên thứ 9. Nếu
không có các khoản chi phí cho việc bảo quản, duy trì, bảo vệ toàn vẹn
cho di sản theo thời gian thì không thể còn di sản để chia thừa kế và
thanh toán các khoản khác.

Thứ hai là “tiền phạt” trong BLDS năm 2005 quy định ở vị trí
ưu tiên thứ 7, nhưng BLDS năm 2015 đã chuyển xuống gần cuối là ưu
tiên thứ 9. Bởi vì đây là một chế tài áp dụng cho chủ thể có hành vi vi
phạm hợp đồng, nên cần phải ưu tiên trả các khoản nợ khác trước rồi
mới chi trả cho tiền phạt sau thì mới thỏa đáng.
3. Phân chia di sản theo di chúc
Nếu người chết có để lại di chúc hợp pháp, thì người quản lý
di sản và chia di sản sẽ căn cứ vào nội dung của phần di chúc có
hiệu lực để chia di sản. Nếu có nhiều di chúc, thì chỉ những di
chúc được xác định có hiệu lực mới là căn cứ để phân chia di
sản. Nếu nhiều di chúc không mâu thuẫn nhau đều hợp pháp, thì
tất cả các di chúc đều có hiệu lực và đều được thi hành.

Khi chia di sản theo di chúc, cần xác định phần di sản dùng
vào việc thờ cúng, phần di tặng, phần di sản của từng người
được di chúc chỉ định, để chia cho từng người thừa kế bằng hiện
vật hay theo tỷ lệ.
- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để
lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người
thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định
trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật
thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu
được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị
giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu
huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo
tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được
tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm
phân chia di sản.
- Ví dụ:
A di chúc cho B và C mỗi người hưởng ½ giá trị căn
nhà của mình.
→ Khi A chết sẽ chia theo di chúc trong đó B,C hưởng
½ giá trị căn nhà.
• Bài tập tình huống:
Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có ba người
con là anh C, D và anh E (đã thành niên). Tài sản chung
làm ra ông đã làm hợp đồng tặng cho hết cho B. Chỉ còn
căn nhà là tài sản riêng, ông đã lập di chúc định đoạt
cho C hưởng ½ căn nhà, còn lại chia đều cho D và E.
Ngày 01/10/2016 ông A chết. Anh (chị) hãy chia thừa kế
trong các trường hợp trên biết rằng: trị giá căn nhà lúc
này là 1.200.000.000 đồng, di chúc hợp pháp.
• Hướng giải quyết:
- Di chúc hợp pháp nên chia thừa kế theo di chúc.
- C được ½ của 1.200.000.000=600.000.000
- D và E mỗi người một phần bằng nhau của phần còn lại là:
600.000.000:2= 300.000.000.
- Nhưng có B là người hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc
nên phải tính kỷ phần bắt buộc là: 1.200.000.000:4= 300.000.000.
- 2/3 của 300.000.000 = 200.000.000.
- Vì vậy B được ít nhất bằng 200.000.000
- Phần này lấy từ C,D,E theo tỷ lệ % (C=100.000.000: D=E
=100.000.000)
4. Phân chia di sản theo pháp luật
- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng
đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một
phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được
hưởng.
- Để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được
hưởng.
- Nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế
khác được hưởng.
• Bài tập tình huống:
Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có hai người con
là anh C,D. Ngày 01/10/2015 ông A chết do tai nạn giao
thông. Lúc này B đang mang thai 3 tháng. Anh (chị) hãy
chia thừa kế trong các trường hợp trên biết rằng:
- Tài sản chung của A,B là 240 triệu đồng.
- Bố mẹ của A đều đã chết.
• Hướng giải quyết.
- Thời điểm mở thừa kế là lúc A ngày 01/10/2015.
- Vì không có di chúc nên chia thừa kế theo pháp luật.
- Di sản của A là 240:2=120 triệu đồng.
- Hàng thừa kế thứ nhất của A là B, C, D.
- Nhưng B đang mang thai nên phải để một suất để thai
nhi sinh ra còn sống sẽ hưởng.
- 120:4=30=B=C=D và một phần cho thai nhi.
- Nếu 6 tháng sau B sinh ra E còn sống thì E sẽ được
hưởng.
• Tiếp.
- Nếu E chết trước khi sinh ra thì phần của E sẽ chia đều
cho B, C, D.
- Nếu E sinh ra 10 tiếng sau chết thì giải quyết như thế
nào?
- Phần của E sẽ được B là mẹ được thừa kế.
- Tuy nhiên E phải được làm thủ tục khai sinh.
- Sau đó làm thủ tục khai tử.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân
chia di sản bằng:

hiện vật;
nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những
người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá
hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật;

nếu không thoả thuận được thì hiện vật


được bán để chia.
❖Hạn chế phân chia di sản
• Trường hợp theo
- ý chí của người lập di chúc
- hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế,
di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định
thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem
chia.
❖ Hạn chế phân chia di sản
• Trường hợp theo
- ý chí của người lập di chúc
- hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế,
di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định
thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem
chia.
• Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di
sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên
- vợ hoặc
- chồng còn sống
- và gia đình
• thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định
phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng
chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định.
• Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế.
• Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được
việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống của gia đình họ
• thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng
không quá 03 năm (mới)
• Bài tập tình huống:
Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ có hai người con là anh
C, D. sống trong căn nhà mua được có chiều ngang 3 mét, chiều dài
15 mét, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Ngày 01/10/2015 anh A chết
do tai nạn giao thông. Sau khi mai táng cho A xong thì cha mẹ anh
A là P, Q yêu cầu chia di sản thừa kế. Chị B không đồng ý. Anh
(chị) hãy tư vấn cho B trong trường hợp trên biết rằng:
- Tài sản chung của A, B không có gì giá trị khác ngoài căn nhà
nói trên.
• Hướng giải quyết.
- Tư vấn cho chị B rằng cha mẹ anh A là người thừa kế theo pháp
luật, nên ra Tòa án thì phải chia cho họ.
- Nhà là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ chia đôi, chị một nửa
và chồng chị một nửa.
- Phần của chồng chị sẽ chia 5 (P, Q, B, C, D).
- Việc phân chia như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến cuộc
sống của ba mẹ con.
- Yêu cầu hạn chế phân chia di sản trong 3 năm.
- Hết hạn là đề nghị gia hạn…
• Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa
kế mới thì:
✓ không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật,
✓ những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho
người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di
sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ
tương ứng với phần di sản đã nhận,
✓ trừ trường hợp có thoả thuận khác.
• Bài tập tình huống.
Ông A và bà B kết hôn 1960 và có 3 con C,D,E
(đều sinh trước năm 1985). E kết hôn với H và có được 2
con chung là M (sinh 1996) và N (sinh 1998). Ngày
15/08/2015, ông A chết có để lại di chúc cho 2 cháu M và
N hưởng ½ tài sản của ông.
Bạn hãy chia thừa kế trong trường hợp, biết rằng:
- Di sản của ông A là 960 triệu đồng.
- Di chúc hợp pháp
• Hướng giải quyết.
- Di chúc hợp pháp nên chia theo di chúc cho M, N hưởng
½ di sản của A.
- 960 : 2= 480.
- 480 :2 = 240 = M=N.
- Phần di sản còn lại không được định đoạt trong di chúc
nên chia theo luật cho B, C, D, E.
- 480 :4 = 120 = B = C = D = E.
- Nhưng B là người hưởng di sản không phụ thuộc di chúc
nên ít nhất phải bằng 2/3 một suất theo luật.
• Tiếp.
- Một suất theo luật là 960 : 4 = 240.
- 2/3 của 240 = 160.
- Vì vậy B phải được ít nhất bằng 160 triêu.
- Mà B mới được chia theo pháp luật 120 triệu.
- Còn thiếu 40 triệu.
- Phần còn thiếu này lấy từ C,D,E,M,N theo tỉ lệ %
• Tình huống.
Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con là C và
D. Anh C có vợ là chị H, có 2 người con là P và Q. Anh
D có vợ là M. Để tránh tranh chấp sau này, ông A đã lập
di chúc để lại toàn bộ tài sản cho 2 người con là C và D.
Ngày 01/02/2012, anh C chết do tại nạn giao thông.
Ngày 01/12/2013 ông A chết. Anh (chị) hãy chia thừa
kế trường hợp trên, biết rằng:
✓Tài sản của A và B là 160 triệu đồng VN
✓Tài sản của C và H là 100 triệu đồng VN
✓Di chúc của ông A là hợp pháp.
• Hướng giải quyết.
❑Chia di sản của C.
- Di sản là 100 : 2 = 50 = C = H.
- phần của C chia theo pháp luật cho A, B, H, P, Q.
- 50 : 5 = 10 = A =B = H = P = Q.
❑Chia di sản của A.
- 160 : 2 = 80 = A = B.
- Phần di sản của A là 80 + 10 = 90.
- Chia theo di chúc cho C, D mỗi người một phần.
- 90 : 2 = 45 = C = D
• Nhưng vì C chết trước A nên phần di chúc này không có
giá trị nên chia theo pháp luật cho B, D, (P, Q) trong đó (P,
Q) thừa kế thế vị của C.
• Cụ thể 45 : 3 = 15 = B = D = (P, Q)
• Nhưng vì có B hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di
chúc nên phải tính 2/3 một suất theo luật.
Là 90 :3 = 30 x 2/3 = 20. vì vậy B phải được ít nhất bằng
20. Mà B mới được chia 15 triệu do đó còn thiếu 5 triệu
lấy từ những người thừa kế khác theo tỷ lệ %.
• Tình huống:
Ông A có hai người con là B và C. Anh B có vợ là chị
D có hai người con là E và F. Anh C có vợ là chị P có
con là Q. Biết mình bị bệnh hiểm nghèo nên anh B đã
lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho hai
người con. Ngày 01/01/2010 anh B chết. Ngày
01/01/2011 anh C bị tai nạn chết. Buồn rầu trước cái
chết của hai người con ngày 01/7/2012 ông A lâm bệnh
và chết. Anh (chị) hãy chia thừa kế trong các trường hợp
trên, biết rằng:
✓Tài sản của B và D là 240 triệu đồng.
✓Tài sản của C và P là 60 triệu đồng.
✓Tài sản của A là 90 triệu đồng.
• Hướng giải quyết:
• Chia di sản của B
- Xác định di sản là 240 : 2 = 120.
- Chia theo di chúc 120 : 2 = 60 = E = F
- Nhưng có A,D là người hưởng di sản không phụ
thuôc…
- Tính 2/3 một suất theo luật là.
- 120 : 4 = 30 x 2/3 = 20 = A = D.
- Do đó E = F = 120 – (20x2) = 80 : 2 = 40
• Chia di sản của C.
- Di sản cua C là 60 : 2 = 30.
- chia theo pháp luật cho A,P,Q
- 30 : 3 = 10 = A = P = Q
• Chia di sản của A.
- Di sản là 90 + 20 + 10 = 120.
- Vì không có những người ở hàng thừa kế thứ nhất nên
chia thừa kế cho những người ở hàng thứ hai là E = F = Q
= 120 : 3 = 40
• Tình huống:
Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có 2 người con là
C, D, do có bất đồng về cách sống nên ho ly thân. Năm
2015 ông A sống chung như vợ chồng với chị H và có một
người con chung là K. ngày 01/7/2016 ông A bị tai nạn
chết, chị H yêu cầu chia thừa kế của ông A cho mình và
cho con, bà B và C, D không đồng ý. Tranh chấp xảy ra,
anh chị hãy giải quyết biết rằng:
✓ Tài sản chung của A và B là 200 đồng.
✓ Tài sản giữa A và H có là 240 triệu đồng.
• Hướng giải quyết.
• Chia thừa kế của A.
✓ Xác định tài sản của A với B là 200 : 2 = 100.
✓ Xác định tài sản của A với H là 240 : 2 = 120, nhưng đây
vẫn là tài sản làm ra trong thời ký hôn nhân với B nên
chia đôi 120 : 2 = 60 = A = B.
✓ Di sản của A là: 100 + 60 = 160.
✓ Chia theo pháp luật cho B,C,D, K là 160 : 4 = 40
✓ Không chia cho H vì không được công nhận là vợ chồng.
Bà H (cư trú tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) có ba người con
với ông T (đã mất năm 2000) là M, N, P và một người con riêng là L.
Ngày 13/05/2017, L mất trong một tai nạn giao thông để lại cho chị Y
(vợ L) hai người con là K và X.
Ngày 05/06/2017, bà H mất, để lại di sản gồm một căn nhà ở Bình
Tân trị giá 3 tỷ đồng, một căn nhà ở Bình Dương trị giá 2,2 tỷ đồng;
một mảnh đất nông nghiệp ở Long An trị giá 800 triệu đồng và hai
chiếc xe bán tải có trị giá 250 triệu/chiếc cùng một sổ tiết kiệm 500
triệu đồng. Trước khi mất bà H có vay của bà Q 300 triệu đồng chưa
đến hạn phải trả.
Trong di chúc lập ngày 08/01/2017, bà H tặng cho M mảnh đất ở
Long An và hai chiếc xe bán tải, định đoạt cho L căn nhà ở Bình
Dương, căn nhà ở Bình Tân định đoạt cho N, P.
Giả sử chi phí ma chay, mai táng trong đám tang bà H là 75 triệu
đồng, tổng tiền phúng điếu nhận được là 120 triệu đồng. Theo Bộ
luật dân sự 2015, anh/ chị hãy
1. Xác định thời điểm và địa điểm mở thừa kế.
2. Xác định giá trị di sản thừa kế của bà H.
3. Hãy chia di sản của bà H.
43

You might also like