Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chương 3.

Dự báo, đề xuất
giải pháp.
3.1 Dự báo thị trường mì omachi.
- Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia đứng
thứ ba có lượng tiêu thụ mỳ ăn liền lớn nhất
thế giới.
- Trong nhiều năm, Acecook với thương hiệu
mì Hảo Hảo đã dẫn trong công tác sản xuất và
cung cấp mỳ ăn liền, xếp thứ hai sau Acecook
là Masan Consumer với các thương hiệu như
Omachi, Kokomi và sau đó là Asian Foods với
thương hiệu mỳ Gấu Đỏ. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, Acekook và Asian Foods
đã để loạt mất rất nhiều thị phần vào tay
Masan Consumer.
- Theo số liệu được phân tích từ VNDIRECT,
Omachi thống trị phân khúc cao cấp với 45%
thị phần. Năm 2023, ĐHĐCĐ Masan tiếp tục
mục tiêu “kết nối vạn nhu cầu”, đưa hệ thống
Masan ra ngoài Việt Nam. Mới đây, tại sự
thực phẩm quốc tế Foodex diễn ra tại Nhật
Bản, Omachi tiếp tục khẳng định vị thế mỳ
cao cấp của Việt Nam tại một trong những thị
trường khắt khe về mặt an toàn thực phẩm và
chất lượng như Nhật Bản. Ông Phạm Hồng
Sơn, Phó giám đốc công ty Masan cho biết
"Ra mắt mì Omachi tại Nhật cho bước tiến
tích cực trong hành trình hướng tới mục tiêu
trở thành công ty thành công nhất trong việc
xây dựng thương hiệu hàng tiêu dùng Việt trên
thị trường quốc tế". Tổng giám đốc Masan cho
rằng nhu cầu người tiêu dùng đang phát triển
rất nhanh, công ty đang hướng đến tăng trưởng
chi tiêu người tiêu dùng, tăng trưởng kinh
doanh về mặt hiện đại lẫn truyền thống. Năm
2023-2025, công ty hướng đến 2-3 tỷ doanh
thu cho các dịch vụ thiết yếu. Tập trung tăng
trưởng mạng lưới, mở rộng các cửa hàng bán
lẻ hiện đại để dễ dàng đưa sản phẩm đến với
người tiêu dùng.
- Về kế hoạch năm 2023, Masan dự kiến
doanh thu thuần hợp nhất đạt từ 90.000 tỷ
đồng - 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt
18% - 31% so với năm 2022. Lợi nhuận sau
cốt lõi dự kiến nằm trong khoảng 4.000 tỷ
đồng - 5.000 tỷ đồng, tăng 4% - 30% so với
năm 2022.
3.2 Đề xuất giải pháp.
Mỳ ăn liền - Omachi đang bắt đầu thâm nhập
vào thị trường cũng như các cửa hàng tại Nhật
Bản để phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng
Nhật cũng như các Kiều bào Việt Nam đang
làm việc và sinh sống tại Nhật. Tuy nhiên với
một thị trường tiềm năng và chặt chẽ như Nhật
Bản thì Masan sẽ phải đối mặt với nhiều khó
khăn cũng như hạn chế nhất định. Vì thế,
nhóm chúng em đã có những đề xuất giải pháp
cho chiến lược marketing của doanh nghiệp để
giúp sản phẩm Omachi có thể dễ dàng tiếp cận
với người tiêu dùng hơn.
3.2.1 Về sản phẩm:
- Giữ vững các tiêu chí tạo nên sự đặc trưng
của sản phẩm là sợi mỳ làm từ khoai tây ,
không gây nóng trong người.
- Nâng cấp, cải tiến dòng sản phẩm cũ cũng
như nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới
nhằm thu hút người tiêu dùng.
- Tạo ra nhiều sản phẩm với các loại hương vị
khác nhau để tăng thêm tính đa dạng cho thực
phẩm.
- Đầu tư mẫu mã, bao bì. Vì tiếp xúc với thị
trường Nhật nên ta cần in thêm hướng dẫn sử
dụng bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh để giúp
người dùng hiểu hơn về sản phẩm cũng như có
thể cạnh tranh với các sản phẩm nội địa.
- Chú trọng về khâu vệ sinh, chất lượng sản
phẩm và các quy trình kĩ thuật.
3.2.2 Về giá :
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán của
sản phẩm để tăng thêm sức mua.
- Thực hiện các hình thức điều chỉnh giá gián
tiếp như tăng thêm khối lượng sản phẩm để
không phải giảm giá sản phẩm trực tiếp. Bằng
cách này ta có thể giữ được định vị sản phẩm
cao cấp trong tâm trí khách hàng..
- Áp dụng chiến lược, chính sách khuyến mại
lên các của hàng buôn bán lẻ như thưởng
doanh số để có thể tích cực bán sản phẩm nâng
cao doanh số, tăng lợi nhuận.
3.2.3 Phân phối:
- Mở rộng các mạng lưới kênh phân phối, tăng
số lượng nhà bán buôn ở nông thôn và thành
thị để mở rộng độ phổ biến của sản phẩm.
- Doanh nghiệp cần xác định những điều
khoản cụ thể teong hợp đồng và thoả thuận với
các nhà phân phối trung tạo nên sự đồng thuận
giữa hai bên.
- Lên kế hoạch tìm hiểu về các đối tác phân
phối khác đề phòng những trường hợp xấu xảy
ra tong quá trình hợp tác.
- Thành lập mạng lưới vận chuyển từ nhà máy
này sang nhà máy khác.
3.2.4 Truyền thông, quảng cáo:
- Quảng báo trên các trang báo chí online, cho
ra những bài viết sâu vè sản phẩm.
- Quảng cáo trên các bảng hiệu ngoài trời, hộp
đèn. trên các phương tiện công cộng.
- Quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Instagram, Youtube. Đồng thời kết
hợp với các nghệ sĩ nổi tiếng để sản phẩm đến
với cộng đồng nhanh hơn.
- Tạo các clip quảng cáo độc đáo, gây ấn
tượng với người xem.
- Có thể tạo thêm nhiều sự kiện liên quan đến
sản phẩm, khuyến mãi hay có thêm nhiều phần
qùa ưu đãi.
3.2.5 Phát triển dịch vụ chăm sóc khách
hàng:
- Mở rộng dịch vụ chăm soc khách hàng trực
tiếp hay gián tiêp.
- Dịch vụ cung cấp quà tặng, marketing, tư vấn
cho khách hàng thông qua các thiết bị điện tử
như điện thoại.
- Tạo các chương trình như mua 1 tặng 1 hay
tích luỹ phiếu điểm thưởng, bốc thăm trúng
thương để giữ chân khách hàng, tạo sự quan
tâm cho người tiêu dùng với sản phẩm.
KẾT LUẬN
Hiên nay, Masan Consumer đang dẫn đầu thị
trường mì ăn liền với 45% thị phần tại Việt
Nam và hiện cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu
vào các thị trường lớn khác như Mỹ, Canada,
Trung Quốc, Nhật Bản,... Việc Nhật Bản gia
tăng nhập khẩu số lượng mì Omachi là một
bước tiến vô cùng quan trọng để Masan
Consumer vươn tầm thế giới vì Nhật là một
trong những thị trường tiềm năng và khó tính.
- Marketing cũng là một nhân tố quan trọng
quyết định thành công của doanh nghiệp và
sản phẩm. Với những chiến lược Marketing đã
nêu, mì Omachi sẽ ngày càng định vị được vị
trí của mình đối với người tiêu dùng đồng thời
cũng tạo nên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt
- Đối với các đối thủ cạnh tranh, cần theo sát
những chiến lược của họ cũng như các ưu,
nhược điểm của các sản phẩm khác để nhanh
chóng đưa ra các phương án sửa chữa kịp thời
để mì Omachi luôn là nhãn hiệu mà khách
hàng lựa chọn và tin dùng.
- Luôn cải tiến sản phẩm cũ, tạo ra sản phẩm
mới bằng cách bổ sung thêm khoai tây, đậu
hoà lan, khoáng chất trong sản phẩm.
- Doanh nghiệp phải chú trọng trong các khâu
kĩ thuật, in bao bì mẫu mã đặc sắc thu hút
người dùng. Bên cạnh đó cũng phải bảo đảm
khâu vệ sinh an toàn thực phẩm , phải chú ý
đến tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường
khác nhau.

You might also like