Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề cương địa lí giữa

học kì I
I. GỢI Ý BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
 Câu 1. Các dân dộc ít người phân bố chủ yếu
A. miền núi và trung du. B. đô thị.
C. đồng bằng và duyên hải. D. ven biển.
 Câu 2. Người việt (kinh) phân bố chủ yếu
A. miền núi và trung du. B. đô thị và miền núi.
C. đồng bằng, trung du và duyên hải. D. ven biển, miền núi.
 Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở
A. duyên hải và đồng bằng. B. miền núi và hải đảo.
C. các đô thị và đồng bằng. D. các thành phố lớn.
 Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không phải của người Kinh?
A. Là lực lượng sản xuất đông đảo trong các ngành kinh tế.
B. Là dân tộc có số dân đông nhất nước ta.
C. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
D. Là dân tộc cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi.
 Câu 5. Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người không phải là khu vực
A. thượng nguồn các con sông.
B. có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên.
C. đồng bằng châu thổ màu mỡ.
D. có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
 Câu 6. Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn
A. Mật độ dân số thấp.
B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ.
C. Nhà cửa thấp, thưa thớt.
D. Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (bản, làng, ấp, phum, sóc…).
 Câu 7. Đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là
A. nhà ống san sát nhau.
B. các chung cư cao tầng.
C. nhà mái thấp, nằm thưa thớt.
D. các biệt thự.
 Câu 8. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo
hướng
A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.
B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.
C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.
D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.
 Câu 9. Nói cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta thay đổi theo hướng
tích cực vì
A. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
B. Tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất.
C. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng thấp nhất.
D. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.
 Câu 10. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông
thôn?
A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.
B. Quá trình đô thị hóa.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Trình độ lao động ngày càng tăng.
 Câu 11. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi
dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề.
A. thiếu nhân lực cho các ngành kinh tế.
B. giải quyết việc làm.
C. hạ giá thành sản phẩm trong nước.
D. xuất khẩu lao động.
 Câu 12. Nguyên nhân nào đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc
làm ở nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
B. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
D. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.
 Câu 13. Nước ta trồng nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới
và do
A. gió mùa hoạt động mạnh.
B. khí hậu phân hóa đa dạng.
C. nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.
D. mùa khô kéo dài sâu sắc.
 Câu 14. Khó khăn nào của thị trường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp
nước ta?
A. Nhu cầu về nông sản ngày càng tăng.
B. Thị trường ngày càng được mở rộng.
C. Sự bất ổn của thị trường xuất khẩu.
D. Mở rộng buôn bán với nhiều nước.
 Câu 15. Sông ngòi nước ta thường gây khó khăn gì cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở vùng đồng bằng?
A. Lũ lụt.
B.Sương muối.
C. Rét hại.
D. Sạt lở đất.
 Câu 16. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng
A. trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta.
B. chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
C. trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta.
D. trồng hoa màu, thực phẩm lớn nhất nước ta.
 Câu 17. Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng, đồng băng ven biển miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng băng ven biển miền Trung.
D. Đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long.
 Câu 18. Đâu không phải đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta?
A. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.
B. Cơ cấu ngành chăn nuôi ngày càng đa dạng.
C. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng tăng.
D. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
 Câu 19. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta phát triển thuận lợi ở vùng
nào?.
A. Hệ thống sông, suối, ao hồ.
B. Vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo.
C. Các ngư trường trọng điểm.
D. Bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn.
 Câu 20. Loại rừng nào có vai trò hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng ven
biển?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng phòng hộ.
D. Rừng trồng.
 Câu 22. Đặc điểm thuận lợi của tài nguyên khoáng sản nước ta để phát triển công
nghiệp?
A. Phân bố chủ yếu ở miền núi.
B. Chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ.
C. Đang ngày càng cạn kiệt.
D. Đa dạng.
 Câu 23. Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp.
B. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.
C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.
D. Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ.
 Câu 24. Trong nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng nhất thu
hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta là
A. chính sách phát triển công nghiệp.
B. thị trường tiêu thụ.
C. nguồn lao động.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp.
 Câu 25. Nguyên nhân quan trọng nhất giúp nước ta phát triển được cơ cấu công
nghiệp đa dạng?
A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
B. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện.
 Câu 26. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
 Câu 27. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
A. năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
B. luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
C. luyện kim màu, khai thác than, dệt may.
D. hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản.
 Câu 28. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước,
nguyên nhân chủ yếu do
A. Nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp phong phú, rộng khắp.
B. Lao động ít, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ.
D. Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
 Câu 29. Đâu không phải đặc điểm của ngành bưu chính nước ta?
A. Còn kém phát triển và giản đơn.
B. Không ngừng được mở rộng và nâng cấp.
C. Nhiều dịch vụ mới và chất lượng cao ra đời.
D. Bao gồm chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa...
 Câu 30. Đường Hồ Chí Minh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối
với khu vực nào nước ta?
A. Vùng núi phía Bắc.
B. Khu vực Nam Bộ.
C. Đồng bằng ven biển miền Trung.
D. Dải đất phía Tây của nước ta.
 Câu 31. Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào
A. lao động trình độ cao.
B. tài nguyên thiên nhiên.
C. đường lối chính sách.
D. phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế.
 Câu 32. Hai sân bay quốc tế quan trọng của nước ta
A. Chu Lai, Tân Sơn Nhất.
B. Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
C. Đà Nẵng, Pleiku.
D. Phú Quốc, Đà Nẵng.
 Câu 33. Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải
nào?
A. Đường sông.
B. Đường sắt.
C. Đường bộ.
D. Đường biển.
 Câu 34. Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm
A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
B. Dung Quất, Cửa Lò, Quy Nhơn.
C. Hải Phòng, Dung Quất, Quy Nhơn.
D. Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn.
 Câu 35. Tuyến đường sắt bắc nam cùng với quốc lộ nào làm nên trục xương sống
giao thông vận tải ở nước ta?
A. Quốc lộ 5.
B. Quốc lộ 1A.
C. Quốc lộ 18.
D. Quốc lộ 22.
 Câu 36. Nhân tố thúc đẩy ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, có nhiều
cơ hội vươn lên và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài là
A. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hiện đại, đồng bộ.
B. Dân cư đông, đời sống người dân ngày càng nâng cao.
C. Xu hướng toàn cầu hóa.
D. Chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Câu 37. Trong ngành công nghiệp, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được coi là
A. hai trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ.
B. hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
C. hai trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc.
D. hai trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam.
 Câu 38. Khó khăn về lao động nước ta đối với sự phát triển công nghiệp là gì?
A. Số lượng đông.
B. Cần cù, sáng tạo.
C. Có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật.
D. Trình độ chuyên môn chưa cao.
 Câu 39. Rừng đầu nguồn các con sông thuộc loại rừng nào dưới đây?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng phòng hộ.
D. Rừng trồng.
 Câu 40. Ở nước ta, vùng nào có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước
mặn?
A. Vùng biển ven các đảo, vũng vịnh.
B. Bãi triều, đầm phá ven biển.
C. Sông, suối, ao, hồ.
D. Khu vực rừng ngập mặn.
 Câu 41. Đâu không phải là khó khăn của ngành thủy sản nước ta?
A. Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu.
B. Nguồn lợi thủy sản ít và không phong phú.
C. Môi trường biển nhiều nơi bị suy thoái.
D. Thủy sản ven bờ bị suy giảm khá mạnh.
 Câu 42. Tài nguyên nào được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của
ngành nông nghiệp?
A. Đất trồng.
B. Khí hậu.
C. Nguồn nước.
D. Sinh vật.
 Câu 43. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu
hiện là
A. tăng tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.
B. tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.
C. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
D. tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.
 Câu 44. Vùng nào có đàn bò với quy mô lớn nhất nước ta?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
II. TỰ LUẬN
1. Trình bày những mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
a) Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động
năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng
quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh
nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo
khu vực và thành phần kinh tế.
b) Hạn chế :
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
2. Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
Việc phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm đầu vào năng lượng, nguyên
liệu, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng thời giảm gánh nặng nhập siêu
cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi
trường bền vững cho con cháu mai sau.
3. Trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản.
Thuận lợi
Tự nhiên:
– Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
– Có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo
Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
– Nguồn thủy sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn cho phép
khai thác hằng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển
hơn 600 loài…
– Dọc bờ biển có nhiều vũng – vịnh, đầm phá, các rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải
sản. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch,.. có thể nuôi thủy sản nước ngọt
+ Điều kiên xã hội
– Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
– Tàu thuyền, ngư cụ ngày càng đổi mới, các phương tiên đánh bắt được đổi mới hơn.
– Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển
– Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
* Khó Khăn:
– Hàng năm có 9 đến 10 cơn bão, 30 đến 35 lượt gió mùa đông bắc thổi về làm giảm số ngày
ra khơi của ngư dân.
– Tàu thuyền tuy được đổi mới nhưng còn chậm, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu
cầu
– Môi trường nước bị ô nhiễm làm suy giảm số lượng thủy sản.
4. Vẽ và nhận xét biểu đồ cột.
Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
 Quan sát BSL để tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất để xây dựng hệ trục tọa độ.
 Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
 Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lí chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.
Bước 2: Vẽ biểu đồ
 Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.
 Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).
 Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 0,5-1,0 cm (trừ biểu đồ lượng mưa).
 Độ rộng các cột phải đều nhau.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
 Viết số liệu trên đỉnh cột, trong cột (nếu là cột chồng).
 Viết đơn vị vào trục tung và trục hoành.
 Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
VD. Cho bảng số liệu sau:
GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO, GIẢI ĐOẠN 2010 – 2016 (Đơn vị: Tỷ đô la
Mỹ)
Năm 2010 2013 2016
Ma-lai-xi-a 255 323 297
Xin-ga-po 236 303 297
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po, giai
đoạn 2010 – 2016?
b) Nhận xét và giải thích sự phát triển của GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po giai đoạn
trên?
Trả lời
A) Vẽ biều đồ

b) Nhận xét và giải thích


* Nhận xét
– GDP của các quốc gia đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
– GDP của Ma-lai-xi-a tăng thêm 42 tỷ đô la Mỹ nhưng không ổn định (2010 – 2013
tăng, 2013 – 2016 giảm).
– GDP của Xi-ga-po tăng thêm 61 tỷ đô la Mỹ nhưng không ổn định (2010 – 2013 tăng,
2013 – 2016 giảm).
* Giải thích
– GDP của các nước có xu hướng tăng là do sự hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế, các
nước Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng trở thành khu vực có nền kinh tế năng động,
thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài,…
– GDP không ổn định chủ yếu do sự biến động của thị trường và ảnh hưởng của sự khủng
hoảng nền kinh tế toàn

You might also like