Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP GK2 LỊCH SỬ

Câu 1:
*Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1930:
- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc đưa tới hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân
An Nam.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và về vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia bỏ phiếu tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lấy Cộng
sản đoàn làm nòng cốt.
- Từ 6/1 đến 7/2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thành lập Đảng tại Cửu
Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
*Công lao to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này:
- Người đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại cho Cách Mạng Việt Nam, quyết định cho những
bước nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin về cách mạng giải phóng thuộc địa
trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản mà Người tiếp nhận, truyền bá vào
nước ta từ CTTG 1, là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập
chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
- Người đã góp công to lớn trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930,
Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin người truyền bá với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ
đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng.
Câu 2:
- Diễn biến cuộc đấu tranh ở Nghệ Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930-1931:
Tháng 9-1930, phong trào công-nông đã phát triển lên đến đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh
chính trị được kết hợp với các khẩu hiệu kinh tế. Các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt,
quần chúng tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan
chính quyền địch ở địa phương.
- Nói chính quyền Xô-Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền “của dân, do dân và vì dân” là vì:
+ Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền do dân lập nên trong tình hình hệ
thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt ở nhiều thôn, xã.
+ Chính quyền này do nhân dân làm chủ, các cấp ủy đảng ở nông thôn đã lãnh đạo nhân
dân tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương
+ Chính quyền đã thực hiện các chính sách tiến bộ ở nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội nhằm mục đích đem lại quyền lợi cho nhân dân
=> Vì lý do chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền do nhân dân thành lập, làm
chủ và đem lại lợi ích cho nhân dân nên có thể khẳng định đây là chính quyền của dân, do
dân và vì dân
Câu 3:
*Hoàn cảnh thế giới và trong nước:
- Thế giới: CTTG 2 đang diễn ra, phe Phát Xít chiếm ưu thế. Tháng 6-1941, Đức tấn
công Liên Xô.
- Tình hình trong nước có nhiều biến chuyển: Đầu năm 1941 Nguyễn Ái Quốc trở về
nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước. Người đã triệu tập Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941.
=> Mặt trận Việt-Minh được thành lập (19-5-1941)
*Lực lượng Cách mạng nước ta phát triển:
- Lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam là Đội du kích Bắc Sơn
- Năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển thành Cứu quốc quân hoạt động tại căn
cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Sau đó phân tán thành nhiều bộ phận, phát triển chiến trang du
kích hoạt động tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
- Tháng 5-1941, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”. Không
khí cách mạng sôi sục khắp cả nước
- Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Ngay sau khi
thành lập đã đánh thắng trận Phay Khắt và Nà Ngần
Câu 4:
- Bảng niên biểu về diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
Thời gian Sự kiện
Ngày 14-8 đến Ở nhiều xã, huyện thuộc một số tỉnh đã nối tiếp nhau chớp thời cơ
18-8 nổi dậy giành chính quyền
Ngày 19-8 Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng
Ngày 23-8 Khởi nghĩa ở Huế
Ngày 25-8 Khởi nghĩa ở Sài Gòn
Ngày 30-8 Khởi nghĩa thành công trong cả nước, vua Bảo Đại thoái vị
Ngày 2-9 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế
giới rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời
- Cách mạng tháng Tám thành công là do những nguyên nhân sau:
+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã đấu tranh kiên cường bất khuất
từ ngàn xưa cho độc lập, tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt
Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng.
+ Có khối liên minh công-nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong
một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lại biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với
đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát
động tổng khởi nghĩa cả ở nông thôn và thành thị, đánh đố hoàn toàn bộ máy cai trị của
đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.
+ CMT8 thắng lợi tương đối nhanh chóng và ít đổ máu một phần nhờ có hoàn cảnh quốc
tế thuận lợi. CTTG 2 đang đi đến hồi kết thúc, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh
đã đánh bại phát xít Đức-Nhật, góp phần quyết định vào thắng lợi chung của các lực
lượng hòa bình, dân chủ thế giới
Câu 5:
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám lại ở tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” vì:
- Sự hiện diện của một lực lượng ngoại bang đông đảo như quân Tưởng ở miền Bắc, quân
Anh và Pháp ở miền Nam.
- Sự chống phá của lực lượng phản cách mạng trong nước.
- Nền kinh tế nước ta vốn nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lũ lụt
hạn hán thường xuyên xảy ra, sản xuất đình đốn, và nạn đói cũ chưa khắc phục thì nạn
đói mới lại đe dọa đời sống nhân dân.
- Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
- Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
- Nước ta phải đối đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

You might also like