Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ngày 9/12 trang 56-76

4- Tại sao đế chế của vua darius bị alexander thống trị, không chống lại những kẻ kế bị của alexander đại
đế khi ông chết ?

Trước hết, có 2 cách cai trị : 1 là vua sẽ cai trị cùng với những cận thần , những kẻ đã giúp ngài chiếm
đóng, cai trị công quốc, 2 là vua sẽ cùng với các lãnh chúa – những kẻ cai trị vì vị thế dòng dõi từ trước
chứ không phải do ân sủng của vua.

Các lãnh chúa đã có những lãnh địa , thần dân riêng của mình ( như một công quốc thu nhỏ nơi lãnh
chúa là vua ). Từ đó mà trên một lãnh thổ sẽ có nhiều vùng đất với những sự cai trị, những lãnh chúa
khác nhau nhưng điểm chung là được người dân mến chuộng tự nhiên bởi sự đồng nhất về văn hóa, luật
lệ đã có từ trước .

Về những nơi mà quân vương cùng cận thần của mình cai trị thì ngài sẽ có nhiều quyền lực hơn – nơi mà
ngài có toàn bộ quyền hành, không có lãnh chúa hay những đảng phe phái khác. Và dù vẫn cai quản theo
cách chia vùng thì dân vẫn coi quân vương là bậc cường quyền nhất. Từ đó mà các vùng trước khi bị
xâm chiếm với những tập quán khác nhau , giờ đây bị cai trị theo cung một chính sách, chế độ sẽ có có
chút mến chuộng nào đối với quân vương.

Tuy nhiên, khi chiếm một vương quốc với một bộ máy chính quyền chặt chẽ nơi quân vương đứng đầu
chắc chắn sẽ khó hơn rất nhiều với một nơi bị chia cắt quyền hành bởi các lãnh chúa. Bù lại thì một khi
đã chiếm được thì lại dễ cai quản hơn phương thức lãnh chúa. Bới một khi đã đánh cho một đất nước
đang thống nhất tàn bại đến mức không ngóc đầu lên được thì toàn bộ hệ thống sau đó sẽ nối đuôi nhau
sụp đổ như rắn mất đầu. Xong đến lúc cai trị thì sẽ dễ dàng hơn bởi sự ổn định và thống nhất trước đó –
khi mà từ quan đến dân đều quen với ách cai trị một vua. Trái lại, một nơi với sự chia cắt quyền thế bởi
nhiều lãnh chúa sẽ dễ bị lật đổ hơn rất nhiều bới song song với một nhóm lãnh chúa nghe vua thì cũng
có một nhóm phản động ngầm, luôn bất đồng với quân vương. Từ đó mà các vùng không có sự liên kết,
thậm chí chính những phản lãnh chúa cũng giúp cho kẻ địch xâm chiếm dễ dàng hơn. Nhưng đến khi
quân vương mới lên cai trị thì lại rất khó trong việc đồng nhất tư tưởng các lãnh chúa lại. Vì vậy là chỉ
còn cách ân sủng với những lãnh chúa nghe mình và tiệt duyệt phần phản nghịch còn lại.

5- Phương thức cai trị những thị quốc hay công quốc đã từng có luật pháp trước khi bị thôn tính.

Một khi quân vương đã chiếm được một nơi với những luật lệ đã có từ trước thì cách tốt nhất để cai trị
là tàn phá , xây dựng lại và để dân được sống tự do với luật lệ của họ.

Bởi một khi quân vương đánh chém, tàn phá làng mạc đến mức tan hoang rồi lại gây dựng lại từ đầu , từ
nền móng mới thì nhân dân sẽ hiểu được họ sẽ không thể tiếp tục sống và làm việc nếu không có sự
định hướng của ngài, công thêm việc thoải mái trong luật lệ trong chính sách của nhà vua thì nhân dân
lại càng tin tưởng hơn trước.

6-Những vương quốc mới thôn tính được bằng binh lực va sự quyền biến của bản thân

Với một quân vương mới thì việc cai trị sẽ ít nhiều gặp khó khăn. Xét theo 2 khía cạnh là một người trở
thành quân vương bằng khả năng thực lực thì sẽ cai trị tốt hơn với người may mắn có được vị trí này.
Dĩ nhiên việc trở thành một quân vương từ một thường dân sẽ rất khó khăn trừ khi họ có tài năng và
thời tới đúng lúc. Nếu một người tài năng mà không gặp thời thì coi như phí bỏ, còn nếu một người gặp
thời mà chẳng có tài năng thì cũng thành vô dụng.

Thường việc đổi ngôi thường diễn ra khi một quân vương đã quá già hoặc đất nước đang lâm nguy, loạn
lạc. Và khi nó xảy ra với tình huống thứ hai thì quân vương mới sẽ dày dặn kinh nghiệm hơn trong việc
cai trị so với một quân vương lên nhậm chức ở thời bình.

Tuy nhiên khi đổi ngôi thì thời thế thường cũng sẽ thay đổi và nhà cải cách sẽ phải đối mặt với nhiều mối
lo , kẻ thù cũ bởi họ là những người đang sống trong sự sung sướng ở chế độ cũ mà phải hi sinh của cải ,
vật chất cho chế độ mới. Thậm chí nếu chính sách mới không có sự tác động tích cực thì chính đồng
minh cũng sẽ nghi ngờ và thờ ơ với ngài. Xong bạo loạn lại xảy ra và quân vương ắt sẽ rơi vào cảnh hiểm
nguy.

Bởi vậy mà một khi đã lên cầm quyền thì cần phải điều chỉnh lại bộ máy chính trị, thiết lập niềm tin vững
chắc với nhân dân, cận thần . Xong niềm tin dù chắc đến đâu cũng vẫn thay đổi theo thời gian nên lúc
này sẽ phải dùng tới vũ trang để cai trị. Dùng bạo lực để bắt họ tin.

7-Các vương quốc giành được nhờ binh lực của người khác hoặc nhờ vận may.

Người chỉ nhờ vào vận may mà trở thành quân vương từ vị trí thường dân sẽ dễ dàng , nhanh chóng
nhưng đến lúc cai trị thì vô vàn khó khăn sẽ xuất hiện. Và nếu có duy trì được vị trí thì cũng chỉ là nhờ
vào một chút quyền hành tồn đọng từ đời trước hoặc kẻ đã đưa họ lên – những thứ mong manh.

Và sẽ thật vô lý nếu ta đòi hỏi một con người có đủ tài năng, trí dũng từ vị trí là một dân thường. Trừ khi
hắn phải là một kẻ kiệt xuất một cách phi thường.

You might also like