Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

A.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu:
Dựa trên các kiến thức HS đã có về dao động điều hòa, GV nêu câu hỏi về
nhu cầu muốn mô tả dao động điều hòa như vẽ đồ thị hoặc viết phương trình của một dao
động điều hòa để định hướng HS vào bài học.
b. Nội dung:
GV kiểm tra bài cũ, yêu cầu HS mô tả lại biên độ, pha và pha ban đầu của
dao động điều hòa từ một đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin do GV chuẩn bị.
c. Sản phẩm học tập:
HS nắm được những đại lượng vật lí như: biên độ A, pha ( 𝑡𝜔+ 𝜑 ), pha ban đầu 𝜑 , tần số
góc 𝜔 của dao động.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh đồ thị dao động điều hòa của một vật

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Để vẽ được đồ thị hoặc viết phương trình của một
dao động điều hòa cần biết những đại lượng vật lí nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 17
- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. (HS chưa cần trả lời
chính xác và đầy đủ: ví dụ để vẽ được đồ thị hoặc viết phương trình của một dao động điều
hòa cần biết biên độ, tần số, chu kì,…)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học
ngày hôm nay: Bài 2: Mô tả dao động điều hòa.

Bước thực hiện Nội dung các bước


Bước 1 - GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi học tập để nhắc lại kiến
thức:

Có 5 mảnh ghép tương ứng với 5 câu hỏi liên quan đến kiến thức bài
cũ. Yêu cầu HS lật từng mảnh ghép để trả lời câu hỏi.
Câu 1: Dao động điều hòa là:
A. Dao động được mô tả bằng 1 định luật dạng sin (hay cosin) đối với
thời gian
B. Những chuyển động có trạng thái lặp đi lặp lại như cũ sau những
khoảng thời gian bằng nhau
C. Dao động có biên độ phụ thuộc vào tần số riêng của hệ dao động.
D. Những chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại
quanh 1 VTCB
Câu 2: Một vật nhỏ dao động theo phương trình x = 5cos(ωt + 0,5π)
(cm). Pha ban đầu của dao động là :
A. π. B. 0,5π. C. 0,25π. D. 1,5π
Câu 3: Cho hai dao động cùng phương, có phương trình lần lượt là:
x1 = 10cos(100πt − 0,5π) (cm), x2 = 10cos(100πt + 0,5π) (cm). Độ
lệch pha của hai dao động có độ lớn là:
A. 0. B. 0,25π. C. π. D. 0,5π.
Câu 4: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 12 cm.
Dao động có biên độ :
A. 12 cm B. 24 cm C. 6 cm D. 3 cm.

Câu hỏi 5: Trong chuyển động tròn đều, mối liên hệ giữa tốc độ góc
và chu kì được xác định bằng công thức

A. . B. . C. . D.

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ
đạo dài 12 cm. Dao động có biên độ :
A. 12 cm B. 24 cm C. 6 cm
D. 3 cm
Bước 2 - Học sinh tham gia trò chơi học tập để củng cố kiến thức
- Học sinh xem ảnh và tư duy độc lập câu hỏi vấn đề của giáo viên.
Bước 3 -Mở ra được mảnh ghép

Bước 4 - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh.
- GV chiếu hình ảnh đồ thị dao động điều hòa của một vật (mảnh ghép)
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Để vẽ được đồ thị hoặc viết phương
trình của một dao động điều hòa cần biết những đại lượng vật lí nào?
- Học sinh xem ảnh và tư duy độc lập câu hỏi vấn đề của giáo viên.
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta
vào bài học ngày hôm nay Bài 2: Mô tả dao động điều hòa.

You might also like