Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Rủi ro pháp lý là gì?

Rủi ro pháp lý có thể hiểu là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại
cho doanh nghiệp, bị gây nên bởi yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách
quan từ bên ngoài xảy ra trong quá trình hoạt động

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý?


– Doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật quy định pháp luật mới, chính sách của
Nhà nước.

– Khi áp dụng pháp luật lại hiểu sai quy định pháp luật hay không hiểu đúng chính
sách/quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

– Một số bộ phận doanh nghiệp cố tình làm sai do thấy rằng Quy trình hiện tại không
còn phù hợp

– Lệch lạc về văn hóa doanh nghiệp dẫn đến bất mãn

– Các loại rủi ro như rủi ro tuân thủ, rủi ro quy định, rủi ro hoạt động, v.v. cũng có thể
coi là những phần của rủi ro pháp lý.

Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp có thể phân loại như sau:

a. Rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp


 Tranh chấp thành viên góp vốn.
 Tranh chấp lao động.
 Các vấn đề tranh chấp bảo hiểm xã hội.
 Lợi dụng danh nghĩa gây thiệt hại tài sản công ty.
 Mất cắp nội bộ.
b. Rủi ro do tranh chấp với bên ngoài
 Tranh chấp hợp đồng.
 Tranh chấp ngoài hợp đồng.
 Tranh chấp trong thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước.
 Rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác.
c. Rủi ro khách quan
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý.cho doanh nghiệp có thể kể đến:

 Không có ý thức “làm đúng” ngay từ đầu;


 Cán bộ chủ chốt chưa được trang bị kiến thức pháp luật cơ bản;
 Thông lệ kinh doanh quốc tế rất phức tạp, vị thế doanh nghiệp Việt Nam quá
non trẻ trong các giao dịch thương mại quốc tế;
 Chưa chuẩn bị chu đáo để thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng;
 Chưa tiên liệu các rủi ro pháp lý thường gặp và hướng quản lý;
 Chưa xây dựng hoặc các quy trình, hệ thống phân quyền trong doanh nghiệp
vận hành chưa thực sự phù hợp và hiệu quả;
 Thiếukinh nghiệm xử lý nhanh các tình huống rủi ro pháp lý trước khi xảy ra
hậu quả;
 Thiếu chuyên gia hướng dẫn;
Cách hạn chế rủi ro pháp lý của doanh nghiệp?
Để khắc phục, hạn chế những rủi ro pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp thường có
những cách như:

– Xây dựng quy trình theo nguyên tắc: Khả thi, Dễ hiểu, Dễ thực hiện và Tinh gọn để
giảm thiểu xác suất sai phạm của các bộ phận khi thực hiện.

– Nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật cho đội ngũ nhân viên hoặc sử dụng Dịch
vụ luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp.

– Thường xuyên cập nhật chính sách của pháp luật quản lý Doanh nghiệp và các lĩnh
vực mà Doanh nghiệp hoạt động.

– Lên kế hoạch dự trù rủi ro, các phương pháp phòng tránh rủi ro khi tham gia các
hoạt động giao dịch.

– Kiểm tra tình hình năng lực tài chính, tư cách pháp lý của đối tác liên kết.

You might also like