Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 73

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 - CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.............................................


A. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC........................................................................
I. Vấn đề kinh tế cơ bản.......................................................................................................1
II. Nhân tố chính trong kinh tế vĩ mô...................................................................................1
III. Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô......................................................................................1
IV. Các mô hình kinh tế.......................................................................................................1
V. Vai trò của giả định.........................................................................................................2
VI. Cách thức tư duy của các nhà kinh tế............................................................................2
B.10 NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC...........................................................................................
C. CÁC LỰC LƯỢNG CUNG VÀ CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG........................................................
I. Thị trường.........................................................................................................................3
II. Cung ...............................................................................................................................3
III. Cầu ................................................................................................................................4
IV. Cân bằng cung – cầu......................................................................................................4
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ..........................................................................................
A. ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA...........................................................................................
I. Thu nhập và chỉ tiêu của nền kinh tế................................................................................9
II. Sơ đồ chu chuyển............................................................................................................9
B. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP → sản xuất)......................................................................
I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP...................................................................................10
II. GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC TẾ...................................................................11
III. CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP (DGDP).............................................................................12
IV. Ý NGHĨA CỦA GDP..................................................................................................12
C. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (GNP - Gross National Product).............................................
I. ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT.............................................................................13
II. SO SÁNH CPI VÀ CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP..........................................................14
III. ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ DO ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT.....14
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ GNP.......................................................................14
CHƯƠNG 3 - SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG..............................................................................
A. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ..........................................................................................................
I. Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................24
i
II. Tăng trưởng kép và quy tắc 70......................................................................................24
III. Thu nhập và tăng trưởng của các nước trên thế giới....................................................24
B. HÀM SẢN XUẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA HÀM SẢN XUẤT..................................................
I. Vòng chu chuyển kinh tế................................................................................................24
II. Xem xét nền kinh tế Crusoe..........................................................................................25
III. Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế........................................................................25
IV. Hàm sản xuất...............................................................................................................25
C. NĂNG SUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT.....................................
I. Năng suất........................................................................................................................25
II. Năng suất và các nhân tố ẢNH HƯỞNG tới năng suất................................................25
D. CÁC CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG DÀI
HẠN...........................................................................................................................................26
I. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.................................................................26
II. Tiết kiệm và đầu tư........................................................................................................26
III. Quy tắc sinh lợi giảm dần............................................................................................26
IV. HÀM SẢN XUẤT VÀ SINH LỢI GIẢM DẦN.........................................................27
V. Hiệu ứng đuổi kịp.........................................................................................................27
VI. Thu hút đầu tư nước ngoài...........................................................................................27
VII. Đầu tư giáo dục và đào tạo.........................................................................................27
VIII. Quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị................................................................27
IX. Thúc đẩy tự do thương mại..........................................................................................27
X. Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số..................................................................................27
XI. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D)..................................................................27
CHƯƠNG 4 -TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH..............................................
A. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ..............................................................
I. Các định chế tài chính....................................................................................................31
II. Thị trường trái phiếu.....................................................................................................31
III. Thị trường cổ phiếu......................................................................................................31
IV. Các định chế tài chính..................................................................................................32
V. Ngân hàng.....................................................................................................................32
VI. Quỹ tương hỗ...............................................................................................................32
B. TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC GIA.........

ii
I. Các loại tiết kiệm............................................................................................................32
II. Tiết kiệm và đầu tư........................................................................................................32
III. Thâm hụt và thặng dư ngân sách.................................................................................32
C. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY............................................................................................................
I. Cung vốn vay..................................................................................................................33
II. Đường cung vốn vay.....................................................................................................33
III. Cầu vốn vay.................................................................................................................33
IV. Đường cầu vốn vay......................................................................................................33
V. Cân bằng thị trường vốn vay.........................................................................................34
D. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH....................................................................................
I. Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm............................................................................34
II. Chính sách 2: Khuyến khích đầu tư..............................................................................34
III. Chính sách 3: Thâm hụt và thặng dư...........................................................................35
IV. Hiệu ứng lấn át đầu tư..................................................................................................35
CHƯƠNG 5 -THẤT NGHIỆP.............................................................................................................
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP........................................................................
I. Thất nghiệp.....................................................................................................................40
II. Đo lường thất nghiệp.....................................................................................................40
III. Tỷ lệ thất nghiệp thực sự đo lường cái gì?...................................................................40
B. CÁC DẠNG THẤT NGHIỆP........................................................................................................
I. Thất nghiệp tự nhiên.......................................................................................................41
II. Thất nghiệp chu kỳ........................................................................................................41
C. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤT NGHIỆP...................................................................
I. Tìm việc..........................................................................................................................41
II. Chính sách công và tìm việc.........................................................................................41
III. Bảo hiểm thất nghiệp...................................................................................................41
IV. Thất nghiệp cơ cấu......................................................................................................41
V. Luật lương tối thiểu......................................................................................................42
VI. Công đoàn - đại diện cho người lao động....................................................................42
VII. Lý thuyết tiền lương hiệu quả....................................................................................42
CHƯƠNG 6 - HỆ THỐNG TIỀN TỆ..................................................................................................
A. Ý NGHĨA CỦA TIỀN TỆ..............................................................................................................

iii
I. Tiền và chức năng của tiền.............................................................................................47
II. Các hình thái tiền tệ......................................................................................................47
III. Khối lượng tiền tệ (Cung tiền).....................................................................................47
B. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG...........................................................................................................
I. Ngân hàng trung ương (NHTW)....................................................................................47
II. Ngân hàng thương mại (NHTM)..................................................................................47
C. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CUNG TIỀN..................................................
I. Dự trữ.............................................................................................................................47
II. Ngân hàng và cung tiền.................................................................................................48
D. CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CUNG TIỀN CỦA NHTW.........................................................
I. Nghiệp vụ thị trường mở................................................................................................50
II. Lãi suất chiết khẩu (id)..................................................................................................50
III. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.....................................................................................51
CHƯƠNG 7 - TỐC ĐỘ TĂNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT....................................................................
A. MỨC GIÁ VÀ GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN.........................................................................................
B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ................................................................................................................
I. Cung tiền, cầu tiền và cân bằng tiền tệ...........................................................................58
II. Cầu tiền.........................................................................................................................58
III. Mô hình cung tiền - cầu tiền........................................................................................58
IV. Tác động của việc bơm tiền.........................................................................................59
V. Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền..............................................................59
C. TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN VÀ PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG...................................................
I. Vòng quay của tiền/ tốc độ chu chuyển..........................................................................59
II. Phương trình số lượng...................................................................................................59
III. Quan hệ giữa tăng cung tiền và tăng giá......................................................................60
D. LẠM PHÁT....................................................................................................................................
I. Khái niệm lạm phát.........................................................................................................60
II. Thuế lạm phát................................................................................................................60
III. Lạm phát và lãi suất.....................................................................................................60
IV. Chi phí của lạm phát....................................................................................................60
CHƯƠNG 8 - KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ.............................................................
A. CÁC DÒNG HÀNG HÓA VÀ DÒNG VỐN QUỐC TẾ..............................................................

iv
I. Vai trò của xuất khẩu ròng.............................................................................................61
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến NX....................................................................................61
III. Thặng dư và thâm hụt thương mại...............................................................................61
IV. Mức độ mở cửa củng nền kinh tế Hoa Kỳ...................................................................61
V. Mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam...................................................................61
VI. Dòng vốn ra ròng.........................................................................................................62
VII. Dòng vốn (tiền)..........................................................................................................62
VIII. Nhân tố ảnh hưởng tới NCO.....................................................................................62
IX. Sự ngang bằng của NX và NCO..................................................................................62
B. GIÁ CẢ CHO CÁC GIAO DỊCH QUỐC TẾ................................................................................
I. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e)........................................................................................62
II. Sự lên giá và mất giá.....................................................................................................62
III. Tỷ giá hối đoái thực (ε ¿...............................................................................................62
IV. Tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng...................................................................63
C. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY.................................................................................................................
I. Thị trường vốn vay.........................................................................................................63
II. NCO và lãi suất thực.....................................................................................................63
III. Mô hình thị trường vốn vay.........................................................................................63
D. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI..........................................................................................................
I. Thị trường ngoại hối.......................................................................................................64
II. Liên kết giữa lãi suất cà tỷ giá hối đoái.........................................................................65
E. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ..............................................................
I. Cân bằng trong nền kinh tế mở.......................................................................................65
II. Cân bằng đồng thời cả 2 thị trường...............................................................................65
F. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TỚI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA NỀN KINH
TẾ
I. Tác động của các chính sách và sự kiện đến nền kinh tế mở.........................................65
II. Chính sách khuyến khích đầu tư...................................................................................66
III. Chính sách thương mại................................................................................................66
IV. Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn...........................................................................67

v
CHƯƠNG 1 - CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
A. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC
*Vi mô - vĩ mô
- Vi mô: đơn vị kinh tế cá biệt (hành vi), quy mô nhỏ, phạm vi nhỏ
- Vĩ mô: nền kinh tế (tổng sản lượng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng), quy mô lớn,
phạm vi lớn
VD: GDP tăng gần 6% → Vĩ mô
Thị trường thép → Vi mô
*Kinh tế học: môn KHXH nghiên cứu cách thức việc sử dụng các nguồn lực có hạn → đáp ứng
nhu cầu của con người trong nền kinh tế
- Nhu cầu: vô hạn
- Khả năng đáp ứng của xã hội: có hạn
⇒ Sự khan hiếm
I. Vấn đề kinh tế cơ bản
- Sản xuất cái gì
- Sản xuất như thế nào
- Sản xuất cho ai?
II. Nhân tố chính trong kinh tế vĩ mô
- Cá nhân, hộ gia đình
- Doanh nghiệp, NSX
- Nhà nước, chính phủ
- Nước ngoài
III. Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách ngoại thương
- Chính sách thu nhập
IV. Các mô hình kinh tế
1. Sơ đồ chu chuyển

2. Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF


→ Biểu diễn những kết hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi
sử dụng toàn bộ nguồn lực hiện có tương ứng với 1 trình độ công nghệ nhất định

1
- Tận dụng hết các nguồn lực (hiệu quả về mặt kinh tế): D C B A
- Không hiệu quả: F
- Không thể đạt được: E
*Đặc điểm PPF
- Khi dịch chuyển dọc PPF → chuyển dịch nguồn lực từ sản xuất hàng hóa này sang hàng hóa khác
⇒ Đánh đổi hàng hóa này khi muốn có nhiều hơn hàng hóa khác → CHI PHÍ CƠ HỘI
- Độ dốc của PPF chính là chi phí cơ hội
+ PPF thẳng: chi phí cơ hội không đổi
+ PPF cong lõm từ gốc tọa độ: chi phí cơ hội tăng dần
! Quyết định hợp lý thực hiện 1 hoạt động ⟺ lợi ích biên > chi phí biên
V. Vai trò của giả định
- Đơn giản hóa vấn đề nghiên cứu
- Cần phải quyết định xem cần phải giả định cái gì
- Sử dụng các giả định khác nhau để trả lời những câu hỏi khó khan
VI. Cách thức tư duy của các nhà kinh tế
1. Nhà kinh tế là nhà khoa học
- Tư duy theo hướng sâu rộng, phân tích và khách quan
- Sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế
- Sử dụng các mô hình kinh tế và các giả định để giải thích cách thế giới thực vận hành
2. Nhà kinh tế là người tư vấn chính sách
- Khi các nhà kinh tế cố giải thích thế giới, họ là nhà khoa học
- Khi các nhà kinh tế cố thay đổi thế giới, họ là nhà tư vấn chính sách
- Họ sử dụng phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc
+ Nhận định thực chứng (được chứng minh rồi): mô tả về sự vận hành của thế giới, khẳng
định thế giới
+ Nhận định chuẩn tắc (suy nghĩ cá nhân, nên/ không nên/ phải): những phát biểu chỉ ra sự
việc nên diễn ra như thế nào

2
B. 10 NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi
2. Chi phí của một thứ là cái gì đó mà bạn phải từ bỏ để có được nó → Chi phí cơ hội
3. Con người duy lý ở điểm cận biên
4. Con người phản ứng với các tác động của kích thích
5. Thương mại làm mọi người đều có lợi
6. Thị trường luôn là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế
7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục của thị trường
8. Mức sống của 1 quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó
9. Giá cả tăng khi chính phủ in nhiều tiền
10. Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
C. CÁC LỰC LƯỢNG CUNG VÀ CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG
I. Thị trường
→ Là nhóm người mua và người bán của một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể
*Thị trường cạnh tranh là thị trường có nhiều người bán và người mua, mỗi người có khả năng
ảnh hưởng đến giá thị trường
- Người mua quyết định về cầu
- Người bán quyết định về cung
II. Cung (dịch) của một hàng hóa là số lượng một loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp
có khả năng và sẵn sàng cung ứng với những mức giá khác nhau
- Lượng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở 1 mức
giá cụ thể
- Luật cung: lượng cung tăng khi giá của nó tăng lên, ceteris paribus
- Biểu cung: thể hiện mối quan hệ giữa giá bán và lượng cung

3
- Đường cung (S): dốc lên trên về phía bên phải
+ Lượng cung giảm → đường cung dịch chuyển sang trái
+ Lượng cung tăng → đường cung dịch chuyển sang phải
- Các yếu tố làm thay đổi cung
+ Công nghệ
+ Giá cả các yếu tố sản xuất đầu vào
….
*Hàm số cung (đồng biến) Qs=S
*Hàm cung tuyến tính Qs=aP+b (a>0)
III. Cầu (di) là lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng có thể hoặc sẵn sàng mua với
những mức giá khác nhau
- Lượng cầu là lượng hàng mà người mua sẵn lòng và có khả năng mua
- Luật cầu: lượng cầu giảm khi giá tăng, ceteris paribus
- Biểu cầu: thể hiện mối quan hệ giữa giá bán và lượng cầu
- Đường cầu (D): dốc xuống từ trái sang phải

+ Lượng cầu giảm → đường cầu di chuyển sang trái


+ Lượng cầu tăng → đường cầu di chuyển sang phải
*Hàm cầu (nghịch biến) QD =D
*Hàm cầu tuyến tính QD = aP+b (a<0)
IV. Cân bằng cung - cầu QD = Qs
*Điểm cân bằng là điểm mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu

4
Cạnh tranh dẫn đến cân bằng

BÀI TẬP E-LEARNING


I. Nhân định sau đây đúng hay sai? Giải thích
Mô hình 1

1. Dựa vào mô hình 1, nền kinh tế này có thể sản xuất 30 cái ghế và 20 cái bàn
2. Những điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất biểu diễn các mức sản lượng có thể
sản xuất được
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ cong ra phía ngoài nếu một số nguồn lực của nền kinh tế
phù hợp trong việc sản xuất hàng hóa này hơn hàng hóa còn lại.
4. Tuy đường giới hạn khả năng sản xuất là một mô hình hữu dụng, nó lại không minh họa được
khái niệm về tăng trưởng kinh tế
5. Khi một biến không có tên trên bất kỳ trục nào của đồ thị thay đổi, thì sự thay đổi này được thể
hiện bởi sự di chuyển dọc theo đường đồ thị đó
Giải
1. 30 ghế và 20 bàn nằm trong đường giới hạn sản xuất => Đúng
2. Những điểm nằm trong hoặc trên đường giới hạn khả năng sản xuất đều biểu thị các mức sản
lượng có thể sản xuất được => Sai
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất cong ra bên ngoài đồng nghĩa với việc CPCH tăng dần
=> Đúng

5
4. Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu diễn những kết hợp tối đa số lượng sản phẩm mà nền KT
có thể sản xuất được. Tăng trưởng kinh tế là gia tăng tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản lượng
quốc dân hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính trên bình quân đầu người => Đúng
5. Sai
II. Trắc nghiệm
1. Giao dịch nào sau đây không được thực hiện trong thị trường các yếu tố sản xuất của sơ đồ chu
chuyển?
A. Chủ đất cho người nông dân thuê đất
B. Nông dân thuê sinh viên để thu hoạch mùa màng
C. Người nông dân nghỉ hưu bán lại dây chuyền cho người nông dân khác
D. Người tiêu dùng mua 2kg bắp
2. Trong sơ đồ chu chuyển, chi trả cho yếu tố sản xuất có thể là
A. Lương
B. Vốn tư bản
C. Chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa
D. Chi tiêu của hộ gia đình cho dịch vụ
Mô hình 2

3. Tham khảo mô hình 2. Nếu hộp A của sơ đồ chu chuyển đại diện cho doanh nghiệp thì hộp nào
sẽ đại diện cho hộ gia đình?
A. Hộp B
B. Hộp C
C. Hộp D
D. Bất kỳ hộp nào còn lại cũng có thể đại diện cho HGĐ
Bảng 1. Khả năng sản xuất của quốc gia A

4. Dựa vào Bảng 1. Chi phí cơ hội của việc tăng sản xuất bánh ngọt từ 150 lên 300 cái là
A. 75 bánh mì
B. 150 bánh mì
C. 250 bánh mì
D. 325 bánh mì
Mô hình 3

6
5. Dựa vào mô hình 3. Tại điểm nào nền kinh tế này sản xuất được số lượng máy cày tối đa?
A. J
B. L
C. M
D. N
6. Dựa vào mô hình 3. Tại điểm nào nền kinh tế không thể sản xuất được?
A. J
B. J, L
C. J, L, M
D. L
III. Tự luận
1. Sử dụng mô hình dưới đây, vẽ sơ đồ chu chuyển thể hiện sự tương tác giữa hộ gia đình và
doanh nghiệp trong nền kinh tế đơn giản. Giải thích ngắn gọn các thành phần của sơ đồ.

2. Tưởng tượng có một xã hội sản xuất hai loại hàng hóa, cho quân đội và cho người tiêu
dùng, là “súng” và “bơ”
a. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất đối với súng và bơ. Sử dụng khái niệm chi phí cơ hội, giải
thích tại sao đường này có hình dạng cong ra phía ngoài.
b. Chỉ ra một điểm không khả thi cho nền kinh tế. Chỉ ra một điểm khả thi nhưng không hiệu quả.

7
c. Tưởng tượng xã hội có hai đảng phái chính trị, gồm Đảng Diều Hâu (muốn phát triển mạnh về
quân đội) và Đảng Bồ Câu (muốn đầu tư ít cho quân đội). Hãy chỉ ra một điểm trên đường giới hạn
khả năng sản xuất mà Đảng Diều Hâu có thể chọn và một điểm mà Đảng Bồ Câu có thể chọn.
d. Giả sử quốc gia hiếu chiến láng giềng giảm quân số quân đội xuống một nửa, kéo theo cả hai
đảng Diều Hâu và Bồ Câu giảm số lượng súng mà họ muốn sản xuất xuống cùng một lượng. Đảng
nào sẽ nhận được “phần thưởng hòa bình” (được đo bằng sự gia tăng trong sản xuất bơ) lớn hơn? Giải
thích
Giải
a. Vì chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa được thể hiện dưới góc độ hình học
là độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất PPF nên khi đi từ trái qua phải (tức gia tăng sản xuất
một loại hàng hóa) thì độ dốc của đường PPF cũng sẽ tăng dần
Vì độ dốc của đường PPF cứ tăng dần (từ trái sang phải) nên đường PPF có xu hướng “bị bẻ cong”
và mở rộng ra xa phía gốc tọa độ.
Đường giới hạn khả năng sản xuất có thể cho thấy rằng nếu xã hội quyết định sản xuất thêm một số
súng, thì cần phải vì thế giảm sản xuất bơ. Điều này xảy ra vì không có nguồn tài nguyên vô hạn để
sản xuất hàng hóa.
b. Điểm không khả thi: G
Điểm khả thi nhưng không hiệu quả: C
c. Một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất mà Đảng Diều Hâu có thể chọn: B
Một điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất mà Đảng Bồ Câu có thể chọn: C
d.

8
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ
A. ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
I. Thu nhập và chỉ tiêu của nền kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế
- GDP cũng đo lường tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
- Ý nghĩa GDP
+ Thể hiện tổng thu nhập
+ Tổng chi tiêu
+ Tổng sản lượng
↳ Đo lường cả thu nhập cả chi tiêu

“TỔNG THU NHẬP = TỔNG CHI TIÊU = TỔNG SẢN LƯỢNG = GDP”

II. Sơ đồ chu chuyển


- Là mô hình đơn giản của kinh tế vĩ mô.
- Biểu đồ biểu thị dòng tiền luân chuyển thông qua các thị trường giữa các hộ gia đình và doanh
nghiệp

B. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP → sản xuất)


↪GDP là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi
lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định
- Giá trị thị trường
+ Quy bằng tiền
+ Phải có sự trao đổi mua bán công khai
+ Cho, tặng, biếu, mua bán lại → không tính vào GDP
- Tổng giá trị thị trường là tích của giá cả và số lượng P.Q
- Hàng hóa được định giá theo giá thị trường, do đó
+ Tất cả hàng hóa đều được đo bằng lượng đơn vị chung
+ Những thứ không có giá trị thị trường thì không tính
↪GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định
- GDP bao gồm tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các
thị trường
- Ngoại lệ: bất hợp pháp, tự sản tự tiêu
VD: công việc nội trợ do chính chủ nhà làm
↪GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

9
→ GDP bao gồm: hàng hóa hữu hình (thức ăn, quần áo, xe máy), hàng hóa vô hình (dịch vụ cắt tóc,
vệ sinh nhà cửa, buổi hòa nhạc)
↪GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định
- Hàng hóa dịch vụ cuối cùng là sản xuất được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng. Được
tính vào GDP. Mục đích cuối cùng là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu
- Hàng hóa dịch vụ trung gian là những sản phẩm được dùng để làm đầu vào để sản xuất ra những
sản phẩm khác và chỉ được sử dụng một lần trong quá trình đó. Không được tính vào GDP
VD 1. Nam mua 10kg bột mì về làm bánh và đãi bạn
10kg bột ⇒ sản phẩm cuối cùng
Bánh ⇒ tự sản tự tiêu
2. Công ty A mua 10kg bột mì về làm bánh trung thu để bán
10kg bột ⇒ sản phẩm trung gian
Bánh ⇒ tiền
↪GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định
- GDP bao gồm hàng hóa được sản xuất trong thời kỳ hiện tại (thời kỳ đang xét), không phải hàng hóa
đã được sản xuất trước đó (thời kỳ khác)
- Sản phẩm được sản xuất ở thời kỳ nào tính vào GDP của thời kỳ đó
- Giao dịch mua đi bán lại không tính vào GDP
↪GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định
- GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lãnh thổ của quốc gia, cho dù được
sản xuất bởi người dân hay người nước ngoài đang sinh sống tại quốc gia đó
- Sản xuất ở nơi nào tính vào GDP của nơi đó
↪GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định
→ Thông thường là 1 năm hay 1 quý (3 tháng)
I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP
- GDP đo lường tổng chi tiêu
- 4 thành phần
+ Tiêu cùng (C) - Hộ gia đình
+ Đầu tư (I) - Doanh nghiệp
+ Mua sắm của chính phủ (G) - Chính phủ
+ Xuất khẩu ròng (NX) - Xuất nhập khẩu
- Những thành phần này cấu thành GDP, viết tắt là Y

GDP (Y)=C+I+G+NX

1. Tiêu dùng (C) (Hàng nội, hàng ngoại)


Là tổng chi tiêu bởi hộ gia đình cho hàng hóa (lâu bền và không lâu bền) và dịch vụ
- Phương tiện đi lại: xe máy, xe hơi, …
- Các trang thiết bị
- Lương thực thực phẩm
- Quần áo
- Dịch vụ cắt tóc, chăm sóc y tế, …
! C bao gồm tiền thuê nhà mà người sở hữu nhà tự trả cho mình
! Nhà (tài sản cố định) không tính vào C
! Mua nhà ở mới không tính vào C
VD: Xác định hoạt động sau có được tính vào GDP Việt Nam hay không và tính vào thành phần nào
của GDP: Lan mua 1 chiếc xe máy Nhật 40 triệu, 1 đồng hồ Việt Nam 2 triệu
Giải - GDP Việt Nam = 2 triệu (vì đồng hồ được sản xuất ở Việt Nam)
- Xe máy Nhật không được tính vào GDP Việt Nam, tính vào GDP của Nhật vì sản xuất ở Nhật
- C Việt Nam = 40 + 2 = 42 triệu (đồng hồ + xe máy)
10
2. Đầu tư (I)
Là tổng chi tiêu cho hàng hóa sẽ được sử dụng để sản xuất thêm nhiều hàng hóa hơn nữa
- Bao gồm
+ Đầu tư cố định vào kinh doanh: mua mới máy móc thiết bị, kho bãi,....
+ Đầu tư vào hàng tồn kho → đầu tư của doanh nghiệp cho năm sau
+ Đầu tư cố định vào nhà ở → đầu tư vào tài sản cố định
- Lưu ý
+ “Đầu tư” không có nghĩa là mua các tài sản tài chính như cổ phiếu và trái phiếu
+ Khi hộ gia đình mua nhà ở mới thì khoản này thuộc “đầu tư I” chứ không phải “tiêu dùng C”
3. Mua sắm của Chính phủ (G)
- Là chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được mua bởi chính phủ
- Chính phủ chi cho
+ Tiền lương cho những người làm việc ở khu vực chính phủ
+ Y tế, giáo dục, quốc phòng, GTVT, ngoại giao, …
+ Các hàng hóa và dịch vụ công cộng khác
! G không bao gồm chi chuyển nhượng (trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp người già, …)
! Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp người già,... ∉GDP, ∉G
VD: 1. Chính phủ Việt Nam mua 500 xe nước ngoài phục vụ APEC
⇒ GDP Việt Nam = +0
G Việt Nam = +500 xe
2. Hỗ trợ 2 triệu cho gia đình lũ lụt
⇒ GDP Việt Nam = 0
G Việt Nam = +0
4. Xuất khẩu ròng (NX)
- Là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Xuất khẩu ròng (NX) - cán cân thương mại = Xuất khẩu (EX) - Nhập khẩu (IM)
- Xuất khẩu là phần chi tiêu của nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ trong nước
- Nhập khẩu là một phần chi tiêu của C, I và G mà những phần chi tiêu này được trả cho hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài
- Xuất nhiều, nhập ít ⇒ NX dương ⇒ Xuất siêu ⇒ Thặng dư
- Xuất ít, nhập nhiều ⇒ NX âm ⇒ Thâm hụt
- Xuất = nhập ⇒ NX cân bằng
BÀI TẬP - GDP và các thành phần
1. Sơn chi 200k để mời Mai ăn tối tại nhà hàng Tulip.

2. Ngọc mua laptop mới với giá 18 triệu để sử dụng cho công việc kinh doanh của mình. Laptop được
sản xuất tại Mỹ.

3. Lâm mua máy tính để dùng cho công việc viết báo. Máy tính này được sản xuất vào năm trước và
được sản xuất tại Việt Nam.

4. Cty Thép Dana Ý sản xuất 12 tấn thép nhưng chỉ bán được 10 tấn.

II. GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC TẾ


1. GDP danh nghĩa (GDPn)

11
- Là GDP tính theo số lượng và giá hiện thành (tính trong năm nào thì lấy số lượng và giá năm đó)

GDPtn =∑Pti.Qit
- P, Q thay đổi theo thời gian
- Còn được gọi là GDP theo giá hiện thành
2. GDP thực tế (GDPr)
- Là GDP tính theo số lượng của năm nay nhưng giá cố định của năm gốc

GDPtr =∑P0i.Qi0
- Lượng (Q) thay đổi theo thời gian
- Giá (P) cố định tại thời điểm năm cơ sở
- Còn được gọi là GDP theo giá so sánh
- GDP phản ánh sự thay đổi về lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất ra theo thời gian
- GDP thực tế đo lượng TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VD: 1. Năm 2011 bán được 3 ổ bánh mì, 1 ổ giá 10k
GDP danh nghĩa = 3 × 10000=30000
GDP thực tế = 3 × 10000=30000
2. Năm 2012 bán được 4 ổ bánh mì, 1 ổ giá 12k
GDP danh nghĩa = 4 × 12000=48000
GDP thực tế = 4 × 10000=40000
→ GDP thực tế năm 2012 dùng lại giá của năm 2011 là 10k để tính
KẾT LUẬN: GDP danh nghĩa có tính đến yếu tố lạm phát còn GDP thực tế thì không
III. CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP (DGDP)
- Chỉ số giảm phát là thước đo mức giá chung
DtGDP=GDP danh nghĩa GDP thực tế × 100%
→ Cho biết sự thay đổi về giá theo thời gian
→ Thể hiện mức giá chung của nền kinh tế
! Một cách để đo lường tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là tính phần trăm tăng lên trong chỉ số điều
chỉnh GDP từ năm này đến năm kế tiếp.
IV. Ý NGHĨA CỦA GDP
- Là chỉ số đo về lượng, không phải chất
- GDP không phản ánh hết mọi giá trị của các hoạt động trong nền kinh tế
+ Không tính đến yếu tố dân số
+ Không tính đến thời gian nghỉ ngơi
+ Không phản ánh chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ
+ Không tính đến ảnh hưởng của “tác động ngoại vi”
+ Không bao gồm các giao dịch “phi thị trường”
=> Vậy tại sao phải quan tâm đến GDP?
VD: 1. Nếu GDP thực tế của một nền KT tăng từ 2000 tỷ đôla lên 2100 tỷ đôla thì tỉ lệ tăng trưởng
kinh tế của năm đó sẽ là bao nhiêu

2. Nếu nền KT duy trì tỷ lệ tăng trưởng đều đặn thì sau bao lâu sẽ đạt mức GDP bằng 8000 tỷ
đôla

BÀI TẬP - Tính GDP

12
Năm 2004 (Năm cơ sở) 2005 2006

P Q P Q P Q

Hàng hóa A 30 900 31 1000 36 1050

Hàng hóa B 100 192 102 200 10 205


0
Sử dụng số liệu trên
1. Tính GDP danh nghĩa năm 2004.
2. Tính GDP thực tế năm 2005.
3. Tính chỉ số lạm phát GDP năm 2006
Giải
1. GDP2004n =30×900+100×192=46200
2. GDP2005r =30×1000+200×100=50000
3. D2006GDP=36×1050 + 205×100 1050×30 + 205×100 × 100%=112,2%
THẢO LUẬN
1. GDP có phải là thước đo tốt cho phúc lợi/ sức khỏe tốt của nền kinh tế không

2. GDP có phải là thước đo hoàn hảo cho nền kinh tế hay không

3. Muốn tăng GDP hay GNP

C. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (GNP - Gross National Product)


↪ đo lường tổng giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước sản
xuất ra trong một thời kỳ nhất định
↪ GDP Việt Nam là tổng thu nhập của người Việt làm việc trong và ngoài nước, không tính thu nhập
của người nước ngoài tại Việt Nam
GNP=GDP+NIA (thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài)
! NIA Việt Nam đang âm
I. ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
↪ Là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển
hình

2. Phương pháp tính CPI và tỷ lệ lạm phát


- Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa. Điều tra, khảo sát hành vi mua của người tiêu dùng để xác định giỏ
hàng hóa
- Bước 2: Xác định giá cả. Xác định giá của từng mặt hàng tại mỗi thời điểm
- Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng
- Bước 4: Lựa chọn năm cơ sở và tính chỉ số giá tiêu dùng mỗi năm
*Tỷ lệ lạm phát (2 năm liền kề): phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước
Tỷ lệ lạm phát=CPI năm này - CPI năm trước liền kềCPI năm trước liền kề×100%
3. Áp dụng
Giả sử giỏ hàng hóa của người tiêu dùng điển hình gồm: 4 trái cam và 2 cái bánh. Tính chỉ số CPI của
từng năm (Năm cơ sở: 2012) với bảng dữ liệu sau đây
Năm Giá cam Giá bánh

2012 1$ 2$

13
2013 2$ 3$

2014 3$ 4$
Giải
CPI2012=4×1+2×2=8$
CPI2013=2×4 + 2×38×100=175%
CPI2014=3×4 + 4×28×100=250%
II. SO SÁNH CPI VÀ CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP
CHỈ SỐ GIẢM PHÁT GDP (P) CPI

Phản ánh giá của tất cả các loại hàng hóa và dịch Phản ánh giá của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ
vụ được sản xuất trong nước được mua bởi người tiêu dùng

Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất nội địa Các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất nội địa và
ngoại nhập

Số lượng hàng hóa và dịch vụ thay đổi (quyền số Số lượng hàng hóa và dịch vụ cố định (quyền số
thay đổi) không đổi)
III. ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ DO ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT
1. Chuyển đổi đô la từ những thời điểm khác nhau
- Lạm phát làm việc so sánh số tiền giữa các thời điểm khác nhau
- Chúng ta sử dụng CPI để điều chỉnh những con số có thể so sánh được
2. Chỉ số hóa là sự điều chỉnh tự động theo luật pháp hay hợp đồng cho một số tiền trước tác
động của lạm phát
3. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
- Lãi suất danh nghĩa: lãi suất không có sự điều chỉnh tác động của lạm phát
- Lãi suất thực: Lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
VÍ DỤ - Các giao dịch sau đây được tính thế nào vào GDP và GNP Việt Nam
1. Gia đình bạn mua một một chiếc tủ lạnh của Nhật nhưng sản xuất ở Việt Nam
Sản xuất ở Việt Nam ⟶ Tính vào GDP Việt Nam
2. Hãng Ford Việt Nam bán một chiếc xe Laser ở Anh
Chiếc xe Laser ở Anh ⟶ Tính vào GNP Việt Nam
3. Honda Việt Nam mở rộng nhà máy ở Vĩnh Phúc
Nhà máy ở Vĩnh Phúc ⟶ Sản xuất ở Việt Nam ⟶ Tính vào GDP của Việt Nam
4. Gia đình bạn mua một chiếc BMW sản xuất tại Đức
Gia đình bạn mua ⟶ Tính vào GNP của Việt Nam
5. Petro Việt Nam triển khai hoạt động khai thác dầu ở Venezuela
Dầu ở Venezuela không phải là hàng hóa dịch vụ cuối cùng ⟶ không tính vào GDP và GNP Việt
Nam
6. TP Hà Nội xây dựng thêm một cây cầu
Cây cầu không phải là hàng hóa dịch vụ ⟶ không tính vào GDP và GNP Việt Nam
7. Doanh nghiệp Hà Nội nhập khẩu nhiều ô tô và xe máy
Nhập khẩu ⟹ Không sản xuất ở Việt Nam ⟶ Không tính vào GDP Việt Nam
8. Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng tiêu dùng ra thế giới
Xuất khẩu ⟹ Sản xuất ở Việt Nam ⟶ Tính vào GDP Việt Nam
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ GNP

14
BÀI TẬP E-LEARNING - PHẦN 1
I. Nhân định sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Đối với tổng thể nền kinh tế thì thu nhập phải cao hơn chi tiêu
2. GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi người dân
nước đó trong một thời kỳ nhất định
3. GDP bao gồm giá trị thị trường của dịch vụ nhà ở nhưng không bao gồm giá trị thị trường của dịch
vụ nhà ở được sử dụng bởi chủ nhà
4. GDP không bao gồm các hàng hóa bất hợp pháp được sản xuất
5. GDP bao gồm giá trị ước lượng của các mặt hàng tự cung tự cấp tại gia đình ví dụ rau tự trồng hay
công việc nhà tự làm
6. GDP chỉ tính giá trị của hàng hóa cuối cùng chứ không bao gồm giá trị của hàng hóa trung gian
II. Trắc nghiệm
1. Nếu GDP của nền kinh tế tăng thì
A. Thu nhập của nền kinh tế tăng và tiết kiệm của nền kinh tế giảm
B. Thu nhập và tiết kiệm của nền kinh tế đều tăng
C. Thu nhập của nền kinh tế giảm và chi tiêu của nền kinh tế tăng
D. Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế đều tăng
2. Nam sở hữu 02 căn nhà. Anh ấy cho thuê 01 căn với giá thuê 100 triệu đồng/ năm và sống
trong căn nhà còn lại. Nếu Nam cho thuê căn nhà đang ở thì Nam có thể có thêm 120 triệu đồng
từ việc cho thuê căn nhà đó. Dịch vụ nhà ở từ 02 căn nhà của Nam đóng góp vào GDP với giá trị
A. 0 đồng
B. 100 triệu đồng
C. 120 triệu đồng
D. 220 triệu đồng
3. Hùng trả tiền cho người giúp việc để dọn dẹp nhà của anh ấy, trong khi Đạt tự dọn dẹp nhà
của mình. Đối với 2 hoạt động này thì nhận định nào sau đây đúng?
A. Chỉ có chi tiêu của Hùng mới được tính vào GDP
B. Chi tiêu của Hùng và giá trị ước lượng của dịch vụ mà Đạt thực hiện đều được tính vào GDP
C. Cả chi tiêu của Hùng và giá trị ước lượng của dịch vụ mà Đạt thực hiện đều không được tính vào
GDP
D. Không có câu nào đúng
4. Một công ty thép bán thép cho một công ty xe đạp với giá trị 150 triệu đồng. Công ty sản xuất
xe đạp sử dụng thép để sản xuất ra lô hàng xe đạp và bán được 250 triệu đồng. Như vậy, hai
giao dịch này đóng góp vào GDP với giá trị
A. 150 triệu đồng
B. 250 triệu đồng
C. Từ 250 đến 400 triệu đồng, tùy thuộc vào lợi nhuận thu được bởi công ty xe đạp có được
D. 400 triệu đồng
5. Bao bột mỳ thứ nhất được bán với giá 100 ngàn đồng cho tiệm làm bánh và được sử dụng để
làm bánh kem và bán cho người tiêu dùng với giá 300 ngàn đồng. Bao bột mỳ thứ hai được bán
cho người tiêu dùng tại siêu thị với giá 200 ngàn đồng. Như vậy, ba giao dịch này đã đóng góp
vào GDP với giá trị
A. 200 ngàn đồng
B. 300 ngàn đồng
C. 500 ngàn đồng
D. 600 ngàn đồng
6. Trong năm 2015, Hội nông dân trồng cà phê bán hạt cà phê cho Công ty Cà phê với giá trị 2
tỷ đồng. Công ty Cà Phê chế biến và đóng gói thành các bao Cà Phê với trị giá 6 tỷ đồng trong

15
năm 2015 và bán cho người tiêu dùng số lượng bao cà phê trị giá 4,5 tỷ đồng. Lượng bao cà phê
chưa bán được trong năm đó là 1,5 tỷ đồng. Những giao dịch này đóng góp vào GDP năm 2015
với giá trị
A. 4,5 tỷ đồng
B. 6 tỷ đồng
C. 6,5 tỷ đồng
D. 8 tỷ đồng
7. Trong năm 2015, Hùng chi 2 tỷ đồng mua một căn nhà xây mới. Hùng bán lại căn nhà đó
trong năm 2016 với giá 2,25 tỷ đồng. Nhận định nào sau đây đúng
A. Giao dịch năm 2016 làm tăng GDP 2016 thêm 2,25 tỷ đồng và không ảnh hưởng đến GDP 2015
B. Giao dịch năm 2016 làm tăng GDP 2016 thêm 250 triệu đồng và không ảnh hưởng đến GDP 2015
C. Giao dịch năm 2016 làm tăng GDP 2016 thêm 2,25 tỷ đồng và làm tăng GDP 2015 thêm 250 triệu
đồng
D. Giao dịch năm 2016 không ảnh hưởng đến GDP 2016 lẫn GDP 2015
8. Tom và Jerry sinh đống ở Mỹ. Một đại lý ô tô đã mua một chiếc ô tô mới từ nhà sản xuất với
giá 1,8 tỷ đồng và bán lại cho Tom với giá 2,2 tỷ đồng. Vào cuối năm, Tom bán lại chiếc xe này
cho Jerry với giá 1,7 tỷ. Những giao dịch này đóng góp vào GDP của Mỹ năm đó với giá trị
A. 1,8 tỷ đồng
B. 2,2 tỷ đồng
C. 3,9 tỷ đồng
D. 5,7 tỷ đồng
9. Có hai chiếc Audi được sản xuất tại Đức năm 2015. Trong năm 2015, Audi bán 1 chiếc cho
Tom với giá 2,4 tỷ đồng. Sau đó Tom bán lại chiếc xe này cho Jerry với giá 1,9 tỷ đồng trong
cùng năm. Chiếc thứ 2 có giá trị thị trường là 3 tỷ và chưa được bán trong năm này và vẫn nằm
trong kho của Audi. Những giao dịch này đóng vào GDP Đức 2015 với giá trị
A. 2,4 tỷ đồng
B. 4,3 tỷ đồng
C. 5,4 tỷ đồng
D. 7,3 tỷ đồng
10. Giao dịch nào dưới đây được tính vào phần Mua sắm của chính phủ G?
A. Chính phủ chi trả lương cho các chuyên viên bộ phận hành chính
B. Chính phủ chi trả cho công ty tư nhân để xây dựng đường cao tốc
C. Chính phủ chi trả cho công ty tư nhân để xây dựng trường học
D. Tất cả các giao dịch trên đều đúng
11. Nếu người dân ở Việt Nam mua quần áo được sản xuất tại Nhật thì
A. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam tăng, xuất khẩu ròng của VN giảm và GDP VN giảm
B. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam tăng, xuất khẩu ròng của VN giảm và GDP VN không thay
đổi
C. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam giảm, xuất khẩu ròng của VN tăng và GDP VN tăng
D. Chi tiêu của hộ gia đình của Việt Nam giảm, xuất khẩu ròng của VN tăng và GDP VN không thay
đổi
12. Nho
A. Luôn là sản phẩm trung gian
B. Chỉ là sản phẩm trung gian nếu được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác, chẳng hạn như rượu
C. Chỉ là sản phẩm trung gian nếu được tiêu thụ
D. Là sản phẩm trung gian cho dù được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác hay tiêu thụ
13. Hàng tồn kho khi không được bán trong thời kỳ hiện tại
A. Được xem như là sản phẩm trung gian và không được tính vào GDP
B. Được tính vào GDP thời kỳ đó chỉ khi doanh nghiệp bán chúng cho một doanh nghiệp khác
C. Được tính vào GDP thời kỳ đó như khoản đầu tư vào hàng tồn kho
D. Được tính vào GDP thời kỳ đó như khoản chi tiêu của hộ gia đình
14. Nền kinh tế của quốc gia A trong năm 2013, hộ gia đình chi tiêu 1 tỷ cho hàng hóa và dịch
vụ; mua thiết bị tư bản, hàng tồn kho và xây dựng với khoản tiền 350 triệu; chính phủ chi 450

16
triệu cho hàng hóa và dịch vụ; giá trị hàng nhập khẩu cao hơn giá trị hàng xuất khẩu 50 triệu.
Theo đó, GDP năm 2013 của nền kinh tế này là
A. 1.75 tỷ
B. 1.85 tỷ
C. 1.95 tỷ
D. 2.10 tỷ
15. Suốt quý hiện tại, một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng và một phần trong số sản
phẩm này được giữ làm hàng tồn kho thay vì bán cho khách hàng. Giá trị tăng thêm của hàng
tồn kho
A. Không được tính trong GDP của quý hiện tại vì đây là sản phẩm trung gian
B. Không được tính trong GDP của quý hiện tại vì chưa được bán trên thị trường
C. Được tính trong GDP của quý hiện tại như một khoản đầu tư
D. Được tính trong GDP của quý hiện tại như một khoản chi tiêu của hộ gia đình
16. GDP khác với GNP (tổng sản phẩm quốc dân/ gross national product) bởi vì
A. GDP = GNP – thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
B. GNP = GDP – thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
C. GDP = GNP – khấu trừ cho tiêu dùng tư bản
D. GNP = GDP – khấu trừ cho tiêu dùng tư bản
17. Nếu một công ty xây dựng của Việt Nam xây một con đường ở Lào thì hoạt động này sẽ
A Không được tính vào GNP của Việt Nam
B. Được tính vào GDP của Việt Nam
C. Được tính vào GNP của Việt Nam với những khoản liên quan đến tư bản và lao động từ Việt Nam
D. Được tính vào GDP của Việt Nam nhưng không được tính vào GNP của Việt Nam
18. Năm 2013, giá trị nhập khẩu của quốc gia A bằng 80% giá trị xuất khẩu. Chi tiêu của hộ gia
đình, đầu tư và chi tiêu của chính phủ đạt $5.000. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại quốc gia A là $5.500. Giá trị xuất khẩu của nền kinh tế
A. $500
B. $1.000
C. $1.500
D. $2.500
19. Theo thời gian, con người ngày càng dựa vào những hàng hóa và dịch vụ được bán trên thị
trường hơn là những hàng hóa và dịch vụ mả họ có thể tự sản xuất. Chẳng hạn, những người có
thu nhập cao và ít có thời gian rảnh sẽ có muốn thuê dịch vụ dọn dẹp thay vì tự làm. Như vậy,
xu hướng này
A. Sẽ làm giảm GDP
B. Không ảnh hưởng đến GDP
C. Sẽ làm tăng GDP
D. Sẽ ảnh hưởng đến GDP nhưng tăng hay giảm thì tùy thuộc vào chất lượng của dịch vụ.
20. Nếu GDP danh nghĩa là 10,000 tỷ và GDP thực tế là 8,000 tỷ, chỉ số điều chỉnh GDP là
A. 80, và chỉ số này có nghĩa là mức giá giảm 20% so với năm gốc
B. 80, và chỉ số này có nghĩa là mức giá tăng 80% so với năm gốc
C. 125, và chỉ số này có nghĩa là mức giá tăng 25% so với năm gốc
D. 125, và chỉ số này có nghĩa là mức giá tăng 125% so với năm gốc
21. Nền kinh tế của quốc gia A trong năm 2013, GDP đạt 5 tỷ; chi tiêu của hộ gia đình là 3 tỷ;
khoản chi của chính phủ bằng với khoản đầu tư; và giá trị hàng nhập khẩu cao hơn giá trị hàng
xuất khẩu 200 triệu. Theo đó, khoản chi của chính phủ là
A. 900 triệu
B. 1.100 tỷ
C. 1.250 tỷ
D. 1.325 tỷ
22. Những khoản chi tiêu nào dưới đây thuộc khoản chi tiêu của hộ gia đình trong GDP của Việt
Nam
A. Khoản chi tiêu của doanh nghiệp Việt Nam để mua dụng cụ văn phòng
B. Khoản chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam cho dịch vụ dọn dẹp nhà cửa

17
C. Khoản chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam để mua một căn hộ mới xây
D. Tất cả câu trên đều đúng
23. Chính phủ trả lương cho một chuyên viên X tại Sở Y với mức lương 100 triệu vào năm 2013.
Sau đó, chuyên viên X nghỉ hưu. Năm 2014, công dân X được nhận lương hưu từ Chính phủ với
khoản tiền 50 triệu. Câu nào sau đây đúng?
A. Cả hai giao dịch này đều được tính vào GDP của năm tương ứng
B. Khoản tiền trả trong năm 2013 được tính vào GDP 2013 như một phần chi tiêu của Chính phủ,
nhưng khoản chi trong năm 2014 không được tính vào GDP 2014
C. Khoản tiền trả trong năm 2013 được tính vào GDP 2013 như một phần chi tiêu của Chính phủ và
khoản chi trong năm 2014 cũng được tính vào GDP 2014 vì đây là phần chi chuyển nhượng của chính
phủ
D. Khoản tiền trả trong năm 2013 được tính vào GDP 2013 như một phần chi tiêu của Chính phủ và
khoản chi trong năm 2014 được phân bổ lại cho GDP những năm trước đó vì đây là giá trị mà công
dân X đã tạo được qua mỗi năm
24. Giả sử GDP gồm gạo và đậu. Trong năm 2013, 20 kg gạo được bán với giá 400 ngàn/kg và
10kg đậu được bán với giá 200 ngàn. Năm 2012, giá của gạo là 200 ngàn/ kg và của đậu là 100
ngàn/ kg. Sử dụng năm 2012 là năm cơ sở, theo đó, số liệu của năm 2013
A. GDP danh nghĩa là 10 triệu, GDP thực tế là 5 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 50
B. GDP danh nghĩa là 5 triệu, GDP thực tế là 10 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 125
C. GDP danh nghĩa là 10 triệu, GDP thực tế là 5 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 200
D. GDP danh nghĩa là 4 triệu, GDP thực tế là 10 triệu, và chỉ số điều chỉnh GDP là 125
25. Nếu Chỉ số điều chỉnh GDP là 200 và GDP danh nghĩa là 100 triệu thì GDP thực tế là
A. 50 triệu
B. 20 triệu
C. 0.5 triệu
D. 20 tỷ
26. Một quốc gia có GDP danh nghĩa là $200 tỷ vào năm 2006 và $180 tỷ vào năm 2005; chỉ số
điều chỉnh GDP được báo cáo vào năm 2006 là 125 và 2005 là 105. Trong giai đoạn 2005-2006
A. Sản lượng thực tế và mức giá đều tăng
B. Sản lượng thực tế tăng và mức giá giảm
C. Sản lượng thực tế giảm và mức giá tăng
D. Sản lượng thực tế và mức giá đều giảm
27. Một quốc gia có GDP danh nghĩa là $85 tỷ vào năm 2005 và $100 tỷ vào năm 2004; chỉ số
điều chỉnh GDP được báo cáo vào năm 2005 là 100 và 2004 là 105. Trong giai đoạn 2004-2005
A. Sản lượng thực tế và mức giá đều tăng
B. Sản lượng thực tế tăng và mức giá giảm
C. Sản lượng thực tế giảm và mức giá tăng
D. Sản lượng thực tế và mức giá đều giảm
BÀI TẬP E-LEARNING - P2
I. Nhân định sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để điều chỉnh thay đổi trong việc sản xuất HH&DV của nền kinh
tế theo thời gian

2. Khi chỉ số giá tiêu dùng giảm, một gia đình điển hình sẽ chi tiêu ít tiền hơn để duy trì mức sống như

18
3. Lạm phát có thể được đo lường bằng cách sử dụng chỉ số giảm phát GDP hoặc chỉ số CPI

4. Khi giá của rượu nhập từ Pháp tăng thì thay đổi này được phản ánh trong CPI của VN nhưng không
được phản ánh trong chỉ số giảm phát GDP của VN

5. Ở VN, khi giá hàng hóa tiêu dùng tăng thì chỉ số CPI sẽ tăng nhiều hơn chỉ số giảm phát GDP

II. Trắc nghiệm


Bài 1: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Chỉ số giảm phát GDP chính xác hơn chỉ số CPI trong việc phản ánh giá cả của HH&DV được
mua bởi người tiêu dùng
B. Chỉ số CPI chính xác hơn chỉ số giảm phát GDP trong việc phản ánh giá cả của HH&DV được mua
bởi người tiêu dùng
C. Chỉ số giảm phát GDP và chỉ số CPI đều chính xác như nhau trong việc phản ánh giá cả của
HH&DV được mua bởi người tiêu dùng
D. Chỉ số giảm phát GDP được sử dụng thông dụng hơn chỉ số CPI trong việc ước tính lạm phát
Bài 2: Cho bảng 01 - bảng dữ liệu của một nền kinh tế mà giỏ hàng của người tiêu dùng điển
hình bao gồm 5 cuốn sách và 10 máy tính

Năm Giá sách Giá máy tính

201 $24 $8
3

201 $30 $12


4

201 $32 $15


5
1. Dựa vào bảng 01, tỷ lệ lạm phát là
A. 22,6% trong năm 2014 và 12,9% trong năm 2015
B. 25,9% trong năm 2014 và 14,8% trong năm 2015
C. 35% trong năm 2014 và 14,8% trong năm 2015
D. 35% trong năm 2014 và 20% trong năm 2015
2. Chỉ số giá tiêu dùng cố gắng xác định lượng thu nhập phải tăng thêm bao nhiêu để duy trì
A. Mức sống cao hơn
B. Mức sống ổn định
C. Mức sống thấp hơn
D. Mức sống cao nhất có thể

19
3. Mai vào cửa hàng Vinmart để mua nước ngọt. Cô ấy nhận ra rằng giá nước ngọt đã tăng
thêm 15%, vì vậy Mai quyết định chuyển sang mua trà. Tình huống này diễn tả vấn đề khó
khăn nào trong việc xây dựng chỉ số CPI?
A. Thiên vị thay thế
B. Sự giới thiệu hàng hóa mới
C. Sự thay đổi về chất lượng mà không được đo lường
D. Hiệu ứng thu nhập
4. Giả sử công ty khai khoáng của Việt Nam mua một chiếc xe tải của Đức với giá thấp hơn so
với trước. Điều này có ảnh hưởng gì đến chỉ số giảm phát GDP và chỉ số CPI?
A. Cả hai chỉ số đều giảm
B. Cả hai chỉ số đều không bị ảnh hưởng
C. Chỉ số CPI giảm, chỉ số giảm phát GDP không bị ảnh hưởng
D. Chỉ số CPI không bị ảnh hưởng, chỉ số giảm phát GDP giảm
5. Giả sử CPI năm 2015 là 172, CPI năm 1999 là 46,5. Sẽ cần bao nhiêu tiền ở năm 2015 để có
thể mua cùng 1 lượng hàng hóa mà $1000 ở năm 1999 mua được?
A. $270,35
B. $1.255,00
C. $2.698,92
D. $3.698,92
6. Giá của 01 trái banh năm 1975 là $0,10 và giá năm 2005 là $1,00. CPI năm 1975 là 52,3 và
CPI năm 2005 là 191,3. Giá của trái banh năm 1975 theo số đô la năm 2005 là
A. $0,03
B. $0,27
C. $0,37
D. $1,00
7. Nếu lãi suất danh nghĩa là 1.5% và tỷ lệ lạm phát là -0,5%, thì lãi suất thực là
A. -4%
B. -2%
C. 1%
D. 2%
8. Nếu CPI năm nay là 125 và năm trước là 120 thì
A. Giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ theo CPI năm nay đã tăng thêm 4,17%
B. Mức giá được đo lường bởi CPI đã tăng thêm 4,17%
C. Tỷ lệ lạm phát năm nay đã tăng 4,17%
D. Tất cả câu trên đều đúng
9. CPI năm đầu tiên là 150, năm thứ hai là 160, và năm thứ ba là 175. Tỷ lệ lạm phát là
A. 1,07% giữa năm đầu và năm hai, và 1,09% giữa năm hai và năm ba
B. 5,4% giữa năm đầu và năm hai, và 9,4% giữa năm hai và năm ba
C. 6,7% giữa năm đầu và năm hai, và 9,4% giữa năm hai và năm ba
D. 10 giữa năm đầu và năm hai, và 1,09% giữa năm hai và năm ba
Bài 3: Tại quốc gia X, CPI được tính toán bằng cách sử dụng một giỏ hàng hóa bao gồm 5 trái
táo, 4 ổ bánh mì, 3 quyển vở và 2 lít xăng. Giá của mỗi loại hàng hóa được liệt kê dưới đây:

Năm Táo Bánh mì Quyển vở Xăng

201 $1 $2 $10 $1
2

201 $1 $1,5 $9 $1,5


3

201 $2 $2 $11 $2
4

201 $3 $3 $15 $2,5


20
5
1. Từ bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát giữa năm 2012 và
2013 là
A. -8,89%
B. -7,14%
C. 3,75%
D. 11,25%
2. Từ bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát giữa năm 2013 và
2014 là
A. 28,5%
B. 34,2%
C. 47%
D. 56%
3. Từ bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát giữa năm 2014 và
2015 là
A. 40,00%
B. 40,25%
C. 46,46%
D. 48,56%
Bài 4: Bảng dữ liệu dưới đây cung cấp thông tin về giá của hai mặt hàng – sách và bút. Giỏ hàng
cố định bao gồm 5 sách và 10 bút

Năm Giá sách Giá bút

2012 24 8

2013 30 12

2014 32 15
1. Từ bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, chỉ số giá tiêu dùng là
A. 100 vào năm 2012, 135 vào năm 2013, và 155 vào năm 2014
B. 100 vào năm 2012, 270 vào năm 2013, và 310 vào năm 2014
C. 200 vào năm 2012, 270 vào năm 2013, và 310 vào năm 2014
D. 200 vào năm 2012, 540 vào năm 2013, và 620 vào năm 2014
2. Từ bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2013 làm năm cơ sở, chỉ số giá tiêu dùng là
A. 78,22 vào năm 2012, 100 vào năm 2013, và 121,10 vào năm 2014
B. 74,07 vào năm 2012, 100 vào năm 2013, và 114,81 vào năm 2014
C. 100 vào năm 2012, 135 vào năm 2013, và 155 vào năm 2014
D. 200 vào năm 2012, 270 vào năm 2013, và 310 vào năm 2014
3. Từ bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2014 làm năm cơ sở, chỉ số giá tiêu dùng là
A. 52,66 vào năm 2012, 84,25 vào năm 2013, và 106,5 vào năm 2014
B. 64,52 vào năm 2012, 87,10 vào năm 2013, và 100 vào năm 2014
C. 52,66 vào năm 2012, 90,89 vào năm 2013, và 100 vào năm 2014
D. 100 vào năm 2012, 135 vào năm 2013, và 155 vào năm 2014
4. Từ bảng dữ liệu trên. Sử dụng năm 2012 làm năm cơ sở, tỷ lệ lạm phát là
A. 13,3% vào năm 2013, và 14,8% vào năm 2014
B. 35% vào năm 2013, và 14,8% vào năm 2014
C. 35% vào năm 2013, và 55% vào năm 2014
D. 135% vào năm 2013, và 155% vào năm 2014
5. Giả sử CPI năm 1987 là 104 và CPI năm 2014 là 390. Theo như CPI, $10 năm 1987 có thể
mua được cùng số lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá
A. $28.88 vào năm 2014
B. $37,50 vào năm 2014
21
C. $42,64 vào năm 2014
D. $104,00 vào năm 2014
6. Nếu giá của táo được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam tăng thì kết quả là
A. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều tăng
B. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều không tăng
C. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng nhưng CPI không tăng
D. CPI tăng nhưng chỉ số điều chỉnh GDP không tăng
7. Nếu giá của rô bốt được sử dụng trong công nghiệp (được sản xuất trong nước) tăng thì kết
quả là
A. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều tăng
B. Cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI đều không tăng
C. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng nhưng CPI không tăng
D. CPI tăng nhưng chỉ số điều chỉnh GDP không tăng
8. Sự tăng giá của các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất nội địa sẽ
A. Được phản ánh trong cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI
B. Chỉ số điều chỉnh GDP mà không được phản ánh trong CPI
C. CPI mà không được phản ánh trong chỉ số điều chỉnh GDP
D. Không được phản ánh trong cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI
9. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (D) khác nhau ở chỗ
A. Phản ánh giá cả của tất cả hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong nước, còn CPI phản ánh giá cả
của giỏ hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đại diện mua.
B. Giá hàng tiêu dùng nhập khẩu không được phản ánh trong D, nhưng lại được phản ánh trong CPI.
C. CPI sử dụng quyền số cố định, còn D sử dụng quyền số thay đổi.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
10. Nếu CPI của năm 2006 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2006 là 5%, thì CPI của năm 2005

A. 135
B. 125
C. 131,5
D. 130
11. Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP?
A. Giá giáo trình tăng.
B. Giá xe tăng mà quân đội mua tăng.
C. Giá xe máy được sản xuất ở Thái Lan và được bán ở Việt Nam tăng.
D. Giá máy kéo sản xuất tại Việt Nam tăng.
12. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI
tăng từ 110 lên 160. Nhìn chung mức sống của bạn đã
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không thay đổi.
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
13. Giả sử tiền lương tối thiểu đã tăng từ 120 nghìn đồng vào năm 1993 lên 350 nghìn đồng vào
năm 2005 trong khi đó CPI tăng tương ứng từ 87,4 lên 172,7. Tiền lương tối thiểu thực tế của
năm 2005 so với năm 1993 đã
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không thay đổi.
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
III. Bài tập
1. Cho bảng dữ liệu sau đây. Chọn năm 2011 làm năm cơ sở. Giả sử chỉ có 2 loại hàng hóa được sản
xuất và cả hai đều là hàng hóa nội địa.
Năm Giá cả Số lượng

Hàng hóa X Hàng hóa Y Hàng hóa X Hàng hóa Y


22
2011 50 100 30 20

2012 40 110 20 30
a. Tính GDP danh nghĩa và thực tế mỗi năm
b. Tính tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế
c. Tính tỷ lệ lạm phát giữa năm 2011 và 2012, sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP
d. Giả sử giỏ hàng hóa gồm 30 hàng hóa X và 20 hàng hóa Y, tính tỷ lệ lạm phát giữa năm 2011 và
2012, sử dụng chỉ số CPI

23
CHƯƠNG 3 - SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
A. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. Tăng trưởng kinh tế
- Là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDPt −GDPt −1
Mỗi năm g= ×100 %
GDPt −1

Mỗi giai đoạn/ thời kỳ

II. Tăng trưởng kép và quy tắc 70


g=(

t GDP t

GDP 0
−1) ×100 %

- Tăng trưởng kép là sự tăng trưởng được tích lũy qua nhiều năm
- Quy tắc 70: Nếu bạn có 1 số lượng A và tốc độ tăng trưởng A này là x%/năm thì sau 70x năm,
lượng này sẽ tăng lên gấp đôi 2xA

III. Thu nhập và tăng trưởng của các nước trên thế giới
Do tốc độ tăng trưởng khác nhau, thứ hạng của các nước có thể thay đổi theo thời gian
Các nước nghèo không nhất thiết phải chịu cảnh mãi là quốc gia nghèo đói
Các quốc gia giàu không có sự đảm bảo về vị trí của mình: thứ hạng này có thể bị thay thế bởi những
nước nghèo hơn nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn
CÂU HỎI
1. Tại sao có những nước giàu hơn những nước khác?

2. Tại sao một số quốc gia tăng trưởng nhanh trong khi có những quốc gia khác còn nằm trong bẫy
nghèo?

3. Các chính sách nào có thể giúp tăng tăng trưởng và mức sống trong dài hạn?

B. HÀM SẢN XUẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA HÀM SẢN XUẤT


I. Vòng chu chuyển kinh tế

24
II. Xem xét nền kinh tế Crusoe
⤷ Nền kinh tế Crusoe: Crusoe một mình lạc trên đảo hoang, thức ăn duy nhất mà anh ta kiếm được là
cá. Lượng cá mà anh ta kiếm được hàng ngày càng tăng lên thì đời sống của anh ta càng sung túc. Vậy
lượng cá mà Crusoe kiếm được phụ thuộc vào
- Khu vực mà Crusoe bắt cá có nhiều cá hay không
- Anh ta có thêm người phụ giúp hay không
- Anh ra có nhiều lưới, cần câu hay không
- Anh ta có thành thạo dùng lưới, cần câu hay không
- Công nghệ bắt cá của anh ra có được cải tiến hay không
III. Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế
- Vốn tư bản/ Vốn vật chất (K) (Physical capital)
- Lao động (L) (Labor)
- Vốn con người (H) (Human capital)
- Tài nguyên thiên nhiên (N) (Natural resources)
- Công nghệ (A)
IV. Hàm sản xuất
⤷ Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa lượng đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất và
lượng đầu ra từ kết quả sản xuất
Hàm sản xuất: Y= A F(L,K,H,N)
⟹ Sản lượng kinh tế phụ thuộc vào 5 yếu tố L, K, H, N, A
- Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó •
Khả năng này phụ thuộc vào năng suất
- Hàm sản xuất phản ánh công nghệ hiện có
- Nhiều hàm sản xuất có đặc trưng lợi suất không đổi theo quy mô: Khi sự gia tăng tất cả các nhân tố
sản xuất cùng một tỷ lệ thì cũng làm cho sản lượng tăng một tỷ lệ như vậy
zY=AF(zL,zK,zH,zN) với z > 0
VD: Hàm nào sau đây có lợi suất không đổi theo quy mô
Y = 2KL
Y = L1/2 K1/2
Giải

C. NĂNG SUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT


I. Năng suất
- Năng suất lao động =YL
- Mức sống của 1 quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia =
NGUYÊN LÝ 8
- Khả năng này phụ thuộc vào năng suất
- Năng suất là số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động
- Tầm quan trọng của năng suất
+ Khi người lao động của một quốc gia đạt năng suất cao thì GDP thực tế và thu nhập của
quốc gia đó cũng cao + Khi năng suất tăng nhanh chóng thì mức sống cũng vậy
II. Năng suất và các nhân tố ẢNH HƯỞNG tới năng suất
Với hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô ta có Y/L = A F(1, K/L, H/L, N/L) với z = 1/L
Trong đó, Y/L = năng suất cho mỗi lao động
25
A = trình độ công nghệ
K/L = lượng tư bản cho mỗi lao động
H/L = lượng vốn nhân lực cho mỗi lao động
N/L = lượng tài nguyên thiên nhiên cho mỗi lao động
*Vốn vật chất (tư bản) trên mỗi công nhân
- Vốn vật chất (K): trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ
- K/L = vốn vật chất trên mỗi công nhân
- Công nhân sẽ đạt năng suất cao hơn nếu họ có công cụ làm việc (máy móc, thiết bị,…)
- Tăng trong K/L dẫn đến tăng trong Y/L
*Vốn nhân lực trên mỗi lao động
- Vốn nhân lực (H): kiến thức và các kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo
và kinh nghiệm
- H/L = vốn nhân lực trung bình trên mỗi lao động
- Vốn nhân lực giúp tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của đất nước
- Tăng trong H/L dẫn đến tăng trong Y/L
*Tài nguyên thiên nhiên trên mỗi lao động
- Tài nguyên thiên nhiên (N): các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự nhiên như đất đai,
sông ngòi và mỏ khoáng sản
- Những yếu tố khác không đổi, nhiều N hơn sẽ giúp quốc gia có thể sản xuất nhiều Y. Nói cách khác,
tăng trong N/L dẫn đến tăng trong Y/L
- Một số quốc gia giàu có bởi vì họ có tài nguyên thiên nhiên dồi dào (Ả Rập Saudi có trữ lượng dầu
mỏ khổng lồ) • Nhưng một số quốc gia không cần nhiều N để có thể giàu có (Nhật nhập khẩu N mà
quốc gia này cần)
NHỚ

*Kiến thức công nghệ


- Kiến thức công nghệ (A): sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ
- Tiến bộ công nghệ nghĩa là những kiến thức tiên tiến giúp đẩy mạnh năng suất (cho phép xã hội có
thêm nhiều sản lượng từ nguồn lực của mình)
- Vốn nhân lực là yếu tố trung chuyển tri thức công nghệ vào quá trình sản xuất dùng tư bản hiện vật
D. CÁC CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG DÀI HẠN
I. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
- Thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Đầu tư cho giáo dục và đào tạo
- Xác định quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị
- Thúc đẩy tự do thương mại
- Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số
- Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển
II. Tiết kiệm và đầu tư
- Khi trữ lượng tư bản tăng thì nền kinh tế có thể sản xuất được nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hơn
nữa
- Đầu tư sản xuất hàng hóa tư bản sẽ giúp tăng năng suất trong tương lai
- Khi xã hội đầu tư nhiều cho tư bản thì phải tiêu dùng ít lại và tiết kiệm nhiều hơn
=> Thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư là một cách mà chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng và tăng mức
sống của nền kinh tế trong dài hạn
III. Quy tắc sinh lợi giảm dần
- Chính phủ có thể thực hiện các chính sách giúp tăng tiết kiệm và đầu tư. Khi đó, K sẽ tăng, dẫn đến
năng suất và mức sống tăng theo

26
- Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn này chỉ duy trì trong một khoảng thời gian nhất định do
quy luật sinh lợi giảm dần (lợi suất giảm dần): khi K tăng, mức sản lượng sản xuất thêm từ một
đơn vị tư bản bổ sung thêm sẽ giảm xuống
IV. HÀM SẢN XUẤT VÀ SINH LỢI GIẢM DẦN

V. Hiệu ứng đuổi kịp

VI. Thu hút đầu tư nước ngoài


- Đầu tư từ nước ngoài giúp tăng trữ lượng tư bản trong nước
- Đầu tư từ nước ngoài có thể giúp những nước kém phát triển thừa kế công nghệ tiên tiến được phát
triển và sử dụng ở các nước phát triển hơn.
- Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Người nước ngoài mang vốn vào đầu tư và trực tiếp tham gia quản
lý DN
- Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài: Người nước ngoài mang vốn vào đầu tư nhưng không tham gia
quản lý DN (mua cổ phiếu…)
VII.Đầu tư giáo dục và đào tạo
- Đầu tư giáo dục và đào tạo là đầu tư vào vốn con người (H)
- Đầu tư vào giáo dục giúp cải thiện mức sống
- Tác động của vốn nhân lực với tăng trưởng là rất lớn vì những ảnh hưởng ngoại ứng của nó
- Một vấn đề mà một số quốc gia đang đối mặt là hiện tượng “chảy máu chất xám”
VIII. Quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị
- Chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua bảo vệ quyền sở hữu tài sản và ổn định
chính trị
- Quyền sở hữu tài sản là khả của người dân thực hiện quyền đối với các nguồn tài nguyên mà họ sở
hữu
- Quốc gia có hệ thống tòa án có hiệu quả, nhân viên chính phủ trung thực và hệ thống chính trị ổn
định sẽ có mức sống cao hơn
IX. Thúc đẩy tự do thương mại
- Các quốc gia nghèo sẽ hưởng được lợi từ việc áp dụng các chính sách hướng ngoại
- Những chính sách này sẽ giúp các nước hội nhập với kinh tế thế giới
- Những quốc gia dỡ bỏ những rào cản thương mại sẽ tăng trưởng giống như một nước có sự tiến bộ
công nghệ
X. Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số
- Dân số là nhân tố chính của lực lượng lao động
- Tốc độ gia tăng dân số cao sẽ làm giảm GDP bình quân đầu người
27
- Quốc gia có tốc độ gia tăng dân số cao sẽ tạo nên gánh nặng cho hệ thống giáo dục
- Giảm tốc độ gia tăng dân số có thể giúp các nước kém phát triển cải thiện mức sống
XI. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Tiến bộ công nghệ có được nhờ quá trình nghiên cứu
- Chính phủ khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng
+ Các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu
+ Giảm thuế cho việc sản xuất dùng công nghệ mới
+ Hệ thống công nhận và bảo hộ sáng chế
ỨNG DỤNG
Mỗi sự kiện dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một nước
1. Gia tăng vốn đầu tư nước ngoài

2. Kiểm soát gia tăng dân số

3. Tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo

4. Biến đổi khí hậu làm giảm đáng kể nguồn TNTN

5. Tự do hóa thương mại, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước

6. Thực hiện chính sách tài khóa theo hướng thâm hụt ngân sách nhà nước

BÀI TẬP E-LEARNING


I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Các yếu tố khác không đổi, một đơn vị tư bản tăng thêm sẽ làm tăng sản lượng nhiều hơn ở quốc
gia nghèo so với ở quốc gia giàu.

2. Hiệu ứng đổi kịp cho rằng các quốc gia nghèo sẽ không thể đạt mức tăng trưởng như của các quốc
gia giàu có hơn cho dù có nỗ lực đi chăng nữa.

3. Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm không mãi làm tăng tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu
người.

28
4. Nếu quốc gia A sử dụng 600 đơn vị lao động để sản xuất được 6000 đơn vị HH&DV, trong khi,
quốc gia B sử dụng 450 đơn vị lao động và sản xuất được 5000 đơn vị HH&DV thì quốc gia B có
năng suất cao hơn quốc gia A.

II. Trắc nghiệm


1. Năm 2013, GDP thực tế/người tại quốc gia A là $4.500. Năm 2012, con số này là $4,250. Tốc
độ tăng trưởng GDP thực tế/ người là bao nhiêu?
A. 5,6%
B. 5,9%
C. 6,5%
D. Không có đáp án nào đúng
2. Năm 2013, GDP thực tế tại quốc gia B là 561 tỷ và dân số là 2,2 triệu. Năm 2012, GDP thực tế
là 500 tỷ và dân số là 2 triệu. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế/ người khoảng
A. 12%
B. 10%
C. 4%
D. 2%
3. Năm 2013, GDP thực tế tại quốc gia C là 700 tỷ và dân số là 3 triệu. Năm 2014, GDP thực tế
là 907,5 tỷ và dân số là 3,3 triệu. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế/ người khoảng
A. 10%
B. 14%
C. 17%
D. 21%
4. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến năng suất?
A. Vốn con người
B. Vốn tư bản
C. Tài nguyên thiên nhiên
D. Tất cả câu trên đều đúng
5. Nếu hàm sản xuất có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô thì sản lượng (đầu ra) có thể
tăng gấp đôi nếu
A. Lao động tăng gấp đôi
B. Bất cứ nhân tố sản xuất nào tăng gấp đôi
C. Tất cả các nhân tố sản xuất tăng gấp đôi
D. Không có câu nào đúng
6. Nếu hàm sản xuất có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô thì khi lao động tăng gấp đôi và
những yếu tố khác không đổi, GDP thực tế sẽ
A. Không đổi
B. Tăng thêm 50%
C. Tăng nhưng không bằng (không vượt quá) 2 lần GDP thực tế ban đầu
D. Gấp đôi
7. Nếu muốn biết việc hưởng thụ (sở hữu) vật chất trung bình đầu người của một quốc gia thay
đổi như thế nào qua thời gian, ta sẽ nhìn vào
A. Số liệu GDP thực tế
B. Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa
C. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
D. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế/ người
8. Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất từ một đơn vị lao động đầu vào được gọi là
A. Chất lượng cuộc sống
B. Năng suất

29
C. GDP đầu người
D. Sản lượng tư bản
9. Bằng cách tiết kiệm nhiều hơn nữa, quốc gia
A. Có nhiều nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm tăng năng suất
B. Có nhiều nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm giảm năng suất
C. Có ít nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm tăng năng suất
D. Có ít nguồn lực hơn cho hàng hóa tư bản. Sự tăng lên trong tư bản sẽ làm giảm năng suất
10. Việc tích lũy tư bản
A. Đòi hỏi xã hội phải hy sinh hàng hóa tiêu dùng trong hiện tại
B. Cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại
C. Giảm tỷ lệ tiết kiệm
D. Không liên quan đến ‘sự đánh đổi’
11. Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm tăng cao
A. Không thể làm tăng trữ lượng tư bản
B. Nghĩa là người dân phải tiêu thụ ít trong tương lai
C. Làm tăng năng suất
D. Không có câu nào đúng
12. Nếu có tính chất lợi suất không đổi theo quy mô, hàm sản xuất có thể được viết dưới dạng
sau
A. xY = 2xAF(L,K,H,N)
B. Y/L = AF(xL,xK,xH,xN)
C. Y/L = AF(1, K/L, H/L, N/L)
D. L = AF(Y,K,H,N)
13. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Mặc dù GDP thực tế bình quân đầu người có sự khác biệt giữa các quốc gia, tốc độ tăng trưởng của
GDP bình quân đầu người lại giống nhau giữa các nước
B. Năng suất không có mối quan hệ mật thiết với các chính sách của chính phủ
C. GDP thực tế bình quân đầu người là thước đo tốt cho sự thịnh vượng của nền kinh tế và tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế bình quân đầu người là thước do tốt cho sự tiến bộ của nền kinh tế
D. Năng suất có thể được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người
II. Tự luận
1. Tại sao năng suất lại liên quan đến chất lượng cuộc sống ? (Gợi ý : Giải thích năng suất và chất
lượng cuộc sống nghĩa là gì ?. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.
2. Giải thích tại sao tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn đến mức sống cao hơn. Điều gì có thể cản trở các
nhà hoạch định chính sách trong việc tăng tỷ lệ tiết kiệm ?.
3. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn luôn dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn hay chỉ trong một thời gian nhất
định ?

30
CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
A. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ
I. Các định chế tài chính
- Hệ thống tài chính gồm nhiều định chế tài chính giúp kết nối người tiết kiệm với người đi vay
- Thị trường tài chính: các định chế mà qua đó người tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp vốn cho
người muốn vay
VD 1. Thị trường trái phiếu
Trái phiếu là chứng từ vay nợ
2. Thị trường cổ phiếu
Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một công ty
II. Thị trường trái phiếu
- Trái phiếu là chứng từ vay nợ
- Trên trái phiếu có xác định ngày đáo hạn và lãi suất
*3 đặc điểm chính ảnh hưởng đến lãi suất của trái phiếu
- Lãi suất của trái phiếu một phần phụ thuộc vào kỳ hạn của nó
- Rủi ro tín dụng càng cao thì lãi suất càng cao
- Quy định thuế suất

III. Thị trường cổ phiếu


- Cổ phiếu: biểu thị quyền sở hữu đối với doanh nghiệp
- Bán cổ phiếu để có tiền được gọi là tài trợ bằng cổ phần, bán trái phiếu được gọi là tài trợ bằng nợ
- Cổ phiếu được giao dịch tại các thị trường chứng khoán có tổ chức và giá của cổ phiếu được quyết
định bởi cung và cầu
- Giá của cổ phiếu phản ánh nhận thức về khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty

SO SÁNH TRÁI PHIẾU - CỔ PHIẾU


Thị trường trái phiếu Thị trường cổ phiếu

- Biểu thị chứng từ vay nợ (chủ nợ) - Biểu thị quyền sở hữu tài sản DN (chủ sở
- Bán trái phiếu: tài trợ bằng nợ hữu)
- Rủi ro tín dụng thấp hơn - Bán cổ phiếu: tài trợ bằng cổ phần
- Khi DN gặp rủi ro tài chính thì nó có trách nhiệm trả cho - Rủi ro tín dụng cao hơn
người nắm giữ trái phiếu trước tiên - Người nắm giữ cổ phiếu được trả sau
- Lợi nhuận: lãi suất trái phiếu - Lợi nhuận: kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp

31
IV. Các định chế tài chính
- Trung gian tài chính: các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể gián tiếp cung
cấp vốn của họ cho người đi vay
Ví dụ: Ngân hàng
Quỹ tương hỗ: định chế bán cổ phiếu ra công chúng và dùng số tiền thu được để mua một kết
hợp (cơ cấu đầu tư – portfolio) gồm trái phiếu, cổ phiếu
V. Ngân hàng
- Nghiệp vụ chính của ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó
- Chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay và huy động giúp ngân hàng chi trả chi phí hoạt động và thu
lại lợi nhuận
- Tạo ra tài sản đặc biệt cho phép mọi người sử dụng như một phương tiện trao đổi (séc)
VI. Quỹ tương hỗ
- Quỹ tương hỗ là định chế bán cổ phiếu ra công chúng và dùng số tiền thu được để mua một kết hợp
(cơ cấu đầu tư – portfolio) gồm trái phiếu, cổ phiếu
- Cho phép cá nhân đa dạng hóa đầu tư với số tiền ít ỏi
- Sử dụng chuyên môn của các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp
B. TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC
GIA
I. Các loại tiết kiệm
- Tiết kiệm tư nhân SP = (Y - T) - C
- Tiết kiệm công cộng SG = T - G
- Tiết kiệm quốc dân S = SP + SG = (Y - T) – C + T – G = Y - C - G
II. Tiết kiệm và đầu tư
Y = C + I + G + NX
Nền kinh tế đóng Y=C+I+G
⇒ I = Y – C – G = (Y – T - C) + (T - G)
⇒ TIẾT KIỆM = ĐẦU TƯ TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG
*Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư
- Tiết kiệm tư nhân là phần thu nhập còn lại sau khi hộ gia đình nộp thuế và chi trả cho tiêu dùng
- Ví dụ về những hoạt động mà HGĐ có thể làm với tiết kiệm của mình
+ Mua trái phiếu hoặc cổ phiếu của công ty
+ Mua cổ phiếu của quỹ tương hỗ
+ Tích lũy trong sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng
- Đầu tư là mua sắm vốn tư bản mới
- Ví dụ
+ Vincom chi 100 triệu đô để xây trung tâm thương mại
+ Doanh nghiệp mua sắm thiết bị máy tính trị giá 500 triệu đồng
+ Hộ gia đình mua căn hộ mới xây với giá 7 tỷ đồng
Trong kinh tế, đầu tư không phải là mua sắm cổ phiếu và trái phiếu!
III. Thâm hụt và thặng dư ngân sách
- Thặng dư ngân sách = phần chênh lệch khi thuế (T) vượt quá chi tiêu của chính phủ (G)
=T-G
= tiết kiệm công cộng
- Thâm hụt ngân sách = phần chênh lệch chi tiêu chính phủ (G) nhiều hơn thuế thu (T)
=G-T
= - tiết kiệm công cộng
BÀI TẬP: Giả sử GDP bằng 10 tỷ đồng, tiêu dùng là 6,5 tỷ đồng, chính phủ chi tiêu 2 tỷ, và có thâm
hụt ngân sách là 300 triệu đồng. Tính tiết kiệm công cộng, thuế, tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm quốc gia,
và đầu tư
Giải

32
C. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY

- Mô hình cung – cầu của hệ thống tài chính


- Giúp giải thích
+ Cách thức hoạt động của hệ thống tài chính phối hợp giữa tiết kiệm và đầu tư
+ Ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ và các yếu tố khác đến tiết kiệm, đầu tư, lãi
suất
- Giả định: chỉ có một loại thị trường tài chính
+ Tất cả những người tiết kiệm đến thị trường này để gửi tiết kiệm
+ Tất cả người vay đến thị trường này để vay vốn
+ Chỉ có một mức lãi suất, vừa là sinh lợi từ tiết kiệm, vừa là chi phí của việc đi vay
I. Cung vốn vay
Nguồn cung của vốn vay là từ tiết kiệm
- Hộ gia đình sử dụng khoản tiết kiệm của mình để cho vay và thu lãi
- Chính phủ có thể đóng góp vào “tiết kiệm quốc gia” và cung vốn vay nếu tiết kiệm công cộng mang
giá trị dương. Nếu mang giá trị âm, nó sẽ là giảm tiết kiệm quốc gia và cung vốn vay
II. Đường cung vốn vay

III. Cầu vốn vay


Nhu cầu về vốn vay là từ đầu tư
- Doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, xây mới văn phòng/ nhà máy…
- Người tiêu dùng vay mượn để mua nhà
IV. Đường cầu vốn vay

33
V. Cân bằng thị trường vốn vay

D. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH


I. Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm

II. Chính sách 2: Khuyến khích đầu tư

34
III. Chính sách 3: Thâm hụt và thặng dư

IV. Hiệu ứng lấn át đầu tư


- Khi Chính Phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm
quốc dân, lãi suất cao hơn và làm giảm lượng đầu tư.
- Hiện tượng này gọi là hiện tượng lấn át
- Thâm hụt chính sách làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và mức sống trong tương lai
BÀI TẬP E-LEARNING
I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Tiết kiệm quốc gia bằng (Y-T-C).

2. Trong nền kinh tế đóng, đầu tư phải bằng tiết kiệm tư nhân.

35
3. Trong nền kinh tế đóng, nếu đầu tư là $10.000 và chính phủ có thâm hụt là $2.500 thì tiết kiệm cá
nhân là $12.500.

4. Giả sử nền kinh tế đóng có GDP là $5 tỷ, tiêu dùng là $3 tỷ, và mua sắm của chính phủ là $1 tỷ.
Như vậy, đầu tư và tiết kiệm quốc gia đều bằng $1 tỷ.

5. Tăng trong cầu vốn vay làm lãi suất cân bằng tăng lên và mức tiết kiệm cân bằng giảm.

6. Tăng trong thâm hụt ngân sách làm đường cầu vốn vay dịch sang phải.

7. Hiệu ứng lấn át diễn tả trường hợp lãi suất giảm đi do chính phủ có thặng dư ngân sách

II. Trắc nghiệm


1. Các định chế trong nền kinh tế giúp kết nối khoản tiết kiệm của người này với đầu tư của
người khác cầu thành một hệ thống gọi là
A. Hệ thống dự trữ liên bang
B. Hệ thống ngân hàng
C. Hệ thống tiền tệ
D. Hệ thống tài chính
2. Phát biểu nào sau đây không chính xác
A. Khi một quốc gia tiết kiệm nhiều hơn thì quốc gia đó có ít tư bản hơn
B. Người cung ứng vốn vay cho vay tiền
C. Lãi suất điều chỉnh để cân bằng lượng cung và lượng cầu vốn vay
D. Nếu Mai mua thiết bị cho nhà máy của mình thì Mai đang thực hiện đầu tư tư bản
3. Phương trình nào sau đây thể hiện GDP trong nền kinh tế mở?
A. S = I – G
B. I = Y – C + G
C. Y = C + I + G
D. Y = C + I + G + NX
4. Phương trình nào sau đây thể hiện tiết kiệm quốc gia trong nền kinh tế đóng?

36
A. Y – I – G – NX
B. Y – C – G
C. Y – I – C
D. G + C –Y
5. Trong nền kinh tế đóng, tiết kiệm quốc gia bằng
A. Đầu tư
B. Thu nhập còn lại sau khi chi cho tiêu dùng và chi mua sắm của chính phủ
C. Tiết kiệm tư nhân cộng với tiết kiệm công cộng (tiết kiệm chính phủ)
D. Tất cả câu trên đều đúng
6. Giả sử trong nền kinh tế đóng có tiết kiệm công cộng là $3 tỷ và tiết kiệm cá nhân là $2 tỷ.
Tiết kiệm quốc gia và đầu tư trong nền kinh tế này lần lượt là
A. $5 tỷ, $5 tỷ
B. $5 tỷ, $2 tỷ
C. $1 tỷ, $5 tỷ
D. $1 tỷ, $2 tỷ
7. Trong nền kinh tế đóng, (T-G) là
A. Tiết kiệm quốc gia
B. Đầu tư
C. Tiết kiệm cá nhân
D. Tiết kiệm chính phủ (tiết kiệm công cộng)
8. Quốc gia A không giao dịch ngoại thương với những quốc gia khác. GDP đạt $30 tỷ. Chính
phủ của quốc gia này chi tiêu $5 tỷ cho hàng hóa và dịch vụ mỗi năm, thu $7 tỷ tiền thuế và
cung cấp $3 tỷ chi chuyển nhượng cho hộ gia đình. Tiết kiệm tư nhân đạt $5 tỷ. Tiêu dùng và
đầu tư của quốc gia A lần lượt là
A. $18 tỷ và $5 tỷ
B. $21 tỷ và $4 tỷ
C. $13 tỷ và $7 tỷ
D. Không đủ thông tin để trả lời
9. Nguồn cung của vốn vay
A. Là tiết kiệm và nguồn cầu cho vốn vay là đầu tư
B. Là đầu tư và nguồn cầu cho vốn vay là tiết kiệm
C. Và cầu của vốn vay là tiết kiệm
D. Và cầu của vốn vay là đầu tư
10. Những yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng
A. Mọi người sẽ muốn cho vay nhiều hơn, dẫn đến cung vốn vay tăng
B. Mọi người sẽ muốn cho vay ít hơn, dẫn đến cung vốn vay giảm
C. Mọi người sẽ muốn cho vay nhiều hơn, dẫn đến lượng cung vốn vay tăng
D. Mọi người sẽ muốn cho vay ít hơn, dẫn đến lượng cung vốn vay giảm
11. Nếu có thặng dư về vốn vay thì
A. Lượng cầu vốn vay nhiều hơn lượng cung vốn vay và lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng
B. Lượng cầu vốn vay nhiều hơn lượng cung vốn vay và lãi suất thấp hơn lãi suất cân bằng
C. Lượng cung vốn vay nhiều hơn lượng cầu vốn vay và lãi suất cao hơn lãi suất cân bằng
D. Lượng cung vốn vay nhiều hơn lượng cầu vốn vay và lãi suất thấp hơn lãi suất cân bằng
12. Nếu có thặng dư về vốn vay thì
A. Cung vốn vay dịch chuyển sang phải và cầu dịch chuyển sang trái
B. Cung vốn vay dịch chuyển sang trái và cầu dịch chuyển sang phải
C. Không có đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay tăng và lượng cầu giảm vì lãi suất
tăng đến mức cân bằng
D. Không có đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn vay giảm và lượng cầu tăng vì lãi suất
giảm đến mức cân bằng
13. Điều gì xảy ra trong thị trường vốn vay nếu chính phủ tăng thuế đối với thu nhập từ lãi suất
tiết kiệm?
A. Lãi suất sẽ tăng
B. Lãi suất không bị ảnh hưởng

37
C. Lãi suất sẽ giảm
D. Ảnh hưởng đến lãi suất còn mơ hồ
14. Thặng dư ngân sách
A. Tăng lãi suất và đầu tư
B. Giảm lãi suất và đầu tư
C. Tăng lãi suất và giảm đầu tư
D. Giảm lãi suất và tăng đầu tư
15. Hiện tượng lấn át xảy ra khi đầu tư giảm do
A. Thâm hụt ngân sách làm lãi suất tăng
B. Thâm hụt ngân sách làm lãi suất giảm
C. Thặng dư ngân sách làm lãi suất tăng
D. Thặng dư ngân sách làm lãi suất giảm
16. Trong nền kinh tế đóng, GDP đạt $11 tỷ, tiêu dùng $7 tỷ, thuế $3 tỷ và thặng dư ngân sách
là 1 tỷ. Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm quốc gia bằng
A. $4 tỷ và $1 tỷ
B. $4 tỷ và $5 tỷ
C. $1 tỷ và $2 tỷ
D. $1 tỷ và $1 tỷ
III. Bài tập
1. Các nhà kinh tế ở quốc gia A – một nền kinh tế đóng- thu thập thông tin sau về nền kinh tế
cho một năm cụ thể (Đơn vị: tỷ đồng)
Y = 10,000 C = 6000 T=1,500 G = 1,500
Các nhà kinh tế cũng ước lượng hàm đầu tư như sau:
I = 3,500 – 100r
Trong đó, r là lãi suất thực của nền kinh tế, được biểu thị bằng phần trăm.
a. Tính tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính , tiết kiệm quốc gia, đầu tư, và lãi suất thực cân bằng
b. Giả sử chính phủ giảm mức mua hàng G còn 1000. Tính tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm công cộng và
tiết kiệm quốc dân
c. Lãi suất cân bằng mới trong trường hợp câu b) là bao nhiêu?

2. Sử dụng mô hình thị trường vốn vay, biểu diễn và giải thích sự điều chỉnh (nếu có) của lãi
suất và đầu tư nếu ngân sách chính phủ chuyển từ thâm hụt sang thặng dư.

3. Giả sử nền kinh tế đóng có các dữ liệu sau đây


GDP = $110.000 Tiêu dùng = $70.000 Tiết kiệm tư nhân = $8.000 Tiết kiệm quốc gia =
$12.000
a. Tính lượng đầu tư của nền kinh tế

38
b. Chính phủ đang có thâm hụt hay thặng dư ngân sách ? và bằng bao nhiêu ?
c. Mua sắm của chính phủ và thuế là bao nhiêu ?

4. Nhận định sau đây đúng hay sai


1. Chính phủ tăng đầu tư công sẽ làm tăng cầu vốn vay, lãi suất thực tăng

2. Khi cán cân ngân sách chuyển từ thặng dư sang thâm hụt, cung vốn vay giảm và xảy ra hiệu ứng
lấn át đầu tư khu vực tự nhiên

3. Khi chính phủ giảm chi tiêu để giữ cho cán cân ngân sách không thâm hụt sẽ kích thích đầu tư của
nền kinh tế

4. Bộ Nông nghiệp chi hỗ trợ cho bà con bị mất mùa trong đợt lúa Đông Xuân vừa qua sẽ làm tăng lãi
suất thực

5. Nếu tiêu dùng đạt 5 tỷ, thâm hụt ngân sách 0.3 tỷ, chi tiêu chính phủ 2 tỷ, thu nhập của quốc gia là
10 tỷ thì đầu tư quốc gia là 2.7 tỷ

39
CHƯƠNG 5 - THẤT NGHIỆP
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP

I. Thất nghiệp là những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng
không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm (4 điều kiện cần)
- Cách tính
U
Tỷ lệ thất nghiệp ¿ ×100 %
L
trong đó, U: số người thất nghiệp
L: lực lượng lao động = có việc (E) + thất nghiệp (U) ⇒ L=U + E
II. Đo lường thất nghiệp
- Lực lượng lao động L=U + E
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
lực lượng lao động L
¿ ×100 %= ×100 %
dân số trưởng thành L+ ngoàilực lượnglao động
BÀI TẬP
Bài 1: Tính LLLĐ, tỷ lệ thất nghiệp, dân số trưởng thành và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, sử
dụng dữ liệu sau
Dân số trưởng thành được chia theo nhóm

Có việc (E) 143.1 triệu

Thất nghiệp (U) 7.0 triệu

Không trong LLLĐ 77.4 triệu


Giải
- Lực lượng lao động L=E+ U=150 , 1 triệu
U
- Tỷ lệ thất nghiệp ¿ ×100 %=4 , 66 %
L
- Dân số trưởng thành ¿ L+ngoàilực lượng lao động=227 , 5 triệu
L
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ¿ × 100 %=65 , 97 %
L+ ngoàilực lượnglao động
Bài 2: Những trường hợp sau ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ thất nghiệp?
1. Sơn mất việc và bắt đầu tìm công việc mới
→ Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
2. Tiến, công nhân nhà máy thép, không có việc từ khi nhà máy này đóng cửa năm ngoái. Anh ấy nản
chí và từ bỏ việc tìm kiếm công việc mới
→ Không được tính vào tỷ lệ thất nghiệp
3. Hải, thu nhập chính của gia đình 5 người, vừa mất công việc với vai trò là nhà nghiên cứu khoa
học. Lập tức, anh ấy nhận công việc bán thời gian tại CGV cho đến khi kiếm được công việc khác
trong lĩnh vực của mình
→ Không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
III. Tỷ lệ thất nghiệp thực sự đo lường cái gì?
Tỷ lệ thất nghiệp không phải là thước đo hoàn hảo sự mất việc hay sức khỏe của thị trường lao động
- Không bao gồm những lao động nản chí

40
- Không phân biệt công việc toàn thời gian và bán thời gian, hoặc lao động làm việc bán thời gian
bời vì chưa kiếm được công việc toàn thời gian
- Một số người được phỏng vấn có thể khai chưa chính xác tình trạng công việc của họ
B. CÁC DẠNG THẤT NGHIỆP
↳ Luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp mặc dù lượng thất nghiệp dao động từ năm này sang năm khác
I. Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp dao động
quanh nó
- Nền kinh tế không tránh khỏi
- Thị trường lao động: cung lao động, người lao động đi tìm việc > cầu lao động, người thuê lao động
- Nguyên nhân chính: mức lương cao hơn mức lương cân bằng (W > W0)
*Thất nghiệp cọ xát (xảy ra do nhu cầu, do cá nhân, không phải do thị trường)
- Xảy ra do quá trình khớp nối giữa người lao động với công việc phù hợp
- Giải thích các đợt thất nghiệp tương đối ngắn hạn
VD: SV mới ra trường muốn lương 9 - 10 triệu nhưng thị trường chỉ trả được 5 - 6 triệu
- Nguyên nhân: tìm việc, dịch chuyển khu vực, bảo hiểm thất nghiệp
*Thất nghiệp cơ cấu
- Xảy ra vì một số thị trường lao động không cung cấp đủ việc làm cho tất cả những người tìm việc
- Giải thích các đợt thất nghiệp dài hạn hơn
- Nguyên nhân: luật tiền lương tối thiểu, công đoàn và thương lượng tập thể, lý thuyết tiền lương hiệu
quả
II. Thất nghiệp chu kỳ: Thất nghiệp thực tế chênh lệch với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
- Phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế → Quy mô sản xuất mở rộng. Thuê thêm lao động
(U giảm)
- Suy thoái kinh tế → Quy mô sản xuất thu hẹp. Sa thải bớt lao động (U tăng)
- Nguyên nhân
+ Do ảnh hưởng từ cú sốc tổng cung hay cú sốc tổng cầu
+ Mức TN tăng nhanh và lan rộng
+ Phục hồi và chấm dứt theo chu kỳ của nền kinh tế

C. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤT NGHIỆP


I. Tìm việc
- Người lao động có sở thích và kỹ năng khác nhau, và công việc có những đặc điểm khác nhau
- Tìm việc là quá trình kết nối người tìm việc với công việc thích hợp
- Dịch chuyển khu vực là thay đổi trong cấu trúc cầu giữa các ngành công nghiệp hay địa phương
- Những dịch chuyển này cắt giảm lao động, người lao động phải tìm kiếm công việc mới phù hợp với
kỹ năng và sở thích của họ
- Nền kinh tế luôn thay đổi, do đó không tránh khỏi thất nghiệp cọ xát
II. Chính sách công và tìm việc
- Các trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ: đưa thông tin về nhu cầu việc làm để đẩy nhanh
quá trình tìm kiếm công việc phù hợp cho người lao động
- Các chương trình huấn luyện công cộng: nhằm trang bị cho người lao động bị mất việc từ những
ngành công nghiệp suy giảm với những kỹ năng cần thiết trong ngành công nghiệp đang phát triển
III. Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm thất nghiệp là chương trình của chính phủ góp phần duy trì một phần thu nhập cho người
lao động khi họ bị thất nghiệp
- BHTN làm tăng thất nghiệp cọ xát bởi vì các ích lợi của BHTN kết thúc khi người lao động có
việc, vì vậy người lao động ít có động cơ khuyến khích để tìm việc hay chấp nhận những công việc
kém hấp dẫn
- Lợi ích của BHTN
+ Giảm tính không chắc chắn về thu nhập
+ Cho phép người lao động có thời gian tìm kiếm công việc tốt hơn, dẫn đến tăng năng suất
- Tiêu cực: ỷ lại BHTN, động lực tìm việc giảm
IV. Thất nghiệp cơ cấu

41
- Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi không có đủ công việc trên thị trường
- Xảy ra khi lương được giữ trên mức cân bằng

V. Luật lương tối thiểu ⇒ CP quy định đối với doanh nghiệp về mức lương thấp nhất mà
doanh nghiệp có thể trả cho lao động
- Lương tối thiểu có thể trên mức lương cân bằng, tạo thặng dư lao động
- Luật lương tối thiểu tác động đến nhóm lao động ít kỹ năng và ít kinh nghiệm trong lực lượng lao
động, dẫn đến thất nghiệp cơ cấu
⇒ Chỉ gây ra thất nghiệp cơ cấu khi mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng

VI. Công đoàn - đại diện cho người lao động


- Công đoàn: tổ chức của người lao động nhằm thương lượng với người sử dụng lao động về tiền
lương, phúc lợi và điều kiện làm việc
- Công đoàn sử dụng quyền lực thị trường của họ để thương lượng mức lương cao hơn cho người lao
động
- Khi công đoàn nâng mức lương trên mức cân bằng, lượng cầu lao động giảm và kết quả là thất
nghiệp
VII.Lý thuyết tiền lương hiệu quả
- Lý thuyết tiền lương hiệu quả: là mức lương trên mức cân bằng mà doanh nghiệp trả để tăng năng
suất lao động
- Doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu tiền lương cao hơn mức cân bằng
- Các nhánh lý thuyết về tiền lương hiệu quả khác nhau đưa ra các lý do khác nhau giải thích vì sao
doanh nghiệp trả lương cao
+ Sức khỏe người lao động
+ Người lao động bỏ việc
+ Chất lượng người lao động
+ Nỗ lực của người lao động
BÀI TẬP: Dữ kiện nào sau đây có thể làm giảm thất nghiệp tự nhiên?
a. Chính phủ loại bỏ luật tiền lương tối thiểu
→ Giảm thất nghiệp cơ cấu (lương thị trường cao hơn lương cân bằng) ⇒ Giảm thất nghiệp tự nhiên
b. Chính phủ tăng ích lợi của BHTN → Người lao động có xu hướng ở nhà
→ Tăng thất nghiệp cọ xát ⇒ Tăng thất nghiệp tự nhiên
c. Luật mới cấm thành lập công đoàn

42
→ Cấm thành lập công đoàn làm giảm thất nghiệp cơ cấu (tiền lương → cơ cấu) ⇒ Giảm thất nghiệp
tự nhiên
d. Nhiều người lao động hơn tải đơn xin việc lên trang web timviec.vn, và nhiều doanh nghiệp hơn sử
dụng trang web này để tìm người lao động phù hợp
→ Giảm thất nghiệp cọ xát ⇒ Giảm thất nghiệp tự nhiên
e. Dịch chuyển khu vực xảy ra thường xuyên hơn
→ Tăng thất nghiệp cọ xát ⇒ Tăng thất nghiệp tự nhiên
BÀI TẬP E-LEARNING
I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Chính sách của chính phủ không thể làm thay đổi được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

2. Chỉ có những người làm việc được trả lương mới được xếp vào nhóm “có việc làm”

3. Những người có việc nhưng tạm thời nghỉ việc thì không được xếp vào nhóm “có việc làm”

4. Sinh viên toàn thời gian và người nội trợ được xếp vào nhóm “thất nghiệp”

5. Bảo hiểm thất nghiệp làm giảm động lực của người thất nghiệp trong việc tìm kiếm và chấp nhận
công việc mới

6. Khi luật tiền lương tối thiểu bắt buộc tiền lương cao hơn mức lương cân bằng, nó làm giảm lượng
cung lao động vào tăng tượng cầu lao động so với mức cân bằng.

7. Công đoàn thường bị cho là nguyên nhân gây ra xung đột giữa các nhóm người lao động khác nhau
- giữa những người nội bộ nhận được lương công đoàn cao và những người bên ngoài không có việc
làm.

43
II. Trắc nghiệm
1. Khoảng thất nghiệp biến động từ tỷ lệ tự nhiên được gọi là
a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp cọ xát
d. Thất nghiệp chu kỳ
2. Thất nghiệp chu kỳ thể hiện
a. Mối quan hệ giữa khả năng thất nghiệp và thay đổi trong mức kinh nghiệm của người lao động
b. Số lần mà người lao động có việc trong cuộc đời của họ
c. Dao động từ năm này qua năm khác của thất nghiệp xung quanh tỷ lệ tự nhiên
d. Xu hướng dài hạn trong thất nghiệp
3. Ân làm việc bán thời gian. Dung vừa bị nghỉ việc tạm thời. Ai trong hai người được xếp
vào “có việc”
a. Chỉ có Ân
b. Chỉ có Dung
c. Cả Ân và Dung
d. Không phải Ân và Dung
4. Trung là sinh viên đại học và không có nhu cầu tìm việc. Trung được xem là
a. Thất nghiệp và nằm trong lực lượng lao động
b. Thất nghiệp nhưng không nằm trong lực lượng lao động
c. Nằm trong lực lượng lao động nhưng không thất nghiệp
d. Không nằm trong lực lượng lao động và không thất nghiệp
5. Nếu một người thất nghiệp từ bỏ tìm kiếm công việc thì khi những yếu tố khác không
đổi, tỷ lệ thất nghiệp
a. Giảm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng
b. Và tỷ lệ tham gia lao động đều giảm
c. Không bị ảnh hưởng và tỷ lệ tham gia lao động giảm
d. Và tỷ lệ tham gia lao động đều không bị ảnh hưởng
6. Giả sử một quốc gia có dân số trưởng thành là 46 triệu, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
là 75%, và tỷ lệ thất nghiệp là 8%. Có bao nhiêu người lao động thất nghiệp?
a. 2,54 triệu
b. 2,76 triệu
c. 3,68 triệu
d. 8 triệu
7. Giả sử dân số trưởng thành là 6 triệu người, số người có việc làm là 3,8 triệu và tỷ lệ
tham gia lực lượng là 70%. Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?
a. 6,7%
b. 9,5%
c. 10,5%
d. 28%
8. Phát biểu nào sau đây đúng?
a. BHTN làm tăng thất nghiệp cơ cấu bởi vì nó làm giảm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp
b. Hầu hết các nhà kinh tế nghi ngờ về giá trị của BHTN bởi vì họ tin rằng nó sẽ dẫn đến kết quả
tệ trong việc khớp nối người lao động với công việc phù hợp
c. Các nghiên cứu cho thấy khi người thất nghiệp không đủ tiêu chuẩn hưởng BHTN xác suất họ
tìm được việc tăng lên đáng kể
d. Tất cả các câu trên đều đúng
9. Câu nào sau đây không đúng?
a. Thất nghiệp cọ xát là kết quả của quá trình khớp nối người lao động và công việc
b. Thất nghiệp cơ cấu là kết quả khi số lượng công việc không đủ cho số lượng người lao động
c. Tiền lương tối thiểu là nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp
d. Khi luật tiền lương tối thiểu dẫn đến lương trên mức cân bằng cung cầu, làm dẫn đến lượng
cung lao động tăng lên và giảm lượng cầu lao động so với mức cân bằng

44
10. Công đoàn gây ra
a. Thất nghiệp cọ xát nhưng không gây ra thất nghiệp cơ cấu
b. Thất nghiệp cơ cấu nhưng không gây ra thất nghiệp cọ xát
c. Cả thất nghiệp cơ cấu và cọ xát
d. Không gây ra loại thất nghiệp nào cả
11. Nguyên nhân nào sau đây gây ra thất nghiệp có liên quan đến mức lương trên mức cân
bằng của thị trường?
a. Luật tiền lương tối thiểu
b. Công đoàn
c. Tiền lương hiệu quả
d. Tất cả nguyên nhân trên
12. Những người thất nghiệp do quá trình tìm việc được xếp vào
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp cọ xát
d. Lao động nản chí
13. Thất nghiệp do người lao động cần thời gian để tìm công việc phù hợp với mình nhất gọi là
a. Thất nghiệp cọ xát, tính vào thất nghiệp tự nhiên
b. Thất nghiệp cọ xát, không tính vào thất nghiệp tự nhiên
c. Thất nghiệp cơ cấu, tính vào thất nghiệp tự nhiên
d. Thất nghiệp cơ cấu, không tính vào thất nghiệp tự nhiên
14. Cho hình sau. Dựa vào hình trên, nếu chính phủ áp dụng tiền lương tối thiểu ở mức $4 thì
số người thất nghiệp sẽ tăng

a. 0 lao động
b. 2000 lao động
c. 3000 lao động
d. 4000 lao động
15. Khi công đoàn thương lượng thành công với chủ doanh nghiệp thì trong ngành công nghiệp
đó
a. Thất nghiệp và lương tăng
b. Thất nghiệp và lương giảm
c. Thất nghiệp giảm và lương tăng
d. Thất nghiệp tăng và lương giảm
16. Dữ kiện nào sau đây có thể làm giảm thất nghiệp cọ xát?
a. Chính phủ loại bỏ luật tiền lương tối thiểu
b. Chính phủ tăng ích lợi của BHTN
c. Luật mới cấm thành lập công đoàn
d. Nhiều người lao động hơn tải đơn xin việc lên trang web timviec.vn, và nhiều doanh nghiệp
hơn sử dụng trang web này để tìm người lao động phù hợp
e. Dịch chuyển khu vực xảy ra thường xuyên hơn
III. Bài tập

45
1. Bảng dữ liệu sau đây cung cấp số liệu thống kê về lao động của ba quốc gia. Điền dữ liệu còn
thiếu vào chỗ trống. Đơn vị: ngàn người

Quốc Dân số trưởng LLLĐ Có việc Thất Tỷ lệ thất Tỷ lệ tham gia lục lượng
gia thành nghiệp nghiệp lao động

Nhật 109,474 62,510 3,500


Bản
Pháp 26,870 2,577 57.41
Đức 70,159 39,591 9.69
2. Dân số trưởng thành bao gồm các nhóm người sau đây

Dân số tuổi trưởng thành 20.000


Người làm việc được trả lương 8.000
Người tự kinh doanh 1.600
Người làm việc không lương trong doanh nghiệp gia đình 1.000
Người tạm thời nghỉ việc do động đất 400
Người đang chờ được gọi lại làm việc sau khi bị cho nghỉ việc 200
Người không có việc, sẵn sàng làm việc và đang cố gắng tìm việc 1.400
Người không có việc, sẵn sàng làm việc nhưng không cố gắng tìm việc 780
Sinh viên toàn thời gian 3.000
Người nội trợ và người nghỉ hưu 3.620
Tính số người có việc làm, số người thất nghiệp, lực lượng lao động, số người nằm ngoài lực lượng
lao động, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

VẬN DỤNG - Nhận định sau đây đúng hay sai


1. Người lái đò bị mất việc sau khi một chiếc cầu mới được xây xong là thất nghiệp cơ cấu

2. Hoa là sinh viên năm nhất và làm công việc bán thời gian ở quán cafe. Hoa thuộc nhóm có việc làm
trong lực lượng lao động

3. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tạm thời

4. Doanh nghiệp A quyết định trả lương cho lao động cao hơn mức tiền lương cân bằng để nâng cao
năng suất lao động thì sẽ tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế
46
CHƯƠNG 6 - HỆ THỐNG TIỀN TỆ
A. Ý NGHĨA CỦA TIỀN TỆ
I. Tiền và chức năng của tiền
- Tiền là một loại tài sản trong nền kinh tế mà con người thường dùng để mua hàng hóa và dịch vụ từ
người khác
- Các chức năng cơ bản của tiền
+ Trung gian trao đổi: là thứ người mua đưa cho người bán khi họ muốn mua hàng hóa và
dịch vụ
+ Đơn vị tính toán: là thước đo con người sử dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ
+ Phương tiện lưu giữ giá trị: là thứ mà con người sử dụng để chuyển sức mua từ hiện tại
sang tương lai
II. Các hình thái tiền tệ
1. Tiền hàng hóa (hóa tệ): Hàng hóa làm vật trung gian cho mua bán
- Hóa tệ không phải kim loại: vỏ sò, muối, ….
- Hóa tệ kim loại: sắt, đồng, kẽm, …
- Đặc điểm
+ Giá trị của tiền = Giá trị của vật dùng làm tiền
+ Ngoài việc làm chức năng của tiền thì nó còn có chức năng sử dụng
2. Tiền quy ước (chỉ tệ): tiền lưu hành do chỉ thị (cho phép của chính phủ)
- Tiền kim loại
- Tiền giấy
- Đặc điểm: Giá trị ghi trên mặt đồng tiền chỉ là giá trị tượng trưng lớn hơn về giá trị của vật dùng làm
tiền; ngoài chức năng của tiền, chúng không còn có giá trị sử dụng nào khác nữa
III. Khối lượng tiền tệ (Cung tiền)
- Cung tiền (khối lượng tiền): là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế
MS = Tiền mặt ngoài ngân hàng (M0) + Khoản tiền gửi trong ngân hàng (D)
- Tính thanh khoản: là mức độ dễ dàng mà tài sản có thể được chuyển thành phương tiện thanh toán
(trung gian trao đổi) trong nền kinh tế
- Dựa vào tính thanh khoản, có 3 khối lượng tiền chủ yếu
+ Tiền M0 = tiền mặt
+ Tiền M1 (khối tiền giao dịch) = M0 + các khoản tiền gửi có thể viết séc + tiền gửi không kỳ
hạn
+ Tiền M2 = M1 + các khoản tiết kiệm kỳ hạn ngắn từ 12 tháng trở xuống
B. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
I. Ngân hàng trung ương (NHTW)
- Một định chế được thành lập để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết lượng tiền
trong nền kinh tế
- NHTW là ngân hàng của chính phủ
+ Thay mặt chính phủ phát hành tiền
+ Tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ
+ Thực hiện chính sách tiền tệ
- NHTW là ngân hàng của các NHTM
+ Quy định dự trữ bắt buộc
+ Cho ngân hàng thương mại vay tiền, hưởng lãi suất chiết khấu
- Kiểm soát các hoạt động của thị trường tài chính
II. Ngân hàng thương mại (NHTM)
- Ngân hàng thương mại: Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ hoạt động theo phương châm “đi vay để
cho vay”
- Nguyên tắc hoạt động: Với tổng số vốn huy động được trong mỗi thời kỳ NHTM phải dự trữ lại 1
phần, phần còn lại cho vay

47
C. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CUNG TIỀN
I. Dự trữ
- Trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, ngân hàng giữ lại một phần tiền gửi dưới dạng dự trữ và
cho vay số còn lại
- NHTW đặt ra dự trữ bắt buộc, là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà ngân hàng phải nắm giữ dựa vào số lượng
tiền gửi
Dự trữ bắt buộc (Rb) ¿ r b × D
- Ngân hàng có thể dự trữ lớn hơn mức dự trữ tối thiểu nếu muốn
Dự trữ tùy ý (Rt) ¿ r t × D
- Tỷ lệ dự trữ, R = tỷ phần tiền gửi mà ngân hàng giữ lại làm dự trữ
Tổng dự trữ (R) ¿ r × D
Tài khoản chữ T của ngân hàng
- Tài khoản chữ T: báo cáo kế toán được đơn giản hóa, cho biết tài sản và nợ của ngân hàng
- Ví dụ
Ngân hàng 1

Tài sản Nợ

Dự trữ $10 Tiền gửi $100

Cho vay $90


- Nợ của ngân hàng bao gồm tiền gửi, tài sản bao gồm dự trữ và khoản cho vay
- Trong ví dụ này, R = $10/$100 = 10%
II. Ngân hàng và cung tiền
- Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, tiền mặt là hình thức duy nhất của tiền
- Để hiểu sự ảnh hưởng của ngân hàng đến cung tiền, chúng ta tính cung tiền trong 3 trường hợp sau
+ Không có hệ thống ngân hàng
+ Hệ thống ngân hàng dự trữ 100%
+ Hệ thống ngân hàng dự trữ một phần
*TH1: Không có hệ thống ngân hàng
Công chúng giữ $100 tiền mặt
Cung tiền = $100

*TH2: Hệ thống ngân hàng dự trữ 100%


Ngân hàng 1

Tài sản Nợ

Dự trữ $10 Tiền gửi $100

Cho vay $0
- Khách hàng gửi $100 vào ngân hàng 1
- Ngân hàng 1 giữ 100% tiền gửi làm dự trữ
⇒ Cung tiền = tiền mặt + cho vay = $100
⇒ Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100% thì ngân hàng không ảnh hưởng đến cung tiền

*TH3: Hệ thống ngân hàng dự trữ một phần


Ngân hàng 1

Tài sản Nợ

Dự trữ $10 Tiền gửi $100

48
Cho vay $90
- Giả sử R = 10%. Ngân hàng giữ lại 10% tiền gửi làm dự trữ và cho vay hết số còn lại
⇒ Cung tiền = tiền mặt + cho vay = $100
⇒ Cung tiền = $190
Người gửi tiền có $100 trong tiền gửi
Người vay tiền có $90 tiền mặt
? Tại sao cung tiền lại tăng lên

- Ngân hàng tạo tiền khi có hoạt động cho vay


- Người vay tiền sẽ có
+ $90 tiền mặt (tài sản được tính trong cung tiền)
+ $90 tiền nợ phải trả
- Giả sử người đi vay gửi $90 vào ngân hàng 2

Nếu R (ra) = 10%, ngân hàng 2 sẽ cho vay 10% tiền gửi
- Giả sử người đi vay gửi $81 vào ngân hàng 3

Nếu R (ra) = 10%, ngân hàng 3 sẽ cho vay 10% tiền gửi
- Quá trình này cứ tiếp diễn, và tiền được tạo ra thông qua các khoản cho vay mới
Tiền gửi ban đầu = $100.00
NH1 cho vay = $90.00
NH2 cho vay = $81.00
NH3 cho vay = $72.90
...
Tổng cung tiền = $1000.00 → Trong ví dụ này, $100 dự trữ đã tạo ra được $1000 tiền gửi
*TRÊN THỰC TẾ: Hệ thống ngân hàng dự trữ một phần và công chúng có nắm giữ một phần tiền
mặt
- Với tiền cơ sở (B), công chúng quyết định tỷ lệ giữ lại tiền mặt và tiền gửi.
- Các ngân hàng để lại R làm dự trữ trên tổng tiền gửi (D), với R ≥ 𝑅𝑏
Cung tiền nền kinh tế: MS = Mo + D, với: B = Mo + R
NGÂN HÀNG TẠO RA TIỀN NHƯ THẾ NÀO?
Giả sử khoản tiền gửi mới là $100
Tỷ lệ dự trữ thực tế là 10%

49
*TH4: Hệ thống ngân hàng dự trữ một phần và công chúng có nắm giữ một phần tiền mặt
- Với tiền cơ sở (B), công chúng quyết định tỷ lệ giữ lại tiền mặt và tiền gửi
- Các ngân hàng để lại R làm dự trữ trên tổng tiền gửi (D), với R ≥ Rb
Cung tiền nền kinh tế: MS = M0 + D
Với B = tiền mặt ngoài ngân hàng (M0) + tiền dự trữ trong các ngân hàng (R)
IV. Số nhân tiền
- Số nhân tiền: hệ số cho biết khi khối tiền cơ sở thay đổi 1 đơn vị thì cung tiền thay đổi bao nhiêu
- Số nhân tiền 𝑚𝑀 ≤ 𝑚𝑏
- MS = mM x B
M0
+1
MS M 0 + D D S +1
- 𝒎𝑴 ¿ = = =
B M 0 + R M 0 R S+(r b +r t )
+
D D
D. CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CUNG TIỀN CỦA NHTW
I. Nghiệp vụ thị trường mở
- Thị trường mở: thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương sử dụng để mua bán trái phiếu chính
phủ
- Các tác động
+ Để tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu, trả tiền cho công chúng
…. một phần trong số tiền này được gửi vào ngân hàng, làm tăng dự trữ và số tiền cho vay,
dẫn đến cung tiền tăng lên
+ Để giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu, rút tiền ra khỏi lưu thông, và quá trình vận hành
ngược lại
II. Lãi suất chiết khẩu (id)
- Lãi suất chiết khấu: mức lãi suất NHTW đặt ra áp dụng cho NHTM khi các ngân hàng này vay tiền
từ NHTW
- Khi ngân hàng nhận thấy dự trữ giảm, ngân hàng có thể vay mượn từ NHTW
- Các tác động
+ Để làm tăng cung tiền: NHTW giảm lãi suất chiết khấu, khuyến khích ngân hàng vay nhiều
dự trữ hơn từ NHTW
+ Ngân hàng có thế cho vay nhiều hơn, làm tăng cung tiền

50
+ Đề làm giảm cung tiền: NHTW tăng lãi suất chiết khấu
III. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Quy định dự trữ bắt buộc (rb ): ảnh hưởng đến lượng tiền mà ngân hàng có thể tạo ra từ quá trình
cho vay
- Để tăng cung tiền: NHTW giảm rb. Ngân hàng tạo nhiều khoản vay từ mỗi đơn vị tiền dự trữ, làm
tăng số nhân tiền và cung tiền
- Để giảm cung tiền: NHTW tăng rb , và quá trình vận hành ngược lại

BÀI TẬP E-LEARNING


I. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Tiền cho phép con người chuyên môn hóa cái mà họ làm tốt nhất và nâng cao mức sống cho mọi
người.

2. Các ngân hàng không thể tác động đến cung tiền nếu họ giữ toàn bộ khoản tiền gửi dưới dạng dự
trữ

3. Nếu NHNN giảm lãi suất chiết khấu thì sẽ làm cung tiền tăng

4. Giả sử khi $100 khoản dự trữ mới được đưa vào hệ thống ngân hàng thì cung tiền tăng tối đa thêm
$625. Giả sử ngân hàng không nắm dự trữ dư (dự trữ tùy ý) va2 các hộ gia đình không nắm giữ tiền
mặt. Nếu dự trữ của tất cả các ngân hàng đạt mức $500 thì lúc này, tổng số tiền cho vay của tất cả các
ngân hàng là $2.625

5. Cung tiền của quốc gia A là $10.000 trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt
buộc giảm còn 10% thì cung tiền sẽ tăng không quá $9.000

II. Trắc nghiệm

51
1. Tiền
A. Là phương tiện dự trữ giá trị hoàn hảo
B. Là tài sản có tính thanh khoản cao nhất
C. Có giá trị thực chất cho dù ở dạng tiền nào đi nữa
D. Tất cả câu trên đều đúng
2. Các nền kinh tế không sử dụng tiền đòi hỏi
A. Sử dụng tiền pháp định.
B. Sử dụng tiền hàng hóa.
C. Sự trùng lặp kép về sở thích trong các giao dịch.
D. Tiền đóng vai trò là phương tiện cất trữ giá trị nhưng không phải là phương tiện trao đổi.
3. Khi nền kinh tế sử dụng bạc như tiền thì tiền của nền kinh tế đó
A. Được xem là phương tiện lưu giữ giá trị nhưng không phải là trung gian trao đổi
B. Được xem là trung gian trao đổi nhưng không là đơn vị tính toán
C. Là tiền pháp định
D. Có giá trị thực chất
4. Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
A. Là một thước đo quy ước để định giá cả.
B. Là sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
C. Là một thứ có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
D. Là một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung.
5. Trường hợp nào sau đây không nằm trong M1?
A. Tờ 50.000 đồng trong ví của bạn
B. 2 triệu đồng trong tài khoản ATM
C. 10 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm
D. Tất cả đều nằm trong khối tiền M1
6. Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, nếu công chúng quyết định giảm lượng tiền mặt mà
họ nắm giữ bằng cách tăng số tiền gửi trong tài khoản ATM, như vậy
A. M1 sẽ tăng
B. M1 sẽ giảm
C. M1 không thay đổi
D. M1 có thể tăng hay giảm
7. Một người chuyển 10 triệu đồng từ sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng sang sổ tiết kiệm không kỳ
hạn, khi đó:
A. M1 và M2 giảm.
B. M1 giảm và M2 tăng lên.
C. M1 giảm và M2 không thay đổi.
D. M1 tăng và M2 không thay đổi
8. Cơ sở tiền tệ (B) bằng
A. Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với dự trữ của các ngân hàng.
B. Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng.
C. M1.
D. Tổng tiền gửi ngân hàng.
9. Nếu R là tỷ lệ dự trữ cho tất cả các ngân hàng trong nền kinh tế, thì số nhân tiền là
A. 1/(1-R)
B. 1/ R
C. 1/(1+R)
D. (1+R)/R
10. Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ từ 4% lên 10% thì số nhân tiền
A. Giảm từ 25 xuống 10
B. Giảm từ 20 xuống 10
C. Tăng từ 10 lên 25
D. Tăng từ 10 đến 20
11. Với giả thiết tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, một ngân hàng nhận được khoản tiền gửi 100
triệu đồng sẽ có thể

52
A. Cho vay thêm 500 triệu đồng.
B. Cho vay thêm 100 triệu đồng.
C. Cho vay thêm 80 triệu đồng.
D. Cho vay thêm 20 triệu đồng.
12. Giả sử NHNN yêu cầu các NHTM giữ 10% số tiền gửi làm dự trữ. Một ngân hàng có $20.000
dự trữ dư và sau đó bán $9.000 trái phiếu chính phủ. Ngân hàng này có thể cho vay bao nhiêu
nếu chỉ giữ dự trữ bắt buộc
A. $29.000
B. $28.000
C. $19.000
D. $11.000
13. Nếu tỷ lệ dự trữ là 12.5% thì $5.600 có thể được tạo ra bởi
A. $64 dự trữ mới
B. $448 dự trữ mới
C. $700 dự trữ mới
D. $800 dự trữ mới
14. Xét một nền kinh tế không có rò rỉ tiền mặt ngoài ngân hàng. Nếu cung tiền tăng 400 triệu
đồng khi NHTW mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ, thì tỉ lệ dự trữ thực tế của các
NHTM phải là
A. 40%.
B. 25%.
C. 4%.
D. 2,5%.
Cho bảng cân đối của Ngân hàng A như sau (Bảng 1)
Ngân hàng A

Tài sản Nợ
Dự trữ $19.200 Tiền gửi $240.000
Cho $220.800
vay
15. Dựa vào Bảng 1, nếu ngân hàng A đã cho vay tất cả số tiền họ có thể từ tiền gửi thì tỷ lệ dự
trữ là
A. 5%
B. 8%
C. 8,42%
D. 95%
16. Dựa vào Bảng 1, giả sử Ngân hàng A và tất cả các ngân hàng khác đều có chung tỷ lệ dự trữ,
giá trị của số nhân tiền là
A. 5
B. 7,5
C. 10
D. 12,5
17. Dựa vào Bảng 1, nếu NHNN yêu cầu tỷ lệ dự trữ là 6% thì lượng dự trữ tùy ý của NH A là
A. $1.200
B. $2.400
C. $2.880
D. $4.800
18. Dựa vào Bảng 1, giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN là 6% và NH A tạo ra những khoản
cho vay mới để chỉ giữ tỷ lệ dự trữ 6%. Từ đó, ngân hàng không giữ dự trữ dư. Giả sử công
chúng không giữ tiền mặt mà chỉ có các khoản tiền gửi. Như vậy, cung tiền của nền kinh tế sẽ
tăng thêm bao nhiêu ?
A. $50.200
B. $72.000
C. $80.000
53
D. $106.000
19. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng thường giữ nhiều dự trữ hơn. Hành động này
A. Làm tăng số nhân tiền và tăng cung tiền
B. Giảm số nhân tiền và giảm cung tiền
C. Không làm thay đổi số nhân tiền, nhưng tăng cung tiền
D. Không làm thay đổi số nhân tiền, nhưng giảm cung tiền
20. Giá trị của số nhân tiền tăng khi
A. Các NHTM (NHTM) cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn.
B. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm và các NHTM luôn dự trữ đúng bằng mức bắt buộc.
C. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi giảm.
D. Tất cả các câu trên.
21. Hoạt động thị trường mở:
A. Liên quan đến việc NHTW mua và bán các trái phiếu công ty.
B. Liên quan đến việc NHTW mua và bán trái phiếu chính phủ.
C. Liên quan đến việc NHTW cho các ngân hàng thương mại vay tiền.
D. Liên quan đến việc NHTW kiểm soát tỷ giá hối đoái.
22. Khi thực hiện hoạt động mua trên thị trường mở, NHTW
A. Mua trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm tăng cung tiền
B. Mua trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm giảm cung tiền
C. Bán trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm tăng cung tiền
D. Bán trái phiếu chính phủ, và bằng cách này làm giảm cung tiền
23. Cung tiền tăng khi
A. Chính phủ tăng chi tiêu.
B. NHNN mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
C. Một người dân mua trái phiếu của FPT.
D .FPT bán cổ phiếu cho công chúng và sử dụng doanh thu để xây dựng một nhà máy mới.
24. Để tăng cung tiền thì NHNN có thể
A. Mua trái phiếu chính phủ hoặc tăng lãi suất chiết khấu
B. Mua trái phiếu chính phủ hoặc giảm lãi suất chiết khấu
C. Bán trái phiếu chính phủ hoặc tăng lãi suất chiết khấu
D. Bán trái phiếu chính phủ hoặc giảm lãi suất chiết khấu
25. Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ với trị giá là 1 triệu USD thì lượng cung tiền sẽ
A. Giảm đi 1 triệu USD.
B. Tăng thêm 1 triệu USD.
C. Giảm nhiều hơn 1 triệu USD.
D. Tăng nhiều hơn 1 triệu USD.
26. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân hàng không giữ dự trữ dư và công chúng chỉ có
tài khoản tiền gửi và không giữ tiền mặt. Khi NHNN bán $10 triệu trái phiếu cho công chúng thì
A. Dự trữ tăng thêm $1 triệu và cung tiền tăng thêm $10 triệu
B. Dự trữ tăng thêm $10 triệu và cung tiền tăng thêm $100 triệu
C. Dự trữ giảm đi $1 triệu và cung tiền tăng thêm $10 triệu
D. Dự trữ giảm đi $10 triệu và cung tiền giảm đi $100 triệu
VẬN DỤNG
Bài 1: Hãy giải thích giao dịch sau đây ảnh hưởng ra sao đến các khối lượng tiền M0 - M1 - M2
1. Một người chuyển 10 triệu từ tài khoản tiết kiệm có thời hạn sang tài khoản tiền gửi có thể viết séc

2. Nông dân gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ở cơ sở tín dụng nông thôn

54
3. Ngân hàng TW phát hành thêm tiền để đưa vào lưu thông trong dân chúng

Bài 2: Nền kinh tế có lượng tiền cơ sở là 300, tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2. Giả sử lúc đầu có tỷ
lệ dự trữ bắt buộc trong các NHTM là 6%, tỷ lệ dự trữ tùy ý là 4%
a. Tính giá trị của cung tiền
b. Khi chính phủ tăng dự trữ bắt buộc lên 12%, NHTM quyết định không dự trữ dư thì cung tiền
thay đổi như thế nào

Bài 3: Nền kinh tế Elmendyn có 2000 tờ 1 đô la


1. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu

2. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là
100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu

55
3. Nếu mn giữ lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, các ngân hàng dự trữ 100%, lượng
tiền sẽ là bao nhiêu

4. Nếu mn giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ là 10%,
lượng tiền sẽ là bao nhiêu

5. Nếu mn giữ khối lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau và các ngân hàng có tỷ lệ dự
trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu

Bài 4: Giả sử hệ thống có tổng dự trữ 100 tỷ, dự trữ bắt buộc 10%, các ngân hàng không có dự trữ dôi
ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt
a. Tính số nhân tiền và cung ứng tiền tệ
b. Nếu Fed tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20% thì dự trữ và cung ứng tiền tệ thay đổi như thế nào

Bài 5: Nhận định sau đây đúng hay sai


1. Để tăng cung tiền của nền kinh tế, chính phủ có thể điều chỉnh làm giảm tỷ lệ dự trữ dư trong các
ngân hàng

2. Khi lãi suất cho vay càng tăng, NHTM có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ dư
56
3. Phát hành thêm nhiều công trái xây dựng Tổ quốc là một công cụ làm tăng cung tiền của nền kinh

4. Mức dự trữ thấp nhất trong các NHTM là bằng tỷ lệ dự trữ tùy ý

5. Nếu tỷ lệ dự trữ trong hệ thống NHTM là 5%, lượng tiền gửi vào ngân hàng là $700, công chúng
không nắm giữ tiền mặt, cung tiền trong nền kinh tế là $1400

6. Nếu có một sự tăng lên trong dự trữ của các NHTM từ 10% lên 20%, điều này tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có thể vay được nhiều vốn hơn

57
CHƯƠNG 7 - TỐC ĐỘ TĂNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT
A. MỨC GIÁ VÀ GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN
- Khi mức giá tăng, người ta phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ được mua sắm
- Tăng trong mức giá nghĩa là giá trị của tiền sẽ thấp hơn bởi vì 1 đơn vị tiền mua được một lượng
hàng hóa và dịch vụ ít hơn
- Nếu P là mức giá, thì lượng hàng hóa và dịch vụ có thể được mua với $1 là 1/P
B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
I. Cung tiền, cầu tiền và cân bằng tiền tệ
- Giá trị của tiền được xác định bởi cung và cầu tiền
- Cung tiền (MS) do NHTW kiểm soát
+ Lượng cung tiền được cố định (cho đến khi NHTW quyết định thay đổi cung tiền)
=> Cung tiền là đường thẳng đứng
- Cầu tiền (MD) phản ánh giá trị của cải mà người dân muốn nắm giữ dưới dạng thanh khoản là
bao nhiêu
II. Cầu tiền
Phụ thuộc vào P: Tăng trong P làm giảm giá trị của tiền, vì vậy cần nhiều tiền hơn để mua
HH&DV  Lượng cầu tiền có mối quan hệ nghịch với giá trị tiền và thuận với P, nếu các yếu tố
khác không đổi
III. Mô hình cung tiền - cầu tiền

58
IV. Tác động của việc bơm tiền

V. Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền


- Sự phân đôi cổ điển phân chia các biến kinh tế thành 2 nhóm
+ Biến danh nghĩa: là các biến được đo lường bằng đơn vị tiền tệ
+ Biến thực: là các biến được đo lường bằng đơn vị vật chất
- Tính trung lập của tiền: Việc thay đổi tiền tệ không ảnh hưởng đến các biến thực. Tính trung lập
chỉ đúng đối với nền kinh tế dài hạn
C. TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN VÀ PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG
I. Vòng quay của tiền/ tốc độ chu chuyển
- Vòng quay của tiền: số lần tiền được thanh toán chuyển từ người này sang người khác
- Ta có: P x Y = GDP danh nghĩa
= (mức giá) x (GDP thực tế)
MS = Cung tiền ; V = vòng quay tiền
P ×Y
- Công thức: V =
MS
Ví dụ: Hàng hóa: pizza, năm 2006
Y = GDP thực tế = 3000 pizza
P = mức giá = mức giá của pizza = $10
P x Y = GDP danh nghĩa = giá trị của pizza= $30,000
M = cung tiền= $10,000
V = vòng quay tiền = $30,000/$10,000 = 3
Trung bình, mỗi đô la được sử dụng trong 3 lần giao dịch
II. Phương trình số lượng
Phương trình M x V = P x Y, liên quan đến lượng tiền, vòng quay tiền và giá trị bằng tiền của sản
lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
- V khá ổn định
- Vì vậy, thay đổi trong M dẫn đến GDP danh nghĩa (P xY) thay đổi cùng một tỷ lệ
- Thay đổi trong M không ảnh hưởng đến Y: tiền có tính trung lập, Y được xác định bởi nguồn lực
và công nghệ
- Vì vậy, P thay đổi cùng một tỷ lệ với PxY và M

59
- Tăng cung tiền nhanh chóng dẫn đến lạm phát cao
III. Quan hệ giữa tăng cung tiền và tăng giá

D. LẠM PHÁT
I. Khái niệm lạm phát
- Lạm phát là tự tăng lên liên tục của mức giá chung (P) theo thời gian
- Mức giá chung P: chỉ số chung về giá cả
- 2 chỉ số chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh GDP
- Giá trị thực của tiền: là lượng hàng hóa có thể mua được bằng 1 đơn vị tiền tệ = 1/P
II. Thuế lạm phát
- Thuế lạm phát: nguồn thu chính phủ có được từ việc in tiền
- In tiền dẫn đến lạm phát và nó như một loại thuế đánh vào người nắm giữ tiền
III. Lạm phát và lãi suất
- Lãi suất danh nghĩa (i): Là mức lãi suất được ấn định trên thị trường
- Lãi suất thực tế (r): Là mức lãi suất thực sự khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát
r = i - tỷ lệ lạm phát (gp )
Kết luận: i phản ánh lợi ích của người cho/gửi tiền.
Khi i> gp thì r > 0: người gửi tiền có lợi
Khi i < gp thì r < 0: người vay tiền có lợi
IV. Chi phí của lạm phát
- Nhận thức sai lầm về lạm phát
- Chi phí mòn giày
- Chi phí thực đơn
- Sự gia tăng biến động của mức giá tương đối
- Bóp méo thuế
- Khó khăn trong việc hạch toán chi phí
- Tái phân phối lại của cải

60
CHƯƠNG 8 - KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ
A. CÁC DÒNG HÀNG HÓA VÀ DÒNG VỐN QUỐC TẾ
I. Vai trò của xuất khẩu ròng
- Nền kinh tế mở: Nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác
- Xuất khẩu (EX): HH&DV sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài
- Nhập khẩu (IM): HH&DV sản xuất ở nước ngoài và được bán trong nước
- Xuất khẩu ròng (NX) = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu = NX – IM
- NX còn được gọi là cán cân thương mại
Bài tập: Những sự kiện sau ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu ròng của VN:
A. Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế (thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng)
B .Người tiêu dùng ở Úc ủng hộ hàng hóa “Made in Australia” để giữ việc làm cho người lao động
Úc
C. Giá hàng hóa được sản xuất tại Singapore tăng nhanh hơn giá hàng hóa được sản xuất tại VN
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến NX
- Sở thích của người tiêu dùng cho hàng hóa trong nước và nước ngoài
- Giá cả của hàng hóa trong nước và nước ngoài
- Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài
- Tỷ giá hối đoái mà theo đó ngoại tệ mua/ bán nội tệ
- Chi phí vận chuyển
- Chính sách của chính phủ
III. Thặng dư và thâm hụt thương mại
- NX đo lường sự không cân bằng trong thương mại của quốc gia trong mua bán HH&DV
- Thặng dư thương mại: Giá trị xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
- Thâm hụt thương mại: Giá trị nhập khẩu nhiều xuất khẩu
- Thương mại cân bằng: Khi xuất khẩu = nhập khẩu
IV. Mức độ mở cửa củng nền kinh tế Hoa Kỳ

V. Mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam

61
VI. Dòng vốn ra ròng
- Dòng vốn ra ròng (NCO
= Mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước - Mua sắm tài sản trong nước bởi người
nước ngoài
- NCO còn gọi là đầu tư nước ngoài ròng
VII. Dòng vốn (tiền)
- Dòng vốn ra nước ngoài được thực hiện dưới 2 hình thức
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư trong nước quản lý một cách chủ động việc đầu tư
nước ngoài
Ví dụ: Hoàng Anh Gia Lai đầu tư xây dựng cụm Công nghiệp mía đường tại Lào
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư trong nước mua cổ phiếu hoặc trái phiếu nước ngoài,
cung cấp “ vốn vay” cho doanh nghiệp nước ngoài
- NCO đo lường sự không cân bằng trong thương mại của quốc gia trong mua bán tài sản
+ Khi NCO > 0, “dòng vốn ra”
Mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước nhiều hơn mua sắm tài sản trong nước
của cư dân nước ngoài
+ Khi NCO < 0, “dòng vốn vào”
Mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước ít hơn mua sắm tài sản trong nước của cư
dân nước ngoài
VIII. Nhân tố ảnh hưởng tới NCO
- Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài
- Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước
- Các rủi ro nhận biết được về việc nắm giữa tài sản nước ngoài
- Các chính sách ảnh hưởng đến quyền sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản trong nước
IX. Sự ngang bằng của NX và NCO
- Đồng nhất thức hạch toán: NCO = NX. Luôn duy trì bởi vì mỗi giao dịch ảnh hưởng đến NX
cũng ảnh hưởng đến NCO một lượng tương ứng (và ngược lại)
- Khi người nước ngoài mua sắm hàng hóa từ Việt Nam: Xuất khẩu Việt Nam và NX tăng.
Người nước ngoài chi trả bằng tiền hoặc tài sản, vì vậy Việt Nam sở hữu một số tài sản nước ngoài,
dẫn đến NCO tăng
- Khi cư dân Việt Nam mua hàng hóa nước ngoài: Nhập khẩu Việt Nam và NX giảm. Cư dân
Việt Nam chi trả bằng tiền Việt Nam đồng hoặc tài sản, vì vậy quốc gia kia sở hữu một số tài sản
Việt Nam, dẫn đến NCO của VN giảm
X. Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ với các dòng vốn quôcs tế
Y = C + I + G + NX đồng nhất thức hạch toán
Y – C – G = I + NX
S = I + NX vì S = Y – C – G
S = I + NCO vì NX = NCO
- Khi S > I, dòng vốn dư ra chảy ra nước ngoài dưới dạng dòng vốn ra ròng dương
- Khi S < I, người nước ngoài tài trợ một số đầu tư trong nước, và NCO < 0
B. GIÁ CẢ CHO CÁC GIAO DỊCH QUỐC TẾ
I. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e)
- Là mức mà một người có thể mua bán một loại tiền tệ của một quốc gia với tiền tệ của quốc gia
khác
- e (ngoại tệ/nội tệ): 1VNĐ = 1/21.600 USD
II. Sự lên giá và mất giá
- Sự lên giá: Sự tăng giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được
- Sự mất giá: Sự giảm giá trị của một đồng tiền đo bằng số ngoại tệ mà nó có thể mua được
III. Tỷ giá hối đoái thực (ε ¿
 Là mức mà tại đó một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước này lấy hàng hóa và
dịch vụ của nước khác
e × P (USD /VNĐ) x VNĐ /đơn vị hàng hóaVN
ε= ¿ =
P (USD /đơn vị hàng hóa Mỹ)

62
USD /đơn vịhàng hóa VN
¿
USD/đơn vị hàng hóa Mỹ
Số lượng đơnvị hàng hóa Mỹ
¿
1 đơn vịhàng hóaVN
ε: tỷ giá hối đoái thực tế
e: tỷ giá hối đoái danh nghĩa
P: mức giá nội địa
P*: mức giá nước ngoài
Ví dụ
- Hàng hóa: Tô phở
- Giá tại VN: P = 42 000 VNĐ
- Giá tại Mỹ: P* = $ 10
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: 1/e = 21 000 VNĐ/USD
e×P 42 000 VNĐ 42 000 VNĐ
ε= ¿ = = =0 , 2(tô phở ở Mỹ /tô phở VN )
P 21 000 VNĐ/USD x $ 10 21 000 VNĐ /USD x $ 10
=> Lượng tiền mua 1 tô phở ở VN sẽ mua được 0,2 tô phở ở Mỹ
IV. Tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng
- Khi ε tăng  hàng nội trở nên đắt hơn một cách tương đối so với hàng ngoại
 dân cư mua nhiều hàng ngoại nhập khẩu (IM tăng) và người nước ngoài mua ít hàng
xuất khẩu (EX giảm)
 xuất khẩu ròng NX thấp (NX giảm)
- NX và ε biểu thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch: NX = NX (ε)
C. THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
I. Thị trường vốn vay
- Nhắc lại: S = I + NCO
- Cung vốn vay = tiết kiệm
- Một đơn vị tiền có thể được sử dụng để tài trợ
mua sắm vốn nội địa
mua sắm tài sản nước ngoài
- Vì vậy, cầu vốn vay = I + NCO
- Nhắc lại
S phụ thuộc và có quan hệ thuận với lãi suất thực, r
I phụ thuộc và có quan hệ nghịch với r
Vậy NCO phụ thuộc vào biến số nào?
II. NCO và lãi suất thực
- Lãi suất thực tế, r, là mức sinh lợi thực tế từ tài sản nội địa.
- Giảm trong r làm tài sản trong nước tương đối ít hấp dẫn
hơn so với tài sản nước ngoài.
- Người dân ở VN mua nhiều tài sản nước ngoài hơn
- Người dân nước ngoài mua ít tài sản VN hơn
- NCO tăng
III. Mô hình thị trường vốn vay

63
VẬN DỤNG
Thâm hụt ngân sách và dòng vốn
- Giả sử chính phủ bị thâm hụt ngân sách (trước đó ngân sách đang cân bằng)
- Sử dụng mô hình thích hợp để xác định các tác động đến lãi suất thực và dòng vốn ra ròng

D. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI


I. Thị trường ngoại hối
- Nhắc lại: NCO = NX
- Trong thị trường ngoại hối
NX là cầu của VN đồng, bởi vì người nước
ngoài cần tiền VN đồng để mua xuất khẩu ròng của
VN
NCO là cung của VN đồng, bởi vì cư dân VN
bán VN đồng để mua lượng tiền tệ nước ngoài mà họ
cần để mua tài sản nước ngoài
- Nhắc lại: tỷ giá hối đoái thực VN (ε) đo lường khối
lượng HH&DV nước ngoài dùng để trao đổi một đơn
vị HH&DV của VN
- ε là giá trị thực của VN đồng trong thị trường ngoại
hối
- Tăng trong ε làm hàng hóa VN đắt hơn đối với người nước ngoài (NNN), làm giảm nhu cầu của
NNN về hàng VN và VNĐ
- Tăng trong ε không ảnh hưởng đến tiết kiệm hay đầu tư, vì vậy nó không ảnh hưởng đến NCO
hay cung nội tệ.
- ε điều chỉnh để cung và cầu nội tệ trong thị trường ngoại hối bằng nhau
BÀI TẬP
Thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái, và NX
- Lúc đầu, ngân sách chính phủ cân bằng và thương mại cân bằng (NX=0)
- Giả sử chính phủ bị thâm hụt ngân sách. Như đã phân tích, r tăng và NCO giảm
- Thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực của VN và cán cân thương mại ntn?

64
II. Liên kết giữa lãi suất cà tỷ giá hối đoái

E. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ


I. Cân bằng trong nền kinh tế mở
Dòng vốn ra ròng: kết nối giữa hai thị trường
- Trong thị trường vốn vay, NCO là nguồn cầu
- Trong thị trường ngoại hối, NCO là nguồn cung nội tệ
- Nghĩa là, NCO là biến số kết nối hai thị trường này
- NCO được xác định bởi lãi suất thực
II. Cân bằng đồng thời cả 2 thị trường
- Lãi suất thực tế được xác định trong thị trường vốn vay
- Lãi suất thực xác định mức dòng vôn ra ròng
- Bởi vì NCO được trả bởi ngoại tệ nên lượng NCO xác định cung nội tệ
- Tỷ giá hối đoái thực cân bằng giúp lượng cung nội tệ và cầu nội tệ cân bằng
- Do đó, r và ε điều chỉnh đồng thời để cân bằng cung và cầu trong hai thị trường. Vì vậy, chúng
xác định mức tiết kiệm quốc gia, đầu tư nội địa, NCO và NX
F. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TỚI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA NỀN KINH TẾ
I. Tác động của các chính sách và sự kiện đến nền kinh tế mở
- Chính sách khuyến khích đầu tư
- Chính sách thương mại
- Bất ổn chính trị và tháo chạy vốn
65
II. Chính sách khuyến khích đầu tư
- Giả sử chính phủ thông qua chính sách khuyến khích đầu tư
- Sử dụng (các) mô hình thích hợp để xác định ảnh hưởng của chính sách này đến:
+ Lãi suất thực
+ Dòng vốn ra ròng
+ Tỷ giá hối đoái thực tế
+ Xuất khẩu ròng
- Đầu tư và cầu vốn vay tăng
 r tăng, dẫn đến NCO giảm

- Giảm trong NCO làm giảm cung VN đồng (nội tệ) trong thị trường ngoại hối.
- Tỷ giá hối đoái thực tế lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng

III. Chính sách thương mại


- Chính sách thương mại: chính sách của chính phủ mà ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng HH&DV
mà một quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu
- Ví dụ
+ Thuế quan
+ Hạn ngạch nhập khẩu
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
- Để giúp bảo vệ ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước, chính phủ đã áp dụng hạn ngạch nhập
khẩu lên xe ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản. Sử dụng mô hình thích hợp để phân tích ảnh hưởng của chính
sách này.
- Hạn ngạch nhập khẩu không ảnh hưởng đến tiết kiệm hay đầu tư, do đó, không ảnh hưởng đến NCO
(vì, NCO = S – I)

66
- Vì NCO không thay đổi nên đường cung không dịch chuyển
- Đường cầu dịch chuyển vì: tại mỗi giá trị của E, nhập khẩu xe
giảm, vì vậy xuất khẩu ròng tăng, D dịch chuyển sang phải
- Tại E1 , tồn tại dư cầu trong nền thị trường ngoại hối
- E tăng để đạt mức cân bằng
? Vậy, NX có thay đổi không?
- Nếu ε được duy trì tại mức ε 1, thì NX tăng và lượng cầu nội tệ sẽ
tăng
- Nhưng hạn ngạch nhập khẩu không ảnh hưởng đến NCO, do đó
lượng cung nội tệ được cố định
- Vì NX phải cân bằng với NCO, ε phải tăng đủ để giữ NX ở mức ban đầu
- Do đó, chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản không làm giảm thâm hụt thương mại
IV. Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn
- Năm 1994, bất ổn chính trị ở Mexico đã làm
thị trường tài chính thế giới căng thẳng.
+ Người dân lo ngại về sự an toàn của
tài sản ở Mexico mà họ sở hữu
+ Họ bắt đầu bán những tài sản này và
rút vốn ra khỏi Mexico
- Tháo chạy vốn: sự sụt giảm lớn và bất ngờ
của cầu tài sản ở một quốc gia
- Chúng ta sẽ phân tích bằng mô hình dưới
góc độ của Mexico
- Vì nhà đầu tư nước ngoài bán tài sản của họ
và rút vốn, NCO tăng ứng với mỗi giá trị của r
- Cầu vốn vay = I + NCO
- Tăng trong NCO làm tăng cầu vốn vay
- Giá trị r cân bằng và NCO cân bằng đều tăng

VÍ DỤ
Những sự kiện sau ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu ròng Việt Nam
1. Một số thị trường nhập khẩu của VN ở các quốc gia rời vào khủng hoảng kinh tế (thu nhập giảm, tỷ
lệ thất nghiệp tăng)

67
2. Người tiêu dùng ở VN ủng hộ hàng hóa “Made in Vietnam” để giữ việc làm cho lao động Việt

3. Trên thị trường Singapore, giá hàng hóa của Singapore tăng nhanh hơn giá hàng hóa Việt Nam

4. Một giáo sư nghệ thuật VN đi thăm các bảo thándg Châu Âu trong kỳ nghỉ hè

5. Chú bạn mua một chiếc xe ô tô mới của Nhật ở showroom Đà Nẵng

6. Cửa hàng quần áo ở Hà Lan xuất hiện một số bộ áo dài Thái Tuấn

7. Một công dân TQ đi mua hàng ở cửa hàng Lạng Sơn để tránh thuế GTGT của Trung Quốc

VÍ DỤ
Hoạt động sau ảnh hưởng ra sao đến dòng vốn ra/ vào của Việt Nam
1. Motorola (Mỹ) thành lập văn phòng ở Việt Nam

2. Harrod (London) bán cổ phiếu cho quỹ đầu tư Việt Nam

3. Việt Nam mở rộng nhà máy của mình ở Ohio (Mỹ)

4. Người dân Việt Nam chuyển tiền gửi VNĐ sang tiền gửi USD để đề phòng mất giá

68

You might also like