Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1: Nội dung cuộc cải cách của Minh Mạng

Lĩnh vực Nội dung


CT-HC - Đổi tên nước VN thành Đại Nam, củng cố địa vị của Nho giáo
*Về tổ chức bộ máy nhà nước:
- Chính quyền TW:
+ Kiện toàn các cơ quan văn phòng trực tiếp giúp vua (Văn thư phòng,
Hàn lâm viện, Cơ mật viện)
+ Các cơ quan chuyên trách (6 bộ) được quy định chặt chẽ, rõ rang về
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
+ Các cơ quan phụ trách chuyên môn khác (gọi chung là các nha) được
lập them, dưới nha gồm: phủ, tự, viện, giám, ty, cục
+ Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng (chế độ Kinh lược sứ)
- Địa phương:
+ Bỏ Bắc thành, Gia Định thành => chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ
Thừa Thiên (Kinh sư)
+ Hệ thống hành chính phân cấp gồm tỉnh, phủ, huyện hoặc châu,
tổng, xã
+ Cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm 2 ty là Bố chánh sứ ty (phụ trách đinh,
điền, hộ tịch) và Án sát sứ ty (coi về hình án)
- Ở miền núi:
+ Nhà Nguyễn thiết lập cấp tổng, xóa bỏ chế độ thổ quan
+ Lựa chọn những quan thanh liêm tài năng làm Thổ tri các châu,
huyện
+ Ban hành nhiều lệnh, dụ về chế độ Hồi Tị
Kinh tế - 1836, triển khai đo đạc lại ruộng đất ở Nam Bộ, lập sổ địa bạ. Khôi
phục chế độ ruộng đất công
- Quy định lại chính sách thuế đối với thuyền buôn nước ngoài nhằm
kiểm soát hoạt động thương mại và an ninh.
QP-AN -Quân đội được tổ chức theo phương châm “tinh nhuệ”,
-Học tập mô hình tổ chức và phiên chế của phương Tây.
-Phát triển lực lượng thủy quân, tăng cường xây dựng pháo đài, kiểm
soát trên biển
VH-GD - Chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo, cấm đoán Thiên
Chúa giáo
- Phật giáo và tín ngưỡng dân gian giữ vị trí quan trọng trong đời sống
nhân dân
- 1820, cho lập Quốc sử quán làm nhiệm vụ thu thập và biên soạn sách
sử
- 1822, mở lại các kì thi Hội, thi Đình, khuyến khích hoạt động giáo
dục Nho học

Câu 2: Nội dung cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

Lĩnh vực Nội dung


CT-HC - Vua trực tiếp điều khiển triều đình, chức Tể tướng và đại thần bị bãi
bỏ, bãi bỏ lệ ban quốc tính (ban họ vua)
- Vua LTT tổ chức tuyển chọn quan lại thông qua chế độ khoa cử Nho
học
- Ở địa phương, đặt ra chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã
quan thành xã trưởng
- 1466-1471, vua LTT cải cách hành chính quy mô lớn
+ Chính quyền TW:
 Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng Đế
 6 Bộ đảm trách những công việc chính của quốc gia
 Đặt thêm 6 Tự và 6 Khoa để hỗ trợ và giám sát 6 Bộ
 Có các hệ thống cơ quan văn phòng và cơ quan chuyên môn
+ Chính quyền địa phương:
 Cả nước được chia làm 12 đạo ( Thừa Tuyên). 1471 có thêm
thừa tuyên Quảng Nam
 Đứng đầu Thừa tuyên là các Tuyên phủ sứ
 Với các cơ quan chuyên môn: Thừa ty (dân sự), Đô ty (quân sự)
và Hiến ty (tư pháp)
- Kinh thành Thăng Long được gọi là phủ Trung Đô, về sau gọi là phủ
Phụng Thiên
- 1467, nhà vua ra lệnh các Thừa Tuyên vẽ bản đồ gửi về độ hộ
- 1490, Hồng Đức bản đồ sách ra đời
Quân sự - 1466, vua LTT cải tổ hệ thống quân đội
- Quân đội gồm 2 thứ quân: quân thường trực (cấm binh) bảo vệ kinh
thành và quân các đạo (ngoại binh) đóng ở các địa phương
- Ở các đạo gồm quân năm phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các
sở đội
- Đặt quân lệnh để tập trận, đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ
phục vụ quân đội
Kinh tế - 1477, vua LTT ban hành chính sách lộc điền và quân điền
- Thể lệ thuế khóa (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được
nhà nước quy định theo hạng
- Nhà nước đặt thêm nhiều chức quan mới để khuyến khích canh nông:
Hà đê quan và khuyến khích nông quan để quản lí đê điền, Đồn điền
quan để khuyến khích khẩn hoang, mở rộng diện tích.
Luật pháp - 1483, vua LTT cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng
Đức) gồm 722 điều với những điều luật quy định về hình sự, dân sự,
đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng
- Nhiều truyền thống, phong tục tốt đẹp được thể chế hóa thành các
điều luật.
VH-GD - Nho giáo được đặt thành hệ tư tưởng chính thống
- Giáo dục, khoa cử được chú trọng. Cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử
Giám, Nhà Thái học, mở rộng hệ thống trường học, định phép thi
Hương, thi Hội
- 1484, vua LTT dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh
các bậc trí thức

Câu 3: Theo em, cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại bài học gì cho cải
cách hành chính ở Việt Nam hiện nay?

- Nguyên tắc “trên dưới hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” mang lại hiệu
quả to lớn trong hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần tích cực chống quan
liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí.

- Bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm
minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng": vận dụng nguyên tắc này ban hành các
quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ viên chức, công chức, khuyến khích,
động viên làm tốt nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

- Luôn đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lí xã hội bằng pháp luật.
Luật pháp được ban hành đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, cụ thể để tất cả quan lại và nhân
dân dễ hiểu, dễ áp dụng và hạn chế được các hành vi "lách luật”. Qua đó, có thể
kiểm tra, giám sát, khen thưởng và xử phạt quan lại chính xác, hiệu quả.

- Cải cách được tiến hành từng bước từ trung ương đến địa phương và luôn kế thừa
cái cũ, tiến hành một cách thận trọng, từng bước củng cố và tăng cường chế độ
giám sát toàn bộ nền hành chính quốc gia, làm cho bộ máy hành chính hoạt động
hiệu quả, hạn chế bớt sự tha hoá.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân
chia tỉnh, huyện ngày nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ
trung ương đến địa phương.
Câu 4: Theo em, cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có những điểm tiến bộ
gì có thể vận dụng được trong bối cảnh hiện nay?

- Hoàn thiện, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc
biệt là chính quyền địa phương.

- Chu trọng tới nhân tố con người, năng lực chuyên môn, đạo đức công chức và
phương thức tuyển chọn tuỳ vào vị trí việc làm.

- Tạo hành lang pháp lí phù hợp cho cơ quan thực hiện chức năng giám sát hoạt
động .

- Chức luôn phải gắn liền với trách, phải tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các
cơ quan chuyên trách và có nhiều biện pháp để viên chức làm tròn trách nhiệm.

- Đặt chế độ thi tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch viên chức, công chức
một cách chặt chẽ, khoa học để phân loại, khen thưởng và kỉ luật hợp lí; sa thải
công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, có hành vi tham nhũng, vụ lợi khi thi hành
công vụ.

- Xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương có uy tín, gần dân,
chức trách của người quản lí không thể tách rời là mục đích mà tất cả các nhà nước
qua mọi thời đại đều hướng tới.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng phát huy bản sắc văn hoá
pháp lí dân tộc kết hợp với việc tiếp thu các giá trị, thành quả của khoa học pháp lí
hiện đại của nhân loại.

– Những tư tưởng pháp lí nhân đạo và các quy định cụ thể để bảo vệ phụ nữ, trẻ
em, người già, người tàn tật của bộ Luật Hồng Đức cho đến nay vẫn còn nguyên
giá trị.

Câu 5: Kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

- Kết quả:

+ Là một cuộc cải cách toàn diện về mọi mặt, trọng tâm là cải cách hành chính

+ Xây dựng được hệ thống hành chính thống nhất theo hướng tinh gọn, phân cấp,
minh bạch, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của nhà vua
- Ý nghĩa:

+ Các hoạt động kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hóa, giáo dục tiến bộ hơn so vs
các thời kì trước đã tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại. Đưa
chính quyền thời Lê đạt đến đỉnh cao

+ Nhà nước quân chủ thời Lê trở thành khuôn mẫu của Nhà nước phong kiến VN
từ XVI-XVIII

Câu 6: Kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách của Minh Mạng

- Kết quả:

+ Là cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa,
giáo dục đã tăng cường tính thống nhất của quốc gia

+ Với chế độ tập quyền chuyên chế => quyền lực của hoàng đế được củng cố,
chính quyền các cấp hoạt động có hiệu quả

- Ý nghĩa:

+ Đã tác động tích cực đến sự ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

+ Một số giá trị trong xây dựng mô hình cơ chế, đội ngũ quan lại đã để lại những
bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính VN hiện nay

You might also like