Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM


(HSX – VCB)
Ngày 29 tháng 4, 2014

BÁO CÁO LẦN ĐẦU: BÁN

Giá hiện tại (28/4/2014) (VND): 28.500 35 VCB VN Peer Index VNINDEX
Giá mục tiêu (VND): 23.000
30
Mã trên Bloomberg: VCB VN SGD: HSX
Ngành: Ngành ngân hàng 25
Beta: 1.02 20
Giá cao nhất/thấp nhất
32.000/23.300 15
52 tuần (VND)
Lượng cổ phiếu lưu hành 10
2.317
(triệu cổ phiếu)
5
Vốn hóa thị trường (tỷ
66.024 0
đồng)
Tỷ lệ cổ phiếu lưu hành -5
7,9%
tự do (%)
-10
KLGDBQ 12 tháng 610.000
KLGDBQ 12 tháng các NH -15
1.500.000
tương đương
Sở hữu nước ngoài (%) 20 Chúng tôi đưa ra phân tích báo cáo lần đầu về Ngân hàng TMCP
Tỷ lệ trả Ngoại thương Việt Nam (VCB) với khuyến nghị BÁN với dự đoán
Năm EPS
cổ tức giảm giá gần 20% dựa trên những luận điểm sau:
2013 12% 1.881
2012 10% 1.898  Triển vọng ngành ngân hàng, mặc dù được cải thiện do tác
2011 0% 2.131 động của Thông tư 09 nới lỏng các quy định về phân loại tài
NH
Chỉ số tài sản, vẫn còn nhiều khó khăn trong năm 2014 và 2015.
VCB tương VNI
chính  VCB xếp thứ 445 trong bảng xếp hạng 1000 ngân hàng tốt
đương
PE 18,0x 13,9x 13,8x nhất trên thế giới theo tạp chí “The Banker” và có giá trị vốn
P/B 1,53x 1,24x 2,0x
hóa lớn nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam. VCB có
ROE 10,3% 11,5% 14,7%
thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối rộng lớn.
Giới thiệu:  Mặc dù đã mất dần thị phần trong những năm gần đây vào
tay các ngân hàng nước ngoài, VCB hiện vẫn dẫn dầu thị
 VCB là ngân hàng thứ hai được thành lập tại Việt
trường trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán xuất
Nam (1963), có tiền thân là Cục Quản lý Ngoại nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối và kinh doanh thẻ.
hối thuộc NHNN.  VCB được đánh giá là ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro
 VCB cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tốt nhất và đã đặt mục tiêu sẽ tuân thủ Basel II năm 2018.
ngân hàng thương mại, dịch vụ ngân hàng đầu  Mô hình định giá dựa trên thu nhập thặng dư của chúng tôi
tư, quản lý quỹ, bảo hiểm, cho thuê tài chính, và
cho thấy cổ phiếu VCB đang cao hơn giá trị thực, và phương
pháp so sánh với các ngân hàng tương đương cũng cho thấy
bất động sản.
VCB đang giao dịch ở mức giá cao hơn các cổ phiếu ngân
 Ngân hàng hiện có mức vốn điều lệ là 23.174 tỷ hàng khác.
đồng, tổng tài sản 468.994 tỷ đồng, đứng thứ tư  Trong vòng 12 tháng qua, cổ phiếu VCB đã tăng giá tương tự
toàn ngành. các cổ phiếu ngân hàng tương đương, nhưng thấp hơn nhiều
so với VN Index.

Vui lòng đọc khuyến cáo sử dụng ở trang cuối

www.VPBS.com.vn Page | 1
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Nội dung
I. PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG 3

TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM 3


TRIỂN VỌNG NGÀNH 5

II. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG VCB 9


MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG 9

LỊCH SỬ NGÂN HÀNG 10

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 13

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN ĐIỀU HÀNH 13

III.CHIẾN LƢỢC KINH DOANH 14

IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 16

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 16

KẾT QUẢ KINH DOANH 26

V. PHÂN TÍCH CAMELS 31

C- Vốn 31

A - Chất lƣợng tài sản 31

M – Khả năng quản lý 31

E- Lợi nhuận 32

L – Thanh khoản 33

VI. CÁC GIẢ ĐỊNH DỰ BÁO 34

GIẢ ĐỊNH VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 34

GIẢ ĐỊNH VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH 37

VII.MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ 38

VIII.PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY 42

IX. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 43

www.VPBS.com.vn Page | 2
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

I. PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG


TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
Đặc điểm nổi bật của ngành ngân hàng Việt Nam là có số lƣợng thành
viên lớn và mỗi thành viên có quy mô tƣơng đối nhỏ. Mới thực sự bắt đầu
phát triển từ năm 1990 khởi nguồn từ hệ thống một ngân hàng độc nhất, đến
nay ngành ngân hàng Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống đông đảo các
tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Hiện tại hệ thống
bao gồm năm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 33 ngân hàng
thương mại cổ phần (NHTMCP), bốn ngân hàng liên doanh (NHLD), năm ngân
hàng 100% vốn nước ngoài và 100 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng
nước ngoài (NHNNg), 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, và
gần 1.100 quỹ tín dụng. Ngân hàng lớn nhất xét trên tổng tài sản là Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), xét trên tổng vốn điều lệ là
Ngân hàng Công thương (Vietinbank-CTG), đứng đầu vốn hóa thị trường hiện
tại là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank-VCB). Mặc dù đã phát triển vượt
bậc, quy mô các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng
trong khu vực.

Ngành ngân hàng đã tăng trƣởng ấn tƣợng trong giai đoạn 2000 –
2010. Tính từ năm 2000 đến năm 2012, huy động và tín dụng tăng trưởng với
tốc độ trung bình gộp (CAGR) lần lượt là 28,87% và 28,28%. Tăng trưởng nóng
nhất diễn ra trong giai đoạn giai đọan từ năm 2002 đến năm 2007, với tốc độ
tăng trưởng huy động và tín dụng đạt tới CAGR là 37,5% và 35,8% mỗi năm.
Sự tăng trưởng này đạt đỉnh vào năm 2007 ở mức 51,49% đối với huy động và
53,89% đối với tín dụng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ba năm trở lại đây đã
giảm đáng kể.
Tăng trƣởng Huy động và Tín dụng giai đoạn 2000-2013

60%
53,9%
50%
Huy động
40% 41,6%
39,6%

31,6% 32,4%
30% 28,4% Tín dụng
25.5% 25,4%
20% 21,4% 22,2%
14,4% 12,5%
10% 8,4% 8,5% 9,1%
6,9% 7,1% 7,3% 7,8% 8,2% 6,3% 6,8% GDP
5,3% 6,0% 5,0% 5,4%
0%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: IFS

Ngành ngân hàng có cấu trúc vừa tập trung vừa phân tán. Trong khi bốn
NHTMNN lớn nhất có được hơn một nửa thị phần, các NHTMCP, các ngân hàng
nước ngoài, và các tổ chức tài chính khác phải tranh nhau nửa miếng bánh còn
lại. Tuy nhiên, các NHTMNN đang mất dần thị phần vào tay các NHTMCP qua
các năm. Trong năm năm gần đây, NHTMCP đã giành được hơn 15% thị phần
huy động vốn và 7% thị phần tín dụng từ các NHTMNN.

www.VPBS.com.vn Page | 3
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Thị phần Tín dụng (%) Thị phần tín dụng - 2013

NHTMNN NHTMCP NHLD, NHNNg Khác

Agribank
13,6%
9,2 11 9,1 9 8,6 8,5

NH khác BID
27,7 26,5 37,3%
32,0 35,1 35,5 34,8 11,6%
CTG
11,2%

VPB
1,5%
59,3 58,1 54,1 51,4 51,3 51,8
TCB VCB
2,0% ACB EIB STB 8,1%
SHB 3,1% 3,2% 3,3%
MBB 2,6%
2,5%

Nguồn: VNEconomy, VPBS tổng hợp

Tỷ lệ thâm nhập thị trƣờng thấp khiến ngành ngân hàng ở Việt Nam hấp
dẫn trong dài hạn với nhu cầu ngày càng tăng của dịch vụ tài chính cá
nhân. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối của ngành ngân hàng như chi
nhánh, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM), tài khoản, thẻ ngân hàng
đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực đô
thị và các thành phố lớn. Theo kết quả một cuộc điều tra gần đây của ngân
hàng Thế giới (2011), tại Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành có một tài khoản
ngân hàng chính thống là 21%, có thẻ tín dụng là 1%, và có một khoản nợ có
thế chấp là 3%. Các tỷ lệ này tương đối thấp so với các nước trong khu vực.

Nợ xấu tăng và các chuẩn mực kế toán thiếu rõ ràng về phân loại nợ
vẫn sẽ là một vấn đề khó khăn đối với ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại
thời điểm cuối tháng 12 năm 2013 của toàn ngành do NHNN chính thức công bố
là 3,79%. Sau rất nhiều nỗ lực của chính phủ và NHNN trong việc xử lý nợ xấu,
tỷ lệ này đã giảm đáng kể từ mức đỉnh 4,93% cuối tháng 9 năm 2012. Vấn đề
nằm ở chỗ con số này được công nhận rộng rãi là thấp hơn thực tế. NHNN gần
đây đã thừa nhận rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có thể lên đến 9%
nếu như NHNN không cho phép giữ nguyên nhóm đối với hơn 300 nghìn tỷ
đồng nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN. Trong báo cáo
tháng 2 năm 2014, Moody cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt
Nam phải lên tới 15%. Có sự khác biệt lớn giữa các con số này là do sự khác
biệt trong các chuẩn mực kế toán và phương pháp phân loại nợ. Phần lớn các
ngân hàng Việt Nam vẫn đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng, trong
khi thông lệ quốc tế yêu cầu phân loại nợ theo phương pháp định tính, vốn là
phương pháp khắt khe hơn trong hai phương pháp.

Vai trò của Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam
(VAMC) trong việc xử lý nợ xấu vẫn chƣa chắc chắn. VAMC (vốn điều lệ
500 tỷ đồng) được thành lập vào tháng 7 năm 2013 với nhiệm vụ xử lý nợ xấu

www.VPBS.com.vn Page | 4
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

của toàn hệ thống ngân hàng. Năm 2013 VAMC đã mua 39 nghìn tỷ đồng nợ
xấu, chiếm khoảng gần 40% tổng nợ xấu toàn hệ thống, bằng cách phát hành
trái phiếu đặc biệt. Các trái phiếu này có kỳ hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng
0%. Các tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho VAMC sẽ phải trích lập một khoản dự
phòng tương đương 20% mệnh giá trái phiếu đặc biệt mỗi năm, qua đó làm
giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng có thể sử dụng trái phiếu đặc
biệt này làm tài sản đảm bảo để vay tái cấp vốn từ NHNN, với mức vay tái cấp
vốn không quá 70% mệnh giá. VAMC sẽ chuyển lại số tiền thu hồi được từ
khoản nợ xấu (hoặc chính khoản nợ xấu nếu không xử lý được) cho ngân hàng
khi trái phiếu đáo hạn. Với cơ chế này, trái phiếu đặc biệt của VAMC chỉ cho
ngân hàng thêm thời gian nhưng không thực sự xử lý nợ xấu một cách triệt để.
Gần đây NHNN đã có một số động thái để tạo điều kiện cho việc bán lại và
thanh lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu cho các nhà đầu tư quan tâm.
Những động thái này sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của VAMC.

TRIỂN VỌNG NGÀNH


Cập nhật và phân tích tác động của một số quy định mới

 Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ký ngày 31.01.2013, đã đưa ra các quy định


chặt chẽ hơn về việc phân loại tài sản và trích lập dự phòng, và được kỳ
Thông tƣ 09 và Nghị định vọng là sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng minh bạch hơn và bức tranh
01 đã có tác động tích nợ xấu của các ngân hàng và toàn hệ thống ngân hàng sẽ được phản ánh
cực lên ngành ngân trung thực hơn. Sau khi bị trì hoãn một năm, NHNN đã tái khẳng định sẽ
hàng.
không trì hoãn việc áp dụng Thông tư 02 về phân loại nợ thêm nữa. Điều
này có nghĩa các ngân hàng sẽ bắt đầu phân loại nợ theo quy định mới từ 1
tháng 6 năm 2014. Tuy nhiên Thông tư 02 đã được sửa đổi bằng Thông tư
09 theo hướng nới lỏng quy định phân loại nợ. Sự sửa đổi này thực chất đã
thêm một lần nữa trì hoãn hiệu lực của một số điều khoản quan trọng nhất
trong Thông tư 02. Mặc dù sự trì hoãn lần thứ hai này được các ngân hàng
kỳ vọng và đánh giá cao, nhưng dường như nó đã làm tổn thương niềm tin
vào hiệu lực của các chính sách điều hành.
 Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN, ký ngày 18.03.2014 đã bổ sung và sửa đổi
một số quy định quan trọng trong Thông tư 02. Một số điểm sửa đổi quan
trọng bao gồm:
(1) Trì hoãn lại việc các tổ chức tín dụng phải thực hiện quy định điều chỉnh
kết quả phân loại nợ theo phân loại của Trung tâm Thông tin Tín dụng
(CIC) từ 01.06.2014 đến 31.12.2014.
(2) Đưa ra các quy định liên quan đến các khoản nợ cơ cấu lại, có hiệu lực
từ 20.03.2014 đến 01.04.2015, để thay thế cho Quyết định 780/QĐ-
NHNN sẽ hết hiệu lực từ 01.06.2014. Mặc dù gia hạn thêm hơn một năm
cho các khoản nợ cơ cấu lại được giữ nguyên nhóm nợ, Thông tư 09
cũng đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về vấn đền này. Cụ thể, các
khoản nợ chỉ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ một lần, phòng tránh việc các
khoản nợ xấu tiềm ẩn được gia hạn nhiều lần.
(3) Các tài sản đảm bảo có giá trị lớn phải được các tổ chức có chức năng
thẩm định giá theo quy định của pháp luật định giá và kết quả định giá
chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng.
(4) Các khoản nợ vi phạm Luật các tổ chức tín dụng sau khi bị phát hiện và
các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra phải được phân loại tối

www.VPBS.com.vn Page | 5
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

thiểu vào nhóm 3. Các khoản nợ này sẽ được phân loại xuống nhóm 4,
nhóm 5 tùy theo thời gian quá hạn.
(5) Các tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với trái
phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.
Những sửa đổi này sẽ giúp việc phân loại tài sản của các ngân hàng trở
nên dễ dàng hơn, và giảm con số nợ xấu báo cáo. Cụ thể, các ngân hàng
TMCP có khối lượng lớn các khoản vay cho các công ty sân sau (vi phạm
các Điều 126, 127, và 128 của Luật các tổ chức tín dụng), chừng nào
chưa bị phát hiện, sẽ vẫn có thời gian để giải quyết vấn đề này nhằm
trách phải phân loại các khoản cho vay này vào nợ xấu. Và các khoản
vay ngắn hạn được phép tái cơ cấu thành các khoản vay có kỳ hạn dài
hơn, miễn sao các tỷ lệ an toàn được đảm bảo. Ngay cả khi phải áp dụng
việc phân loại nợ theo kết quả phân loại nợ của CIC đầu năm sau, các
ngân hàng vẫn còn ba tháng để tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu các
khoản nợ để tránh làm tăng nợ xấu.

Trong ngắn hạn, việc giảm nhẹ các yêu cầu báo cáo tỷ lệ nợ xấu sẽ giúp
ngân hàng gia tăng tín dụng, giảm trích lập dự phòng, qua đó cải thiện lợi
nhuận. Tuy nhiên, các sửa đổi trong Thông tư 09 sẽ không tránh khỏi kéo
dài quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, là yếu tố rất quan trọng đối với
triển vọng dài hạn của ngành ngân hàng.

 Nghị định 01/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20 tháng 2 năm 2014 cho
phép một nhà đầu tư chiến lược sở hữu đến 20% cổ phần của tổ chức tín
dụng nhỏ và đang gặp khó khăn, thậm chí nhiều hơn nếu được sự chấp
thuận của Thủ tướng, tăng so với mức 15% trước đó. Nguồn vốn ngoại được
kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình tài chính của các ngân hàng, và sự tăng
cường tham gia của các ngân hàng nước ngoài sẽ dẫn đến chuyển giao công
nghệ và kinh nghiệm để cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
Việt Nam.
 Nghị quyết số 15/NQ-CP: về việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái
vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, có nhiều quy định mới giúp
cho việc thực hiện quá trình này sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều. Đối với
ngành ngân hàng, Nghị quyết này nêu rõ Nhà nước vẫn sẽ duy trì tỷ lệ sở
hữu ở các ngân hàng TMCPNN không dưới 65%, ngoại trừ Vietinbank. Với tỷ
lệ sở hữu của Nhà nước hiện nay tại các ngân hàng còn khá cao: Vietinbank
(64,5%), BIDV (95,8%), VCB (77,1%) và MHB (91%), chúng ta có thể dự
đoán Nhà nước sẽ tiếp tục thoái vốn tại các ngân hàng TMCPNN, đặc biệt là
tại BIDV.
Nghị quyết này cũng đưa ra các biện pháp để khuyến khích các tổng công ty
nhà nước thoái vốn đầu tư tại các ngân hàng, ví dụ như cho phép bán với
giá thấp hơn giá trị sổ sách, chào bán ra công chúng cổ phiếu ngân hàng.
Số cổ phần này cũng có thể sẽ được các ngân hàng thương mại nhà nước
mua lại, hoặc chuyển quyền sở hữu về cho NHNN quản lý. Trong trường hợp
các biện pháp trên đã được áp dụng nhưng không thành công, SCIC sẽ xem
xét mua lại lượng vốn này.
 Sửa đổi Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN: NHNN đang hoàn thiện để ban hành
thông tư thay thế Thông tư 13, quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của các tổ chức tín dụng. So với Thông tư 13, các quy định trong

www.VPBS.com.vn Page | 6
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

thông tư mới sẽ chặt chẽ hơn. Một số quy định quan trọng trong dự thảo
mới là:
(1) Tín dụng cấp cho cổ đông sáng lập và cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% cổ
phần) của ngân hàng và các bên liên quan không được quá 5% vốn điều
lệ ngân hàng và không quá phần vốn góp của các cổ đông sáng lập và
cổ đông lớn.
(2) Các cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% cổ phần), cố đông sáng lập của ngân
hàng không được vay vốn của ngân hàng để đầu tư cổ phiếu.
(3) Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh
doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào của tổ
chức tín dụng khác hoặc trên cơ sở đảm bảo bằng cổ phiếu của tổ chức
tín dụng khác.
(4) Tổ chức tín dụng phải báo cáo giá trị vốn điều lệ và yêu cầu cổ đông,
chủ sở hữu phải góp bổ sung vốn nếu giá trị thực của vốn điều lệ giảm
thấp hơn mức vốn pháp định.
(5) Một số tỷ lệ quan trọng:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR là 9%
- Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động LDR tối đa là 85%
- Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa là 30%
- Trọng số rủi ro đối với các khoản vay đầu tư chứng khoán và bất
động sản giảm từ 250% xuống còn 150%

Thông tư mới được kỳ vọng sẽ cải thiện tình trạng sở hữu chéo, nâng cao chất
lượng vốn của các tổ chức tín dụng, và làm cho hoạt động của hệ thống ngân
hàng thận trọng hơn.

Thêm nhiều thƣơng vụ mua bán và sáp nhập tự nguyện

Trong hai năm vừa qua, đã có nhiều vụ mua bán, sáp nhập (M&A), và tái cấu
trúc ngân hàng. Đây là những ngân hàng yếu kém cần được xử lý ngay lập tức,
chẳng hạn như vụ Ficombank và Ngân hàng Tín Nghĩa sáp nhập vào Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (SCB); vụ Habubank sáp nhập vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà
Nội (SHB); vụ sáp nhập Ngân hàng Phương Tây vào Công ty Tài chính Dầu khí
(PVFC). Ngành ngân hàng sẽ chứng kiến thêm nhiều thương vụ mua bán và sáp
nhập tự nguyện trong năm tới. Có nhiều động lực để các ngân hàng sáp nhập,
trong đó áp lực phải thoái vốn khỏi ngành ngân hàng của các công ty tập đoàn
nhà nước trong giai đoạn 2014-2015 và sự thiếu vốn ở nhiều ngân hàng nhỏ là
hai nguyên nhân chủ đạo. Tính từ đầu năm 2014, đã có năm thương vụ M&A
được công bố với mức độ công bố thông tin khác nhau.
- Cuộc họp Đại hội Cổ đông năm 2014 của ngân hàng Sacombank (STB)
đã phê duyệt chủ trương sáp nhập với ngân hàng Phương Nam (PNB).
Quy mô của PNB (4.000 tỷ đồng) chưa bằng một phần ba quy mô của
STB xét trên vốn điều lệ, và PNB cũng là ngân hàng hoạt động kém hiệu
quả hơn STB rất nhiều. Có nhiều nguồn tin nói rằng PNB đã tự nguyện
tiếp cận STB để xin sáp nhập vì PNB không thể tự tái cơ cấu.
- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) được cho là sẽ sáp
nhập vào ngân hàng Vietinbank (CTG) thông qua hoán đổi cổ phiếu với
tỷ lệ không thấp hơn 0,82 cổ phiếu PG Bank cho 1 cổ phiếu CTG, tương
đương với mức giá tối đa là 13.612 đồng cho mỗi cổ phiếu PG Bank.
Thương vụ sáp nhập này có vẻ là sự hỗ trơ của CTG cho PG Bank hơn là

www.VPBS.com.vn Page | 7
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

một khoản đầu tư, nhất là sau khi sáp nhập, PG Bank vẫn giữ nguyên
hình thức tổ chức và thương hiệu, trở thành đơn vị thành viên trực thuộc
Vietinbank, mô hình ngân hàng trong ngân hàng. Hiện tại Petrolimex là
cổ đông lớn nhất của PG Bank, sở hữu 40% cổ phần tại ngân hàng này.
Theo lộ trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, Petrolimex sẽ phải
thoái vốn tại các khoản đầu tư ngoài ngành, trong đó bao gồm cả phần
vốn tại PG Bank.
- Ngân hàng TMCP Hàng hải (MBS) và ngân hàng TMCP Phát triển Mê
Kông (MDB) sẽ sớm sáp nhập. Phương án sáp nhập đã được NHNN chấp
thuận về mặt chủ trương. Hiện tại MSB đang nắm giữu 10,16% cổ phần
của MDB.
- Vietcombank cũng đề cập đến khả năng sẽ sáp nhập với một tổ chức tín
dụng khác trong tương lai khi điều kiện cho phép. Tuy nhiên, thông tin
về ngân hàng được sáp nhập vẫn chưa được tiết lộ.
- HĐQT ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) đã đề xuất nhận sáp nhập
một công ty tài chính. Đây là một bước đi chiến lược nhằm mục đích
phát triển mảng dịch vụ ngân hàng tiêu dùng của SHB. Tuy nhiên, thông
tin về công ty được sáp nhập vẫn chưa được xác định.

www.VPBS.com.vn Page | 8
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

II. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG VCB


Vietcombank (VCB) là ngân hàng lớn thứ tư trong hệ thống các ngân hàng Việt
Nam đánh giá qua các chỉ tiêu tổng tài sản, tín dụng, huy động, và mạng lưới
hoạt động. Tuy nhiên VCB lại là ngân hàng đứng đầu về thị phần kinh doanh
ngoại tệ, thanh toán quốc tế, và hoạt động kinh doanh thẻ.

MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG

VCB hiện được tổ chức hoạt động theo mô hình trong đó ngân hàng thương mại
giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chính, hoạt động như một công ty
mẹ; các hoạt động tài chính và phi tài chính khác có vai trò như các công ty
con.
Ngân hàng thƣơng mại

Đối với hoạt động ngân hàng thương mại, VCB cung các dịch vụ chính sau:

- Huy động vốn


- Cung cấp tín dụng
- Dịch vụ bảo lãnh
- Dịch vụ thanh toán quốc tế
- Dịch vụ thẻ
- Kinh doanh ngoại tệ
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Kinh doanh ngoại tệ

www.VPBS.com.vn Page | 9
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

- Đầu tư chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, và các khoản đầu tư dài hạn vào
công ty con và công ty liên kết.

Ngân hàng đầu tƣ

- Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) với 700 tỷ đồng vốn điều lệ là
công ty con 100% thuộc sở hữu của VCB, cung cấp các dịch vụ ngân hàng
đầu tư, môi giới, nghiên cứu, bảo lãnh phát hành, và tự doanh chứng khoán
- Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank (VCBF)
là một liên doanh giữa Vietcombank và tập đoàn đầu tư đa quốc gia Franklin
Templeton Investment (FTI), hoạt động trong lĩnh vực tạo lập và quản lý
quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư. Tính đến 31.12.2013, VCB đã góp
28,05 tỷ đồng, chiếm 51% tổng vốn góp của VCBF.

Dịch vụ tài chính khác

- Công ty cho thuê tài chính Vietcombank (VCBL) với 500 tỷ đồng vốn điều lệ,
là công ty 100% thuộc sở hữu của VCB, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê
tài chính.
- Công ty tài chính Việt Nam tại Hồng Kông (VINAFICO) là công ty con do
VCB sở hữu 100%, cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi, tín dụng, thanh toán, và
chuyển tiền.
- Công ty chuyển tiền Vietcombank (VCB Money) là công ty cổ phần do VCB
nắm giữ 75% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền từ Mỹ về Việt
Nam.

Bảo hiểm

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI), với vốn điều lệ
270 tỷ đồng là công ty liên doanh giữa VCB (45%), BNP Paribas Cardif (43%)
và Seabank (12%), hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và chuyên về
phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.

Bất động sản


Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại VCB hiện tại tập trung vào mảng cho thuê
văn phòng, với ba công ty con hoạt động trong lĩnh vực này: (1) Công ty TNHH
Cao Ốc Vietcombank, (2) Công ty TNHH Vietcombank Bonday – Bến Thành, (3)
Công ty TNHH Vietcombank – Bonday.

LỊCH SỬ NGÂN HÀNG


Vietcombank tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt
nam được thành lập ngày 20.01.1955. Năm 1961, Sở Quản lý ngoại hối được
đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cơ quan này
có chức năng tham mưu, nghiên cứ chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực
ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một
ngân hàng thương mại đối ngoại. Ngày 01.04.1963, Vietcombank chính thức
khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30.10.1962 trên cơ sở
tách ra từ Cục Ngoại hối. Sinh ra trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, VCB
đã trở thành ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần
xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ cho chiến trường
miền Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, chức năng chính của VCB
là: (1) Nắm giữ ngoại hối của quốc gia, (2) thanh toán quốc tế, (3) cung ứng
tín dụng xuất nhập khẩu. Năm 1977, VCB mở rộng mạng lưới và mở ba chi

www.VPBS.com.vn Page | 10
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

nhánh đầu tiên tại Hải Phòng, Đà Nẵng, và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại,
ngân hàng đã có 79 chi nhánh, 308 phòng giao dịch, và 13.864 nhân viên hoạt
động trên khắp cả nước.

Theo quyết định số 403 – CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày
14.11.1990, VCB đã chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh đối ngoại
trở thành một ngân hàng thương mại nhà nước, hoạt động tương tự như những
tổ chức tín dụng khác. VCB cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai hiệu quả Đề
án tái cơ cấu với trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành,
đổi mới công nghệ nhằm cung cấp tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.

VCB là ngân hàng tiên phong trong qua trình cổ phần hóa và đã thực hiện
thành công phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26.12.2007. VCB
đã phát hành 97,5 triệu cổ phiếu cho 8.792 nhà đầu tư, với mức giá bán trung
bình 107.600 đồng mỗi cổ phiếu, gấp gần 11 lần mệnh giá, thu về 10.516 tỷ
đồng. Ngày 02.06.2008, VCB đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng
thương mại cổ phần. Ngày 30.06.2009, VCB niêm yết cổ phiếu trên sàn giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09.2011 đánh dấu một mốc
quan trọng của VCB khi ngân hàng này ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với
Mizuho Corporate Bank (MCB). MCB đã mua 347,61 triệu cổ phiếu VCB (15%)
với tổng giá trị là 11.800 tỷ đồng, tương đương 567,3 triệu đô la Mỹ.

www.VPBS.com.vn Page | 11
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Năm Sự kiện chính


1963  Thành lập ngày 01.04.1963

1976-  Mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng


1977

1980s  Mở thêm chi 8 chi nhánh

1990s  Mở thêm 9 chi nhánh

1990  SOCBs Bắt đầu chuyển đổi từ ngân hàng chuyên doanh đối ngoại trở thành một ngân hàng thương mại
nhà nước đa dạng
 Bổ nhiệm làm đại lý cho thẻ VISA

1991  Bổ nhiệm làm đại lý cho thẻ MASTER

1994  Ngân hàng đầu tiên áp dụng quản lý toàn bộ mạng lưới tập trung

1995  Là thành viên của SWIFT

1996  Đăng ký thương hiệu và biểu tượng tại Việt Nam


 Mở văn phòng đại diện tại Singapore

1998  Ra mắt thẻ visa Vietcombank

1999  Đưa hệ thống ngân hàng lõi VCB 2010 vào vận hành

2000  Danh hiệu “Ngân hàng của năm” do tạp chí “The Banker” bình chọn
 Được bổ nhiệm vào ban điều hành của Hiệp hội Ngân hàng châu Á trong bốn kỳ liên tiếp

2001  Ký hợp đồng kiểm toán với Ernst & Young


 Khánh thành tháp VCB
 Danh hiệu “Ngân hàng của năm” do tạp chí “The Banker” bình chọn

2002  Là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam kết nối hệ thống ATMs với mạng lưới thẻ quốc tế
 Khởi động hệ thống thẻ ghi nợ Connect 24
 Danh hiệu “Ngân hàng của năm” do tạp chí “The Banker” bình chọn
 Trở thành ngân hàng Việt Nam độc quyền phát hành thẻ American Express

2003  Phát hành thẻ Connect 24 trên phạm vi rộng khắp các chi nhánh, khai trương dịch vụ thương mại điện tử
đầu tiên tại Việt Nam, phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thương hiệu Prudential
 Triển khai các dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam (Vietnam Cyber Bill Payment, V-CBP)
 Danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Euromoney bình chọn
 Danh hiệu “Ngân hàng của năm” do tạp chí “The Banker” bình chọn

2004  Thành lập liên minh thẻ tín dụng giữa VCB và 11 ngân hàng trong nước khác (Thẻ Master)
 Danh hiệu “Ngân hàng của năm” do tạp chí “The Banker” bình chọn lần thứ 5 liên tiếp

2005  Chính phủ thông qua quyết định phê duyệt thí điểm cổ phần hóa VCB
 Hoàn thành dự án hỗ trợ kỹ thuật của ING và PWC (do chính phủ Hà Lan và Ngân hàng Thế giới đồng tài
trợ)
 Phát hành 1.400 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

2007  Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với UBS Global Assets Management để phân phối sản phẩm đầu tư
và các quỹ nước ngoài tại Việt Nam
 Nhận danh hiệu “Thương hiệu mạnh tại Việt Nam năm 2006 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cơ quan
xúc tiến thương mại Việt Nam (Bộ Thương mại) bình chọn lần thứ ba liên tiếp
 Thương hiệu Vietcombank nằm trong top 10 trong số 98 thương hiệu được lựa chọn
 Hoàn thành IPO ngày 26.12.2007

2008  Chính thức hoạt động như một ngân hàng thương mại cổ phần từ 02.06.2008

2009  Chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh ngày 30.06.2009

2011  Bước vào mối quan hệ đối tác chiến lược với ngân hàng Mizuho sau khi bán 15% cổ phần cho đối tác này

2013  Kỷ niệm 50 năm thành lập


 Cho ra đời bộ biểu tượng và nhận diện thương hiệu mới
 ” Xếp hạng 1 toàn quốc, xếp hạng 445 trên thế giới do tạp chí “The Banker” bình chọn

Nguồn: VCB

www.VPBS.com.vn Page | 12
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN ĐIỀU HÀNH


Hội đồng quản trị của VCB bao gồm 9 thành viên, phần lớn đã gắn bó với ngân
hàng VCB trong nhiều năm và nắm giữ những vị trí quản lý chủ chốt của ngân
hàng.

Tên Chức danh Kinh nghiệm nổi bật

Đã gắn bó với VCB từ năm 1980, giữ cương vị phó TGĐ giai đoạn
Ông Nguyễn Hòa Bình Chủ tịch HĐQT
2000-2004, chủ tịch HĐQT từ 2004.
Đã gắn bó với ngân hàng Vietinbank từ 1988 đến 2012 với vị trí cao
Ủy viên HĐQT,
Ông Nghiêm Xuân Thành nhất là phó TGĐ. Được bổ nhiệm làm TGĐ của VCB từ tháng
TGĐ
07.2013.
Ông Nguyễn Đăng Hồng Ủy viên HĐQT Phó Chánh Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, NHNN.
Ủy viên HĐQT,
Ông Nguyễn Danh Lương Đã gắn bó với VCB từ 1987, giữ cương vị Phó TGĐ VCB từ 2009
Phó TGĐ
Ủy viên HĐQT, Giám đốc điều hành trực thuộc khối Kinh doanh Quốc tế, NH
Ông Yukata Abe
Phó TGĐ Mizuho, đại diện phần vốn của Mizuho tại VCB.
Bà Nguyễn Thị Dung Ủy viên HĐQT Trên 20 năm kinh nghiệm tại VCB
Trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, đã gắn bó với
Bà Lê Thị Hoa Ủy viên HĐQT
VCB từ 1989, là ủy viên HĐQT từ 2008.
Làm việc tại VCB từ 1994, đã nắm giữ nhiều cương vị quan trọng
Ủy viên HĐQT,
Ông Phạm Quang Dũng tại các công ty con của VCB như Công ty cho thuê Tài chính
Phó TGĐ
Vietcombank, Công ty Tài chính Vietcombank tại Hồng Kông.
Đã gắn bó với VCB từ 1997, hiện đang giữ cương vị trưởng phòng
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh Ủy viên HĐQT
chính sách Tín dụng
Bà Lê Thị Kim Nga Phó TGĐ Đã gắn bó với VCB từ năm 1992, là thành viên HĐQT từ 2007
Ông Nguyễn Văn Tuân Phó TGĐ Trên 20 năm kinh nghiệm tại VCB
Ông Đào Minh Tuấn Phó TGĐ Trên 20 năm kinh nghiệm tại VCB
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên VCB

www.VPBS.com.vn Page | 13
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Cơ cấu cổ đông hiện tại của VCB khá tập trung với 77.1% cổ phần vẫn thuộc sở
hữu nhà nước, 15% cổ phần thuộc về đối tác chiến lược ngân hàng Mizuho. Chỉ
7.9% tổng số cổ phiếu đang được lưu hành tự do và giao dịch khá sôi động trên
sàn HSX.
Cơ cấu cổ đông VCB

7,9%

15%
NHNN
Ngân hàng Mizuho
Cổ đông khác
77,1%

Nguồn: VCB

III. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH


Từ năm 2010, mục tiêu và tầm nhìn tới năm 2020 của VCB là tiếp nối những
thành công trước đó, trở thành một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có
phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam. Với tầm nhìn đó,
VCB phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và là một trong 300
tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông
lệ quốc tế tốt nhất.

Để đạt được những mục tiêu trên, ban lãnh đạo của VCB đã đưa ra và thực hiện
các chiến lược sau:

Củng cố sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh

VCB sẽ tăng cường sức mạnh tài chính và khả năng cạnh tranh của mình bằng
cách cân bằng sự tăng trưởng của mảng kinh doanh cốt lõi, đồng thời mở rộng
sang những mảng kinh doanh có khả năng sinh lợi cao như ngân hàng bán lẻ,
ngân hàng đầu tư, và bảo hiểm. Với những lợi thế không thể phủ nhận về sức
mạnh thương hiệu, nguồn vốn, các mối quan hệ kinh doanh bền vững, và mạng
lưới hoạt động, VCB đã lên kế hoạch tận dụng những thế mạnh này để tiến
công vào mảng khách hàng SME bằng cách phát triển các sản phẩm cho vay và
các sản phẩm và dịch vụ dựa trên giao dịch. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của đối tác
chiến lược ngân hàng Mizuho, VCB đã tìm cách phát triển mảng ngân hàng bán
lẻ và đã lên kế hoạch thành lập một công ty tài chính tiêu dùng. Sự ra đời của
công ty tài chính tiêu dùng cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động của ngân
hàng thương mại.

Phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành một tập đoàn tài chính
toàn cầu
Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính toàn cầu, VCB ưu tiên phát triển
các lĩnh vực sau:

www.VPBS.com.vn Page | 14
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Ngân hàng bán lẻ: Việt Nam có dân số trẻ, năng động, và tỷ lệ thâm nhập của
dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn thấp. VCB đã xác định tập trung vào phân khúc
khách hàng có mức thu nhập trung bình khá trở lên. Với kinh nghiệm của đối
tác chiến lược nước ngoài, VCB sẽ không chỉ định hướng khách hàng mà còn
phát triển các sản phẩm cho vay cá nhân để đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
tăng cường phát triển các mối quan hệ khách hàng, và cung cấp các cách tiếp
cận thuận tiện tới các dịch vụ và chức năng.

Ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: VCB đã xác định SMEs là
nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh và có lợi nhuận cao, do đó ngân hàng sẽ
tăng cường sự hiện diện của mình tại phân khúc này.

Ngân hàng đầu tƣ: VCB nỗ lực phát triển năng lực trong lĩnh vực ngân hàng đầu
tư, đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh phát hành, nghiên cứu, tư vấn doanh nghiệp để
củng cố nguồn thu nhập từ phí cho ngân hàng.

Các lĩnh vực khác: VCB cũng chú trọng mở rộng mô hình phân phối các sản
phẩm bảo hiểm bằng việc tận dụng và duy trì kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã
có và mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm để tăng
tiếp cận với thị trường bảo hiểm trong tương lai.

Sự chuyển dịch cơ cấu tài sản, lợi nhuận, và khách hàng trong những năm qua
đã cho thấy rõ sự phát triển của các lĩnh vực trên.
Phát triển quản trị doanh nghiệp, kỹ năng quản lý, và quản trị rủi ro
theo thông lệ tốt nhất trên thế giới

VCB đã rất chú trọng để đạt được các tiêu chuẩn tốt nhất về quản trị doanh
nghiệp và quản trị rủi ro. Ban điều hành của VCB tin rằng quản trị rủi ro thận
trọng là tối quan trọng để đảm bảo lành mạnh tài chính cho ngân hàng và bảo
vệ lợi ích của người gửi tiền, các chủ nợ, và cổ đông. Cụ thể, VCB đã luôn là
ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro chặt chẽ và
tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn quốc tế so với nhiều tổ chức tài chính khác tại
Việt Nam. Mục tiêu của VCB là củng cố hệ thống kiểm soát rủi ro và trở thành
ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ Basel II vào năm 2018. Ban điều
hành đã thực hiện các bước chuẩn bị đầu tiên cho qua trình này bằng cách thuê
Ernst & Young tư vấn, và xin chấp thuận của NHNN để áp dụng phương pháp
phân loại nợ định tính theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN từ năm
2010. Hầu hết các tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam vẫn đang áp dụng Điều 6,
phương pháp định lượng để phân loại nợ. Áp dụng phương pháp định tính nghĩa
là VCB đã xây dựng hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ, theo đó cả hai yếu tố tài
chính và phi tài chính đều được đánh giá và xếp hạng. Mỗi khách hàng được
đánh giá điểm tín dụng, dư nợ của họ được phân loại và theo đó các khoản dự
phòng được trích lập tương ứng. Ngân hàng cập nhật dữ liệu khách hàng hàng
quý để đánh giá chất lượng tín dụng một cách kịp thời.

Sau thành công ban đầu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, VCB đã đưa ra
nhiều dự án từ năm 2012 để chuẩn bị cho việc áp dụng Basel II, ví dụ như: xây
dựng mô hình PD và LGD tính xác suất vỡ nợ tại một số chi nhánh; dự án
“Business Modelling”: xây dựng báo cáo ngành, mô hình dự báo doanh nghiệp
để chuẩn hóa phân tích rủi ro ngành, lượng hóa và chuẩn hóa việc xác định giới
hạn tín dụng với khách hàng; áp dụng phương pháp VAR trong việc đo lường rủi
ro tỷ giá, thử nghiệm tính biến động thu nhập lãi thuần theo các kịch bản lãi

www.VPBS.com.vn Page | 15
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

suất thay đổi theo phương pháp Repricing Gap; triển khai dự án “Nâng cao
năng lực quản lý rủi ro hoạt động cho VCB”, xây dựng hệ thống chu trình công
việc, hệ thống chỉ số rủi ro chính (KRIs).

Nâng cao nhận diện thƣơng hiệu


Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, VCB đã chính thức công bố nhận
diện thương hiệu mới vào năm 2013. Dự án chuẩn hóa thương hiệu VCB được
tư vấn bởi công ty Allen International (Anh). Biểu tượng, thông điệp, và màu
sắc của bộ nhận diện thương hiệu đã thay đổi toàn diện. Logo mới của VCB vẫn
giữ cho mình màu xanh lá truyền thống mang sức mạnh của tự nhiên, thể hiện
sự phát triển trong cân bằng và chuẩn mực, cùng khao khát mở rộng và vươn
xa. Chữ V trong biểu tượng thương hiệu đã được thiết kế lại theo hướng hiện
đại, cách điệu, liên kết xuyên suốt, thể hiện kết nối thành công bền vững. Đó
không chỉ là biểu tượng chữ V trong VCB mà còn là biểu tượng của tinh thần
quyết thắng (Victory) và của sự đồng lòng xuất phát từ trái tim cho một tương
laic hung thịnh vượng của Việt Nam. (Nguồn: trang web của VCB).

IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tăng trƣởng
VCB đã có sự tăng trưởng khá khiêm tốn so với một số ngân hàng đối thủ trong
tám năm qua. Tổng tài sản tăng từ 167.000 tỷ đồng năm 2006 lên 467.000 tỷ
đồng năm 2013, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm CAGR là 13,72% trong
khi các ngân hàng đối thủ, là những ngân hàng niêm yết quy mô lớn, đã tăng
trưởng với tốc độ cao hơn như CTG (19,8%), BID (19,1%), và STB (26,4%).
Thay vì theo đuổi chiến lược tăng trưởng mạnh như CTG, VCB có vẻ thận trọng
hơn.

www.VPBS.com.vn Page | 16
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn điều lệ (tỷ đồng)


500,000 25,000

400,000 20,000

300,000 15,000

200,000 10,000

100,000 5,000

- -
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của VCB năm 2009 khá thấp, chỉ đạt mức
8,9%. Để có thể tiếp tục tăng trưởng và phát triển, VCB cần phải huy động
thêm nguồn vốn chủ. Do đó vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng nhanh hơn
nhiều so với tài sản, đạt CAGR 23,23%. VCB đã liên tục tăng vốn điều lệ trong
bốn năm qua. Đặc biệt sau khi phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược ngân
hàng Mizuho, VCB đã được công nhận rộng rãi là một trong những ngân hàng
hàng đầu, có vốn khỏe và uy tín cao tại Việt Nam. VCB hoàn thành niêm yết
toàn bộ 1,79 tỷ cổ phiếu thuộc phần vốn nhà nước (do NHNN đại diện) vào
tháng 5 năm 2012 và trở thành ngân hàng có vốn hóa lớn nhất tại Việt Nam
(khoảng trên 66.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 4 năm 2014). Tuy nhiên,
số cổ phiếu niêm yết bổ sung này vẫn thuộc về NHNN và không được giao dịch,
do đó không làm tăng nguồn cung cổ phiếu VCB giao dịch trên thị trường.

Huy động và cho vay khách hàng đã tăng trưởng với tốc độ CAGR lần lượt là
16% và 19,5% trong giai đoạn từ 2004 đến 2013. Rõ ràng là các tốc độ tăng
trưởng này chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của ngành
là 26,5% trong cùng giai đoạn. Điểm mà chúng tôi lưu ý đó là sự biến động thất
thường của tăng trưởng huy động khách hàng qua mỗi năm và xu hướng suy
giảm của tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đến nay.

Tăng trƣởng huy động Tăng trƣởng tín dụng


tỷ đông Tỷ đồng
CAGR = 16,2% CAGR = 19,5%
30% 350,000 50% 300,000
45%
25% 300,000 250,000
40%
250,000 35%
20% 200,000
200,000 30%
15% 25% 150,000
150,000 20%
10% 15% 100,000
100,000
5% 10% 50,000
50,000
5%
0% -- 0% 0

Huy động Tăng trưởng y-o-y Tín dụng Tăng trưởng y-o-y

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

www.VPBS.com.vn Page | 17
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Tính đến cuối năm 2013 VCB đứng thứ tư về quy mô tín dụng trên toàn hệ
thống ngân hàng, sau Agribank, CTG, và BID. Mặc dù tăng trưởng tín dụng tại
VCB nhìn chung khá thấp, tuy nhiên năm 2013 trong bối cảnh ảm đạm khó
khăn của thị trường tín dụng, VCB đã tăng trưởng đạt 13,7%, cao hơn trung
bình ngành là 12,51%.

So sánh cho vay khách hàng năm 2013

tỷ đồng

450 20%
400 17,8% 18%
17,1%
350 16%
13,7% 14%
300 11,3%
12,4% 12,0% 12% Dư nợ tín dụng
250
10% % y-o-y
200
8%
150
6%
100 4.3% 4%
50 2%
- 0%
BID CTG VCB STB ACB MBB EIB

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng

Phát triển mạng lƣới

VCB đã phát triển mạng lưới đều đặn với tốc độ CAGR là 8.5% đối với cả số
lượng chi nhánh, phòng giao dịch và số lượng nhân viên. Tại thời điểm
31.12.2013, VCB đã có tổng cộng trên 400 chi nhánh và phòng giao dịch,
13.865 nhân viên có mặt tại 43/63 tỉnh thành.

Mạng lƣới của VCB


450 16,000

400 14,000

350
12,000
300
10,000
250
8,000 Chi nhánh và PGD
200 Nhân viên
6,000
150
4,000
100

50 2,000

-- --
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên VCB

Lợi nhuận hoạt động bình quân tính trên mỗi nhân viên tăng trong giai đoạn
2009 đến 2011, sau đó giảm xuống tương đương mức năm 2008. Điều này có

www.VPBS.com.vn Page | 18
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

nghĩa là hiệu suất hoạt động trên mỗi nhân viên đã dao động trong khoảng từ
557 triệu đến 730 triệu, và có vẻ sẽ khó để VCB có thể vượt qua ngưỡng này.
So với các ngân hàng tương đồng khác, hiệu suất hoạt động của VCB năm 2013
đạt mức tương đối tốt, đứng thứ hai sau MBB và cao hơn hai đối thủ cạnh tranh
gần nhất là BID và CTG.

Lợi nhuận thuần trên mỗi nhân viên (triệu đồng)


Operating Income and cost per employee(VND mn)
900
815
1,500 1,346
800 800

700 700 670 650


1,002 1,010
885 616
1,000
600 600
673
500 464 500
500 407 401 369
261 307
400 228 400
69 81 317
300 300
-- 210
200 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 200 166
Operating income per employee
100 Operating cost per employee 100

-- --
2008 2009 2010 2011 2012 2013 MBB VCB BID CTG STB EIB ACB

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng, VPBS tổng hợp
Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản của VCB đã thay đổi tương đối trong vòng sáu năm qua, đặc biệt
là ở khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao (tiền mặt và tiền gửi tại NHNN),
tiền gửi và cho vay liên ngân hàng, và các tài sản đầu tư.

Cơ cấu tài sản VCB giai đoạn 2008-2013


100%

12% 9%
14% 14%
20% 20%
80%

Dự phòng
60% 57%
55% 57%
51% 58% Tài sản cố định & tài sản khác
58%
Đầu tư
40%
Cho vay khách hàng
Tiền gửi & cho vay liên ngân hàng
20% 14% 19%
26% 29% 20% Tài sản lưu động
16%
15% 12%
4% 4% 5% 7%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013

-20%

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

 Tài sản lƣu động: bao gồm tiền mặt và tiền gửi tại NHNN chiếm tỷ trọng
tương đối cao giai đoạn 2008-2009, sau đó giảm xuống mức 4% năm 2010

www.VPBS.com.vn Page | 19
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

và 2011, sau đó tăng nhẹ trong năm 2012 và 2013. Tỷ trọng tài sản thanh
khoản trên tổng tài sản của VCB hiện tại đã tương đồng hơn với mức trung
bình ngành.
 Liên ngân hàng: Tỷ trọng cho vay liên ngân hàng đã tăng hơn gấp đôi từ
14% năm 2008 lên 29% năm 2011, sau đó giảm mạnh còn 16% năm 2012
và tăng nhẹ trở lại lên 19% năm 2013. Trong giai đoạn bùng nổ tín dụng
2007-2010 và cuộc khủng hoảng thanh khoản trong năm 2011, thị trường
liên ngân hàng là một thị trường hấp dẫn đối với những ngân hàng lớn và có
Các khoản mục liên ngân thanh khoản dồi dào để cho vay và kiếm lời. Đôi khi, lãi suất liên ngân hàng
hàng đã giảm tỷ trọng trung bình thậm chí còn cao hơn so với lãi suất cho vay khách hàng (ví dụ:
trong cơ cấu tài sản, trong tháng 10 năm 2011, lãi suất cho vay liên ngân hàng là 23% cho kỳ
trong khi cho vay khách
hạn một tháng, so với lãi suất tiền gửi của khách hàng mức trần là 14%,
hàng và đầu tƣ chứng
khoán nợ tăng. một số ngân hàng cổ phần nhỏ thậm chí phải trả lãi suất lên tới 30% trong
năm 2011).
Sự ra đời của Thông tư 21/2012/TT-NHNN với nhiều quy định chặt chẽ hơn
về quản lý và tổ chức đã làm cho thị trường liên ngân hàng quy củ và ít lợi
nhuận hơn. Cụ thể, Thông tư 21/2012 quy định:
- Các ngân hàng có nợ quá hạn tại các ngân hàng khác từ 10 ngày trở
lên không được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
- Các khoản cho vay liên ngân hàng phải được trích lập dự phòng
- Kỳ hạn tối đa cho các khoản vay liên ngân hàng rút xuống còn 1
năm, thay vì 5 năm như trước đó
Do đó, khối lượng giao dịch và lãi suất liên ngân hàng giảm đáng kể. Tỷ lệ
cho vay liên ngân hàng trong tổng tài sản của ngành ngân hàng giảm từ
20% năm 2011 xuống còn 14% vào năm 2012. Không ngạc nhiên khi sự
giảm sút của thị trường liên ngân hàng đã ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập
của VCB khi tỷ trọng thu nhập lãi cho vay và tiền gửi liên ngân hàng giảm
nhanh hơn nhiều so với tỷ trọng cho vay và tiền gửi liên ngân hàng trên
tổng tài sản. Tại thời điểm cuối năm 2013, các khoản liên ngân hàng của
VCB chỉ hưởng lãi suất 0,65%, tỷ trọng thu nhập lãi từ các khoản liên ngân
hàng chỉ chiếm 1,8% trên tổng thu nhập từ lãi, trong khi tỷ trọng của các
khoản này trên tổng tài sản vẫn là 19%.

Hoạt động liên ngân hàng


35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013

%Tài sản sinh lãi % Lợi nhuận lãi thuần Lãi suất liên ngân hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

 Các khoản cho vay khách hàng: tỷ trọng cho vay khách hàng trên tổng tài
sản nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ từ 55% năm 2009 lên 59% năm
2013. Tỷ lệ này khá gần với trung bình ngành là 57% năm 2012.

www.VPBS.com.vn Page | 20
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Phân loại cho vay theo nhóm khách hàng


100%

90% 18%
23%
27% 29%
80% 37% 36%
10%
10%
70%
11%
14%
60% 26% 10% 12% Khác
28% Cá nhân
50% 28%
29% DN vừa và nhỏ
40% 27% 28%
DNNN
30%
47%
20% 40%
35%
27% 24% 28%
10%

0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

Phân loại theo nhóm khách hàng cho thấy cơ cấu khoản vay đã thay đổi khá
lớn với tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhà nước (SOE) giảm
đáng kể. Năm 2008 tỷ trọng cho vay khách hàng SOE chiếm 48%, gần một
nửa tổng dư nợ vay. Tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn 28% tại thời điểm
cuối năm 2013. So với ngân hàng đối thủ CTG (39,6%), tỷ lệ cho vay khách
hàng SOE của VCB là khá thấp. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so
với trung bình ngành là 18% . Việc giảm tỷ lệ cho vay khách hàng SOE đã
tạo điều kiện cho các khoản cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và cho
vay khách hàng cá nhân phát triển, giúp hiện thực hóa tầm nhìn của VCB
trong việc trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Chúng tôi cũng lưu ý một điểm, đó là tín dụng khách hàng SOE đã tăng gần
33% trong năm 2013, nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng tổng
thể của VCB. Mặc dù điều này có vẻ mâu thuẫn với chiến lược dài hạn ưu
tiên phát triển nhóm khách hàng SME và ngân hàng bán lẻ, VCB cho rằng
sự ưu ái nhóm khách hàng SOE gần đây là một bước đi chiến thuật cần thiết
của VCB với ba lý do:
a) Khách hàng SOE của VCB là những tập đoàn, công ty lớn, làm ăn có lãi,
và vẫn có lợi thế độc quyền (như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội);
b) Những công ty này có lịch sử tín dụng tốt với VCB. Tỷ lệ nợ xấu của
nhóm khách hàng SOE tại VCB chỉ ở mức 1,02% so với tỷ lệ nợ xấu
chung là 2,73%; và
c) Khả năng hấp thụ vốn của hầu hết các doanh nghiệp trong năm 2013
còn yếu, khó tìm được các khách hàng SME tốt để cho vay.
Các khoản vay khách hàng được phân loại vào nhóm “Khác” là các khoản
vay cho các tổ chức phi lợi nhuân, các quỹ đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc
nhà nước, và một số cơ quan bộ ngành khác. Tỷ trọng cho vay đối với nhóm
khách hàng này đã tăng đáng kể trong năm năm qua.

www.VPBS.com.vn Page | 21
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Trong dài hạn VCB vẫn đặt mục tiêu đa dạng hóa danh mục khách hàng để
giảm bớt và phân tán rủi ro, đồng thời cải thiện lợi nhuận.

Cơ cấu kỳ hạn các khoản vay

2008 2013

25%
35% Ngắn hạn
Trung hạn
53% 11% Dài hạn
64%

12%

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

Kỳ hạn trung bình của các khoản cho vay khách hàng của VCB đã được rút
ngắn khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 53% lên 64% và tỷ trọng cho
vay dài hạn giảm từ 35% xuống 25% trong giai đoạn từ 2008 đến 2013.
Thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại của VCB cũng có tác động lên
cơ cấu kỳ hạn của các khoản vay. So với hai ngân hàng đối thủ CTG và BID,
VCB có tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn hơn và tỷ trọng cho vay dài hạn nhỏ
hơn.
 Đầu tƣ: Danh mục đầu tư chủ yếu bao gồm các chứng khoán nợ và chứng
khoán vốn, các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và đầu tư dài
hạn khác không thực sự đáng kể. Trong năm năm qua, VCB đã tăng quy mô
danh mục đầu tư lên đáng kể. Chúng tôi nhận thấy có mối tương quan
nghịch giữa quy mô của danh mục đầu tư với thu nhập. Khi thu nhập lãi của
VCB tăng dần trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, giá trị của danh
mục đầu tư giảm dần. Nhưng kể từ năm 2012, khi thị trường tín dụng trở
nên ảm đạm và các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng tiêu
cực đến nguồn thu nhập lãi, giá trị của danh mục đầu tư đã tăng tới 146%,
từ 33.429 tỷ đồng năm 2011 lên 82.368 tỷ đồng năm 2012 và vẫn còn giá
trị lớn năm 2013 (68.215 tỷ đồng).

Phân loại tài sản đầu tƣ 2008-2013 (tỷ đồng)


90,000
80,000 Đầu tư dài hạn khác
70,000
60,000
Đâù tư công ty liên kết và liên
50,000 doanh
40,000 95%
94% Đâù tư vốn nợ
30,000
78%
20,000 72% 70%
89%
10,000 Đầu tưu vốn cổ phần
--
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

www.VPBS.com.vn Page | 22
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

- Chứng khoán vốn chiếm tỷ trọng từ 15% đến 19% trong giai đoạn 2008 đến
2010. Phần lớn trong số này là khoản ủy thác đầu tư cho tổ chức tại nước
ngoài do Pacific Investment Management Company quản lý với giá trị gốc là
350 triệu đô la Mỹ. Năm 2011, VCB đã thanh lý khoản ủy thác đầu tư này
và giảm đầu tư chứng khoán vốn xuống còn không đáng kể
- Chứng khoán nợ: sự tăng trưởng của danh mục đầu tư của VCB phần lớn
đến từ sự tăng trưởng của chứng khoán nợ, loại tài sản chiếm tới 94%-95%
danh mục đầu tư trong hai năm vừa qua.
Phân loại đầu tƣ trái phiếu

100% 3% 0% 2%
5% 7% 6%
90% 18%
16%
29%
80% 44%
70% 48%
55%
60%
Trái phiếu doanh nghiệp
50%
Trái phiếu TCTD khác
40% 80% 77% Trái phiếu Chính phủ
68%
30% 56%
20% 41% 45%

10%

0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

Tỷ trọng đầu tư trái phiếu và tín phiếu chính phủ, vốn là những chứng
khoán nợ có tính an toàn cao, đã tăng lên đáng kể từ năm 2011 đến năm
2013. Cùng lúc đó, tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu do các tổ chức tín dụng
khác phát hành đã giảm từ 48% còn 18% và 16% trong năm 2012 và 2013.
Như chúng tôi đã phân tích ở phần trước, Thông tư 21 đã làm giảm khối
lượng và lãi suất đối với trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành bởi vì
về cơ bản công cụ này cũng tương tự như các khoản vay liên ngân hàng.
Đây có thể là lý do giải thích cho sự thay đổi đột ngột trong cơ cấu chứng
khoán nợ giữa năm 2011 và 2012.

Phân loại đầu tƣ vốn cổ phần theo ngành năm 2013


4% 4% 1%
3%
Ngân hàng

Bảo hiểm

Dịch vụ tài chính


88% Bất động sản & hạ tầng

Khác

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

www.VPBS.com.vn Page | 23
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn hiện đang ở vị trí thứ hai trong danh mục
đầu tư của VCB. VCB đã chú trọng tiêu chí an toàn và hiệu quả trong việc chọn
lựa những công ty phù hợp để đầu tư. Khoảng 88% đầu tư góp vốn dài hạn của
VCB là đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng với chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều
so với giá trị hiện tại. Trong đó VCB nắm giữ 9,59% cổ phiếu ngân hàng MBB,
8,19% cổ phiếu ngân hàng EIB, 4,3% cổ phần ngân hàng TMCP Công thương
Sài Gòn, và 5,06% cổ phần của ngân hàng TMCP Phương Đông. VCB cũng nắm
giữ 10,5% cổ phiếu công ty bảo hiểm Petrolimex (PGI). Nhìn chung, VCB chủ
yếu đầu tư vào các doanh nghiệp tương tự, như ngân hàng, bảo hiểm, và dịch
vụ tài chính để trở thành đối tác chiến lược hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho những đối
tác này. Tuy nhiên việc đầu tư vào các ngân hàng khác của VCB cũng là một
trường hợp điển hình của vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam, có
khả năng tăng rủi ro cho hệ thống và giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng. VCB
dự định sẽ nắm giữ khoản đầu tư tại MBB và EIB dài hạn. Đối với các khoản đầu
tư ở các ngân hàng khác VCB có thể sẽ cân nhắc thoái vốn trong những năm
tới, phụ thuộc vào điều kiện thị trường.

Chất lƣợng tài sản

VCB đã thành công trong việc giữ tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% theo quy định
trong năm năm qua. Tuy nhiên mức nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đang tăng dần lên
trong ba năm gần đây. credit losses

Nợ xấu và dự phòng
8,000
5.0%
4.5% 7,000
4.0% 111% 91% 90%
3.5% 6,000
3.0% 132%
2.5% 5,000
2.0% 125%
1.5% 4,000 80%
1.0%
0.5% 3,000
0.0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2,000
TB Ngành 2.0% 3.5% 2.2% 2.6% 3.4% 4.1% 3.8% 1,000
VCB 3.3% 4.6% 2.5% 2.8% 2.0% 2.4% 2.7% -
BID 4.0% 2.8% 2.8% 2.7% 3.0% 2.9% 2.0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013
CTG 2.6% 1.8% 0.6% 0.7% 0.8% 1.5% 1.0%
Nợ xấu (tỷ đồng) % Dự phòng/ Nợ xấu

Nguồn: NHNN, Báo cái tài chính ngân hàng

Tại thời điểm 31.12.2013, tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng lên mức 2.62%, trong đó
nợ nhóm 5 là 1,09%, tăng gần 0,5% so với năm 2012. Tổng mức nợ xấu tăng
24,4% và tỷ lệ xóa nợ trên tổng dư nợ là 0,9%.

Tuy nhiên khi nghiên cữu kỹ hơn về nợ xấu và việc trích lập dự phòng ở VCB,
những quan ngại của chúng tôi đã phần nào giảm bớt. VCB đã áp dụng quy
định chặt chẽ về phân loại nợ (Điều 7 của Quyết định 493, phương pháp định
tính) và tỷ lệ dự phòng (LLR) của VCB đã luôn cao hơn 90% trong những năm
qua. Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nghiêm ngặt hơn đã làm
cho tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng lên, tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là mức độ nợ
xấu VCB công bố gần hơn với tỷ lệ nợ xấu thực tế, và tác động của Thông tư 02
lên bảng cân đối kế toán và lợi nhuận của VCB sẽ nhẹ nhàng hơn so với nhiều
ngân hàng khác. Theo đại diện của VCB, tỷ lệ nợ xấu của VCB ước tính sẽ tăng
gấp đôi mức hiện tại khi Thông tư 02 được áp dụng hoàn toàn, lên mức khoảng

www.VPBS.com.vn Page | 24
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

5% đến 5.5%. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, tỷ lệ nợ xấu của toàn
ngành ngân hàng được ước tính sẽ lên mức 9% đến 10% sau khi Thông tư 02
có hiệu lực hoàn toàn (theo ước tính của NHNN). Con số này vẫn thấp hơn
nhiều so với ước tính của Moody (trong báo cáo tháng Hai năm 2014) là 15%.
Cơ cấu nguồn vốn vay

Cơ cấu vốn vay của VCB tương đối khác so với của trung bình ngành ngân
hàng. Cụ thể, VCB có tỷ trọng tiền gửi khách hàng và các khoản vay NHNN cao
hơn và có tỷ trọng các khoản vay liên ngân hàng và giấy tờ có giá thấp hơn
trung bình ngành.

So sánh cơ cấu nguồn vốn vay năm 2012

100% 3% 7%
90%
80%
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
70%
Tiền gửi và vay các TCTD khác
60%
50% Tiền gửi khách hàng
70% 76%
40% Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
30% Phát hành giấy tờ có giá
20% Phải trả khác
10% 0,5%
5%
0%
TB Ngành VCB

Nguồn: KPMG, VCB,VPBS

- Tiền gửi khách hàng ở VCB chiếm 76,6% tổng nguồn vốn vay so với trung
bình ngành là 70%, CTG là 65%, và BID là 66% tại thời điểm năm 2012.
VCB đã từ lâu được coi là ngân hàng an toàn nhất trong số các ngân hàng
Việt Nam vì VCB có mối quan hệ gần gũi nhất với NHNN. Uy tín đó chắc
chắn giúp VCB trong việc huy động vốn, cho dù lãi suất tiền gửi tại VCB
thường thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành.
Tỷ trọng tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp đã giảm dần từ 63% năm
2008 xuống còn 48% năm 2013, và ngược lại tỷ trọng tiền gửi từ khách
hàng cá nhân đã tăng từ 37% lên 52% trong giai đoạn này. Sự dịch chuyển
này là phù hợp với trọng tâm phát triển và đẩy mạnh mảng ngân hàng bán
lẻ của VCB.

Phân loại tiền gửi theo nhóm khách hàng

2008 2013

37%
48% Tổ chức kinh tế
52% Cá nhân
63%

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

www.VPBS.com.vn Page | 25
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Vốn xuất phát từ một ngân hàng chuyên về đối ngoại, VCB có lợi thế hơn
các ngân hàng khác trên thị trường ngoại hối. Và tỷ lệ tiền gửi, cho vay
bằng ngoại tệ tại VCB thường cao hơn nhiều so với các ngân hàng tương
đồng. Do tác động của chủ trương giảm quy mô thị trường ngoại hối và tình
trạng đô la hóa của nhà nước, tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ đã giảm từ
19,5% năm 2011 xuống còn khoảng 12% cuối năm 2013. Xu hướng giảm
tương tự đã diễn ra tại VCB, tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ ở VCB vẫn ở
mức cao hơn nhiều so với trung bình ngành.
Phân loại tiền gửi theo tiền tệ
100%

31% 30% 25% 25%


80% 44% 38%

60%
FX
40% 75% 75% VND
69% 70%
56% 62%
20%

0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013E

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

Các khoản nợ chính phủ và NHNN: Do mối quan hệ mật thiết với VCB,
NHNN thường cho VCB vay những khoản vay lớn và đổi lại VCB luôn là ngân
hàng đi đầu trong việc áp dụng các chính sách và hướng dẫn mới từ NHNN.
Các khoản nợ chính phủ và NHNN chiếm tỷ lệ 7% tổng nguồn vốn nợ, cao
hơn so với trung bình ngành là 4%, CTG là 0,6%, và BID là 2,5%.

KẾT QUẢ KINH DOANH


Tăng trƣởng lợi nhuận

Lợi nhuận ròng của VCB đã gần như không tăng trưởng kể từ năm 2009 trong
khi lợi nhuận hoạt động tăng nhẹ từ năm 2008 đ ến năm 2011 và chững lại kể
từ đó. Do đó, tỷ suất lợi nhuận ròng đã giảm từ 42% năm 2009 xuống 28%
năm 2013.
Tăng trƣởng Lợi nhuận hoạt động & Lợi nhuận ròng (tỷ đồng)

45% CAGR = 11,7% 18,000


40% 16,000
35% 14,000
30% 12,000
25% 10,000 Lợi nhuận hoạt động

20% 8,000 Lợi nhuận ròng


CAGR = 10,2%
15% 6,000 Biên lợi nhuận ròng
10% 4,000
5% 2,000
0% --
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

www.VPBS.com.vn Page | 26
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Cơ cấu lợi nhuận

VCB có cơ cấu thu nhập đa dạng hơn so với nhiều ngân hàng khác. Năm 2013,
70% lợi nhuận hoạt động của VCB đến từ thu nhập lãi và 30% là thu nhập
ngoài lãi, so với tỷ lệ tương ứng của ngành là 85% và 15%.
- Thu nhập lãi: phân tích cơ cấu của thu nhập lãi cho thấy tỷ trọng lãi từ các
khoản liên ngân hàng trên tổng thu nhập lãi đã giảm mạnh từ 15% năm
2011 xuống còn 1,8% năm 2013. Như đã phân tích ở phần trước, đây là kết
quả trực tiếp của Thông tư 21 lên thị trường liên ngân hàng, làm giảm cả
quy mô và lãi suất trên thị trường này. Ngược lại, tỷ trọng thu nhập lãi từ
các khoản đầu tư trái phiếu đã tăng dần từ năm 2011 trở lại đây và chiếm
gần 20% tổng thu nhập lãi năm 2013. Thu nhập lãi từ các khoản cho vay
khách hàng vẫn chiếm phần lớn nhất, chiếm từ 71% đến 84% trong sáu
năm qua.

Cơ cấu thu nhập lãi


100%
15% 14% 10% 13%
90% 21% 19%

80%

70%

60% Khác

50% 74%
71% Đầu tư chứng khoán nợ
78% 84%
71% 78%
40%
Cho vay khách hàng
30%

20% Tiền gửi và cho vay liên


ngân hàng
10%
14% 15%
7% 7% 2% 2%
0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

Lãi suất thu nhập và lãi suất huy động:

Lãi suất thu nhập và lãi suất huy động của VCB đã giảm dần từ năm 2011 theo
xu hướng chung của thị trường. Tuy nhiên, lãi suất thu nhập đã giảm nhanh
hơn lãi suất huy động, điều này dẫn đến suy giảm biên chênh lệch lãi suất và tỷ
lệ thu nhập lãi thuần từ năm 2011.

2009A 2010A 2011A 2012A 2013A


Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) 2,89% 3,08% 3,85% 2,89% 2,53%
Lãi suất thu nhập 6,80% 7,75% 10,33% 8,39% 6,63%
Lãi suất cho vay/gửi tiền liên ngân hàng 2,75% 2,31% 5,29% 0,91% 0,65%
Lãi suất cho vay khách hàng 8,54% 10,06% 12,82% 11,84% 8,58%
Lợi suất chứng khoán nợ 10,47% 11,18% 12,46% 7,52% 7,72%
Lãi suất huy động 4,12% 4,87% 7,05% 6,28% 4,64%
Lãi suất vay, tiền gửi liên ngân hàng 0,47% 0,94% 2,30% 3,40% 1,72%
Lãi suất tiền gửi khách hàng 5,20% 6,26% 8,58% 6,88% 5,50%
Lãi suất giấy tờ có giá phát hành 7,48% 1,53% 9,45% 11,80% 5,31%
Chênh lệch lãi suất 2,68% 2,88% 3,28% 2,11% 1,99%

www.VPBS.com.vn Page | 27
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

VCB có mức lãi suất thu nhập và lãi suất phải trả trung bình thấp thấp thứ hai,
mức chênh lệch lãi suất do đó cũng ở mức thấp thứ hai trong số các ngân hàng
so sánh. Với vị thế là một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, VCB có lợi thế
về mặt nguồn vốn do được hỗ trợ từ chính phủ. Tuy nhiên, đổi lại các ngân
hàng thương mại quốc doanh thường phải cung cấp các khoản vay cho các
doanh nghiệp nhà nước và cho vay các lĩnh vực ưu tiên với mức lãi suất được
ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường. Đó cũng là lý do tại sao cả lãi suất thu nhập
và lãi suất huy động của ngân hàng như VCB và BID lại thấp hơn nhiều so với
những ngân hàng khác.

Lãi suất thu nhập - 2012 Lãi suất phải trả - 2012

STB SHB
ACB STB
SHB EIB
TCB ACB
CTG TCB

EIB CTG

MBB MBB

VCB VCB

BIDV BIDV

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%
0% 5% 10% 15%

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng, VPBS tổng hợp
- Thu nhập ngoài lãi bao gồm thu nhập từ phí và hoa hồng, lãi ròng từ kinh
doanh ngoại hối, lãi ròng từ hoạt động đầu tư chứng khoán vốn và lợi nhuận
từ các hoạt động khác. Lợi nhuận từ các hoạt động khác thường bao gồm
thu nhập từ hoàn nhập các khoản nợ xấu, các hợp đồng hoán đổi lãi suất,
và ủy thác đầu tư.

Thu nhập ngoài lãi

tỷ đồng

2,000

1,500

1,000

500

-
2008 2009 2010 2011 2012 2013
(500)

(1,000) Thu nhập ròng từ phí và hoa hồng Lãi ròng từ kinh doanh ngoại hối
Lãi ròng từ đầu tư chứng khoán Thu nhập khác
(1,500)
Nguồn: Báo cáo tài chính VCB

www.VPBS.com.vn Page | 28
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

- Thu nhập ròng từ phí và hoa hồng, bao gồm thu nhập từ dịch vụ thẻ, tài trợ
thương mại, và thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng, chiếm khoảng
34% tổng thu nhập ngoài lãi của VCB năm 2013. Thu nhập ngoài lãi của
VCB khá đa dạng nhưng chủ yếu là từ thu nhập thẻ, thanh toán xuất nhập
khẩu, và dịch vụ thanh toán quốc tế.
o Dịch vụ thẻ: Tính đến thời điểm 31.12.2013, VCB có một mạng lưới
hạ tầng thẻ lớn nhất tại Việt Nam, với 1.917 máy rút tiền tự động
ATM và 42.238 cổng thanh toán POS (chiếm hơn 29% thị phần) và
hơn bảy triệu thẻ đã phát hành. Mặc dù vẫn dẫn đầu thị trường,
trong những năm qua thị phầnthanh toán thẻ tín dụng quốc tế của
VCB đã giảm từ 55% (2009) xuống còn 44% (2013). VCB cũng là
ngân hàng tiên phong trong việc thu phí dịch vụ máy ATM năm 2012
và dịch vụ chuyển khoản nội mạng online từ đầu năm 2014 Trước đó
các dịch vụ này được cung cấp miễn phí nhằm định hướng khách
hàng sử dụng máy ATM và dịch vụ ngân hàng điện tử. Hầu hết các
ngân hàng khác đã theo chân VCB trong việc thu phí dịch vụ ATM,
nhưng đến hiện tại VCB là ngân hàng duy nhất thu phí chuyển khoản
nội mạng. Phản ứng ban đầu của khách hàng không được tích cực
lắm, tuy nhiên vẫn còn sớm để đánh giá tác động của những hành
động này lên nguồn thu nhập từ phí và hoa hồng của VCB trong
những năm tới.

Khối lƣợng và thị phần thanh toán quốc tế của VCB


45 25%

40

20%
35

30
15%
25
Giá trị (tỷ USD)
20 Thị phần
10%
15

10
5%

0 0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên VCB

o Thanh toán xuất nhập khẩu: VCB vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường
trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán xuất nhập khẩu, tuy
nhiên thị phần của VCB đã bị giảm dần từ 23% năm 2009 xuống còn
15,8% năm 2013. Động lực tăng trưởng của thanh toán xuất nhập
khẩu trong những năm gần đây chủ yếu đến từ các doanh nghiệp
FDI. Những doanh nghiệp này thường có mối quan hệ chặt chẽ với
các ngân hàng tại nước ngoài do đó thường thực hiện thanh toán
xuất nhập khẩu thông qua những ngân hàng này. Sự cạnh tranh

www.VPBS.com.vn Page | 29
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

khốc liệt không chỉ từ các ngân hàng trong nước mà còn từ các ngân
hàng nước ngoài khiến cho VCB rất khó để giữ vững thị phần.
o Kinh doanh ngoại hối: VCB vẫn được coi là ngân hàng hàng đầu trên
thị trường ngoại hối ở Việt Nam. Tuy nhiên, thu nhập từ kinh doanh
ngoại hối của VCB, cũng như của những ngân hàng đối thủ ACB và
EIB, đã giảm đáng kể trong năm 2013 và dự kiến sẽ có kết quả
tương tự vào năm 2014, do hai lý do chính sau:
(1) NHNN đã giữ được tỷ giá ổn định: tỷ giá đô la Mỹ được duy trì ở
mức 20.828 đồng trong 18 tháng liên tục từ đầu tháng 1 năm 2012
đến cuối tháng 6 năm 2013. Sau đó tỷ giá chỉ tăng lên 1% và đã
được duy trì ở mức 21.036 liên tục từ tháng 7 năm 2013 đến thời
điểm hiện tại. Sự ổn định của tỷ giá trong một thời gian dài đã làm
giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.
(2) Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài với lợi thế
về chi phí. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã tận dụng
nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ ngân hàng mẹ và thị trường quốc tế,
nới mà đồng đô la được cung cấp ở mức lãi suất thấp, và sau đó kinh
doanh trở lại tại Việt Nam. Đây là lợi thế mà các ngân hàng trong
nước không có.

www.VPBS.com.vn Page | 30
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

V. PHÂN TÍCH CAMELS


C- Vốn
CAMELS 2009A 2010A 2011A 2012A 2013A

CAR 8,11% 9,00% 11,13% 14,63% 13,37%


Vốn chủ/ Huy động 9,88% 10,13% 12,62% 14,56% 13,04%
Vốn chủ/Tổng TS 6,54% 6,74% 7,81% 10,02% 9,22%

Tỷ lệ CAR của VCB đã được cải thiện rõ rệt trong năm năm qua. Như đã phân
tích, tăng trưởng bình quân của vốn cổ phần đạt hơn 23%, nhanh hơn nhiều so
với tốc độ tăng trưởng bình quân của tài sản, do đó đã cải thiện hệ số CAR và
các chỉ số đòn bẩy tài chính khác. Chỉ số CAR tại 31.12.2013 là 13,37%, cao
hơn nhiều so với mức yêu cầu an toàn vốn tối thiểu là 9%.

A - Chất lƣợng tài sản


CAMELS 2009A 2010A 2011A 2012A 2013A

Tăng trưởng tài sản y-o-y 15,04% 20,40% 19,21% 13,03% 12,78%
Tài sản sinh lãi / Tổng tài sản 94,22% 94,50% 96,76% 96,81% 97%
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản 2,47% 2,83% 2,03% 2,40% 2,63%
Nợ xấu / Vốn chủ 20,94% 24,14% 14,87% 13,94% 16,73%
Tỷ lệ dự phòng / Tổng tài sản 3,27% 3,15% 2,54% 2,19% 2,36%
Tỷ lệ dự phòng / Tổng nợ xấu 132,20% 111,33% 125,13% 91,14% 89,66%
Chi phí dự phòng / Tổng tài sản 0,56% 0,78% 1,66% 1,37% 1,29%

Tỷ lệ tài sản sinh lãi trên tổng tài sản đã tăng nhẹ trong vòng ba năm qua từ
94% lên 97%. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã tăng lên nhưng vẫn luôn được giữ dưới
ngưỡng 3%, và tỷ lệ dự phòng trên tổng nợ xấu được duy trì ở mức rất cao qua
các năm. Các tỷ lệ này cho thấy VCB đã duy trì chất lượng tài sản tương đối tốt.

M – Khả năng quản lý

CAMELS 2009A 2010A 2011A 2012A 2013A

Tăng trưởng cho vay 25,56% 24,85% 18,44% 15,16% 13,74%


Tăng trưởng huy động 7,64% 21,11% 10,87% 25,71% 15,74%
Chi phí/Thu nhập hoạt động (CIR) 37,62% 39,70% 38,33% 39,87% 40,08%
Chi phí hoạt động/Tài sản TB 1,46% 1,63% 1,69% 1,54% 1,41%
Lợi nhuận hoạt động/Tài sản TB 3,89% 4,10% 4,41% 3,86% 3,52%
Chi phí dự phòng/Thu nhập hoạt động 43,81% 13,61% 19,91% 37,88% 36,43%

Chúng tôi đánh giá khả năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo VCB thông qua tốc
độ tăng trưởng cho vay, huy động, cũng như khả năng tạo ra thu nhập hoạt
động và cắt giảm chi phí hoạt động. Như đã nhận xét ở các phần trước, chúng
tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay tại VCB là khá thận trọng
và ngân hàng này khá kỹ càng trong việc chọn lọc những khách hàng (cả khách
hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân) có xếp hạng tín dụng tốt để cho
vay. Cách tiếp cận thận trọng này đã mang lại sự ổn định và an toàn, là yếu tố
hết sức quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, VCB sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mất thị phần nếu như tăng trưởng
quá thận trọng. Bằng chứng là tỷ trọng cho vay và huy động của VCB đã lần
lượt giảm từ 10% và 12% năm 2009 xuống còn xấp xỉ 8% và 9% năm 2013.

www.VPBS.com.vn Page | 31
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Tỷ lệ chi phí/Thu nhập hoạt động (CIR) của VCB đã tăng dần từ 37,6% năm
2009 lên 40,1% năm 2013. So với các ngân hàng đối thủ, VCB đã hoạt động
hiệu quả hơn ở hầu hết các năm (thể hiện qua tỷ lệ CIR thấp hơn trung bình).
Trong tương lai, chúng tôi cho rằng tỷ lệ CIR của VCB có thể sẽ tăng nhẹ lên
mức từ 40% đến 42% do chi phí hoạt động của ngân hàng nhiều khả năng sẽ
tăng và môi trường hoạt động của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn
trong một vài năm tới.

CIR 2008 2009 2010 2011 2012


VCB 29,21% 37,62% 39,70% 38,33% 39,82%
TB các ngân hàng so sánh 40,27% 39,27% 39,64% 40,90% 51,01%

Bao gồm: CTG, MBB, BID, EIB, STB, ACB, SHB, TCB
Nguồn: Báo cáo tài chính VCB, VPBS tổng hợp

E- Lợi nhuận

CAMELS 2009A 2010A 2011A 2012A 2013A

NIM 2,89% 3,08% 3,85% 2,89% 2,53%


ROAA 1,64% 1,52% 1,24% 1,13% 0,99%
ROAE 25,58% 22,87% 17,00% 12,53% 10,28%
ROEA 1,74% 1,61% 1,30% 1,16% 1,02%

Nhìn chung khả năng sinh lợi của VCB đã giảm dần từ năm 2009 đến năm
2013. ROAA đã giảm dần từ 1,64% năm 2009 còn xấp xỉ 1% năm 2013 ( giảm
40%) trong khi ROAE đã giảm mạnh hơn từ 25,6% còn 10,3% (giảm 60%)
trong cùng giai đoạn. Sự sụt giảm của ROAE chủ yếu do: (1) tỷ lệ NIM giảm và
(2) mức đòn bẩy tài chính thấp hơn do tăng vốn chủ. Chúng tôi cũng nhận thấy
khả năng sinh lợi của VCB thấp hơn các ngân hàng tương đồng ở cả ba chỉ số:
NIM, ROA, và ROE.

TB 3 TB 5 TB 3
NIM ROA ROE
Mã cổ năm năm năm
2013 2013 2013
Khả năng sinh lời phiếu
(%)
ROA
(%)
ROE ROE
(%)
(%) (%) (%)

VCB 2,78 1,12 0,99 10,57 13,28 10,28


30%

25% ROAE TB 3,40 1,09 0,90 12,10 15,06 11,45


(trục
20% phải) CTG 3,68 1,30 1,08 17,09 20,15 13,34
ROAA
15% BID 2,85 0,73 0,78 14,64 12,38 13,82

10% NIM
STB 5,12 1,11 1,42 6,70 11,37 14,49
5%
ACB 3,00 0,74 0,48 4,99 13,90 6,56
0%
2009 2010 2011 2012 2013 EIB 1,92 1,18 0,39 9,05 12,67 4,32

Nguồn: Bloomberg

www.VPBS.com.vn Page | 32
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

L – Thanh khoản

CAMELS 2009A 2010A 2011A 2012A 2013A

Cho vay KH/ Huy động (LDR) 83,76% 86,35% 92,25% 84,51% 83,05%
11,99% 30,22% 23,95% 19,75% 24,12%
Tài sản lưu động/ Tổng tài sản

Để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng, chúng tôi xem xét tỷ lệ cho vay
trên huy động (LDR) và tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản.

Tỷ lệ cho vay trên huy động LDR So sánh thanh khoản năm 2013
100% 92% 115%
120%
90% 84% 86% 85% 83% 105% 103%
100%
80% 72% 84% 84% 83%
78%
70% 80% 71% 69%
65% 64% 64%
59%
60% 60% 49% 53%
49%
50%
40%
40%
30% 20%

20% 0%
10% BID EIB CTG SHB STB VCB ACB MBB

0% Cho vay khách hàng/Tổng tài sản LDR


2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng, VPBS tổng hợp
Tỷ lệ LDR của VCB đã tăng dần từ 72% lên 92% trong giai đoạn tăng trưởng tín
dụng nóng 2008-2011 và sau đó đã giảm dần còn 83% năm 2013. Mặc dù tỷ lệ
LDR của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 80% theo quy định
trong Thông tư 19/2010/TT-NHNN, chúng tôi nhận thấy nhiều ngân hàng vẫn
còn chưa tuân thủ, đặc biệt là các ngân hàng TMCPNN, CTG và BID, với tỷ lệ
LDR lớn hơn 100%.

Ngoài ra, VCB cũng đảm bảo tính thanh khoản bằng cách duy trì tỷ lệ tài sản
lưu động khá cao. Tài sản lưu động bao gồm tiền và các khoản tương đương
tiền, số dư tiền gửi với NHNN và các tổ chức tín dụng khác, có thể dễ dàng
chuyển thành tiền mặt khi cần thiết. Do đó, chúng tôi đánh giá khả năng thanh
khoản của VCB là khá dồi dào.

So sánh tỷ lệ tài sản lƣu động trên tổng tài sản năm 2013
30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%
VCB EIB SHB CTG BID STB ACB MBB

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng, VPBS tổng hợp

www.VPBS.com.vn Page | 33
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

VI. CÁC GIẢ ĐỊNH DỰ BÁO


Chúng tôi cho rằng năm 2014 là một năm bản lề đối với ngành ngân hàng vì hai
lý do chính sau: (1) Thông tư 02 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ giữa năm nay, và dự
kiến sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng lên gấp ba lần mức
hiện tại; và (2) NHNN đã đẩy lãi suất xuống mức thấp hơn và dự kiến sẽ giữ lãi
suất ổn định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng khá khiêm tốn từ 12% đến 14%
trong năm 2014. Ngoài ra các điều kiện vĩ mô cũng tương đối tích cực:

- Thị trường chứng khoán tăng trưởng đáng kể


- Lạm phát đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ
- Tỷ giá đô la Mỹ được giữ ổn định trong 18 tháng qua

Đó là cơ sở để chúng tôi đưa ra các giả định về báo cáo tài chính hợp nhất của
VCB trong năm năm tới như sau:

GIẢ ĐỊNH VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tài sản

(1) Cho vay khách hàng: tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ tăng 13%
trong năm 2014 và tăng dần lên 14% năm 2015, và đạt tốc độ 15% trong
ba năm sau đó. Do thị trường tín dụng dự kiến vẫn còn nhiều khó khăn và
các chính sách thận trọng của VCB, chúng tôi dự đoán ngân hàng này sẽ chỉ
tăng trưởng trong phạm vi mục tiêu của NHNN và sẽ rất thận trọng về chất
lượng tín dụng của khách hàng.
Tình hình nợ xấu: Trong chuyến thăm ngân hàng VCB đầu năm 2014, đại
diện ngân hàng đã ước tính rằng khi Thông tư 02 được áp dụng vào tháng 6
năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của VCB có thể tăng lên gấp đôi. VCB đưa ra dự
đoán này trước khi những tin tức về Thông tư 02 sửa đổi (Thông tư 09)
được tiết lộ. Do đó, chúng tôi dự đoán tỷ lệ nợ xấu (trước xử lý) của VCB
trong năm 2014 sẽ là 4,5%. Để giữ tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%, VCB có thể
bán một phần nợ xấu cho VAMC và dùng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu.
VCB dự kiến sẽ bán khoảng 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm
2014. Cụ thể dự phóng của phân loại nợ, tỷ lệ nợ xấu, và tỷ lệ xóa nợ như
sau:

Phân loại nợ 2009A 2010A 2011A 2012A 2013A 2014F 2015F 2016F 2017F 2018F

Tiêu chuẩn 91,9% 87,3% 83,3% 83,7% 89,1% 89,0% 89,0% 89,8% 89,9% 90,0%
Chú ý 5,7% 9,9% 14,7% 13,9% 8,3% 8,0% 8,0% 7,5% 7,5% 7,5%
Dưới chuẩn 0,3% 0,6% 0,6% 1,3% 0,9% 1,0% 1,0% 0,9% 0,9% 0,9%
Nghi ngờ 0,3% 0,2% 0,3% 0,5% 0,7% 0,9% 0,9% 0,8% 0,8% 0,8%
Có khả năng mất vốn 1,9% 2,1% 1,1% 0,6% 1,1% 1,1% 1,1% 1,0% 0,9% 0,8%
Tỷ lệ xóa nợ /Dự phòng 7,5% 6,1% 90,2% 61,8% 33,0% 50,0% 50,0% 40,0% 35,0% 30,0%
Tỷ lệ nợ xấu (trước xử lý) 2,7% 3,0% 3,9% 3,9% 3,5% 4,5% 4,5% 3,8% 3,5% 3,3%
Tỷ lệ nợ xấu (sau xử lý) 2,5% 2,8% 2,0% 2,4% 2,6% 3,0% 3,0% 2,7% 2,6% 2,5%

(2) Cho vay và tiền gửi liên ngân hàng: Cho vay liên ngân hàng tương đương
50% cho vay khách hàng trong năm 2011 và đã giảm xuống mức 30% cuối
năm 2013. Chúng tôi dự báo tỷ lệ tương đối của các cho vay khoản liên

www.VPBS.com.vn Page | 34
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

ngân hàng sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới nhưng sẽ không thấp hơn
20% do VCB vẫn là một thành viên tích cực của thị trường liên ngân hàng
và có thanh khoản dồi dào.
(3) Tiền gửi tại NHNN dự kiến sẽ ở mức 6% tiền gửi khách hàng, gần như tương
đương với mức 5,9% trong ba năm qua
(4) Đầu tƣ chứng khoán nợ chủ yếu bao gồm trái phiếu và tín phiếu chính phủ
là những khoản đầu tư rủi ro thấp và mang lại thu nhập tương đối cao và ổn
định cho các ngân hàng. Chúng tôi dự đoán đầu tư chứng khoán nợ sẽ tăng
trưởng cao hơn một chút so với tăng trưởng cho vay khách hàng, với tốc độ
15% mỗi năm trong năm năm tới.
(5) Đầu tƣ vốn cổ phần chiếm một phần không đáng kể trong tổng tài sản của
VCB. Mặc dù thị trường đang hồi phục, nhưng chúng tôi không cho rằng
điều đó sẽ có tác động đáng kể đến danh mục đầu tư cổ phiếu của VCB, do
bản chất của ngân hàng này là khá thận trọng. Do đó chúng tôi ước tính đầu
tư cổ phiếu, đầu tư vào các công ty liên kết, và các khoản đầu tư dài hạn
khác sẽ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 5% mối năm trong năm năm tới. Tuy
nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng VCB sẽ mua bán sáp nhập một
ngân hàng khác trong năm 2014, điều sẽ khiến lượng vốn đầu tư vốn cổ
phần của ngân hàng tăng đáng kể.
Các khoản phải trả

(1) Tiền gửi khách hàng sẽ vẫn đóng vai trò nguồn vốn chủ yếu. Tiền gửi khách
hàng của VCB đã tăng trưởng khá thận trọng với tốc độ trung bình kép
CAGR 16% trong năm năm qua. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục
trong những năm tới, do tăng trưởng tín dụng của VCB cũng khá khiêm tốm
và tài sản VCB có thanh khoản cao. Cụ thể, chúng tôi dự đoán tiền gửi
khách hàng tăng 12% năm 2014, sau đó tốc độ tăng trưởng tăng dần lên và
đạt 17% vào năm 2018.
(2) Các khoản nợ chính phủ và NHNN ở mức gần 10% tiền gửi khách hàng
trong năm 2013 và tương tự tỷ lệ trung bình năm năm qua. Do đó chúng tôi
dự đoán tỷ lệ các khoản nợ chính phủ và NHNN trên tiền gửi khách hàng sẽ
là 10% trong giai đoạn dự đoán.
(3) Vay và nhận tiền gửi liên ngân hàng đã giảm đáng kể từ năm 2011 và
chúng tôi dự đoán xu thế này sẽ vẫn còn tiếp tục. Vay liên ngân hàng tương
đương 13% tiền gửi khách hàng năm 2013. Chúng tôi dự báo tỷ lệ này sẽ là
10% năm 2014 và giảm dần xuống 7% vào năm 2018.

Vốn chủ sở hữu


(1) Taị thời điểm 31.12.2013, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VCB là 13,37%,
cao hơn nhiều so với mức quy định là 9%. Tuy nhiên tỷ lệ này được tính
toán theo tiêu chuẩn Việt Nam. Nếu tính theo Basel II, tỷ lệ CAR của VCB sẽ
thấp hơn khá nhiều. Do đó chúng tôi cho rằng VCB sẽ phải huy động thêm
vốn trong giai đoạn 2014-2018 để đáp ứng yêu cầu về vốn nếu như mục
tiêu hoàn toàn tuân thủ Basel II vào năm 2018 không có gì thay đổi. Từ đó
chúng tôi đưa ra dự đoán VCB sẽ phát hành cổ phiếu tương đương 10% vốn
điều lệ vào năm 2016 và 2018.
(2) VCB đã trả cổ tức với tỷ lệ là 7% năm 2009 và 12% cho năm 2010, 2012,
và 2013. VCB đã không trả cổ tức bằng tiền mặt mà trả cổ tức bằng cổ
phiếu năm 2011. Tỷ lệ trả cổ tức mục tiêu của VCB năm 2014 là 10%.

www.VPBS.com.vn Page | 35
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Chúng tôi dự đoán trong những năm tới, tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt sẽ nằm
trong khoảng từ 10% đến 12% mệnh giá, tùy thuộc vào mức lợi nhuận
hàng năm của ngân hàng. Nhìn chung tỷ lệ trả cổ tức sẽ tương đương
khoảng 40% đến 60% lợi nhuận ngân hàng, thấp hơn so với tỷ lệ chi trả
trong hai năm qua.
(3) Quỹ bổ sung vốn điều lệ được trích lập với tỷ lệ bằng 5% lợi nhuận sau thuế
và không vượt quá vốn điều lệ của ngân hàng.
(4) Quỹ dự phòng tài chính được trích lập với tỷ lệ bằng 10% lợi nhuận sau thuế
và không vượt quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ PHÓNG (tỷ đồng) 2013A 2014F 2015F 2016F 2017F 2018F CAGR
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 6.060 3.080 10.507 7.129 5.007 9.562 10%
Tiền gửi NHNN 24.844 22.526 25.455 29.018 33.806 39.215 10%
Tiền gửi các TCTD khác 83.811 92.993 78.083 81.632 93.877 107.958 5%
Cho vay các TCTD khác 7.992 7.749 7.098 8.163 9.388 10.796 6%
Cho vay khách hàng 274.314 309.975 354.921 408.160 469.384 539.791 14%
Chứng khoán nợ kinh doanh và đầu tư 63.867 73.447 84.464 97.134 111.704 128.459 15%
Tài sản sinh lãi 454.828 506.690 550.021 624.107 718.158 826.220 13%
Chứng khoán vốn kinh doanh và đầu tư 817 858 901 946 993 1.043 5%
Đầu tư công ty liên kết và liên doanh 722 758 796 836 878 922 5%
Đầu tư, góp vốn dài hạn khác 2.356 2.474 2.598 2.727 2.864 3.007 5%
Đầu tƣ chứng khoán vốn 3.895 4.090 4.295 4.509 4.735 4.972 5%
Dự phòng cho vay các TCTD khác (66) (64) (47) (38) (26) (14) -27%
Dự phòng cho vay khách hàng (6.451) (7.626) (8.732) (9.891) (10.993) (11.543) 12%
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư và kinh doanh (26) (347) (399) (459) (527) (605) 88%
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (36) (47) (66) (70) (73) (77) 16%
Dự phòng giảm giá tài sản khác -- -- -- -- -- --
Dự phòng (6.579) (8.085) (9.244) (10.457) (11.620) (12.239) 13%
Tài sản cố định 4.086 4.903 5.638 6.484 7.457 8.575 16%
Tài sản khác 6.704 8.045 9.252 10.640 12.236 14.071 16%
Tài sản không sinh lãi 10.790 12.948 14.890 17.124 19.693 22.646 16%
TỔNG TÀI SẢN 468.994 518.724 570.469 642.411 735.973 851.160 13%

Các khoản nợ chính phủ và NHNN 32.622 37.544 42.424 48.364 56.344 65.359 15%
Tiền gửi các TCTD khác 31.182 30.035 29.697 29.018 28.172 32.679 1%
Vay các TCTD khác 12.863 13.140 8.485 9.673 11.269 13.072 0%
Tiền gửi khách hàng 332.246 375.438 424.244 483.639 563.439 653.589 14%
Phát hành giấy tờ có giá 2.014 2.014 2.014 2.014 2.014 2.014 0%
Nợ sinh lãi 410.926 458.170 506.864 572.707 661.237 766.713 13%
Công cụ tài chính phái sinh -- -- -- -- -- --
Lãi, phí phải trả 4.394 4.834 5.317 5.849 6.433 7.077 10%
Thuế TNDN hoãn lại phải trả 17 19 21 23 25 28 10%
Các khoản phải trả khác 10.493 11.542 12.696 13.966 15.362 16.899 10%
Dự phòng rủi ro cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng 628 755 770 785 801 817 5%
Nợ phải trả khác 15.532 17.149 18.804 20.623 22.622 24.820 10%
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 426.458 475.320 525.668 593.330 683.859 791.533 13%
Vốn điều lệ 23.174 26.650 26.650 29.315 29.315 32.247 7%
Thặng dư vốn cổ phần 9.201 9.201 9.201 9.201 9.201 9.201 0%
Vốn khác 45 45 45 45 45 45 0%
Quỹ của TCTD 3.469 4.134 4.898 5.864 7.097 8.688 20%
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 126 126 126 126 126 126 0%
Chênh lệch đánh giá lại tài sản 80 80 80 80 80 80 0%
Lợi nhuận chưa phân phối 6.291 3.018 3.650 4.299 6.098 9.089 8%
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 42.386 43.254 44.651 48.932 51.964 59.477 7%
Lợi ích cổ đông thiểu số 150 150 150 150 150 150 0%
TỔNG NỢ PHẢI TRA VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 468.994 518.724 570.469 642.411 735.973 851.160 13%
growth y-o-y 11% 10% 13% 15% 16%

www.VPBS.com.vn Page | 36
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

GIẢ ĐỊNH VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH

Thu nhập và chi phí lãi

Để dự báo thu nhập và chi phí lãi, chúng tôi đưa ra các giả định về lãi suất thu
nhập và lãi suất phải trả và sau đó nhân các lãi suất này với số dư bình quân
của từng loại tài sản sinh lãi và vốn phải trả lãi. Giả định cụ thể về lãi suất như
sau:

(1) Lãi suất tiền gửi khách hàng: Chúng tôi ước tính lãi suất huy động trung
bình của các ngân hàng bằng với tỷ lệ lạm phát cộng thêm lãi suất thực. Chi
phí huy động của VCB thấp hơn so với lãi suất huy động trung bình của thị
trường trong giai đoạn 2009-2013, chúng tôi dự đoán trong những năm tới
VCB vẫn có thể duy trì mức lãi suất huy động thấp hơn lãi suất trung bình
thị trường từ 2% đến 2,5%.
(2) Lãi suất cho vay khách hàng cao hơn lãi suất tiền gửi từ 3% đến 5% trong
năm năm qua, với mức chênh lệch trung bình là 3,9%. Chúng tôi dự đoán
mức chênh lệch lãi suất này có thể giảm trong những năm tới, nhưng sẽ
không thấp hơn 3,2%.
(3) Lãi suất vay và cho vay liên ngân hàng được dự đoán bằng 2% trong giai
năm năm tới, dựa vào trung bình lãi suất liên ngân hàng tại VCB năm năm
qua và dự đoán của chũng tôi về lãi suất tiền gửi không kỳ hạn những năm
tới trong khoảng 1,5% đến 2%.
(4) Lợi suất trái phiếu đầu tư: phần lớn danh mục đầu tư trái phiếu của VCB là
trái phiếu chính phủ. Chúng tôi giả định lợi suất trái phiếu trung bình sẽ cao
hơn lãi suất tiền gửi khách hàng 1,5% trong giai đoạn 2014-2018. Độ lệch
lãi suất này thấp hơn so với con số 2,2% của năm 2013 do chúng tôi dự
đoán lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới.
(5) Lợi suất trái phiếu phải trả ước tính sẽ cao hơn 5.5% so với lãi suất tiền gửi
khách hàng. Mức chênh lệch lãi suất này tương đương với trung bình của hai
năm qua.

Thu nhập và chi phí ngoài lãi


(1) Thu nhập từ phí dự kiến sẽ tăng 20% mỗi năm, và tỷ lệ chi phí trên thu
nhập từ phí sẽ tăng nhẹ từ mức 41,5% hiện tại lên 42,5% đến 45% trong
năm năm tới.
(2) Lãi ròng từ kinh doanh vàng và ngoại tệ dự kiến sẽ tăng 5% mỗi năm.
(3) Tỷ suất lợi nhuận từ các khoản đầu tư vốn cổ phần ước tính chỉ khoảng
0,5%, tương đương với mức trung bình năm năm qua.
(4) Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần dự kiến tăng 10% mỗi năm, tương đương
mức tăng trung bình năm năm qua.
(5) Lợi nhuận thuần từ các hoạt động khác cũng dự kiến sẽ tăng 10% mỗi năm.

Chi phí hoạt động


(1) Chi phí lương chiếm gần 22% thu nhập thuần trong năm năm qua. Chúng
tôi ước tính tỷ lệ này sẽ ổn định trong những năm tới.
(2) Chi phí khấu hao trong năm 2013 tương đương 15,3% giá trị của tài sản cố
định và dự kiến sẽ duy trì ở mức này trong những năm tới.
(3) Bắt đầu từ 01.01.2014, mức thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm xuống
còn 22% từ mức 25% trước đây. Thuế suất sẽ tiếp tục giảm xuống mức

www.VPBS.com.vn Page | 37
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

20% từ năm 2016. Do thuế suất thực tế trung bình trong ba năm qua của
VCB bằng 24,3%, gần tương đương với thuế suất quy định, chúng tôi giả
định rằng thuế suất thu nhập doanh nghiệp của VCB trong những năm tới sẽ
bằng với thuế suất quy định.
Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng được ước tính sẽ gia tăng đáng kể từ mức 3.520 tỷ đồng năm
2013 lên hơn 5.000 tỷ đồng năm 2014 do tác động các quy định chặt chẽ hơn
về phân loại nợ của Thông tư 02 và Thông tư 09. Các năm sau đó, chi phí dự
phòng sẽ tăng chậm hơn do chất lượng các khoản vay được dần cải thiện.

KẾT QUẢ KINH DOANH DỰ PHÓNG (tỷ đồng) 2014F 2015F 2016F 2017F 2018F
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 32.307 38.080 46.954 54.468 63.773
Chi phí lãi và các chi phí tương tựu (20.273) (24.829) (30.995) (35.737) (42.389)
Thu nhập lãi thuần 12.034 13.251 15.958 18.731 21.384
Tăng trƣởng y-o-y 11% 10% 21% 17% 14%
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.973 2.368 2.718 3.261 3.914
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.498 1.573 1.652 1.734 1.821
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư 372 427 490 563 648
Lãi thuần từ hoạt động khác 1.028 1.130 1.244 1.368 1.505
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 618 680 748 823 905
Thu nhập ngoài lãi 5.489 6.178 6.851 7.750 8.792
Tăng trƣởng y-o-y 31% 30% 28% 30% 33%
Tổng thu nhập hoạt động 17.522 19.429 22.810 26.481 30.175
Tăng trƣởng y-o-y 12% 11% 18% 17% 15%
Tổng chi phí hoạt động (7.029) (7.813) (9.105) (10.521) (11.974)
Tăng trƣởng y-o-y 12% 11% 17% 16% 14%
Lợi nhuận thuần trƣớc dự phòng rủi ro tín dụng 10.493 11.616 13.705 15.960 18.201
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (5.017) (5.360) (5.898) (6.360) (5.949)
Lợi nhuận trƣớc thuế 5.477 6.256 7.807 9.600 12.252
Chi phí thuế TNDN (1.205) (1.376) (1.717) (1.920) (2.450)
Lợi ích cổ đông thiểu số (28) (30) (33) (35) (33)
Lợi nhuận sau thuế 4.244 4.850 6.056 7.644 9.769
Tăng trƣởng y-o-y -5% 15% 26% 28% 29%

VII. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ


Chúng tôi định giá cổ phiếu VCB dựa trên hai phương pháp: (1) Thu nhập thặng
dư, (2) So sánh chỉ số giá giao dịch (P/E). Giá mục tiêu tổng hợp từ các mô hình
định giá của chúng tôi là 23.000 đồng, tương đương với suất lợi nhuận âm 16,1%
(giảm giá 19,6% và lợi suất cổ tức 3,5%). Do đó khuyến nghị của chúng tôi đối với
cổ phiếu VCB là BÁN.

Tổng hợp định giá


Phương pháp Giá mục tiêu Tỷ trọng
Thu nhập thặng dư 18.211 50%

P/E 27.640 50%


Giá mục tiêu 23.000
Tiềm năng giảm giá -19,6%
Lợi suất cổ tức 3,5%
Tổng lợi nhuận kỳ vọng -16,1%

www.VPBS.com.vn Page | 38
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

Phƣơng pháp thu nhập thặng dƣ

Chúng tôi sử dụng mô hình Thu nhập Thặng dư (RI) để định giá VCB bởi đặc
điểm kinh doanh của VCB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung rất khác biệt
so với các công ty thông thường mà chúng tôi vẫn thường sử dụng mô hình chiết
khấu dòng tiền (DCF) để định giá. Thu nhập Thặng dư được tính dựa trên lợi
nhuận ròng và chi phí vốn chủ sở hữu. Một công ty có doanh thu lớn hơn chi phí
sử dụng vốn chủ sở hữu là một công ty có thu nhập thặng dư dương, và đang
tạo ra giá trị. Bởi vậy, công ty có thu nhập thặng dư càng cao thì giá trị định giá
công ty càng lớn. Mô hình Thu nhập Thặng dư được trình bày như sau:

Trong đó:
Ve = Giá trị vốn chủ sở hữu
Bi = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại thời điểm i
NIi = Lợi nhuận ròng tại thời điểm i
g = Tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn từ thời điểm t
Chúng tôi tin rằng mô hình Thu nhập Thặng dư thích hợp với VCB do vốn chủ sở
hữu của VCB tuân theo cơ sở thặng dư bằng 0, nghĩa là sự tăng lên của vốn chủ
sở hữu chủ yếu được tạo bởi lợi nhuận giữ lại và vốn điều lệ của chủ sở hữu. Đối
với việc tính toán chi phí vốn chủ sở hữu mỗi năm, chúng tôi loại bỏ ảnh hưởng
của các loại vốn khác để phản ánh chân thực bản chất của thu nhập thặng dư.

Thay vì Lợi nhuận ròng, chúng tôi dùng Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông hiện
hữu làm thông số đầu vào của mô hình định giá. VCB thường trích lập quỹ khen
thưởng và phúc lợi cho nhân viên tương đương khoảng ba tháng lương thực
hiện từ Lợi nhuận ròng. Do đó lợi nhuận phân bổ cho cổ đông hiện hữu là giá
trị còn lại của lợi nhuận sau thuế sau khi trừ đi khoản trích thưởng nêu trên.
Việc trích lập quỹ thưởng của VCB mặc dù có vẻ không hợp lý (khoản thưởng và
phúc lợi nên được tính vào chi phí hoạt động để được khấu trừ thuế) nhưng lại
khá phổ biến ở các ngân hàng TMCP Nhà nước do quỹ lương của các ngân hàng
này bị kiểm soát rất chặt chẽ.

Các thông số đầu vào của mô hình định giá theo phương pháp thu nhập thặng
dư như sau:

- Lãi suất phi rủi ro là lợi suất trái phiếu Chính phủ bằng đồng nội tệ kỳ hạn 5
năm, tương đương 7,34%
- Suất lợi nhuận kỳ vọng của thị trường là 15%
- Chúng tôi ước tính chỉ số Beta giữa VCB và VN-index là 1,02
- Chi phí vốn chủ (Re) ước tính sử dụng mô hình CAPM là 15,2%
- Tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn (g), là tỷ lệ tăng trưởng bền vững của lợi nhuận
từ sau năm 2018, được ước tính dựa trên ROAE và tỷ lệ trả cổ tức, bằng
9,3%.

www.VPBS.com.vn Page | 39
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

PP THU NHẬP THẶNG DƢ 2014F 2015F 2016F 2017F 2018F

Lợi nhuận ròng cho cổ đông 3.533.346 4.061.928 5.133.130 6.549.871 8.451.855

Vốn chủ sở hữu 42.134.746 43.003.062 44.399.960 48.680.281 51.712.312

Chi phí vốn chủ 6.386.902 6.518.524 6.730.270 7.379.093 7.838.696

Thu nhập thặng dư (2.853.557) (2.456.596) (1.597.139) (829.222) 613.158

Hệ số chiết khấu hiện tại 0,87 0,75 0,65 0,57 9,65

Giá trị hiện tại của thu nhập thặng dư (2.477.943) (1.852.437) (1,045,821) (471,509) 5,916,398
Tổng giá trị thặng dư 68.688
Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu 42.134.746
Giá trị vốn chủ sở hữu 42.203.433

Số lượng cổ phiếu 2.317.417.076


Giá trị mỗi cổ phiếu (đồng) 18.211

Với sự điều chỉnh của chúng tôi về lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, cổ phiếu
VCB được định giá ở mức 18,211 đồng, nghĩa là đang được giao dịch cao hơn
giá trị định giá.
Phƣơng pháp so sánh chỉ số giá giao dịch
Chúng tôi lựa chọn năm ngân hàng niêm yết CTG, MBB, STB, EIB, và ACB để so
sánh với VCB vì năm ngân hàng này có quy mô, hiệu quả, mô hình hoạt động
tương đồng nhất với VCB. Hiện tại VCB có giá trị thị trường lớn nhất, cổ phiếu
VCB đang được giao dịch với P/B cao nhất, là P/E cao thứ ba trong số các ngân
hàng so sánh.

Các chỉ số tài chính cơ bản VCB Trung Bình CTG BID STB MBB ACB EIB
Số CP lưu hành (triệu) 2.317 1.826 3.723 2.811 1.143 1.126 922 1.229
Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 66.046 28.705 58.830 44.136 22.165 15.759 15.113 16.228
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (%) 20 17 29 0 5 10 30 27
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 43.078 24.125 53.294 32.070 17.064 15.141 12.502 14.680
Thu nhập hoạt động (tỷ đồng) 16.436 10.832 21.508 19.372 7.601 7.614 5.649 3.249
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 4.352 2.649 5.871 4.047 2.229 2.267 824 658
ROE 10,3% 11,5% 13,5% 13,8% 14,5% 16,2% 6,6% 4,3%
ROA 1,0% 0,9% 1,1% 0,8% 1,4% 1,3% 0,5% 0,4%
NIM 2,9% 3,5% 3,8% 3,0% 5,0% 4,0% 2,9% 2,2%
EPS 1.582 1.364 1.504 1.281 1.982 2.014 868 533
BVPS 18.589 13.269 14.313 11.408 14.935 13.451 13.567 11.940
Giá (ngày 28.04.2014) 28.500 15.750 15.800 15.700 19.400 14.000 16.400 13.200
P/E 18,0 13,9 10,5 12,3 9,8 7,0 18,9 24,8
P/B 1,53 1,24 1,18 1,46 1,34 1,12 1,22 1,12
Nguồn: Bloomberg, truy cập ngày 28.04.2014

Chúng tôi nhận thấy cổ phiếu VCB đã liên tục được giao dịch ở mức P/E cao hơn
so với trung bình P/E của các ngân hàng khác trong hai năm qua. Do đó chúng
tôi áp dụng mức thặng dư 30% cho rằng cổ phiếu VCB. Nghĩa là chúng tôi cho
rằng cổ phiếu VCB sẽ vẫn được giao dịch ở mức P/E cao hơn 30% so với P/E
trung bình của các ngân hàng khác. Với thế mạnh về thương hiệu, giá trị vốn
hóa lớn (top 4 trên sàn HSX), vị trí dẫn đầu trong mảng ngân hàng bán lẻ, tài
trợ thương mại, và quản trị rủi ro tốt nhất, chúng tôi cho rằng mức thặng dư

www.VPBS.com.vn Page | 40
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

30% là hợp lý. Với phương pháp P/E, chúng tôi định giá cổ phiểu VCB ở mức
27.640 đồng.

So sánh tỷ lệ PE dự phóng
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

VCB Ngân hàng tương đương

Nguồn: Bloomberg, VPBS

www.VPBS.com.vn Page | 41
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

VIII. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY


Theo mô hình cơ sở, chúng tôi giả định rằng thu nhập thặng dư sẽ tăng trưởng
vĩnh viễn với tốc độ g = trung bình ROE*(1-tỷ lệ trả cổ tức trung bình). Giả
định về tốc độ tăng trưởng vĩnh viễn đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định giá trị sau cùng của dòng thu nhập thặng dư, thường chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong tổng giá trị cổ phiếu. Một yếu tố quan trọng khác có tác động trực
tiếp lên lợi nhuận của ngân hàng là mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi
suất huy động. Do đó, chúng tôi kiểm chứng sự thay đổi giá trị cổ phiếu VCB
khi tốc độ tăng trưởng vĩnh viễn nhanh hơn hay chậm hơn 9,3% (giả định của
mô hình cơ sở) và chênh lệch lãi suất cho vay và huy động lớn hơn hay nhỏ hơn
3,2% (giả định của mô hình cơ sở). Chúng tôi cũng kiểm tra độ nhạy của giá cổ
phiếu khi tín dụng tăng trưởng nhanh hơn hay chậm hơn, và nợ xấu cao hơn
hay thấp hơn giả định cơ sở. Kết quả cho thấy, giá cổ phiếu VCB nhạy nhất với
mức chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, sau đó đến tốc độ tăng trưởng tín
dụng, mức chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, và ít nhạy cảm nhất với tốc
độ tăng trưởng vĩnh viễn.

Phân tích độ nhạy 1


Tốc độ tăng trưởng bền vững
suất cho vay-huy

6,30% 7,30% 8,30% 9,30% 10,30%


Chênh lệch lãi

3,60% 26.303 26.524 26.810 27.194 27.735


động

3,40% 24.424 24.589 24.802 25.087 25.490


3,20% 22.546 22.654 22.794 22.973 23.245
3,00% 20.668 20.719 20.785 20.874 21.000
2,80% 18.790 18.784 18.777 18.768 18.755

Phân tích độ nhạy 2

Mức nợ xấu so với giả định cơ bản


trưởng tín dụng so
với giả định cơ

10% 5% 0% -5% -10%


Tốc độ tăng

10% 22.834 24.323 25.831 27.358 28.907


bản

5% 21.411 22.793 24.187 25.594 27.012


0% 20.347 21.657 22.973 24.298 25.630
-5% 19.528 20.784 22.045 23.311 24.582
-10% 18.883 20.098 21.316 22.538 23.764

Giả định cơ bản 2014 2015 2016 2017 2018

Tăng trưởng tín dụng 13% 14,5% 15% 15% 15%

Tỷ lệ nợ xấu 3% 3% 2,9% 2,8% 2,5%

www.VPBS.com.vn Page | 42
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX – VCB)

IX. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


VCB đang nằm trong xu hướng tăng giá trung hạn, bắt đầu từ tháng 1/2014.
Tuy nhiên, sau khi chạm vùng kháng cự tại 32.000 hồi tháng 3, thị giá cổ phiếu
đã bước vào một nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Hiện tại, VCB đang tích lũy quanh
vùng hỗ trợ mạnh tại 28.000-29.000, tạo bởi các đường trung bình động 100 và
200 ngày. Chừng nào vùng hỗ trợ này được duy trì thì xu hướng tăng giá trung
hạn của VCB vẫn tiếp tục được giữ vững.

Hiện tại, chúng tôi chưa quan sát thấy các tín hiệu kỹ thuật có thể báo hiệu
VCB có khả năng tiếp tục xu hướng tăng giá trung hạn từ vùng hỗ trợ mạnh này
hay không. Do đó, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ trong ngắn hạn dựa trên
các tín hiệu kỹ thuật đối với VCB ở thời điểm phát hành báo cáo.

Mã chứng khoán VCB


Thời gian phân tích 3 đến 6 tháng
Giá cao nhất trong 3 tháng
32.100
Giá thấp nhất trong 3 tháng
26.400
Đường MA50 (từ ngày 14/01/2014)
30.200
Đường MA100 (từ ngày 14/01/2014)
29.000
Kháng cự trung hạn
32.100
Hỗ trợ trung hạn
28.200
Khuyến nghị
NẮM GIỮ

Biểu đồ giá cổ phiếu VCB

Nguồn: VPBS

www.VPBS.com.vn Page | 43
Hƣớng dẫn Khuyến nghị
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng sử dụng hệ thống khuyến
nghị sau:
Mua: Lợi suất kỳ vọng, bao gồm cổ tức, trong 12 tháng tới lớn hơn +10%
Giữ: Lợi suất kỳ vọng, bao gồm cổ tức, trong 12 tháng tới dao động từ -10% đến +15%
Bán: Lợi suất kỳ vọng, bao gồm cổ tức, trong 12 tháng tới thấp hơn -10%

Khuyến cáo
Báo cáo phân tích được lập và phát hành bởi Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng (“VPBS”). Báo cáo này không trực tiếp hoặc ngụ ýdùng để phân phối, phát hành hay sử
dụng cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào là công dân hay thường trú hoặc tạm trú tại bất kì địa phương,
lãnh thổ, quốc gia hoặc đơn vị có chủ quyền nào khác mà việc phân phối, phát hành hay sử dụng đó trái
với quy định của pháp luật. Báo cáo này không nhằm phát hành rộng rãi ra công chúng và chỉ mang tính
chất cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng như không được phép sao chép hoặc phân phối lại cho bất
kỳ bên thứ ba nào khác. Tất cả những cá nhân, tổ chức nắm giữ báo cáo này đều phải tuân thủ những
điều trên.
Barry David Weisblatt
Giám đốc Điều hành – Phân tích Mọi quan điểm và khuyến nghị về bất kỳ hay toàn bộ mã chứng khoán hay tổ chức phát hành là đối
barryw@vpbs.com.vn tượng đề cập trong bản báo cáo này đều phản ánh chính xác ý kiến cá nhân của những chuyên gia phân
tích tham gia vào quá trình chuẩn bị và lập báo cáo, theo đó,lương và thưởng của những chuyên gia
phân tích đã, đang và sẽ không liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với những quan điểm hoặc khuyến
Nguyễn Thị Thùy Linh
nghị được đưa ra bởi các chuyên gia phân tích đó trong báo cáo này. Các chuyên gia phân tích tham gia
Giám đốc – Vĩ mô và Tài chính vào việc chuẩn bị và lập báo cáo không có quyền đại diện (thực tế, ngụ ý hay công khai) cho bất kỳ tổ
linhntt@vpbs.com.vn chức phát hành nào được đề cập trong bản báo cáo.

Phạm Liên Hà, CFA


Các báo cáo nghiên cứu chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức
Chuyên viên phân tích cao cấp của VPBS. Báo cáo nghiên cứu này không phải là một lờikêu gọi, đề nghị, mời chào mua hoặc bán bất kỳ
hapl@vpbs.com.vn mã chứng khoán nào.

Hà Mỹ Hạnh Các thông tin trong báo cáo nghiên cứu được chuẩn bị từ các thông tin công bố công khai, dữ liệu phát
Trợ lý phân tích triển nội bộ và các nguồn khác được cho là đáng tin cậy, nhưng chưa được kiểm chứng độc lập bởi VPBS
hanhhm@vpbs.com.vn và VPBS sẽ không đại diện hoặc đảm bảo đối với tính chính xác, đúng đắn và đầy đủ của những thông tin
này. Toàn bộ những đánh giá, quan điểm và khuyến nghịnêu tại đây được thực hiện tại ngày đưa ra báo
Hội sở Hà Nội cáo và có thể được thay đổi mà không báo trước. VPBS không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi hoặc bổ
362 Phố Huế sung bản báo cáo cũng như không có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận được bản báo
Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội cáonày trong trường hợp các đánh giá, quan điểm hay khuyến nghị được đưa ra có sự thay đổi hoặc trở
T - +84 (0) 4 3974 3655 nên không còn chính xác hay trong trường hợp báo cáo bị thu hồi.
F - +84 (0) 4 3974 3656
Các diễn biến trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai, không đại diện hoặc bảo đảm, công
Chi nhánh Hồ Chí Minh khai hay ngụ ý, cho diễn biến tương lai của bất kì mã chứng khoán nào đề cập trong bản báo cáo này.
76 Lê Lai Giá của các mã chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo và lợi nhuậntừ các mã chứng khoán đó có
Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh thể được dao động và/hoặc bị ảnh hưởng trái chiều bởi những yếu tố thị trường hay tỷ giá vànhà đầu tư
T - +84 (0) 8 3823 8608 phải ýthức được rõ ràng vềkhả năngthua lỗkhi đầu tư vào những mã chứng khoán đó, bao gồm cả những
F - +84 (0) 8 3823 8609 khoản lạm vào vốn đầu tư ban đầu. Hơn nữa, các chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo có thể
không có tính thanh khoản cao, hoặc giá cả bị biến động lớn, hay có những rủi ro cộng hưởng và đặc biệt
gắn với các mã chứng khoán và việc đầu tư vào thị trường mới nổi và/hoặc thị trường nước ngoài khiến
Chi nhánh Đà Nẵng
tăng tính rủi ro cũng nhưkhông phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. VPBS không chịutrách nhiệm về bất
112 Phan Châu Trinh kỳ thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng hoặc dựa vào các thông tin trong bản báo cáo này.
Quận Hải Châu –Đà Nẵng
T - +84 (0) 511 356 5419
Các mã chứng khoán trong bản báo cáo có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, và nội dung của
F - +84 (0) 511 356 5418 bản báo cáo không đề cập đến các nhu cầu đầu tư, mục tiêu và điều kiện tài chính của bất kỳ nhà đầu tư
cụ thể nào. Nhà đầu tư không nên chỉ dựa trên những khuyến nghị đầu tư, nếu có,tại bản báo cáo này
để thay thế cho những đánh giá độc lập trong việc đưa ra các quyết định đầu tư của chính mình và, trước
khi thực hiện đầu tư bất kỳ mã chứng khoán nào nêu trong báo cáo này, nhà đầu tư nên liên hệ với
những cố vấn đầu tư của họ để thảo luận về trường hợp cụ thể của mình.

VPBS và những đơn vị thành viên, nhân viên, giám đốc và nhân sự của VPBS trên toàn thế giới, tùy từng
thời điểm,có quyền cam kết mua hoặc cam kết bán, mua hoặc bán các mã chứng khoán thuộc sở hữu
của (những)tổ chức phát hànhđược đề cập trong bản báo cáo này cho chính mình;được quyền tham gia
vào bất kì giao dịch nào khác liên quan đến những mã chứng khoán đó; được quyền thu phí môi giới
hoặc những khoản hoa hồng khác; được quyền thiết lập thị trường giao dịchcho các công cụ tài chính của
(những) tổ chức phát hành đó; được quyền trở thànhnhà tư vấn hoặc bên vay/cho vay đối với (những) tổ
chức phát hành đó; hay nói cách khác là luôn tồn tạinhững xung đột tiềm ẩn về lợi ích trong bất kỳ
khuyến nghị và thông tin, quan điểm có liên quan nào được nêu trong bản báo cáo này.

Bất kỳ việc sao chép hoặc phân phối một phần hoặc toàn bộ báo cáo nghiên cứu này mà không được sự
cho phép của VPBS đều bị cấm.

Nếu báo cáo nghiên cứu này được phân phối bằng phương tiện điện tử, như e-mail, thì không thể đảm
bảo rằng phương thức truyền thông này sẽ an toàn hoặc không mắc những lỗi như thông tin có thể bị
chặn, bị hỏng, bị mất, bị phá hủy, đến muộn, không đầy đủ hay có chứa virus. Do đó, nếu báo cáo cung
cấp địa chỉ trang web, hoặc chứa các liên kết đến trang web thứ ba, VPBS không xem xét lại và không
chịu trách nhiệm cho bất cứ nội dung nào trong những trang web đó. Địa chỉ web và hoặc các liên kết chỉ
được cung cấp để thuận tiện cho người đọc, và nội dung của các trang web của bên thứ ba không được
đưa vào báo cáo dưới bất kỳ hình thức nào. Người đọc có thể tùy chọn truy cập vào địa chỉ trang web
hoặc sử dụng những liên kết đó và chịu hoàn toàn rủi ro.

www.VPBS.com.vn Page | 44

You might also like