Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chuyên đề 05: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM


1. Tiêu hóa: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những
chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
2. Tiêu hóa ở các nhóm động vật
2.1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Động vật đơn bào
- Quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào.
- Tiếp nhận thức ăn bằng hình thức thực bào.
- Các enzim từ lizoxôm đưa vào không bào tiêu hóa để thủy phân thức ăn thành các chất dinh
dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
2.2. Ở động vật có túi tiêu hóa
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào
và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau
đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu
hóa.
2.3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau.
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ
học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không
xương sống.
- Tùy thuộc vào các loại thức ăn khác nhau mà cấu tạo của bộ hàm, dạ dày, và ruột của ống tiêu
hóa ở các nhóm động vật là khác nhau.
3. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt
3.1. Quá trình biến đổi cơ học: Nhờ răng ở khoang miệng và thành cơ ở dạ dày làm thức ăn bị
cắt, xé, nghiền, bóp nhuyễn thành các phần tử nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi
hóa học.
3.2. Quá trình biến đổi hóa học
- Nhờ các enzim trong dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra (tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến
tụy, tuyến ruột) giúp chuyển thành các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản
có thể hấp thụ được.
- Gan tiết mật góp phần nhũ tương hóa lypit và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các
enzim tiêu hóa ở ruột.

3.3. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng


- Bề mặt hấp thụ của ruột: được tăng lên rất nhiều nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó
có các lông cực nhỏ của các tế bào lông ruột tạo điều kiện để hấp thụ tốt nhất các chất dinh
dưỡng.
- Cơ chế hấp thụ:
+ Một số chất được hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế khuếch tán (như glixêrin và axit béo, các
vitamin tan trong dầu).
+ Phần lớn các chất còn lại (glucôzơ, xxit amin,…) được hấp thụ theo cơ chế chủ động.
- Con đường vận chuyển các chất hấp thụ
+ Theo đường bạch huyết: Axit béo và glyxerol sau khi thấm qua màng tế bào lông ruột sẽ tổng
hợp thành lipit, vào mạch bạch huyết trong lông ruột rồi trở về tim. Các vitamin tan trong dầu
cũng được hấp thụ và đi theo con đường này.
+ Theo đường máu: Các axit amin và các đường đơn cùng các vitamin còn lại, muối khoáng và
nước sau khi hấp thụ sẽ chuyển qua các mao quản máu, theo các tĩnh mạch ruột, qua gan và tĩnh
mạch chủ dưới để về tim.
4. Tiêu hóa ở thú ăn thực vật
4.1. Biến đổi cơ học: Thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.
- Ở động vật nhai lại như trâu, bò,… lúc ăn chúng chỉ nhai sơ rồi nuốt ngay, tranh thủ lấy được
nhiều thức ăn để sau đó mới “ợ lên” nhai lại lúc nghỉ ngơi.
- Đối với động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột) chúng nhai kĩ hơn
động vật nhai lại.
- Gia cầm và các loại chim ăn hạt không có răng nên mổ hạt và nuốt ngay, diều chứa thức ăn.
Trong diều không có dịch tiêu hóa, mà chỉ có dịch nhầy để làm trơn và mềm thức ăn.
4.2. Biến đổi hóa học và biến đổi sinh học
- Ở động vật nhai lại dạ dày chia làm 4 ngăn là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ
dày chính thức).
+ Dạ cỏ là ngăn lớn nhất. ở đây thức ăn được nhào trộn với nước bọt, khi đầy, vật ngừng ăn, thức
ăn được chuyển sang dạ tổ ong, tại đây thức ăn được ợ lên và nhai lại.
+ Sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ thực hiện ở dạ cỏ.
+ Thức ăn sau khi đã được nhai kĩ với lượng nước bọt tiết ra, cùng với một lượng lớn VSV sẽ
được chuyển thẳng xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển sang dạ múi khế. Chính
VSV đã là nguồn cung cấp phần lớn protein cho nhu cầu của cơ thể vật chủ.
+ Quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột, tương tự như ở các loài động vật khác.
- Ở các động vật có dạ dày đơn như thỏ, ngựa…: quá trình biến đổi nhờ vi sinh vật, xảy ra
trong ruột tịt (manh tràng).
- Ở chim ăn hạt và gia cầm
- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề).
- Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa, dạ dày cơ nghiền nát các hạt và thấm dịch tiêu hóa tiết ra từ dạ
dày tuyến, sẽ biến đổi một phần, sau đó chuyển xuống ruột. Ở đây thức ăn tiếp tục biến đổi nhờ
các enzim có trong các dịch tiêu hóa tiết ra từ các tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột.
4.3. Sự hấp thụ thức ăn đã được tiêu hóa:
Sản phẩm tiêu hóa được hấp thụ qua màng ruột. sau đó được vận chuyển đến các tế bào đảm bảo
sự phát triển và mọi hoạt động sống của cơ thể.

You might also like