Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Đề cương văn học

Câu 1: (Các chức năng của văn học, phân tích các tác phẩm trong SGK Tiếng Việt
để làm rõ)
1. Chức năng nhận thức
- Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con
người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
- Nói tới chức năng nhận thức trước hết ta nghĩ tới khả năng của văn học trong việc cung
cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết, giúp con người khám phá thế giới hiện thực
-Văn học cũng là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội, vì đời sống xã
hội là đối tượng nhận thức trung tâm của nó.
-Văn học chứa đựng những sự kiện lịch sử, lưu giữ từ ngữ, lời nói của người xưa, cung
cấp những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa…
- Văn học không nhận thức thế giới đối tượng như những bản thể tự nó, mà nhận thức các
quan hệ đời sống, chủ yếu là quan hệ xã hội của con người. Nhận thức các quan hệ đời
sống, văn học giúp ta nhận ra phương diện giá trị của thế giới đối tượng, chủ yếu là giá trị
tinh thần đối với con người được kết tinh trong đó. Văn học giúp ta hiểu được giá trị của
mình, thấy được vị trí của mình, biết được mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc
sống chung. Nó giúp ta sống cuộc đời có ý thức sâu sắc, mãnh liệt về giá trị và năng lực
vô tận của mình để phấn đấu, sáng tạo.
2. Chức năng giáo dục:
-Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng có khuynh hướng, gắn liền với một chỗ đứng,
một cách nhìn, một thái độ đối với các hiện tượng được mô tả. Do vậy, văn học có tác
dụng giáo dục, cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức… rất lớn.
-Nhưng văn học giáo dục con người không phải như một nhà thuyết giáo mà như một
người bạn đồng hành, đối thoại, tâm tình với bạn đọc, một tấm gương để người đọc tự soi
mình, nên đã chuyển hóa quá trình giáo dục, thuyết phục từ bên ngoài thành quá trình tự
giáo dục, tự thuyết phục một cách tự giác. Từ sự cảm thấu tình thương yêu bao la, nỗi vất
vả, sự hi sinh lặng thầm vì con của mẹ, bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa đã khuấy
động tâm can người đọc về lương tâm, trách nhiệm của người làm con đối với đấng sinh
thành.
-Chức năng giáo dục là chức năng trọng yếu nhất của văn học thiếu nhi.
-Giáo dục trong văn học thiếu nhi thường xuất phát từ những sự việc, hình ảnh, con
người, gần gũi, quen thuộc với các em.
3. Chức năng thẩm mĩ:
- Văn học có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu ấy thông qua sự phản ánh quan hệ thẩm mĩ của
con người với hiện thực khách quan, bồi dưỡng cho con người năng lực sáng tạo và cảm
thụ thẩm mĩ.
- Chức năng thẩm mĩ của văn học có nhiều cấp độ, nhiều bình diện. Ở cấp độ thứ nhất,
nội dung cơ bản của nó là thỏa mãn tối đa nhu cầu thẩm mĩ để gợi dậy khoái cảm nghệ
thuật. Đến với tác phẩm văn học, người đọc được tiếp xúc với muôn ngàn vẻ đẹp phong
phú, đa dạng của bản thân đời sống, từ cỏ cây hoa lá đến sông núi biển trời và chim, thú,
côn trùng…
-Văn học là nơi tôn vinh vẻ đẹp của con người và cuộc sống con người. Thần thoại,
truyền thuyết xây dựng các hình tựợng nghệ thuật kì vĩ để ca ngợi những chiến công hiển
hách, ngợi ca sức mạnh và năng lực của con người trong cuộc khai phá đất đai, mở rộng
địa bàn cư trú, tạo dựng thế giới, dân tộc…
- Chức năng thẩm mĩ trong văn học được thể hiện thông qua hình tượng nghệ thuật. Ðược
tạo dựng bằng chất liệu ngôn từ, hình tượng văn học không chỉ mang đến cho con người
khoái cảm trước vẻ đẹp đời sống mà còn gợi dậy những khoái cảm trước vẻ đẹp của chất
liệu, vẻ đẹp của các phương thức, phương tiện nghệ thuật tổ chức các chất liệu ấy.
- Chức năng thẩm mĩ của văn học còn biểu hiện ở việc hình thành thị hiếu thẩm
mĩ cho người đọc
- Văn học còn góp phần hình thành lí tưởng thẩm mĩ, đánh thức bản chất nghệ sĩ và cảm
hứng sáng tạo của con người vì văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực đời sống dưới
ánh sáng của lí tưởng thẩm mĩ. Văn học tác động tới việc hình thành lí tưởng thẩm mĩ
cho con người bằng nhiều cách khác nhau. Có những tác phẩm văn học vẽ ra hình ảnh
một xã hội lí tưởng, phản ánh trực tiếp phương diện tích cực của đời sống, thắp lên trong
tâm hồn người đọc niềm mơ ước tương lai và ngọn lửa khát khao thay đổi cuộc sống hiện
tại như Cô bé bán diêm (Anđécxen), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), Côi cút giữa cảnh
đời (Ma Văn Kháng),…
4. Chức năng giải trí:
- Văn học mang lại cho con người nguồn năng lượng tinh thần to lớn, nhờ đó ta được giải
tỏa những căng thẳng, mệt mỏi để việc học tập, lao động có hiệu quả hơn.
- Đằng sau sự giải trí, tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng giá trị nhận thức, bài
học nhân sinh sâu sắc và khát vọng mãnh liệt vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện.
- Xuất phát từ đặc điểm tâm lí, nhận thức, thị hiếu của bạn đọc nhỏ tuổi, trong văn
học viết cho thiếu nhi, tác giả thường đề cao cách viết hóm hỉnh, tinh nghịch,
những tình huống ngộ nghĩnh, giúp cho các em vui vẻ tiếp thu các vấn đề nêu lên
trong sách. Trong Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng, hài hước theo sát nhân
vật Cục ở từng bước đi, nhìn đâu em cũng thấy chuyện để cười.
-Ngoài ra văn học còn có các chức năng phụ khác: Chức năng giao tiếp, chức năng
dự báo/định hướng tư tưởng, chức năng đánh giá và phân loại đạo đức, chức năng
tổ chức và tập hợp xã hội, chức năng tái sinh và bổ sung.
=> Những chức năng của văn học không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau.
Làm tốt chức năng này thì đồng thời cũng tạo điều kiện để các chức năng khác phát huy
tác dụng.
1. Chức năng nhận thức:
Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể
đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước
mình và trên khắp thế giới.
2. Chức năng giáo dục:
Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Văn học nâng đỡ
cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người tình cảm đúng đăn,
trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và biết sống đúng
đạo lí làm người. Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác
phẩm để khơi gợi, kích thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái
độ và suy nghĩ để có hành động đúng. Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo
đục, tự hoàn thiện đế sống tốt đẹp hơn, hữu ích
3. Chức năng thẩm mĩ:
Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bố ích cho tâm hôn. Đặc điểm của
hưởng thụ thấm mĩ là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích vật
chất tâm thường. Đi vào thế giới của văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng
khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hoàn toàn không dính dáng gì đến lợi ích
vật chất nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những giờ phút tâm
hôn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đền cho con người một niêm
vui tinh thân hoàn toàn vô tư nhưng không bàng quan, vô trách nhiệm. Chức năng
thẩm mĩ của văn học làm cho tâm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thân trong
sáng, phong phú hơn. Nhưng sự hưởng thụ thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi tác phẩm có
nội dung sâu sắc và tính nghệ thuật cao, vì chỉ khi đó văn học mới bảo đảm thỏa
mãn tối đa vê mặt tinh thân cho người đọc.
Câu 2: Hình tượng văn học ( định nghĩa, các đặc trưng cơ bản, phân tích các tác
phẩm trong SGK Tiếng Việt tiểu học để làm rõ)
*Định nghĩa:
Hình tượng văn học: + là phương tiện đặc thù của nghệ thuật
+ Nhằm phản ánh cuộc sống 1 cách sáng tạo, thông qua đó
nhằm lý giải về đời sống
*Đặc trưng:
- mang tính tạo hình và tính biểu hiện của hình tượng
- mang tính quy ước và tính sáng tạo
- Chứa đựng tình cảm và lí tưởng thẩm mỹ

Câu 3: Nhân vật văn học (Định nghĩa, các đặc trưng cơ bản, phân tích các tác phẩm
trong SGK Tiếng Việt để làm rõ)
*Khái niệm: nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người trong văn học
*Đặc trưng:
+Là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về
chúng
+Là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn
Câu 4: Văn học thiếu nhi (Định nghĩa, các đặc trưng cơ bản, phân tích các tác
phẩm trong SGK Tiếng Việt để làm rõ)
- Văn học thiếu nhi là những tác phẩm viết về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi do người lớn
hoặc trẻ em sáng tác, được nhìn qua lăng kính trẻ thơ, có nội dung hướng đến giáo dục,
bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách trẻ em ở mọi lứa tuổi khác nhau.
*Đặc trưng cơ bản:
Văn học thiếu nhi nằm trong sáng tác văn học nói chung, vì thế, nó cũng
mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh đó,
văn học thiếu nhi cũng có những chức năng riêng mang tính đặc thù do đối
tượng phục vụ của nó chủ yếu là thiếu nhi.
-Tính giáo dục:
+ Văn học thiếu nhi có một vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
tình cảm, thẩm mĩ cho trẻ em. Tính giáo dục trở thành một trong những đặc trứng cơ bản
nhất của văn học thiếu nhi.
+ Giáo dục bằng văn chương, nhất là văn chương của trẻ em có những nét đặc thù riêng,
không khô khan, thuyết giáo như đạo đức, mà giáo dục bằng hình ảnh, bằng ngôn từ giàu
cảm xúc.
+ Giáo dục bằng văn chương không mang tính áp đặt, cưỡng bức mà đến với trẻ bằng con
đường tình cảm, thông qua sự tự giác của các em. Nói cách khác, văn học thiếu nhi đã
chuyển quá trình giáo dục thành sự tự giáo dục.
+ Trong văn học thiếu nhi chức năng giáo dục và giải trí gắn bó hết sức chặt chẽ.
-Khả năng kích thích, khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo:
+ Bên cạnh tính giáo dục, văn học thiếu nhi còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ em.
+ Với trẻ em, lứa tuổi hết sức ngây thơ, trong sáng và giàu cảm xúc, giàu tưởng tượng,
thế giới văn chương không chỉ là thế giới thuần tuý hư cấu. Khả năng tưởng tượng vô tận
giúp trẻ em dễ hoà đồng với các nhân vật, hoà mình vào thế giới của văn chương (xem đó
cũng là một phần của cuộc đời thực).
+ Tính chất kì ảo trong văn học thường giúp các em phát huy trí tưởng tượng, kích thích
ước mơ, khát khao khám phá, lí giải; nhen nhóm cho các em niềm tin.
+ Tưởng tượng trở thành một yếu tố không thể thiếu trong văn học thiếu nhi. Thậm chí,
tưởng tượng còn được sử dụng như một thủ pháp để khơi gợi hứng thú ở trẻ.

VD: “Góc sân và khoảng trời” , “Truyện cổ Andersen”,…


*Đặc trưng:
-Phải đáp ứng yêu cầu giáo dục
-Phải đảm bảo tính nghệ thuật, dễ lĩnh hội
Bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng”, mang đậm nét đặc trưng của văn học
thiếu nhi, vừa mang tính giáo dục cao, lại sử dụng những từ ngữ hồn nhiên, ngây
thơ, trong sáng và dễ hiểu.
Tác phẩm nói về một tình bạn thật đẹp giữa một bông hoa cúc và một chú chim.
Bông cúc trắng thì mọc giữa một đám cả dại, hằng ngày được tắm nắng và được
nghe chim sơn ca hót. Chim sơn ca được sống tự do hót véo von trong một thế giới
rộng lớn được bay lượn trên bầu trời xanh thẳm. Nhưng không may chú chim sơn
ca đã bị bắt và nhốt vào trong lồng không còn được tự do bây lượn trên bầu trời
còn bông cúc trắng đang nở rất đẹp nhưng hai cậu cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông
hoa cúc, bỏ vào lồng chim sơn ca mà không cần biết bông hoa đang nở rất đẹp. Hai
cậu bé bắt chim vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim uống nước, để nó khát
khô họng. Sáng hôm sau Chim sơn ca đã lìa đời vì khát còn bông hoa cũng héo lả
đi vì thương xót chim sơn ca. Từ tác phẩm trên chúng ta có thể rút ra được tính
giáo dục cho trẻ là hãy biết bảo vệ các động vật bé nhỏ không nên săn bắt và đánh
bẫy các loài động vật và các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta
thêm tươi đẹp. Những cuộc trò chuyện với cỏ cây hoa lá chim muông và hình dung
thật hồn nhiên rằng, đó là những cuộc đối thoại cảm thông thực sự. Chính sự hồn
nhiên và khả năng tưởng tượng vô cùng phong phú đã làm cho các em dễ hòa đồng
với các nhân vật. Bài ngắn gọn, giản dị nhưng rất ý nghĩa, hoàn toàn phù hợp với
học sinh lớp 2. Cách dùng từ ngữ cũng gần gũi với các em, một số từ ngữ khó hiểu
đã có phần giải thích nghĩa, vì thế các em khá hiểu bài. Tất cả đã đi vào phạm vi
tiếp nhận của thiếu nhi.
Văn học thiếu nhi có một vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ cho các em. Có thể nói, tính giáo dục là một đặc
điểm nổi bật mang tính sống còn của văn học thiếu nhi. Chính chức năng này đã
đem đến cho văn học thiếu nhi một sức mạnh có tác động cải tạo cách nhìn, cách
nghĩ và giáo dục đạo đức cho các em. Để thực hiện chức năng giáo dục, tác phẩm
văn học thiếu nhi không phải hiện ra như một người thầy quen thuyết giáo mà là
một người bạn đồng hành, người đối thoại với các em. Bằng một ngôn ngữ giàu
cảm xúc và hình ảnh, bằng giọng văn dí dỏm, thấm đẫm chất thơ, tác phẩm văn
học thiếu nhi ngấm sâu vào thế giới cảm xúc của trẻ thơ, nhen lên trong trái tim
non trẻ của các em những tình cảm trong sáng, nhân hậu, làm cho các em
biết tôn trọng, yêu thương, biết điều hay lẽ phải, biết tin yêu vào cuộc đời, khao
khát khám phá hiểu biết, ước mơ đi xa hơn chứ không sớm lụi tàn vì hoài nghi sợ
hãi. Và bằng cách đó văn học thiếu nhi đã chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo
dục. Văn học thiếu nhi cũng có thể viết về cái xấu, cái đáng phê phán. Nhưng chỉ
nên dừng lại ở phê phán nhẹ nhàng, có pha lẫn sự dí dỏm, hài hước. Ở đây, dường
như giữa chức năng giáo dục và giải trí vui chơi được hòa làm một. Không nên viết
về cái xấu-cái ác một cách nặng nề đề tránh làm tổn thương về sự bình yên trong
sáng trong tâm hồn của các em,đặc biệt là làm tổn thương đến niềm tin đầu đời của
các em. Cái mà văn học thiếu nhi mang lại cho trẻ thơ là cái đẹp, cái cao quý, cái
chân, cái thiện. Ở lứa tuổi thiếu nhi, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có
nhiều những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức
cảm tính…, việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng
phong phú trong tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ là cơ sở để các em rung động và
cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền
bí. Trong truyện cổ tích, trẻ được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt bụng với những phép
biến hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông
minh, can đảm… Còn trong truyện thần thoại, các em lại được bắt gặp lối nhân hóa
và sự tưởng tượng nghệ thuật, ở đó các con vật, cỏ cây, hoa lá hiện lên một cách
sinh động thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Trẻ thơ
vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo,
đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa,
giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế
hơn… Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu, nhạc điệu vui tươi sẽ làm
cho tác phẩm thêm sinh động và có sức lôi cuốn, hấp dẫn các em. Đây là một trong
những yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em
Văn học thiếu nhi còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ, cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ
thuật. Khi trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học thiếu nhi thường xuyên sẽ giúp các em
ghi nhớ những từ ngữ mới, làm giàu thêm vốn từ sẵn có. Bên cạnh đó khi các em
được tiếp cận với những câu chuyện thiếu nhi kể với giọng đọc truyền cảm sẽ giúp
trẻ em phát triển được ngôn ngữ qua sự bắt chước lời nói, giọng điệu của các nhân
vật trong truyện. Từ đó các em sẽ rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt một vấn
đề mạch lạc, giàu tình cảm, biểu cảm và giúp cho ngôn ngữ nói biểu cảm hơn.
Ngoài ra vai trò góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì văn học thiếu nhi còn
đem lại cho các em những bài học về đạo đức, nhân cách; phát triển trí tưởng
tượng; phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn.

PHÂN TÍCH BÀI “HẠT GẠO LÀNG TA” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
Văn học thiếu nhi là những tác phẩm viết về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi do
người lớn hoặc trẻ em sáng tác, được nhìn qua lăng kính trẻ thơ, có nội dung
hướng đến giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách trẻ em ở mọi lứa tuổi khác
nhau. Văn học thiếu nhi nằm trong sáng tác văn học nói chung, vì thế nó cũng
mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh đó, văn
học thiếu nhi cũng có những chức năng riêng mang tính đặc thù do đối tượng phục
vụ của nó chủ yếu là thiếu nhi.
Trần Đăng Khoa là người tiên phong đi đầu về văn học viết cho thiếu nhi
với những tác phẩm có thể kể đến như: “Hạt gạo làng ta, Trăng ơi…từ đâu đến ,
Ảnh Bác, Mẹ Ốm, Cây dừa…”, là một nhà thơ với những áng ngôn từ giàu tình
yêu với quê hương, đất nước và thiên nhiên, con người. Nhà thơ bắt đầu sáng tác từ
khi còn rất nhỏ và đã được phát hành thơ lên báo năm 8 tuổi vậy nên ông được
mệnh danh là thần đồng thơ trẻ. Các tác phẩm của Trần Đăng Khoa luôn chứa
đựng sự hồn nhiên, trong trẻo của lứa tuổi thiếu nhi. Và một trong những tác phẩm
gây ấn tượng với tôi của nhà thơ Trần Đăng Khoa chính là tác phẩm “Hạt gạo làng
ta”. Bài thơ thể hiện sâu sắc sự trân trọng và ca ngợi với những “hạt vàng” đáng
quý của quê hương ta, thông qua đó cũng tỏ rõ niềm yêu quê hương, đất nước, con
người trong thơ văn của tác giả.
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...”

Hạt gạo chính là nguồn lương thực quý giá của con người, trong thơ của
Trần Đăng Khoa thì “Hạt gạo” còn mang trong mình hương vị phù sa của sông
Kinh Thầy. Phù sa là điều kiện quan trọng để trồng lúa nước , sự xuất hiện của hạt
gạo có phần thấm nhuần vào nó vị của phù sa. Hương thơm của gạo qua tâm hồn
đầy chất thơ văn nghệ thuật của Trần Đăng Khoa còn được ví như hương của loài
hoa sen trong hồ nước đầy. Và hạt gạo còn len lỏi vào trong từng lời hát ngọt bùi
đắng cay của mẹ từng ngày. Trần Đăng Khoa miêu tả hạt gạo với tất cả những gì
tinh tế, trong veo, đẹp đẽ nhất, hạt gạo vì thế gắn liền với đời sống tinh thần của
con người. Và con người ta để có được từng hạt gạo trắng thơm như vậy đã phải
trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ:
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...”
Chỉ với những dòng thơ ngắn ngủi thôi mà nhà thơ đã diễn tả được hết sự
khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta. Việc cấy cày của người nông dân ta có nào
đâu thuận lợi như ý muốn. Từ gieo mạ cho tới lúc gặt lúa, ngày ngày người dân
đều phải ra thăm đồng để tìm cách chống chọi với những điều kiện thiên nhiên
khắc nghiệt. “Tháng bảy” thì trời nổi nhiều bão giông, “tháng ba” thì trời mưa xối
xả, thân cây lúa mềm và rỗng nên nếu chúng ta không bảo vệ chúng sẽ không qua
khỏi được tai ương, khắc nghiệt, không thể nắm trong tay hạt gạo trắng thơm này.
Bởi thế mà người nông dân đã tốn biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt để có được
hạt lúa chín sau cùng này.
Cách so sánh “nước như ai nấu” của nhà thơ đủ khiến người đọc cảm
nhận được sự bỏng rát của nước, nó làm chết cả những con cá cờ. Những con cua
sống ở dưới nước cũng phải ngoi lên bờ , vậy mà trong cái khắc nghiệt ấy mà mẹ
vẫn xuống cấy. Mẹ hay bất cứ một người nông dân nào khác đã phải vượt qua
những điều khắc nghiệt của thiên nhiên để mang đến một mùa màng bội thu.
Tuy vậy, sự khắc nghiệt của thiên nhiên không phải là tất cả với những
gì người nông dân phải trải qua. Còn có một thứ khủng khiếp hơn nữa, mang nhiêu
đau khổ hơn nữa đó chính là mưa bom bão đạn của bọn giặc Mỹ:
“Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...”
Giặc Mỹ chính là nỗi ám ảnh của tất cả con người trên toàn đất nước
Việt Nam này, chúng ném bom, gieo biết bao tội ác trên mảnh đất Việt Nam yêu
thương này. Biết bao chàng trai, cô gái, người dân đã cầm súng lên đường ra nơi
chiến tuyến để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền hòa bình. Còn các bà, các mẹ trở thành
hậu phương phía sau giúp đỡ, dõi theo từng ly từng tí, họ vừa phải sản xuất vừa
phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương bình yên
với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng
đeo băng đạn cả khi cày cấy đã trở thành một nét đẹp biểu tượng của con người
Việt Nam, đó chính là sự kết hợp giữa chiến đấu và sản xuất. Những năm tháng
gian khổ ấy, không thể không kể công sự đóng góp một phần nhỏ bé của mình của
các em thiếu nhi vào công cuộc xây dựng đất nước:
“Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất”
Để có được hạt gạo chân quý không thể không kể đến công lao của mọi
thế hệ các thanh niên Việt Nam cũng được tác giả khắc họa rõ nét, để có được
thắng lợi trên mọi mặt trận cần có sự đồng lòng và giúp đỡ lẫn nhau.Qua những
câu thơ có thể thấy những bạn nhỏ tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã biết giúp đỡ vào
công việc trồng lúa. Những miệt mài chăm sóc cây lúa, để cây lúa có thể phát triển
tốt nhất có thể nói, hạt gạo có được cũng trải qua nhiều khó khăn nhưng những
đóng góp của các bạn trẻ là rất đáng quý đó là đóng góp vào sự nghiệp chung trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Mọi lứa tuổi, nhất là thanh niên đã đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp
chung của đất nước, chính nhờ vào bàn tay góp sức mà hạt gạo trắng thơm được
gửi đi đến khắp muôn nơi và mang đến biết bao nhiêu niềm vui cho cả người cho
và nhận:

“Hạt gạo làng ta


Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta”

Trong bài thơ tác giả nhấn mạnh đến từ “hạt gạo” để thấy được sự trân trọng
đối với những tinh túy ông trời ban tặng và con người vất vả tạo ra, tác giả đã gọi
đó là “hạt vàng” thể hiện tầm quan trọng của hạt gạo đối với con người không chỉ
giúp cho sinh hoạt cuộc sống mà khó khăn lắm mới có thể nhận được những hạt
gạo tinh khiết, qua đó ca ngợi cuộc sống lao động vất vả của người nông dân tạo ra
hạt gạo.
Bài thơ đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp và nguồn gốc của hạt gạo qua nhiều
thời kì cùng với con người vượt qua những khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống.
Với thể thơ ngắn gọn, dễ hiểu 4 chữ, giọng thơ gần gũi, uyển chuyển, với nhiều
hình ảnh đặc sắc về hạt gạo cũng như những người nông dân Việt Nam cần cù chịu
khó.
Bài thơ Hạt gạo làng ta được Trần Đăng Khoa khắc họa thật đẹp và sinh động
thể hiện tài năng nghệ thuật của ông với suy nghĩ và sáng tạo không ngừng. Với
những vẫn thơ đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến con người về tầm quan
trọng của hạt gạo với cuộc sống con người và hãy biết trân trọng thành quả của
người lao động, yêu quý những người nông dân cần cù, mộc mạc.

Từ đó, mỗi cá nhân sống trên đất nước Việt Nam hãy cố gắng lao động và góp
công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của đất nước đồng thời biết bảo vệ và
trân trọng công sức lao động của con người góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp
và hạnh phúc, đối với trẻ em thông qua bài thơ đã gửi gắm thông điệp về tình yêu
thương quê hương đất nước, con người, thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ tri thức , giúp
trẻ tự nhận thức được bản thân mình phải cố gắng xây dựng con người của mình,
biết rung động với tất cả những sự vật xung quanh, hoà hợp giữa con người với
thiên nhiên. Bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị ngay từ đầu đã mang lại cho trẻ cảm
xúc cuốn hút không thể nào quên, trẻ em vốn đã có trí tưởng tượng phong phú ,
qua từng câu thơ các em như hình dung ra cả một bức tranh về đời sống sản xuất
gian khổ của người dân Việt Nam, nhờ đó sẽ hiểu sâu hơn và biết trân quý hơn
từng hạt gạo cũng như những điều nhỏ bé trong cuộc sống.

You might also like