Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1.

Quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức:


* Giống nhau:

- Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã
hội đối với con người
- Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp với các quy
tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng.
- Đạo đức và pháp luật đều được áp dụng chung cho tất cả mọi người, có tính
cộng đồng
- Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay
một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ
xã hội do chúng điều chỉnh
- Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập
và giữ gìn trật tự xã hội.

* Khác nhau:
Tiêu chí Đạo đức Pháp luật

Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối


với hành vi xã hội của con người,
trong đó xác lập những quan điểm, Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà
quan niệm chung về công bằng và nước ban hành và được bảo đảm
Khái niệm
bất công, về cái thiện và cái ác, về thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước,
lương tâm, danh dự, trách nhiệm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
và những phạm trù khác thuộc đời
sống đạo đức tinh thần của xã hội.

Các quy tắc xử sự trong đời sống xã


Nguồn gốc hình Từ thực tế cuộc sống và nhận thức
hội, được nhà nước ghi nhận thành
thành của con người
các quy phạm pháp luật

Những triết lí, quy tắc, bài học ứng Các quy tắc xử sự (việc được làm,
Nội dung
xử trong cuộc sống không được làm...)
Nhiều hình thức: truyền miệng,
Hình thức thể hiện 1 hình thức: Văn bản pháp luật
được ghi chép lại,...
Phương thức tác Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực
Giáo dục, tuyên truyền
động nhà nước, tuyên truyền,
Không bắt buộc, mang tính chung
Tính chất Bắt buộc, chính xác, thống nhất
chung và không thống nhất
Không thực hiện Không bị xử phạt Bị xử lý theo quy định của pháp luật
Do ông cha đúc rút, truyền lại qua Các cơ quan nhà nước có thẩm
Chủ thể ban hành
quá trình sống lâu dài quyền

Rộng hơn pháp luật (do có một số


khía cạnh pháp luật không quy định
Điều chỉnh quan hệ xã hội do nhà
Phạm vi như trong lĩnh vực tình bạn, tình
nước quy định
yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau trong đời
sống hằng ngày...)

Quy phạm pháp luật với phong tục tập quán


* Giống nhau:
- Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội
để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc
điếm của các quy phạm xã hội, đó là:
- Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách
xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do
chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra
- Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không
được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh
nhất định:
+ Pháp luật và tập quán đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá
hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể
xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là
trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán
+ Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể
hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ
xã hội do chúng điều chỉnh.
+ Pháp luật và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống,
bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể,
một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi
trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
- Cả pháp luật và tập quán đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội

*Khác nhau:
Các tiêu chí Pháp luật Tập quán
Quá trình hình thành và phát _ Pháp luật được hình thành _ Tập quán lúc đầu được hình
triển thông qua 3 con đường là: thừa thành từ một cách tự phát
nhận các quy tắc có sẵn nâng trong cộng đồng xã hội, là thói
chúng lên thành pháp luật, thừa quen ứng xử có tính chất lặp đi
nhận cách giải quyết một vụ lặp lại
việc trong thực tế rồi lấy làm _ Tập quán ra đời và tồn tại
khuôn mẫu cho các sự việc trong tất cả các giai đoạn phát
khác, đặt ra các quy tắc xử sự triển của lịch sử
mới
_ Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại
trong những giai đoạn lịch sử
nhất định, giai đoạn có sự phân
chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu
tranh giai cấp
Thể hiện ý chí _ Thể hiện ý chí của lực lượng _ thể hiện ý chí của một cộng
cầm quyền đồng dân cư trong địa phương
nhất định
Chủ thể ban hành Nhà nước Nhóm người, dân cư trong địa
phương nhất định
Tính quy phạm phổ biến Là một hệ thống các quy phạm Không có tính hệ thống
để điều chỉnh nhiều loại quan
hệ xã hội trong các lĩnh vực
khác nhau
Hình thức Tập quán pháp, tiền lệ pháp, Truyền miệng từ đời này sang
văn bản quy phạm pháp luật đời khác
Phạm vi điều chỉnh Phạm vi rộng, mọi tầng lớp Phạm vi khá rộng, nhưng cả xã
trong xã hội đều phải tuân thủ hội không bắt buộc phải tuân
thủ
Biện pháp bảo đảm thực hiện Giáo dục, tuyên truyền, cưỡng Chủ yếu dựa trên tinh thần tự
chế, ép buộc… bằng quyền lực giác của những con người,
Nhà nước không bị buộc phải thực hiện
hay có những biện pháp cưỡng
chế thực hiện
Tính sáng tạo Điều chỉnh những mối quan hệ Không mang tính định hướng
trong xã hội. Pháp luật ít nhiều cho sự phát triển của toàn xã
mang tính “cương lĩnh”, tính hội. Tập quán chỉ mang tính
sáng tạo, vạch ra xu thế phát thực tế để điều chỉnh các mối
triển trong tương lai của xã hội quan hệ trong xã hội

Quy phạm pháp luật và tín điều tôn giáo


* Giống nhau:

Đều là những quy tắc xử sự chung được một nhóm người công nhận và định hướng hành
vi theo những quy tắc này
* Khác nhau:
Tiêu chí Quy phạm pháp luật Tín điều tôn giáo
Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung do cơ quan nhà nước có thẩm Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu
quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể được xác lập dựa trên những tín điều,
Khái hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ
niệm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt nghi, sinh hoạt tôn giáo. Được thực
chẽ để mọi người có thể đối chiếu với hiện cùng với các thiết chế tôn giáo
hành vi của mình mà có sự xử sự phù (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường).
hợp trong đời sống.

- Các quy phạm của tổ chức xã hội là


các quy phạm do các tổ chức xã hội là Quy phạm tôn giáo được hình thành
các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu
ra , nó tồn tại và được thực hiện trong sắc của con người vào sức mạnh thần
các tổ chức xã hội đó bí của các lực lượng siêu tự nhiên như
Nguồn
- Không tổ chức , cá nhân bảo ban Thượng đế, Đức Phật, Chúa Trời,…
gốc
hành ra luật chỉ trong trường hợp được Qua đó có thể thay đổi, điều chỉnh một
nhà nước đồng ý ủy quyền con người.
- Là kết quả của hoạt động ý thức của
con người do điều kiện kinh tế xã hội
quyết định

Quy phạm tôn giáo có những tác động


tích cực và cả những tác động tiêu cực
tới nhận thức, hành vi của con người.
Những tác động tích cực thể hiện ở
chỗ, quy phạm tôn giáo đề cao tính
- Là quy tắc xử sự ( việc được làm ,
thiện, phê phán tính ác, định hướng
việc phải làm , việc không được làm )
cho hành vi xã hội của con người. Đây
- Mang tính chất bắt buộc chung đối với
cũng là một phương tiện để thực thi
tất cả mọi người
pháp luật khi quy định các chuẩn mực
- Được thực hiện bằng biện pháp
chung phù hợp, tiến bộ.
cưỡng chế của Nhà nước
Nội dung - Mang tính quy phạm chuẩn mực , có
Ngược lại, quy phạm tôn giáo khi bị
giới hạn , các chủ thể buộc phải xử sự
hiểu và vận dụng một cách cực đoan,
trong phạm vi pháp luật cho phép
có thể gây ra những tác động tiêu cực.
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi
Nó có thể ảnh hưởng, tác động sâu
cho giai cấp thống trị
sắc làm lệch lạc nhận thức của con
người. Như dễ làm phát sinh nạn
cuồng tín, tệ phân biệt chủng tộc, sự kì
thị dân tộc. Nó có thể ru ngủ, làm tê liệt
ý chí của con người trước những bất
công xã hội nơi trần thế. Từ đó lôi kéo
con người chậm nhận thức chậm phát
triển và làm tụt lùi kinh tế, xã hội.
Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội Mang đến tính đồng bộ, hiệu quả duy
Mục đích
theo ý chí Nhà nước trì và phát triển tôn giáo.
Đặc - Quy phạm pháp luật dễ thay đổi - Tập hợp những quy tắc xử sự chung:
điểm - Có sự tham gia của Nhà nước , do - Có tính phổ biến và xu hướng để phù
hợp với xã hội.
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận - Là kết quả, là đúc kết của quá trình
-Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện nhận thức.
sự răn đe - Được thực hiện và điều chỉnh nhiều
lần trong thực tế cuộc sống
Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng Hẹp hơn, chỉ áp dụng cho người theo
Phạm vi lớp đối tượng khác nhau với mọi thành tôn giáo ấy. Mỗi tôn giáo sẽ có những
viên trong xã hội tín điều khác nhau.
Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có Thể hiện thông qua dạng thành văn
nội dung rõ ràng , chặt chẽ như kinh, giáo điều,… Qua đó các
Hình
thành viên phải đọc hiểu, phải làm theo
thức thể
và tuân thủ các quy phạm. Việc ghi
hiện
chép lại giúp thể hiện giá trị áp dụng
bắt buộc đối với các thành viên.

Quy phạm pháp luật với Điều lệ của doanh nghiệp:


* Giống nhau:

Đều là những quy tắc xử sự chung được một nhóm người công nhận và định hướng
hành vi theo những quy tắc này
* Khác nhau:

Tiêu chí Quy phạm pháp luật Điều lệ doanh nghiệp

Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc


chung do cơ quan nhà nước có thẩm Là bản cam kết của tất cả thành viên
quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể công ty về mục đích thành lập, về tổ
Khái hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm chức quản lí và tổ chức hoạt động cho
niệm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt công ty, được các thành viên công ty
chẽ để mọi người có thể đối chiếu với thông qua và được cơ quan đăng kí
hành vi của mình mà có sự xử sự phù kinh doanh xác nhận.
hợp trong đời sống.
- Là một trong những văn bản quan
trọng nhất trong điều hành và quản lý,
được coi là “Hiến pháp” của doanh
- Các quy phạm của tổ chức xã hội là nghiệp. Do doanh nghiệp tự lập nên, có
các quy phạm do các tổ chức xã hội là nội dung căn cứ theo các quy định về
các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt pháp luật doanh nghiệp và không được
ra , nó tồn tại và được thực hiện trong trái với các quy định pháp luật.
các tổ chức xã hội đó - Thể hiện những thỏa thuận của các
Nguồn
- Không tổ chức , cá nhân bảo ban hành chủ sở hữu doanh nghiệp về toàn bộ
gốc
ra luật chỉ trong trường hợp được nhà các vấn đề quản trị điều hành, chia lợi
nước đồng ý ủy quyền nhuận cổ tức,tăng giảm vốn điều lệ,..
- Là kết quả của hoạt động ý thức của của doanh nghiệp
con người do điều kiện kinh tế xã hội
quyết định

- Thông tin doanh nghiệp:


- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối
- Là quy tắc xử sự ( việc được làm , việc với công ty trách nhiệm hữu hạn,
phải làm , việc không được làm ) công ty hợp danh; của cổ đông đối với
- Mang tính chất bắt buộc chung đối với công ty cổ phần;
tất cả mọi người - Thể thức thông qua quyết định của
- Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng công ty; nguyên tắc giải quyết tranh
chế của Nhà nước chấp nội bộ;
Nội
- Mang tính quy phạm chuẩn mực , có - Căn cứ và phương pháp xác định tiền
dung
giới hạn , các chủ thể buộc phải xử sự lương, thù lao, thưởng của người
trong phạm vi pháp luật cho phép quản lý và Kiểm soát viên;
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho - Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau
giai cấp thống trị thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể
và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ
công ty
Là cơ sở giải quyết tất cả vấn đề
nguyên tắc quản trị và điều hành trong
Mục Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
công ty cũng như các mối quan hệ của
đích theo ý chí Nhà nước
bộ phận quản trị điều hành doanh
nghiệp trong công ty.
Đặc - Quy phạm pháp luật dễ thay đổi - Điều lệ công ty do doanh nghiệp tự lập
điểm - Có sự tham gia của Nhà nước , do nên, có nội dung căn cứ theo các quy
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận định về pháp luật doanh nghiệp và
-Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự không được trái với các quy định pháp
răn đe luật.
- Điều lệ là bản cam kết của các thành
viên công ty về việc thành lập công ty,
quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc xác lập, sửa đổi, bổ sung và hủy
bỏ Điều lệ của công ty phải thực hiện
tuân thủ theo các quy định của pháp
luật.
- Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi
đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được
sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.

Phạm vi hẹp, có tính chất nội bộ.


Nhưng điều lệ không chỉ điều chỉnh các
Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng lớp quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp mà
Phạm
đối tượng khác nhau với mọi thành viên còn điều chỉnh quan hệ các thành viên
vi
trong xã hội hoặc cổ đông với nhau, các thành viên
hoặc cổ đông với công ty với các bên
thứ ba.

Hình
Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có Bằng văn bản quy định hoàn chỉnh và
thức
nội dung rõ ràng , chặt chẽ phù hợp với quy định của pháp luật
thể hiện

2.

Chú thích

Chữ xanh: Giả định Chữ tím: Quy định Chữ đỏ: Chế tài

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012


Điều 3.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo
đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách
quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy
định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều
bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều
lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng
02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối
tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;

b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này;

c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính
chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết
tăng nặng;

d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng
minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự
mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành
chính.
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì
bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan
đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt
Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các
điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý
giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý
rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường;
năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí;
xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán
hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành
chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu
nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về
thuế;

b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1
Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt
hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm
phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố
tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản
này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức
cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được
tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày
cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày
cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá
nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản
5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4
Điều 90 của Luật này;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá
nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể
từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ
ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4
Điều 92 của Luật này;
c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày
cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94
của Luật này;
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ
ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật
này.
Điều 40. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu
khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều
24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực
thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật
này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;


đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1
Điều 28 của Luật này.
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp
xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000
đồng đối với tổ chức và

2. người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại
chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ
thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết
định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành
vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết
vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản
pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền
phạt.
Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm
hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định
tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử
phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm
hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải
được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Hiến pháp 2013:
Điều 69

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến
quyền lập pháp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với
hoạt động của nhà nước

You might also like