Wastewater Treatment Engineering

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

Wastewater Treatment Engineering – GVHD: Assoc. Prof. Dang Viet Hung


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Băng Tâm MSSV: 21150093
Đề: Trình bày thành phần, tính chất, chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản. Đề
xuất và thuyết minh công nghệ xử lý nước thải này.
Tính toán thiết kế bể lắng sinh học xử lý nước thải sinh hoạt, công suất 2000 m3/d
PHẦN I: TỔNG QUAN NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN & ĐỀ XUẤT CÔNG
NGHỆ
1. Tổng quan nước thải chế biến thủy sản
Ngành thủy sản Việt Nam chúng ta có một vai trò rất to lớn trong nền kinh tế
quốc dân, đóng góp GPD cho cả nước khoảng 3.43%, chiếm 7% thị phần trên thị
trường thế giới, là nước xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới và đứng thứ tư về sản
lượng. Đạt được kết quả trên, ngoài việc phát triển nuôi trồng và khai thác tự nhiên
thủy sản, trong lĩnh vực chế biến cũng phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành này đã gây áp lực tới môi trường và đời sống người
dân xung quanh khu vực chế biến thủy sản.
1.1 Thành phần, đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản
Quy trình chế biến thủy sản sử dụng các nguồn nguyên liệu chủ yếu như: cá,
tôm, mực, bạch tuộc,… người ta sẽ sử dụng năng lượng điện để cung cấp cho hệ
thống máy lạnh cấp đông, bảo quản sản phẩm, bên cạnh đó các vật liệu như than, dầu
cũng được sử dụng để đốt lò hơi cấp nhiệt cho các khâu chế biến. Đặc biệt họ sẽ sử
dụng nước để rửa nguyên liệu, bao gồm trong đó họ sẽ sử dụng các loại hóa chất như
clorin để khử trùng.
Chất thải của toàn bộ quy trình bao gồm: nước thải sinh ra với lượng lớn mùi
hôi, tanh, chứa nhiều vảy, sụn, nhớt, máu, phế thải thừa từ cá ở dạng lơ lửng,các chất
tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt, bao bì lỗi, do đó nước thải có hàm lượng chất hữu cơ,
protein, dầu mỡ, vi sinh vật cao,… Bên cạnh đó các chất gây ô nhiễm không khí như
H2S, NH3, Cl2…cũng sẽ phát sinh ra môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất.
Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy
tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế
biến…
1.2 Các chỉ tiêu ô nhiễm thường thấy trong nước thải chế biến thủy sản
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản được thể hiện qua các thông số: độ
màu, mùi, chất rắn không hòa tan, chất rắn lơ lửng, các vi trùng gây bệnh (ecoli,
coliform,…), các chất hữu cơ hào tan (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (nito,
photpho), dầu mỡ.
Tóm lại: nước thải chế biến thủy sản có tải lượng các chất ô nhiễm (COD,
BOD) lớn, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng hệ
sinh thái sâu sắc, đe dọa đến sức khỏe con người, cộng đồng. Hàm lượng Nito,
Photpho trong nước cao cũng sẽ gây ra các hiện tượng phú dưỡng hóa làm cho nguồn
tiếp nhận có màu, mùi hôi khó chịu, lượng oxy hòa tan trong nước giảm mạnh gây
ảnh hưởng đến sự, sống phát triển của hệ thủy sinh trong nước.
2. Đề xuất và thuyết minh công nghệ xử lý nước thải
2.1 Đề xuất công nghệ dựa trên các tính chất điển hình của nước thải chế biến
thủy sản
 Gỉa thiết: Lưu lượng nước thải 5000m3/d, và các chỉ tiêu như sau:
Bảng: Chỉ tiêu nước thải đầu vào, quy chuẩn nước thải đầu ra
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 11:
2015/BTNMT
(Cột A)
1. pH - 5.5 6–9

2. BOD5 mg/l 750 30

3. SS mg/l 450 50

4. COD mg/l 900 75

5. Nito tổng mg/l 87 30

6. Photpho tổng mg/l 20 10

7. Dầu mỡ mg/l 290 10

8. Coliform MPN/100ml 30000 3000

Nhận xét: nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng chất ô nhiễm cao, vượt
nhiều tiêu chuẩn cho phép, cụ thể như:
- Hàm lượng chất hữuu cơ cao: BOD5 vượt 20 lần, COD vượt 12 lần
- Hàm lượng SS vượt 9 lần
- Hàm lượng nito tổng vượt 2.9 lần
- Hàm lượng photpho tổng 2 lần
- Hàm lượng dầu mỡ vượt 29 lần
Nếu không có các biện pháp, quản lý cụ thể kịp thời có hiệu quả sẽ làm ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, con người, gấy ra các vấn đề không mong
muốn cho môi trường của chúng ta.
 Đề xuất công nghệ xử lý:
Chú thích:

2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ


Nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý đuợc đi qua song chắn rác để giữ lại
những tạp chất có kích thước lớn như vây, xương, đầu cá… Rác sẽ được thu gom và
đem đi xử lí. Sau đó cho lượng nước thải trên đi qua bể tách dầu mỡ, do nước thải
chứa lượng lớn dầu mỡ, nếu không loại bỏ sẽ gây ra các cản trở cho quá trình sinh
học phía sau. Nước sau bể tách dầu mỡ được qua bể lắng cát để loại bỏ các chất rắn
lơ lửng trong nước, tại đây quá trình này sẽ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định,
để các chất rắn lơ lửng có thể lắng hiệu quả, và lượng bùn lắng sẽ được di chuyển
đến bể chứa bùn.
Nước thải được tiếp qua bể điều hòa, có kèm hóa chất NaOH để nâng pH
nhằm mục đích điều hòa nồng độ và lưu lượng trước khi vào cụm AAO. Bể UASB là
bể sinh học kỵ khí, tại đây nước thải đuợc loại bỏ các tạp chất hữu cơ độc hại và khó
phân hủy (BOD, COD ở tải trọng cao), đồng thời dưới tác dụgn của vi sinh vật kị khí
chất hữu cơ hòa tan trong nước đuợc phân hủy tạo ra khí bay lên sẽ được tận dụng để
cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất, phần bùn còn lại sẽ lắng xuống đáy bể,
phần bùn dư sẽ được đưa sang bể chứa bùn, nước sẽ được đi qua màn chắn, tiếp tục
dẫn đến bể Anoxic. Bể Anoxic giúp phân hủy hợp chất hữu cơ và khử Nitrate trong
điều kiện thiếu khí. Quá trình sinh học diễn ra nhờ các vi sinh vật sử dụng Nitrate
làm chất oxy hóa để sản xuất năng lượng. Nguồn Nitrate được cung cấp bởi dòng bùn
tuần hoàn từ bể hiếu khí và một phần Nitrate có trong nước thải đầu vào:
NH3 – NO3 – NO2 – NO – N2O – N2
Tuy nhiên để cho quá trình này xảy ra thì ta cần thêm 2 quá trình nitrit hóa và
nitrat hóa ở điều kiện kị khí với sự tham gia của Nitrosomonas, Nitrobacter. Đồng
thời trong Anoxic vi khuẩn Acinetobcacter tham gia vào hỗ trợ chuyển hóa chất hợp
chất hữu cơ chứa photpho thành các hợp chất mới, loại bỏ hoàn toàn photpho giúp
cho các vi sinh vật hiếu khí dễ dàng phân hủy hơn. Để cho quá trình sinh học thiếu
khí trong công nghệ AAO trở nên hiệu quả ta sử dụng máy khuấy chìm và cung cấp
cho nó một vận tốc phù hợp để tạo ra được môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh thiếu
khí phát triển, đồng thời ta sẽ hồi lưu nước thải từ bể hiếu khí về bể thiếu khí để cung
cấp cho thiếu khi lượng nitơ cần thiết. Đặt bể thiếu khí trước bể hiếu khí sẽ giúp cho
ta kiểm soát được lưu lượng DO dễ dàng hơn. Tiếp theo nước sẽ được dẫn qua khu
xử lý cuối cùng của cụm AAO – Xử lý sinh học hiếu khí – bể Aerotank – Các vi sinh
vật hiếu khí sẽ sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải như là thức ăn để sinh trưởng
và phát triển thành vi sinh vật mới. Nhờ vào quá trình này mà nồng độ chất hữu cơ
trong nước thải giảm dần đến mức đjat quy định xả thải. Quá trình Nitrate hóa
Amonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas
và Nitrobacter.
Bước 1: Amonia được chuyển hóa thành nitrate được thực hiện bởi Nitrosomo
NH4+ + 1,5O2 → NO2- + 2H+ + H2O
Bước 2: Nitrite được chuyển thành Nitrate được thực hiện bởi Nitrobacter
NO2- + 0,5O2 → NO3-
Lượng Nitrate hình thành trong quá trình hiếu khí tại bể sẽ được bơm tuần
hoàn về bể Anoxic để tiến hành quá trình khử Nitrate thành khí N 2 bay lên, từ đó nitơ
trong nước thải sẽ được được xử lý hoàn toàn. Dòng tuần hoàn được tính toán cho
phù hợp với hàm lượng nitơ tổng đầu vào và yêu cầu đầu ra.
Trong bể lắp đặt hệ thống sục khí từ 2 máy thổi khí chạy luân phiên giúp xáo
trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ
chất cần xử lý; giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này
sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm; tác động tích cực đến
quá trình sinh sản của vi sinh vật. Nước thải sau khi qua bể xử lý sinh học hiếu khí tự
chảy qua bể lắng.
Bể lắng: có nhiệm vụ tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải sau khi đã xử lý các
chất ô nhiễm. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng
xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước chảy
bể trung gian. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể Anoxic
để duy trì nồng độ bùn, phần còn lại sẽ được bơm vào bể chứa bùn để thải bỏ đúng
nơi quy định.
Nước thải sau quá trình xử lý sinh học chảy qua bể trung gian, tại bể trung
gian lắp bơm tăng áp bơm vào bồn lọc áp lực. Bồn lọc áp lực để xử lý triệt để cặn lơ
lửng đồng thời khử mùi và màu của nước thải, sau đó nước tự chảy vào bể khử trùng.
Bồn lọc áp lực được thiết kế 2 bồn, 1 bồn hoạt động chính, 1 bồn dự phòng. Sau một
thời gian sử dụng cần rửa lọc bồn lọc, nước rửa được lấy từ bể trung gian, nước sau
rửa lọc được xả thải đến trạm xử lý nước thải theo đúng quy định.
Bể khử trùng: Đối với nước thải y tế do chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền
nhiễm, nên cần được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nhiệm vụ của bể
khử trùng là dùng các chất oxy hóa mạnh để tiêu diệt tế bào của các vi sinh vật gây
bệnh tồn tại trong nước thải. Hóa chất được sử dụng để khử trùng nước thải là
NaOCl. NaOCl là chất khử trùng được sử dụng phổ biến do hiệu quả diệt khuẩn cao
và giá thành tương đối rẻ sẽ được sử dụng cho công trình này. Quá trình khử trùng
nước xảy ra qua 2 giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào
vi sinh vật sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi
chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước thải sau khi qua các công đoạn xử lý đạt
chuẩn QCVN 11:2015/BTNMT, cột A và đưa đến nguồn tiếp nhận.
PHẦN II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH SINH HỌC CHO NƯỚC THẢI
SINH HOẠT, CÔNG SUẤT 2000m3/d
1. Tính toán công trình lựa chọn
a) Vị trí:

Bể Oxic Bể lắng sinh học Bồn lọc áp lực

b) Nhiệm vụ: Bể lắng sinh học có nhiệm vụ lắng các bông bùn hoạt tính từ bể Hiếu Khí
chuyển tới. Một phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn trở lại bể Hiếu Khí, phần bùn dư sẽ
được bơm về bể nén bùn. Nước sau khi lắng bùn sẽ được đưa đến bể khử trùng xử lý
trước khi thải ra ngoài môi trường.
c) Tính toán
Chọn bể lắng đứng làm bể lắng sinh học

Q 0.0 231
Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm: f = = =0.77 m2
Vth 0.03
Trong đó:
Q: Lưu lượng trung bình, Q = 0.0231 m3/s
Vth: Tốc độ chuyển động của nước trong ống trung tâm, lấy lớn hơn 30 mm/s. Lấy 30
mm/s
Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng mặt bằng được tính:
Q 0.0 231
F= = =¿ 46.2 m2
v 0.0005
Trong đó:
v: Tốc độ chuyển động của nước trong bể lắng đứng, v = 0.5 mm/s.

Đường kính của bể: D =


√ 4×F
π
=
√ 4 × 46.2
π
= 7.7 m

√ √
Đường kính ống trung tâm: d = 4 × f = 4 × 0.77 = 1 m
π π
Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng: chọn h = 2.5 m
Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng được xác định:
D−dn 7.7−0.4
hn = ×tgα = × tg5 50 = 5.2 m
2 2
Trong đó:
D: Đường kính trong bể lắng.
dn: Đường kính đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn = 0.4 m
α : Góc nghiêng của đáy bể lắng so với phương ngang lấy không nhỏ hơn 550

Chiều cao của ống trung tâm lấy bằng chiều cao tính toán của vùng lắng và bằng 2.5 m.
Đường kính miệng loe của ống trung tâm lấy bằng chiều cao của ống loe và bằng 1.5
đường kính ống trung tâm.
d λ = h λ=¿ 1.5 × 1 = 1.5 m
Đường kính tấm hắt lấy bằng 1.3 lần đường kính miệng loe và bằng 1.3 × 1.5 = 1.95 m.
Góc nghiêng giữa bề mặt tấm hắt so với mặt phẳng ngang lấy bằng 170
Khoảng cách giữa mép ngoài cùng của miệng loe đến mép ngoài cùng của bể mặt tấm hắt
4Q 4 × 0.0 231
theo mặt phẳng qua trục tính: L = ¿ =0. 2421 m
vk × π ×(D+dn) 0.015 × π ×(7.7+ 0.4)

Trong đó:
vk: Tốc độ dòng nước chảy qua khe hở giữa miệng lọc ống trung tâm và bề mặt tấm hắt,
vk≤ 15 mm/s. Chọn vk = 15 mm/s
Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng:
H = h + hn + hbv = 2.5 + 5.2 + 0.5 = 8.2 m
Trong đó:
hbv: Chiều cao bảo vệ. Chọn hbv = 0.5 m
Thể tích xây dựng: h× r 2 × π =¿8.2 × 1.92 × π = 381.84 m3
Máng thu nước đã lắng đặt trong thành trong của bể lắng
Chọn chiều cao máng = 0.3 m
Bề rộng máng tràn = 0.4 m
Đường kính máng: Dm = D – 0.4×2 = 6.9 m
Chọn máng răng cưa được gia công sao cho phù hợp kích thước bể bằng vật liệu là thép
chống gỉ SUS304
Bơm bùn xả:
Sử dụng hai bơm, một bơm hoạt động một bơm dự phòng để bơm bùn xả.
Lưu lượng nước thải Q = 2000 m3/d
5
(
)× 1000× 9.81 ×8
Công suất bơm bùn xả: Q×ρ×g×H 216
P= = =4 ( kW )
1000 ×η 1000 × 0.85

Trong đó:
P: Công suất hoạt động của máy bơm, kW
ρ: Không lượng riêng của nước, ρ = 1000 kg/m3
H: Chiều cao cột áp của bơm, H = 15
η: Hiệu suất bơm, η = 0.85
Chọn 2 bơm, 1 chạy và dự phòng. Chọn bơm chìm hút bùn APP DSP-100T 10HP
Bảng: Thông số thiết kế bể lắng

STT Tên thông số (ký hiệu) Đơn vị Số liệu

1 Chiều cao xây dựng m 8.2

2 Chiều cao công tác m 7.7

3 Đường kính bể m 7.7

4 Đường kính ống trung tâm m 1

5 Chiều cao ống trung tâm m 2.5

6 Đường kính miệng loe m 1.5

7 Đường kính tấm hắt m 1.95

8 Mép loe- mép hắt m 0.2421

9 Bề rộng máng tràn m 0.2

10 Chiều cao máng tràn m 0.3

11 Đường kính máng tràn m 6.9

12 Đường kinh ống dẫn nước sang bể trung mm 200


gian

You might also like