(Trích Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, NXB Tri thức, 2018, 55-57)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

PHIÊU BÀI TẬP 08.07.

2023

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Lời của bạn là món quà trực tiếp đến từ Thượng đế. Phúc âm của John trong Kinh Thánh,
khi nói về việc sáng tạo vũ trụ, đã viết: “Khời thủy là lời, lời ở cùng với Thượng Đế, và lời là Thượng
Đế”. Qua lời, bạn diễn tả năng lực sáng tạo của bạn. Chính qua lời, bạn thể hiện mọi sự. Bất kể bạn
nói bằng ngôn ngữ nào, ý hướng của bạn hiện ra thông qua lời. Những gì bạn ước mơ, bạn cảm nhận,
những gì thực sự là bạn, tất cả sẽ được hiển hiện qua lời.
(2) Lời không chỉ là một âm thanh hoặc một kí hiệu được viết ra. Lời là một sức mạnh; đó là sức
mạnh bạn phải bộc lộ và truyền đạt, để suy nghĩ, và nhờ đó, để tạo ra các biến cố trong đời bạn. Bạn
có thể nói. Có sinh vật nào trên hành tinh có thể nói đâu? Lời là công cụ mạnh mẽ nhất bạn có được
trong tư cách con người; nó là cây đũa thần. Nhưng cũng như con dao hai lưỡi, lời của bạn có thể tạo
ra giấc mơ đẹp nhất, lời của bạn có thể phá hủy mọi thứ xung quanh bạn. Một lưỡi là sự lạm dụng lời,
nó tạo ra một hỏa ngục sống. Lưỡi còn lại là sự bất khả phạm tội của lời, nó chỉ tạo ra cái đẹp, tình
yêu và thiên đàng trên mặt đất. Tùy vào việc sử dụng nó ra sao mà lời có thể giải phóng bạn, hoặc có
thể nô dịch bạn nhiều hơn bạn tưởng. Mọi phép thuật bạn sở hữu đều dựa vào lời của bạn. Lời của
bạn là phép thần, và việc lạm dụng lời là một thứ ma thuật.
(Trích Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, NXB Tri thức, 2018, 55-57)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2. Năng lực biểu hiện của lời đã được chỉ ra như thế nào trong đoạn trích trên?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2)
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với tính chất hai mặt trong sức mạnh của lời nói được tác giả nhắc
đến trong đoạn trích không? Vì sao?
Câu 5. Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/ chị về giá trị của lời nói.
Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Làm sao bạn biết một thứ là đúng rồi bạn mới dám làm, làm sao bạn biết một người sẽ là bạn
đời rồi bạn mới dám hẹn hò, làm sao bạn biết ước mơ sẽ thành hiện thực rồi bạn mới dám theo đuổi?
Không ai có thể biết được cả, những điều không biết được đem đến nỗi sợ hãi về sự rủi ro cho chúng
ta. Vì bản chất cuộc sống là không thể biết trước được, bạn không có cách nào để bảo vệ mình khỏi
sự tổn thương, dù bạn có thông minh đến đâu để hoạch định tính toán. Trừ khi bạn không làm gì cả
cho đến lúc chết, còn không mọi việc bạn làm khi đang sống, đều chứa đựng chi phí rủi ro.
Khi mọi người nói một công việc không có kết quả, một tình yêu không có kết quả, tôi nghĩ họ
đã dùng sai nghĩa từ “kết quả”. Kết quả là một từ “trung tính”, không bao giờ hàm nghĩa tốt hay xấu.
Làm gì có việc gì trên đời có nguyên nhân, diễn biến mà lại không đưa tới một kết quả? Mọi người
ngầm định kết quả là thứ gì đó tốt đẹp đúng như mong muốn của họ, nhưng bản thân từ kết quả chỉ
có nghĩa là cái cuối cùng còn lại sau khi một việc diễn ra. Thất bại cũng là kết quả, chia tay cũng là
kết quả, sự trưởng thành là kết quả sau cùng.
(Chúng ta sợ bị tổn thương nhưng bản thân nỗi sợ đã là sự tổn thương, Thân Ái Đài Trang,
Chông chênh quãng tư cuộc đời, NXB Dân trí, 2020, tr.30-31)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, từ “kết quả” có ý nghĩa gì, đâu là kết quả sau cùng của mọi việc xảy ra
trong cuộc đời chúng ta?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “bạn không có cách nào để bảo vệ mình khỏi sự tổn
thương, dù bạn có thông minh đến đâu để hoạch định tính toán.” hay không? Vì sao? Ý kiến gợi cho
anh/chị bài học gì trên hành trình tương lai?
Câu 5. Giữa việc chấp nhận rủi ro để dấn thân hành động và không làm gì cả cho đến lúc chết,
anh/chị lựa thái độ sống nào? Hãy lập luận cho sự lựa chọn của mình bằng một đoạn văn (khoảng 200
chữ).

You might also like