Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

CHƯƠNG 3

TRỊ GIÁ HẢI QUAN


Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu
• Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính
đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế
(I), phí vận tải quốc tế (F)
Phương pháp xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu
a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp
đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên
quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các
khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;
b) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị
giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang
xác định trị giá;
c) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam
sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm
gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
d) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp,
phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này sau khi quy đổi về
giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.
Cửa khẩu xuất được xác định như sau

a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng
không, cửa khẩu xuất là cảng xếp hàng, nơi hàng hóa được
xếp lên phương tiện vận tải ghi trên tờ khai hải quan
b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu xuất là
địa điểm xếp hàng tại cửa khẩu đường sắt liên vận quốc tế
ghi trên tờ khai hải quan.
c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội
địa, cửa khẩu xuất là cửa khẩu biên giới nơi xuất khẩu hàng
hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ghi trên hợp đồng mua bán
hàng hóa hoặc các chứng từ khác có liên quan.
Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa nhập khẩu
• Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính
đến cửa khẩu nhập đầu tiên
Cửa khẩu nhập đầu tiên
a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng
không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên
vận đơn;
b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập
đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai
hải quan
c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội
địa, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng
hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải
quan.
Phương pháp xác định trị giá hải quan đối
với hàng hóa nhập khẩu
• Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu
phương pháp. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao
gồm:
• 1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu;
• 2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
giống hệt;
• 3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
tương tự;
• 4. Phương pháp khấu trừ;
• 5. Phương pháp tính toán;
• 6. Phương pháp suy luận.
• Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì
trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp
trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.
PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO
DỊCH HÀNG NHẬP KHẨU
Trị giá giao dịch
• 1.Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải
thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều
chỉnh.
• Trị giá giao dịch= Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ
phải thanh toán + Các khoản điều chỉnh cộng- Các
khoản điều chỉnh trừ
Giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
• Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho
hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã
thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián
tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao
gồm các khoản sau đây:
• a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
• b) Các khoản điều chỉnh theo quy định
• c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính
vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
Giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào
giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
• Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản
xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;
• Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như:
khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu
cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng
cách cấn trừ nợ).
Điều kiện để được áp dụng trị giá giao dịch
• a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử
dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu
• b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những
điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không
xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải
quan.
• C) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng
hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng, người mua không
phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do
việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại
• d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc
biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh
hưởng đến trị giá giao dịch
Mối quan hệ đặc biệt
• a) Cùng là nhân viên hoặc một người là nhân viên, người
kia là giám đốc trong doanh nghiệp khác;
• b) Cùng là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh
doanh được pháp luật công nhận;
• c) Là chủ và người làm thuê;
• d) Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc ngược
lại;
• đ) Cùng bị một bên thứ ba kiểm soát;
• e) Cùng kiểm soát một bên thứ ba;
Mối quan hệ đặc biệt
• g) Có một trong các mối quan hệ gia đình: Vợ chồng, bố
mẹ và con cái được pháp luật công nhận, ông bà và cháu
có quan hệ huyết thống với nhau, cô chú bác và cháu
ruột, anh chị em ruột, anh chị em dâu, rể;
• h) Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ
5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai
bên
Các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phải
khai trị giá hải quan trên tờ khai trị giá hải quan
• 1. Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế,
xét miễn thuế theo quy định.
• 2. Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu
để sản xuất hàng xuất khẩu;
• 3. Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá
giao dịch quy định, đồng thời đã khai đủ thông tin trị giá
hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Hệ thống
thông quan điện tử VNACCS và Hệ thống này tự động
tính trị giá hải quan;
• 4. Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán
hoặc không có hóa đơn thương mại.
Các khoản điều chỉnh cộng
• Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
• a) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị
giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
• b) Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
• c) Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với
các chứng từ có liên quan.
Các khoản điều chỉnh cộng
• a) Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới
• b) Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu
• c) Chi phí đóng gói hàng hóa
• d) Khoản trợ giúp: Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người
mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực
tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán
hàng, để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt
Nam.
Các khoản điều chỉnh cộng
• đ) Phí bản quyền, phí giấy phép
• e) Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền
thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa
nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người
bán dưới mọi hình thức
• g) Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận
chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên,
không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện
vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
• h) Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu
nhập đầu tiên.
Các khoản điều chỉnh cộng
• Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến vận chuyển
hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, Không
bao gồm:
- Chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống
cửa khẩu nhập đầu tiên
Nếu chi phí này đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế
hoặc trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh
toán thì không được tách (trừ) ra khỏi trị giá tính thuế của
hàng hoá nhập khẩu.
- Chi phí phát sinh sau khi hàng hoá nhập khẩu được bốc,
dỡ, xếp xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
Hoa hồng bán hàng, hoa hồng mua hàng
• Hoa hồng bán hàng là khoản tiền được trả cho đại lý đại
diện cho người bán để bán hàng hóa xuất khẩu cho
người mua.
• Hoa hồng mua hàng là khoản tiền mà người mua trả cho
đại lý đại diện của mình để mua hàng hóa nhập khẩu với
mức giá hợp lý nhất.
Các khoản điều chỉnh trừ
Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
• a) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với
các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm
xác định trị giá;
• b) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ
phải thanh toán;
• c) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt
Nam.
Các khoản điều chỉnh trừ
• a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập
khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến
trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ
thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự;
• b) Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa
đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên
• c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã
nằm trong giá mua hàng nhập khẩu.
Các khoản điều chỉnh trừ
• d) Khoản giảm giá:
• d.1) Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua
bán hàng hóa;
• d.2) Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
• d.3) Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
Các khoản điều chỉnh trừ
• đ) Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị
hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
• đ.1) Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm
sắp nhập khẩu;
• đ.2) Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng
nhập khẩu;
• đ.3) Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản
phẩm mới nhập khẩu;
• đ.4) Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về
sản phẩm mới;
Các khoản điều chỉnh trừ
• e) Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi
nhập khẩu. Trường hợp các chi phí này là thỏa thuận
giữa người mua, người bán và là một phần trong giá thực
tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán do người mua trả
cho người bán, sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao
dịch;
• g) Chi phí mở L/C, phí chuyển tiền để thanh toán cho lô
hàng nhập khẩu, nếu chi phí này do người mua trả cho
ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh
toán tiền hàng.
• h) Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa
thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc
mua hàng hóa nhập khẩu.
Công thức tính các loại thuế liên quan
đến hàng nhập khẩu
• - Thuế nhập khẩu(TNK) = Trị giá nhập khẩu x
thuế suất nhập khẩu x tỷ giá
• - Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) = ( trị giá nhập
khẩu x tỷ giá + thuế nhập khẩu)x thuế suất
TTĐB
• Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) = ( Trị giá
nhập khẩu x tỷ giá + TNK + TTĐB) x Thuế suất
BVMT
• - Thuế GTGT = (Trị giá nhập khẩu x tỷ giá +
TNK + TTĐB + BVMT )x Thuế suất VAT
Bài tập 1
Bài tập 1: Ngày 02/02/2021 Doanh nghiệp A đến làm thủ tục tại
chi cục hải quan cảng SGKVI để nhập khẩu lô hàng máy và thiết
bị để hàn thiếc mua của công ty B Ấn Độ với đơn giá nhập khẩu
theo hợp đồng 146.300 USD CIF Ho Chi Minh, Incoterms 2010
bao gồm giá thiết bị; chi phí lắp đặt tại nhà máy của DN A tại Việt
Nam và chi phí giấy phép phải trả cho nhà sản xuất để sử dụng
thiết bị. Qua kiểm tra hợp đồng và hóa đơn được người bán lập
như sau:
- Giá bán thiết bị ở tình trạng tháo rời: 123.000 USD
- Chi phí lắp đặt máy tại nhà máy của DN A: 12.000 USD
- Chi phí giấy phép sử dụng: 10.000 USD
- Chi phí vận chuyển từ nhà máy công ty B đến cảng Ấn Độ: 600
USD
- Chi phí vận chuyển từ cảng Ấn Độ đến Tp HCM: 500 USD
- Chi phí bảo hiểm quốc tế: 200 USD
Bài tập 1 (tiếp)
Do phải vận chuyển hàng từ cảng về đến Tây Ninh nên DN
A nhờ công ty dịch vụ C lo việc vận chuyển hàng từ TP
HCM về Tây Ninh, chi phí do công ty C đưa ra gồm:
- Chi phí vận chuyển từ HCM đến Tây Ninh: 100 USD
- Chi phí bảo hiểm mội địa: 50 USD
A. Anh chị hãy xác định trị giá hải quan theo pp trị giá giao
dịch biết tỷ giá 22.500 VND/USD
B. Anh chị hãy khai báo lên tờ khai trị giá biết ngày hàng
lên tàu là ngày 15/01/2021
C. Xác định mã HS của lô hàng trên và tính các loại thuế
phải nộp biết DN A xuất trình được C/O form AI hợp lệ.
• Câu 3. Công ty a thông qua công ty môi giới x để ký kết
hợp đồng nhập khẩu từ nhà cung cấp b (ấn độ) lô hàng
gồm 100 sản phẩm, đơn giá FOB Nhava Sheva port
(incoterms 2010) là 250 usd/sản phẩm. Tiền cước phí vận
chuyển và bảo hiểm hàng tới cảng cát lái cho lô hàng này
tổng cộng là 750 usd, phí môi giới công ty a sẽ phải trả
cho công ty x là 150 usd, chi phí bao bì đóng gói theo yêu
cầu công ty a phải trả là 100 usd. Tất cả các khoản phí
này chưa được tính vào hóa đơn thương mại. Xác định trị
giá hải quan cho lô hàng trên theo phương pháp trị giá
giao dịch biết tỉ giá usd/vnd: 22.500
• Câu 4: doanh nghiệp a thông qua công ty môi giới x để ký kết
hợp đồng nhập khẩu từ nhà cung cấp b, lô hàng gồm 100 sản
phẩm, đơn giá FOB nhava sheva port (incoterm 2010) là 50
usd/sản phẩm. Do công ty a thanh toán một lần, nên được
hưởng ưu đãi giảm 10% giá hóa đơn. Tiền cước phí vận
chuyển và bảo hiểm hàng tới cảng cát lái cho lô hàng này tổng
cộng là 650 usd, phí môi giới công ty a sẽ phải trả cho công ty
x là 150 usd, chi phí bao bì đóng gói theo yêu cầu công ty a
phải trả là 100 usd.Ngoài ra, công ty A phải trả thêm phí bản
quyền để sử dụng sản phẩm, phí bản quyền là 100usd.Tất cả
những chi phí này đều chưa được tính vào hóa đơn thương
mại. Tỉ giá usd/vnd: 20.000. Điều kiện áp dụng phương pháp
xác định trị gía tính thuế theo trị giá giao dịch hàng nk được
thỏa mãn. XĐ Trị giá hải quan của lô hàng.
Bài tập ứng dụng
• Bài 2: Công ty A của Việt Nam nhập khẩu tổ yến của công ty B
ở Chi Lê, tuy nhiên công ty B chỉ bán sản phẩm này thông qua
đại lý của công ty B là công ty C tại Việt Nam. C là đại lý bán
hàng của công ty B. Theo thỏa thuận bán hàng, công ty B quy
định tất cả những người nhập khẩu mặt hàng này của mình
đều phải trả thêm 2% giá hóa đơn trực tiếp cho công ty C. Để
phát huy tối đa các mục đích quảng cáo sản phẩm tổ yến này
tại Việt Nam, công ty A giao cho công ty C quảng cáo trên toàn
quốc, với mục đích đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sau khi nhập
khẩu. Công ty A đã chuyển cho công ty C 1 khoản bổ sung
1,5% giá hóa đơn để trang trải chi phí quảng cáo. Biết công ty
B bán 2000 hộp tổ yến đơn giá 100 USD/hộp FOB Chi Lê,
cước phí vận chuyển từ Chi Lê về HCM là 500 USD.
• A. Anh chị hãy xác định mã HS cho lô hàng trên
• B. Xác định trị giá tính thuế biết tỷ giá 22.500 VND/USD
• C. Xác định các loại thuế phải nộp biết biết DN A xuất trình
được C/O form VC
Bài tập ứng dụng
• Bài tập 3: Xác định mã số và tính các loại thuế phải nộp
đối với lô hàng 10 hộp thuốc lá bằng bạc có chứa 12 điếu
thuốc bên trong nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam
tháng 01/2021. Biết trị giá tính thuế hộp đựng bằng bạc là
100 USD/hộp, trị giá tính thuế của thuốc lá điếu là 1
USD/điếu, tỷ giá 22.500 VNĐ/USD.Biết doanh nghiệp
xuất trình được C/O form E hợp lệ.
Bài tập 4
• Người nhập khẩu A tại Việt Nam nhập khẩu một máy cán thép với giá 40.000 usd (điều

kiện Exw). Hợp đồng và hóa đơn cho thấy máy trên mua ở tình trạng tháo rời.

• Kiểm tra giao dịch này cho thấy Đại lý tại nước B xuất khẩu đã thay mặt người mua hàng

đàm phán giá cả và đi đến mức giá mua là 40.000 usd. Về phần mình trong giao dịch này
Đại lý được hưởng 5% hoa hồng trên giá bán.

• Qua tìm hiểu cho thấy người mua hàng đã nhận hàng ở tình trạng tháo rời nguyên trạng.

Do chi phí lao động ở nước xuất khẩu cao nên người nhập khẩu đã điều động từ nước
nhập khẩu sang nước xuất khẩu 1 kỹ thuật viên và 10 nhân công để thực hiện việc đóng
gói hàng hóa vào các thùng chứa để vận chuyển về Việt Nam.
Bài tập 4 (tiếp)
• Đại lý cũng mua nguyên liệu đóng gói tại nước xuất khẩu;
• Một hóa đơn thanh toán được Đại lý liệt kê như sau:

• Xác định trị giá hải quan theo pp trị giá giao dịch.
Bài tập 5
• CÔNG TY A VIET NAM MUA HÀNG CỦA CÔNG TY B HOA KỲ 1 LÔ HÀNG GỒM:

• 1.000 CÁI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG APPLE, TRỊ GIÁ 250 USD/ CÁI (CHƯA GIẢM GIÁ)

• CÔNG TY B XUẤT TRÌNH BẢNG CHÀO GIÁ CÔNG KHAI VỚI CÁC ĐỐI TÁC:

• MUA ĐẾN 500 SẢN PHẨM: ĐƯỢC GIẢM GIÁ 2%

• MUA ĐẾN 1.000 SẢN PHẨM: ĐƯỢC GIẢM GIÁ 5%

• MUA ĐẾN 2.000 SẢN PHẨM: ĐƯỢC GIẢM GIÁ 10%

• NGOÀI RA CÔNG TY B CÒN KHUYẾN KHÍCH CÁC KHÁCH HÀNG THANH TOÁN NGAY KHI NHẬN

ĐƯỢC ĐƯỢC HÀNG VỚI QUÀ TẶNG: GIẢM GIÁ 1%/ SẢN PHẨM. NHƯNG NẾU THANH TOÁN
CHẬM TỪ NGÀY THỨ 31 TRỞ ĐI THÌ SẼ TÍNH LÃI 0,05%/ NGÀY/ SẢN PHẨM.

• HẢI QUAN VIỆT NAM KIỂM TRA CHỨNG TỪ LÔ HÀNG THÌ ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NGÀY THỨ 90 KỂ

TỪ NGÀY NHẬN HÀNG CÔNG TY A MỚI THANH TOÁN CHO CÔNG TY B.

• CÁC BẠN HÃY XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ LÔ HÀNG TRÊN THEO PHƯƠNG PHÁP 1?
Kiểm tra, xác đinh trị giá hải quan
1. Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan căn cứ trên hồ sơ hải
quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tế hàng hóa.
2. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải
quan thông báo, đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ
sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông
báo và giải phóng hàng theo quy định.
+) Nếu người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn nêu trên
thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.
+) Quá thời hạn mà người khai hải quan không khai bổ sung thì
cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo
quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo
quy định.
Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
• b)Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan
đề nghị người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn
tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn. Nếu
người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn nêu trên
thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.
Quá thời hạn mà người khai hải quan không khai bổ sung
thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định
thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan
hàng hóa theo quy định.
• C) Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ
quan hải quan thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo.
Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
3. Trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo, cơ quan hải quan
thông báo cơ sở nghi vấn, mức giá, phương pháp do cơ quan
hải quan dự kiến xác định và giải phóng hàng hóa theo quy định,
người khai hải quan thực hiện tham vấn với cơ quan hải quan
nhằm làm rõ về tính chính xác của trị giá khai báo.
• a) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với mức giá,
phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định thì thực
hiện khai bổ sung theo quy định trong thời hạn tối đa 05 ngày
làm việc kể từ ngày đến cơ quan hải quan thực hiện tham vấn,
cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.
• Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời
hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn
định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan
hàng hóa theo quy định.
Tỷ giá dùng để xác định trị giá
• Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác
định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển
khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước
liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ
năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này
được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan
đăng ký trong tuần.
• Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ
giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các ngoại tệ chưa được công bố
tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô
la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các
ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tỷ giá do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tin mới
nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
HẾT

You might also like