Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

36 văn bản thỏa thuận giữa trung quốc và việt nam ủng hộ sự hợp tác trên các mặt

tuyên
truyền, phòng chống tội phạm, thương mại, giao thông vận tải, kinh tế số và viễn thông.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra tham vọng hơn đối với “giấc mộng Trung
Hoa” của mình Mỹ đã chuyển trọng tâm ảnh hưởng sang khu vực châu Á với mong muốn
giảm bớt sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. Cụ thể là sáng kiến Vành đai và
Con đường mà Trung Quốc đề ra đã có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực Nam Á và khu vực
Đông Nam Á. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines là chuỗi các chốt chặn các con
đường hướng ra biển của Trung Quốc.
Đối với khu vực Nam Á, Trung Quốc đã thực hiện ngoại giao hợp tác với các nước
Myanmar, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka để mở rộng con đường hướng ra biển của
mình. Tuy nhiên Mỹ cũng đã tăng cường hợp tác với Ấn Độ là một quốc gia có vị thế lớn
trong khu vực này để kiềm chế những chính sách mà Trung Quốc đưa ra.
Thế nên trước tình hình đó Trung Quốc buộc phải mở một con đường mới an toàn và sức
ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này là tuyệt đối. Nhưng trước động thái nâng cấp
quan hệ chiến lược lên mức cao nhất giữa Mỹ và Việt Nam trong chuyến thăm gần đây
nhất của tổng thống Joe Biden vào tháng 9. Cùng với đó là sự tăng cường hợp tác giữa
Việt Nam với Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm cho Trung Quốc lo ngại về sự suy giảm ảnh
hưởng của mình ở Việt Nam.1
Dự án BRI dự kiến sẽ kết nối từ bờ biển phía nam Trung Quốc đến Địa Trung Hải, Châu
Phi, Đông Nam Á và Trung Á.2 Việt Nam có hai khu vực là Vịnh Bắc Bộ nằm trong sơ đồ
của dự án này. Điều này cho thấy việc Trung Quốc đến thăm Việt Nam là một sự hối thúc
Việt Nam tham dự vào dự án này để tránh việc Việt Nam ngả hoàn toàn về Hoa Kỳ cũng
như các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Từ đó sẽ dẫn đến những khó khăn đối với con
đường ra biển của Trung Quốc.
Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam chỉ sau 3 tháng kể từ khi tổng thống
Joe Biden sang thăm Việt Nam. Điều này cho thấy những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với
Trung Quốc trên thế trận muốn cân bằng quyền lực với Hoa Kỳ.
Trong thế trận thực hiện hóa “giấc mộng Trung Hoa”, Việt Nam đóng vai trò là một mắt
xích quan trọng.

1
Vietnam and China agree to build 'shared future' as Xi visits Trong,
https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/Vietnam-and-China-agree-to-build-shared-future-
as-Xi-visits-Trong, Nikkei Asia.
2
'Vành đai và con đường' (One Belt, One Road - OBOR) là gì?, https://vietnambiz.vn/vanh-dai-va-
con-duong-one-belt-one-road-obor-la-gi-20200415152515034.htm, Vietnambiz.
Dự án đường sắt Hải Phòng – Côn Minh.
Điểm đáng chú ý là tuyến đường sắt Côn Minh – Hải Phòng đi xuyên qua khu vực giầu
tài nguyên của Việt Nam và kết nối với các tuyến giao thông duy nhất dẫn đến khu mỏ
Núi Pháo cực kỳ sinh lời của Việt Nam.3 Theo các thăm dò, Việt Nam có trữ lượng kim
loại hiếm lớn thứ hai, và trữ lượng chất vonfram (còn được gọi là tungsten hay wolfram)
đứng thứ ba trên thế giới. Đây là nguồn nguyên liệu quý hiếm cho các quốc gia cho sản
xuất công nghệ và vũ khí. Tuyến đường sắt Côn Minh – Hải Phòng như một phần trong
sáng kiến Vành đai và Con đường. Vào năm 2019, Trung Quốc có đề xuất với Việt Nam
về dự án này tuy nhiên đã bị Việt Nam thoái thác do lo ngại ảnh hưởng đến an ninh. Bởi
thị trường Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc nên động thái nâng cấp quan hệ với
Mỹ đã làm cho Trung Quốc dè chừng hơn với Việt Nam và có nguy cơ sẽ thiết lập các
đòn trừng phạt lên Việt Nam. Việc Việt Nam thay đổi chiến lược, hợp tác phát triển tuyến
đường sắt là một dấu hiệu của việc Việt Nam bị Trung Quốc thúc ép.
Hợp tác trong lĩnh vực khai thác đất hiếm
Cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong lĩnh vực chip bán dẫn. Trung Quốc gần
đây đã phá vỡ thế độc quyền của Hoa Kỳ về máy in thạch bản trong công nghệ sản xuất
chip bán dẫn. Đất hiếm là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất chip bán dẫn mà
Trung Quốc đang là quốc gia đang nắm trong tay trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới.
Với việc thắt chặt nguồn cung đất hiếm, Hoa Kỳ đang nhắm đến Việt Nam là quốc gia có
trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 thế giới. Việc Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam
trong việc khai thác đất hiếm được cho là đánh một đòn mạnh vào Hoa Kỳ, tạo nên thế
bao vây về nguyên liệu sản xuất chất bán dẫn.
Cộng đồng chia sẻ tương lai
Trung Quốc rất muốn cân bằng thế chiến lược với Mỹ ở Việt Nam sau việc nâng cấp quan
hệ hợp tác đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam. Trong chuyến thăm lần này mối bận
tâm lớn nhất đó chính là sự lôi kéo Việt Nam của Trung Quốc tham gia vào “cộng đồng
vận mệnh chung”. Đây là một chiến lược nhằm ràng buộc Trung Quốc và Việt Nam,
tránh cho Việt Nam ngả hẳn về phía Hoa Kỳ.
Trước động thái đó của Trung Quốc Việt Nam đã đưa ra tuyên bố hợp tác về “cộng đồng
chia sẻ tương lai” để khẳng định thế trung lập của mình, đồng thời cũng nâng tầm vị thế
của mình trên trường quốc tế.

3
Đường sắt Côn Minh – Hải Phòng : Bắc Kinh thử thách chính sách cân bằng đối ngoại của Hà
Nội, Vietnam and China agree to build 'shared future' as Xi visits Trong, Đường sắt Côn Minh –
Hải Phòng : Bắc Kinh thử thách chính sách cân bằng đối ngoại của Hà Nội (rfi.fr)

You might also like