Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KĨ THUẬT NHIỆT

----------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KĨ THUẬT LẠNH ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHO LẠNH


BẢO QUẢN CAM NĂNG SUẤT 2 TẤN/NGÀY ĐÊM TẠI
NINH THUẬN.

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : NGUYỄN ĐẠT THIỆN


MÃ SINH VIÊN : 202931724
LỚP : KĨ THUẬT NHIỆT 1
KHÓA : 61
LỜI MỞ ĐẦU
˜™˜™
Cam là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Đây là nguồn
cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể . Nước ta là một nước nhiệt đới với
đủ loại cây trái quanh năm . Tuy nhiên chính thời tiết nóng ẩm lại là nguyên nhân làm cho
cam rất dễ bị hư hỏng khi tiến hành thu hoạch theo thời vụ. Do đó vấn đề đặt ra là làm sao
bảo quản sản phẩm trái cây được lâu dài . Phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là bảo
quản trái cây trong phòng lạnh . Theo phương pháp này , trái cây sau thời gian dài bảo
quản vẫn còn giữ được chất lượng tương đối tốt .
Đề tài “ Thiết kế hệ thống kho lạnh bảo quản cam năng suất 2 tấn/ngày đêm”.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều sai sót .
Em rất mong nhận được những đóng ý kiến của các thầy cô để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2024

Trang 1
LỜI CẢM ƠN
˜™˜™
Sau một thời gian nghiên cứu và tham khảo để hoàn thành đồ án môn học, em xin
chân thành cảm ơn:
Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật
chất kĩ thuật, trang thiết bị để chúng em có thể hoàn thành đồ án môn học trong thời gian
ngắn.
Thư viện trường đã cung cấp những tư liệu hết sức có giá trị, là tài liệu thanh khảo
tốt và quý báu.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Đăng Khoát, người trực tiếp hướng dẫn
tận tình để em hoàn thành đồ án môn học đúng thời hạn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2024

Trang 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ


1. Bảo quản mát
- Sản phẩm bảo quản: cam
- Dung tích: 80 tấn
- Nhiệt độ kho lạnh bản quản: 2oC
- Nhiệt độ ngưng tụ: 25oC
2. Thông số môi trường
- Địa điểm xây dựng: kho lạnh đặt tại Ninh Thuận
- Nhiệt độ môi trường: tn= 36,6oC
- Độ ẩm môi trường: = 79%
3. Môi chất lạnh
- Môi chất lạnh sử dụng trong kho lạnh bảo quản là R22

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN KHO LẠNH

2.1 TÍNH THỂ TÍCH KHO LẠNH

Thể tích kho lạnh được xác định theo công thức:
E
V = g V (m3)
Trong đó:

V – Thể tích kho lạnh , m3.


E – Dung tích của các buồng lạnh, tấn.
gv – Mức độ chất tải, tấn/m3. Kho được thiết kế với mặt hàng trái cây
chứa trong hộp mỏng, ta có gv = 0,32 tấn/m3

Dung tích thật sự các buồng sản phẩm là trái cây Espvà thùng gỗ Ebb

Chọn Ebb =10% Esp


Trang 3
Esp = 80 (t) (đầu đề)

Dung tích thật sự của buồng lạnh

E = Esp + Ebb = 80 + 8 = 88 (t)

Thể tích buồng lạnh


E 88
V= = =275 (m3)
gv 0 , 32
2.2 DIỆN TÍCH CHẤT TẢI TRONG KHO LẠNH
Chọn h = 3 m
Công thức xác định diện tích chất tải buồng lạnh:
V 275
F= = =91 ,67 (m2)
h 3
Trong đó:
h – Chiều cao chất tải, m

2.3 TẢI TRỌNG NỀN


Công thức tính tải trọng nền:
gf = gv h = 0.32 x 3 = 0,96 ( tấn/m2)
Trong đó:
h – Chiều cao chất tải.
gv – Mức độ chất tải, tấn/m3
2.4 DIỆN TÍCH KHO LẠNH CẦN XÂY DỰNG
Công thức xác định diện tích xây dựng kho lạnh:
F 91 , 67
Fxd= = =122 ,22( m2)
β 0 , 75
Trong đó:

βF – Hệ số sử dụng diện tích xây dựng của kho lạnh, βF phụ thuộc vào kích

thước của buồng lạnh.

Đối với buồng diện tích nhỏ hơn 100 m2, βF = 0,70÷0,75

Đối với buồng diện tích 100- 400 m2, βF = 0,75÷0,80

Trang 4
Đối với buồng diện tích hơn 400 m2, βF = 0,8÷0,85

Chọn kích thước kho lạnh

Diện tích buồng lạnh quy chuẩn (bội của 36 m2) nên chọn Fxd = 144 m2 (12×12)

Chọn kích thước kho như sau: 12 x 12 x 5

Trang 5
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM

3.1 TÍNH TOÁN CHO VÁCH KHO LẠNH

3.1.1 Kết cấu tường bao


Xây dựng vách kho lạnh có kết cấu như sau:
Bảng 1: Kết cấu vách ngoài kho lạnh
Vật liệu Bề dày Hệ số truyền nhiệt
δ(m) λ (W/m.K)
Vữa 0.020 0.88
Gạch 0.380 0.820
Vữa 0.020 0.88
Cách ẩm bitum 0.004 0.18
Cách nhiệt polystirol 0.200 0.047

Lớp vữa và tấm thép 0.020 0.93


Cộng 0.624

3.1.2 Xác định bề dày lớp cách nhiệt


Bề dày lớp cách nhiệt được tính theo công thức:

Trong đó:
δ 1= λ1
[ (
1
K

1
α1
δi 1
+∑ +
λi α 2 )]
α1 = 23.3 W/m2 .K : hệ số cấp nhiệt của không khí bên ngoài (tường có chắn gió).
α2 = 9 W/m2.K : hệ số cấp nhiệt của không khí trong phòng (đối lưu cưỡng bức).
δi : bề dày của vật liệu làm tường (bảng 1).
λi : hệ số truyền nhiệt của vật liệu làm tường (bảng 1).
K = 0.35 W/m2.K : hệ số truyền nhiệt quy chuẩn.

⇒ δ 1 =0 . 047×
[ 1
(

1
0 . 35 23. 3
+ + +
0 . 88 0 .82 0 .3 9 )]
3×0 .02 0. 38 0. 004 1
+ =0 . 1 m

=> chọn δ1 = 0.2 m

Trang 6
Hệ số truyền nhiệt K

K = 0.202 W/m2.K

3.1.3 Kiểm tra đọng sương


Điều kiện để vách ngoài của kho lạnh không bị đọng sương:
t −t
k s =0 .95×α 1× 1 s (W /m2 . K )
t 1−t 2

Trong đó:
t1: nhiệt độ bên ngoài kho bảo quản lạnh đông (oC)
ts: nhiệt độ đọng sương của không khí bên ngoài (oC)
t2: nhiệt độ bên trong kho lạnh (oC)
α1: hệ số cấp nhiệt của không khí bên ngoài (W/m2.K)
0.95 : hệ số an toàn

37 .3−32
⇒ k s =0 . 95×23. 3× =3 . 65 (W /m2 . K )
=> K < ks 37 .3−5

Vậy: vách ngoài không đọng sương.

3.2 CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM CHO NỀN

3.2.1 Kết cấu cách nhiệt của nền


Kết cấu nền kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ phòng lạnh, tải
trọng của hàng bảo quản, dung tích kho lạnh,…Yêu cầu của nền là phải có độ vững chắc
cần thiết, tuổi thọ cao, không thấm ẩm.

Trang 7
Bảng 2: Kết cấu cách nhiệt của nền

Vật liệu Bề dày δ (m) Hệ số truyền nhiệt λ (W/m.K)


Bêtông đất 0.02 1.6
Bêtông tấm 0.10 1.0
Cách nhiệt (Stiropor) 0.20 0.047
Cách ẩm bitum 0.005 0.23
Vữa 0.01 0.88
Bêtông cốt thép 0.15 1.5
Cộng 0.485

3.2.2 Xác định bề dày lớp cách nhiệt


Bề dày lớp cách nhiệt được tính theo công thức:

Trong đó: δ 2 =λ2


2
[ (
1
K

1
α1
di 1
+∑ +
λ i α2 )]
α1 = 23.3 W/m .K : hệ số cấp nhiệt của không khí
α2 = 9 W/m2 .K : hệ số cấp nhiệt của không khí trong phòng (đối lưu cưỡng bức).
δi : bề dày của vật liệu làm tường (bảng 2).
λi : hệ số truyền nhiệt của vật liệu làm tường (bảng 2).
K = 0.35 W/m2 .K : hệ số truyền nhiệt quy chuẩn.

⇒ δ 2 =0 . 047×
=> chọn δ2 = 0.2 m [
0.
1
35
− (
23
1
.3
+
0 . 02 0 . 1 0 .005 0 . 01 0 .15 1
1 .6
+
1
+
0 .23
+
1 .88
+
1 .5)]
+ =0 .12 m
9

=> Hệ số truyền nhiệt của nền K = 0.215 W/m2 .K


Kiểm tra tương tự trên ==> không có đọng sương và đọng ẩm.

Trang 8
3.3 CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM CHO TRẦN

3.3.1 Kết cấu cách nhiệt của trần


Mái kho lạnh không được phép đọng nước và thấm nước.Mái có kết cấu như sau:
Bảng 3: Kết cấu cách nhiệt của trần kho lạnh
Vật liệu Bề dày δ(m) Hệ số truyền nhiệt λ (W/mK)
Bêtông cốt thép 0.07 1.5
Vữa 0.01 0.88
Bitum 0.005 0.23
Cách nhiệt (Stiropor) 0.15 0.047
Vữa trên lưới thép 0.04 0.88
Cộng 0.1957

3.3.2 Xác định bề dày lớp cách nhiệt


Bề dày lớp cách nhiệt được tính theo công thức:

Trong đó:
δ 3 =λ3
[ (
1
K

1
α1
d 1
+∑ i +
λ i α2 )]
α1 = 23.3 W/m2 .K : hệ số cấp nhiệt của không khí bên ngoài (tường có chắn gió).
α2 = 9 W/m2 .K : hệ số cấp nhiệt của không khí trong phòng (đối lưu cưỡng bức).
δi : bề dày của vật liệu làm tường (bảng trên).
λi : hệ số truyền nhiệt của vật liệu làm tường (bảng trên).
K = 0.35 W/m2K : hệ số truyền nhiệt quy chuẩn.

⇒ δ 3 =0 . 047×
[
1
=> chọn δ3 = 0.2 m =>0.Hệ
− (
35 số 23
1
+
0 . 07 0 .01 0 .005 0 .04 1
.3 nhiệt
truyền
+
1. 5 của
+ +
0. 88trần0K.23= 0.288 )]
+ 2=0. 12 m
0 . 88W/m
9 .K
Kiểm tra tương tự trên ==> Không có đọng sương đọng ẩm trên bề mặt kết cấu.

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT

Việc tính toán nhiệt tải kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường xâm
nhập vào kho lạnh. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để

Trang 9
thải trở lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa buồng lạnh và
không khí bên ngoài.
Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt tải kho lạnh là để xác định năng suất
lạnh của máy lạnh cần lắp đặt.
Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh được xác định bằng biểu thức:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 (W)
Trong đó:
Q1: dòng nhiệt thất thoát qua vách.
Q2: dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra.
Q3: dòng nhiệt do vận hành kho.
Q4: dòng nhiệt do thong gió buồng lạnh.
4.1 TÍNH DÒNG NHIỆT TỔN THẤT
4.1.1 Tính nhiệt thất thoát qua vách

Bao che K (w/m2k) F(m2) T (k) Q1 =KFT (w)

Tường ngoài 0.202 60 62.3 755.076

Tường ngoài 0.202 60 62.3 755.076

Tường ngoài 0.202 60 62.3 755.076

Tường ngoài 0.202 60 62.3 755.076

Nền 0.215 144 62.3 1928.808

Trần 0.288 144 62.3 2583.7056

Tổng Q1 7532.8176 (w)

4.1.2 Tính dòng nhiệt do sản phẩm tạo ra

 Dòng nhiệt do trái cây tỏa ra:

M: năng suất buồng bảo quạn lạnh đông (t/24h)

Q21 :Dòng nhiệt do tôm tỏa ra

Trang 10
h1 ,h2 : enthapi của sản phẩm trước và sau khi xử lý lạnh :

Theo bảng 4-2 p.81

Chọn nhiệt độ hàng nhập thẳng vào kho bảo quản lạnh đông là:

t1 = 8 oC h1 = 302 kJ/kg

t2 = 4 oC h2 = 286.7 kJ/kg

M = 8%E = 0.08120 = 9.6 ( t/24h)

Với: M: khối lượng hàng nhập vào bảo quản lạnh đông

E: dung tích phòng bảo quản lạnh đông

Vậy :

 Dòng nhiệt do trái cây hô hấp:

Q22 = E (0.1qn + 0.9qhp) ,W

=120 (0.140.7 + 0.914) = 1667 (W)

Với: E : dung tích kho lạnh

qn và qhp :dòng nhiệt tỏa ra khi có sản phẩm nhập vào kho lạnh, sau đó là
nhiệt độ bảo quản kho lanh . W/t (bảng 4-5)

 Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra:

Với: Mb : khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm (t/24h)

Cb : Nhiệt dung riêng của bao bì (kJ/kgK)

t1, t2 : nhiệt độ bao bì trước và sau khi bảo quản lạnh đông

1000/(243600) : hệ số chuyển đổi t/24h ra kg/s

Ta có : Khối lượng bao bì gỗ : Mb = 10%M = 10% 9.6 =0.96 (t/24h)

Trang 11
Nhiệt dung riêng của bao bì gỗ : Cb = 2.5 (kJ/kgK)

Nhiệt độ bao bì trước khi bảo quản: t1= 8 oC

Nhiệt độ bao bì sau khi bảo quản : t2 =4 oC

Tổng nhiệt do sản phẩm tỏa ra là :

Q2 = Q21 + Q22 + Q23 = 1700 + 1667 + 111.11 = 3478.11 (W)

4.1.3 Dòng nhiệt do vận hành kho

 Dòng nhiệt do đèn chiếu sang:

Q31 = AF ,W

A: định mức chiếu sáng trên một m2 phòng, A = 1.2 W/m2

F: Diện tích phòng lạnh, F= 144 m2

Q31= 1.2144 = 172.8 W

Trang 12
 Dòng nhiệt do người tỏa ra:

Q32= 350n ,W

350: nhiệt lượng do người tỏa ra khi làm việc nặng

n: số người làm việc trong phòng, chọn n=3

Q32= 3503 = 1050 W

 Dòng nhiêt do động cơ điện:

Q33= 1000N ,W

N: công suất động cơ điện , N = 2

Q33= 10002= 2000 W

 Dòng nhiệt khi mở cửa:

Q34 = BF ,W

B: dòng nhiệt do tổn thất kho lạnh mở cửa cho 1 m 2 phòng lạnh, B= 15 (tra bảng 4-
4)

F: diện tích phòng lạnh, F = 144 m2

Q34= 15144 = 2160 W

Vậy dòng nhiệt vận hành:

Q3 = 172.8 + 1050 + 2000 + 2160 =5382.8 (W)

4.1.4 Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh


Tra đồ thị h-x ta có : h1 =105 kj/kg

h2 =13 kj/kg

Khối lượng riêng của không khí trong buồng pk=1.28m3/kg

Trang 13
Bội số tuần hoàn không khí a=3

 Dòng nhiệt tổn thất do không khí nóng đưa vào:

Q4 = Mk (h1-h2)1000 = 6.410-3 (105-13)1000 = 588.8 (W)

Dòng nhiệt tổn thất cho toàn bộ kho

Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4

= 7532.82 + 3478.11 + 5382.80 + 588.80 = 16982.53 W

4.2 XÁC ĐỊNH TẢI NHIỆT CHO THIẾT BỊ VÀ MÁY NÉN


Tải nhiệt cho thiết bị là tổng các tải nhiệt thành phần có giá trị cao nhất :
QMN = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 W (4-15) (NĐL)
 QMN =7532.82 + 3478.11 + 5382.80 + 588.80 = 16982.53 (W)
Năng suất lạnh của máy nén được xác định theo biểu thức:
k×∑ Q
Q 0= b (4-17) (NĐL)
∑Q - Tổng nhiệt tải của máy nén
b - Là hệ số thời gian làm việc, chọn b= 0.9
k - Là hệ số tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh, lấy k=1.12
(dùng phương pháp nội suy trong tài liệu hdtk NĐL)
Þ

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH, TÍNH CHỌN MÁY NÉN
5.1 CHỌN CÁC THÔNG SỐ CỦA CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Chế độ làm việc của một hệ thống lạnh được đặc trưng bằng 4 nhiệt độ sau.
+ Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t0.

Trang 14
+ Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh tk.
+ Nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu tql.
+ Nhiệt độ hơi hút về máy nén ( nhiệt độ quá nhiệt ) tqn.

5.1.1 Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh


Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ của kho lạnh. Có thể lấy như sau:
t0 = tb - t0, 0C [ 1, 204 ]
Trong đó:
tb - là nhiệt độ kho lạnh.
tb = 4 0C;
t0 - là hiệu nhiệt độ yêu cầu.
Kho lạnh lựa chọn phương pháp làm lạnh trực tiếp, độ ẩm của không khí trong kho
cao, hiệu nhiệt độ yêu cầu là 8  130C nên chọn t0 = 13 0C [ 1, 204 ]
Vậy t0 = 4 - 13 = -9 0C.

5.1.2 Nhiệt độ ngưng tụ


Nhiệt độ ngưng tụ của hơi môi chất lạnh phụ thuộc vào môi trường làm mát và
nhiệt độ của chất tải nhiệt chạy qua thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ của hệ thống lạnh có tác nhân làm mát là nước lấy từ nguồn nước
ngầm qua hệ thống xử lý được tuần hoàn khép kín qua tháp giải nhiệt.
Nhiệt độ ngưng tụ được xác định theo biểu thức:
tk = tw2 + tk, 0C [ 1, 205 ]
Trong đó:
tw2 - là nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng, 0C;
tk - là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu, 0C.
Chọn nhiệt độ ngưng tụ thực ra là một bài toán tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, để đạt
giá thành một đơn vị lạnh là nhỏ nhất, nếu hiệu nhiệt độ ngưng tụ nhỏ, nhiệt độ ngưng tụ
thấp, năng suất lạnh tăng nhưng phải tăng chi phí cho điện năng chạy bơm nước giải
nhiệt....

Trang 15
tk = ( 3  5 ) 0C có nghĩa là nhiệt độ ngưng tụ cao hơn nhiệt độ nước ra từ 3  5
0
C. [ 1, 205 ]
Chọn tk =5 0C.
- Nhiệt độ nước đầu vào, đầu ra chênh lệch nhau( 2  6) 0C phụ thuộc vào kiểu thiết bị
ngưng tụ.
tw2 = tw1 + (2 6) 0C.
Với tw1 là nhiệt độ nước vào bình ngưng.
Thiết bị ngưng tụ trong cụm máy là thiết bị ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang nên
chọn tw = 5 0C. [ 1, 205 ]
- Nhiệt độ nước vào bình ngưng phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
tw1 = tư +( 3 5) 0C. [ 1, 205 ]
Với tư : là nhiệt độ bầu ướt, với t= 37,30C => tư=330C
Vậy ta có tw1 = 37oC.
tw2 =37+ 5 = 42oC.
tk = 42 +5= 47 oC.

5.1.3 Nhiệt độ hơi hút (th)


- Nhiệt độ quá nhiệt là nhiệt độ của hơi môi chất trước khi vào máy nén. Nhiệt độ
hơi hút bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất.
- Mục đích của việc quá nhiệt hơi hút là để bảo vệ máy nén tránh không hút phải
lỏng. Tuỳ từng loại môi chất và máy nén mà có nhiệt độ quá nhiệt khác nhau.
- Đối với máy lạnh frêon, do nhiệt độ cuối tầm nén thấp nên độ quá nhiệt hơi hút
có thể chọn cao. Trong máy nén frêon, độ quá nhiệt hơi hút đạt được trong thiết bị hồi
nhiệt.
Với môi chất frêon độ quá nhiệt khoảng (10 15) 0C. [ 1, 208]
Chọn th = 15 0C. =>Nên tqn = to + tqn = -9 + 15 = 6oC.

5.1.4 Nhiệt độ quá lạnh (tql)


- Là nhiệt độ của môi chất lỏng trước khi vào van tiết lưu. Nhiệt độ quá lạnh càng
thấp thì năng suất lạnh càng cao.

Trang 16
tql= tw1+(3-5oC)= 37+(3-5oC)= 40-42oC
Chọn tql=400C
- Do sự quá lạnh lỏng được thực hiện trong thiết bị hồi nhiệt, nên nhiệt thải ra của
môi chất lỏng cũng là nhiệt lượng mà hơi môi chất sau khi bay hơi nhận vào.Ta có
phương trình sau:
h1 - h1’ = h3’ – h3
Trong đó h1, h1’, h3’, h3 là entalpi tại các điểm nút trên đồ thị lgp – I.
Tra đồ thị lgp-i của môi chất R22 ta được:
to = -9 oC  h1’ = 401,57 kJ/kg
tqn = 6 oC  h1 = 406,454 kJ/kg
Với nhiệt độ ngưng tụ là 35oC , tra đồ thị lgp – i của môi chất R22 ta được :
h3’ = 258,15 kJ/kg.
Từ phương trình : h1 - h1’ = h3’ – h3
=> h3 = h3’ – h1 + h1’ = 258,15 – 406,454 + 401,57 = 253,266 KJ/Kg
Thông số Nhiệt độ Áp suất Entapi Thể tích riêng
o
Điểm nút C bar kJ/kg m3/kg
1 6 6,022 406,454 0,42
1’ -9 3,6767 401,57
2 90 44,374 433,17
2’ 47 18,034 415,93
3’ 47 18,034 258,15
3 40 18,034 253,266
4 -9 6,022 253,266

5.2 TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH

Trang 17
5.2.1 Năng suất lạnh riêng khối lượng
Là năng suất lạnh của 1 kg môi chất lạnh lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ cao tạo ra,
sau khi qua van tiết lưu và bay hơi hết trong thiết bị bay hơi, thành hơi bão hoà khô ở
nhiệt độ bay hơi và áp suất bay hơi.
Ta có: q0 = h'1 – h4 kJ/kg.
Trong đó :
h'1- là Entapi của hơi (bão hoà ) sau khi ra khỏi dàn lạnh.
h4 - là Entapi của môi chất sau khi qua van tiết lưu.
Nên q0 = 401.57- 253.266 = 148.304 kJ/kg.

5.2.2 Lưu lượng môi chất qua máy nén


Q0 21. 133
G= = =0 . 14
Ta có: q0 148. 304 kg/s. [ 1, 211 ]

5.2.3 Năng suất thể tích thực tế của máy nén [ 1, 214 ]
Ta có : Vtt = G v1 = 0.14 0.42 =0.0588 m3/s

5.2.4 Hệ số cấp của máy nén


Chế độ làm lạnh của hệ thống lạnh:
to = -9 0C  po = 3.6767Pa.
tk = 47 0C  pk = 18.034Pa.
p k 18 . 034
= =4 . 9
Ta có  = p o 3 . 6767 => <9 nên ta chọn máy nén 1 cấp.
Môi chất Freon R22,máy nén hiện đại.
Tra đồ thị hình 7.4 [1, 215] =>  = 0.72

Trang 18
Xây dựng chu trình trên đồ thì Logp-h

Hình 5.2: chu trình 1 cấp 1 tiết lưu làm mát trung gian một phần có hồi nhiệt
NHA- Máy nén hạ áp, MTG- Thiết bị làm mát trung gian, NCA- Máy nén cao áp
HN- Hồi nhiệt, NT- Thiết bị ngưng tụ, TL- Thiết bị tiết lưu, BH- Thiết bị bay hơi

Các quá trình trên đồ thị:


1-2 : Nén đoạn nhiệt ở máy nén hạ áp s2=s1
2-3 : Làm mát đẳng áp p=ptg=const ở thiết bị trung gian
3-4 : Nén đoạn nhiệt ở máy nén cao áp s4=s3
4-5’ : Ngưng tụ đẳng áp p=pk=const trong thiết bị ngưng tụ, môi chất nhả nhiệt lượng
qk cho mô trường giải nhiệt
5’-5: Quá trình quá lạnh đẳng áp p=pk=const trong thiết bị hồi nhiệt
5-6: Tiết lưu từ áp suất pk ,h5=h6
6-1’:Bay hơi đẳng áp, đẳng nhiệt trong thiết bị bay hơi
1’-1: Quá trình quá nhiệt đẳng áp p=p0=const ở thiết bị hồi nhiệt

5.2.5 Thể tích hút lý thuyết


V tt 0 , 0588
V lt = = =0 ,082 3
Ta có : λ 0 ,72 m /s.

5.2.6 Công nén đoạn nhiệt


Ta có: Ns = G l = G (h2 – h1) , kW. [ 1, 216 ]
Vậy Ns = 0.14 ( 433.17 – 406.454 ) = 3.740 ,kW

Trang 19
5.2.7 Công nén chỉ thị
Là công nén thực do quá trình nén lệch khỏi quá trình nén đoạn nhiệt lý thuyết.
Ns
Ni 
Ta có:  i , kW [ 1, 217 ]
i : Là hiệu suất chỉ thị
 i =  w + b t 0.
Trong đó:
b - là hệ số thực nghiệm b = 0.001;
T0
w - là hệ số tổn thất không thấy được w = Tk .
273+ (−9 )
ηi = +0 . 001×(−9 )=0 . 816
Vậy 273+ 47 .
3. 740
N i= =4 . 583
Suy ra: 0 . 816 kW.

5.2.8 Công suất ma sát


Công suất ma sát sinh ra do sự ma sát trong các chi tiết chuyển động của máy nén,
công suất này phụ thuộc vào kích thước và chế độ hoạt động của máy.
Ta có: Nms =Vtt Pms , kW [ 1, 218 ]
Pms với máy nén freôn ngược dòng thì
Pms = (0.019  0.034) Mpa
Ta chọn Pms = 0.025 Mpa [ 1, 218 ]
Vậy Nms = 0.0588 0.025 106 = 1470 W = 1.470 kW

5.2.9 Công suất hữu ích


Là công nén có tính đến tổn thất ma sát của các chi tiết máy nén như pittông-xi lanh,
tay biên-trục khuỷu-ăc pittông,…Đây chính là công đo được trên trục khuỷu của máy nén.
Ta có: Ne = Ni + Nms, kW [ 1, 218 ]
= 4.583 + 1.470 = 6.053 kW

Trang 20
5.2.10 Công suất điện
Công suất điện Nel là công suất đo được trên bảng đấu điện có kể đến tổn thất
truyền động, khớp, đai ...và hiệu suất chính của động cơ điện.
Ne
N el 
Ta có:  td   el , kW [ 1, 218 ]
Trong đó: td - là hiệu suất truyền động đai ,ở đây ta dùng máy nén bán
kín nên td = 0.95
el - là hiệu suất động cơ el = 0.8  0.95.
Chọn el = 0.85.
6 . 053
N el = =7 . 496
Vậy 0. 85×0 .95 kW.

5.2.11 Công suất động cơ lắp đặt


Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lạnh, động cơ lắp đặt phải có công suất lớn hơn
công suất động cơ điện.
Ta có: Nđ/c = (1.1  2.1 ) Nel , kW; [ 1, 219 ]
Chọn hệ số an toàn là 1.5
Nên Nđ/c = 1.5 7.496 =11.244 kW.

5.2.12 Phụ tải nhiệt dàn ngưng

Ta có: Qk =Q0 +N i=21. 133+4 .583=25 .716 KW.


5.3 TÍNH CHỌN MÁY NÉN
Máy nén là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống lạnh, nó quyết định năng suất
lạnh của hệ thống; phần quan trọng của máy nén là năng suất lạnh và công suất của động
cơ máy nén đòi hỏi phải đáp ứng được năng suất lạnh của kho bảo quản.
Nhiệm vụ của máy nén là liên tục hút hơi môi chất lạnh sinh ra ở thiết bị bay hơi để nén
lên áp suất cao đẩy vào thiết bị ngưng tụ.
Qua việc tính nhiệt tải kho lạnh ở phần trước ta đã xác định được nhiệt tải Q oMN =
21.133 kW cho máy nén, đây chính là năng suất lạnh mà máy nén phải đạt được để đảm

Trang 21
bảo duy trì được nhiệt độ lạnh trong kho lạnh và công suất động cơ lắp đặt N đ/c = 11.244
kW.
Chọn máy nén pittông của Nga theo OCT 26.03-943-77
Kí hiệu: IIδ20
Số xilanh: 4
Đường kính pittông: 6.25
Vòng quay: 24vg/s
Dài: 680 mm
Rộng: 550 mm
Khối lượng: 223 kg
Vlt= 1.5410-2
Chọn số máy nén zmn=1
5.4 TÍNH CHỌN THIẾT BỊ NGƯNG TỤ
Thiết bị ngưng tụ trong hệ thống lạnh là các thiết bị trao đổi nhiệt bề mặt, trong đó
hơi môi chất lạnh có áp suất và nhiệt độ cao sau máy nén được làm mát bằng không khí,
nước hay các chất lỏng nhiệt độ thấp khác để ngưng tụ thành thể lỏng.
Quá trình ngưng tụ luôn kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt, nói cách khác là nếu không được
làm mát liên tục thì quá trình ngưng tụ sẽ dừng lại, mục đích là biến hơi môi chất lạnh
thành thể lỏng cũng không thực hiện được.
Do tác nhân lạnh là Freon nên để phù hợp với tính chất của môi chất các ống trao
đổi nhiệt thường là ống đồng có cánh nhôm lồng vào hoặc cuốn trên bề mặt ngoài của ống
để tăng cường khả năng truyền nhiệt từ phía freon.
Theo các dữ kiện tính toán được ở phần trên ta có:
- Phụ tải nhiệt thiết bị ngưng tụ Qk =21.133 kW.
- Nhiệt độ ngưng tụ tk=470C.
- Nhiệt độ nước vào làm mát tw1 = 37oC .
- Nhiệt độ nước ra khỏi thiết bị ngưng tụ tw2 = 42oC.

Từ công thức Qk = k F ttb, W [ 1, 260]


Trang 22
ttb - Là hiệu nhiệt độ trung bình logarit
Với t max = tk – tw1 = 47 - 37 = 10oC;
t min = tk - tw2 = 47 - 42 = 5 oC.
10−5
Δt tb = =7 .21
10
ln
Nên 5

Mật độ dòng nhiệt (phụ tải nhiệt): qf= k ttb = 700 7.21=5049.43 (W/m2)
Có thể tính được diện tích trao đổi nhiệt cần thiết.
F=Qk/qf= 21.133 1000/ 5049.43=4.2 m2
Với thiết bị ngưng tụ ống chùm vỏ bọc nằm ngang ta có
k - Là hệ số truyền nhiệt, k = 700 W/m2k
Chọn bình ngưng tụ ống chùm nằm ngang (bảng 5.2,I):
Bình ngưng: KTP-12
Diện tích bề mặt ngoài: 12.8 m2
Đường kính ống vỏ: 377 mm
Chiều dài ống: 1.2 m
Số ống: 86
Tải nhiệt: 43.3 kW
Số lối: 4:2
CẤU TẠO:
Ta chọn thiết bị ngưng tụ kiểu ống chùm nằm ngang vì nó có ưu điểm sau:
+ Phụ tải nhiệt lớn nên ít tiêu hao kim loại, thiết bị trao đổi nhiệt gọn nhẹ, kết cấu chắc
chắn.
+ Làm mát bằng nước ít phụ thuộc vào thời tiết nên máy hoạt động ổn định hơn.
+ Dễ vệ sinh về phía nước làm mát.

Trang 23
1
2
3 4 5
6 6

7
14

13
12
8 11 9 8
10

Hình 5.4: Thiết bị ngưng tụ ống chùm nằm ngang


Chú thích
Áp kế
1. Van an toàn (trước áp kế và van an toàn phải có van chặn để tiện khi sửa chữa, thay
thế hoặc khóa van khi van an toàn nhảy. Ông xiphông dùng cho kim đỡ rung hơn)
2. Đường hơi môi chất vào.
3. Đường cân bằng với bình chứa lỏng cao áp để lỏng từ bình ngưng chảy xuống bình
chứa dễ dàng.
4. Đường dự trữ có khi làm đường xả khí không ngưng.
5. Đường xả khí và xả bẩn về phía nước làm mát.
6. Nắp phẳng vì nước làm mát không có áp lực và trong nắp có các tấm phân chia để tạo
lối đi cho dòng nước.
7. Đường xả khí và xả bẩn về phía nướclàm mát.
8. Đường xả dầu.
9. Rốn dầu.
10. Đường xả của lỏng cao áp.
11. Các ống trao đổi.
13,14. Đường vào và ra của nước làm mát. Nước đi từ dưới lên trên để có thể phủ đầy bề
mặt trao đổi nhiệt.

Trang 24
5.5 TÍNH CHỌN THIẾT BỊ BAY HƠI
Thiết bị bay hơi là nơi trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và đối tượng cần làm lạnh,
môi chất lạnh nhận nhiệt của đối tượng cần làm lạnh hóa hơi thành hơi bão hòa khô trước
khi về máy nén.
Cũng như thiết bị ngưng tụ, tính toán thiết bị bay hơi chủ yếu để thiết kế và kiểm
tra diện tích trao đổi nhiệt cần thiết theo các thong số cho trước như tải nhiệt Q 0, nhiệt độ
và lưu lượng chất tải lạnh vào và ra nhiệt độ bay hơi và nó cấu tạo như hình vẽ:

Hình 5.5 Thiết bị bay hơi dạng quạt


Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt:
F= Q0/ k ttb
Với: Q0: tải nhiệt lạnh của thiết bị bay hơi, Q0=21.133 kW
k: hệ số truyền nhiệt với môi chất R22, chọn k= 17.5
ttb: hiệu nhiệt độ trung bình logarit giữa môi chất và chất tải lạnh.
t max= tb1-t0 = 7-(-9) = 16
t min = tb2-t0 = 1-(-9) = 10
(Vì nhiệt độ bảo quản sản phẩm là 40C nên chọn tb1=70C, tb2=10C)

Trang 25
16−10
Δt tb = =12. 8
16
ln
=> 10

=>F= 21133/ 17.512.8=94.34 m2

Chọn kho lạnh có 2 dàn lạnh vậy năng suất của mỗi dàn phải đạt ít nhất là 10.57 kW.

 Chọn dàn lạnh Friga-Bohn:


Model: KB 2100
Năng suất: 15,44kW
Bước cánh: 7mm
Chiều dài: 1753mm
Chiều cao: 680mm
Chiều sâu: 720mm
Năng suất quạt: 520 W
Khối lượng: 98 kg

Trang 26
CHƯƠNG 6: CÁC THIẾT BỊ KHÁC CỦA HỆ THỐNG
6.1 BÌNH CHỨA CAO ÁP

6.1.1 Công dụng


Bình chứa cao áp được bố trí ngay sau thiết bị ngưng tụ dùng để chứa lỏng môi
chất ở áp suất cao, nhiệt độ cao giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy
trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu. Nó được đặt ngay dưới bình ngưng và được cân
bằng áp suất với bình ngưng bằng các đường cân bằng hơi và lỏng. Nó có tác dụng chứa
toàn bộ lượng gas trong hệ thống khi cần sửa chữa bảo dưỡng.

6.1.2 Cấu tạo


Bình chứa cao áp nằm ngang môi chất NH 3 là một hình trụ nằm ngang, được thiết
kế đảm bảo áp suất làm việc là 1.8 MPa.

1 2
3 4 5

5 7
8

Hình 6.1: Bình chứa cao áp


Chú thích
1. Áp kế.
2. Van an toàn.
3. Đường vào cảu lỏng cao áp từ thiết bị ngưng tụ.
4. Đường cân bằng với thiết bị ngưng tụ.
5. Đường ra của lỏng cao áp ở phía trên hoặc dưới bình.
6. Ông thủy sáng chỉ mức lỏng trong bình chứa.
7. Đường xả dầu.
8. Rốn dầu.
Trang 27
6.2 THÁP GIẢI NHIỆT
6.2.1 Mục đích
Giải nhiệt toàn bộ loại nhiệt do môi chất lạnh ngưng tụ nhả ra. Lượng nhiệt này
thải ra môi trường nhờ chất tải nhiệt trung gian là nước.

6.2.2 Cấu tạo

Hình 6.2: Tháp giải nhiệt


Chú thích
1- Động cơ quạt gió.
2- Chắn bụi nước.
3- Dàn phun nước.
4- Khối đệm.
5- Cửa không khí vào.
6- Bể nước.
7- Đường nước lạnh cấp để làm mát bình ngưng.
8- Phin lọc nước.
9- Phểu chảy tràn.
10- Van xả đáy.
11- Đường cấp nước và van phao.
12,13 – Đường nước nóng từ bình ngưng ra đưa vào dàn phun để làm mát xuống nhờ
không khí đi ngược từ dưới lên.

Trang 28
6.2.3 Nguyên lý
Nước nóng từ bình ngưng và nước làm mát máy nén theo đường (12) vào dàn phun
nước (3) giải nhiệt nhờ không khí đi từ dưới lên (chuyển động cưỡng bức nhờ động cơ
quạt gió) và rơi xuống bể, theo đường 7 vào thiết bị ngưng tụ và đi làm mát máy nén.
Van phao có nhiệm vụ khởi động động cơ bơm nước cấp nước cho tháp khi mực nước
thấp hơn giá trị cho phép.
6.2.4 Tính toán
Diện tích tiết diện tháp giải nhiệt:
Qk 13 . 1
F= = =0 . 3275 m2
q F 40

Chọn tháp giải nhiệt có quạt gió

qF = 40 kW/m2
ΓΠΒ−20 Μ
Chọ tháp giải nhiệt

=> Các thông số:

- Lưu lượng nước: 1.11 (l/s)

- ∆t của nước: 5oC

- Lưu lượng của không khí: 1.11 (m3)

- Vòng quay: 23.3 (vòng/s)

- Nhiệt tải: 23.2 (kW)

- Diện tích tiết diện tháp: 0.44 (m2)


Trang 29
- Kích thước(mm):

+ Mặt bằng: 848 x 848

+ Thân tháp: 660 x 736

+ Chiều cao: 1600

- Khối lượng: 232 (kg)

Trang 30
6.3 BÌNH TÁCH DẦU
Chọn bình tách dầu kiểu nón chặn

6.3.1 Mục đích


Hơi môi chất sau khi được nén ra khỏi máy nén thường bị cuốn bẩn theo hạt dầu
bôi trơn của máy nén. Lượng dầu này nếu đến các bề mặt trao đổi nhiệt của các thiết bị
như là thiết bị ngưng tụ, bay hơi sẽ làm cản trở quá trình trao đổi nhiệt và làm giảm hiệu
quả của thiết bị. Do đó cần phải tách dầu bôi trơn ra khỏi luồng hơi cao áp và luồng hơi
nén.
Vị trí: sau máy nén và trước thiết bị ngưng tụ

6.3.2 Cấu tạo


Chú thích
1- Đường vào của hơi cao áp.
2- Van an toàn.
3- Đường ra của hơi cao áp.
4- Các tấm chắn, thực tế thường dùng tấm chắn có bước lổ 10mm bước lỗ 20mm.
5- Miệng phun ngang.
6- Tấm ngăn có những lỗ 40mm.
7- Đường xả dầu.

1 3

5 6

Hình 6.3: Bình tách dầu

Trang 31
6.3.3 Nguyên lý làm việc
Dầu được tách ra nhờ 3 nguyên nhân:
+ Nhờ sự giảm vận tốc đột ngột khi đi từ ống nhỏ ra bình nên lực quán tính giảm đột ngột.
+ Nhờ lực ly tâm khi ngoặc dòng nên hạt dầu nặng bị văng ra và rơi xuống đáy nền.
+ Nhờ các tấm chắn (4): dòng hơi bị va đập vào các tấm chắn sẽ bị mất vận tốc đột ngột
và hạt dầu được giữ lại và rơi xuống đáy bình.
6.4 BÌNH CHỨA DẦU
6.4.1 Nhiệm vụ
Dùng để gom dầu từ các thiết bị như bình tách dầu, bầu dầu của bình ngưng, bình
chứa, bình bay hơi, bình tách lỏng, để giảm tổn thất và giảm nguy hiểm khi xả dầu từ áp
suất cao.

6.4.2 Cấu tạo


Bình chứa dầu là bình hình trụ đặt đứng hay nằm ngang có đường nối với đường
hút máy nén và đường nối với áp kế, nối với đáy xả dầu và đường xả dầu ra ngoài.

Chú thích:
1- Vỏ thiết bị
2- Đường vào từ bình tách dầu
3- Van xả dầu
4- Chân thiết bị

Hình 6.4: Bình chứa dầu

6.4.3 Nguyên lý

Trang 32
Khi mở van nối đường hút, áp suất trong bình giảm xuống, môi chất lạnh được thu
hồi. Khi áp suất dư giảm gần 0, có thể mở van xả để xả dầu ra khỏi bình. Hồi dầu từ các
bình về bình chứa dầu nhờ chênh lệch áp suất.
6.5 BÌNH TRUNG GIAN

6.5.1 Mục đích


Dàn lạnh 1 cấp có bình trung gian làm mát hoàn toàn có nhiệm vụ làm mát trung
gian một phần hay toàn phần hơi môi chất ra ở cấp nén áp thấp và để quá lạnh lỏng trước
khi vào van tiết lưu bằng cách bay hơi một phần lỏng ở áp suất và nhiệt độ trung gian.

6.5.2 Cấu tạo

Chú thích:
1- Vỏ thiết bị
2- Lớp cách nhiệt
3- Chân thiết bị
4- Van xả dầu
5- Đường ra của chất lỏng
6- Hơi vào từ bình chứa cao áp
7- Hơi ra từ máy nén
8- Hơi ra từ máy nén

Hình 6.5: Bình trung gian

Trang 33
6.6 BÌNH TÁCH LỎNG

6.6.1 Mục đích


Để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén, trên đường hơi hút về
máy nén, người ta bố trí bình tách lỏng. Bình tách lỏng sẽ tách các giọt hơi ẩm còn lại
trong dòng hơi trước khi về máy nén.
Các bình tách lỏng làm việc theo nguyên tắc tương tự như bình tách dầu, bao gồm:
- Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp. Khi giảm tốc độ đột ngột
các giọt lỏng động năng và rơi xuống đáy bình.
- Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng môi chất đưa
vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặt theo góc nhất định.
- Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động va vào các
vách chắn các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống.
- Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi chất khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi hoàn toàn.

6.6.2 Cấu tạo


Chú thích
1- Lỏng vào từ bình trung gian
2- Áp kế
Hình 6.6: Bình tách lỏng
3- Hơi về máy nén
4- Tấm chắn
5- Đường ống
6.7 PHIN SẤY LỌC
6- Hơi vào dàn lạnh
Phin sấy là một thiết bị phụ trong
7- Chân thiết bị
hệ thống lạnh nhưng nó là một thiết bị phụ
8- Vỏ thiết bị
rất quan trọng đảm bảo cho hệ thống lạnh
9- Lớp cách nhiệt
hoạt động bình thường với độ tin cậy và
tuổi thọ cao.
Phin sấy là một ống hình trụ bên trong có chứa các hạt chất rắn có tính chất hấp
thụ, hấp phụ và giữ lại ẩm cũng như các chất có hại cho hệ thống lạnh như một số axit và
khí lạ. Phin có hai đầu nối cho môi chất lạnh đi qua. Phin sấy khi kết hợp với phin lọc gọi

Trang 34
là phin sấy lọc, khi đó phin được bố trí thêm các loại lưới thép, lưới đồng, dạ, len, nĩ…để
giữ lại các vật lạ như các bụi, gỉ sắt, vẫy hàn trong vòng tuần hoàn môi chất lạnh, tránh
hỏng hóc cho máy nén và tránh tắc cho cửa thoát của van và đường ống.
6.8 MẮT GAS
Là các van chặn, lắp đặt các van chặn trên cả đường nén lẫn đường hút của hệ
thống ở vị trí gần máy nén. Khi có các van chặn này thì công việc bảo trì, sửa chữa trở
nên đơn giản và tiết kiệm gas lạnh rất nhiều.

Mắt gas

Trang 35
6.9 VAN
Van một chiều được bố trí trên đường đẩy của máy nén và thiết bị ngưng tụ, không
cho dòng môi chất từ thiết bị ngưng tụ chảy trở lại máy nén khi dừng máy nén.
Van an toàn lắp ở những thiết bị cao áp và chứa nhiều môi chất lỏng, dùng để đề
phòng trường hợp áp suất vượt quá mức qui định thì xả về thiết bị áp suất thấp hoặc trực
tiếp vào không khí.
Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong bố trí trước dàn bay hơi để điều chỉnh lượng lỏng
cung cấp cho dàn.
Van khoá được lắp ở thiết bị (đầu vào và ra).

Trang 36
KẾT LUẬN

Trong sản xuất và chế biến thực phẩm, bảo quản lạnh đóng vai trò quan trọng, nó
làm tăng thời gian bảo quản thực phẩm, phục vụ cho điều hòa, dự trữ nguyên liệu, kéo dài
thời vụ sản xuất cho xí nghiệp. Do vậy vấn đề xây dựng kho lạnh là điều tất yếu và cần
thiết.

Để có hiệu quả kinh tế cao khi xây dựng kho lạnh, thì trong quá trình thiết kế kho
lạnh, việc xác định nhiệt tải của kho lạnh cần phải chính xác, cẩn thận vì nó là cơ sở để
tính chọn các thiết bị. Nếu kết quả tính toán nhiệt tải của kho lạnh nhỏ hơn kết quả thực tế
thì dẫn đến không kinh tế.

Vì kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên khi tính toán thiết kế không tránh khỏi
thiếu sót. Em mong được quý thầy cô chỉ bảo thêm, để cho đồ án của em được hoàn thiện
hơn.

Trang 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
˜™˜™

[1]. Nguyễn Đức Lợi, “Môi chất lạnh”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
[2]. Nguyễn Đức Lợi, “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
[3]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, “Kỹ thuật lạnh cơ sở”, Nhà xuất bản Giáo
dục,2003.
[4]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, “Bài tập kỹ thuật lạnh”, Nhà xuất bản Giáo
dục,1998.
[5]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, “Máy và thiết bị”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.

Trang 38

You might also like