Anle

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

- Khái niệm:

Tiền lệ pháp (còn được gọi là án lệ) có thể hiểu đơn giản là vụ án đã được
giải quyết xong, được chọn làm căn cứ để giải quyết, xét xử các vụ án sau,
nếu có những sự kiện hoặc vấn đề pháp lý tương tự. Tại Việt Nam, trước đây
án lệ không được xem là nguồn để giải quyết vụ án, nhưng những năm gần
đây án lệ đã dần được đưa vào quá trình xét xử.
Tại Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP giải thích án lệ như sau:
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
- Án lệ có một số đặc trưng sau đây:
 Thứ nhất, án lệ được tạo ra từ hoạt động của cơ quan xét xử. Đây
chính là một trong những điểm khác biệt so với các quốc gia theo
truyền thống dân luật thành văn mà ở đó pháp luật chỉ được ban hành
bởi nghị viện. Lý giải cho việc sử dụng hay không sử dụng các án lệ
đều có sự hợp lý nhất định. Nó cũng thể hiện quan điểm và triết lý về
vai trò của pháp luật của mỗi quốc gia.
 Thứ hai, án lệ được tòa án ban hành phải mang tính mới, nghĩa là
các căn cứ, lập luận để tòa ra bản án hoặc quyết định chưa có trước
đó. Thông thường, khi giải quyết các tranh chấp tại tòa, thẩm phán
căn cứ vào quy phạm pháp luật hoặc tập quán pháp để xử lý vụ việc,
tuy nhiên, đối với những tranh chấp không có cơ sở pháp lý thì tòa án
lúc này được quyền tạo ra quy tắc xử sự để giải quyết vụ việc và quy
tắc đó được viện dẫn hay tham chiếu bởi các thẩm phán khác khi xét
xử một vụ việc có tình tiết tương tự thì nó trở thành án lệ.
 Thứ ba, án lệ tồn tại và hoạt động dựa trên yếu tố tương tự. Dựa
trên tư tưởng công bằng của Aristote “các trường hợp giống nhau phải
được xử lý như nhau” các thẩm phán thông luật triệt để tính tương tự
hay giống nhau là cơ chế vận hành của án lệ.
 Thứ tư, án lệ có thể bị thay thế hoặc bãi bỏ. Về cơ bản, án lệ khi
được sử dụng chúng có vai trò và xã hội thì phát triển không ngừng
nghỉ, điều đó dẫn đến có những án lệ không còn phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội, việc áp dụng chúng trở nên lạc hậu hay khi có minh
chứng rằng nó sai và việc sử dụng chúng không còn ý nghĩa lúc này
án lệ sẽ bị bãi bỏ.
Án lệ bị bãi bỏ trong các trường hợp:

– Bị bãi bỏ đương nhiên trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự
thay đổi của pháp luật.

– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định, việc bãi
bỏ án lệ khi án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình; bản án, quyết
định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ bị hủy, sửa toàn bộ
hoặc phần liên quan đến án lệ.

Ưu điểm của án lệ:


Chức năng bổ trợ cho những lỗ hổng pháp lý một cách kịp thời.
Việc tạo ra án lệ giải quyết một tranh chấp đang hiện hữu khiến
cho án lệ có tính thực tiễn cao.
Khó khăn:
Án lệ không được hệ thống chặt chẽ như văn bản quy phạm pháp
luật. Ngoài ra, việc trao cho tòa án quyền làm luật sẽ làm giảm vai
trò của nghị viện, cơ quan có chức năng ban hành pháp luật.
Án lệ được áp dụng trong hoạt động xét xử như thế
nào?
1. Thời gian được phép áp dụng án lệ
Án lệ sau khi được thông qua bởi kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán thì
sẽ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố bằng việc ban hành quyết định
công bố án lệ.

Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.

2. Nguyên tắc áp dụng án lệ

Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những
vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường
hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì
phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.

Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống
pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được
giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy
từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ
để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

3. Cơ sở pháp lý về áp dụng án lệ

– Nghị quyết 04/2019/ND-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.

– Văn bản được hướng dẫn: Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

– Văn bản được căn cứ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Quy trình hình thành án lệ

Quy trình bãi bỏ án lệ

Tổng số án lệ đang có hiệu lực là 52 án lệ, trong đó:


– Dân sự: 27 án lệ.

– Hình sự: 10 án lệ.

– Hôn nhân và gia đình: 01 án lệ.

– Kinh doanh, thương mại: 10 án lệ.

– Lao động: 01 án lệ.

– Hành chính: 03 án lệ.

Một số án lệ:

Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng


tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi
trong hợp đồng
Tóm tắt án lệ:

Án lệ số 14/2017/AL về Quyết định giám đốc thẩm số 02/2011/DS-GĐT ngày


17/01/2011 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Yêu cầu hủy hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại tỉnh Điện Biên giữa nguyên đơn
là ông Quàng Văn P1 với bị đơn là anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V.

1. Khái quát nội dung vụ án


- Tình huống án lệ: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện tặng
cho nhưng tại các văn bản, tài liệu khác có liên quan thể hiện các bên đã có thỏa
thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp.

- Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải công nhận điều kiện của hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất và xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
đó là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.

- Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: Điều 125, Điều 126 và Điều 470 Bộ
luật Dân sự (BLDS) năm 2005 (tương ứng với Điều 120, Điều 121 và Điều 462
BLDS năm 2015).

- Từ khóa của án lệ: “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”; “Giao dịch dân sự có
điều kiện”; “Tặng cho tài sản có điều kiện”.

2. Tóm tắt nội dung án lệ


- Thứ nhất, nếu có căn cứ xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa
phương cấp đất cho ông Quàng Văn P1 từ năm 2003 (vì Tòa án các cấp chưa thu
thập quyết định cấp đất năm 2003), thì ông Quàng Văn P1 có quyền sử dụng hợp
pháp đối với diện tích đất nêu trên từ năm 2003 nên ông Quàng Văn P1 có quyền
định đoạt tài sản của mình.

- Thứ hai, ông Quàng Văn P1 cho rằng việc ông tặng cho vợ chồng anh Quàng Văn
P2 là có điều kiện, đó là vợ chồng anh Quàng Văn P2 phải làm nhà cho ông ở,
chăm sóc ông và bố, mẹ của ông, nhưng vợ chồng anh Quàng Văn P2 không thực
hiện cam kết. Tuy anh Quàng Văn P2 không thừa nhận việc ông Quàng Văn P1
tặng cho có điều kiện, nhưng tại giấy ủy quyền ngày 25-3-2006, thể hiện ông
Quàng Văn P1 ủy quyền cho anh Quàng Văn P2 xin giấy phép xây dựng... có trách
nhiệm xây nhà trên lô đất 379B để ông Quàng Văn P1 ở, có trách nhiệm chăm sóc
vợ chồng cụ K (là bố, mẹ của ông Quàng Văn P1). Tại bản Cam kết ngày 12-10-
2006, anh Quàng Văn P2 có ghi “... Tôi được bố cho mảnh đất... tôi làm cam kết
này với chính quyền địa phương sẽ tiến hành xây dựng nhà ở cho bố tôi và không
được chuyển nhượng cho ai”.

- Thứ ba, Mặc dù hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện nhưng
tại các văn bản nêu trên có thể hiện anh Quàng Văn P2 phải làm nhà cho ông
Quàng Văn P1 ở, chăm sóc ông Quàng Văn P1 và bố mẹ của ông Quàng Văn P1.

3. Quyết định của Tòa án


3.1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 14/2007/DSPT ngày 28-8-2007 của Tòa án
nhân dân tỉnh Điện Biên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày 30-
6-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên về vụ án
“Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là
ông Quàng Văn P1 với bị đơn là anh Quàng Văn P2 và chị Phan Thị V.

3.2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

ÁN LỆ SỐ 47/2021/AL1 Về việc xác định tội danh trong trường hợp


bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể
bị hại
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 25 tháng 11
năm 2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31 tháng 12 năm
2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

1. KHÁI QUÁT NỘI DUNG ÁN LỆ

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 15/2020/HS-GĐT ngày 07/8/2020 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Nguyễn
Đình Đ.

Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ: Bị cáo dùng dao là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng
của bị hại là vùng trọng yếu của cơ thể con người. Bị hại không chết là ngoài ý
muốn chủ quan của bị cáo.

- Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định bị cáo chịu trách
nhiệm hình sự về tội “Giết người”.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Điều 18; điểm a, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với
Điều 15; điểm a, n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Từ khoá của án lệ:


“Dùng dao đâm”; “Hung khí nguy hiểm”; “Vùng bụng”; “Vùng trọng yếu của cơ
thể”; “Giết người”.

2. TÓM TẮT NỘI DUNG ÁN LỆ

Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C không có mâu thuẫn trước đó,
nhưng từ lời nói của anh C “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy.
Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre
đan, chuôi gỗ dài 11cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản
dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng
dao đâm một nhát vào bụng anh C làm anh C bỏ chạy. Như vậy, chỉ vì lời nói của
anh C có tính chất thách thức, kích động mà Đ đã dùng dao nhọn là hung khí nguy
hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ
thể con người. Theo kết luận giám định thì anh C bị thương tích 05%, và đây là
thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải
thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của
anh C và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc anh C không
chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ. Do đó, hành vi nêu trên của Đ đủ yếu tố cấu
thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ.

3. QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ khoản 4 Điều 382, khoản 1 Điều 388, Điều 389 Bộ luật Tố tụng hình sự:

1. Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Giữ nguyên Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Đình
Đ.

You might also like