Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ THI TIN HỌC TRẺ QUẬN CẦU GIẤY

Họ và tên: ……………………. NĂM HỌC 2021-2022


BẢNG B – KHỐI THCS
Ngày sinh:. ...............................
Thi Thực hành trên máy tính
Trường:………………………. Thời gian làm bài: 120 phút
Số báo danh:…………………... (Không tính thời gian phát đề)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC


- Đề thi gồm 2 trang, thí sinh chỉ chọn một trong các ngôn ngữ lập trình Pascal hoặc
C/C++ hoặc Python để làm bài.
- Thí sinh hãy lưu tên của các bài làm là THCS1.*, THCS2.*, THCS3.*, THCS4.*
(trong đó * là phần mở rộng của ngôn ngữ lập trình thí sinh lựa chọn)
- Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài, không ghi các thông tin cá nhân vào bài
thi.
Bài 1(20 điểm). Thời gian kế tiếp
Cho biết giá trị giờ, phút, giây của một thời điểm T theo khung thời gian 24 giờ.
Hãy cho biết giờ, phút, giây của thời gian kế tiếp T’ sau T khoảng thời gian 5 giây
(T’=T+5).
Chú ý: Trong khung thời gian 24 giờ, ngày bắt đầu lúc nửa đêm, 00:00:00 và giây cuối
cùng trong ngày là lúc 23:59:59.
Đầu vào: gồm một dòng chứa ba số nguyên dương tương ứng với giờ, phút, giây của thời
điểm T, các số cách nhau 1 dấu cách.
Đầu ra: Giá trị 3 số nguyên tương ứng với giờ, phút, giây của thời gian kế tiếp T’ tìm
được, các số cách nhau đúng 1 dấu hai chấm (:).
Ví dụ:
Input Output

15 3 17 15:3:22

Bài 2 (30 điểm). Giá trị lớn nhất của hàm


Cho dãy gồm n số nguyên 𝑎1 , 𝑎2 , 𝑎3 , … , 𝑎𝑛 .Tìm giá trị lớn nhất của hàm:
𝑓(𝑖, 𝑗, 𝑘 ) = 𝑎𝑖 + 2. 𝑎𝑗 + 3. 𝑎𝑘 𝑣ớ𝑖 1 ≤ 𝑖 < 𝑗 < 𝑘 ≤ 𝑛
Đầu vào:
- Dòng đầu tiên chứa số nguyên n (3  n  500)
- Dòng thứ i trong n dòng tiếp theo chứa số nguyên 𝑎𝑖 (|𝑎𝑖 | ≤ 500)
Đầu ra: Đưa ra một số nguyên là giá trị lớn nhất của hàm 𝑓 (𝑖, 𝑗, 𝑘 ) tìm được.
Ví dụ:

Input Output Giải thích


7 48 Hàm f(i,j,k) đạt giá trị lớn nhất với i = 4; j = 6; k = 7.
3 1 3 4 2 4 12 Khi đó, f(i,j,k) = f(4,6,7) = 4 + 2.4 + 3.12 = 48.

1
Bài 3 (20 điểm). Số nguyên tố mạnh
Số nguyên tố mạnh là một số nguyên tố mà khi bỏ một số tùy ý các chữ số bên trái
của nó thì phần còn lại vẫn là một số nguyên tố. Ví dụ, số 2683 là một số nguyên tố mạnh
vì 2683 là một số nguyên tố và 683, 83, 3 cũng là các số nguyên tố. Viết chương trình
xác định một số cho trước có phải số nguyên tố mạnh hay không?
Đầu vào: Chứa một số nguyên dương n (𝑛 ≤ 105 )
Đầu ra: Kiểm tra xem n có là số nguyên tố mạnh không. Nếu n là số nguyên tố mạnh thì
in ra “Yes” và liệt kê ra các số nguyên tố khi bỏ tùy ý các chữ số bên trái của n. Ngược
lại nếu không phải là số nguyên tố mạnh thì in ra “No”.
Ví dụ:

Input Output

2683 Yes
683 83 3
2763 No

Bài 4 (30 điểm). Dãy dài nhất


Viết chương trình nhập mảng một chiều gồm n phần tử (5 < n < 50), mỗi phần tử là
một số nguyên. Viết chương trình ghi ra các dãy sau (mỗi dãy một dòng):
- Dãy 1 gồm các số của mảng nhập vào ban đầu được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ
đến lớn.
- Dãy 2 gồm các phần tử liên tiếp nhiều nhất không giảm được lấy từ mảng ban đầu.
- Dãy 3 là dãy không tăng nhiều phần tử nhất, được lấy từ mảng ban đầu mà không
thay đổi trật tự (trước, sau) các phần tử.
Đầu vào: Dòng đầu gồm số nguyên dương n là số phần tử của mảng. Dòng thứ hai gồm n
số nguyên là các phần tử của mảng, cách nhau bởi kí tự trắng.
Đầu ra: Gồm ba dòng. Mỗi dòng, theo thứ tự, liệt kê các phần tử của dãy tương ứng theo
yêu cầu.
Ví dụ:
Input Output
14 3 4 6 7 7 9 10 13 18 21 22 24 27 31
31 3 6 7 9 18 22 10 21 24 27 13 7 4 3 6 7 9 18 22
31 22 21 13 7 4

------------------------------------------Hết------------------------------------------
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like