Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I – LỚP 12 NĂM HỌC 2023 – 2024

Chương I: ESTE - LIPIT


1) Cho dãy chất. Xác định chất nào là este? Số đồn phân este C2H4O2; C3H6O2; C4H4O2
Ví dụ 1: Cho dãy chất: (1) CH3OH; ̣(2) CH3COOCH3; (3) HCOOH; (4) HCOONa; (5) HCOOC2H5; (6)
CH3CHO; (7) CH3COOH; (8) HCOOCH3; (9) CH3COOC2H5; (10) CH3COC2H5.
CTTQ của este: RCOOR’ trong đó R’ là gốc hiđrocacbon, R là gốc hiđrocacbon hoặc H
2) Xác định CTCT của este khi biết tên gọi và ngược lại?
Ví dụ: Gọi tên các este ở ví dụ phần 1
Tên este = tên gốc R’ + tên axit cacboxylic bỏ đuôi “ic” thêm đuôi “at”
3) Xác định sản phẩm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit, môi trường kiềm (xà phòng hóa).

R - COO - R’ + H - OH R – COOH + R’ – OH
Axit cacboxylic + Ancol

R - COO - R’ + Na-OH RCOONa + R’OH


Muối + Ancol
Viết PT phản ứng thủy phân 4 este ở ví dụ 1 trong môi trường axit và trong môi trường kiềm?
4) Xác định CTCT của este khi biết sản phẩm của phản ứng thủy phân este. (Ngược lại của dạng 3)
Ví dụ: Xà phòng hóa este X bằng dd NaOH thu được CH 3COONa (natri axetat) và C 2H5OH (etanol hoặc
ancol etylic). CTCT của X là: . . . tên gọi của X là: . . .
X + NaOH  CH3COONa + C2H5OH.
5) Xác định CTCT của chất béo khi biết tên gọi và ngược lại: Tristearin: (C17H35COO)3C3H5; Triolein:
(C17H33COO)3C3H5; Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5;
6) Xác định sản phẩm của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm.
Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng thủy phân 3 chất béo ở trên và cho biết sản phẩm của phản ứng?
Ví dụ 2: Thủy phân tristearin trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm là: . . . . . . . . . . . . . .
7) Bài tập đốt cháy este. Xác định CTPT của este?
Ví dụ: Đốt cháy (oxi hóa) hoàn toàn 3,7 gam một este no, đơn chức, mạch hở X thu được 3,36 lít khí
CO2 (đktc). Xác định CTPT của X?
8) Bài tập xà phòng hóa (thủy phân trong dung dịch kiềm) este. Xác định CTCT của este?
Ví dụ 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam một este đơn chức X cần dùng vừa đủ 100ml dung dịch NaOH
1M thu được 6,8 gam muối. Xác định CTCT của X và gọi tên X?
Ví dụ 2: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được khối lượng xà phòng là . . .
Ví dụ 3: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là . . .

1
Chương II: CACBOHIĐRAT
1) Chất nào thuộc loại mono saccarit, đisaccatit, polisaccarit. Cặp cất nào là đồng phân của nhau ?
Ví dụ: Cho dãy chất : (1) Glucozo, (2) fructozo, (3) saccarozo, (4) tinh bột, (5) xenlulozo.
- Chất nào thuộc loại mono saccarit:
- Chất nào thuộc loại đisaccarit:
- Chất nào thuộc loại polisaccarit:
2) Dãy chất nào có khả năng tham gia phản ứng tráng gương (AgNO3/NH3) ? Phải có nhóm -CHO
- Glucozo, fructozo, mantozo (C12H22O11).
- Anđehit : R -CHO
- Este của axit fomic : H-COOR
- Axit fomic (HCOOH). Muối của axit fomic : H-COOR (R là kim loại hoặc NH4+)
Ví dụ: Cho dãy chất : glucozo, saccarozo, etyl axetat, metyl fomat, anđehit axetic, natri fomat. Những chất
có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là: . . . . .
3) Những chất nào có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?
- Saccarozo, mantozo, tinh bột, xenlulozo, este (chất béo)
4) Phản ứng nào chứng tỏ glucozơ có nhóm -CHO.
- Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
5) Hiện tượng xảy ra
- Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ, fructozơ, saccarozơ  dung dịch màu xanh lam.
- Cho iot vào dung dịch hồ tinh bột  dung dịch màu xanh tím.
6) Ứng dụng của xenlulozơ, các phản ứng của xenlulozơ
- Ứng dụng của xenlulozơ: kéo sợi dệt vải, làm đồ gỗ, chế biến giấy, sản xuất tơ visco, tơ axetat, chế tạo
thuốc súng không khói, chế tạo phim ảnh . . .
- Các phản ứng của xenlulozơ: Phản ứng thủy phân và phản ứng với axit nitric (tạo thuốc súng)
7) Bài tập lên men glucozo.
Ví dụ 1: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 sinh
ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là . . .
Ví dụ 2: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào
dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là . . .
8) Bài tập phản ứng tráng gương
Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn 2 tấn tinh bột với H = 80%. Đem toàn bộ sản phẩm của phản ứng thủy phân
thực hiện hiện phản ứng tráng gương thu được m tấn Ag. Tính m?
Ví dụ 2: Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozo. Cho toàn bộ sản phẩm của phản ứng thủy phân thực hiện
hiện phản ứng tráng gương thu được 4,32 gam Ag. Tính m? Biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%

2
CHƯƠNG 3: AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT VÀ PROTEIN
1. Cho dãy chất. Chất nào là amin? Xác định bậc của amin.
- Amin có thành phần: C, H , N:
Ví dụ 1: Chất nào là amin: CH3-OH, (CH3)3N, CH3NH2, CH3COOC2H5, H2N-CH2-COOH, CH3-NH-CH3.
- Bậc của amin: Bậc 1: R-NH2; Bậc 2: R-NH-R1; Bậc 3: . . .
Ví dụ 2: Xác định bậc của các amin ở ví dụ 1?
2. So sánh tính bazơ của các amin
Ví dụ: Sắp xếp các amin sau theo thứ tự tính bazơ tăng dần: metyl amin, đimetyl amin, phenyl amin
(anilin), amoniac.
3. Tính chất vật lý của amin
4. Bài tập trung hòa amin
Ví dụ 1: Để trung hòa 200ml dung dịch HCl 0,2M cần dùng 100ml dung dịch metyl amin nồng độ x (M).
Tính giá trị của x?
Ví dụ 2: Để trung hòa 150ml dung dịch CH 3NH2 0,2M cần dùng V lít dung dịch HCl 0,15M. Tính giá trị của
V?
5. Bài tập xác định CTCT của α-amino axit dựa vào phản ứng với dung dịch NaOH.
Ví dụ 1: Cho 15 gam một α-a.a X (chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với dung dịch NaOH
dư thu được 19,4 gam muối. Xác định CTCT của X và gọi tên?
Ví dụ 1: Cho 8,9 gam một α-a.a X (chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với dung dịch
NaOH dư thu được 11,1 gam muối. Xác định CTCT của X và gọi tên?
6. Xác định CTCT của amino axit khi biết tên gọi và ngược lại: Gly, Ala
7. Xác định chất thuộc loại đipeptit, tripeptit, tetrapeptit . . .
- Đi peptit có 2 gốc α-a.a chứa 1 liên kết peptit
- Tripeptit có 3 gốc α-a.a chứa 2 liên kết peptit
- Tetrapeptit có 4 gốc α-a.a chứa 3 liên kết peptit
Ví dụ: (1) Ala-Glu-Lys; (2) Val-Gly; (3) Ala-Gly-Ala-Gly; (4) Ala-Gly; (5) Ala-Gly-Ala. Chất nào là
đipeptit, tripeptit, tetrapeptit?

3
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
1. Xác định chất nào là polime trùng hợp, chất nào là polime trùng ngưng?
- Điều kiện của phản ứng trùng hợp là monome phải có nối đôi hoặc vòng kém bền.
- Điều kiện để có phản ứng trùng ngưng là monome phải có 2 nhóm thế có khả năng phản ứng với nhau.
2. Xác định chất nào là tơ thiên nhiên, tơ tổng hợp, tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)
- Tơ thiên nhiên (sẵn có trong tự nhiên) như: bông, tơ tằm
- Tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp) như: tơ lapsan (poli(etylen terephtalat)); tơ poliamit (nilon-
6, nilon-7, nilon-6,6, tơ tapron; tơ vinilic thế (vinilon, nitron . . .).
- Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương
pháp hóa học như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat . . .

3. Ứng dụng của một số polime


- PE (polietilen) được dùng làm vật liệu cách điện, bình chứa, màng mỏng . . .
- PVC dùng là vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vật liệu che mưa . . .
- PMM (poli(metyl metacrylat)) dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ như kính máy bay, kính ô tô, kính bảo hộ,
làm răng giả, xương giả, . . .
- Nilon dùng để làm áo mưa, dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan
lưới . . .
- Cao su có tính đàn hồi nên được ứng dụng để sản xuất săm lốp xe ô tô, mô tô, xe đạp, bóng bay, đệm . . .
4. Bài tập tính hệ số polime hóa (n)
Ví dụ 1: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC . Tính số mắt xích trong CTPT của lọai tơ này?
Ví dụ 2: Biết phân tử khối của PVC là 625000. Tính hệ số polime hóa của poli(vinylclorua) (PVC)?

4
PHẦN TỰ LUẬN
1. Viết PTHH của este, amin, amino axit, trùng hợp, trùng ngưng
Ví dụ: Hoàn thành các phản ứng sau

a) R - COO - R’ + H - OH b) R - COO - R’ + Na-OH

c) R – NH2 + HCl d) R – NH2 + H2O + MgCl2

e) H2N-R-COOH + HCl f) H2N-R-COOH + NaOH


g) Trùng hợp etilen, vinyl clorua. h) hexametylenđiamin + axit ađipic
2. Bài tập thủy phân este, tính sản phẩm
Ví dụ 1: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là . . .
Ví dụ 2: Thuỷ phân 8,8 gam etyl axetat bằng dd NaOH dư thu được m gam muối X và a gam ancol Y. Tính
giá trị của m và a?
3. Bài tập điều chế thuốc súng không khói từ xenlulozơ
Ví dụ 1: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính
theo xenlulozơ là 90%). Tính giá trị của m?
Ví dụ 2: Từ 3,24 tấn xenlulozơ sản suất được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat? Biết quá trình sản suất bị
hao hụt 12%.
4. Bài tập xác định công thức phân tử của anmin dựa vào phản ứng đốt cháy
Ví dụ 1: Đốt cháy một amin no, đơn chức, mạch hở thu được tỉ lệ số mol CO2 : H2O là 2 : 5. Xác định
CTPT của amin?
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một amin no, đơn chức, mạch hở X thu được 6,72 lít CO2. Xác định
CTPT của X?
5. Bài tập xác định công thức của amino axit
Ví dụ 1: Cho 0,01 mol một α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn
thì được 1,815 gam muối. Nếu trung hòa X bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là
1:1. Xác định CTPT và CTCT của X? Biết rằng phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh.
Ví dụ 2: Cho 0,1 mol hợp chất X tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 1,25M, sau đó đem cô cạn thì được
18,75 gam muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3g
muối. Xác định CTPT và CTCT của X? Biết rằng X là một α-amino axit, không làm mất màu dung dịch KMnO 4.

You might also like